Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát và đánh giá được số lượng, thực trạng hòa nhập, mức độ tự tin và phát huy năng lực bản thân của học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò; Đề xuất những giải pháp nhằm khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT từ đó hình thành kỹ năng sống cho các em, tạo môi trường học tập công bằng, lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ ----------⁕⁕⁕---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KHƠI DẬY SỰ TỰ TIN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC BẢN THÂN CHO HỌC SINH NHÓM YẾU THẾ Ở TRƯỜNG THPT CỬA LÒ LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Nhóm tác giả: 1. Lê Thị Huyền - Tổ: Khoa học xã hội 2. Dương Thị Nguyệt - Tổ: Toán tin 3. Võ Thị Cẩm - Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0904322855 Năm học 2023 – 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................................ 3 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................................................... 3 6.3. Phương pháp thống kê toán học ......................................................................... 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ................................................................ 3 8. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn .............................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5 1.1.1. Quan niệm về nhóm học sinh yếu thế ............................................................. 5 1.1.2. Khái quát về sự tự tin và năng lực của bản thân ............................................. 6 1.1.2.1. Khái niệm về sự tự tin và năng lực bản thân................................................ 6 1.1.2.2. Biểu hiện của sự tự tin và phát huy năng lực bản thân ở người học ........... 6 1.1.2.3. Ý nghĩa của việc khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân ............ 7 1.1.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của HS nhóm yếu thế có ảnh hưởng đến sự tự tin của học sinh THPT ............................................................................... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 8 1.2.1. Nghiên cứu thực trạng về học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT Cửa Lò .. 8 1.2.2. Thực trạng sự tự tin và phát huy năng lực bản thân trong hoạt động giáo dục của học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT Cửa Lò ............................................. 11
- 1.2.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 15 Chương 2. Một số giải pháp khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò ...................................................... 17 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng lớp học hạnh phúc, gắn kết yêu thương ..................... 17 2.2. Giải pháp 2: Gần gũi, chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với học sinh nhóm yếu thế. .......................................................................................................... 18 2.3. Giải pháp 3: Quan tâm, tìm ra điểm mạnh của HS nhóm yếu thế để khơi dậy sự tự tin .................................................................................................................... 20 2.4. Giải pháp 4: Chủ động giao việc để HS nhóm yếu thế được đóng góp công sức vào các hoạt động tập thể. ....................................................................................... 21 2.5. Giải pháp 5: Khen ngợi, khen thưởng kịp thời đối với HS nhóm yếu thế ....... 21 2.6. Giải pháp 6: Thành lập cặp nhóm đồng hành hỗ trợ HS nhóm yếu thế ........... 22 2.7. Giải pháp 7: Đề cao “giáo dục cổ vũ, giáo dục tôn trọng” và không so sánh HS yếu thế với các học sinh khác.................................................................................. 23 2.8. Giải pháp 8: Tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý cho HS nhóm yếu thế ....... 24 2.9. Giải pháp 9: Khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho HS nhóm yếu thế thông qua hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. ....................................... 26 2.10. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất......................................................... 27 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 29 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 29 3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................. 29 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................... 29 3.3.1. Nội dung thực nghiệm:.................................................................................. 29 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 29 3.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 29 3.4.1. Kết quả định lượng ........................................................................................ 29 3.4.2. Kết quả định tính ........................................................................................... 31 3.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất....................... 34 3.5.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 34 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 34 3.5.2.1. Nội dung khảo sát....................................................................................... 34 3.5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................... 34 3.5.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 35
- 3.5.4. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 35 3.5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ....................................................... 35 3.5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................................... 36 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 38 1. Kết luận ............................................................................................................... 38 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 39 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh GVCN: Giáo viên chủ nhiệm THPT: Trung học phổ thông BGH: Ban giám hiệu
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trong đó ngoài mục đích học để lĩnh hội tri thức và vận dụng vốn kiến thức học được để tham gia vào lao động sản xuất thì việc “Học để cùng chung sống” và “Học để tự khẳng định mình” là nhấn mạnh đến khả năng hoà nhập với cộng đồng tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp từ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và trong xã hội; học tập để khả năng của bản thân được nhìn nhận một cách rõ nhất, được xã hội khẳng định giá trị của mình trong một lĩnh vực nhất định. Trong điều 13, luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau: - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình. - Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của Nhà nước đã khẳng định mỗi công dân có quyền lợi và nghĩa vụ học tập là ngang bằng nhau. Các đối tượng học sinh yếu thế được Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn cuối cùng của quá trình dậy thì, giai đoạn các em học sinh đạt tới độ hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là sự dẻo dai, bền bỉ của cơ thể và khả năng tiếp thu nhanh nhạy, tư duy linh hoạt của não bộ. Các em cũng bắt đầu hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá bản thân theo những giá trị và chuẩn mực của xã hội, phát triển lòng tự trọng, có sự đa dạng về đời sống tình cảm, mở rộng về phạm vi cũng như chất lượng trong các mối quan hệ. Đây cũng là thời kì các em có khát vọng và hoài bão về sự nghiệp, về cuộc sống mơ ước trong tương lai. Để hiện thực hóa những mơ ước đó, yếu tố tự tin và xác định năng lực của bản thân là điều kiện tiên quyết, đặc biệt đối với đối tượng HS yếu thế trong nhà trường THPT, việc hình thành sự tự tin và phát huy năng lực bản thân lại rất cần thiết và cũng sẽ gặp không ít khó khăn, trở ngại. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh yếu thế ngày càng tăng. Những học sinh này thường rất tự ti về hoàn cảnh của mình từ -1-
- đó làm cho công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn. Dựa trên những đánh giá mức độ biểu hiện của sự tự tin của các em HS nói chung và HS yếu thế nói riêng tại trường THPT Cửa Lò, đồng thời dựa vào những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác chủ nhiệm, giảng dạy học sinh nhiều năm tại trường phổ thông, chúng tôi lựa chọn và triển khai thực hiện đề tài sáng kiến: “Khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò”. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát và đánh giá được số lượng, thực trạng hòa nhập, mức độ tự tin và phát huy năng lực bản thân của học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. - Đề xuất những giải pháp nhằm khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT từ đó hình thành kỹ năng sống cho các em, tạo môi trường học tập công bằng, lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân của học sinh nhóm yếu thế. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nhóm học sinh yếu thế (HS có hoàn cảnh đặc biệt, khuyết tật, tự kỷ, trầm cảm, học sinh hộ nghèo và cận nghèo…) ở trường THPT Cửa Lò. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính khoa học, có tính khả thi nhằm khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho HS nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò thì có thể giúp học sinh nhóm yếu thế tự tin hơn trong học tập từ đó phát huy được các tiềm năng, năng lực của bản thân cho tập thể lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường như: chấp hành nội quy trương lớp tốt hơn, tích cực và chủ động hơn trong học tập và các hoạt động giáo dục, văn nghệ, thể thao… từ đó giúp các em tự tin trong giao tiếp, chia sẻ với bạn bè, thầy cô; làm cho kết quả học tập và rèn luyện của các em được cải thiện. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về học sinh nhóm yếu thế, sự tự tin, năng lực của học sinh THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng về số lượng, thực trạng hòa nhập, mức độ tự tin và phát huy năng lực bản thân cũng như chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của nhóm học sinh yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. -2-
- - Đề xuất các giải pháp khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho HS nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nhóm học sinh thuộc diện yếu thế (khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, con gia đình có bố mẹ ly hôn…) ở trường THPT Cửa Lò. - Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu lý luận về học sinh nhóm yếu thế, sự tự tin, năng lực của học sinh THPT. - Nghiên cứu các giải pháp khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho HS nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Xây dựng hệ thống câu hỏi cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh THPT Cửa Lò nhằm thu thập các thông tin về nhóm học sinh yếu thế ở trường THPT Cửa Lò năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024. - Áp dụng một số giải pháp giúp học sinh nhóm yếu thế của trường THPT Cửa Lò khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân trong học tập và rèn luyện. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra về định lượng, chủ yếu là tính điểm trung bình và tính tỷ lệ %. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Áp dụng có hiệu quả một số giải pháp khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho HS nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò, nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên. - Đề tài góp phần phát huy và phát triển năng lực bản thân, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. - Đề tài có thể áp dụng ở các trường THPT khác. 8. Đóng góp mới của đề tài - Khảo sát và đánh giá được thực trạng hòa nhập, mức độ tự tin và phát huy năng lực bản thân của nhóm học sinh yếu thế ở trường THPT Cửa Lò. - Đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp các em HS nhóm yếu thế có được sự tự tin hoặc lấy lại sự tin của chính mình, phát huy năng lực bản thân góp phần ổn định tâm lý, nâng cao chất lượng học tập, xây dựng môi trường học tập công bằng, bình đẳng cho mọi học sinh trên các trường THPT; xây dựng hình thành kỹ -3-
- năng sống cho các em học sinh nhóm yếu thế, chú trọng kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng tự chủ, kĩ năng vượt qua rào cản tâm lý… không chỉ dừng lại ở môi trường học tập mà còn ở việc hình thành kĩ năng mềm trong quá trình phát triển và trưởng thành của học sinh. - Góp phần chia sẻ tài liệu tham khảo cho các bậc cha mẹ khi giúp con hòa nhập, cùng con xây dựng sự tự tin; làm tài liệu cho các giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong việc hỗ trợ các em HS yếu thế vượt lên chính mình; chia sẻ kết quả đạt được làm tài liệu cho các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong việc tập huấn nâng cao kĩ năng hình thành sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho đối tượng HS yếu thế trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An. -4-
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm về nhóm học sinh yếu thế Nhóm yếu thế /thiệt thòi (Disadvantaged groups): Thuật ngữ “yếu thế/ thiệt thòi” đã được sử dụng theo truyền thống như một tính từ, như muốn mô tả một chất lượng vốn có của nhóm là yếu thế/ thiệt thòi. Thuật ngữ đó cũng được sử dụng như một động từ, để chỉ một quá trình mà trong đó các hành vi xã hội của một nhóm đặc biệt được thực hiện theo một cách hoàn toàn “bất lợi” cho họ. Đó là nhóm mà mọi người tự thấy mình lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà ở đó họ bị từ chối việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện được cho là hữu ích với đa số các nhóm xã hội tương tự khác. Chúng bao gồm quyền tự chủ, trách nhiệm, lòng tự trọng, quyền được sự hỗ trợ của cộng đồng, y tế, giáo dục, thông tin, việc làm, vốn và hệ thống hỗ trợ khác. Đó là nhóm người luôn luôn có sự hiện diện của rào cản đối với khả năng tự túc của họ. Đây là những cách thức mà người dân bị từ chối tiếp cận với các phương tiện cần thiết bao gồm các nguồn lực mà bản thân họ không có. Đó là nhóm có hoàn cảnh khó khăn, được xác định theo những mô hình cụ thể của nguồn lực bị từ chối và rào cản nó phải đối mặt. Một nhóm có thể gặp phải nhiều rào cản. Một số rào cản có thể dễ dàng vượt qua được. Mỗi nhóm có mô hình thiệt thòi riêng của mình và các rào cản cho việc tự cung tự cấp; điều này có ngụ ý rằng tùy theo từng nhóm để hình thành các giải pháp được cho là phù hợp và tốt nhất cho nhóm. Khi vượt qua được sự yếu thế/thiệt thòi, thì họ khắc phục được khả năng không tiếp cận được các phương tiện thiết yếu hoặc loại bỏ rào cản đối với sự tự cung tự cấp. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, tùy thuộc vào mô hình yếu thế của họ, nhưng nó sẽ cho phép họ nâng cao vị thế ở chính nỗ lực của nhóm để phát triển các công cụ hoặc các nguồn lực cần thiết cho khả năng tự túc của riêng nhóm. Trẻ em thuộc nhóm yếu thế là những trẻ bị khuyết tật, sức khoẻ kém hoặc sống trong những điều kiện khó khăn khác biệt với các bạn cùng trang lứa (trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa và hẻo lánh – nơi có cơ sở vật chất cho giáo dục hạn hẹp, là con em các hộ nghèo và dân tộc thiểu số, trẻ em lang thang, con em gia đình di cư, một bộ phận con em mồ côi cha mẹ, con em của mẹ đơn thân, ly thân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn…) Đối tượng học sinh thiệt thòi thuộc nhóm yếu thế gồm trẻ em là con em gia đình hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn; trẻ em bị các dạng tật; một bộ phận con em mồ côi cha mẹ, con em của mẹ đơn thân, ly thân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; trẻ em mắc bệnh xã hội, trẻ bị tự kỷ hoặc có biểu hiện trầm cảm… -5-
- Như vậy, ta có thể hiểu vắn tắt khái niệm: Người yếu thế là những đối tượng mà trong những hoàn cảnh giống nhau khi tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ lao động, quan hệ pháp luật những đối tượng này luôn gặp những bất lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh. 1.1.2. Khái quát về sự tự tin và năng lực của bản thân 1.1.2.1. Khái niệm về sự tự tin và năng lực bản thân Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Cắt nghĩa cụ thể, có thể hiểu “tự” là chính bản thân mình. Còn “tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng. Trái ngược với tự tin là rụt rè, nhút nhát, thiếu bản lĩnh. Người tự tin thường không dễ dàng bỏ cuộc. Họ luôn tin vào bản thân, dám theo đuổi và dám đối mặt với thất bại. Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy lo sợ, chưa làm đã lo thất bại. Và khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gục ngã, nhanh chóng từ bỏ. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực (Competency) là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực đôi khi bị hiểu nhầm là năng khiếu nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Năng khiếu được hiểu là điều chúng ta sở hữu ngay khi sinh ra như một tài năng đặc biệt nào đó còn năng lực là sự rèn luyện bản thân tổng huy động các yếu tố kiến thức, kĩ năng và phẩm chất để hoàn thành công việc nhất định. 1.1.2.2. Biểu hiện của sự tự tin và phát huy năng lực bản thân ở người học Đối với các em HS, sự tự tin và phát huy được năng lực bản thân thường được biểu hiện như sau: - Hòa đồng với bạn bè, gần gũi và lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. - Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được giao. - Sẵn sàng hợp tác với các bạn khác trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Biết đánh giá, nhận xét những ưu điểm cũng như những điều cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện nhiệm vụ. - Dám nghĩ dám làm, chủ động không mất bình tĩnh trong mọi công việc, đặc biệt là trong học tập. - Không rụt rè, lo sợ trong giao tiếp. - Sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của cá nhân mình với bạn khác hoặc thầy cô giáo để tìm giải pháp. - Dám thể hiện mình trước đông người. - Luôn tin tưởng vào năng lực của bản thân, biết khả năng bản thân có thể làm tốt đến đâu. -6-
- 1.1.2.3. Ý nghĩa của việc khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân Sự tự tin và năng lực là những yếu tố gắn liền quan trọng với mỗi người. Tự tin là một tính cách, đức tính tốt cần phát huy. Năng lực giúp chúng ta góp phần giải quyết, hoàn thành những vấn đề phát sinh nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn; năng lực giúp chúng ta tiếp thu những kiến thức vận dụng vào áp dụng công việc một cách linh hoạt, phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn hiểu biết của mình. Trong khi đó, nhờ có sự tự tin, chúng ta suy nghĩ, nói và hành động một cách quyết đoán, chắc chắn. Khi tự tin, chúng ta sẽ ngày càng phát triển, học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ. Tự tin cũng giúp chúng ta được mọi người yêu mến, gần gũi và muốn học hỏi. Không chỉ có vậy, tự tin còn giúp chúng ta trở thành người có cảm xúc, chính kiến và tư duy phản biện. Đa phần năng lực của chúng ta đều đi kèm với sự tư tin, hưng phấn khi làm công việc liên quan. Bên cạnh đó, khi làm những việc ta không thích hoặc không giỏi lại cảm thấy rất chán chường và áp lực. Thế nên hãy tự mình trải nghiệm ở những lĩnh vực mà em thấy hứng khởi hoặc tự tin khi làm. Khi chúng ta dành thời gian, tâm huyết và hòa mình vào cùng công việc, năng lực thật sự sẽ trỗi dậy. Chính vì vậy mà hiện nay, các gia đình và nhà trường rất chú trọng rèn luyện việc khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực bản thân cho con em mình ngay từ nhỏ. Bởi khi tự tin và có năng lực sẽ tạo điều kiện hoàn thành công việc tốt hơn, mở rộng con đường sự nghiệp trong tương lai. 1.1.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của HS nhóm yếu thế có ảnh hưởng đến sự tự tin của học sinh THPT Tuổi thanh niên học sinh là lứa tuổi có sự phát triển cơ thể mang tính chất tương đối hài hòa, êm ả, không có nhiều biến động và mâu thuẫn. Xúc cảm của thanh niên học sinh có tính ổn định và tình cảm của các em rất đa dạng. Thái độ học tập có ý thức và có mục đích. Tình cảm gia đình và tình em là những tình cảm quan trọng ở các em. Thanh niên học sinh có nhu cầu kết bạn thân tình và chủ động tìm hiểu và chọn bạn cho mình. Sự hình thành và phát triển nhân cách của thanh niên học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là hoàn cảnh xã hội các em sinh ra và lớn lên. Do đó với các em HS có hoàn cảnh khó khăn thường có thêm những biểu hiện tâm, sinh lý như sau: + Mặc cảm và hổ thẹn: Các em hay cảm thấy xấu hổ vì những chuyện xảy ra với mình và gia đình mình. + Giận dữ và có ác cảm: Một số em tức giận người lớn vì bị bạc đãi hoặc không được chăm sóc thích đáng hoặc có thể do các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt. + Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Các em sống trong hoàn cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực. Những người lớn mà các em thường gặp thường có vẻ xa cách và không hiểu được những khó khăn này. -7-
- + Khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể do bị choáng ngợp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc các em ấy chưa bao giờ được khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời để diễn tả tâm trạng. + Không nói thật: Vì các em ấy ước mơ một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, các em cố gắng muốn lấy lòng người lớn (cố gắng nói ra những điều hay hoặc những điều mà người lớn muốn nghe), cố ý nói dối để tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý của người nghe. Các em HS trong hoàn cảnh khó khăn thường biểu lộ các tâm trạng như sau: + Mất đi sự ham thích và sinh lực: đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt, có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày, không ham thích một hoạt động nào, mất hết cả sinh lực. + Ít tập trung và nhiều bức rứt: buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng. đôi khi căng thẳng quá, các em trở nên hết sức tăng động, bứt rứt: có thái độ gàn dở, dễ bị kích động, dễ nổi cáu. + Hung hăng và phá phách: Dễ hung hăng, phá phách khi có cảm xúc mạnh. Dễ gây sự, có thể đánh đập người khác khi các em cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi. + Không tin tưởng vào người lớn nếu các em đã từng bị người lớn đối xử hung bạo. Tuy nhiên, những em mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có em lại không muốn đem lòng thương mến ai, hờ hững, mất niềm tin vào tình thương yêu của những người xung quanh. + Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu. Các em không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng của mình. Có em có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc có em không biết diễn tả tâm trạng của mình như thế nào. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nghiên cứu thực trạng về học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT Cửa Lò Để đánh giá thực trạng về mức độ tự tin và khả năng hòa nhập với môi trường học đường của các em HS nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò, chúng tôi tiến hành điều tra lấy thông tin từ các thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp đầu mỗi năm học về số lượng và kết quả học tập học sinh nhóm yếu thế tại nhà trường. * Về số lượng: Chúng tôi thống kê số lượng học sinh thuộc nhóm yếu thế ở trường THPT bằng cách gửi phiếu khảo sát cho 30 giáo viên chủ nhiệm được tạo trên Google biểu mẫu trong năm học 2022 – 2023 và năm học 2023 – 2024. Link khảo sát: https://forms.gle/BrZYj1Qw6oGqdxH67 -8-
- Nội dung phiếu khảo sát: Phụ lục 1 Sau khi thu thập phiếu điều tra, chúng tôi tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 2.1: Số lượng học sinh nhóm yếu thế của trường THPT Cửa Lò năm học 2022 – 2023 STT Đối tượng học sinh Số lượng HS 1 Học sinh hộ nghèo 10 2 Học sinh hộ cận nghèo 22 3 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn 30 4 Học sinh mồ côi (cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ) 6 5 Học sinh có bố mẹ ly hôn (hoặc ly thân) 5 6 Học sinh là con của mẹ đơn thân (có hoàn cảnh khó khăn) 4 7 Học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, không sống cùng bố mẹ 35 8 Học sinh bị dị tật, trầm cảm, tự kỷ, tăng động… 20 9 Tổng số 132 Bảng 2.2: Số lượng học sinh nhóm yếu thế của trường THPT Cửa Lò năm học 2023 – 2024 STT Đối tượng học sinh Số lượng HS 1 Học sinh hộ nghèo 4 2 Học sinh hộ cận nghèo 18 3 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn 31 4 Học sinh mồ côi (cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ) 9 5 Học sinh có bố mẹ ly hôn (hoặc ly thân) 20 6 Học sinh là con của mẹ đơn thân (có hoàn cảnh khó khăn) 8 7 Học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, không sống cùng bố mẹ 41 8 Học sinh bị dị tật, trầm cảm, tự kỷ, tăng động… 26 9 Tổng số 157 Phân tích bảng 2.1 và bảng 2.2, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau: -9-
- - Tỷ lệ học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò khá lớn: Năm học 2022 – 2023 là 11%, năm học 2023 – 2024 là 12,7%. Đây là số lượng học sinh không ít và học sinh nhóm yếu thế ngày càng tăng về số lượng và tỷ lệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục. Để nhà trường có kết quả giáo dục toàn diện đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, GVCN các lớp phải quan tâm đặc biệt tới những học sinh này. - Số lượng học sinh hộ nghèo và hộ cận nghèo có xu hướng giảm nhưng số lượng học sinh mồ côi, học sinh có bố mẹ ly hôn, học sinh không sống cùng bố mẹ và học sinh bị bệnh lại tăng lên. - Trong nhóm học sinh yếu thế, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, không sống cùng bố mẹ (năm học 2022 – 2023 là 35/132 (26,5%) và năm học 2023 – 2024 là 41/157 (26,1%), tiếp đến là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo (năm học 2022 – 2023 là 22,7% và năm học 2023 – 2024 là 19,7%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là hộ nghèo (năm học 2022 – 2023 là 7,5% và năm học 2023 – 2024 là 2,5%) bởi vì mức sống của người dân thị xã Cửa Lò ngày càng được cải thiện, tuy nhiên số lượng lao động đi làm ăn ở nước ngoài ngày càng tăng nên tỷ lệ HS sống xa bố mẹ ngày càng tăng. Những học sinh này rất dễ bị lôi kéo, đi lệch chuẩn mực đạo đức xã hội nên là bộ phận cần được GVCN quan tâm nhiều nhất. * Về chất lượng: Tiếp tục khảo sát kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò, chúng tôi đã phát phiếu thống kê hạnh kiểm và học lực của nhóm HS yếu thế thông qua đội ngũ GVCN. Nội dung phiếu thống kê: Phụ lục 2 Theo kết quả thu được từ 30 GVCN lớp ở trường THPT Cửa Lò, chúng tôi đã tổng hợp, xử lý số liệu và có kết quả như sau: Bảng 2.3: Bảng thống kê hạnh kiểm, học lực của học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò năm học 2022 - 2023 Hạnh kiểm Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Số lượng HS 86 40 6 0 Tỷ lệ % 65,2 30,6 4,2 0 Học lực Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Số lượng HS 5 113 14 0 Tỷ lệ % 3,8 85,6 10,6 0 -10-
- Bảng 2.4: Bảng thống kê hạnh kiểm, học lực của học sinh nhóm yếu thế ở trường THPT Cửa Lò học kỳ I năm học 2023 - 2024 Hạnh kiểm Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Số lượng HS 108 44 5 0 Tỷ lệ % 68,8 28,0 3,2 0 Học lực Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Số lượng HS 7 135 15 0 Tỷ lệ % 4,4 86,0 9,6 0 Từ bảng 2.3 và bảng 2.4 chúng tôi nhận thấy: Về hạnh kiểm, mặc dù đa số học sinh nhóm yếu thế có đạo đức tốt và khá nhưng tỷ lệ học sinh nhóm yếu thế có hạnh kiểm loại trung bình vẫn còn cao: năm học 2022 – 2023 là 4,2% thì học kỳ I năm học 2023 – 2024 vẫn còn 3,2%. Về học lực, mặc dù đa số học sinh nhóm yếu thế đạt loại giỏi và khá nhưng tỷ lệ học sinh nhóm yếu thế có học lực loại trung bình vẫn còn cao: năm học 2022 – 2023 là 10,6% thì học kỳ I năm học 2023 – 2024 vẫn còn 9,6%. So với chất lượng giáo dục của toàn trường THPT Cửa lò, một trường top đầu của sở giáo dục Nghệ An thì những tỷ lệ về hạnh kiểm và học lực trung bình của học sinh nhóm yếu thế còn cao. Đòi hỏi GVCN và giáo viên bộ môn phải quan tâm sát sao hơn nữa trong giáo dục nhóm học sinh này. 1.2.2. Thực trạng sự tự tin và phát huy năng lực bản thân trong hoạt động giáo dục của học sinh nhóm yếu thế tại trường THPT Cửa Lò Nhóm tác giả chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thực trạng về sự tự tin và phát huy năng lực bản thân của nhóm HS yếu thế qua các GVCN trong nhà trường. Chúng tôi đã gửi phiếu khảo sát về mức độ tham gia đóng góp của các em HS thuộc nhóm yếu thế tới GVCN qua nhóm zalo của trường THPT Cửa Lò. Link khảo sát: https://forms.gle/e8B1WjTX8yw3YLPR9 Nội dung phiếu khảo sát: Phụ lục 3 Sau khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: - Về mức độ hòa đồng với bạn bè, gần gũi và lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi: Đa số GVCN (76,7%) đánh giá các em HS nhóm yếu thế thường xuyên hòa đồng với bạn bè, gần gũi và lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi bởi vì đa số các em HS nhóm yếu thế đều có tư cách đạo đức tốt. 16,7% số đánh giá thỉnh thoảng mới gần gũi thầy cô, bạn bè trong lớp. Vẫn có 6,7% GVCN đánh giá hiếm khi HS nhóm yếu thế của lớp họ gần gũi và lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. -11-
- - Về mức độ sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được giao: 50% số GVCN cho rằng HS nhóm yếu thế thường xuyên sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ. Nhưng vẫn còn 50% số GVCN cho rằng HS nhóm yếu thế của lớp mình chủ nhiệm chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được giao. - Về mức độ sẵn sàng hợp tác với các bạn khác trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và hoạt động tập thể: 43,3% số GVCN đánh giá ở mức độ thường xuyên, 26,7% số GVCN đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng và 30% số GVCN đánh giá mức độ hiếm khi. -12-
- - Về mức độ biết đánh giá, nhận xét những ưu điểm cũng như những điều cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập và hoạt động tập thể của HS nhóm yếu thế: Có 43,3% số GVCN đánh giá mức độ thường xuyên, 20% đánh giá mức độ thỉnh thoảng, 33,3% đánh giá mức độ hiếm khi và vẫn có 3,3% đánh giá ở mức độ không bao giờ. - Về mức độ dám nghĩ dám làm, chủ động không mất bình tĩnh trong mọi công việc, đặc biệt là trong học tập của nhóm HS yếu thế: 43,3% GVCN đánh giá mức độ thường xuyên, 26,7% đánh giá mức độ thỉnh thoảng, 26,7% đánh giá mức độ hiếm khi và 3,3% GVCN đánh giá mức độ không bao giờ. - Về mức độ tin tưởng vào năng lực của bản thân, biết khả năng bản thân có thể làm tốt nhiệm vụ của mình: 46,7% GVCN đánh giá mức độ thường xuyên, 16,7% đánh giá mức độ thỉnh thoảng, 33,3% đánh giá mức độ hiếm khi và 3,3% đánh giá mức độ không bao giờ. -13-
- - Về mức độ sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của cá nhân mình với bạn khác hoặc thầy cô: có 43,3% GVCN đánh giá mức độ thường xuyên, 33,3% đánh giá mức độ thỉnh thoảng và 23,4% đánh giá mức độ hiếm khi. - Về mức độ rụt rè, lo sợ trong giao tiếp của HS nhóm yếu thế: 83,3% GVCN đánh giá là thường xuyên, chỉ có 16,7% GVCN đánh giá mức độ hiếm khi. - Về mức độ tự tin để thể hiện mình trước đám đông: có 43,3% số GVCN cho rằng HS nhóm yếu thế thường xuyên thể hiện mình trước đám đông, 23,3% GVCN -14-
- đánh giá thỉnh thoảng, 30% GVCN đánh giá mức độ hiếm khi và 3,3 % GVCN cho rằng nhóm HS yếu thế không bao giờ thể hiện mình trước đám đông. Kết quả khảo sát trên cho thấy: Tỷ lệ HS nhóm yếu thế có sự tự tin và biết phát huy năng lực của bản thân còn thấp
- - Nhà trường chưa nhất quán thường xuyên trong việc quan tâm tới nhóm HS yếu thế tại nhà trường trong việc lập hồ sơ, đồng bộ giải pháp hỗ trợ nhóm HS này tới toàn thể GV. - Đội ngũ GVCN và giáo viên bộ môn tại nhà trường chưa có giải pháp đồng bộ trong việc dạy học và đánh giá nhóm HS yếu thế. - Gia đình thiếu sự quan tâm thường xuyên tới học sinh. Qua trao đổi với đội ngũ GVCN thì nhiều gia đình các em thuộc nhóm đối tượng rất ít khi liên lạc với nhà trường trong công tác giáo dục giúp đỡ học sinh, thậm chí kể cả khi học sinh vi phạm nội quy trường lớp học thường xuyên. - Tác động của môi trường xã hội hiện đại, phức tạp, nhiều cám dỗ làm cho nhiều HS khi thiếu sự quan tâm của gia đình dễ bị lệch lạc, suy nghĩ tiêu cực. Cuộc sống hiện đại cũng làm cho tỷ lệ HS bị tự kỷ, trầm cảm, tăng động ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu những hạn chế mà phần khảo sát thực trạng về nhóm HS yếu thế ở trường THPT Cửa Lò như chúng tôi đã chỉ ra, đòi hỏi GVCN phải áp dụng tổng hợp nhiều giải pháp để khơi dậy sự tự tin và phát huy năng lực của bản thân cho nhóm HS yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. -16-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số hình thức để khởi động trước khi vào tiết học kỹ năng nghe môn Tiếng Anh 10 (Warming up)
16 p | 631 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kiểm tra vấn đáp môn Giáo dục quốc phòng -An ninh khối 11 trong các trường THPT
14 p | 314 | 61
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả công tác
9 p | 314 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 220 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: "Khắc họa nhân vật" trong dạy học Lịch sử lớp 10
15 p | 172 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức một số hoạt động khởi động tạo hứng thú nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Vật lý 11
68 p | 4 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật
65 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng vấn đề kết thúc mở trong hoạt động khởi động khơi nguồn hứng thú học tập nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian lớp 11
58 p | 1 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học Toán ở trường THPT giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập
63 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, phát triên năng lực sáng tạo cho học sinh THPT thông qua dạy học STEM: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng- Sinh học 10
57 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn