intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm lựa chọn được một số bài tập để phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng; Lựa chọn được một số bài tập nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay phù hợp với các đối tượng học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

  1. MỤC LỤC PHẦN I: . PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2. Điểm mới của sáng kiến: ................................................................................ 1 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG............................................................................ 2 2.1. Thực trạng việc giảng dạy, học tập môn Cầu lông hiện nay.......................... 2 2.1.1. Cơ sở khoa học việc giảng dạy môn Cầu lông: .......................................... 2 2.1.2. Thực trạng học môn Cầu lông của Học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là: ............................................................................................................... 2 2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến: ............................................................................. 3 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................. 3 2.2.3. Thời gian, địa điểm, thiết bị nghiên cứu: .................................................... 3 2.2.4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 2.2.5. Lựa chọn bài tập để phát triển thể lực chuyên môn và nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay ................................................................................................... 4 2.2.6. Kiểm tra đánh giá ........................................................................................ 9 2.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài……………………………..25 2.3.1. Mục đích khảo sát ………………………………………………………..25 2.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ………………………………………25 2.3.3. Đối tượng khảo sát ………………………………………………………..27 2.3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài………………..27 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 29 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến: ........................................................................ 29 3.2. Kiến nghị, đề xuất: ......................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31 1
  2. PHẦN I: . PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây phong trào cầu lông trong tỉnh nhà phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ ở các ban nghành, thành phố mà còn lan rộng ra các huyện thị và các vùng nông thôn khác. Nổi bật là các Câu lạc bộ(CLB) cầu lông ở Thành phố Vinh. Bên cạnh đó thì môn Cầu lông cũng được các học sinh yêu thích hơn nhiều năm trước đây. Do đặc trưng của bộ môn Cầu lông là môn thể thao khá dễ chơi nên càng tăng được hứng thú tập luyện cho học sinh, tạo cho các em sự say mê học tập, kết quả tiến bộ rõ rệt. Để đáp ứng với sự phát triển của phong trào Thể dục Thể thao(TDTT) Tỉnh nhà nói chung và môn Cầu lông trong thi đấu Hội khỏe Phù đổng(HKPĐ) nói riêng cũng như phong trào trong học sinh(HS), đòi hỏi giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật của bộ môn để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học, đặt mục tiêu cho các em có thể thi đấu được ở giải Tỉnh. Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, HKPĐ cấp Tỉnh. Qua tiếp xúc với các huấn luyện viên, các nhà chuyên môn thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”. Mặt khác khi áp dụng những bài tập trong sách Giáo Khoa (SGK) với thời gian tập luyện ngắn chưa đem lại hiệu quả cao cho người học. Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 đến lớp 12 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc. 1.1. Lý do chọn đề tài Nhằm tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh trong tập luyện môn cầu lông là một vấn đề cần làm và thiết thực. Tìm ra được 1
  3. những nguyên nhân tồn tại, yếu kém để đưa các bài tập phù hợp nhằm giúp cho học sinh phát huy được hết khả năng kỹ thuật của mình. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng”. 1.2. Điểm mới của sáng kiến: - Lựa chọn được một số bài tập để phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. - Lựa chọn được một số bài tập nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay phù hợp với các đối tượng HS. - Khả năng áp dụng đề tài trong thực tế ở các trường THPT là rất khả quan. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc giảng dạy, học tập môn Cầu lông hiện nay 2.1.1. Cơ sở khoa học việc giảng dạy môn Cầu lông: Nội dung môn Cầu lông là một trong những nội dung học được quy định bắt buộc trong chương trình môn Giáo dục thể chất thuộc bậc học THPT của lớp 10. Thực hiện theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông. Do vậy, việc tìm hiểu, lựa chọn phương pháp, bài tập để nâng cao chất lượng môn học học đó là điều cần thiết. Đặc điểm của môn cầu lông là người tập luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao bằng các bước chạy, bật nhảy…Vì vậy cần phải tập luyện sức mạnh trong môn cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu… là rất quan trọng nhưng trên thực tế hiện nay đại đa số học sinh chưa thực hiện được theo yêu cầu. Bên cạnh đó, trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Sức bền có những đặc trưng riêng. Vì người tập phải thường xuyên di 2
  4. chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập và không bị khống chế về thời gian trong mỗi trận thi đấu. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông cũng rất quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đến kết quả trận đấu. 2.1.2. Thực trạng học môn Cầu lông của Học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là: - Trình độ học sinh học môn cầu lông không đồng đều. - Xét về đặc điểm giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật của môn cầu lông. - Thời lượng học tập theo chương còn ít nên số lần HS được tiếp xúc cầu, và nâng cao kĩ thuật còn hạn chế. - Kỹ thuật một số động tác khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập, mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú tập luyện động tác. Đặc biệt là các pha đánh ép cầu về phía bên thuận sẽ gây khó khăn cho đối phương, song ngược lại nó cũng làm cho mình mất lợi thế nếu bị đối phương đánh trả lại bằng kĩ thuật đó. Tuy nhiên, với phong trào Cầu Lông phát triển rộng khắp như hiện nay thì việc tiếp thu một vài kỹ thuật khó, kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này không phải là vấn đề quá khó khăn. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán và gây mất hứng thú về môn cầu lông của các em. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. 2.2. Nội dung đề tài, sáng kiến: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
  5. Đối tượng tôi chọn có 4 lớp khối 10 mà năm nay tôi trực tiếp giảng dạy với số lượng 175 em học sinh. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm 84 HS và nhóm còn lại để đối chứng cũng với số lượng 91 em HS. - Nhóm đối chứng: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao gồm 02 lớp 10 chuyên khoa học tự nhiên. - Nhóm thực nghiệm: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn và nâng cao kĩ thuật môn cầu lông vào giảng dạy gồm 02 lớp khoa học xã hội. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 2.2.3. Thời gian, địa điểm, thiết bị nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2023-2024 - Địa điểm: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. - Trang thiết bị: Vợt cầu lông, quả cầu lông Hải Yến, cột lưới, sân cầu lông, đồng hồ bấm giây, còi. 2.2.4. Mục đích nghiên cứu - Nêu được thực trạng của môn Cầu lông trong nhà trường. - Nâng cao được thể lực chuyên môn cầu lông của học sinh nói chung và kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay nói riêng. 2.2.5. Lựa chọn bài tập để phát triển thể lực chuyên môn và nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đưa vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực và các bài tập nâng 4
  6. cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình của nội dung môn cầu lông. Như đã nêu ở trên với đặc điểm môn cầu lông là người chơi luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao bằng các bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh khéo léo để thực hiện được ý đồ chiến thuật…Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu… Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Bên cạnh đó sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông cũng rất quan trọng, nó cũng góp phần quyết định đến kết quả trận đấu. Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Đặc biệt là các pha đánh ép cầu về phía bên thuận sẽ gây khó khăn cho đối phương, song ngược lại nó cũng làm cho mình mất lợi thế nếu bị đối phương đánh trả lại bằng kĩ thuật đó. Từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn đó để phát triển sức bền chuyên môn và nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau: 2.2.5.1. Bài tập 1: Lắc cổ tay - Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ thuật đánh cầu . 5
  7. - Chuẩn bị : Vợt cầu lông mỗi HS một chiếc . - Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m - Động tác 1: Đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua thuận rồi qua phải liên tục trong thời gian 1phút . - Động tác 2: Đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s 6
  8. 2.2.5.2. Bài tập 2: Di chuyển ngang - Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang. - Chuẩn bị: Sân cầu lông đơn. - Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên thuận. - Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ. Mỗi tổ 1 phút, nghỉ giữa các tổ là 1 phút. - Đội hình tập luyện: xxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxx x x x x x x x x x x x x x x Người tập Đường di chuyển GV . 7
  9. 8
  10. 2.2.5.3. Bài tập 3: Di chuyển lên xuống - Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập. - Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông. - Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân bên phải. 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân bên thuận. Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân. Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập. Đội hình tập luyện: 9
  11. xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx x x x x Người tập x x x x x x lưới .GV 10
  12. 11
  13. 2.2.5.4. Bài tập 4: Di chuyển 4 góc sân - Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp. - Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người tập xuất phát GV 12
  14. 13
  15. 2.2.5.5. Bài tập 5: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và cao thuận tay qua lưới vào ô 1,98 m - Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận và cao thuận tay. - Cách thực hiện: 2 người ở 2 góc lưới phục vụ tung cầu cho người thực hiện di chuyển bỏ nhỏ qua lưới vào ô 1,98m. Mỗi sân thực hiện 2 người. Mỗi người 5 quả cho mỗi bên. - Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô. Đội hình: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV. x x Người tập x Người phục vụ 14
  16. 15
  17. 16
  18. 2.2.5.6. Bài tập 6: Di chuyển đánh cầu thấp thuận và thuận tay kết hợp kĩ thuật cao thuận tay qua lưới về cuối sân - Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu mạnh, sâu ở 3 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận, thuận tay và cao thuận tay. - Cách thực hiện: Người phục vụ đứng ở giữa sân phát cầu sát gần lưới để thực hiện kĩ thuật thấp thuận và thuận tay, kết hợp phát cầu sầu về cuối sân bên thuận để người kiểm tra đánh cầu cao thuận tay. Mỗi người thực hiện 10 quả rồi đổi người tập. - Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô. 17
  19. Đội hình: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV. x x Người tập Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn và nâng cao kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung cầu lông. 18
  20. 2.2.6. Kiểm tra đánh giá Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm. 2.2.6.1. Nội dung kiểm tra: - Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới. - Đánh cầu cao thuận tay 5 quả. - Phát cầu thuận tay cao sâu. 2.2.6.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm * Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới ( 1,98m) thực hiện 10 quả mỗi bên 5 quả, tính số quả vào ô. - Dụng cụ: + Sân cầu lông. + Quả cầu lông Hải Yến. - Cách tiến hành: Người phục vụ phát cầu nhẹ phía trước gần lưới người kiểm tra. Người kiểm tra di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu bỏ nhỏ vào 2 ô trên lưới. Mỗi ô thực hiện 5 quả liên tiếp. Giáo viên đánh giá kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu theo 3 mức A, B, C. - Loại A: Di chuyển nhanh, đánh cầu thấp tay đúng, cảm giác với cầu tốt. - Loại B: Còn di chuyển chậm, kỹ thuật còn sai sót. - Loại C: Sai sót nhiều trong di chuyển, di chuyển chậm, kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với cầu. Cho điểm căn cứ vào bảng sau: Số quả 9- 10 7 -8 5–6 vào 4 quả 3 quả 2 quả 1 quả 0 quả quả quả quả ô Mức Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm kỷ thuật A 10 9 8 7 6 5 4 3 B 9 8 7 6 5 4 3 2 C 8 7 6 5 4 3 2 1 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2