Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp các em đánh giá thực trạng về hứng thú, đam mê của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông; Một số biện pháp nâng cao hứng thú, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh; Định hướng một số vấn đề cho học sinh trong việc thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29 - NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra mục tiêu tổng quát đó là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Để cụ thể hóa mục tiêu này, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và các nhà trường phổ thông nói riêng là phải phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo trong mỗi học sinh. Trong đó, ngoài việc giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức của các môn văn hóa thì mỗi nhà trường cũng cần trạng bị cho học sinh tư duy khoa học bằng việc khơi gợi tính sáng tạo, khả năng tìm tòi khám phá của học sinh. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng. Để góp phần đổi mới giáo dục phổ thông, không thể thiếu hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bởi đây là sân chơi bổ ích giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tạo bước đệm cho các bậc học tiếp theo. Rất nhiều trường phổ thông đã đưa phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh trở thành một nhiệm vụ giáo dục quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó một số trường vẫn còn khá xem nhẹ và còn mang tính đối phó, người thực hiện chủ yếu vẫn là giáo viên mà chưa phải là học sinh. Điều này là một bất cập xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Giáo viên là người truyền cho học sinh ngọn lửa đam mê vào nghiên cứu khoa học. Vì vậy các thầy cô phải có cách hiệu quả để tích cực hỗ trợ hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học- kĩ thuật cho các em, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tạo cho các em cảm giác hứng khởi say mê trong nghiên cứu và học tập. Việc để cho mỗi học sinh tự suy nghĩ, tự trình bày ý tưởng của mình sẽ giúp các em phát triển năng lực tư duy sáng tạo. NCKH của HS là hoạt động quan trọng trong trường THPT. Phần lớn CBQL, GV các trường THPT đã nhận thức được vai trò của hoạt động này, tuy nhiên vẫn còn không ít HS chưa nhận thức đầy đủ về các ý nghĩa của hoạt động NCKH. . Kết quả NCKH của HS THPT dù đã đạt được những thành tích nhất định, song thật sự chưa cao, số lượng các đề tài đang còn ít, chưa xứng tầm với quy mô phát triển giáo dục của trường THPT Đặng Thai Mai. Từ những lí do trên, với mong muốn lan rộng và phát huy hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh tại nhà trường phổ thông, chúng tôi mạnh 1
- dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng về hứng thú, đam mê của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông. - Một số biện pháp nâng cao hứng thú, khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. - Định hướng một số vấn đề cho học sinh trong việc thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. - Phân tích những kết quả đạt được để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Những học sinh có hứng thú, yêu thích tìm tòi, khám phá thuộc khối trung học phổ thông, chủ yếu là học sinh lớp 10 và lớp 11 tại trường THPT Đặng Thai Mai. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn học sinh để tìm hiểu thực trạng cũng như nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh trong một số lĩnh vực. - Phương pháp thực nghiệm: + Một số biện pháp tạo hứng thú NCKHKT cho học sinh THPT + Tổ chức cho học sinh vận dụng các nội dung trong tài liệu hướng dẫn để thực hiện một số dự án nghiên cứu tại trường phổ thông. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm học 2022-2023 và năm 2023 - 2024. - Giới hạn nghiên cứu: + Biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho học sinh trường THPT Đặng Thai Mai + Các nội dung trong tài liệu hướng dẫn học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học - Đơn vị thực nghiệm: Trường THPT Đặng Thai Mai. 6. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Nội dung đề tài tập trung vào một số vấn đề chính như sau: - Cở sở lý luận của đề tài 2
- - Cơ sở thực tiễn của đề tài - Một số giải pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho học sinh trường THPT Đặng Thai Mai - Hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học - Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài - Thực nghiệm và kết quả đạt được 7. Tính mới của đề tài - Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn, nghiên cứu được thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT Đặng Thai Mai. - Chỉ ra được nguyên tắc xây dựng giải pháp góp phần quan trọng trong việc khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học. - Đề xuất được một số giải pháp khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới. Đề tài là một hình thức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện hóa trong hoạt động thực tế. Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án có những đòi hỏi khác đề tài như: đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra, chịu sự ràng buộc của kì hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực, phải thực hiện trong một bối cảnh không chắc chắn. Những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài: Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. Mục đích nghiên cứu là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?” hoặc “để phục vụ cho cái gì?” 1.2. Đặc điểm của công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh a. Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học. - Giải quyết một số vấn đề về kiến thức, khoa học và thực tiễn. 4
- Để thực hiện được mục đích trên , NCKHKT của HS cần phù hợp với khả năng và nguyện vọng , nội dung của chương trình học và một số đòi hỏi thực tiễn của xã hội, định hướng của khoa học và công nghệ. Ngoài ra NCKHKT không ảnh hưởng đến học tập chính khóa của HS. Có thể được lồng ghép trong nội dung các môn học thông qua các chủ đề, các hoạt động STEM. b. Về nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học kĩ thuật - Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực được hoc tập liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau Lĩnh vực chuyên môn lĩnh vực khoa học hành vilĩnh vực năng lượng : , , … - Tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đời sống phục vụ trực tiếp hoạ t động của con người , giải quyết các vấn đề thực tế hàng ngày. - Tham gia vào các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật các cấp. - Tham gia vào các bài dạy, chủ đề STEM, xây dựng và thiết kế các nội dung liên quan để giải quyết các vấn đề thực tiễn . Với những đặc diểm nêu trên, nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS bắt đầu từ việc xác định tên đề tài và kết thúc bằng việc phát hiện ra những hiểu biết mới, rút ra những kết luận khoa học đúng đắn. Qua đó, HS dần dần nắm vững những phương pháp nhận thức khoa học, hình thành nên nhu cầu, hứng thú nghiên cứu khoa học kĩ thuật. 1.3. Tính cấp thiết của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với HS trung học Tầm quan trọng của giáo dục phổ thông được hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương khá XI(Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng định: “…Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu… chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoiaj khóa, nghiên cứu khoa học…” Theo chỉ thi 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về Tăng cường nnawg lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, để chủ động nắm bắt cơ hoioij, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cho Bộ GD& ĐT thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngày từ năm học 2017 – 2018. Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu trong trường phổ thông. Đay là một hoạt động giúp các em áp dụng những kiến thức đã học và cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời là cách tieeos cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó, nhằm phát hiện các tài năng, là cơ sở xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 5
- Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, với thực tiễn đời sống xã hội. Hoạt động này giúp khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, phát huy khả năng sáng tạo của các em học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm. Niềm đam mê của các em trong NCKH sẽ kích thích tính sáng tạo, giúp học trò tạo ra những sản phẩm hữu ích, giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống. Các em được đi từ lý thuyết đến thực hành giúp các em đam mê vận dụng sáng tạo để tạo ra sản phẩm của mình, phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay, thắp lên ngọn lửa STEM trong HS và được lan tỏa mạnh mẽ trong nhà trường. Đó cũng chính là một trong những đổi mới về hình thức dạy học mà giáo dục nước ta đang hướng tới. Và ngày 02 tháng 11 năm 2012, Bộ GD và DT ra thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT về “Ban hành quy chế thi NCKHKT cấp quốc gia cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông”. 1.4. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học - Là cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, được bắt đầu từ năm học 2012 -2013. Cuộc thi dành cho các cơ sở giáo dục có học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông ( gọi tắt là học sinh trung học) và các tổ chức cá nhân có liên quan. - Mục đích của cuộc thi được xác định: + Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. + Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học + Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học. + Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình, tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giưa các địa phương và hội nhập quốc tế 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học Nghiên cứu khoa học của học sinh là hoạt động quan trọng trong trường trung học phổ thông. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học phổ thông ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mẫu khảo sát gồm 253 cán bộ quản lí, giáo viên và 906 học sinh trung học phổ thông. 6
- Bảng 1: Đánh giá của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của HS CBQL,GV HS STT Mức độ quan trọng SL % SL % 1 Hoàn toàn không quan trọng 2 0.8 9 1.0 2 Không quan trọng 14 5.5 10 1.1 3 Bình thường 44 17.4 172 19.0 4 Quan trọng 162 64.0 430 47.5 5 Rất quan trọng 31 12.3 285 31.5 Tổng 253 100.0 906 100.0 (Ghi chú: SL: Số lượng; %: Phần trăm) Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn cán bộ quản lí, giáo viên đã nhận thức được vai trò của hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chưa nhận thức đầy đủ về các ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học. Hình thức nghiên cứu khoa học được đánh giá tổ chức nhiều là “Phát động cuộc khi Khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học” và “Tổ chức cho học sinh thực hiện các thí nghiệm/thực nghiệm về vấn đề quan tâm trong các môn học”. Hình thức nghiên cứu khoa học thu hút được hứng thú của học sinh nhiều nhất là “Tổ chức cho học sinh thực hiện các thí nghiệm/ thực nghiệm về vấn đề quan tâm trong các môn học”. Kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông dù đã đạt được những thành tích nhất định, song vẫn chưa xứng tầm với quy mô phát triển giáo dục trung học phổ thông của huyện Thanh Chương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông là: “Nhà trường chưa tạo được động lực cho giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học”, Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật của học sinh trong nhà trường còn thiếu thốn, chưa đồng bộ”, “Năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh còn hạn chế”. Bảng 2: Đánh giá của CBQL, GV và HS về vai trò của hoạt động NCKH của HS CBQL,GV HS STT Vai trò ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Giúp HS vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề 1.66 1 3.94 1.10 3.22 thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH. 7
- Tạo cho HS tự tin, tìm tòi và sáng 2 4.08 0.96 3.49 1.57 tạo. Giúp HS mở rộng, phát triển tri 3 4.07 0.97 3.60 1.59 thức đã học. Giúp HS hình thành phát triển năng 4 4.04 1.00 3.58 1.50 lực tự học, tự nghiên cứu. Giúp HS rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, 5 4.11 0.93 3.37 1.66 chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Giúp HS có một sân chơi trí tuệ bổ ích, tạo cơ hội tốt để các em có 6 những trải nghiệm thú vị và được 4.07 0.97 3.35 1.65 trình bày ý tưởng sáng tạo của mình. (Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1≤ĐTB≤5); ĐLC: Độ lệch chuẩn) Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đánh giá khá cao các vai trò của hoạt động NCKH của HS, đặc biệt là đối tượng CBQL, GV. Các CBQL, GV chủ yếu lựa chọn phương án “phần lớn đồng ý” ở các nhận định. Vai trò nhận được sự đồng ý cao nhất của CBQL, GV là “Giúp HS rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt”. Các đề tài, dự án NCKH của HS thường được tiến hành bởi một nhóm HS. Nhóm HS sẽ lên kế hoạch, phân chia công việc, hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua đó, HS phát huy được tính tự lực, tự cường, cũng như khơi gợi, nuôi dưỡng sự hứng thú trong tìm tòi, khám phá kiến thức. Các CBQL, GV cũng đánh giá cao các vai trò: “Giúp HS mở rộng, phát triển tri thức đã học”, “Tạo cho HS tự tin, tìm tòi và sáng tạo”, “Giúp HS hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu”, “Giúp HS có một sân chơi trí tuệ bổ ích, tạo cơ hội tốt để các em có những trải nghiệm thú vị và được trình bày ý tưởng sáng tạo của mình”, “Giúp HS vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH”. Dữ liệu ở Bảng 2 cho thấy, dù HS cũng đánh giá khá cao các vai trò, tuy nhiên, so với CBQL, GV, sự nhận thức còn hạn chế nhất định. Nhiều HS vẫn chưa nhận thấy được các vai trò quan trọng như: “Giúp HS vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH”, “Giúp HS có một sân chơi trí tuệ bổ ích, tạo cơ hội tốt để các em có những trải nghiệm thú vị và được trình bày ý tưởng sáng tạo của mình”, “Giúp HS rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt”. 8
- Sự phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy rằng, khá nhiều đối tượng khảo sát chưa nhận thức rõ về vai trò của hoạt động NCKH của HS. Chính vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, đặc biệt là HS về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu này là hết sức cần thiết. 2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường THPT Đặng Thai Mai 2.2.1. Thực trạng - Trong những năm qua, cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh đã được triển khai và phát triển ngày càng mạnh mẽ ở trường trung học phổ thông Đặng Thai Mai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ học sinh tham gia còn khiêm tốn. Sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chưa đều khắp giữa các lớp và chưa thật sự bền vững. Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của một số học sinh còn mang tính thời vụ, bị động. Kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện hết sự thông minh, sáng tạo của học sinh Đặng Thai Mai nói chung và học sinh huyện Thanh Chương nói riêng. Hoạt động hướng dẫn học sinh NCKHKT của nhà trường đạt hiệu quả còn thấp và chưa có nhiều sản phẩm tham dự các kì thi cấp tỉnh. 2.2.2. Nguyên nhân - Đa số phụ huynh có tâm lí không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì để thực hiện một dự án khoa học đạt giải cấp quốc gia, ngoài có ý tưởng mới, sáng tạo còn cần phải đầu tư thời gian, công sức và cả trí tuệ trong một thời gian rất dài (gần như xuyên suốt năm học), với thời gian đó HS cố gắng học tập có thể dễ dàng nâng kết quả thi lên - “Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm phục vụ cho hoạt động NCKH, kĩ thuật của HS trong nhà trường còn thiếu thốn, chưa đồng bộ”. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm ở các trường THPT Đặng Thai Mai cơ bản được trang bị đảm bảo cho việc giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp, tuy nhiên, các thí nghiệm thực hành ở cấp THPT còn ở mức thô sơ, đơn giản. Do đó, các trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm chỉ là các máy móc đo lường ở mức độ khá đơn giản, không đủ khả năng để đo lường, khảo sát, phân tích các mẫu hay thực hiện các thí nghiệm quy mô đáp ứng được các dự án khoa học. - “Năng lực NCKH của HS còn hạn chế”. Kết quả khảo sát ở trên cũng đã chỉ ra các kĩ năng NCKH của HS THPT chỉ ở mức trung bình, cần được cải thiện. Thêm vào đó, “Thời gian triển khai nghiên cứu”, “Năng lực hướng dẫn của đội ngũ GV”, “Sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học”còn hạn chế, “Nhận thức của của cán bộ, GV, cha mẹ HS, HS và các lực lượng xã hội về hoạt độngNCKH chưa cao”. - HS còn nhiều khó khăn khi triển khai NCKH. Kĩ năng mà HS hạn chế nhất là: “Thiết kế nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu”. Đây là một kĩ năng rất quan trọng, quyết định sự thành công của dự án, đề tài khoa học. Tuy nhiên, trong thực tế, 9
- HS chưa được tập huấn hay học về một khóa bồi dưỡng về NCKH, mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm cảm tính, chủ quan. Chính vì vậy, các em gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Một số HS chia sẻ: “Nhiều khi em có nhiều ý tưởng hay, nhưng em lại không biết cách triển khai ý tưởng đó như thế nào. Em thường tìm đọc các đề tài, dự án có giải trong các năm để bắt chước cách làm, cách viết, nhưng lại không hiểu rõ bản chất vấn đề nên không biết đúng hay sai”. Ngoài ra, việc “Đề xuất ý tưởng khoa học”, “Xây dựng câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu”, “Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (dự án khoa học)/Xây dựng và kiểm tra (dự án kĩ thuật)”, “Viết báo cáo khoa học”, “Trình bày sản phẩm nghiên cứu”, HS đều gặp khó khăn. CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo tổ chức - Nhà trường xác định được mục đích và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong chương trình giáo dục học sinh của nhà trường, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm và mang tính mũi nhọn của nhà trường. - Tổ chức phố biến các văn bản, kế hoạch hướng dẫn tổ chức hội thi Khoa học kĩ thuật của Sở, nhà trường đến tận giáo viên và học sinh. - Giao nhiệm vụ cho từng tổ chuyên môn xây dựng và tuyển chọn đề tài theo lĩnh vực chuyên môn. Cần tạo được một ngân hàng các ý tưởng khoa học có khả năng thực hiện được và phù hợp với thực tế của nhà trường. - Thành lập hội đồng cố vấn khoa học cấp trường phụ trách việc thẩm định đề cương, xét duyệt những đề tài, dự án có tính khả thi để tổ chức thực hiện. - Phân công giáo viên hướng dẫn và học sinh thực hiện đề tài. Để đảm bảo tính công bằng, khách quan thì giáo viên và học sinh cần trình bày đề cương thuyết minh trong danh sách ngân hàng đề tài đã cho. Hội đồng khoa học cấp trường sẽ đánh giá và chọn đề tài thực hiện. - Công tác hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đề tài cần được quan tâm và tạo điều kiện để tiến độ và chất lượng đề tài được nâng lên. - Công tác khen thưởng giáo viên, học sinh tham gia thực hiện đề tài được chú ý nhằm ghi nhận đóng góp của những cá nhân, tập thể tham gia, đồng thời tạo động lực, sức hút cho các cá nhân khác trong nhà trường cùng tham gia. 2. Công tác triển khai thực hiện 2.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp 2.1.1. Tính hệ thống Đảm bảo tính hệ thống của các giải pháp, có nghĩa là: - Đối với từng giải pháp, chúng tôi phân tích tác động đến HS về các mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng đối với nghiên cứu khoa học kĩ thuật. 10
- - Khi áp dụng các giải pháp, cần đảm bảo mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành (kiến thức và kĩ năng); giữa mục đích với cách thức, phương tiện thực hiện và kiểm tra-đánh giá sản phẩm nghiên cứu. - Các giải pháp liên quan gắn bó, tác động hỗ trợ khi áp dụng vào đối tượng nghiên cứu. Vì vậy để có một tác dụng tổng thể chúng tôi thực hiện phối hợp nhiều giải pháp đồng thời. 2.1.2. Tính thực tiễn Khi xây dựng các giải pháp chúng tôi xuất phát trước hết từ sự phân tích tình hình thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS. Dựa vào phân tích số liệu thu được: từ khảo sát thực trạng, đánh giá cụ thể các hoạt động NCKHKT, những mặt thuận lợi và khó khăn của HS, phù hợp với nhận thức và tư duy của các em.., để thiết kế giải pháp khả thi, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. 2.1.3. Tính hiệu quả Thông qua thực hiện các giải pháp cần có hiệu quả hơn ban đầu. Có tác dụng cải tạo thực trạng. Học sinh nắm vững cả lý thuyết và thực hành khi tham gia hoạt động NCKHKT. Chất lượng các đề tài nghiên cứu của HS được cải thiện một cách rõ ràng. Các giải pháp được thiết kế nhắm vào đổi mới phương pháp dạy học , phát huy tư duy sáng tạo cho HS và khắc phục những khó khăn khi các em tham gia vào NCKHKT. 2.1.4. Tính khoa học Trong quá trình xây dựng các giải pháp, chúng tôi xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, đồng thời kết hợp với một số lý thuyết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về: tâm lí HS, hiệu quả của các đề tài khoa học….nhằm bổ sung những giải pháp hiệu quả nhất với mục đích cuối cùng thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Một số giải pháp cụ thể khơi gợi niềm đam mê trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học 2.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, các tổ chuyên môn gắn liền với kế hoạch hoạt động NCKH và cuộc thi KHKT Ngay từ đầu năm học trường chúng tôi chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH và cuộc thi KHKT trong kế hoạch chỉ đạo tổng thể hoạt động của nhà trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức như Đoàn trường, tổ bộ môn có kế hoạch cụ thể, chi tiết trên cơ sở khuyến khích các thành viên phụ trách hoạt động NCKH nói chung, theo từng lĩnh vực NCKH tương ứng nói riêng. Đặc biệt các nhóm chuyên môn có nội dung chương trình gắn liền với thực tiễn như: Toán, Tin học, Vật lý, Sinh học, Hóa học,… có sự quan tâm đặc biệt tới hoạt động NCKH và khơi gợi trong HS các ý tưởng về NCKHKT. 11
- Hiệu trưởng yêu cầu ban chỉ đạo NCKHKT ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể dựa trên các hướng dẫn của Bộ, của Sở GD và ĐT về NCKH và cuộc thi KHKT các cấp. Lập kế hoạch chi tiết về thời gian hình thành ý tưởng cho HS; chọn ý tưởng hay, ý nghĩa, thiết thực và khả quan; phân công giáo viên hướng dẫn hoặc phân công nhóm giáo viên cố vấn cho ý tưởng của HS; hướng dẫn HS lập kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện ý tưởng, viết báo cáo và tham gia vòng sơ khảo, chung khảo cấp trường, hoàn thiện đề tài nghiên cứu…. Bên cạnh đó, việc dự trù, phân bố kinh phí cho công tác NCKH và cuộc thi KHKT với tư cách là hoạt động thường niên cũng hết sức quan trọng. Hoạt động này song song với hoạt động bồi dưỡng HSG các môn văn hóa, Hội khỏe phù đổng của môn Giáo dục thể chất. Bởi hoạt động NCKH và cuộc thi KHKT có nhu cầu kinh phí lớn. Nếu hạn chế về kinh phí thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vấn đề này, trường chúng tôi thường tận dụng kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, gia đình sẵn sàng ủng hộ cho các hoạt động NCKH và tham gia thi KHKT các cấp. 2.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động dạy học khám phá, dạy học bằng phương pháp giáo dục STEM trong các môn học liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Phương pháp dạy học khám phá là một trong các phương pháp dạy học có hiệu quả và dễ vận dụng trong các nhà trường phổ thông nước ta hiện nay. Với phương pháp này, học sinh được chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên. Hơn nữa, trong bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào, thầy và trò cũng đều có thể vận dụng linh hoạt phương pháp này trong dạy và học một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, phương pháp dạy học khám phá đã nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của các nhà giáo dục, đã được nghiên cứu, khuyến khích ứng dụng trong dạy học ở các cấp học của nước ta theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Như vậy khám phá chính là những hoạt động để người học đi tìm hiểu khoa học. Dạy học khám phá nhằm giúp cho học sinh hình thành năng lực nghiên cứu qua đó học sinh có thể hình thành những ý tưởng, những sáng tạo khoa học mới. Trong chương trình sinh học 11 chúng tôi đã áp dụng phương pháp dạy học khám phá với nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ với chủ đề “ Quang hợp ở thực vật ” chúng tôi tiến hành như sau: Chủ đề: Quang hợp ở thực vật Bước 1. Chuẩn bị. * Xác định mục tiêu: Năng lực và phẩm chất Về năng lực - Nhận thức Sinh học: + Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật. 12
- + Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH). + Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi. + Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) đối với cây và đối với sinh giới . + Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. + Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng. + Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng. + Nhận biết được vai trò của quang hợp đối với đời sống thực vật và sinh giới; phân biệt đặc điểm quang hợp của các nhóm thực vật thích nghi với môi trường sống. - Tìm hiểu thế giới sống:Biết được các điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và năng suất cây trồng. - Vận dụng:hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng. - Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, HS độc lập nghiên cứu SGK và các nguồn tài liệu quang hợp, đặc điểm quang hợp của các nhóm thực vật ở các điều kiện sống khác nhau, tự đánh giá về quá trình và thực hiện nhiệm vụ. - Giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề thực tiễn: vì sao thực vật C4 có năng suất quang hợp cao nhất, vì sao ở thực vật CAM quang hợp xảy ra cả ngày và đêm, xác định được trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao. Về phẩm chất - Nhân ái: Giáo dục lòng nhân ái, ý thức tìm tòi, học hỏi và hứng thú tìm hiểu các quá trình sinh lý của cây, yêu rừng và có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, đất. - Trung thực: Trong kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bản thân. - Trách nhiệm: + Với bản thân và các bạn trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo vệ đất, nước, không khí. 13
- + Vận dụng hiểu biết về quang hợp vào trồng trọt để tăng năng suất cây trồng. * Lựa chọn, xây dựng các chủ đề tìm tòi, khám phá. Vai trò của quang hợp; cơ chế quang hợp; ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quá trình quang hợp. * Thiết kế các hoạt động tìm tòi, khám phá. - Vai trò quang hợp: Giáo viên cho học sinh báo cáo về vai trò quang hợp mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà. - Cơ chế quang hợp: Học sinh làm việc nhóm - Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quá trình quang hợp: Làm thí nghiệm và trình bày kết quả. * Dự kiến phương pháp và kĩ thuật dạy học. Phương pháp dạy học khám phá kết hợp với phương pháp trực quan; dạy học theo nhóm nhỏ; dạy học trãi nghiệm và ứng dụng. * Xây dựng kiến thức và xác định các năng lực cần đạt được. Các mức độ nhận thức cần đạt được: Nhận biết: Nêu được các vai trò quang hợp. Thông hiểu: Phân biệt cơ chế quang hợp. Vận dụng: Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quá trình quang hợp, từ vận dụng giải thích các hiện tượng xảy ra và đề xuất một số biện pháp ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Bước 2. Định hướng tìm tòi, khám phá Giáo viên đặt vấn đề: Cho 3 loài thực vật khả năng quang hợp 3 loài có giống nhau không? KL: Lúa TV C3, Thanh Long nhóm TV CAM, Ngô nhóm thực vật C4 Vậy sự giống nhau, khác nhau như thế nào? Bước 3. Quan sát, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá. Hoạt động 1. Tìm tòi, khám phá về vai trò của quang hợp. Học sinh báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà của mỗi cá nhân (giáo viên gọi bất kì 3 - 5 em lên báo cáo). Nội dung bao gồm: Vai trò của quang hợp và ứng dụng của quang hợp đến đời sống con người. giáo viên nhận xét rút ra kết luận. 14
- Hoạt động 2. Tìm tòi, khám phá về cơ chế quang hợp. Giáo viên phân nhóm nhóm học sinh về nội dung phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp (điều kiện, nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm, quá trình); Phân biệt C3, C4, CAM (đối tượng, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, năng suất quang hợp) Áp dụng học nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn: - Từ cá nhân ghi ý kiến của mình. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. Sau đó nhóm trưởng ghi nội dung chung của của cả nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét, kết luận thống nhất Hoạt động 3. Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quá trình quang hợp Giáo viên chiếu một số hình ảnh về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Giáo viên chiếu một số tình huống về ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ quá cao; hiện tượng rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Học sinh làm việc cặp đôi thảo luận, tìm hiểu về các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung. Bước 4. Hướng dẫn học sinh so sánh, nhận xét, rút ra bản chất của tri thức. HS nghiên cứu các thông tin mà giáo viên cung cấp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở bước 3. Yêu cầu cần rút ra được: Vai trò của quang hợp; cơ chế quang hợp, Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quá trình quang hợp. Bước 5. Tổ chức học sinh thực hành, vận dụng kiến thức để rèn luyện năng lực tìm tòi, khám phá, hình thành ý tưởng nghiên cứu. Giáo viên: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi từ đó xây dựng ý tưởng nghiên cứu khoa học. Câu 1. Điều gì xảy ra nếu cây không thực hiện quá trình quang hợp? Làm thế nào để cây quang hợp tốt nhất? Trả lời: Cây không quang hợp được sẽ không tổng hợp chất hữu cơ Cây không sinh trưởng và phát triển được nếu kéo dài thì cây sẽ chết. Học sinh nêu được vai trò của quang hợp hình thành ý tưởng về các loại cây thuốc quý hiếm chữa bệnh cho người thông qua quang hợp. Câu 2. Lá màu đỏ như rau dền có diệp lục không? Tại sao. Làm thế nào để tạo màu thực phẩm an toàn. Em hãy đề xuất một số biện pháp khả thi về an toàn thực phẩm. Trả lời: Lá vẫn có diệp lục nhưng diệp lục bị các sắc tố phụ lấn át. 15
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học giáo viên hướng cho học sinh đề xuất một số biện pháp an toàn thực phẩm như sử dụng một số lại cây, rau có chức carotenoit như củ gấc, lá dứa, rau dền... Từ đó hướng các em tìm cách để tạo ra những chất tạo màu thực phẩm bảo quản được lâu, tìm hiểu một số phương pháp tạo màu an toàn trong thực phẩm. HS áp dụng phương pháp tạo màu thực phẩm an toàn trong chế biến xôi và mứt Câu 3. Trong quá trình quang hợp tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra hình thành ý tưởng về các biện pháp giúp cây quang hợp tốt nhất trong điều kiện một số nơi thiếu ánh sáng.... Trả lời. Quang hợp diễn ra trong hai pha là pha sáng và pha tối. Trong đó sản phẩm của pha sáng là nguyên liệu cho pha tối và ngược lại. Như vậy một pha nào đó bị ngưng trệ thì pha khác cũng sẽ không diễn ra. Khi không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra. Do vậy mặc dù không sử dụng ánh sáng nhưng không có ánh sáng thì pha tối sẽ không có nguyên liệu nên cũng sẽ không diễn ra. 16
- Câu 4. Cơ sở khoa học của việc trồng cây trong nhà kính. Tiềm năng của nền nông nghiệp thông minh là gì? Kiểm soát điều khiển tự động nhiệt độ, che mưa, chế độ chiếu sáng, độ ẩm.... Học sinh sẽ tìm hiểu và đề xuất những phương pháp, hình thành ý tưởng để trồng cây trong nhà kính. Câu 5. Em hãy tìm hiểu về đèn led nông nghệp. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng năng suất cây trồng dựa vào những kiến thức đã học. Trả lời. Đèn led là loại đèn chuyên dụng chiếu đúng các bước sống phổ cho cây trồng quang hợp. Học sinh về tìm hiểu các loại đèn led, từ đó hình thành ý tưởng tìm ra những phương pháp giúp cây trồng quang hợp tốt nhất. Quá trình dạy học khám phá ở tổ tự nhiên trường chúng tôi đã áp dụng không chỉ năm học 2023 – 2024 mà đã áp dụng trong nhiều năm qua. Sau khi áp dụng các hoạt động dạy học khám phá xây dựng ý tưởng nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy được mức độ hứng thú của HS tăng cao đồng thời đã có rất nhiều ý tưởng nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực sinh học, kĩ thuật môi trường, cơ khí... đăng kí tham gia cuộc thi KHKT cấp trường như sau: Tên Mô tả chức năng sản Người Lĩnh Mã TT sản phẩm Người thực hiện hướng vực sản phẩm phẩm (mục tiêu đề tài) dẫn Trần Kĩ Máy 1 Dùng để hút bụi Nguyễn Văn Đạt Xuân thuật KH23.26 hút bụi Hoàng cơ khí Ngôi Đặng Nguyễn Tiểu Hoa Kĩ nhà Thị 2 Cảnh báo, chống trộm Nguyễn Đình thuật KH23.02 thông Phương Thanh cơ khí minh Huyền Giúp phát hiện lửa, Máy bảo vệ mọi người khi Nguyễn Nguyễn Xuân Hệ cảm nghe tiếng vang lên Thị 3 Thạch thống KH23.38 biến để có thể chạy thoát Kiều Trần Phan Dụng nhúng cháy ra nhanh chóng đến Anh nơi an toàn Là thiết bị giúp người cắt cỏ, tỉa cây một Giản Kĩ Máy cách hiệu quả và Trần Xuân Phong 4 Thị thuật KH23.04 cắt cỏ nhanh chóng thay cho Trần Hoàng Thiên Dương cơ khí công cụ truyền thống như dao, liềm,,,Nhờ 17
- động cơ chạy bằng điện, pin hoặc xăng cùng công suất mạnh mẽ nên máy cắt cỏ se cho khả năng nhanh chóng, đều đẹp Rô bốt Giúp việc dọn dẹp hút bụi nhà cửa trở nên dễ Trần Đăng Huy Giản Hệ thông dàng và sạch sẽ hơn. 5 Hoàng Thị thống KH23.05 minh Tiêt kiệm thời gian và Trần Gia Huy Dương nhúng có cảm công sức trong dọn biến dẹp nhà cửa Hoàng Thị Na Nguyễn Kĩ Cối Tạo ra điện 6 Hoàng Thị Thanh Văn thuật KH23.06 xay gió Tiết kiệm điện Hiên Tiến cơ khí Nước Giúp bảo vệ môi tẩy rửa trường, giảm thiểu rác đa thải khi làm nước tẩy Kĩ Nguyễn Lê Bảo Nguyễn năng từ rửa từ công nghiệp thuật 7 Ngân Thị KH23.07 phế Đảm bảo vệ sinh an môi Lê Khắc Huy Hoài phẩm toàn sức khỏe con trường nông người, Giảm thiểu chi nghiệp phí Thu hút và bắt các loại côn trùng như muỗi, ruồi…hiệu quả cao, xua đuổi và diệt muỗi. Hoạt động êm ái, công suất thấp, không gây tiếng ồn và có thể thay thế đèn ngủ.Không sử dụng Nguyễn Thanh Máy hóa chất gây hại, Trần Kĩ ĐứcNguyễn Đình 8 bắt không gây mùi khét Thị thuật KH23.27 NguyênNguyễn muỗi khó chịu, thân thiện Thanh cơ khí Minh Hiếu với môi trường, an toàn cho mọi người.Sử dụng dễ dàng, chỉ cần cắm điệnBảo vệ người dùng tránh khỏi các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Máy Mang đến trải nghiệm Phạm Văn Thành, Trần Hệ 9 bay tốt cho người sử Nguyễn Văn Thế thống KH23.09 điều dụng, quay phim, giải Hoàng Lĩnh nhúng 18
- khiển trí từ xa Thùng Giữ gìn an toàn, đảm Trần Lê Xuân Anh Trần Kĩ rác 10 bảo vệ sinh, An toàn Minh Thế thuật KH23.10 thông cho người sử dụng Bùi Văn Hoài Lĩnh cơ khí minh Kĩ Tinh Làm mọc tóc nhiểu Đặng thuật 11 dầu hơn và giúp dưỡng Nhóm 1,2 Ngọc KH23.11 môi bưởi tóc Hiến trường Kháng viêm, chống Dầu nhiễm khuẩn và đặc Nguyễn Kĩ gội trị nấm da đầu. Ngăn Trần Thị Khánh Thị thuật 12 dược ngừa gàu quay trở lại, Huyền KH23.12 Lam môi liệu từ nuôi dưỡng từng sợi Nguyễn Thị Nhung Giang trường bồ kết tóc. Mang lại cho mái tóc mềm mượt, óng ả Công dụng đuổi muỗi, Kĩ Sáp Trần Tố Nga Trần côn trùng thuật 13 đuổi Nguyễn Thị Yến Diệp KH23.37 môi muỗi Nhi Anh trường Phòng và đặc trị các loại sâu bệnh, côn trùng chích hút: Sâu Thuốc Kĩ ăn lá rầy, sệp sáp, Giản trừ sâu Nguyễn Thị Linh thuật 14 châu chấu…Tăng Thị KH23.14 sinh Trần Thị Lê Na môi cường đề kháng cho Dương học trường cây,ức chế và xua đuổi sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Máy Nhỏ gọn, hút bụi rác Kĩ Hà Minh Quang 15 hút bụi ở những khe bàn, khe thuật KH23.36 Chu Thị Việt mini cửa sổ, góc tường cơ khí Hệ Giúp giảm sức và chi thống phí lao động thu Bảo quản chè búp Phạm Kĩ gom và Nguyễn Văn Chí 16 tươi đến 12 giờ Viết thuật KH23.16 bảo Nhân Giữ nguyên được búp Ngọc cơ khí quản chè vào đến dây chè chuyền sản xuất tươi Làm Dùng để thử hàn Lê Thị Thanh Kĩ chất lượng hàn the có HuyềnNguyễn Hữu Nguyễn thuật 17 thử hàn trong các thực phẩm Thị Thu KH23.35 TìnhHồ Sỹ Bảo môi the từ như giò, bún, bánh Hằng Linh trường củ mướt…Nguyên liệu: 19
- nghệ Sử dụng nguyên liệu vàng sẵn có trong tự nhiên tươi như củ nghệ tươi Tinh dầu công nghiệp có chi phí khá cao, không đảm bảo an toàn với người sử dụng. Tinh Công dụng của tinh chế dầu từ thiên nhiên tinh giúp cân bằng Kĩ dầu từ Bùi Quang Minh hormone,tăng khả Nguyễn thuật 18 các Nguyễn Hoàng KH23.18 năng miễn dịch và Thị Vân môi nguyên Quân chống nhiễm trùng, trường liệu tăng cường hệ tiêu thiên hóa, tăng cường năng nhiên lượng, cải thiện chức năng não,giảm căng thẳng và thư giãn, giảm đau nhức, giúp cải thiện giấc ngủ. Xà phòng công nghiệp gây ảnh hưởng đến da và sức khỏe, hiệu quả thấp, có các Sản chất hóa học độc hại. xuất xà Xà phòng từ thiên phòng nhiên có thành phần Kĩ Lê Quang Nhật từ thiên nhiên, thân thiện Nguyễn thuật 19 Nguyễn Tuấn KH23.19 nguyên với môi trường, chi Thị Vân môi Hoàng liệu phí thấp, làm mềm trường thiên mịn, dưỡng ẩm da, tế nhiên bào chết, chống viêm nhiễm, mụn lưng, thích hợp cho da nhạy cảm,mùi dễ chịu, thoải mái Mô hình Kiểm soát sự phát Hệ Võ Văn Thạch Nguyễn 20 vườn triển và chăm sóc cây thống KH23.20 Nguyễn Thị Lê Thị Hòa thông hàng ngày nhúng minh Dầu Hỗ trợ trong việc bảo gội vệ da đầu, được làm Kĩ Nguyễn Thùy dược từ các loại dược liệu Nguyễn thuật 21 Dương KH23.31 liệu gần gũi xung quanh , Thị Hòa môi Nguyễn Văn Lý bảo vệ hạn chế sử dụng các trường và kích chất hóa học độc hại 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 69 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động khởi động nhằm nâng cao hứng thú học tập trong dạy học Sinh học THPT
75 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 46 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh (áp dụng cho học sinh khối 10)
60 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trải nghiệm ý tưởng khởi nghiệp – Gây quỹ vòng tay bè bạn
20 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xác định và lựa chọn một số bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh khối 11 Trường THPT Yên Khánh A
17 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 19 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm thể tích khối chóp và một số bài vận dụng thực tế
34 p | 31 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm cho nhiều đối tượng học sinh
14 p | 35 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong môn học thể dục của học sinh khối 10 Trường PT DTNT C2+3 Vĩnh Phúc
21 p | 23 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm về dạy câu điều kiện (Conditional sentence - conditional clauses) cho học sinh THPT đạt hiệu quả cao
23 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn