intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn tập tác phẩm Vội vàng – chương trình Ngữ Văn 11

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:44

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp học sinh nắm chắc được một tác phẩm, một đơn vị kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 11 mà quan trọng hơn, qua đây học sinh có thể hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề trong những tác phẩm, những bài học về sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh ôn tập tác phẩm Vội vàng – chương trình Ngữ Văn 11

  1. 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu   Phong trào Thơ mới  có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển   của văn học dân tộc. Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng thi ca vĩ đại  nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Nó không chỉ là cuộc hiện đại hoá, thoát  khỏi thơ trung đại mà nó còn làm cho thơ Việt thoát ly khỏi thơ  Đường luật   Trung Hoa hàng nghìn năm và chắp nối thơ Việt với thơ toàn thế giới. Trong   phong trào Thơ  mới, Xuân Diệu có một vị  trí danh dự, là một trong ba đỉnh   cao của phong trào này. Với một sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ,   Xuân Diệu có đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại và xứng đáng  với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sỹ lớn.    Trong số  những sáng tác của Xuân Diệu, bài thơ  Vội vàng được đánh  giá là tác phẩm tiêu biểu nhất nhà thơ trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm   thể hiện được quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh mới mẻ cùng những  cách tân độc đáo của hồn thơ Xuân Diệu.  Trong chương trình Ngữ  văn bậc THPT, bài thơ  “Vội vàng” có một vị  trí vô cùng quan trọng, là một phần kiến thức trọng tâm của chương trình  Ngữ  văn lớp 11, vì thế  đã  có rất nhiều tài liệu, rất nhiều công trình nghiên   cứu cho học sinh tham khảo. Tuy nhiên các công trình chủ  yếu tập trung vào   việc thẩm bình tác phẩm  mà chưa có nghiên cứu nào gắn tác phẩm với các  dạng đề cụ thể bám sát yêu cầu của chương trình học, đề thi THPT quốc gia   và đề học sinh giỏi để giúp học sinh ôn tập được thuận tiện và dễ dàng. Trên đây là những lí do chính của người viết khi chọn đề  tài “Hướng  dẫn học sinh ôn tập tác phẩm  Vội vàng – chương trình Ngữ Văn 11”  cho  sáng kiến của mình.  2. Tên sáng kiến: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TÁC PHẨM VỘI   VÀNG  – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11” 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Trần Thị Thanh Huyền 2
  3. ­ Địa chỉ  tác giả  sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khai Quang­  Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0976369307       Email: thanhhuyen255@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác giảng dạy của bộ  môn Ngữ  Văn mà trọng tâm  là phân môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn 11. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 26  tháng 02 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3
  4. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm ­ đặc trưng của tác phẩm thơ 1.1.1. Khái niệm về tác phẩm thơ Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Thơ có  lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện đầy đủ các đặc  điểm bản chất của thơ  không hề  dễ  dàng. Trong số  rất nhiều định nghĩa về  thơ  thì quan niệm dưới  đây của nhóm tác giả  Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,  Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn   học phản ánh cuộc sống, thể  hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh   mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển  thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999). 1.1.2 Đặc trưng của thơ ­  Thơ  là một thể  loai văn h ̣ ọc thuộc phương thức biểu hiện trữ  tình. Thơ tác động đến người đọc bằng sự  nhận thức cuộc sống, những liên   tưởng, tưởng tượng phong phú, yếu tố  trữ  tình giữ  vai trò cốt lõi trong tác   phẩm. Thơ la tiêng noi cua tinh cam con ng ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̉ ươi, nh ̀ ưng rung đông cua trai tim ̃ ̣ ̉ ́   trươc cuôc đ ́ ̣ ời. Thơ  chu trong đên cai đep, phân thi vi cua tâm hôn con ng ́ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̀ ười  ̀ ̣ va cuôc sông khach quan.  ́ ́ ̣ ­  Nhân vât trữ tinh ̣ ̀ ̉ ̉ ữ tinh, cai tôi tr ̀   (cung goi la chu thê tr ̃ ̀ ́ ữ tinh) la ̀ ̀  người trực tiêp cam nhân va bay to niêm rung đông trong th ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉ ̀ ̣ ơ  trươc s ́ ự  kiên. ̣   Nhân vật trữ tình là cai tôi th ́ ứ hai cua nha th ̉ ̀ ơ, găn bo mau thit v ́ ́ ́ ̣ ơi t ́ ư tưởng,   ̉ ̉ ̀ ơ. Tuy vậy, không thể  đông nhât nhân vât tr tinh cam cua nha th ̀ ̀ ́ ̣ ữ tinh v ̀ ơi tać ́  gia.̉           ­ Thơ thường có dung lượng câu chữ  ngắn hơn các thể loại khác  (tự  sự, kịch). Hệ  quả  là nhà thơ  biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập  trung hơn thông qua hình tượng thơ. Cảm xúc dồn nén, nhiều khi, cảm xúc  4
  5. vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn   ngoại”. Do đó, thơ tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng   tạo” để  phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở  để  tìm   kiếm ý đồ  nghệ  thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy  nghệ thuật của mỗi nhà thơ.            ­ Mỗi bài thơ  là một cấu trúc ngôn ngữ  đặc biệt. Sự  săp xêp cac ́ ́ ́  dong th ̀ ơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ  lam nên môt hinh th ̀ ̣ ̀ ưc co tinh tao hinh. ́ ́ ́ ̣ ̀   Đông th̀ ơi, s ̀ ự hiêp vân, xen phôi băng trăc, cach ng ̣ ̀ ́ ̀ ́ ́ ắt nhip v ̣ ưa thông nhât v ̀ ́ ́ ừa  ́ ́ ̣ ̣ biên hoa tao nên tinh nhac điêu. Hinh th ́ ̣ ̀ ưc ây lam nên ve đep nhip nhang, trâm ́ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ ̀   ̉ ́ ́ ̉ bông, luyên lay cua văn ban th ̉ ơ. Ngôn ngữ thơ  chu yêu la ngôn ng ̉ ́ ̀ ữ cua nhân ̉   ̣ ữ tinh, la ngôn ng vât tr ̀ ̀ ữ hinh anh, biêu t ̀ ̉ ̉ ượng. Y nghia ma văn ban th ́ ̃ ̀ ̉ ơ  muôn ́  ̉ biêu đat tḥ ương không đ ̀ ược thông bao tr ́ ực tiêp, đây đu qua l ́ ̀ ̉ ơi th ̀ ơ, ma do t ̀ ư ́ thơ, giong điêu, hinh anh, biêu t ̣ ̣ ̀ ̉ ̉ ượng thơ gợi lên. Do đo ngôn ng ́ ữ thơ thiên về  khơi gợi, giưa cac câu th ̃ ́ ơ  co nhiêu khoang trông, nh ́ ̀ ̉ ́ ững chô không liên tuc ̃ ̣   gợi ra nhiêu nghia, đoi hoi ng ̀ ̃ ̀ ̉ ươi đoc phai chu đông liên t ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ưởng, tưởng tượng,  ̉ ̣ thê nghiêm thi m ̀ ơi hiêu hêt s ́ ̉ ́ ự phong phu cua y th ́ ̉ ́ ơ bên trong.         ­ Ngôn ngữ thơ có 3 đặc trưng cơ bản:  + Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ  trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm.  Nhạc trong thơ  là nhạc của cảm xúc và tâm hồn. Nhạc điệu trong thơ  đa  dạng, tương ứng với sự đa dạng của cảm xúc.  + Ngôn ngữ  thơ  hàm súc: Đây là đặc trưng chung của ngôn ngữ  trong   tác phẩm văn chương nhưng do đặc trưng thể loại mà nó biểu hiện một cách  tập trung với yêu cầu cao nhất  trong ngôn ngữ thơ.  + Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm: Tính truyền cảm cũng là đặc trưng  chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, bởi tác phẩm văn học là sản  phẩm của cảm xúc người nghệ  sỹ  trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên  nhiên. Cho nên, ngôn ngữ  trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được  cảm xúc của tác giả  và phải truyền được cảm xúc của tác giả  đến người  đọc, khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do  đặc trưng của thơ  là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ  thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt.  Tóm lại, thơ  phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Thơ  là thơ  nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và  hình khối của chạm khắc (điêu khắc). Nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật  5
  6. độc đáo. Mỗi nhà thơ  sẽ  có cách tiếp cận, sử  dụng riêng vốn ngữ  toàn dân,  ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ nghệ thuật để đưa vào bài thơ.  1.2.Yêu cầu và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ Chúng ta biết rằng một tác phẩm thơ  là công trình nghệ  thuật mà nhà  thơ  mất bao công sức, bao trải nghiệm để  sáng tạo nên. Nó thật sự có giá trị  khi mang ý nghĩa đời sống,  ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư  tình cảm, nhận   thức của con người. Khi đọc hiểu tác phẩm thơ, chúng ta cần tiến hành theo   các bước sau đây: ­ Cần biết rõ tên bài thơ, tên tác giả, thời gian và hoàn cảnh sáng tác, đó  là cơ sở ban đầu để tiếp cận tác phẩm. ­ Đọc và quan sát bước đầu để  nắm chắc bài thơ. Qua việc đọc, phải  xác định được chủ đề, chủ thể trữ tình (chủ  thể  trữ tình thường xuất hiện ở  hai dạng: cái tôi trữ  tình và chủ  thể  trữ  tình  ẩn), đối tượng trữ  tình, hình   tượng trữ tình và giọng điệu chủ đạo của bài thơ. ­ Cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu,  kết cấu, các biện pháp tu từ,…  ­ Lí giải, đánh giá toàn bộ  bài thơ  cả  về  hai phương diện nội dung và  nghệ  thuật. Đặc biệt là phải chỉ  ra những đóng góp của tác giả  (phong cách   tác giả thể hiện qua tác phẩm) cho thơ và cho cuộc sống con người.  ­ Có cái nhìn liên tưởng, so sánh giữa các bài thơ, tác giả thơ (cùng viết   về  một chủ  đề, hình tượng cùng thời...) để  giải quyết được những đề  văn  tổng hợp hoặc mang tính lí luận về thơ. Đọc hiểu tác phẩm thơ  là một công việc khó khăn bởi phải huy động  vốn kiến thức về nhiều mặt (lịch sử xã hội, lịch sử văn học, xã hội học, tâm  lí học...). Nhưng có kiến thức chưa đủ, còn phải có cả khả năng cảm thụ, tức   là cần có sự nhạy bén về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp văn chương. Ngoài  ra còn phải nắm được phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ  theo loại thể,  phương pháp phân tích các khía cạnh của tác phẩm thơ  và đặt nó trong mối   quan hệ đa chiều với nhiều đơn vị kiến thức có liên quan. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Thực trạng dạy học môn Ngữ Văn trong trường THPT Qua tìm hiểu thực tế dạy học Ngữ văn và phần tại trường  THPT Nguyễn   Thái Học, cá nhân tôi tự  nhận thấy học sinh trong nhà trường chưa thực sự  hứng thú với môn Văn, đặc biêt là phần thơ.  6
  7. Về  phía giáo viên: mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học  văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ  chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến  việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như  việc chỉ  ra cho   người học con đường tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Giờ dạy học  tác phẩm thơ vẫn chưa bám sát vào đặc trưng thể loại, dạy học các tác phẩm  thơ  chưa đặt vào cái nhìn hệ  thống và tổng thể  nên kiến thức học sinh thu  được chưa chắc chắn và vững bền.  Về phía học sinh: tồn tại lớn nhất là thói quen thụ  động, quen nghe, quen  chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên  đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ  động tìm hiểu, khám phá   bài học. Học sinh chưa có hào hứng  và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình  cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh gặp rất  nhiều khó khăn. 1.2.2 Thực trạng dạy học tác phẩm  Vội vàng của Xuân Diệu Tình trạng dạy học tác phẩm Vội vàng cũng không là trường hợp ngoại  lệ trong dạy học văn hiện nay. Giáo viên vẫn là người truyền thụ tri thức, là  trung tâm của quá trình dạy học. HS tiếp thu thụ  động những tri thức được  quy định sẵn.  Đa số giáo viên chưa được chú trọng đến việc đổi mới phương  pháp, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học   sinh học thiếu hứng thú, thiếu sáng tạo, học sinh và giáo viên thiếu hợp tác và  vì thế, không rèn luyện được khả năng tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn  đề.  Mặt khác,  Vội vàng  là tác phẩm thơ  thuộc phong trào  Thơ  mới, bên  cạnh những đặc trưng riêng của thể  loại thì quá trình dạy học rất cần thiết   phải được đánh giá trong bối cảnh ra đời của tác phẩm với cái nhìn so sánh   với các tác giả trước và cùng thời để thấy  những đóng góp riêng của tác giả  trong quá trình đổi mới thơ ca nói riêng, đổi mới văn học nói chung.  Tác phẩm có dung lượng khá dài và nội dung đề cập đến nhiều vấn đề  của quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh, nghệ thuật thể hiện nhiều đổi  mới, cách tân táo bạo... Thời lượng hai tiết trong chương trình chính khóa  không thể khai thác sâu sắc nội dung, nghệ thuật tác phẩm, vì thế học sinh sẽ  khó khăn trong việc giải các dạng đề liên quan đến bài thơ. Như vậy, thực tiễn giảng dạy tác phẩm Vội vàng trong nhà trường phổ  thông vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Bởi vậy, việc hướng dẫn học sinh ôn  7
  8. tập tác phẩm Vội vàng có ý nghĩa thiết thực trong dạy học chương trình Ngữ  Văn THPT hiện nay. Chương 2: Hướng dẫn ôn tập bài thơ “Vội vàng” 1. Xuất xứ tác phẩm Bài thơ Vội vàng được sáng tác năm 1938, tin trong tập Thơ thơ, thi  phẩm đầu tay và ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu  biểu nhất của phong trào Thơ mới. 2. Nội dung và nghệ thuật bài thơ:  2.1 Nội dung:  Vội vàng  thể  hiện một quan niệm sống mới mang  ý nghĩa tích cực  nhằm phát huy cao độ  giá trị  của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện tại. Quan   niệm sống trên được nhà thơ diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ  mang màu sắc biện luận rất riêng . *Bắt đầu từ  một phát hiện mới: cuộc đời như  một thiên đường  trên mặt đất ­ Nhà thơ  đưa ra nhưng tuyên bố  rất lạ  lùng, đến kì dị, ngông cuồng:  muốn tắt nắng, buộc gió, đoạt quyền của tạo hóa để  chặn bươc đi của thời   gian để có thể vĩnh viễn hóa vẻ đẹp của cuộc đời. Tôi muốn …..bay đi ­ Nguyên nhân của những khao khát, ước muốn đó: nhà thơ phát hiện ra  một cõi thiên đường trên mặt đất, ở chính thời khắc hiện tại: Của ong bướm   ….cặp môi gần.  + Đó là một thế giới thật sống động, đang dậy sắc tỏa hương, một thế  giới ngập tràn âm thanh, ánh sáng….Cõi sống đầy quyến rũ ấy như đang vẫy   gọi,  chào mời bằng vẻ  ngọt ngào, trẻ  trung và như  có ý để  dành cho những ai  đang ở lứa tuổi yêu đương, ngọt ngào: đó là tuần tháng mật dành  cho ong bướm,  là hoa của đồng nội xanh rì, là lá của cành tơ phơ phất, là khúc tình si của những  lứa đôi… + Bằng con mắt xanh non biếc rờn nhà thơ còn phát hiện ra tháng giêng,  mùa xuân ngon như một cặp môi gần => Quan điểm thẩm mĩ mới: con người  là chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của cuộc sống.  *Đến  nỗi ám  ảnh về  số  phận mong manh của những giá trị  đời   sống và sự tồn tại ngắn ngủi của tuổi xuân. 8
  9. Khi khám phá ra cái đẹp đích thực của cuộc đời cũng là   lúc thi nhân  hiểu rằng điều tuyệt diệu này có số phận mong manh ngắn ngủi và sẽ nhanh  chóng tàn phai bởi không có gì là vĩnh viễn với thời gian. Nỗi ám ảnh đó làm   cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu lo âu,  bàng hoàng, thảng thốt.  Xuân đương tơi ….chẳng bao giờ nữa ­ Nhà thơ cảm nhận sâu sắc về sự trôi chảy của thời gian, mỗi khoảnh  khắc qua đi đều gắn với sự mất mát. ­ Xuân Diệu đồng nhất số  phận cá nhân mình với số  phận của mùa  xuân, tuổi trẻ để xót tiếc phần đẹp nhất của đời người. ­ Từ cảm nhận đó mà bức tranh thiên đường vụt biến thành li tán. Tất   cả  sông núi, gió mây, chim muông đều than thầm, hờn giận, sợ  hãi trước sự  trôi chảy của thời gian.  Niềm xót tiếc trước bước đi của thời gian được thể  hiện bằng những  hình  ảnh đối lập: lòng người rộng – lượng trời chật ; xuân thiên nhiên tuần  hoàn ­ tuổi trẻ của con người thì chẳng hai lần thắm lại  ; vũ trụ ­ cõi vô thủy  vô chung thì còn mãi mà con người – sinh thể sống đầy cảm xúc và khao khát  lại hóa thành hư  vô. Điều bất công này thôi thúc “cái tôi” cá nhân đi tìm sức  mạnh hóa giải.  * Những giải pháp điều hòa mâu thuẫn, nghịch lí  Từ nỗi ám ảnh về sự hữu hạn của cuộc đời tác giả đã đề  ra một giải   pháp táo bạo: con người không thể chặn đứng bước đi của thời gian mà chỉ có  thể chạy đua với nó bằng  một nhịp sống mới ­ cách sống vội vàng với một   tốc độ, một cường độ thật lớn. Ta muốn ôm……cắn vào ngươi Đoạn thơ  cuối như  những lời giục giã chính mình lại như  lời kêu gọi  thiết tha đối với thế  nhân được diễn đạt bằng một nhịp thơ  gấp gáp bộc lộ  vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, cuồng nhiệt yêu đời va yêu sống.  Lẽ   sống vội vàng bộc lộ một khát vọng chính đáng của con người, là  lời cổ động cho một lối sống tích cực, sống trong ý thức phát huy hết giá trị  của tuổi trẻ và cũng là của cái tôi. 2.2. Đặc điểm về nghệ thuật ­ Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. 9
  10. + Mạch cảm xúc thể hiện  ở nhữngc rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp cuộc   sống, ở cảm xúc vồ vập cuống quýt tận hưởng cuộc sống. + Mạch luận lí thể  hiện  ở  hệ  thống lập luận, lí giải về  lẽ  sống vội vàng,   thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi gắm đến bạn đọc được trình bày theo lối   quy nạp từ nghịch lí mâu thuẫn đến giải pháp. ­ Những cách tân mới mẻ  trong thể  thơ (câu dài ngắn đan xen) ; cách  diễn đạt mới, hình ảnh mới, ngôn từ mới… 3. Hướng dẫn học sinh giải các dạng đề từ tác phẩm 3.1 Dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 3.1.1 Nghị luận về một đoạn thơ  Đề  1:Cảm nhận của anh/chị  về  đoạn thơ  sau trong bài “Vội vàng” của   Xuân Diệu Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Dàn ý A. Mở bài: ­ Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ xuất sắc, một   trong ba đỉnh cao của phong trào thơ  mới, một trong những nhà thơ  tiêu biểu   nhất của thế kỉ XX, được mệnh danh là ông hoàng thơ tình. ­ Bài thơ  Vội vàng: là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, thành tựu nổi  bật của thơ mới. ­ Đoạn thơ: kết tinh được giá trị  của bài thơ  trên cả  hai phương diện   nội dung và nghệ thuật. 10
  11. B. Thân bài: I. Khái quát chung 1.  Xuất xứ tác phẩm: Bài thơ trích trong tập “Thơ thơ”(1938) ­ tập thơ đầu  tay của Xuân Diệu, được xem là một đỉnh cao của  phong trào thơ  mới.  Vội   Vàng là một trong những  sáng tác  đặc sắc nhất của tập thơ, tiêu biểu cho   phong cách nghệ  thuật của Xuân Diệu. 2. Vị trí, cảm nhận chung về đoạn thơ:  Đoạn thơ  thuộc phần đầu của tác phẩm,    ở  đoạn thơ  này tác giả  đã  khắc họa một bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn, tràn đầy sức sống  thể  hiện cảm hứng ngợi ca cuộc sống trần thế. Trong cấu t ứ  của bài thơ,  đoạn thơ  trên có ý nghĩa quan trọng giống như  cánh cửa mở  ra một thế  giới   nghệ thuật đặc sắc  với quan điểm thẩm mĩ mới mẻ và những cách tân nghệ  thuật độc đáo của một nhà thơ  được mệnh danh là “mới nhất trong các nhà   thơ mới”. II. Phân tích 1.Sáu câu đầu: phác họa bức tranh thiên nhiên  mang vẻ đẹp thi vị, tràn  đầy sức sống ­ Điệp ngữ này đây: lặp lại 5 lần trong 6 câu thơ ­> ý nghĩa:  + Tạo ra ngữ điệu liệt kê khiến hình ảnh thiên nhiên hiện ra cụ thể, rõ   nét. + Đứng ở vị trí đầu câu : tác giả đưa người đọc đến với thiên nhiên qua  những hình  ảnh thiên nhiên  ẩn chứa   vẻ  đẹp giống như  những món ăn tinh   thần được sắp đặt sẵn, cứ  theo nhau xuất hiện bất tận như  không bao giờ  hết. Cảm hứng ngợi ca cuộc sống trần thế toát lên qua từng câu chữ. ­ Thời gian: tuần tháng mật là một ẩn dụ mới mẻ, độc đáo từ cách nói  của người phương Tây chỉ  thời gian hạnh phúc của lứa đôi. Tác giả  đã sáng   tạo thành một  ẩn dụ  để  chỉ  sự  ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Qua đó,   thời gian được cảm nhận bằng tâm hồn, không còn là khái niệm trừu tượng  mà đầy ắp niềm  vui, niềm hạnh phúc. Bức tranh thiên nhiên được khắc họa  trong thời gian ấy cũng tràn đầy sức sống và niềm vui. ­ Hình ảnh “hoa của đồng nội xanh rì”: Hoa là biểu tượng của cái đẹp,  của sự  sống phát triển  ở  đỉnh điểm nhất. Hoa của đồng nội còn gắn với sự  mộc mạc. Hoa nổi bật trên vẻ  đẹp “xanh rì” tràn đầy sức sống. Bằng con  11
  12. mắt xanh non nhà thơ    khám phá vẻ  đẹp mới lạ  và sức hấp dẫn kì diệu  ở  những hình ảnh gần gũi và bình dị nhất.  ­ “Cành tơ  phơ  phất”: từ  láy  phơ  phất  gợi sự  vận động của cành lá  trong gió và vẻ  đẹp  mềm mại. Dường như  những cảnh vật đơn sơ  bình dị  nhất cũng  biết làm duyên, cũng ẩn chứa vẻ đẹp bất ngờ.  ­ Âm thanh: khúc tình si tiếng chim hót giống như khúc ca say đắm của   tình yêu đôi lứa. Trong con mắt của Xuân Diệu, thiên nhiên không chỉ tràn đầy   sức sống mà còn rất hữu tình. ­ Ánh sáng: ánh sáng ban mai mở  ra trong một không gian thanh khiết   trong trẻo và gợi cảm giác êm đềm, thi vị trong lòng người đọc. Ánh sáng đặt  trong sự  liên tưởng rất lãng mạn: nó giống như  ánh sáng được tỏa ra từ  đôi  mắt đẹp của người thiếu nữ. Liên tưởng này xuất hiện trong nhiều bài thơ  của Xuân Diệu làm cho cảnh sắc thiên nhiên mang vẻ đẹp tình tứ, kì ảo, thể  hiện quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu: lấy con người làm chuẩn mực, làm  thước đo cho mọi vẻ đẹp trên thế gian này. + Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa: không phải là một buổi sáng nào  đặc biệt mà mỗi buổi sớm mai, ngày nào cũng vậy, mở mắt ra đón chào bình  minh là đã thấy niềm vui. Mỗi ngày mới bắt đầu đều như có một vị thần Vui   đến gõ cửa. Câu thơ đã cho thấy cái nhìn tích cực với cuộc đời, thể hiện tình  yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.  =>Sáu câu thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp: + Thi vị tràn đầy sức sống, náo nức âm thanh, rực rỡ sắc màu và chan  hòa ánh sáng.  + Không chỉ  vậy, với cái nhìn của “ông hoàng thơ  tình”, tác giả  còn  thấy  ở  bức tranh thiên nhiên vẻ  đẹp bất ngờ  tình tứ  và lãng mạn. Những  hình ảnh cặp đôi: ong ­ bướm, yến ­ anh, âm thanh khúc tình si, thời gian tuần   tháng mật....tất cả đều gợi lên  liên tưởng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. + Bằng cái nhìn trẻ  trung, yêu đời của cặp mắt xanh non, biếc rờn,   Xuân Diệu khám phá trong những hình  ảnh thiên nhiên bình dị  quen thuộc  (ong bướm, lá hoa, chim muông.... những hình  ảnh quen thuộc trong cuộc  sống và thơ  ca) sức cuốn hút kì diệu. cho nên thiên nhiên không chỉ  là đối  tượng thẩm mĩ mà còn thể hiện quan niệm nhân sinh tiến bộ của nhà thơ.  2. Câu cuối:  Tháng giêng ngon như một cặp môi gần 12
  13. ­ Chọn thời gian để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên: tháng giêng là máng mở  đầu của mùa xuân, và trong cảm nhận của Xuân Diệu, mùa xuân là mùa đẹp  nhất, có ý nghĩa nhất, không chỉ  vì mùa xuân đem đến  sự  sống cho vạn vật  gắn liền với sự sinh sôi mà còn vì mùa xuân gắn liền với những ước mơ, dự  định về  tình yêu, hạnh phúc. Chính vì vậy lựa chọn tháng giêng là thời gian  nghệ  thuật để  miêu tả  bức tranh thiên nhiên không chỉ  tô đậm vẻ  đẹp thiên   nhiên đã được miêu tả    ở  những câu trên mà còn có ý nghĩa khơi gợi sâu xa   tình yêu cuộc sống và những rung cảm thẩm mĩ trong lòng người đọc. ­  Sử dụng từ ngữ mới mẻ, táo bạo: Ngon – tính từ chỉ vị giác, gợi vẻ  đẹp, sức hấp dẫn kì diệu của mùa xuân. ­ Hình  ảnh so sánh độc đáo: thời gian vốn vô hình đã được so sánh với  hình ảnh hữu hình, cụ thể: cặp môi gần => hình tượng hóa vẻ đẹp mùa xuân,  mùa xuân hiện lên rất gần gũi sống động.  ­ Thiên nhiên so sánh với vẻ đẹp con người, mà là người thiếu nữ ở độ  xuân thì => quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: nếu thơ ca trung đại coi thiên nhiên  là chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của vũ trụ (vẻ đẹp chị em Thúy Kiều:  Mai cốt   cách tuyết tinh thần), thì trong thơ  Xuân Diệu  con người mới là chuẩn mực   cho mọi vẻ đẹp của thế gian: lá liễu dài như một nét mi.  => Câu thơ cuối có giá trị sâu sắc và mang đậm dấu ấn cái tôi cá nhân,  phong cách nghệ  thuật thơ  Xuân Diệu: một tình yêu nồng nàn, đắm say, tha  thiết  với cuộc sống và khát khao giao cảm với cuộc đời một cách mãnh liệt.  III. Đánh giá chung 1. Nghệ thuật + Xây dựng hình  ảnh thơ  độc đáo:hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ   phơ phất...gợi sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. + Sử dụng điệp ngữ này đây tạo cấu trúc liệt kê và ngữ điệu nhanh, dồn dập,  gấp gáp vừa gợi được sự  phong phú bất  tận của thiên nhiên, vừa gợi nhịp   cảm xúc dồn dập không thể kìm nén của tác giả trước vẻ đẹp của cuộc sống   trần thế. + Cách sử  dụng từ  ngữ  táo bạo và cách so sánh độc đáo:  Tháng giêng ngon   như một cặp môi gần=> Thiên nhiên hiện lên giống như một thiên đường trên  mặt đất. Đặc biệt nó không xa xôi trừu tượng mà hiện hữu rất cụ  thể, gần   gũi với con người. 2. Nội dung 13
  14.  Hồn thơ  trẻ  trung, lãng mạn, đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ và nhân   sinh mới mẻ, tích cực và tiến bộ: trong khi các nhà thơ  lãng mạn cùng thời  thoát li cuộc sống tìm về  với quá khứ  hay trốn lên tiên, tiêu cực hơn có nhà   thơ  tìm đến nàng tiên nâu để  lãng quên cuộc sống thì Xuân Diệu lại thấy   cuộc sống trần thế như một thiên đường cuốn hút ngập tràn niềm vui, niềm  hạnh phúc. Cội nguồn của sự khác biệt ấy là tình yêu cuộc sống và khát khao   giao cảm với đời. C. Kết luận:  ­ Khái quát lại giá trị đoạn thơ ­ Khẳng định vai trò, vị  trí của đoạn thơ  trong tác phẩm và sức sống của tác  phẩm Đề 2: Cảm nhận về  đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,  Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất . Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại ! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? DÀN Ý CHI TIẾT 14
  15. A. MỞ BÀI ­ Xuân Diệu là nhà thơ  xuất sắc, một trong ba đỉnh cao của phong trào   thơ  mới, một trong những nhà thơ  tiêu biểu nhất của thế kỉ XX, được mệnh   danh là ông hoàng thơ tình. ­ Bài thơ  Vội vàng: là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, thành tựu nổi  bật của thơ mới. Bài thơ  triển khai theo mạch luận lí rõ ràng. Đoạn thơ  “...”   thể  hiện  được cảm nhận về thời gian rất độc đáo và đặc trưng của Xuân Diệu. B.  THÂN BÀI I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ (Đề 1) 2. Vị trí và cảm nhận chung về đoạn trích.  Đoạn thơ nằm  ở phần hai của tác phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng thể  hiện chủ  đề  tư  tưởng của tác phẩm. Đoạn thơ  này tác giả  đã nhân thưc sâu   sắc về  sự  ngắn ngủi, hữu hạn của thời gian đời người trước thời gian vô   cùng vô tận, tuần hoàn của tạo hóa. Qua đây nhà thơ gửi gắm tâm trạng trước   những quy luật nghiệt ngã của cuộc sống. Cảm nhận sâu sắc về  thời gian  chính là mạch nguồn, là cơ  sở  để  nhà thơ  khẳng định quan niệm nhân sinh  mới mẻ và tiến bộ của mình. II. PHÂN TÍCH Dẫn ý: Đoạn thơ  trước tác giả  đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên  mang vẻ  đẹp thi vị, tràn đầy sức sống. Đó là hình ảnh thiên đường trên mặt   đất. Nhận thức được hương sắc của mùa xuân, Xuân Diệu đồng thời nhận ra   cuộc đời thật ngắn ngủi và hữu hạn. Nhà thơ thấm thía sâu sắc một nghịch lí  rằng   thiên   đường   thì   còn   mãi   nhưng   con   người   không   còn   mãi   với   thiên  đường.  1. Ba câu đầu: triết lí về thời gian  Xuân đương tới .......nghĩa là tôi cũng mất ­ Điệp từ  xuân lặp lại 5 lần trong 3 câu thơ  xác định đối tượng chính   của sự  quan tâm là mùa xuân. Với Xuân Diệu, mùa xuân không chỉ  mang ý  nghĩa thời gian là mùa đầu tiên của một năm, mùa đẹp nhất trong năm mà còn  là biểu tượng cho sự sống, tình yêu, tuổi trẻ.  15
  16. ­ Hệ thống các cặp từ ngữ đối lập và đồng nghĩa : tới ...qua; non ....già;   hết ...mất thể hiện quá trình vận động của thiên nhiên tạo vật trên dòng thời   gian và những cảm nhận tinh tế của tác giả về thời gian. Thời gian, mùa xuân  như  một dòng chảy xuôi chiều một đi không trở  lại. Mùa xuân vốn vô hình  nhưng trong cảm nhận của tác giả trở nên hữu hình. ­ Kiểu câu định nghĩa, triết lí:  nghĩa là ...làm bề ngoài ba câu thơ  như  lời giải thích về mùa xuân nhưng thực chất tác giả tô đậm sự hữu hạn, ngắn   ngủi của mùa xuân, đồng thời  bộc lộ những lo âu về cái đẹp trong dòng thời   gian trôi chảy. ­ Cấu trúc câu định nghĩa triết lí lặp lại ba lần tạo âm điệu trầm buồn,   sâu lắng. Không còn cái bồng bột, sôi nổi của một tâm hồn khao khát tận   hưởng vẻ đẹp của  cuộc sống trần thế, giờ đây nhân vật trữ tình hiện lên như  một triết gia khi nhận thức sự trôi chảy của thời gian, tuổi trẻ và cuộc đời. ­ Với Xuân Diệu xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Nhà thơ  đồng nhất   cuộc đời với mùa xuân, tuổi trẻ. Mùa xuân qua đi, tuổi trẻ qua đi thì cuộc đời  không còn ý nghĩa. 2.Sáu câu tiếp: Những nghịch lí của cuộc đời Lòng tôi rộng ........tiếc cả đất trời ­ Ý thức được sự  ngắn ngủi của cuộc đời nhà thơ  phát hiện ra hàng  loạt nghịch lí: Lòng tôi rộng ><   chẳng còn tôi...Đó là cái tương phản giữa cái hữu hạn ngắn ngủi của con   người và sự  vô hạn, vô thủy vô chung của thiên nhiên, vũ trụ. Tuổi xuân là   quãng đời đẹp nhất của con người nhưng lại vô cùng ngắn ngủi và trôi qua   rất nhanh, một đi không trở  lại. Nhìn thời gian trong sự  vận động nên thời  gian trong thơ Xuân Diệu là thời gian tuyến tính gắn liền với sự mất mát. 3.Sáu câu tiếp: Mùi tháng năm....sắp sửa Từ  cái nhìn thời gian trong sự  mất mát, 6 câu tiếp theo là cả  một thế  giới đang ngập trong nỗi buồn chia li.  ­ Thời gian hiện lên trong sự mất mát chia lìa: Mùi tháng năm ...rớm vị   chia phôi: Xuân Diệu có thể cảm nhận được mùi thời gian, nhận biết được vị   chia phôi. Không chỉ vậy, nhà thơ  còn có thể thấy được cả  nỗi đau vật chất  như một vết cứa trên da thịt trong một chữ  rớm. Nhà thơ đã hữu hình hóa cái  16
  17. vô hình là thời gian bằng việc huy động các giác quan và sử  dụng biện pháp   ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để cảm nhận nó. Đó là sự cảm nhận thời gian rất   tinh tế và độc đáo chỉ thấy ở Xuân Diệu. ­ Không gian: Khắp sông núi...than thầm tiễn biệt. Không gian hiện lên  là không gian của vũ trụ  vô cùng vô tận. Cả  không gian  ấy cũng đang mang  tâm trạng, nỗi buồn chia li. ­ Thiên nhiên cảnh vật: gió xinh, lá biếc, tiếng chim ...vốn là những  hình ảnh tiêu biểu gợi nhắc đến bức tranh thiên nhiên đẹp, tràn đầy sức sống  của một “thiên đường trên mặt đất”. Nhưng ở đây, hình ảnh thiên nhiên được   miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, gắn với những hành động, tâm trạng con  người : thì thào, hờn, sợ, ...đó là tâm trạng lo âu, tiếc nuối bởi thời gian trôi đi  sẽ  cuốn trôi theo bao cái đẹp của cuộc đời trong khi cuộc đời lại vô cùng  ngắn ngủi.  => Bức tranh thiên nhiên quen thuộc nhưng không vui tươi như   ở  phần trên   mà thấm đẫm nỗi buồn. Nỗi buồn ấy xuất phát từ tâm trạng của nhân vật trữ  tình khi ý thức về thời gian.  3. Hai câu cuối: Tâm trạng của nhân vật trữ  tình bộc lộ  trực tiếp qua hệ  thống từ ngữ giàu giá trị biểu cảm:  ­ Điệp ngữ: “chẳng bao giờ” lặp lại hai lần liên tiếp trong một câu thơ  thể  hiện sâu sắc sự  tiếc nuối của tác giả, kết hợp với thán từ  “ôi” đầu câu  tạo cho câu thơ như một tiếng than đau đớn đầy tiếc nuối. ­ Các từ  bâng khuâng, tiếc thể  hiện trực tiếp tâm trạng nhà thơ. Càng  yêu đời, khao khát giao cảm và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống thì nỗi buồn   càng sâu sắc khi nhận ra quy luật nghiệt ngã, nhất là sự  hữu hạn của đời  người. II. Khái quát, đánh giá ­Đoạn thơ  sử  dụng nhiều biện pháp nghệ  thuật: kiểu câu định nghĩa   triết lí, các điệp từ, điệp ngữ, nghệ thuật đối lập, biện pháp nhân hóa, ẩn dụ  chuyển  đổi cảm giác, các thán từ...tất cả  các biện pháp nghệ  thuật cộng   hưởng thể  hiện cảm nhận vô cùng đặc biệt và tinh tế  của nhà thơ  về  thời  gian. Với Xuân Diệu, thời gian của vũ trụ  thì tuần hoàn nhưng thời gian của   cuộc đời con người một đi không trở lại. Mặt khác, cuộc đời chỉ có ý nghĩa và  giá trị   ở  mùa xuân, tuổi trẻ  mà quãng đời  ấy lại rất ngắn ngủi và qua đi rất   17
  18. nhanh. Bởi vậy mà trong cái nhìn nhà thơ, đâu đâu cũng thấy sự  chia li, tiếc   nuối.  C. KẾT LUẬN ­ Đoạn thơ có thể coi như triết lí bằng thơ về cuộc đời, thể  hiện quan  niệm nhân sinh tiến bộ cảu Xuân Diệu.  ­ Nhà thơ  không chỉ  khám phá ra vẻ  đẹp của cuộc sống trần thế  như  một thiên đường trên mặt đất mà còn ý thức về những quy luật nghiệt ngã ở  ngay trên thiên đường ấy. Đó là tiền đề cho quan niệm sống vội vàng để đón  trước và bắt kịp tràng giangian. Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng để làm nổi bật tuyên   ngôn về lẽ sống của nhà thơ Xuân Diệu:                                               Ta muốn ôm                                                     .......                           Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! DÀN Ý CHI TIẾT A. MỞ BÀI ­ Xuân Diệu là nhà thơ  xuất sắc, một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ  mới, một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế kỉ XX, được mệnh danh  là ông hoàng thơ tình. ­ Bài thơ  Vội vàng: là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu, thành tựu nổi bật  của thơ mới. ­ Đoạn thơ thể hiện một cách đầy đủ  và độc đáo tuyên ngôn về  lẽ  sống của  nhà thơ. B. THÂN BÀI I. Khái quát chung 1. Hòan cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ ( đề 1) 2. Vị trí, cảm nhận chung về đoạn trích ­ Đoạn thơ  thuộc phần cuối của tác phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng  trong việc thể  hiện chủ  đề  tư  tưởng và hoàn chỉnh kết cấu của tác phẩm.  18
  19. Nếu  ở  phần đầu bài thơ, Xuân Diệu đã phát hiện và ngợi ca vẻ  đẹp thi  vị,  tràn đầy niềm vui và sức sông trên trần thế như một thiên đường trên mặt đất  thì ngay sau đó, nhà thơ  cũng nhận ra sự  hữu hạn, ngắn ngủi của tuổi xuân,  đời người trong dòng thời gian trôi chảy. Cảm nhận sâu sắc về  thời gian đã  dẫn Xuân Diệu  đến quan niệm sống vội vàng  ở  đoạn thơ  này.  ở  đoạn thơ  này nhà thơ đã bộc lộ khao khát giao cảm mãnh liệt với đời, muốn vượt qua   sự  hữu hạn của cuộc đời bằng tốc độ  sống vội vàng, hối hả  để  đón trước,   bắt kịp thời gian. II. Phân tích 1. Năm câu đầu Dẫn  dắt: Từ nỗi ám ảnh về sự hữu hạn của cuộc đời tác giả  đã đề  ra một  giải pháp táo bạo: con người không thể chặn đứng bước đi của thời gian mà  chỉ có thể chạy đua với nó bằng  một nhịp sống mới ­ cách sống vội vàng với  một tốc độ, một cường độ thật lớn. ­ Ta muốn ôm” : câu thơ  đặc biệt khác thường: chỉ  có ba chữ  và được  viết ở giữa dòng thơ   gợi hình ảnh cái tôi đầy ham hố  đang giang rộng vòng  tay để ôm cho hết mọi vẻ đẹp của cuộc đời. ­ Điệp ngữ  “ta muốn”  đứng  ở  đầu các câu thơ  và   lặp lại nhiều lần   trong đoạn thơ đã diễn tả trực tiếp khát vọng của nhân vật trữ tình: đó là khát   vọng được giao cảm, tận hưởng vẻ  đẹp của thiên nhiên và cuộc sống trần  thế.  + Điệp ngữ “ta muốn” trở đi trở lại nhiều lần tạo nên nhịp điệu thơ sôi   nổi, gấp gáp. Đó cũng chính là nhịp điệu cảm xúc của tâm trạng nhà thơ. ­ Đại từ  “tôi”  ở  phần trước đến đây được thay thế  bằng đại từ  “ta|”.  vẫn là cái tôi  ấy nhưng  ở  đây nó được nhấn mạnh tính đại diện. Nhà thơ  không chỉ  bộc bạch nỗi niềm trong lòng mình mà thể  hiện tâm trạng của  nhiều người, của cả thời đại. ­ Khát vọng của nhân vật trữ tình còn được diễn tả qua hệ thống các từ  ngữ táo bạo:  +   Đi   liền   sau   điệp   ngữ   “ta   muốn”   là   các   động   từ   mạnh:   ôm,   riết,   say,   thâu...thể  hiện động tác và trạng thái càng ngày càng mạnh mẽ, mãnh liệt,   nồng nàn. Điều đó thể  hiện mức độ  tăng tiến niềm khát khao giao cảm với  đời của nhà thơ.  2. Ba câu tiếp:  19
  20. ­ Chữ  và lặp lại ba lần trong câu thơ  Và non nước và cây và cỏ  rạng  tạo nên ngữ  điệu liệt kê, đi cùng với nó là các danh từ  chỉ  thiên nhiên. Điệp   ngữ tạo mạch thơ liên tiếp không thể dứt diễn tả trực tiếp cảm xúc ham hố,   tham lam đang trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn thi sĩ. ­ Điệp từ “cho” tạo nên những câu thơ vắt dòng nhấn mạnh khát vọng  của nhà thơ không chỉ là khám phá tận hưởng  mà là tận hưởng một cách đầy   đủ, trọn vẹn, có ý nghĩa nhất vẻ đẹp của cuộc đời. ­ Các tính từ:  chếnh choáng, đã đầy, no nê sắp xếp theo nhịp độ  tăng  tiến, nhấn mạnh các động thái hưởng thụ thỏa thuê. => Tám câu thơ đã làm nổi bật khát khao giao cảm mãnh liệt của nhân  vật trữ tình muốn được tận hưởng vẻ đẹp, sự  hấp dẫn của cuộc sống. Nếu   như ở 4 câu đầu của bài thơ, Xuân Diệu muốn tắt nắng, buộc gió để  níu giữ  thời gian, giữ lại mãi hương sắc cho đời. Dù mãnh liệt lạ kì nhưng đó vẫn chỉ  là ước muốn xa xôi. Đến những câu thơ  này, Xuân Diệu đã cụ  thể  hóa, thực  hành hóa  ước muốn đó bằng tốc độ  sống vội vàng, hối hả  để  vượt qua sự  hữu hạn, ngắn ngủi cảu đời người.  ở  những câu thơ  này ta thấy một cuộc   chạy đua giữa con người và thời  gian. Điều này ta cũng gặp trong thơ  Hàn  MặcTử, nhưng khác là Hàn MặcTử    chạy đua với thời gian để  được sống còn   Xuân Diệu chạy đua để tận hưởng cuộc sống. 3. Câu thơ cuối ­ Hình ảnh “xuân hồng” thể hiện nhiều ý nghĩa: + Quan niệm thẩm mĩ độc đáo. Nghĩa thực: bức tranh mùa xuân với vẻ  đẹp tràn đầy sức sống, gợi nhắc đến bức tranh “thiên đường trên mặt đất” ở  đầu tác phẩm. Nhưng sâu xa hơn, đó còn là vẻ đẹp cuộc sống ở độ viên mãn  nhất. Hình  ảnh thể  hiện một quan điểm thẩm mĩ hiện đại, quan niệm nhân  sinh tiến bộ. Trong khi các nhà thơ lãng mạn cùng thời tìm cách thoát li cuộc  sống đi tìm hạnh phúc ở một thế giới khác thì Xuân Diệu lại khám phá ra một  thiên đường ở ngay trên mặt đất. Vì vậy thơ Xuân Diệu là tiếng nói của tình  yệu và sự gắn bó với đời sống. ­ Quan điểm nhân sinh tiến bộ: khát khao giao cảm với đời một cách  mãnh liệt. Đây cũng là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Xuân Diệu,   bởi vậy ông được mệnh danh là nhà thơ  của niềm khát khao giao cảm với   đời. ­ Động từ  “cắn” đặt trong hệ  thống các động từ  mạnh: ôm, riết, say,   thâu ...đó chính là đỉnh cao của khát vọng giao cảm với đời. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2