Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh (HS) phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai; Đề xuất các giải pháp phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho HS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4” Lĩnh vực: Trải nghiệm, hướng nghiệp Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Khánh Chi Số điện thoại: 0942120486 Nghệ An, tháng 3 năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4” Lĩnh vực: Trải nghiệm, hướng nghiệp
- DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung viết tắt BCH Ban chấp hành BCS Ban cán sự Bộ GD & ĐT Bộ giáo dục & đào tạo CBQL Cán bộ quản lý GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên GVBM Giáo viên bộ môn GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh NQ Nghị quyết NGLL - HN Ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN,HN Trải nghiệm, hướng nghiệp TW Trung ương Sở GD & ĐT Sở giáo dục & Đào tạo UBND Ủy ban nhân dân
- MỤC LỤC TT MỤC LỤC Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 5 Thời gian nghiên cứu đề tài 2 6 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 7 Tính mới của đề tài 3 PHẦN II NỘI DUNG Cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Chương 1 của học sinh THPT 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 3 Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm hướng 1.2 4 nghiệp của học sinh THPT Thực trạng hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của Chương 2 học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.1 Một vài nét chung về trường THPT Quỳnh Lưu 4 8 Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động hoạt động 2.2 8 trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.3 Khái quát về khảo sát thực trạng 9 Thực trạng hoạt động TN,HN tại trường THPT Quỳnh 2.4 10 Lưu 4 Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích Chương 3 ứng với nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 18
- TT MỤC LỤC Trang Giải pháp linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích 3.2 19 ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 3.3 44 xuất 3.4 Kết quả thực nghiệm 50 3.5 Kết quả nghiên cứu 52 3.6 Tính khoa học 53 3.7 Hướng phát triển của đề tài 53 PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết luận 53 2 Kiến nghị, đề xuất 54 3 Bài học kinh nghiệm 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (TN,HN) là hoạt động giáo dục được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ GD & ĐT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 nhằm góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể và những năng lực đặc thù: “Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp1”. Đây là hoạt động thực sự cần thiết giúp đạt được mục tiêu chung của nền giáo dục toàn diện, tiệm cận mục tiêu của UNESSCO: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”. Thực hiện theo tinh thần nghị quyết số 29 - NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XI và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thời gian qua, ở nhiều các trường phổ thông trong cả nước nói chung và trong tỉnh Nghệ An nói riêng đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp. Từ năm 2022, hoạt động TN,HN lần đầu tiên được đưa vào hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp THPT, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ở nhiều trường THPT tồn tại khá nhiều hạn chế: Các loại hình hoạt động còn mang tính hình thức, đối phó; phương pháp chưa đổi mới, các hoạt động theo phương thức khám phá, nghiên cứu rất ít được thực hiện… Từ thực tiễn đó, trong suốt quá trình phụ trách hoạt động TN,HN, công tác Đoàn và phong trào thanh niên, chúng tôi đã luôn trăn trở, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, theo dõi nhiều hoạt động TN,HN của nhiều trường THPT. Từ đầu năm học, trên cơ sở nắm vững các công văn chỉ đạo chương trình hoạt động của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Nghệ An, chỉ đạo của BGH nhà trường, chúng tôi linh hoạt thực hiện nhiều hình thức và phương pháp giáo dục khi thực hiện các hoạt động TN,HN, tham mưu cho BGH xây dựng chương trình, bố trí giáo viên phụ trách phù hợp và thu được nhiều kết quả khả quan. Từ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động NGLL-HN từ năm 2017, và hiệu quả của các hoạt động TN,HN trong năm học vừa qua, được sự động viên của Chi ủy - BGH và các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Linh hoạt tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4”. Đây là đề tài hoàn toàn mới, các biện pháp có tính hữu hiệu và được thiết kế tương đối khoa học, hy vọng sẽ có được những đóng góp đáng kể trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học tích cực, để góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh. 1 https://wbl.has.edu.vn/khung-n%C4%83ng-l%E1%BB%B1c 1
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động TN,HN tại các trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng. - Giúp học sinh (HS) phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai. - Đề xuất các giải pháp phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho HS. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Nghiên cứu, tìm hiểu việc tổ chức các hoạt động TN,HN cho HS tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. Học sinh khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Khảo sát, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động TN,HN tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 5. Thời gian nghiên cứu đề tài Thời gian thực hiện hoạt động NGLL,HN để đúc rút kinh nghiệm trong 4 năm học từ 2017 - 2018 đến 2021 - 2022. Thời gian thực hiện, áp dụng đề tài 1 năm học 2022 – 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu khoa học. 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp: - Phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá. - Khái quát hoá lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp của đề tài. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của HS phổ thông, GV và cha mẹ HS, về hoạt động TN,HN trong trường THPT hiện nay. - Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Sử dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra. Qua trao đổi, trò chuyện với HS và GV, phụ huynh để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến điều tra như: Tâm tư, tình cảm, quan điểm, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình HS, nhận thức về nghề nghiệp, năng lực cá nhân của từng HS, từ đó chính xác hoá những vấn đề đã điều tra. 2
- - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ trực tiếp CBQL giáo dục và những GV có kinh nghiệm trong công tác hoạt động NGLL – HN, TN,HN để điều tra, trao đổi, xin ý kiến về những vấn đề có liên quan đến đề tài, đặc biệt là về thực trạng, đánh giá thực trạng, xây dựng, đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp của đề tài. 6.3. Các phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, là cơ sở để đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp của đề tài. 7. Tính mới của đề tài - Đây là đề tài mới và rất thiết thực cho các trường THPT tỉnh Nghệ An. - Đề tài sẽ giải quyết được các vấn đề: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động TN,HN cho HS THPT. + Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động TN,HN của trường THPT Quỳnh Lưu 4 trong giai đoạn hiện nay. + Đề ra biện pháp/giải pháp có tính logic và khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TNHN đáp ứng nhu cầu về định hướng nghề nghiệp cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 4 và các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: C SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . . . Nh ng nghiên cứu trên thế giới Học tập dựa vào trải nghiệm là tư tưởng lý thuyết giáo dục nổi bật trong thế kỷ XX. Đặt nền móng cho những tư tưởng và lý thuyết giáo dục trải nghiệm này chính là các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như Lev Vygotsky, John Dewey, Albrt Bandura, David Kolb…. Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết về học từ trải nghiệm (Experiential learning), theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình trải nghiệm. Giáo dục trải nghiệm đã có một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về phát triển bền vững, chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” được UNESCO thông qua, học phần quan trọng về giáo dục trải nghiệm được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng. Ở đa số nước phát triển hiện nay, đặc biệt chú ý nghiên cứu, vận dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện cho HS ngay trong nhà trường, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát 3
- triển năng lực; coi trọng giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và KNS… Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục trải nghiệm cho HS ở các nước phát triển và xu thế mới của các nước đang phát triển là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu và vận dụng vào việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS các trường THPT. . .2. Nh ng nghiên cứu iệt Nam Những năm gần đây, Bộ GD & ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học. Hoạt động TN,HN là hoạt động giáo dục được đưa vào chương trình GDPT do Bộ GD & ĐT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 và từ năm 2022, hoạt động TN,HN lần đầu tiên được đưa vào hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp THPT. Có nhiều đề tài nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm, hoạt động NGLL,HN. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục KNS cơ bản cho học sinh trung học phổ thông2. Đây là một đề tài nghiên cứu cấp Bộ đã chỉ ra sự cần thiết phải tiến hành hoạt động thực nghiệp cho học sinh THPT. Năm 2014, Đinh Thị Kim Thoa, nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục trong trường học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đã khai thác vai trò của hoạt động trải nghiệm và các biện pháp tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường phổ thông. Năm 2015, tác giả Bùi Tố Nhân, nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường THCS thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 3 Tuy nhiên, các công trình nêu trên tập trung nghiên cứu các hoạt động TNST, hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống, vấn đề hoạt động TN,HN là là vấn đề hoàn toàn mới, đặc biệt là vấn đề linh hoạt tổ chức hoạt động TN,HN lớp 10 nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho HS là đề tài chưa có một công trình nghiên cứu nào trước đây đề cập đến. 1.2. Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của học sinh THPT .2. . Một số khái niệm cơ bản của đề tài - Hoạt động: Hoạt động là quá trình tác động qua lại tích cực giữa con người với thế giới khách quan một cách có mục đích, mà qua đó mối quan hệ thực tiễn giữa con người với thế giới khách quan được thiết lập.Trong mối quan hệ đó có hai quá 2 https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?download=1&catid=342&id=6193 3 https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/9778/5/05050002409.pdf 4
- trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau là quá trình đối tượng hoá và quá trình chủ thể hoá. Hoạt động được chia làm rất nhiều dạng cụ thể như: hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp…Tuy nhiên, nó đều bị chi phối bởi mục đích, nhu cầu của cả cá nhân và xã hội. Đồng thời qua đó sẽ bộc lộ các giá trị, điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân. Như vậy, hiểu hoạt động: “Là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định ”.4 - Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp: Hoạt động TN,HN là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Hoạt động TN,HN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những người lao động tiêu biểu ở địa phương. 1.2.2. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trường THPT Hoạt động TN,HN có đặc điểm là hoạt động giáo dục, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, phù hợp với lứa tuổi; Giúp chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kỹ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai; Góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS. Ở cấp THPT, hoạt động TN,HN giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và THCS. Kết quả sau giai đoạn định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống; công việc và quản lý bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và quyết 4 https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng 5
- định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích cho xã hội. 1.2.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm trường THPT Nội dung hoạt động TN,HN được xây dựng dựa trên các mối quan hệ cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp; Có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Các mạch nội dung trong chương trình TN,HN bao gồm: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng nghiệp.5 Hoạt động hướng vào bản thân bao gồm các nội dung: Hoạt động khám phá bản thân; Hoạt động rèn luyện bản thân. Hoạt động hướng đến xã hội bao gồm các nội dung: Hoạt động chăm sóc gia đình; Hoạt động xây dựng nhà trường; Hoạt động xây dựng cộng đồng; Hoạt động hướng đến tự nhiên bao gồm các nội dung: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường. Hoạt động hướng nghiệp: Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp; Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; Hoạt động lựa chọn nhóm nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp. 1.2.4. Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp các trường THPT Chương trình của hoạt động TN,HN bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức hoạt động TN,HN bao gồm cả ở trong và ngoài nhà trường với các hình thức: Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động CLB. Phương pháp tổ chức hoạt động TN,HN cũng rất đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. Hoạt động TN,HN được tổ chức dưới nhiều phương thức khác nhau như: 6 Phương thức có tính khám phá: Là tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Bao gồm các hình thức: Thực địa, thực tế, tham quan, dã ngoại, cắm trại… 5 http://gesd.edu.vn/gioi-thieu-tom-tat-chuong-trinh-hoat-dong-trai-nghiem-hoat-dong-trai-nghiem-huong- nghiep-trong-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi/ 6 http://rgep.moet.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong-trai-nghiem-o-chuong-trinh-pho-thong-moi-duoc-day-the-nao- 4579.html 6
- Phương thức cống hiến: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động xã hội. Nhóm phương thức này bao gồm các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền… Phương thức nghiên cứu: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia các đề án, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm ứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm: Các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật… Phương thức thể nghiệm, tương tác: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng của mình. 1.2.5. ị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường THPT Hoạt động TN,HN là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Hoạt động TN,HN hướng đến ba nhóm năng lực 7: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; làm mục tiêu cơ bản, ngoài ra hoạt động TN,HN còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; Năng lực định hướng nghề nghiệp. Hoạt động TN,HN là hoạt động giáo dục được đưa vào Chương trình phổ thông do Bộ GD & ĐT ban hành tháng 26 tháng 12 năm 2018, và chính thức trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp THPT từ năm học 2022 – 2023, đã thể hiện rõ được vai trò, chức năng và tầm quan trọng của hoạt động TN,HN trong các nhà trường hiện nay. Kết luận chương 1 Hoạt động TN,HN là hoạt động mới mẻ, đóng vai trò quan trọng trong chương trình phổ thông 2018. Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận về hoạt động TN,HN là vô cùng cần thiết trong các nhà trường. Đây là những cơ sở lý luận cơ bản để chúng tôi đánh giá thực trạng hoạt động TN,HN cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 4. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động TN,HN trong nhà trường ở các chương tiếp theo của đề tài. 7 https://giaoduc.net.vn/che-do-cho-to-truong-hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-duoc-tinh-nhu-the-nao- post229636.gd 7
- Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 2.1. Một vài nét chung về trường THPT Quỳnh Lưu 4 Trường THPT Quỳnh Lưu 4, là một ngôi trường 48 năm tuổi, cơ sở vật chất hiện nay đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Trường đóng trên địa bàn học sinh chủ yếu tập trung ở 6 xã bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu là Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng. Đây là khu vực có kinh tế khá khó khăn, HS ở đây chủ yếu là con em gia đình thuần nông, nên về điều kiện học tập, tham gia các hoạt động còn nhiều hạn chế. Ngoài giờ học chính khóa, các em thường phải phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà, không có nhiều điều kiện, thời gian để giao lưu, tham gia nhiều hoạt động, ít kỹ năng. Đa phần các em HS chưa có định hướng hoặc kiến thức về khối thi, nghành, nghề cụ thể nên việc lựa chọn nghành, nghề còn cảm tính, và còn nhiều lúng túng. Năm học 2022 - 2023 nhà trường có 89 cán bộ GV và nhân viên trong đó có 51 GV nữ, 38 GV nam, có 58 đảng viên; với 84 giáo viên đứng lớp, 04 cán bộ quản lý, 05 nhân viên. Có 36 lớp HS với tổng số HS là 1570 HS. Khối 10 có 12 lớp với 504 HS. Phụ trách giảng dạy hoạt động TN,HN khối 10 có 12 GVCN và 8 GVBM. 2.2. Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 * ề thuận lợi: Để bảo đảm triển khai môn học nói chung và hoạt động TN,HN nói riêng có hiệu quả, Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT Nghệ An đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn tổ chức thực hiện: Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 quy định hoạt động TN,HN là môn học bắt buộc; Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH, V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2022- 2023. Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An đã ban hành Công văn số 1776/SGD&ĐT – GDTrH ngày 26 tháng 8 năm 2022 để hướng dẫn việc thực hiện hoạt động TN,HN8; Công văn số 804/SGD&ĐT- GDTrH ngày 27 tháng 4 năm 2022, V/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDTH năm học 2022-20239. Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn CBQL, GV về hoạt động TN,HN nhằm giúp CBQL, GV hiểu rõ một số vấn đề chung về hoạt động TN,HN trong trường phổ thông ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Giáo viên nhà trường được tổ chức bồi dưỡng, tập huấn theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, được cung cấp đầy đủ tài liệu phương tiện để nghiên cứu 8 https://nghean.edu.vn/van-ban-cong-van/van-ban-so-gd-dt-nghe-an 9 https://nghean.edu.vn/van-ban-cong-van/van-ban-so-gd-dt-nghe-an 8
- học hỏi và dạy học. Đa số HS chăm học, ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô giáo, hợp tác, hào hứng với môn học mới. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo để thực hiện hoạt động TN,HN. * ề khó khăn: Về nhận thức, một số CBQL, GV, HS và phụ huynh vẫn chưa được đánh giá đúng chức năng, vai trò của hoạt động TN,HN trong việc giáo dục toàn diện HS. Về công tác quản lý, chỉ đạo, vì là hoạt động lần đầu tiên đưa vào thực hiện trong chương trình phổ thông nên việc triển khai hoạt động TN,HN vẫn còn lúng túng. Nhiều CBQL, GV, chưa hiểu rõ, chưa nắm vững chủ trương của Bộ GD & ĐT, Sở GD& ĐT Nghệ An tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Về hình thức và nội dung còn khá mới mẻ, việc nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai hoạt động TN,HN vào thực tế còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn. Về công tác nhân sự, ở các trường THPT nói chung và trường THPT Quỳnh Lưu 4 hiện nay không có giáo viên chuyên trách ở hoạt động TN,HN. Các GV phụ trách còn phải tập trung giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, một số chưa tích cực cập nhật sự đổi mới, trau dồi hoạt động, một số khác tích cực tham gia, tổ chức thực hiện nhưng kỹ năng còn hạn chế, từ đó dẫn đến các hoạt động thực hiện chưa phong phú, thiếu đầu tư dẫn tới hiệu quả không cao. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, kinh phí, tài liệu phục vụ hoạt động TN,HN chưa thật sự đầy đủ, các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa rất ít được thực hiện vì kinh phí ít, cơ sở vật chất, loa máy, thiết bị truyền thông của nhà trường THPT hiện cũng xuống cấp, chưa đủ hiện đại để phục vụ hoạt động, tài liệu tham khảo về các hoạt động TN,HN còn ít, viết chung chung nên chưa cung cấp được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho GV phụ trách. Về công tác phối hợp, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, chính quyền, cơ quan chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế. Việc tuyên truyền, cập nhật các hoạt động, cụ thể hoá các chủ trương giáo dục của nhà trường chưa kịp thời và hiệu quả; hình thức còn đơn lẻ, một màu, thiếu sự phối hợp, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.3.1. Mục đích khảo sát Trên cơ sở khảo sát đội ngũ CBQL, GV, HS, phụ huynh (Qua phiếu trưng cầu ý kiến phụ lục 1, 2, 3, 4) và khảo sát qua google form, chúng tôi thu thập các thông tin về thực trạng nhận thức, nội dung, hình thức, điều kiện - phương tiện, khó khăn tổ chức hoạt động TN,HN; thực trạng quản lý hoạt động TN,HN từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát huy tính sáng tạo, khả năng thích ứng với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai cho học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 9
- 2.3.2. ối tượng khảo sát - Khảo sát CBQL, GV nhà trường: 90 GV. - Khảo sát phụ huynh HS khối 10: 254 phụ huynh. - Khảo sát HS khối 10: 273 HS. 2.3.5. Phương pháp khảo sát - Xây dựng phiếu khảo sát (Phụ lục 1,2,3). - Tổ chức khảo sát: Khảo sát qua google form. - Xử lý số liệu, phân tích kết quả thông qua tính % và giá trị trung bình. 2.3.3. Nội dung khảo sát Qua 3 phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3 và phụ lục 4) chúng tôi hướng đến khảo sát các nội dung sau: - Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hoạt động TN,HN cho HS khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Sự hứng thú của HS khối 10 đối với các phương thức tổ chức hoạt động TN,HN ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TN,HN cho HS khối 10 ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 4. 2.4. Thực trạng hoạt động TN,HN tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.4. . Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh trường THPT Quỳnh Lưu 4 về vai trò của hoạt động TN,HN Để khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh về vai trò của hoạt động TN,HN đối với sự phát triển nhân cách, kỹ năng cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1, 2 đã thu được kết quả như sau: 10
- Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của hoạt động TN,HN đối với việc giáo dục HS. Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy: Có 63,3% CBQL, GV có nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động TN,HN, tuy nhiên vẫn còn 36,7% CBQL, GV có nhận thức chưa chính xác về vai trò của hoạt động này. Đây vừa là thuận lợi trong quá trình triển khai các hoạt động TN,HN vì đã có sự đồng thuận và nhất trí cao về mục tiêu giáo dục nhưng cũng là thực trạng mà chúng tôi cần quan tâm khi đề ra các giải pháp thực hiện đề tài. Biểu đồ 2.2: Nhận thức của phụ huynh khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 về vai trò của hoạt động TN,HN đối với việc giáo dục HS. Từ bảng khảo sát 2.2, có thể nhận thấy, đa số phụ huynh HS có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động TN,HN đối với việc giáo dục HS, tuy nhiên, vẫn có 40,2% nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động này. Đây là thực trạng để CBQL, nhóm TN,HN và những người thực hiện đề tài cần có các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TN,HN, tăng cường công tác truyền thông, phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động TN,HN để nâng cao nhận thức của phụ huynh hiểu về vai trò quan trọng của hoạt động TN,HN trong việc giáo dục HS trong bối cảnh hiện nay. Để khảo sát về nhận thức của HS về vai trò của hoạt động TN,HN đối với sự phát triển nhân cách, kỹ năng cho HS trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 3 đã thu được kết quả như sau: 11
- Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của HS khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 về vai trò của hoạt động TN,HN. Vai trò của hoạt động TN,HN ở Mức độ Tổng Điểm Vị trường THPT điểm TB thứ Rất Quan Không quan trọng quan trọng trọng Giúp bản thân trưởng thành, có khả năng tư duy độc lập và làm 102 91 80 874 3,20 4 chủ được những thay đổi của bản thân. Giúp bản thân có tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng nội quy, và 107 86 80 894 3,27 2 quy định của pháp luật trong đời sống. Biết làm việc có kế hoạch. Giúp bản thân biết đánh giá các vấn đề xã hội, chủ động phòng 108 84 81 900 3,29 1 tránh, không sa vào các tệ nạn xã hội. Biết xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. 94 100 79 843 3,08 6 Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội. Giúp đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân. Tạo được hứng thú, 104 87 82 880 3,22 3 sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn. Giúp bạn tăng thêm kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cô 100 93 80 866 3,17 5 giáo, người khác thông qua hoạt động TN,HN. Điểm TB 615 541 482 5257 3,20 Từ số liệu của bảng khảo sát 2.1, có thể biểu đạt qua biểu đồ 2.3 như sau: 12
- Biểu đồ 2.3: Nhận thức của HS khối 10 trường THPT Quỳnh Lưu 4 về vai trò của hoạt động TN,HN. Từ kết quả khảo sát biểu đồ 2.3 và bảng khảo sát 2.1, chúng tôi nhận thấy: Nhận thức của HS khối 10 về vai trò của hoạt động TN,HN ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 khá đồng đều. Điểm trung bình chung của 6 vai trò là 3,20. Ở 3 nội dung xếp theo thứ tự là (3), (2), (5) các em đều có nhận thức khá cao, trên mức điểm trung bình. Các nội dung còn lại là (4), (6), (1) các em đánh giá thấp hơn, dưới mức điểm trung bình. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau (Chênh lệch giữa max và min là 0,21). Điều này chứng tỏ rằng, đối tượng khảo sát tuy khác nhau về nhận thức nhưng đánh giá chung là tương đối thống nhất. Đây cũng là thực trạng cần lưu ý khi xây dựng giải pháp cần mang tính toàn diện để để thay đổi tư duy và nhận thức cho các em HS. 2.4.2. Thực trạng mức độ hứng thú của HS khối 0 đối với các phương thức tổ chức hoạt động TN,HN trường THPT Quỳnh Lưu 4 Để khảo sát mức độ hứng thú của HS khối 10 đối với các phương thức tổ chức hoạt động TN,HN ở trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, (phụ lục 3) đã thu được kết quả ở biểu đồ 2.4 và bảng 2.2 như sau: 13
- Bảng 2.2: Mức độ hứng thú của HS về phương thức hoạt động TN,HN Phương thức hoạt động Mức độ Tổng TB TN,HN Rất Hứng Ít Không điểm hứng thú hứng hứng thú thú thú Phương thức có tính khám phá: 205 45 13 10 991 3,63 Tham quan, trải nghiệm thực tế… Phương thức hoạt động của các 195 35 32 11 960 3,51 CLB… Phương thức tổ chức các hội 186 40 32 15 943 3,45 thi, cuộc thi… Phương thức tổ chức các diễn 135 85 31 22 879 3,21 đàn, hội thảo, giao lưu, đối thoại, hùng biện, tư vấn hướng nghiệp… Hoạt động tình nguyện, nhân 150 78 26 19 905 3,31 đạo vì cộng đồng… Hoạt động nghiên cứu khoa 102 68 45 58 760 2,78 học và sáng tạo, dự án, đề án… Phương thức hoạt động có tính 170 60 35 8 938 3,43 trình diễn, sân khấu hóa.... Từ số liệu khảo sát bảng 2.2 có thể biểu đạt qua biểu đồ 2.4 như sau: Biểu đổ 2.4: Mức độ hứng thú của HS về phương thức hoạt động TN,HN 14
- Qua số liệu thu thập được tại bảng 2.2 và biểu đồ 2.4, chúng tôi nhận thấy: Điểm trung bình về mức độ hứng thú của HS đối với các phương thức trải nghiệm là 3,43. Phương thức có điểm trung bình cao nhất là “Phương thức có tính khám phá: Tham quan, trải nghiệm thực tế” với 3,63 điểm. “Hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, dự án, đề án…” là phương thức có điểm trung bình thấp nhất với 2,78 điểm. Các phương thức còn lại có điểm trung bình từ 3,21 đến 3,51. Đây là cơ sở để CBQL, GV và những người thực hiện đề tài tham khảo tổ chức, lựa chọn các phương thức TN,HN phù hợp với nguyện vọng của HS, điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và đưa ra các giải pháp tăng cường sự hứng thú của HS đối với các phương thức được tổ chức trong nhà trường. 2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hư ng đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 Để khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TN,HN trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, (phụ lục 1) đã thu được kết quả ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.5 như sau: Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về yếu tố ảnh hưởng hoạt động TN,HN của HS trường THPT Quỳnh Lưu 4 Yếu tố ảnh hưởng hoạt Mức độ Tổng Điểm Vị động TN,HN ở trường điểm TB thứ THPT Rất Có Ít ảnh Không nhiều ảnh hưởng ảnh ảnh hưởng hưởng hưởng Nhận thức của CBGV 43 31 11 5 292 3,24 1 Năng lực quản lý, tổ chức 38 27 19 6 277 3,07 5 của hiệu trưởng Năng lực tổ chức hoạt 37 29 19 5 278 3,08 4 động của giáo viên Nội dung, hình thức hoạt 34 27 23 6 269 2,98 6 động trải nghiệm Điều kiện về tài chính và 38 28 19 5 279 3,1 3 cơ sở vật chất Việc phối kết hợp giữa các 39 26 21 4 280 3,11 2 lực lượng giáo dục trong,ngoài nhà trường Điểm TB 229 168 112 31 3,09 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán cơ học cổ điển
19 p | 78 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Linh hoạt sử dụng một số phần mềm dạy học vào chương trình Lịch sử lớp 11 nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
61 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát triển phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
56 p | 3 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT Kỳ Sơn thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
63 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục phẩm chất nhân ái và năng lực giao tiếp cho học sinh trong xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Tương Dương 1
51 p | 4 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Nam Đàn 2
68 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Địa lí địa phương lớp 11 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
70 p | 4 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án theo mô hình lớp học đảo ngược chủ đề Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT
76 p | 4 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp giáo dục học sinh khối 10 khám phá, rèn luyện và làm chủ bản thân nhằm nâng cao kỹ năng sống, góp phần đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018
74 p | 3 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình GDPT 2018 tại trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An
59 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn