Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài 8 Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao tại địa phương từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển và bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình, bồi dưỡng cho các em tình yêu và ý thức trách nhiệm với quê hương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài 8 Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG PHI LAO PHÒNG HỘ VEN BIỂN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU V THÔNG QUA BÀI 8 “QUANG HỢP Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11” Lĩnh vực : Sinh học Người thực hiện : Chu Thị Chiên Tổ bộ môn : Tự nhiên Email : ngocchien6888@gmail.com Năm thực hiện : 2022-2023 Số điện thoại : 0986352539 Diễn châu, tháng 04 năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG PHI LAO PHÒNG HỘ VEN BIỂN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU V THÔNG QUA BÀI 8 “QUANG HỢP Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11” Lĩnh vực: Sinh học
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………..……… 1 1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………… 1 1.2. Mục tiêu của đề tài……………………………………………… 2 1.3. Đối tượng và phạm vi của đề tài………………………………. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………. 3 1.5. Tính mới và đóng góp mới của đề tài………………………….. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………….. 3 1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………….. 4 CHƯƠNG II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 9 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện bài dạy……………… 9 2.2. Giải pháp thực hiện bài dạy……………………………………… 9 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu kiến thức lí thuyết của bài học…………….. 9 2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm…………………………………. 17 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 26 3.1. Về mặt định tính………………………………………………….. 26 3.2. Về mặt định lượng………………………………………………… 26 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………. 29 3.1. Kết luận……………………………………………………………. 29 3.1.1. Đánh giá quá trình thực hiện đề tài……………………………. 29 3.1.2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục…………………… 29 3.1.3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………. 30 3.1.4. Khả năng áp dụng và phát triển của đề tài……………………… 30 3.2. Kiến nghị…………………………………………………………. 31 3.2.1. Với nhà trường………………………………………………….. 31 3.2.2. Với tổ chuyên môn……………………………………………… 31 3.2.3. Với giáo viên…………………………………………………….. 31 PHỤ LỤC............................................................................................ 34
- DANH MỤC VIẾT TẮT THPT : Trung học phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học PP : Phương pháp SL : Số lượng DH : Dạy học
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Rừng là yếu tố quan trọng nhất của bầu khí quyển. Nó đóng vai trò to lớn trong hệ sinh thái, môi trường, sự sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giữ không khí trong lành: Do cây xanh có khả năng quang hợp nên rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm; khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối. Rừng cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia: Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người; thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy,… phát triển mạnh mẽ; cung cấp một nguồn dược liệu rất quý và nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người; rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm. Đặc biệt Rừng phi lao phòng hộ ven biển ngoài các vai trò trên thì còn có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, chắn gió và sóng biển, nhất là vào mùa mưa bão; chống sa mạc hóa các khu dân cư ven biển và giữ mạch nước ngầm cho người dân ven biển. Không những thế mà cây phi lao còn có nhiều công dụng trong đời sống như lá được dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò. Vỏ cây có chứa tanin, chất này thường được dùng trong ngành thuộc da, nhuộm lưới đánh cá; gỗ phi lao thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ và làm củi; các bộ phận của phi lao như lá, rễ, vỏ thân, quả được dùng làm thuốc, ngoài ra cây phi lao còn được sử dụng làm cây cảnh, cây bóng mát và cây bonsai. Như vậy vai trò của rừng nói chung và rừng phi lao phòng hộ ven biển nói riêng rất quan trọng trong đời sống sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên ở các vùng ven biển người dân đã dành đất cho các việc phát triển kinh tế như : xây dựng hồ nuôi tôm, nhà hàng và khách sạn ven biển nên nhiều diện tích rừng phi lao đang dần bị chặt phá khiến gia tăng tình trạng xâm thực nước biển, đất đai nhiễm mặn, sạt lở đê kè và các công trình hạ tầng dân sinh, đe dọa đến tính mạng con người và góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Đối với HS THPT nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường sống của HS còn chưa tốt. Các em vô tư bẻ cây, hái cành, vứt rác bừa bãi, sử dụng điện chưa hợp lí và chưa có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh,…. Qua khảo sát, tôi thấy có một số lượng lớn HS sống tại các xã thuộc vùng ven biển như Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn An,… nhưng đa số các 1
- em chưa hiểu rõ vai trò của cây phi lao trong đời sống cũng như vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, nhiều em nhận thức chưa đúng trong việc bảo vệ và phát triển rừng phi lao phòng hộ ven biển. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Như vậy, để quan tâm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện cho học sinh đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển nói riêng cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi có 341,52 ha rừng phi lao chắn cát và chắn gió, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11”. 1.2. Mục tiêu của đề tài: - Thiết kế bài dạy “Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11” chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, tập trung vào phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề gắn liền với thực tiễn và các hoạt động trải nghiệm để giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường sống. - Vận dụng kiến thức đã học từ bài học để học sinh ở huyện ven biển tham gia hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao tại địa phương từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển và bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình, bồi dưỡng cho các em tình yêu và ý thức trách nhiệm với quê hương. 1.3. Đối tượng và phạm vi của đề tài a. Đối tượng: - Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học nói chung và những định hướng đổi mới trong môn Sinh học nói riêng. - Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao này tại địa phương, áp dụng cho các đối tượng học sinh THPT ven biển huyện Diễn Châu. 2
- b Phạm vi: - Năm học 2021-2022: Học sinh lớp 11A5 trường THPT Diễn Châu 5. - Năm học 2022 - 2023: Học sinh ở 6 lớp khối 11 tôi được phân công giảng dạy: 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A11, 11A12, trường THPT Diễn Châu 5. - Bài 8: Quang hợp ở thực vật – sinh học 11 cơ bản. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết, lí luận - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra thực trạng + Phương pháp phân tích, so sánh + Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học 1.5. Tính mới và đóng góp mới của đề tài - Hiện nay chưa có một tác giải nào đề cập và cụ thể hóa chi tiết về giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển thông qua dạy học bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11”. - Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm tại địa phương qua đó giúp HS vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường. - Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ, sự hứng thú học tập môn Sinh học cho HS, phù hợp với đổi mới PPDH hiện nay tại trường THPT. - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận. Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện PPDH như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 3
- khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Hoạt động trải nghiệm không phải là một môn học riêng biệt mà là hoạt động giáo dục được gắn liền và đan xen với các môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ở đó học sinh sẽ được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào thực tế và qua thực tế sẽ rèn luyện, bổ sung, củng cố thêm kiến thức. Hoạt động trải nghiệm có vai trò quyết định trong việc hình thành năng lực, phẩm chất học sinh”. Như vậy để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của người học thì cần dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm. 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1. Thực trạng về việc bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển của người dân ở ven biển Huyện Diễn Châu. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha, dân số đến hết năm 2020 là gần 300.000 người. Huyện Diễn Châu có 36 xã, 1 thị trấn và có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến xãDiễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành. Hiện nay ngoài áp lực về sự gia tăng dân số, còn do sự phát triển của kinh tế thị trường nên nhiều người chú trọng dành đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế khác, trong đó có xây dựng hồ nuôi tôm, xây dựng các quán, nhà hàng, nhà nghỉ và khách sạn ven biển nên rừng phi lao phòng hộ ven biển đang dần bị chặt phá làm cho diện tích rừng phi lao này ngày một thu hẹp khiến gia tăng tình trạng xâm thực nước biển, đất đai nhiễm mặn, sạt lở đê kè, các công trình hạ tầng dân sinh, đe dọa đến tính mạng con người và góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng cao. 4
- Nhiều người dân còn hạn chế về hiểu biết công dụng của cây phi lao trong đời sống con người và vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển nên chưa có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng phi lao này một cách phù hợp và hiệu quả. 1.2.2. Thực trạng dạy học gắn liền với việc giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển ở HS trường THPT Diễn Châu 5. Để tìm hiểu về việc đổi mới PPDH, trong đó có dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm ở trường THPT hiện nay, tôi đã thực hiện cuộc khảo sát tham khảo ý kiến của GV và HS trường THPT Diễn Châu 5. * Mục đích điều tra - Khảo sát giáo viên: + Khảo sát thực trạng đổi mới PPDH trong đó có dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT về mức độ sử dụng. + Tìm hiểu về quan điểm của giáo viên đới với phương pháp dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm trong môn Sinh học để tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, hứng thú cho học sinh. - Khảo sát học sinh: + Tìm hiểu sự hiểu biết của HS về công dụng của cây phi lao, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển. + Tìm hiểu thái độ và hiểu biết của học sinh đối với công tác bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển. + Tìm hiểu nhận thức của HS về ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển trong môn Sinh học. * Đối tựơng điều tra: - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT Diễn Châu 5. - Học sinh lớp 11 trường THPT Diễn Châu 5. * Phương pháp điều tra Trước khi dạy 2 tuần, tôi tiến hành phát 5 phiếu điều tra đến giáo viên (Phiếu điều tra ở phụ lục 1) và phát 246 phiếu điều tra đến học sinh 6 lớp mà tôi được phân công giảng dạy trong năm học 2022 – 2023: 11A3 (38 HS), 11A4 (39 HS), 11A5 (40 HS), 11A6 (42 HS), 11A11(45 HS), 11A12 (42 HS) Phiếu điều tra ở phụ lục 2. * Kết quả điều tra - Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên. Số phiếu thu hồi lại 5/5 đạt 100%. Kết quả thu được như sau: 5
- STT Các tiêu chí SL Tỉ lệ % Thầy/ Cô sử dụng PP tổ chức DH gắn liền với hoạt dộng trải nghiệm trong môn Sinh học như thế nào? 5 100 (Chỉ chọn một phương án) 1 Thường xuyên 0 0 Thỉnh thoảng 2 40,0 Chưa bao giờ 3 60,0 Theo thầy/ cô mức độ cần thiết của việc sử dụng PP tổ chức DH gắn liền với hoạt dộng trải nghiệm trong 5 100 môn Sinh học học là gì ? 2 (Chỉ chọn một phương án) Rất cần thiết 0 0 Bình thường 1 20,0 Không cần thiết 4 80,0 Theo thầy/ cô việc sử dụng PPDH truyền thống trong dạy học mônSinh học có vai trò như thế nào ? 5 100 (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Học sinh được lĩnh hội tri thức mới 5 100 3 Gây hứng thú, tạo không khí học tập sôi nổi 2 40,0 HS được trình bày, thể hiện mình trước đám đông 1 20,0 Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn 1 20,0 Được trải nghiệm cùng thiên nhiên 0 0 Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh 1 20,0 Theo thầy/cô để liên hệ kiến thức bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11” với thực tiễn thì cần thực 5 100 hiện những hoạt động nào sau đây? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 4 Tổ chức HS tìm hiểu kiến thức trong bài 5 100 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan kiến thức bài học 5 100 Tổ chức HS hoạt động trải nghiệm để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển. 0 0 Bảng 1.1. “Nhận thức của giáo viên trong việc vận dụng PP tổ chức DH gắn liền với hoạt động trải nghiệm và PPDH truyền thống trongdạy học môn Sinh học ở trường THPT”. Qua bảng 1.1 cho thấy số lượng giáo viên sử dụng PP tổ chức DH gắn 6
- liền với hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Sinh học rất ít: thỉnh thoảng sử dụng là 40,0%, mức độ sử dụng thường xuyên là 0%, chưa sử dụng là 60,0%. Phần lớn giáo viên (8 0,0%) đều cho rằng không cần thiết tổ chức dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm. Đa số GV đều đánh giá PPDH truyền thống mới chỉ giúp HS lĩnh hội được kiến thức mới mà chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, giờ học chưa tạo được không khí học tập sôi nổi và chưa tạo được điều kiện để các em trải nghiệm cùng thiên nhiên. Đặc biệt, thông qua kết quả khảo sát, tôi thấy để liên hệ kiến thức bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11” với thực tiễn thì phần lớn giáo viên mới chỉ tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức trong bài và trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học mà chưa tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với HS. Kết quả tham khảo ý kiến học sinh. Số phiếu thu hồi lại 246/246 đạt 100%. Kết quả thu được như sau: STT Các tiêu chí SL Tỉ lệ % Địa phương em có rừng phi lao phòng hộ ven biển không? (Chỉ chọn một phương án) 246 100 1 Có 178 72,4 Không 68 27,6 Em nhận thấy hiện nay, diện tích rừng phi lao phòng hộ ven biển ở khu vực Diễn Châu thay đổi như thế nào 246 100 so với trước đây? (Chỉ chọn một phương án) 2 Tăng 3 1,2 Giảm 202 82,1 Không thay đổi 41 16,7 Theo em, việc bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển 246 100 có cần thiết không? (Chỉ chọn một phương án) 3 Không cần thiết 152 61,8 Cần thiết 89 36,2 Rất cần thiết 5 2,0 Theo em, việc bảo vệ và phát triển rừng phi lao phòng hộ ven biển nên diễn ra như thế nào? 246 100 (Chỉ chọn một phương án) 4 Không bao giờ 45 18,3 Thỉnh thoảng 174 70,7 Thường xuyên 27 11,0 7
- Trong quá trình học môn Sinh học, em nhận thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển 246 100 có cần thiết không? (Chỉ chọn một phương án) 5 Không cần thiết 189 76,8 Cần thiết 53 21,6 Rất cần thiết 4 1,6 Theo em, bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển thuộc 246 100 về trách nhiệm của ai? (Chỉ chọn một phương án) 6 Các đơn vị chủ rừng 146 59,3 Các cơ nhà nước 75 30,5 Toàn dân 25 10,2 Em hãy cho biết, cây phi lao có những vai trò nào sau 246 100 đây? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Bảo vệ môi trường sống cho con người 198 80,5 7 Cung cấp gỗ, củi 39 15,9 Nhiều bộ phân của cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh 4 1,6 Lá cây được dùng làm thức ăn cho gia súc 5 2,0 8 Theo em rừng phi lao phòng hộ ven biển có vai trò chủ 246 100 yếu nào sau đây? (Chỉ chọn một phương án) Chắn gió, điều tiết dòng chảy, cung cấp gỗ, bảo tồn nguồn 183 74,4 gen sinh vật rừng Chắn gió, chắn cát bay, bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng 34 13,8 Chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập mặn 29 11,8 Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp,… 9 246 100 của giáo viên trong dạy học môn Sinh học ? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) Giờ học không sôi nổi, học sinh không hứng thú 189 76,8 Học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, 182 73,9 sáng tạo Tạo hứng thú học tập, học sinh được phát huy tính sáng 58 23,6 tạo, được tranh luận với bạn và thể hiện mình 8
- Bảng 1.2. “nhận thức của HS về công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao, vai trò của cây phi lao, rừng phi lao phòng hộ ven biển và PPDH truyền thống”. Qua bảng 1.2 tôi nhận thấy phần lớn học sinh trường tôi sống ở địa phương có rừng phi lao phòng hộ ven biển (72,4%), tuy nhiên ở đa số các địa phương (82,1%) diện tích rừng phi lao đang giảm so với trước đây. Số em hiểu biết đầy đủ về vai trò của cây phi lao trong đời sống cũng như vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển còn chưa nhiều (11,8%). Đa số HS (61,8%) lại thấy không nhất thiết phải bảo về rừng phi lao phòng hộ ven biển. Không những thế nhiều HS nhận thức chưa đúng về công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao phòng hộ ven biển. Bên cạnh đó có 73,9% số học sinh được hỏi cho rằng phương pháp dạy học truyền thống không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Từ thực trạng trên cho thấy, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi cách dạy nhằm đáp ứng định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Trong dạy học môn Sinh học cần tổ chức dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển cho HS là quan trọng và thực sự cần thiết. CHƯƠNG II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện bài dạy. 2.1.1. Thuận lợi: Học sinh THPT khu vực ven biển huyện Diễn Châu đã lớn lên và gắn bó với rừng phi lao phòng hộ ven biển từ nhỏ, kiến thức các em khai thác được từ bài học rất gần gũi nên việc vận dụng kiến thức đã học từ bài học để các em tham gia hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao này tại địa phương giúp các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết và yêu quý của mình đối với rừng, từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình là rất phù hợp. 2.1.2. Khó khăn: Phương pháp dạy học truyền thống theo hướng truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của đội ngũ giáo viên chúng ta như một thói quen. Từ đó làm cho học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học, do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. 2.2. Giải pháp thực hiện bài dạy: 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu kiến thức lí thuyết của bài học. 9
- TIẾT 7 BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (Thời lượng: 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực: a. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo b. Năng lực sinh học: - Nhận thức sinh học: + Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. + Trình bày được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp + Nêu được thành phần, vai trò của hệ sắc tố quang hợp. - Tìm hiểu thế giới sống: Nêu được một số sản phẩm tạo ra nhờ quang hợp. - Vận dụng kiến thức đã học: Vận dụng kiến thức đã học từ bài học để học sinh ở huyện ven biển tham gia hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao này tại địa phương từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển và bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình. 2. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và yêu nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên a. Phương tiện: - Hình ảnh của bài 8, các hình ảnh sưu tầm được để phục vụ cho bài học. - Khẩu hiệu tuyên truyền, nội dung chương trình, hệ thống câu hỏi, phiếu chấm khi học sinh tham gia thi tìm hiểu về công tác bảo vệ và phát triển rừng. b. Phương pháp- kĩ thuật dạy học: - Kết hợp nhiều phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm (GV hướng dẫn HS tự tham quan khảo sát rừng phi lao phòng hộ ven biển Nam Diễn Châu, gắn liền với hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về cây phi lao, rừng và rừng phi lao phòng hộ ven biển). - KTDH: tia chớp 2. Học sinh. - Chuẩn bị trước nội dung bài 8 theo nhóm, kế hoạch tự học của nhóm. 10
- - Chuẩn bị bài thu hoạch sau khi tham quan khảo sát rừng phi lao phòng hộ ven biển Nam Diễn Châu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động mở bài (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. - Các kỹ năng được hình thành: quan sát, so sánh, tổng hợp 2. Cách thức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về cây cảnh: - GV đưa ra câu hỏi: Theo em nếu đủ ánh sáng có nên đặt bình cây cảnh trong phòng ngủ không? Vì sao? * Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình. * Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh trình bày đáp án, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV: nhận xét các câu trả lời của HS và rút ra kết luận: Nếu đủ ánh sáng thì nên đặt bình cây cảnh trong phòng ngủ vì nếu có đủ ánh sáng cây cảnh sẽ quang hợp tạo ra khí O2 hấp thụ khí CO2 nên sẽ làm tăng O2 trong phòng ngủ. Vì vậy, không khí trong phòng ngủ trong lành, thoáng mát, góp phần cải thiện sức khỏe của gia chủ. Đó là một trong những vai trò của quang hợp ở thực vật, ngoài vai trò đó thì quang hợp ở thực vật còn có các vai trò khác nữa, vậy đó là vai trò gì chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. 11
- B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (22 phút) Nhiệm vụ : Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật, lá là cơ quan quang hợp 1. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. - Trình bày được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp - Nêu được thành phần, vai trò của hệ sắc tố quang hợp. - Nêu được một số sản phẩm tạo ra nhờ quang hợp - Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tham gia hoạt động nhóm và học tập trên lớp. - Hình thành được phẩm chất chăm chỉ; trung thực, trách nhiệm. 2. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ - Trước 1 tuần GV đã phân công nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu kiến thức và chuẩn bị trước nội dung bài 8 theo sự phân công bằng thiết kế powerpoint có hình ảnh minh họa, cụ thể : + Nhóm 1: Trình bày vai trò của quang hợp + Nhóm 2: Nêu đặc điểm hình thái, giải phẫu bên ngoài của lá thích nghi với chức năng quang hợp. + Nhóm 3: Nêu đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp. + Nhóm 4: Nêu thành phần, vai trò của hệ sắc tố quang hợp. Ngoài ra, Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cần tìm hiểu về công dụng của của cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, khảo sát về công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao phong hộ ven biển ở khu vực nam Diễn Châu (có quay lại video, chụp ảnh) rồi viết bài thu hoạch trong đó có đề cập đến việc khảo sát thực tế và đề xuất giải pháp phát huy hay khắc phục thực trạng đó. - Vào giờ học : + GV yêu cầu HS quan sát hình 8. 1, trả lời các câu hỏi sau: Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp Hình 8. 1- Sơ đồ quang hợp ở cây xanh 12
- + GV yêu cầu nhóm 1 trình bày vai trò của quang hợp. + GV hỏi: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao? + GV yêu cầu nhóm 2 nêu đặc điểm hình thái, giải phẫu bên ngoài của lá thích nghi với chức năng quang hợp. + GV yêu cầu nhóm 3 nêu đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp. + GV yêu cầu nhóm 4 nêu thành phần, vai trò của hệ sắc tố quang hợp + GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cây hấp thụ ánh sáng để giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục? Sơ đồ cây hấp thụ ánh sáng - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh của các cây có lá màu đỏ, màu vàng, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi : Những cây có lá màu đỏ, màu vàng thì có quang hợp được không? Vì sao? 13
- - HS: tiếp nhận nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi nhóm bầu ra 1 nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký… và thảo luận thống nhất câu trả lời và thực hiện nhiệm vụ theo nội dung mà GV đã giao. - Phân công nhiệm vụ học tập: Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch cho nhóm; các thành viên lập kế hoạch tìm hiểu theo sự phân công của nhóm trưởng. - HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi tìm câu trả lời những câu hỏi mà GV đưa ra.. * Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày nội dung mà nhóm đã chuẩn bị theo sự phân công của GV qua máy chiếu, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung (nếu có). - Những câu hỏi GV đưa ra thì GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh trình bày đáp án, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV: nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm và các câu trả lời của HS rồi kết luận: I. Khái quát về quang hợp ở thực vật. 1. Phương trình tổng quát : ASMT 6CO2+ 12H2O C6H12O6+ 6O2 + 6H2O DL 14
- 2. Vai trò của quang hợp: + Cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học. + Chuyển hóa NLAS thành hóa năng trong chất hữu cơ, cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. + Điều hòa không khí. Quang hợp chủ yếu diễn ra ở lá xanh vì lá xanh là cơ quan chuyên trách quan hợp. II. Lá là cơ quan quang hợp 1. Hình thái, giải phẫu bên ngoài của lá thích nghi với chức năng quang hợp: - Lá có : + dạng bản mỏng, diện tích bề mặt rộng + phương vuông góc với tia sáng mặt trời giúp hấp thụ được nhiều tia sáng - Ở mặt trên và mặt dưới lá có số lượng khí khổng nhiều giúp khuếch tán CO2 vào bên trong lá đến lục lạp. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp: Cấu tạo lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp Bên trong gồm : + Grana : do các tilacoit xếp chồng nên nhau trong đó : Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng. + Còn Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. + Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối 3. Hệ sắc tố quang hợp: - Gồm: + Sắc tố chính (diệp lục) : Gồm diệp lục a và diệp lục b. + Sắc tố phụ (carôtenôit) : gồm carôten, xantôphyl. - Vai trò trong quang hợp: + Carôtenôit hấp thụ và truyền NLAS cho diệp lục theo sơ đồ: Carôtenôit diệp lục b diệp lục a diệp lục a ở trung tâm phản ứng. + Diệp lục hấp thụ và chuyển hoá quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH. - Lá cây có màu xanh là do diệp lục không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá màu xanh lục. - Những cây có lá màu đỏ, vàng vẫn quang hợp được vì những cây này vẫn có chứa diệp lục nhưng tỉ lệ ít hơn nhóm sắc tố phụ nên bị các sắc tố phụ che khuất. 15
- Tuy nhiên, ở những cây này cường độ quang hợp không cao. Một số hình ảnh hoạt động dạy và học của GV và HS trong phần hình thành kiến thức mới tại lớp 11A3 – Bài 8 “Quang hợp ở thực vật” 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 40 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn