intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tổ chức tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tổ chức tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều)" nhằm giáo dục cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc VHDT thông qua tiết dạy thực hành của chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều); Mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT và thực hiện thành công việc đổi mới nền giáo dục của đất nước hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tổ chức tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 THÔNG QUA TỔ CHỨC TIẾT THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 7 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (SGK LỊCH SỬ 10 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) Lĩnh vực: Lịch sử Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Hà - Trường THPT Diễn Châu 5 Số điện thoại : 0916171974 Email : anhhungminhsh@gmail.com Nghệ An, năm 2024
  2. MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 3 IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................ 4 PHẦN II - NỘI DUNG .................................................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 4 2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc........ 8 3. Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. ...................................................................... 11 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 14 1. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 14 2. Thực trạng giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử tại trường THPT Diễn Châu 5............................ 14 3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử tại trường THPT Diễn Châu 5 .......................................................................................... 19 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TIẾT DẠY THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 7 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (SGL LỊCH SỬ 10 - BỘ CÁNH DIỀU) .............................................................................................. 20 1. Vị trí, vai trò của tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong chương trình bộ môn lịch sử. ................................................................. 20 2. Mục tiêu của tiết thực hành Chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lớp 10 – Bộ Cánh diều)........................................................................ 20 3. Xác định một số nội dung bản sắc văn hóa dân tộc được thực hiện trong tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .................................... 21
  3. 4. Một số biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ Cánh diều) ..................... 22 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 35 1. Mục đích, nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm........................................ 35 2. Nhiệm vụ và phương pháp thực nghiệm ..................................................... 35 3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................... 36 4. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 36 V. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ................ 40 1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 40 2. Nội dung và phương pháp khảo sát............................................................. 40 3. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 41 4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 42 I. KẾT LUẬN..................................................................................................... 44 1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 44 2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục .......................................... 44 II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 46 1. Về phía giáo viên......................................................................................... 46 2. Về phía tổ chuyên môn................................................................................ 47 3. Về phía nhà trường ...................................................................................... 47 4. Về phía gia đình .......................................................................................... 48 5. Về phía các cấp, ban ngành có liên quan .................................................... 48
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 VHDT Văn hóa dân tộc 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 ĐC Đối chứng 5 TN Thực nghiệm 6 NQ Nghị quyết 7 TƯ Trung ương 8 SGK Sách giáo khoa 9 THPT Trung học phổ thông 10 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 11 PPDH Phương pháp dạy học
  5. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình giáo dục 2018, bộ môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và đặc biệt là ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc (VHDT). Văn hóa được xem là cội nguồn, là sức mạnh trong sự phát triển của đất nước. Những giá trị của văn hóa có sức sống bền vững và lan tỏa, làm nên sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong đó, bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu. Từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã và đang đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị của VHDT. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Việt Nam tự hào có nền văn hóa lâu đời, đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Đó là những lợi thế quan trọng cần được khai thác, phát huy mạnh mẽ trong điều kiện hiện nay. Phát triển trong bối cảnh mới, nền văn hóa dân tộc cần phát huy tốt sứ mệnh cũng như vai trò, thế mạnh để văn hóa không chỉ nâng cao nhận thức, giáo dục, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân Việt Nam mà còn là nguồn lực nội sinh quan trọng góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT vô cùng quan trọng. Bởi vì, bản sắc VHDT có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo tồn văn hóa quốc gia, tạo nên vị thế, nét đặc sắc của một dân tộc mà không một quốc gia nào giống nhau. Tuy nhiên, mặt trái của những sản phẩm công nghệ cũng đã và đang chi phối đến nhận thức, hành động của con người cũng như sự vận động, phát triển của nền văn hóa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học sinh trường THPT Diễn Châu 5. 1
  6. Trường THPT Diễn Châu 5 là ngôi trường chủ yếu tập trung học sinh ở địa bàn các xã Diễn Thọ, Diễn Thịnh, Diễn Phú, Diễn Lộc, Diễn An, Diễn Trung, Diễn Lợi và rải rác ở một số xã như Diễn Cát, Diễn Thành. Mặc dù đây là những địa bàn thuần nông, một số xã như Diễn Phú, Diễn Lợi thuộc vùng bán sơn địa, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nhưng mỗi địa phương đều mang đậm những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước, truyền thống hiếu học, ý thức đoàn kết cộng đồng, tinh thần nhân ái, tôn trọng tình nghĩa, trọng đạo đức, phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại. Đặc biệt, trong bối cảnh nơi địa bàn các em sinh sống có nhiều khu công nghiệp mới đã và đang được xây dựng như khu công nghiệp VISHIP Thọ - Lộc, khu công nghiệp vùng nam Diễn Châu đã làm thay đổi mọi đời sống về kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân nơi đây. Cùng với sự lấn át của những phương tiện truyền thông hiện đại như Internet, điện thoại thông minh, các sản phẩm công nghệ, mạng xã hội đã tác động không nhỏ đến đặc điểm tâm lý của các em. Nhiều học sinh đang bị lệ thuộc vào điện thoại thông minh, mạng xã hội nên sự giao lưu, gắn kết của các em với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng ngày càng bị hạn chế. Việc học tập, giải trí ngày càng mang tính thụ động, ý thức tự giác trong học tập ngày càng giảm sút. Nhiều thông tin không chính thống, mang tính tiêu cực xuất hiện trên các trang mạng xã hội đã ảnh hưởng đến an ninh của đất nước; cùng với sự du nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai, văn hóa lệch chuẩn với đạo đức và chuẩn mực xã hội đã tác động không nhỏ đến bản sắc văn hóa làm cho yếu tố văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Điều đó đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần có những phương pháp giáo dục đặc biệt để giúp các em phát triển một cách toàn diện, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá nơi địa phương mình sinh sống nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Thực hành nói chung và thực hành bộ môn Lịch sử nói riêng là một hoạt động trí tuệ có tác dụng rèn luyện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của học sinh nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Tiến hành các hoạt động thực hành trong dạy học Lịch sử giúp học sinh được chủ động làm việc, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ lịch sử, qua đó tư duy được thường xuyên hoạt động và phát triển. Khi học sinh tự mình trực tiếp tiến hành các thao tác, hành động, được làm việc để tiếp nhận, củng cố những tri thức thì các kĩ năng, kĩ xảo của các em cũng được rèn luyện ngày càng thuần thục hơn. Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thông qua tiết thực hành Lịch sử không chỉ giúp học sinh trường THPT Diễn Châu 5 phát triển tốt hơn về mặt tâm lí, mà còn giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở mỗi địa phương; đồng 2
  7. thời giúp học sinh có một tư tưởng đúng đắn và trách nhiệm với văn hoá và đất nước của mình Xuất phát từ thực trạng trên và để giáo dục cho sinh trường THPT Diễn Châu 5 ý thức giữa gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôi đã lựa chọn đề tài “Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tổ chức tiết thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu - Giáo dục cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc VHDT thông qua tiết dạy thực hành của chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). - Mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT và thực hiện thành công việc đổi mới nền giáo dục của đất nước hiện nay. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. - Khảo sát thực tiễn về việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 5. - Đưa ra giải pháp hiệu quả để giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tiết dạy thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). - Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các giải pháp từ đó rút ra kết luận khoa học về việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua tiết dạy thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). - Tổ chức khảo sát tính khả thi và cấp thiết của các giải pháp được đưa ra trong đề tài nhằm kiểm chứng hiệu quả của đề tài. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về bản sắc văn hóa dân tộc và vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc VHDT. - Tìm hiểu các nội dung có liên quan đến bản sắc VHDT trong chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5. 3
  8. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp. - Điều tra, khảo sát, phân tích thực nghiệm, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Tham khảo, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, học sinh để hoàn thiện đề tài nghiên cứu. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu - Thông qua việc tổ chức tiết dạy thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam để đưa ra những giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 2. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 10 trường THPT Diễn Châu 5. V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục cho học sinh ý thức giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT thông qua tiết dạy thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). - Nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề giùn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Đưa ra được các giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh một cách hiệu quả. - Tổ chức có hiệu quả TN sư phạm tiết thực hành Lịch sử chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ((SGK Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều) để từ đó có thể vận dụng trong các tiết thực hành Lịch sử cho các năm học tiếp theo. - Nhận thấy được vai trò quan trọng của Nhà trường, giáo viên, các ban ngành, đoàn thể trong việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh. - Giảm thiểu tình trạng văn hóa bị mai một, lai căng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, hạnh phúc. - Có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên lịch sử ở trường THPT và bản thân tác giả để vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn. PHẦN II - NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Giữ gìn Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Giữ gìn có nghĩa là giữ cho nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại. 4
  9. 1.2. Phát huy. Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Phát huy có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt được lan rộng và tiếp tục phát triển thêm. 1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc 1.3.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc và Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cụm từ “Bản sắc” có nguồn gốc từ Hán - Việt, với nội dung chính là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi… còn hình thức chính là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Theo tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học, bản sắc là cách nhận thức của một cá thể về: chính cá thể đó, một cá thể khác hoặc một nhóm xã hội. Nói cách khác, bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng. Bản sắc VHDT là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản sắc VHDT là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo". Giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT có nghĩa là bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá đặc trưng của một dân tộc, từ các nét văn hóa cổ truyền cho đến các giá trị văn hoá hiện đại. Điều này bao gồm việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ, truyền thống, tập quán, nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, trang phục, văn hóa tín ngưỡng, và các hoạt động văn hóa khác của một dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương 5
  10. máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. 1.3.2. Những yếu tố tạo nên Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Bản sắc VHDT Việt Nam được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, qua sự giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam gồm có: - Lòng yêu nước: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua ý chí, tình cảm của người dân Việt, có chiều sâu trong tâm linh, trong tâm tưởng của dân tộc. Tình cảm, ý chí ấy vô cùng mãnh liệt, kết tinh lại trở thành những làn sóng ngầm và được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn phải trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Chúng ta phải đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và từ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước được phát huy cao độ. Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ những thế kỷ đấu tranh chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, cho đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lòng yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ lịch sử nước ta trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong bối cảnh hiện tại, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện thông qua lòng tự hào dân tộc, sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tinh thần vượt khó, vượt nghèo, tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những cái bảo thủ, trì trệ trong tư duy, trong suy nghĩ và cách làm, chống lại các thói hư, tật xấu,... - Tinh thần nhân ái, tôn trọng tình nghĩa, trọng đạo đức: Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Bất kỳ dân tộc nào cũng có lòng nhân ái, tuy nhiên sự biểu hiện của lòng nhân ái ở mỗi dân tộc là khác nhau. Bởi lẽ sự nhân ái của từng dân tộc được nảy sinh dựa trên những cơ sở, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội khác nhau. Xét theo nghĩa chung nhất, nhân ái được hiểu là lòng yêu thương con người, chống lại cái ác, hướng đến cái thiện, sự khoan dung, độ lượng, vì quyền tự do và hạnh phúc cao cả của con người. Nó được hình thành bởi các điều kiện lịch sử - xã hội và những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và việc kế thừa những yếu tố tích cực trong các học thuyết Nho, Phật, Lão. Tình yêu thương máu mủ ruột thịt trong gia đình được mở rộng ra xóm làng rồi cả nước, vị tha với cả kẻ thù… trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Việt Nam là quốc gia có lịch sử nhiều ngàn năm, trong khoảng thời gian dài như vậy, dân tộc ta đã hình thành nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình. Một trong số đó là lòng nhân ái - tình cảm đạo đức được xem như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam. 6
  11. - Ý thức đoàn kết cộng đồng: Ý thức cộng đồng (cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc) là một bản sắc quý báu, một giá trị tinh thần to lớn của dân tộc ta. Theo từ điển Tiếng Việt, đoàn kết được định nghĩa là kết thành một khối, thống nhất ý chí, không đối nhau, không mâu thuẫn nhằm đạt tới mục đích chung nhất. Còn ý thức đoàn kết cộng đồng là sự đồng thuận vì một mục tiêu chung của mọi người. Ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc, người dân nước Việt ta đã biết hợp quần, hợp sức, tạo thành một sự cố kết bền vững. Trong suốt chiều dài lịch sử sau đó, nét bản sắc VHDT này luôn giữ vững vị trí của một nội dung quan trọng, có sự ảnh hưởng sâu sắc tới không chỉ văn hóa dân tộc, mà còn tới cả sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn, phát triển của Việt Nam. - Truyền thống hiếu học: Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và sớm đã hình thành nét bản sắc văn hóa hiếu học. Truyền thống hiếu học tập hợp những quan niệm, thái độ, tập quán, thói quen lâu đời về sự quan tâm, coi trọng việc học tập. Sự nỗ lực học tập cũng như các biểu hiện về mục tiêu học tập tạo động lực cho sự quan tâm và nỗ lực này của một cộng đồng, đã hình thành trong lịch sử, trở nên tương đối ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được thể hiện trong tâm lý, lối sống của cộng đồng. Nội dung bản sắc này hình thành do điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Việt Nam và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc (đặc biệt là đạo Nho). Biểu hiện rõ nét thông qua việc quan tâm chăm lo, phát huy giá trị tích cực của bản sắc này trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, từ thành thị tới nông thôn, các tấm gương hiếu học được nêu cao tuyên dương, hình thành các làng hiếu học… Hiếu học và tinh thần “tôn sư trọng đạo” đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nó góp phần định hướng giá trị trong quá trình phát triển xã hội. - Phong tục tập quán: có thể hiểu là những thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém. Phong tục tập quán Việt Nam đều xuất hiện từ lâu đời và mỗi một phong tục tập quán lại có những lịch sử hình thành khác nhau. Mỗi một phong tục tập quán đều mang trong mình tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền thể hiện nét đặc trưng của chúng. Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen và nếp sống của cộng đồng xã hội nên phong tục tập quán được xem là các quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục ăn sâu và bén rễ bền chặt trong nhân dân. Nó tạo nên một nét đẹp giá trị tinh thần cho mỗi cộng đồng Việt Nam cũng như cho toàn thể quốc gia Việt Nam khi sánh vai với các cường quốc trên thế giới. 1.3.3. Biểu hiện của Bản sắc văn hóa dân tộc Nước ta có 54 dân tộc anh em, do đó, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được biểu hiện thông qua lòng yêu quê hương, đất nước, tinh 7
  12. thần đoàn kết, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bản sắc VHDT Việt Nam được biểu hiện với 3 tầng kết cấu khác nhau như sau: - Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa. - Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa. - Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa. 1..3.4. Đặc trưng cơ bản Bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa. Là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay. Bản sắc VHDT mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu. Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù… Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau. Do đó, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. 2. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 2.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc. Cốt cách của một dân tộc chính là những nét đặc sắc được thể hiện qua tính cách, qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Biểu hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền 8
  13. văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Nhờ đó, nền văn hóa dân tộc mới không bị "hòa tan" hay "lai căng", mất bản sắc. Giữ được cốt cách dân tộc sẽ giúp dân tộc thích ứng được với những cái mới và "dân tộc hóa" cái mới để biến nó thành tài sản của dân tộc, mang hồn của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh sự tiếp biến kỳ diệu của nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện bị nước ngoài xâm lược. Đó là sự tiếp biến giữ được cốt cách dân tộc, đồng thời phát triển được bản sắc dân tộc trước những thách thức của lịch sử. Đây là một truyền thống, một "cốt cách dân tộc" cần được phát huy trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với giữ gìn cốt cách dân tộc là một nguyên tắc luôn cần được tôn trọng trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Giữ gìn bản sắc VHDT là cơ sở củng cố ý thức tự tôn dân tộc và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tự là tự mình, tôn là đề cao. Tự tôn là tự mình coi trọng mình. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở ý thức tự giác của cả cộng đồng dân tộc. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Văn hóa phải đi sâu vào tâm lý quốc dân" để từ đó văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Ý thức tự tôn dân tộc được củng cố thông qua việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mà cả đối với quá trình phát triển nói chung, phát triển kinh tế nói riêng. Ý thức đó có thể trở thành sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển Hội nhập quốc tế là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Nó tạo ra một môi trường thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất một cách mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc có trình độ phát triển khác nhau. Sự bất bình đẳng này không chỉ biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa, đe dọa bị đồng hóa, đánh mất bản sắc văn hóa của các dân tộc có trình độ phát triển thấp hơn. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc gia sẽ góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, bảo đảm cho sự phát triển của dân tộc giữ vững được độc lập, tự chủ trên mọi phương diện. Ý thức tự tôn dân tộc không chỉ để khẳng định mình với dân tộc khác mà còn giúp dân tộc đó có thái độ đúng mực với cái mới, cái hiện đại. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Đó là nền tảng tinh thần cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên. 9
  14. 2.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là góp phần phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một mặt, phải gắn liền với chống lạc hậu, lỗi thời "trong phong tục, tập quán, lề thói cũ"; mặt khác, giữ gìn phải biết lọc bỏ - bổ sung - phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời sống hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là không ngừng xác lập một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy tính sáng tạo của dân tộc. Đó chính là sức sống nội lực của một dân tộc trong quá trình phát triển bền vững. Đa dạng, phong phú không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế. 2.4. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trải dài theo năm tháng của lịch sử, mỗi dân tộc hun đúc cho mình rất nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống đó được lưu giữ, bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng những yêu cầu phát triển của lịch sử. Trong thực tế, lòng yêu nước, yêu lao động, yêu chuộng hòa bình và nhiều giá trị nhân văn khác đã trở thành sức mạnh tinh thần giúp mỗi dân tộc vượt qua những gian nan thử thách để phát triển ngày càng vững mạnh. Những tinh thần đó tiếp tục được bổ sung những nhân tố mới, cách thức biểu hiện mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế. Ngày nay yêu nước không chỉ để chiến thắng kẻ thù xâm lược mà còn là để xây dựng một dân tộc phát triển về mọi mặt để có thể "sánh vai" cùng các dân tộc khác trên trường quốc tế. Yêu nước, yêu lao động không chỉ là trân trọng đất nước và quý trọng lao động mà còn là động lực để dân tộc đó không ngừng vươn lên những tầm cao của tri thức, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả lao động, tạo ra những hàng hóa có sức cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa các nước khác trên thị trường quốc tế. Yêu chuộng hòa bình là để bảo vệ sự ổn định, phồn vinh không chỉ cho mỗi dân tộc mà còn cho một thế giới tốt đẹp... Đó là những giá trị phù hợp với thời đại ngày nay. 2.5. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với bảo vệ mối quan hệ hòa hợp giữa con người với tự nhiên và xã hội. Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể tách rời thế giới đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt về mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội không chỉ là môi trường sống mà còn 10
  15. là môi trường văn hóa, nơi những giá trị văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc hình thành, tồn tại và phát triển. Để giữ gìn văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa nói riêng, tất yếu phải bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát huy cách ứng xử văn hóa với tự nhiên và xã hội được coi như một bảo đảm cho sự ổn định và phát triển 3. Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. 3.1. Thực trạng về bản sắc văn hóa dân tộc trong xã hội hiện nay Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng và lâu đời. Nền văn hóa đó gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển của đất nước. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có ba lớp văn hóa đan xen thể hiện ba giai đoạn phát triển của nền văn hóa Việt Nam: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Ba lớp văn hóa này cũng chính là ba giai đoạn phát triển của văn hóa Việt Nam: từ nền Văn hóa Đông Sơn với sự hình thành của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, tiếp theo đến thời kỳ chống Bắc thuộc qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, cuối cùng là văn hóa Việt Nam hiện đại với khởi nguồn là chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Bên cạnh đó, cộng đồng 54 dân tộc (1 dân tộc đa số và 53 dân tộc thiểu số) sống trên đất nước ta đều có những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng được bổ sung cho nhau, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam; đồng thời cũng mang những nét tương đồng, tạo nên một thể thống nhất mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Các thành tựu văn hóa của các dân tộc anh em góp phần củng cố sự thống nhất dân tộc – cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và đại đoàn kết các dân tộc và phát huy tính đa dạng văn hóa của bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn, đã và đang tạo ra môi trường giao lưu văn hóa rộng lớn, góp phần tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng góp phần quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh quốc tế mới với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, văn hóa dân tộc cũng chịu những tác động trái chiều, rõ nhất là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự lấn át của các phương tiện truyền thông mới, internet, mạng xã hội. Chưa kể, hiện nay các đối tượng thù địch, phản động đã coi văn hóa là một trận địa mới để chống phá nên đã không ngừng thực hiện các âm mưu, thủ đoạn tinh vi, khó lường. Từ thực tiễn cho thấy trong quá trình toàn cầu hóa, nhất là với lĩnh vực văn hóa, nếu không có bộ lọc đủ mạnh, thiếu bản lĩnh và tính sáng tạo sẽ nguy cơ dẫn tới tiếp thu một cách thụ động, vội vã, ồ ạt, từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng nguồn 11
  16. lực, sức mạnh nội sinh trong nước bị những yếu tố ngoại sinh lấn át, chi phối, từ đó làm triệt tiêu tính đa dạng văn hóa dân tộc, tự đánh mất bản sắc, cội rễ và truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Tình hình đó đòi hỏi Đảng ta có phương hướng chiến lược cùng các nhiệm vụ và giải pháp để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá nước nhà. 3.2. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta về việc gìn gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển bởi: “Văn hóa... là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tiếp tục khẳng định quan điểm xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhiệm vụ giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy, trong suốt thời gian quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc cũng có những bước tiến quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự giao lưu và giao thoa văn hóa cũng 12
  17. diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn đảm bảo tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã phát huy tác dụng to lớn đối với thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà. Kết quả thực hiện Nghị quyết đã tạo cho nền văn hóa Việt Nam có được nhiều giá trị, diện mạo và sắc thái văn hóa mới, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng. 3.3. Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc là trách nhiệm của mỗi cá nhân và xã hội. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, mọi cá nhân và tổ chức cần xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Một là: tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho toàn thể cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và hiệu quả hoạt động của những người trẻ trong việc tham gia giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Việc thực hiện giải pháp này giúp cho các bạn trẻ nhận thức sâu sắc và đầy đủ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mọi cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó ra sức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc, không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, giữ vững bản chất truyền thống của ông cha đã dày công vun đắp, tạo dựng nên, huy động nguồn trí tuệ tài năng của sức trẻ, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Hai là: nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng về xây dựng và phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.. Ba là: tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; đồng thời, hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục để tạo dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân. Bốn là: xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại và đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết 13
  18. thực. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc với tinh thần chủ động để vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa vượt qua các thách thức, nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Năm là: tiếp tục hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Sáu là: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh phòng, chống và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Môi trường văn hóa có vai trò quan trọng to lớn, trực tiếp nuôi dưỡng, phát triển những giá trị của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới, nó góp phần nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tình cảm cách mạng, xây dựng nhân cách con người mới vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, vừa phát huy bản chất truyền thống, góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Môi trường văn hóa phải được coi như là “phên dậu”, như “rào chắn” có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn và “miễn dịch” trước những tác động, ảnh hưởng, xâm nhập và phá hoại của các hiện tượng phản văn hóa của âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc. Các công trình đều hướng tới việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản sắc VHDT Việt Nam. Trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói riêng, theo tôi được biết vấn đề giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT đã được nhiều giáo viên các môn học quan tâm và nghiên cứu, trong đó có bộ môn Lịch sử. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua việc tổ chức tiết dạy thực hành chủ đề 7 Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử 10 – Bộ sách Cánh diều). 2. Thực trạng giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trong môn Lịch sử tại trường THPT Diễn Châu 5 Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Nội dung này đã và đang được thực hiện ở nhiều môn học trong nhiều trường THPT nói chung và trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng. 14
  19. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, bộ môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Để tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng và tại các trường THPT nói riêng, tôi đã tiến hành khảo sát, trao đổi ý kiến bằng phiếu điều tra đối với một số giáo viên dạy bộ môn Lịch sử tại các trường THPT trong huyện và học sinh tại trường THPT Diễn Châu 5. 2.1. Về phía giáo viên - Nội dung khảo sát: Nhận thức của giáo viên về giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT cho HS ở trường THPT. - Đối tượng khảo sát: Giáo viên dạy môn Lịch sử tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. - Số lượng cụ thể : 15 giáo viên - Thời gian khảo sát: Tháng 4/2023 . - Phiếu khảo sát GV (Phụ lục 01) và Kết quả khảo sát GV (Phụ lục 2). - Sau khi khảo sát, thu thập, tổng hợp ý kiến của các giáo viên đã cho kết quả như sau: Nội dung 1: Theo Thầy/cô, việc triển Nội dung 2: Theo thầy/cô hoạt động giáo khai hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc và phát huy bản sắc VHDT trong dạy VHDT đóng vai trò như thế nào đối với việc học Lịch sử cho học sinh có quan trọng hình thành và phát triển phẩm chất, năng không? lực cho học sinh ? 20 26,6 73,4 80 Rất quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không quan trọng Biểu đồ 1 Biểu đồ 2 15
  20. Nội dung 4. Thầy (cô) có thường xuyên ứng Nội dung 3: Thầy (cô) có thường xuyên dụng phương pháp dạy học tích cực để triển triển khai hoạt động giáo dục ý thức giữ khai hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát gìn và phát huy bản sắc VHDT trong dạy huy bản sắc VHDT trong dạy học Lịch sử cho học Lịch sử cho học sinh không ? học sinh không ? 13,3 13,3 86,7 86,7 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Biểu đồ 3 Biểu đồ 4 Nội dung 5. Việc triển khai hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT tại các trường THPT của Thầy/Cô có thuận lợi không? 6,7 13,3 80 Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi Biểu đồ 5 Dựa trên kết quả khảo sát ở các biểu đồ 1, 2, 3, 4, 5 cho thấy phần lớn giáo viên đều nhận thức rõ việc triển khai hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học rất quan trọng đối với học sinh (73,4%) và hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Điều này cho thấy các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ý thức này đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Tuy nhiên, số lượng các giáo viên thường xuyên triển khai hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT trong dạy học Lịch sử còn chưa nhiều (thường xuyên: 13,3%, thỉnh thoảng: 86,7%). Do đó, số lượng giáo viên ứng dụng phương pháp dạy học tích cực để triển khai hoạt động giáo dục này chưa cao. Mặc dù vậy, những giáo viên này cũng đã có sự cố gắng và sáng tạo và nâng cao kiến thức và phương pháp dạy học để giáo dục học sinh một cách tốt nhất. Đối với các giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT tại các trường THPT đều gặp nhiều khó khăn (chiếm 80%). Do đó, để có thể phát huy hoạt động giáo dục ý thức giữa gìn và phát huy bản sắc VHDT ở các trường THPT một cách hiệu quả cần 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2