Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT miền núi
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc, thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trường THPT Tương Dương 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT miền núi
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Lĩnh vực: Kĩ năng sống Nhóm thực hiện: 1. VI THỊ THU HOÀI -Tổ Ngữ văn - SĐT: 0985 052 818 2. TRẦN HỒNG HIẾU -Tổ Ngữ văn - SĐT: 0919 548 955 3. NGUYỄN THỊ THU HẰNG -Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927 Nghệ An, tháng 04 năm 2023
- MỤC LỤC NỘI DUNG DANH MỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH - BIỂU ĐỒ PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 VI. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 3 1.1. Giữ gìn 3 1.2. Phát huy 3 1.3. Bản sắc VHDT 3 1.3.1. Khái niệm bản sắc VHDT 3 1.3.2. Biểu hiện của bản sắc VHDT 3 1.3.3. Đặc trưng cơ bản của bản sắc VHDT 4 1.3.4. Một số nội dung của bản sắc VHDT 4 1.3.5. Vai trò của bản sắc VHDT 5 2. Ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc VHDT 5 3. Một số định hướng trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT 6 trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 3.1. Thực trạng bản sắc VHDT 6 3.2. Quan điểm chủ trương bản sắc VHDT 7 3.3. Phương hướng bản sắc VHDT 7 3.4. Sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong xu 8 thế hội nhập quốc tế. 4. Đặc điểm của HS THPT miền núi 10 5. Nhiệm vụ giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong 11 trường học
- 5.1. Nhiệm vụ giáo dục VHDT trong các trường THPT miền núi 11 5.2. Phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHDT của các 13 trường THPT miền núi II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 14 1. Bản sắc VHDT huyện Tương Dương 14 2. Mức độ nhận thức về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT của 16 HS THPT Tương Dương 1 3. Thực trạng triển khai nội dung giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy 18 bản sắc VHDT cho HS ở trường THPT Tương Dương 1 III. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP 20 1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy 20 bản sắc VHDT cho HS trường THPT Tương Dương 1 1.1. Đăng tải bài viết, hình ảnh, video về bản sắc VHDT Tương Dương 20 1.2. Tổ chức cuộc thi sáng tác văn học và vẽ tranh về chủ đề: “Bản sắc 21 văn hóa DTTS Tương Dương” 1.2.1. Thiết kế kế hoạch 21 1.2.2. Tổ chức thực hiện 23 1.2.2.1. Tổ chức cuộc thi sáng tác văn học về chủ đề: “Bản sắc văn hóa 23 DTTS Tương Dương” 1.2.2.2. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về cảnh sắc và đồng bào DTTS 24 Tương Dương 1.2.2.3. Thi “Biểu diễn sân khấu” 24 1.2.3. Tổng kết cuộc thi. 25 2. Giải pháp thứ hai: Giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc VHDT 26 cho HS trường THPT Tương Dương 1 thông qua hoạt động ngoại khóa: “Hội chợ xuân 2023” 2.1. Kế hoạch tổ chức 26 2.2. Tổ chức thực hiện 28 2.2.1. Tổ chức các gian hàng giới thiệu, trưng bày đặc sản Tương 28 Dương 2.2.2. Tổ chức hội diễn văn nghệ 29 2.2.3. Tổ chức các trò chơi truyền thống của DTTS 29 3. Giải pháp thứ ba: Giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc VHDT cho 30 HS trường THPT Tương Dương 1 thông qua hoạt động trải nghiệm 3.1. Tổ chức tham quan làng nghề dệt thổ cẩm Bản Mác 30 3.2. Gặp gỡ các nghệ nhân mây tre đan 31 3.3. Gặp gỡ giao lưu với các giáo viên dạy tiếng dân tộc 32
- 3.4. Tham gia lễ hội Đền Vạn-Cửa Rào 33 3.5. Tham gia trình diễn trang phục truyền thống của DTTS nhằm gây 35 quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn do Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tương Dương tổ chức 4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức dạy chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc 36 VHDT” thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp 4.1. Thiết kế chủ đề 36 4.2. Tổ chức thực hiện 38 5. Giải pháp thứ năm: Lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy bản 40 sắc VHDT cho HS trong hoạt động dạy học IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 41 1. Phân tích định tính 41 2. Phân tích định lượng 42 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 44 4. Hiệu quả của đề tài 49 PHẦN 3. KẾT LUẬN 49 I. KẾT LUẬN CHUNG 49 1. Quá trình nghiên cứu 49 2. Ý nghĩa của đề tài 50 3. Phạm vi và nội dung ứng dụng 51 II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Phụ lục 02 DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Dân tộc thiểu số DTTS 3 Văn hóa dân tộc VHDT 4 Học sinh HS
- 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 6 Giáo viên GV 7 Tương Dương 1 TD1 8 Công nghệ thông tin CNTT 9 Kinh tế-xã hội KT-XH 10 Nghị định-chính phủ NĐ-CP 11 Quyết định - thủ tướng QĐ-Ttg 12 Quyết định-Bộ giáo dục và đào tạo QĐ-BGDĐT 13 Ban giám hiệu BGH 14 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 15 Mạng xã hội MXH DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Mức độ nhận thức của HS THPT TD1 về bản sắc 1 Bảng 1 17 VHDT Thực trạng giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy 2 Bảng 2 bản sắc VHDT cho HS ở trường THPT Tương 19 Dương 1. Nhận thức của HS về bản sắc VHDT sau thực 3 Bảng 3 43 nghiệm Tổng hợp đối tượng khảo sát sự cấp thiết và tính 4 Bảng 4 45 khả thi các giải pháp đề xuất Trích xuất số liệu khảo sát sự cấp thiết từ phần 5 Bảng 5 46 mềm SPSS 6 Bảng 6 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất 46 Trích xuất số liệu khảo sát tính khả thi từ phần 7 Bảng 7 47 mềm SPSS 8 Bảng 8 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 48
- DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH - BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Biểu đồ mức độ nhận thức của HS THPT TD1 về 17 bản sắc VHDT 2 Hình 2 Biểu đồ thực trạng giáo dục ý thức giữ gìn và phát 19 huy bản sắc VHDT cho HS ở trường THPT Tương Dương 1 3 Hình 3 Hình ảnh hoạt động của trang Fanpage. 21 4 Hình 4 Sản phẩm dự thi sáng tác văn học 23 5 Hình 5 Tranh vẽ dự thi của HS 24 6 Hình 6 HS tham gia các tiết mục: Hát, múa, thổi sao, 25 khèn, hùng biện... 7 Hình 7 Cô Hoàng Thị Thập -PHT nhà trường và thầy 26 Nguyễn Anh Tài - Bí thư Đoàn trường trao giải cho các tài năng xuất sắc 8 Hình 8 Các gian hàng “Hội chợ Xuân 2023” 28 9 Hình 9 Múa chủ đề: Bản sắc VHDT 29 10 Hình 10 HS tham gia trò chơi kéo co 29 11 Hình 11 HS tham gia trò chơi ném còn 30 12 Hình 12 Các bà, các mẹ hướng dẫn các nữ HS quay sợi, 31 dệt thổ cẩm 13 Hình 13 HS gặp gỡ nghệ nhân mây tre đan Kha Văn 32 Thương 14 Hình 14 Thầy Lô May Hằng - GV dạy chữ Thái giao lưu 33 với GV, HS 15 Hình 15 HS tham gia lễ hội Đền Vạn 34 16 Hình 16 HS tham gia trình diễn trang phục áo dài, 35 trang phục dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Ơ đu... 17 Hình 17 Hình ảnh các slide trong bài giảng: Giữ gìn và 38 phát huy bản sắc VHDT
- 18 Hình 18 Hình ảnh GV dạy chủ đề 38 19 Hình 19 HS thuyết minh về trang phục và ẩm thực dân tộc 39 20 Hình 20 GV và HS bên các món ăn truyền thống DTTS 39 Tương Dương 21 Hình 21 HS hát tiếng Thái, tiếng Mông 39 22 Hình 22 HS và GV cùng hát múa điệu lăm vông 40 23 Hình 23 HS diễn chèo: Thúy Kiều trao duyên 41 24 Hình 24 Lồng ghép giáo dục bản sắc VHDT cho HS trong 41 dạy học 25 Hình 25 Biểu đồ mức độ nhận thức về bản sắc VHDT của 43 HS THPT Tương Dương 1 sau khi thực nghiệm 26 Hình 26 HS trường THPT TD1 vui mừng khi đạt thành 49 tích
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Văn hóa được coi nguồn cội, là nguồn lực và sức mạnh trong phát triển đất nước. Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng đã xác định nhiều quan điểm, chủ trương lớn để phát huy sức mạnh nền văn hóa Việt Nam. Trong đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đã được Đảng, Nhà nước đầu tư nguồn lực, tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vô cùng quan trọng. Bởi vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc của một dân tộc mà không một quốc gia nào giống nhau. Đứng trước sự thay đổi của thời đại, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa. Giáo dục cũng đóng góp vai trò to lớn trong công tác giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ. Bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Bên cạnh những kết quả tích cực, văn hoá các DTTS ở nước ta cũng đang đứng trước những biến đổi rất sâu sắc, bị mai một, đặt ra những thách thức to lớn trong bảo tồn và phát huy giá trị. Có thể nhận diện một số thách thức, biến đổi như: Sự mai một, biến mất của một số thành tố vốn là bản sắc văn hóa tộc người. Quá trình tiếp biến văn hoá đã làm xuất hiện quan niệm, lối sống và nhiều yếu tố văn hóa lai căng, không lành mạnh trong các DTTS, đặc biệt là ở giới trẻ. Yêu cầu giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các DTTS ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế. Học sinh THPT ở huyện miền núi Tương Dương, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có sự hạn chế về giao tiếp, thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản. Đứng trước sự bùng nổ công nghệ thông tin, sự giao lưu, mở rộng của các nền văn hóa, HS DTTS miền núi không khỏi cảm thấy hoang mang trong vấn đề lựa chọn giữa hội nhập và giữ gìn bản sắc. Các em gặp khó khăn trong việc định hình cho mình một lối sống phù hợp. Tình trạng HS DTTS quên mất nguồn cội, lai căng văn hóa, đánh mất các giá trị, vẻ đẹp truyền 1
- thống dân tộc, tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết đã trở nên phổ biến trong các trường THPT miền núi. Chính vì thế, việc giáo dục cho HS miền núi ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT miền núi. II. Mục đích của đề tài Giáo dục cho HS trường THPT Tương Dương 1 ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. III. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc, thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trường THPT Tương Dương 1. IV. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc VHDT và vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho HS trường THPT Tương Dương 1. - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, thực nghiệm, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng các hình thức phong phú: Thông qua Mạng xã hội Facebook, sinh hoạt lớp, chào cờ, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi, gặp gỡ chuyên gia, nghệ nhân… V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về bản sắc văn hóa DTTS. - Khảo sát thực trạng về bản sắc VHDT Tương Dương, ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT của HS trường THPT Tương Dương 1, vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho HS ở trường THPT Tương Dương 1. - Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh THPT miền núi. VI. Những đóng góp của đề tài. - Trình bày, nghiên cứu lý luận, thực trạng về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT ở trường THPT Tương Dương 1. - Nâng cao nhận thức của HS về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT. - Đưa ra được các giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh THPT miền núi một cách hiệu quả. 2
- - Nhận thấy được vai trò quan trọng của Nhà trường, giáo viên, các ban ngành, đoàn thể trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh THPT miền núi. - Giảm thiểu tình trạng văn hóa bị mai một, lai căng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, hạnh phúc. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Giữ gìn Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Giữ gìn có nghĩa là giữ cho được lâu hoặc để chống tai hại, thiệt thòi. 1.2. Phát huy Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Phát huy có nghĩa là làm tỏa ra tác dụng tốt. 1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc 1.3.1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Như vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT có nghĩa là bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá đặc trưng của một dân tộc, từ các nét văn hóa cổ truyền cho đến các giá trị văn hoá hiện đại. Điều này bao gồm việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ, truyền thống, tập quán, nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, trang phục, văn hóa tín ngưỡng, và các hoạt động văn hóa khác của một dân tộc. 1.3.2. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau. Cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được biểu hiện với 3 tầng kết cấu khác nhau như sau: Biểu hiện 1: Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa. 3
- Biểu hiện 2: Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa. Biểu hiện 3: Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa. 1.3.3. Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa, là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay. - Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu. - Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù… - Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác. - Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. 1.3.4. Một số nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác. Bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử mà bản thân các điều kiện này đều biến chuyển theo thời gian, vì vậy bản sắc văn hóa cũng luôn luôn vận động, tuy có tính ổn định, bền vững nhưng không phải là bất biến. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng vận động, biến đổi theo trình độ dân trí, qua giao lưu văn hóa thời đại, nhưng vận động, tiếp biến rồi cũng xoay quanh cái gốc, trở về cái cội nguồn. Nhiều dân tộc bị áp bức bóc lột, bị nô lệ, bị đàn áp bao thế kỷ, trình 4
- độ tuy còn lạc hậu nhưng vẫn bám trụ và vươn dậy trong thời đại văn minh công nghệ tin học để chứng minh sức mạnh tiềm ẩn trong bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử, như dòng phù sa bồi tụ những gì tinh túy nhất làm nên sức sống trường tồn của dân tộc. Tất cả các quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dân tộc mình, họ ý thức được rằng nếu không đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thì tính đa đạng của văn hóa thế giới sẽ bị cạn kiệt do sự lai căng, pha tạp của các nền văn hóa. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy trong văn hóa dân tộc có nhiều yếu tố bảo thủ, níu kéo văn hóa trở về với quá khứ, làm cho văn hóa dân tộc khó thích nghi với thời đại mới. Xu hướng bảo thủ có mặt tích cực là tạo ra khả năng tự vệ, rào chắn có hiệu quả các cuộc xâm lăng văn hóa, nhưng bảo thủ sẽ dẫn tới loại trừ các yếu tố tích cực, hiện đại của văn hóa từ bên ngoài tác động vào. 1.3.5. Vai trò của bản sắc VHDT - Giúp tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy, cô đọng nhất và bền vững nhất. - Giúp tạo nên những sắc thái cội nguồn và sự khác biệt nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. - Giúp củng cố tình đoàn kết giữa các cá nhân trong cùng một dân tộc. - Giữ vai trò chi phối toàn bộ nền văn hóa. - Quyết định bản sắc văn hóa của một dân tộc. - Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những biểu hiện khác nhau tùy theo từng vùng miền, tạo nên những thái phong phú cho dân tộc. 2. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng để bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là cách để bảo vệ và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Những giá trị này là tài sản quý báu được tích lũy qua hàng ngàn năm lịch sử và phát triển của dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc giúp cho những giá trị này không bị mai một, không bị lãng quên và được truyền lại cho thế hệ sau. Thứ hai, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một cách để xây dựng tinh thần yêu nước, tình cảm đoàn kết trong cộng đồng. Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là nét đặc trưng và độc đáo của mỗi dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc giúp cho con người hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, tập quán của dân tộc mình, từ đó bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, đồng bào. 5
- Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc góp phần vào việc phát triển kinh tế và du lịch của đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, ẩm thực, lễ hội... đều là những điểm thu hút du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế mà còn giúp cho thế giới hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Tóm lại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu trong quá trình bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Việc này không chỉ giúp bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mà còn góp phần vào việc xây dựng tinh thần yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng và phát triển kinh tế, du lịch của đất nước. 3. Một số định hướng trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay 3.1. Thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Ba lớp văn hóa này cũng chính là ba giai đoạn phát triển của văn hóa Việt Nam: từ nền Văn hóa Đông Sơn với sự hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc, tiếp theo đến thời kỳ chống Bắc thuộc qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, cuối cùng là văn hóa Việt Nam hiện đại với khởi nguồn là chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Bên cạnh những thành quả to lớn mang lại về kinh tế, văn hóa, xã hội, quá trình hội nhập nhanh và rộng của Việt Nam trong hơn 30 năm qua cũng dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ cho văn hóa, xã hội mà cả kinh tế, môi trường và con người ở Việt Nam. Đó là sự hình thành ngành công nghiệp văn hóa, thị trường sản phẩm văn hóa mà chưa có mô hình quản lý thích hợp, theo kịp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị hiếu thẩm mỹ Á Đông, nhất là sự khủng hoảng về đạo đức và lối sống. 6
- Có thể thấy, bên cạnh việc hình thành tư duy sống chất lượng, lối sống ích kỷ, vụ lợi cá nhân cũng bắt đầu hình thành và ngày càng xâm nhập vào nhiều tầng lớp trong xã hội. Lối sống thiên về hưởng thụ, sống gấp đang huỷ hoại dần nhân cách của nhiều người dẫn đến nhiều giá trị truyền thống dần trở nên mai một. Trong khi đó, khủng hoảng niềm tin cũng đang là một trở ngại lớn đối với việc thiết lập các quan hệ xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị. Bệnh “ngợp bởi vật chất” cũng khiến không ít người, nhất là giới trẻ hiện nay thiên lệch về nhu cầu vật chất, thể hiện xu hướng thái quá hơn trên mọi khía cạnh. Những “trào lưu”, “thị hiếu”, “thời thượng” chế ngự không ít những cá nhân đang tìm đủ cách kiếm tiền, sống gấp... Tệ xâm hại tình dục, ngược đãi trẻ em, hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên có xu hướng gia tăng; bạo lực học đường phổ biến ở cả những học sinh nữ; một bộ phận thầy, cô giáo suy giảm nhân cách, đạo đức làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nghề giáo và làm gia tăng sự khủng hoảng niềm tin trong xã hội. 3.2. Quan điểm chủ trương bản sắc văn hóa dân tộc Lịch sử cho thấy, sức mạnh nội sinh là văn hóa yêu nước, đó là sức mạnh trực tiếp, góp phần giữ nước, giải phóng và thống nhất đất nước. Điều quan tâm hiện nay là phải chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam, trong đó, nội hàm quan trọng nhất là ý thức bảo vệ Tổ quốc, tình yêu Tổ quốc, năng lực bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải giữ cho được bản sắc truyền thống, căn cước văn hóa Việt Nam để tự tin hội nhập quốc tế. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta càng thấy đường lối mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ của Đảng ta nói chung và nói riêng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức đúng đắn và sáng suốt. Nghị quyết Hội nghị Trung ương thứ 5 chỉ rõ: “phương hướng chung, đồng thời là nhiệm vụ bao quát của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. 3.3. Phương hướng bản sắc văn hóa dân tộc Tiếp biến văn hóa là một hình thức biến nhiều lợi ích tiềm năng mà giao lưu văn hóa đem lại thành những lợi ích thực tế, song cũng đưa đến những thách thức không nhỏ. Vì vậy, để tạo nên những giá trị văn hóa sống mãi với thời gian và khống chế 7
- được những bất cập, mặt trái, Nhà nước ta đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng về xây dựng và phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.. Hai là, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; đồng thời, hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục để tạo dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân. Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại và đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc với tinh thần chủ động để vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa vượt qua các thách thức, nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. 3.4. Sự cần thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực. Chỉ như vậy, nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng" một cách thô thiển, mất bản sắc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái 8
- mới và "dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Ý thức tự tôn dân tộc không chỉ để khẳng định mình với dân tộc khác mà còn giúp dân tộc đó có thái độ đúng mực với cái mới, cái hiện đại. Đó là sự không quá tự ti hay quá tự cao tự đại để khép kín, bảo thủ hay phủ định sạch trơn những giá trị truyền thống trước cái mới lạ, hấp dẫn xâm nhập từ bên ngoài cùng với quá trình hội nhập quốc tế. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Đó là nền tảng tinh thần cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Sáng tạo trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một yếu tố quan trọng. Sáng tạo sẽ "cởi trói" tư duy con người thoát khỏi sự khuôn buộc của thói quen, phong tục hay tiêu chuẩn đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt, phải gắn liền với chống lạc hậu, lỗi thời "trong phong tục, tập quán, lề thói cũ"; mặt khác, giữ gìn phải biết lọc bỏ - bổ sung - phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời sống hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là không ngừng xác lập một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy tính sáng tạo của dân tộc. Đó chính là sức sống nội lực của một dân tộc trong quá trình phát triển bền vững. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trải dài theo năm tháng của lịch sử, mỗi dân tộc hun đúc cho mình rất nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống đó được lưu giữ, bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng những yêu cầu phát triển của lịch sử. Trong thực tế, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu chuộng hòa bình và nhiều giá trị nhân văn khác đã trở thành sức mạnh tinh thần giúp mỗi dân tộc vượt qua những gian nan thử thách để phát triển ngày càng vững mạnh. Ngày nay yêu nước không chỉ để chiến thắng kẻ thù xâm lược mà còn là để xây dựng một dân tộc phát triển về mọi mặt để có thể "sánh vai" cùng các dân tộc khác trên trường quốc tế. Yêu nước, yêu lao động không chỉ là trân trọng đất nước và quý trọng lao động mà còn là động lực để dân tộc đó không ngừng vươn lên những tầm cao của tri thức, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả lao động, tạo ra những hàng hóa có sức cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa các nước khác trên thị trường quốc tế. Yêu chuộng hòa bình là để bảo vệ sự ổn định, phồn vinh không chỉ cho mỗi dân tộc mà còn cho một thế giới tốt đẹp... Đó là những giá trị phù hợp với thời đại ngày nay. 9
- - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với bảo vệ mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không chỉ là môi trường sống mà còn là môi trường văn hóa, nơi những giá trị văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc hình thành, tồn tại và phát triển. Để giữ gìn văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa nói riêng, tất yếu phải bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa với văn hóa mà còn có ý nghĩa với quá trình phát triển kinh tế khi mà hệ lụy của quá trình phát triển công nghiệp như vấn đề ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang là mối đe dọa đầy bất trắc cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Hơn lúc nào hết, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát huy cách ứng xử văn hóa với tự nhiên và xã hội được coi như một bảo đảm cho sự ổn định và phát triển. 4. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi. HS THPT miền núi có những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi THPT đồng thời lại mang những đặc điểm riêng về tính cách cũng như đời sống tình cảm, cảm xúc. Qua nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy HS miền núi có những đặc điểm sau: Học sinh THPT dân tộc thiểu số đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình học tập và phát triển. Điều này đòi hỏi những phương pháp giáo dục đặc biệt để giúp các em phát triển tốt nhất, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số là yếu tố cần đặc biệt chú ý trong quá trình giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. HS thường có sự tự ti và thiếu tự tin về bản thân và khả năng học tập của mình. Do đó, việc xây dựng lòng tự tin của HS là rất quan trọng. Giáo viên có thể đưa ra phản hồi tích cực và khuyến khích để giúp HS tăng cường niềm tin vào khả năng của mình. Học sinh dân tộc thiểu số cũng có xu hướng khó khăn trong việc thích nghi với môi trường học tập mới. Điều này có thể do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Do đó, việc đưa ra các chương trình giáo dục chuyên biệt và hỗ trợ học tập bằng ngôn ngữ dân tộc sẽ giúp HS thích nghi tốt hơn với môi trường học tập mới. Học sinh dân tộc thiểu số thường phải đối mặt với áp lực gia đình và xã hội đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Các em cũng có xu hướng sợ mất đi nét đặc trưng của văn hoá dân tộc. Do đó, việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc sẽ giúp các em có thể tự hào về bản sắc của mình và có động lực học tập tốt hơn. Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ giúp học sinh dân tộc thiểu số phát triển tốt hơn về mặt tâm lí, mà còn giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát 10
- triển văn hoá dân tộc, đồng thời giúp học sinh có một tư tưởng đúng đắn và trách nhiệm với văn hoá và đất nước của mình. Như vậy, việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi sự đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số. Việc hỗ trợ HS vượt qua những khó khăn này đồng thời giúp các em phát triển tốt hơn trên mặt tâm lí và giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 5. Nhiệm vụ và phương pháp giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong trường học 5.1. Nhiệm vụ giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường THPT miền núi Giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Giáo dục văn hóa dân tộc trong trường THPT miền núi nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc trên quê hương mình; Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này; Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở HS tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng; Làm phong phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường THPT miền núi, góp phần giáo dục cho học sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi. Nhiệm vụ cụ thể: - Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT, từng bước hình thành ở HS lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu những giá trị văn hóa của dân tộc mình với các dân tộc khác, làm nên tiếng nói đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam. Mỗi học sinh trường THPT miền núi là đại diện văn hóa của một vùng quê, một dân tộc. Trường tạo điều kiện để HS được thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các giá trị văn hóa của dân tộc khác để dòng chảy văn hóa không ngừng được nuôi dưỡng và lớn mạnh. Trường tổ chức các hoạt 11
- động tìm hiểu, thể hiện, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển các giá trị VHDT. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa mà học sinh trường THPT miền núi luôn hiểu biết, gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời còn là người hiểu biết và tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. - Giáo dục lối ứng xử văn hóa trong môi trường học tập và sinh hoạt (hòa hợp, thân thiện) cho học sinh. HS của trường THPT miền núi bao gồm nhiều dân tộc khác nhau với những khác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử,… các em vùng sâu, vùng xa chủ yếu ở trọ hoặc ở kí túc xá. Chính vì vậy cần thiết phải giáo dục sự hòa hợp và thân thiện cho học sinh. Giáo dục học sinh hòa hợp và thân thiện vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của trường THPT miền núi. Vận dụng các giá trị văn hóa tiến bộ để hình thành quan hệ và lối ứng xử văn hóa là góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh. - Tạo dựng môi trường học tập và sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc. Tổ chức đời sống nội trú văn minh, tiến bộ phù hợp với truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Vận dụng các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT thiểu số đưa vào nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục văn hóa, tổ chức đời sống nội trú cho học sinh nhằm hình thành một môi trường sống thân thiện, cởi mở, đoàn kết và đậm đà bản sắc dân tộc giúp cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó như cuộc sống của gia đình ở quê hương. Vận dụng nét văn hóa kiến trúc trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, cách bài trí, sắp xếp các chỗ ăn, ở, ngủ, nghỉ của các dân tộc thiểu số vào cách bài trí sắp xếp chỗ ở của học sinh tạo nên sự thân thiện và gần gũi. Sử dụng một số vật liệu, vật phẩm VHDT để trang trí, trưng bày, phối cảnh hình thành nét đẹp thẩm mỹ và đậm đà bản sắc với môi trường xung quanh… - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh dân tộc. Giáo dục kỹ năng sống của học sinh dân tộc phù hợp với môi trường sống, điều kiện nơi các em đang sống phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, xóa bỏ tập tục lạc hậu. Tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục về rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho học sinh dân tộc. - Giáo dục văn hóa dân tộc để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa và truyền thống dân tộc. Những giá trị sáng tạo của con người trải qua nhiều thế hệ hình thành văn hóa. Con người luôn luôn có ý thức giữ gìn văn hóa như giữ gìn chính sự sống của mình. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển văn hóa trở thành nhu cầu chính đáng, là quyền sống của con người. 12
- Hàng năm, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục VHDT nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu về các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ và các đặc sản địa phương… Thông qua giáo dục VHDT, Nhà trường đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục. Nhờ có giáo dục VHDT, HS được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục VHDT trong trường học còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT. 5.2. Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục VHDT của các trường THPT miền núi Giáo dục VHDT cho học sinh trong các trường THPT miền núi được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng…), hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh… Để nâng cao chất lượng giáo dục VHDT, Nhà trường ngoài việc thực hiện các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHDT; đổi mới nội dung phương pháp hình thức tổ chức hoạt động giáo dục VHDT và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động này thì mỗi nhà trường cần phải chú trọng xây dựng truyền thống nhà trường và phát huy sự tham gia của các lực lượng xã hội trong giáo dục VHDT, cụ thể như sau: - Xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, có trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển VHDT, có trách nhiệm với việc giáo dục VHDT cho học sinh. - Liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban dân tộc của Tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin của huyện, các tổ chức, cá nhân để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh. - Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục VHDT thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, già làng, người 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 133 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn