intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh lớp 10

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng ngôn ngữ và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cũng như đánh giá thực tế sử dụng đường hướng này tại trường THPT

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh lớp 10

  1.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….. 1 ……………... 1. Lý do chọn đề  1 tài……………………………………………………………. 2. Mục tiêu nghiên  2 cứu………………………………………………………… 3. Đối tượng nghiên  2 cứu……………………………………………………….. 4. Phạm vi nghiên  2 cứu…………………………………………………………. 5. Nhiệm vụ nghiên  2 cứu……………………………………………………….. 6. Phương pháp nghiên  3 cứu……………………………………………………. 7. Những đóng góp mới của đề  3 tài……………………………………………. 8. Bố cục của đề  3 tài……………………………………………………………. II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN  4 ĐỀ…………………………………………... 1. Cơ sở khoa  4 học……………………………………………………………… 1.1. Cơ sở lý  4 luận………………………………………………………………. 1.1.1. Đường hướng dạy học phát triển lồng ghép các kỹ  4 năng……………….. 1.1.2. Giao thoa văn hóa……………………………………………………….. 5 2. Cơ sở thực  6 tiễn………………………………………………………………. 2.1. Nhận thức của giáo  6 viên…………………………………………………... 2.2. Thực tế việc áp dụng đường hướng dạy học phát triển lồng ghép các  kỹ năng và cung cấp các kiến thức giao thoa văn  8 Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 1
  2.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 hóa…………………………….. 3. Giới thiệu một số bài học nhằm kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ  năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh lớp  9 10……………………. 4. Đánh giá tính hiệu quả của đề  26 tài………………………………………….... III.  PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN  27 NGHỊ…………………………………... 1. Tóm tắt quá trình nghiên  27 cứu……………………………………………….. 2. Ý nghĩa của đề  27 tài…………………………………………………………… 3. Những hạn chế của đề  28 tài…………………………………………………… 4. Những nội dung cần được tiếp tục nghiên  28 cứu……………………………… PHỤ  29 LỤC……………………………………………………………………... TÀI LIỆU THAM  38 KHẢO……………………………………………………. Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 2
  3.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài        Theo đường hướng dạy học hiện đại, mục tiêu của dạy và học ngoại ngữ  là   nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Nói một cách khác, học sinh được  khuyến khích áp dụng những gì các em đã học vào những tình huống thực tế. Khi   giải quyết những tình huống trong cuộc sống, học sinh phải sử dụng cùng lúc nhiều  kỹ năng (integrated skills) và có một vốn hiểu biết cần thiết về văn hóa, xã hội.         Khác với các cấp học khác, học sinh THPT thường đến sinh sống và học tập  tại các vùng miền khác nhau sau khi tốt nghiệp. Do tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường   không có việc làm ngày càng gia tăng, học sinh THPT hiện nay có xu hướng đi du   học hoặc xuất khẩu lao động. Một ví dụ  điển hình là lớp tôi chủ nhiệm có 40 học  sinh tốt nghiệp THPT năm 2017, các em học theo sách giáo khoa thí điểm, hiện tại  13 em đang là du học sinh hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài  Loan và Úc; 25 em đang học tại các trường đại học; chỉ có 2 em đang sinh sống tại   địa phương.            Xuất phát từ  thực tế, tôi thiết nghĩ dạy học ngoại ngữ  hiện nay không đơn  thuần là dạy phát âm, từ  vựng hay các quy tắc ngữ  pháp. Các em cần được phát  triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và có một vốn kiến thức về văn hóa,  phong tục, truyền thống của các vùng miền và các đất nước khác nhau trên thế giới.  Khi làm tốt được điều này, các em học sinh có thể  tự  tin sử  dụng Tiếng Anh để  giao tiếp trong đời sống. Ngoài ra, khi các em đi học đại học, đi du học hay sinh   sống ở  những vùng khác, các em sẽ giảm được những bỡ  ngỡ, những sốc văn hóa  ban đầu.           Việc phát triển toàn diện các kỹ  năng ngôn ngữ  cho học sinh cũng như  việc   cung cấp các kiến thức văn hóa đã được chú trọng. Trong bộ  sách Tiếng Anh thí   điểm cho học sinh cấp THPT từ lớp 10 đến 12, mỗi bài học (Unit) gồm 8 tiết dạy,   tiết thứ 7 là tiết “Communication and Culture”. Tuy nhiên, trái với mong muốn và kỳ  vọng của  chúng ta, sách giáo khoa  thí điểm, dù được đánh giá là hay, nhiều hoạt  động để  phát triển năng lực ngôn ngữ  cho học sinh, nhưng lại được cho rằng quá  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 1
  4.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 khó để áp dụng đại trà. Do vậy, những học sinh trung bình và yếu vừa không được  phát triển toàn diện các kỹ năng vừa thiếu đi những kiến thức giao thoa văn hóa cần   thiết vì trong sách giáo khoa cũ mỗi bài học đều gồm có 5 phần là đọc, nói, nghe,  viết và ngữ pháp. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng chúng ta có thể kết hợp phát  triển các kỹ  năng ngôn và cung cấp các kiến thức  giao thoa  văn hóa  cho học sinh  nếu mỗi giáo viên đủ  tận tụy và tâm huyết với nghề, với trò. Tất cả  những lý do  vừa nêu trên thôi thúc tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Do sự hạn chế về  thời gian, tôi chỉ  sưu tầm và thiết kế  một số  bài học để  kết hợp  phát triển lồng  ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh khối 10 với   trình độ cơ bản. 2. Mục tiêu nghiên cứu       Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc kết hợp phát  triển lồng ghép các kỹ năng ngôn ngữ và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cũng  như đánh giá thực tế sử dụng đường hướng này tại trường THPT . Hơn thế nữa, tôi  muốn giới thiệu một số bài học tôi sưu tầm và biên  soạn lại dựa vào chương trình  sách giáo khoa hệ 10 năm để  áp dụng cho học sinh học lực trung bình, chủ  yếu là  các em đang học theo chương trình sách  hệ  7 năm. Cuối cùng nhưng cũng không  kém phần quan trọng, thông qua thu thập và phân tích các dữ liệu cũng như áp dụng   các bài học đó vào các lớp học tại trường, tôi sẽ đưa ra một số gợi ý để học sinh có   thể  phát triển được các kỹ  năng cùng với vốn hiểu biết về   giao thoa  văn hóa. Hi  vọng rằng đề  tài này sẽ  đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng  Anh tại các trường THPT trên tỉnh nhà.  3. Đối tượng nghiên cứu       Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh   tại một số trường THPT và 2 lớp khối 10 tại trường tôi.  4. Phạm vi nghiên cứu       Đề tài nghiên cứu về việc phát triển lồng ghép các kỹ năng thông qua cung cấp   các kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh lớp 10, trình độ  cơ  bản. Các số  liệu  nghiên cứu được thu thập trong năm học 2017 – 2018 và đầu năm học 2018 – 2019.  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 2
  5.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 5. Nhiệm vụ nghiên cứu         ­ Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về  việc phát triển lồng ghép các kỹ  năng   cho học sinh và tầm quan trọng của các kiến thức giao thoa văn hóa.        ­ Đánh giá thực tế  áp dụng đường hướng dạy học lồng ghép các kỹ  năng và  cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa.       ­ Sưu tầm và thiết kế 7 bài học để phát triển các kỹ năng cho học sinh lớp 10 cơ  bản thông qua các kiến thức giao thoa văn hóa.       ­ Áp dụng những bài học trên vào lớp 10A8 để  tìm ra tính hiệu quả  của sáng  kiến thông qua so sánh đối chiếu với lớp đối chứng 10A7. 6. Phương pháp nghiên cứu       Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:       ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.       ­ Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.       ­ Biên soạn 7 bài học và áp dụng chúng vào việc dạy học.       ­ Phương pháp quan sát, trao đổi với đồng nghiệp.        ­ Phương pháp xử  lý dữ  liệu: phương pháp xử  lý dữ  liệu định lượng và định  tính. 7. Những đóng góp mới của đề tài        Đề  tài sẽ  góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học ngoại ngữ  tại Hà   Tĩnh. Thứ  nhất, các em học sinh cảm thấy hứng thú khi học bởi các em được rèn  luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về những điều rất thân thuộc liên quan đến  cuộc sống hằng ngày cũng như được mở rộng hiểu biết về kiến thức giao thoa văn   hóa, những điều thú vị  tại các vùng, miền, đất nước khác nhau. Thứ  hai, giáo viên  sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện các  kỹ năng và sự cần thiết mở rộng kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh. Thứ ba,   thông qua những đánh giá thẳng thắn của những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy   tại các trường THPT, các nhà quản lý giáo dục sẽ có cách nhìn tổng thể về  việc sử  dụng  sách giáo khoa  hệ  7 năm  và sách giáo khoa  hệ  10 năm. Từ  đó, họ  sẽ  tìm ra  cách để khuyến khích giáo viên tìm hiểu và sử dụng những hoạt động bổ  ích trong  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 3
  6.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 loạt sách giáo khoa hệ 10 năm trong giai đoạn sách giáo khoa hệ 7 năm đang được  sử dụng. 8. Bố cục của đề tài         Đề  tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần giải quyết vấn đề  và phần kết luận  kiến nghị. Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng,   phạm vi, nhiệm vụ  và phương pháp nghiên cứu cũng như  dự  báo những đóng góp   mới của đề tài. Phần giải quyết vấn đề nêu cơ  sở  khoa học của vấn đề, trình bày  những số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, đưa ra một số bài học nhằm  kết  hợp phát triển lồng ghép các kỹ  năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho  học sinh lớp 10, nêu những nhận định về  tính hiệu quả  của đề  tài thông qua đối   chiếu các số liệu liên quan. Phần kết luận và kiến nghị nêu quy trình nghiên cứu, ý   nghĩa của đề tài và những đề xuất. II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đường hướng dạy học phát triển lồng ghép các kỹ năng          Trong tất cả  các  đường hướng dạy học ngoại ngữ,  đường hướng Giao tiếp   (Communicative Approach) được xem như  phương pháp dạy học ngoại ngữ  phổ  biến   nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình, sách giáo khoa phổ thông tiếng  Anh trên thế giới và ở Việt Nam đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương   pháp này. Qua đó, mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển năng lực giao  tiếp (communicative competence), tức là giúp học sinh phát triển được tất cả  4 kỹ  năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Theo   Hinkel (2010), để học một ngôn ngữ, bạn có thể tách nó thành các phần khác nhau;  tuy nhiên, muốn sử dụng nó bạn sẽ phải lồng ghép các phần đó lại.       Việc học các kỹ năng tách biệt kỹ năng, và kỹ năng tách biệt với nội dung (The  segregated Skill Approach) sẽ không đảm bảo cho người học có được sự  chuẩn bị  cần thiết cho việc giao tiếp trong học tập, công việc, và thậm chí là giao tiếp cơ  bản hằng ngày (Brown, 2001) Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 4
  7.                                       Năm học: 2018 ­ 2019       Đường hướng lồng ghép các kỹ  năng ngôn ngữ  ( The integrated skill approach)  thật  sự   cần  thiết   vì  những  nguyên  nhân  sau.   Thứ   nhất,   khi  giao  tiếp,   chúng  ta  thường sử dụng nhiều hơn một kỹ năng đơn lẻ. Ví dụ, khi nói chuyện điện thoại,  chúng ta nghe và nói, thậm chí còn phải viết lại nội dung của tin nhắn và đọc lại   những gì chúng ta vừa viết. Thứ hai, đường hướng lồng ghép các kỹ năng giúp học  sinh phát triển kiến thức, kỹ năng trên nền tảng các em đã biết, đã luyện tập. Do đó,  nếu học sinh có thể đọc hiểu một văn bản về trải nghiệm của bản thân thì các em  cũng sẽ  tự  viết được về  trải nghiệm của chính bản thân mình. Thứ  ba, việc dạy  học theo đường hướng lồng ghép các kỹ năng sẽ giúp giáo viên có thể thiết kế các   hoạt động một cách đa dạng và linh hoạt.         Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà đường hướng dạy học ngoại ngữ  lồng ghép các kỹ  năng mang lại. Tuy nhiên, để  có thể  áp dụng được phương pháp  đó vào các lớp học Tiếng Anh lại là một bài toán khó với giáo viên vì những lẽ sau.   Thứ nhất, giáo viên mất rất nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu, giáo trình nhằm thiết   kế các hoạt động phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Thứ hai, việc thiết  kế  các hoạt động nhằm phát triển lồng ghép các kỹ  năng phải được tiến hành rất   linh hoạt để vừa đảm bảo sự thống nhất nhưng không gây cảm giác nhàm chán cho  học sinh.  1.1.2. Giao thoa văn hóa         Khái niệm “Văn hoá” đã được bàn luận từ  xa xưa. Nhưng có lẽ  chưa bao giờ  vấn đề văn hoá lại được quan tâm rộng rãi và sâu sắc như hiện nay khi mà quá trình   toàn cầu hoá và quốc tế hoá, dù muốn hay không, đang xảy ra mạnh mẽ. Không ai  có thể nói chắc chắn hiện có bao nhiêu định nghĩa về  văn hoá duy có một điều rõ   ràng các định nghĩa này đều được đưa ra nhằm định hướng và tạo đích cho các   nghiên cứu hay luận đàm cụ thể. Tylor (1971) phát biểu: “Văn hoá, hiểu theo nghĩa  rộng mang tính dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin,   nghệ  thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng bất cứ  khả  năng và thói quen nào   khác mà một con người có được với tư cách là thành viên của một xã hội”.  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 5
  8.                                       Năm học: 2018 ­ 2019       Levine và Adelman (1993) là những tác giả đã “hình hài hoá” khái niệm văn hoá,   nhìn nhận nó như  một núi băng với 1/4 nổi trên và 3/4 chìm dưới mặt nước. Phần   nổi của tảng băng bao gồm  ẩm thực, nghệ  thuật, ngôn ngữ, truyền thống; phần  chìm bao gồm đức tin, giá trị và thế giới quan.              “Giao thoa văn hóa” là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa   các tiểu văn hóa (subcultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa   các nền văn hóa (cultures) khác nhau.             Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về  giao thoa văn hóa đều đồng thuận rằng   những phẩm chất sau đây là rất cần thiết đối với những người tham gia vào các  hoạt động giao thoa văn hóa. Thứ  nhất, nhận thức được rằng tất cả  các nền văn   hóa đều bình đẳng nhưng khác biệt. Điều ta cho là đúng/ tốt/ tích cực... trong văn  hóa của ta không phải lúc nào cũng là đúng/ tốt/ tích cực... trong văn hóa khác. Thứ  hai, có ý thức về  dị  biệt trong các  ẩn tàng văn hóa và những khu vực dễ  gây sốc  trong giao thoa văn hóa như  các giá trị, quan niệm hay đức tin. Thứ  ba, tiếp nhận  một cách xây dựng và có phê phán “cái mới” (the “new”) và “cái chưa biết” (the   “unknown”) của nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa  nảy sinh trong quá trình giao thoa văn hóa.            Giáo dục về  giao thoa văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ  với bối cảnh hội   nhập hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết. Kiến thức giao thoa văn hóa sẽ giúp nâng cao  nhận thức về  những tương đồng và dị  biệt trong các  ẩn tàng văn hóa như: giá trị,  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 6
  9.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 quan niệm, đức tin, phong tục, tập quán, truyền thống, cấm kị, phong cách tương  tác, trình độ  văn minh. Việc ý thức được những tương đồng và dị biệt này sẽ giúp   người tham gia vào các hoạt động giao thoa văn hóa nâng cao được độ  nhạy cảm,   tránh được tính cố chấp, giáo điều, khuôn mẫu hóa, định kiến hay thiên kiến và tạo  ra tính phù hợp trong các hoạt động giao thoa văn hóa. Hơn nữa, học sinh với kiến   thức giao thoa văn hóa sẽ  giúp các em tránh được những sốc văn hóa khi tiếp xúc  với một nền văn hóa khác. Học về giao thoa văn hóa là cách để  các em nhìn nhận   lại nền văn hóa của mình, để  kiếm tìm thấy sự cân bằng khi học tập và làm việc  trong môi trường hội nhập với những nền văn hóa khác nhau. 2. Cơ sở thực tiễn  2.1. Nhận thức của giáo viên        Thông qua việc thu thập và xử  lý thông tin dựa trên bảng hỏi, nhận thức của   giáo viên Tiếng Anh về  tầm quan trọng của việc áp dụng đường hướng dạy học   phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa được thể  hiện trong biểu đồ dưới đây:       Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy hầu hết các giáo viên Tiếng Anh đã nhận  thức được vai trò quan trọng của việc phát triển lồng ghép các kỹ  năng cho học   Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 7
  10.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 sinh. Chỉ 5.6% giáo viên đánh giá là đường hướng này không quan trọng lắm, 27.8%   giáo viên coi đường hướng dạy học này là quan trọng, phần lớn giáo viên (66.7%)   đánh giá cao vai trò quan trọng của phương pháp này.       Ngược lại, chúng ta thấy rõ sự lúng túng của giáo viên khi đánh giá vai trò của  việc cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh. 55.5% giáo viên cho rằng  nó không quan trọng hoặc không quan trọng lắm, 38.9% giáo viên đánh giá kiến  thức giao thoa văn hóa là quan trọng và chỉ 5.6% giáo viên cho rằng kiến thức giao   thoa văn hóa thực sự rất quan trọng.       Điều này có thể lý giải được là trong những năm gần đây, việc dạy học ngoại   ngữ theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh rất được chú trọng. Giáo  viên được tham gia tập huấn, chuyên đề nhằm thiết kế hoạt động lồng ghép các kỹ  năng. Tuy nhiên, theo số  liệu đăng ký đầu năm học 2018 – 2019, có 29 trên 40  trường THPT đăng ký dạy Tiếng Anh theo chương trình hệ  10 năm, mỗi khối tại  hầu hết các trường đăng ký chỉ có từ 1 đến 2 lớp gồm các học sinh năng lực khá –   giỏi theo học. Do vậy, số lượng giáo viên giảng dạy phần văn hóa và giao thoa văn  hóa trong chương trình chính khóa là rất hạn chế. Việc cung cấp “kiến thức giao   thoa văn hóa” cho học sinh THPT là khái niệm mới mẻ với phần lớn giáo viên. Vì lẽ  đó, học sinh trung bình không biết đến những kiến thức giao thoa văn hóa cần thiết. 2.2. Thực tế việc áp dụng đường hướng dạy học phát triển lồng ghép các kỹ  năng và cung cấp các kiến thức giao thoa văn hóa       Khi được hỏi về thực tế  áp dụng đường hướng dạy học phát triển lồng ghép  các kỹ  năng trong một tiết học, 100% giáo viên đều trả  lời họ  đã áp dụng. Thông  thường, giáo viên lồng ghép từ  2 đến 3 kỹ  năng một cách linh hoạt dựa theo nội   dung của từng bài học. Ví dụ, khi trong tiết đọc hiểu về trải nghiệm của bản thân  (Unit 2: Personal experiences, Tiếng Anh 11, hệ 7 năm), giáo viên tổ chức hoạt động  đóng kịch để  giải quyết tình huống. Việc lồng ghép các kỹ  năng làm tiết học trở  nên sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú hơn.       Tuy nhiên, khi được hỏi thực tế bản thân đã từng cung cấp kiến thức giao thoa   văn hóa cho học sinh trong các tiết dạy, chỉ 16.7% giáo viên trả lời rằng họ đã từng.  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 8
  11.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 So với 83.3% giáo viên chưa từng chú trọng đến việc cung cấp kiến thức văn hóa   cho học sinh thì con số 16.7% là quá nhỏ bé. Những giáo viên đã chú trọng đến kiến   thức  giao thoa văn hóa  là những giáo viên đã và  đang tham gia  giảng dạy theo   chương trình sách giáo khoa hệ 10 năm. Số giáo viên chưa áp dụng là những người  dạy sách hệ 7 năm, với họ, mục đích của việc dạy học là phát triển 4 kỹ năng bên  cạnh cung cấp ngữ pháp, từ vựng phục vụ cho mục đích thi cử của học sinh. Thực  tế này là một trăn trở đối bản thân tôi, bởi trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa  hiện nay, những kiến thức giao thoa văn hóa thực sự  là hành trang cho các em khi  bước vào cuộc sống.               3. Giới thiệu một số bài học nhằm kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng   và cung cấp kiến thức giao thoa văn hóa cho học sinh lớp 10 1 4 6 LESSON 1: HAPPY NEW YEAR! Warm­up: Match the flags with the countries. Then match the countries with  their nationalities. Viet Nam, Holland, Japan, the USA, Scotland, Thailand, Korea, Australia 2 7 Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 9 3 5 8
  12.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 Japanese, American, Scottish, Vietnamese, Australian, Dutch, Thai, Korean Reading Task 1. Children in different countries are talking about their new year. Read the  passage and say who the following statements refer to. A. Russ B. Wu C. Mai Russ­  I often go to Times Square with my parents to welcome the  the  New   Year.   When   the   clock   strikes   midnight,   colorful  USA fireworks   light   up   the   sky.   Everybody   around   begins   to  cheer and sing happily. I love that moment so much. Wu­  I love the first day of the New Year most. After getting up,  China we dress beautifully and go to the main room. There my  grandparents sit on a sofa. We bow and say our wishes to  them.   They   will   give   us   lucky   money   in   red   envelopes.  After that, we go out and have a day full of fun, good food  Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 10
  13.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 and laughter.  Mai­  I learnt some beliefs about Tet from my parents. At Tet,  Viet  people present rice to wish for enough food, red fruits for  Nam happiness. Dogs are lucky animals. Their barking sounds  like “gold”. But one shouldn’t present a cat because its cry  sounds   like   the   Vietnamese   word   for   poverty.   Don’t   eat  shrimps. They move backwards and you will not succeed in  the New Year.  Statements Who 1. A dog is a good present. 2. The child welcomes the New Year at Times Square. 3. The child gets lucky money. 4. Giving rice is wishing for enough food. 5. The child dresses beautifully. 6. One shouldn’t eat shrimps at the New Year. Listening Task 2. Mai and her mother are going shopping for Tet. Listen and tick () the  things they will buy. 1. peach blossoms 2. banh chung 3. new clothes 4. a tie 5. sweets 6. fruit Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 11
  14.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 7. chocolate biscuits Task 3. Listen again and write the names of the things they will buy for the  people in column A A. People B. Things  1. Mai and her brother 2. Mai’s dad 3. Mai’s grandparents Speaking Task 4. Work in pairs. Discuss what you should or shouldn’t do at Tet. play games at night get up early invite friends home buy some salt bring home a black cat ask for lucky money play music loud break things eat shrimps on New  Year’s Day Task 5. Work in groups. Write 3 popular beliefs you know about the New Year in  your community and then report to the whole class. LESSON 2: VIETNAMESE FOOD AND DRINK   Reading Task 1. Read Phong’s blog and answer the questions. 1. When can we enjoy pho? 2. What are the noodles made from? 3. How is the broth for pho bo (beef noodle soup) and pho ga (chicken noodle  soup) made? Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 12
  15.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 4. How is the chicken meat served with pho ga?              Sun, Feb 24,…           PHO­ A POPULAR DISH IN HA NOI Among the many special dishes in Ha Noi, Pho is the  most popular. It is a special kind of Vietnamese soup.  We can enjoy pho for all kind of meals during the day,  from   breakfast   to   dinner,   and   even   for   a   late   night  snack.  Pho  has  a special  taste.  The   rice  noodles  are  made from the best variety of rice. The broth for pho   bo (beef noodle soup) is made by stewing the bones of  cows   for   a   long   time   in   a   large   pot.   The   broth   for  another kind of  pho, pho ga  (chicken noodle soup) is  made   by   stewing   chicken   bones.   The   chicken   meat  served   with  pho   ga  is   boneless   and   cut   into   thin  slices… It’s so delicious! Tell me about a popular dish where you live!          Posted by Phong at 5:30 p.m.    Listening Task 2. Listen to three people talking about traditional dishes where they live.  Match the places with the dishes. a. Nghe An                 b. Ha Noi                 c. Da Nang 1. Bánh tôm 2. Súp lươn 3. Mỳ quảng  Task 3. Listen again. Tick the ingredients for each dish. Some ingredients are in  more than one dish. rice noodles Eel Pepper turmeric shrimp Pork Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 13
  16.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 bánh tôm súp lươn mỳ quảng   Writing Task 4. Make notes about some popular foods or drinks in your neighbourhood. Name of the foods or drinks ingredients How to make them Task 5. Write a paragraph about popular foods or drinks in your neighbourhood.  Choose one or more. Use the information in Task 4, and Phong’s blog, as a model. LESSON 3: TRAFFIC Warm­up: Label the signs with the words/phrases below. no right turn                traffic lights               no cycling               no parking              cycle lane                      hospital ahead           school ahead          go straight              Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 14
  17.                                       Năm học: 2018 ­ 2019   1. 2. 3. 4.    5.  6.  7.  8.     Speaking Task 1. Work in pairs. Look at the strange driving laws below. Discuss the laws  and put them in order from the strangest (NO1) to the least strange (NO5). In Alaska, you are not allowed  In Thailand,  In Spain, people who wear  to drive with dog on the roof.  glasses have to carry a spare  pair in the car. It’s illegal for women to drive  In South Africa, you have to  in Saudi Arabia. let animals go first.   you have to wear a  shirt or T­shirt while  driving  Task 2. Work in groups. Discuss which of the laws in Task 1 should be applied in  Viet Nam. Are there strange rules in Viet Nam?    Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   Listening hóa cho học sinh lớp 10 15
  18.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 Task 3. Listen and fill in the gaps People drive on the left in: 1. The UK 2………………………. 3. ………………………. 4. .……………………….         5. ………………………. Reasons why this happened: 1. ………………………………………………………….. 2. …………………………………………………………..   Writing Task 4. Work in groups. Make a list of rules about road safety. Dos Don’ts Task 5. Write a paragraph (about 120 words) about how to be a smart traffic  user. LESSON 4: FAMILY LIFE Warm­up: Work in pairs. Talk about the differences between the two families. Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 16
  19.                                       Năm học: 2018 ­ 2019   Reading Task 1. Read the two texts about family life in Singapore and in Viet Nam and  answer the questions. SINGAPORE In Singapore today, people tend to live in nuclear families which consist of parents and  children. Families in Singapore are getting smaller. Many children even grow up in  single­parent homes. In most Singaporean families, both parents work. Very young  children go to nursery schools or stay home with a child­minder when their parents are  at work. Old people usually live in their own homes or a nursing home if they cannot  look after themselves. Singaporean parents try to spend their free time collaborating  with the school in educating their children through the activities of the Parent Support  Group or Parent Teacher Association. VIET NAM The   extended   family,   which   consists   of   three   or   even   four   generations   ­   great  grandparents, grandparents, parents and children ­ is still very popular in Viet Nam. In  most Vietnamese families, when both parents work, young children stay home and are  looked after by their grandparents or great­grandparents. On the other hand, it is the  duty   of   the   young   people   to   take   care   of   their   elderly   parents.   A   person   will   be  considered   ungrateful   if   he/   she   does   not   take   good   care   of   his/   her   parents   or  grandparents. Vietnamese parents often spend their free time helping their children  with their homework or giving them advice on behaviour. Answers Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 17
  20.                                       Năm học: 2018 ­ 2019 Questions In Singapore In Viet Nam 1. What type of family is popular in  the country? 2. Who takes care of young children  when their parents are at work? 3. Who looks after elderly parents? 4. How   do   the   parents   contribute   to  educating their children?    Speaking Task 2. Work in pairs. Ask and answer to complete the information exchange. Questions Your partner’s answers What type of family do you live in? What are some advantages of your type of  family? What are some disavantages of your type  of family? Who works to support the family? Who does the household chores? What do you want to change about your  family? Task 3. Report to the class what you have known about your partner’s family. LESSON 5: CUSTOMS AND TRADITIONS Kết hợp phát triển lồng ghép các kỹ năng và cung cấp kiến thức giao thoa văn   hóa cho học sinh lớp 10 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2