intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động lao động sản xuất

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là giáo dục phẩm chất, năng lực thông qua lao động sản xuất cho học sinh ở trường THPT đã đạt một số thành công nhất định. Tôi muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục phẩm chất, năng lực thông qua lao động sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động lao động sản xuất

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những con người toàn diện, phát triển những phẩm chất năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có nhiều bước chuyển mình, đa số các gia đình đều có kinh tế khá giả. Con em của học có điều kiện học tập tốt hơn. Hầu như các gia đình đều đặt mục tiêu học tập của con em mình là phải học thật giỏi, họ đã quên mất bên cạnh việc học kiến thức trong sách vở, thì vấn đề lao động hình thành kỹ năng, năng lực trong lao động, ý thức công việc, ý thức lao động đóng vai trò không kém phần quan trọng. Lao động tạo ra của cải vật chất, tạo ra sản phẩm phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Tự mình tạo ra sản phẩm phục vụ bản thân mà không phụ thuộc người khác. Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động rất mờ nhạt trong các trường THPT. Nhưng đây là hoạt động hết sức quan trọng. Hoạt động này rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, năng lực cũng như các phẩm chất tốt đẹp của người lao động như cần cù, tỉ mỉ, kỉ luật…Nếu không tổ chức hoạt động giáo dục lao động dễ phát sinh tâm lý lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại, ăn bám, coi thường lao động chân tay. Hiện nay, trong mỗi gia đình các bậc phụ huynh đang làm thay những công việc đáng lẽ ra học sinh phải biết làm và làm được. Bố, mẹ chỉ yêu cầu con mình học, học và học, họ vô tình đã cướp đi quyền được làm việc, được lao động của con mình. Các em học sinh hầu như mất khả năng nhận biết thế giới xung quanh qua lao động, và hầu như không có năng lực lao động hoặc năng lực lao động rất hạn chế, có không ít học sinh THPT chưa tự phục vụ được bản thân, chưa nấu được một bữa ăn cho gia đình, thậm chí còn chưa biết nấu cơm. Vậy, làm thể nào để hình thành, phát triển và thúc đẩy vấn đề Lao động ở học sinh THPT? Làm thế nào để hình thành được phẩm chất, năng lực lao động cho học sinh? Là một nhà giáo dục, tôi luôn luôn suy nghĩ về những câu hỏi đó. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề tài: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động lao động sản xuất. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Từ thực tiễn những vấn đề nắm bắt được thông qua hoạt động lao động, sản xuất của học sinh THPT. 1
  2. - Từ thực tiễn của công tác giáo dục phẩm chất, năng lực thông qua lao động sản xuất cho học sinh ở trường THPT đã đạt một số thành công nhất định. Tôi muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục phẩm chất, năng lực thông qua lao động sản xuất. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng vấn đề lao động của học sinh THPT. - Phân tích thực trạng về giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT. - Phân tích, xác định nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT. 3. Đối tượng và giới hạn của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT thông qua hoạt động lao động sản xuất từ năm học 2018 - 2019 cho đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, công trình của tôi sử dụng các phương pháp: 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: - Phương pháp phân tích tổng hợp, giải thích. - Phương pháp khái quát hóa. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. - Phương pháp so sánh, đánh giá. - Phương pháp phỏng vấn, vấn đáp. 4.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê theo kết quả điều tra (sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu). 2
  3. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm, mục đích của lao động “Lao động là vinh quang”. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm phục vụ, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. - Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội. - Lao động là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất. - Lao đông là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội. - Lao động là một yếu tố làm con người hoàn thiện hơn. Trong quá trình tiến hoá của loài người. Người hiện đại (homo. Sapien) được phát sinh từ vượn người. Khi mới xuất hiện người nguyên thuỷ đã biết săn bắt, hái lượm. Họ biết chế tạo ra công cụ lao động nhằm đạt hiệu quả cao trong lao động. Từ chỗ con người chỉ biết săn bắt, hái lượm họ đã chuyển sang kiểu lao động trồng trọt, chăn nuôi, từ đó ngành nông nghiệp ra đời và ngày càng phát triển. Lao động được cộng đồng, xã hội gìn giữ, được lưu truyền, kế thừa từ đời này sang đời khác. Lao động là cơ sở, là nền tảng giúp con người tạo ra của cải vật chất mà ít phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhờ lao động con người nhanh chóng trở thành loài thống trị, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loài khác. Nhờ lao động con người đã tạo ra những sản phẩm phục vụ bản thân, tạo ra làng mạc, đô thị xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn Lịch sử phát triển của loài người, con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng trong lao động sản xuất. Cách mạng công nghiệp ở thế kỷ 18, con người đã tạo ra nhiều loại máy móc, công cụ lao động để nâng cao năng suất trong lao động. Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng công nghiệp này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp kéo dài 17 thế kỷ. Trước đó con người chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp, lao động thủ công, sức nước, sức gió và sức kéo động vật. Cuộc cách mạng đã làm cho lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Là bước chuyển mình từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới dựa trên cơ sở khoa học. Cách 3
  4. mạng xanh trong nông nghiệp đã làm năng suất lao động của con người tăng vượt bậc, sản phẩm mà con người tạo ra nhiều hơn, phẩm chất tốt hơn. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ những năm 1970 của thế kỉ 19 với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa trong lao động sản xuất. Việt Nam cũng được hưởng lợi rất lớn từ những cuộc cách mạng trong lao động sản xuất. Năng suất, chất lượng các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam đang dần có chỗ đứng trên toàn thế giới, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Lao động có thể chia thành dạng lao động chân tay và lao động trí óc. Giáo dục cần tạo ra những thế hệ học sinh toàn diện trên mọi lĩnh vực. Ngoài việc giảng dạy kiến thức hình thành năng lực trong học tập, cũng cần chăm lo giáo dục năng lực, phẩm chất trong lao động. Thông qua hoạt động lao động trong nhà trường giúp học sinh rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện các phẩm chất như cần cù, tiết kiệm, kỉ luật… Ngoài ra hoạt động lao động trong trường học còn giúp học sinh bước đầu định hướng, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 1.2. Vấn đề giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh trong lao động Các yếu tố của giáo dục bao gồm: Giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng đến hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Bởi vì nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo chính quy, có nội dung phương pháp giáo dục khoa học phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục gia đình được tiến hành trong suốt cả cuộc đời mỗi con người, hình thành nên phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân. Giáo dục hình thành năng lực lao động xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân. Mỗi con người khi sinh ra, muốn tồn tại trước tiên phải có kỹ năng lao động, tìm kiếm nguồn thức ăn, biết tư duy, phân tích để tạo ra sản phẩm có thể sử dụng, biết xử lý các sản phẩm mình đã tạo ra. Giáo dục cho học sinh có năng lực lao động góp phần phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ đó giúp học sinh nhận ra giá trị của lao động, giá trị của bản thân, giá trị của những người đã tạo ra sản phẩm mà các em đang sử dụng. Hoạt động lao động tạo điều kiện cho học sinh tham gia lao động sản xuất, để các em cảm nhận được niềm vui khi tự mình tạo ra của cải vật chất. Từ đó các em yêu lao động và cảm thấy tự hào trong lao động 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong trường THPT đặc biệt là các trường THPT ở vùng trung du miền núi, vấn đề cho học sinh tiến hành các buổi lao động là không thể thiếu. Các buổi lao động đó BGH nhà trường thường phân chia theo lớp và do giáo viên chủ nhiệm chỉ 4
  5. đạo tiến hành theo lớp. Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đưa ra các giáo án, đề tài. Trong các công trình nghiên cứu đó đã làm nổi bật mục đích, hoạt động, giải pháp và tầm quan trọng của quá trình lao động. Tuy nhiên những bài viết, giáo án, công trình nghiên cứu đó đang mang tính hàn lâm, chưa đi vào cụ thể, chưa sát với thực tế địa phương và thực hiện trên quy mô nhỏ. Bằng thực tiễn trong quá trình dạy học, làm công tác đoàn trong nhiều năm và thường xuyên, trực tiếp tham gia chỉ đạo, lên kế hoạch, phân công trong quá trình lao động của học sinh. Tôi nhận thấy thực trạng, thái độ, năng lực lao động của học sinh và mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lao động của học sinh trong trường THPT. 2.2. Thực trạng, lối sống và năng lực lao động của học sinh THPT hiện nay Trong thời gian gần đây đạo đức, lối sống của học sinh THPT có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp. Hiện tượng học sinh tham gia vào các tai, tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những học sinh chậm tiến. Ở những học sinh này trong các buổi lao động tập thể của lớp, của trường thường trốn tránh, điểm danh qua loa rồi bỏ đi chơi. Những học sinh này không tham gia hoặc tham gia rất hời hợt. Còn ở những học sinh khá giỏi chỉ biết học tập, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo từ gia đình trong công việc hằng ngày cũng như lao động, phụ huynh không yêu cầu con họ phải làm, mà họ làm thay phần việc đáng lẽ ra con họ phải biết làm và làm tốt. (Hình ảnh một số học sinh tiến hành công việc hời hợt, không có dụng cụ lao động) 5
  6. Khảo sát năng lực lao động của học sinh ở trường THPT Thanh Chương 3. (phỏng vấn học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm) Câu 1. Ở nhà em có giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà không? A. Tự nguyện, thường xuyên làm B.Tự nguyện, thỉnh thoảng làm. C. Bố, mẹ bắt mới làm D. Chưa bao giờ làm. Kết quả Đáp án A B C D Tổng Số lượng 7 23 51 44 125 Tỉ lệ 5,6% 18,4% 40,8% 35,2% 100% Câu 2. Em đã bao giờ làm đất trồng rau chưa? A. Thường xuyên làm B. Thỉnh thoảng làm. C. Chưa bao giờ làm. Kết quả Đáp án A B C Tổng Số lượng 11 29 228 268 Tỉ lệ 4,10% 10,82% 85,08% 100% Câu 3. Em có biết quy trình làm đất và quy trình trồng rau không? A. Biết rất rõ. B. Biết một ít. C. Không chắc chắn lắm. D. Không biết. Kết quả Đáp án A B C D Tổng Số lượng 5 12 23 114 154 Tỉ lệ 3,25% 7,79% 14,93% 74,03% 100% Câu 4. Bố, mẹ em có hướng dẫn em làm việc nhà không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ. Kết quả Đáp án A B C Tổng Số lượng 15 89 108 212 Tỉ lệ 7,08% 41,98% 50,94% 100% 6
  7. Câu 5. Cảm nhận của em sau khi giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà? A. Vui vẻ, hứng khởi. B. Không thoải mái. C. Bị ép buộc, khó chịu. D. Không quan tâm. Kết quả Đáp án A B C D Tổng Số lượng 6 58 79 87 230 Tỉ lệ 2,61% 25,21% 34,35% 37,83% 100% 2.3. Một số hạn chế, nhược điểm ảnh hưởng Hiện nay thời gian dành cho vấn đề lao động trong trường THPT còn ít. Chúng ta quan niệm “trường học là nơi học kiến thức sách vở” chưa chú trọng công tác lao động. Học sinh chủ yếu chỉ biết học, nhồi nhét kiến thức sách vở, học chính khoá, học thêm, học lò ôn luyện vào ngày nghỉ, thậm chí cả buối tối. Ngày chủ nhật Đoàn thanh niên phát động chủ nhật xanh nhưng một số học sinh bận học không tham gia hoặc tham gia rất hời hợt. Công tác quản lý, chỉ đạo rèn luyện năng lực lao động của giáo viên còn chưa sát sao, cụ thể. Nhiều giáo viên coi nhẹ các buổi lao động của học sinh, chỉ giao công việc cho học sinh không hướng đẫn chi tiết cụ thể. Người lớn chưa coi trọng các sản phẩm do học sinh lao động làm ra. Người lớn chỉ coi công việc lao động của học sinh là “làm cho có” vậy thôi. Họ chỉ coi những buổi lao động của học sinh chủ yếu là đi dạo chơi. Quan điểm “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” nên những buổi lao động của học sinh không được người lớn đánh giá cao. Người lớn cũng thiếu hiểu biết về tâm sinh lý của học sinh. Tuổi THPT đánh dấu sự phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, từ giọng nói đến cơ thể đều phát triển nhanh, các em đều có khát khao thể hiện bản thân, thích làm người lớn, muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình, không muốn người lớn can thiệp vào công việc riêng tư của mình. Những công việc được giao chưa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực của học sinh. Phần lớn các trường THPT khi cần việc gì là cho học sinh làm việc đó hoặc cho học sinh góp tiền để thuê mướn. Nhận thức sai từ gia đình, hầu hết các gia đình hiện nay đều có kinh tế khá giả. Các bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến vấn đề học tập của con mình, chưa quan tâm thoả đáng đến những năng lực cần có ở mỗi cá nhân. Họ yêu cầu con em mình học thật giỏi đỗ đạt vào các trường đại học tốp một, không cần quan tâm con họ có thể làm được gì. 7
  8. Ở các trường THPT cũng như giáo viên chủ nhiệm quản lý lao động chưa thực sự sáng tạo, tạo ra sự hứng khởi, đam mê trong các buổi lao động. Chưa tạo động lực để các em hứng thú tìm giải pháp phát sinh trong lao động. II. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG 1. Tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tư tưởng lối sống học sinh Mỗi học sinh với cá tính, phong cách, thái độ, đặc điểm, hoàn cảnh gia đình, năng lực khác nhau. Môi trường sống tác động không nhỏ đến tư duy, thái độ, cách nhìn của học sinh về nhiều khía cạnh. Môi trường sống cũng ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử, năng lực lao động, thái độ làm việc của từng cá nhân. Với tôi, là một cán bộ Đoàn phụ trách các vấn đề thể dục, thể thao, xung kích tình nguyện, nên từ đầu năm học tôi quan tâm, tìm hiểu trước hết đến tâm lý học trò, sở thích, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ để bố trí công việc phù hợp nhất với từng học sinh. Tìm hiểu về vấn đề sức khoẻ, năng lực của học sinh. Đoàn trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh cá biệt, lười nhác, hay ỷ lại, tị nạnh với bạn bè trong công việc, những học sinh có sức khoẻ không tốt, học sinh có hạn chế về mặt lao động. Tìm hiểu về nơi ở của học sinh, những học sinh ở trọ, học sinh nhà xa trường, những học sinh cùng xã, cùng xóm để lập nhóm và bố trí công việc, dụng cụ hợp lý. (Tạo môi trường hứng thú trong lao động) 8
  9. 2. Truyền cảm hứng, đam mê Ngay từ khi còn là những mầm non trong Tổ chức Đội Thiến niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các em học sinh đã được giáo dục rằng: “Học tập tốt, lao động tốt” (Trích 5 điều Bác Hồ dạy) Chúng ta đều có thể thấy được rằng, từ rất lâu, các nhà trường dù ở cấp nào đi nữa ngoài rèn luyện đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh thì một yếu tố rất quan trọng đó là luôn coi lao động là việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Có như vậy, với sự tiến hành thường xuyên và có kế hoạch của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động , giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống. Không nằm ngoài mục đích đó, Nhà trường THPT càng chú trọng hơn trong công tác Giáo dục học sinh một cách toàn diện thông qua lao động trong nhà trường. (Hình ảnh học sinh lao động sơn lại cửa sổ lớp học và cầu thang của trường) 9
  10. (Hình ảnh học sinh lao động sơn lại cửa sổ lớp học và cầu thang của trường) Thế nhưng, lao động của học sinh THPT gần đây lại không được chú trọng một cách đúng mức, thậm chí còn bị coi nhẹ ở một số trường học, địa phương. Một số trường đã thu “tiền”, thuê nhân công lao động để thay thế phần việc đáng lẽ học sinh phải làm. Áp lực học tập và thi cử đôi khi trở thành “cái cớ” mà thầy cô và học sinh viện ra để né tránh vấn đề lao động, khiến cho việc lao động vốn dĩ đã không nhiều lại ngày càng ít đi. Đó là thực trạng đáng lo ngại trong thực tế hiện nay ở nhiều trường THPT, dấy lên mối nguy hiểm tiềm ẩn: học sinh mất dần ý thức – kĩ năng lao động và tự lao động, cũng chính là khiếm khuyết một phần kĩ năng sống cần thiết cho thế hệ tương lai. Bởi vậy, chúng ta cần nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề Lao động trong nhà trường nói chung và Lao động của học sinh THPT nói riêng. Đối với nhà trường, việc vận động lao động từ phía học sinh không chỉ tạo ra khuôn viên “xanh - sạch - đẹp” mà còn tạo ra một không gian học tập thân thiện, ý nghĩa, giàu giá trị giáo dục và giá trị nhân văn. Việc giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt lao động còn góp một phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, hoàn thiện kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho học sinh - đặc biệt là học sinh THPT một hành trang đầy đủ, vững chắc cho tương lai. 10
  11. Nhưng trên hết, Lao động có ý nghĩa trực tiếp và đặc biệt đối với chính bản thân học sinh. Như đã đề cập ở trên, lao động sẽ giúp học sinh rèn luyện ý thức - kĩ năng cho chính mình để có thể tự lo liệu cho bản thân trong tương lai, ngoài ra, đóng góp nhiều hơn cho công việc xã hội, bởi ngoài kiến thức sách vở thì rất nhiều hoạt động cần đến kĩ năng lao động chân tay, con đường đi đến thành công luôn cần đến sự toàn diện, phong phú về mặt kĩ năng. Việc lao động cũng hình thành ở học sinh tình yêu với lao động, từ đó biết trân trọng công sức của người khác và của bản thân, hiểu được rằng “Lao động là vinh quang”, không ngại khó ngại khổ. Chỉ có như vậy, học sinh mới dám dấn thân và kiên trì trên con đường lập nghiệp, xây dựng tương lai cho nước nhà. Ngoài ra, Lao động còn có những ý nghĩa dù nhỏ nhưng rất thiết thực như giải tỏa căng thẳng cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, tạo cơ hội để học sinh tự tôn tạo và chăm sóc cho môi trường sinh hoạt, học tập xung quanh mình,… Và hơn ai hết, giáo viên là người truyền cảm hứng, đam mê lao động cho học sinh. Không chỉ là người trực tiếp, hướng dẫn học sinh sinh hoạt lao động, giáo viên còn là người tạo phong trào lao động thiết thực, ý nghĩa để học sinh thêm hứng thú, yêu thích và lao động một cách tự giác, thường xuyên, thậm chí, trở thành một tấm gương điển hình trong lao động để học sinh học tập và noi theo. Giáo viên phải tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, tạo ra môi trường thân thiện. Giáo viên có phương pháp phù hợp kích thích, động viên học sinh làm việc tích cực, tự giác. (Hình ảnh học sinh lao động nấu ăn phục vụ khu cách ly Covid-19) 11
  12. (Hình ảnh học sinh lao động nấu ăn phục vụ khu cách ly Covid-19) 3. Giáo dục học sinh về văn hóa, ứng xử trong lao động Trong công việc, trong cuộc sống, trong tất cả các mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực, thông qua đó, người 12
  13. ta có thể đánh giá trình độ tri thức, khả năng, năng lực của con người, của một đất nước. Văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm. Trước hết là tạo văn hoá ứng xử với bạn bè. Trong mỗi lớp học thường được phân chia thành các tổ, nhóm. Các buổi lao động tập thể do BCH Đoàn trường phát động, có sự tham gia của nhiều lớp, mỗi lớp chia nhỏ công việc cho từng nhóm, tổ. BCH Đoàn trường sẽ tạo ra sự thi đua giữa các lớp, trong lớp tạo ra sự thi đua giữa các nhóm tổ. Chỉ tạo ra sự thi đua chứ không tạo ra sự ganh đua. Trên thực tế các buổi lao động mà tôi quan sát, thường có hiện tượng lớp này đưa thiếu hoặc đưa không đúng dụng cụ lao động thì sẽ đi “cướp” dụng cụ lao động ở lớp khác, gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Giáo viên cần tạo ra tập thể thân thiện, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Vấn đề về giờ giấc. Khác với các buổi học, khi vào học có hiệu lệnh. Các buổi lao động thì chỉ căn dặn học sinh có mặt vào lúc mấy giờ. Nên xảy ra hiện tượng học sinh đến muộn, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả lao động. Phải giáo dục học sinh luôn luôn phải đúng giờ hạn chế vấn đề đi muộn, tuyệt đối không được để người khác, tập thể phải chờ một cá nhân. Trong khi làm việc thì dùng ngôn ngữ giao tiếp phù hợp. Vấn đề này nên lấy ví dụ cụ thể minh hoạ, hoặc lấy các ví dụ ở các công ty nước ngoài. (Hình ảnh học sinh tập trung chuẩn bị tiến hành buổi lao động) Tạo sức mạnh về tinh thần, ý chí, quyết tâm của từng cá nhân và cả tập thể. Khối lượng công việc được giao trong các buổi lao động sẽ là thử thách về ý chí, quyết tâm và năng lực của từng cá nhân và cả tập thể lớp cũng như toàn trường. 13
  14. Thông qua hoạt động lao động rèn luyện cho các em về tinh thần, ý chí, tâm lý không bao giờ bỏ cuộc. Thông qua hoạt động lao động giáo dục cho học sinh thái độ làm việc tích cực, nhiệt tình, gương mẫu, không ngại khó khăn, gian khổ. Tránh tâm lý lười biếng, ỷ lại tập thể, dựa dẫm, ăn bám từ đó sinh ra thói ích kỉ, coi thường lao động. Trong công việc, rèn luyện học sinh luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó. 4. Tiến trình tổ chức hoạt động lao động Là cán bộ Đoàn phụ trách vấn đề xung kích tình nguyện của Đoàn thanh niên. Nên ngoài các buổi lao động ở trường với các dự án của Đoàn trường, chúng tôi thường xuyên có những hoạt động, những buổi lao động tình nguyện cùng với nhân dân địa phương. Những buổi lao động này thường diễn ra trên quy mô lớn, có nhiều lớp tham gia. Nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn lao động, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả buổi lao động. Những buổi lao động như vậy nếu không làm tốt khâu tổ chức, quản lý dễ dẫn đến để lại hình ảnh không tốt trong học sinh gây ra hiện tượng phản giáo dục, làm học sinh mất tin tưởng. Trước khi tiến hành hoạt động lao động cho học sinh, tôi sẽ khảo sát địa hình, đánh giá khối lượng công việc cụ thể. (Hình ảnh học sinh lao động trồng cây tại xã Cát Văn huyện Thanh Chương) 14
  15. (Hình ảnh học sinh lao động trồng cây tại xã Cát Văn huyện Thanh Chương) 15
  16. Sau khi đã tìm hiểu rõ về khối lượng công việc cụ thể, mục đích của buổi lao động tôi sẽ tiến hành xây dựng bảng mô tả công việc, mô tả công việc cụ thể cần phải làm, mức độ hoàn thành và phổ biến đến học sinh. Sau đó phân công nhiệm vụ cho từng lớp. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên các cơ sở như: Phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khả năng, năng lực của từng cá nhân, phù hợp giới tính. Nhiệm vụ được giao cho từng lớp thông qua đội ngũ cán bộ lớp, cùng với các bộ lớp đi thực tế tại địa điểm lao động và tiến hành phân công nhiệm vụ, chia phần lao động cho từng lớp. Ví dụ cụ thể: Lao động giúp địa phương trồng cây (10 lớp trong đó có 5 lớp 10 và 5 lớp 11). Khi phân công, lớp nào số lượng nữ nhiều hơn nam sẽ phân công ít hơn. Khối 11 sẽ được phân công nhiều hơn khối 10. (Những hình ảnh lao động của học sinh trong dự án “trồng rau cung cấp cho các cơ sở cách ly covid-19”do Đoàn trường phát động và thực hiện) 16
  17. Khi tiến hành lao động, trước hết yêu cầu học sinh đi đúng giờ, những học sinh đến muộn chịu hình thức phạt, mục đính rèn luyện cho học sinh thói quen về kỉ luật khi làm việc. Tập trung tất cả học sinh, kiểm diện, tìm hiểu lý do vắng. Những học sinh có sức khoẻ yếu sẽ giao việc nhẹ hơn. Cho lớp trưởng các lớp tiến 17
  18. hành kiểm tra dụng cụ lao động và nguyên liệu được phân công, trong kiểm tra phải tạo sự công bằng giữa những người làm cùng công việc. Sau khi đã làm xong công tác ổn định tổ chức, các lớp sẽ tiến hành công việc được giao, những học sinh chưa biết làm sẽ được hướng dẫn cụ thể theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Trong quá trình lao động tôi cùng với đội cờ đỏ của Đoàn trường sẽ tiến hành kiểm tra tiến độ, kỹ thuật. Nhắc nhở, đôn đốc học sinh chú ý an toàn trong lao động. Tạo ra sự thi đua giữa các chi đoàn trên cơ sở các tiêu chí như: kỹ thuật lao động, hiệu quả công việc, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, thời gian thực hiện. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực lao động. Sau khi tất cả các lớp đã tiến hành xong công việc, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá buổi lao động. Việc kiểm tra đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Chỉ tiêu mức độ an toàn trong lao động. Chỉ tiêu năng suất lao động. Chỉ tiêu thời gian lao động. Chỉ tiêu mức độ hoàn thành công việc. Chỉ tiêu vệ sinh môi trường. (Hình ảnh học sinh lao động vệ sinh tại xã Thanh Hoà, huyện Thanh Chương) 18
  19. 5. Nâng cao hiệu quả trong lao động. Hiệu quả đạt được ở học sinh thông qua hoạt động lao động đó là hình thành niềm tin trong tâm hồn học sinh rằng các em sẽ cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí của các em. Để các buổi lao động đạt kết quả cao nhất và hơn hết là rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi lao động. Giúp các em có những trải nghiệm thú vị trong lao động tập thể. Chúng ta cần có giải pháp giáo dục hợp lý. - Trước hết là khuyến khích, khích lệ, tạo hứng thú, tạo môi trường cởi mở thân thiện. - Nâng cao nhận thức, kĩ năng, năng lực lao động của học sinh thông qua lao động nhóm. - Xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết, cụ thể - Bố trí lao động phù hợp ví dụ, trong dự án trồng hoa hoặc trồng rau, việc bón phân chuồng cho hoa, rau thì bố trí cho học sinh gia đình làm nông nghiệp. - Tăng cường quản lý, giám sát - Làm tốt công tác đánh giá kết quả. Làm tốt công tác này sẽ tạo sự tin tưởng từ học sinh đối với tổ chức Đoàn. Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời. 6. Tổ chức các hoạt động lao động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường luôn được BGH nhà trường quan tâm đặc biệt và đây cũng là việc làm thường xuyên trong kế hoạch hoạt động của Đoàn trường. Cùng với các hoạt động trải nghiệm khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hành trình về nguồn, hoạt động tham quan mô hình…thì hoạt động lao động sản xuất cũng được BGH và Đoàn trường quan tâm đặc biệt. Trong những năm qua hoạt động lao động trải nghiệm do Đoàn trường phát động tổ chức thu hút rất nhiều học sinh tham gia và hưởng ứng rất nhiệt tình như: dự án trồng hoa cúc, bán hoa gây quỹ Đoàn, dự án trồng rau cung cấp cho các cơ sở cách ly covid 19…. Bằng các hoạt động lao động trải nghiệm ngoài giờ, Đoàn trường hướng dẫn học sinh cải tạo bãi đất hoang. Những buổi phát dọn cỏ dại, thu dọn gạch đá vụn, rác thải đồng thời cuốc xới, bón phân hữu cơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH Đoàn trường, khu đất hoang gần 700m2 trở thành vườn hoa đẹp. Vườn hoa làm vừa làm đẹp cho khuôn viên của nhà trường, vừa là nơi cho học sinh thêm yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan nhà trường và hơn hết vườn hoa phục vụ rất nhiều cho mỗi dịp lễ hội, trồng hoa số lượng lớn đã góp một phần không nhỏ vào việc tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền mua hoa cho nhà trường. Không dừng lại ở đó, 19
  20. hoa do học sinh trồng và chăm sóc còn được các em đem đi bán trên địa bàn lân cận. Hình ảnh học sinh Thanh Chương 3 với những giỏ hoa tươi. Theo sự phân công của Đoàn trường, người cắt hoa, người gói, người vận chuyển, người bán, phục vụ trong các dịp lễ tết. Nhằm giúp học sinh biết được khả năng của mình, có thái độ đúng đắn trước những vấn đề thực tiễn, tự tin bước vào cuộc sống, biêt chịu trách nhiệm về những hành vi của bản thân, biết phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình, Đoàn trường đã tổ chức cho học sinh tham gia các buổi lao động trải nghiệm thực tế. Với mô hình “một ngày làm nông dân”, học sinh tự trồng và chăm sóc vườn rau, trồng hoa, chăm sóc hoa, thu hoạch sản phẩm, và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra những buổi lao động như bắt ốc bươu vàng giúp bà con nông dân, nấu cháo và phát cháo miễn phí tại bệnh viện, làm thuỷ lợi giao thông nội đồng…Thông qua các buổi lao động trải nghiệm học sinh được hòa mình vào thiên nhiên, học sinh sẽ hình thành tư duy thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng xử và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phong phú, đa dạng, từ đó, học sinh sẽ ngày càng tự tin, phát triển toàn diện hơn. (Những hình ảnh lao động của học sinh trường THPT Thanh Chương 3 trong dự án trồng hoa) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2