intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Thái Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Thái Lão" nhằm giáo dục cho học sinh khuyết tật trở thành những công dân tốt, phát triển được phẩm chất và năng lực bản thân, tự tin hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật ở trường THPT Thái Lão

  1. SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI DẬY SỰ TỰ TIN CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƢỜNG THPT THÁI LÃO LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NGHỆ AN- 2024 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT THÁI LÃO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI DẬY SỰ TỰ TIN CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT Ở TRƢỜNG THPT THÁI LÃO LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Tên tác giả: Nguyễn Thị Giang Thoan - Tổ KH Xã hội Số điện thoại: 0855963779 Hoàng Thị Lan Oanh – Tổ ToánTin Số điện thoại: 0914427466 NGHỆ AN- 2024 1
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................................3 5. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................................4 A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ..................................................................................................4 1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................................................4 1.1. Một số khái niệm..............................................................................................................................4 1.1.1. Học sinh khuyết tật .............................................................................................................. 4 1.1.2. Sự tự tin ..........................................................................................................................................6 1.1.3. Khơi dậy sự tự tin cho HS khuyết tật ......................................................................................8 1.2. Vai trò của GVCN trong việc khơi dậy sự tự tin cho HS khuyết tật..................................9 1.2.1. Vai trò của GVCN trong trường phổ thông .............................................................................9 1.2.2. Vai trò của GVCN trong việc khơi dậy sự tự tin cho HS khuyết tật ............................10 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................................................10 2.1. Những nghiên cứu về giáo dục HS khuyết tật ................................................................................10 2.2. Thực trạng ........................................................................................................................................11 2.2.1. Thực trạng về học sinh khuyết tật ở trường THPT Thái Lão .....................................11 2.2.2. Thực trạng về mức độ tự tin của HS khuyết tật tại trường THPT Thái Lão .............12 2.2.3. Thực trạng về công tác giáo dục cho HS khuyết tật ở trường THPT Thái Lão.........12 B. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường THPT Thái Lão.......................................................................................................................................14 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật .....................................................................14 1.1. Khảo sát đầu năm học ....................................................................................................................14 1.2. Lập Kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật ......................................................14 2. Tăng cường hoạt động tư vấn tâm lí.............................................................................................17 2.1. Tư vấn tâm lí cho học sinh lớp chủ nhiệm ...............................................................................18 2.2. Tư vấn tâm lí cho học sinh khuyết tật........................................................................................19
  4. 3. Đề cao “giáo dục cỗ vũ” và “giáo dục tôn trọng” ....................................................................20 4. Tổ chức mô hình lớp học thân thiện..............................................................................................22 4.1. Thành lập “đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn cùng tiến” .......................................................22 4.2. Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề ............................................................................................23 4.3. Tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, đọc sách ...........................................................25 5. Phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.................................................26 5.1. Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường .........................................................................26 5.2. Phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường.............................................................................28 C. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................30 1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................................................30 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................................................30 2.1. Nội dung khảo sát ...........................................................................................................................30 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................................................30 3. Đối tượng khảo sát..............................................................................................................................30 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ..................31 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất..................................................................................31 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất...............................................................................33 5. Kết luận ................................................................................................................................................34 D. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................................................35 PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................................................37 1. Kết luận ................................................................................................................................................37 1.1. Quá trình nghiên cứu .....................................................................................................................37 1.2. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................................................38 1.3. Phạm vi ứng dụng ..........................................................................................................................38 2. Kiến nghị..............................................................................................................................................38 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo .................................................................................................38 2.2. Đối với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ...................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................40 PHỤ LỤC .................................................................................................................................................41
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông PT Phổ thông GD Giáo dục BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh HS Học sinh khuyết tật PH Phụ huynh SHL Sinh hoạt lớp KHGD Kế hoạch giáo dục
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài “Tự tin giúp bạn làm được những thứ tưởng chừng như không thể”. Thật vậy, câu danh ngôn trên đã cho ta thấy sự tự tin là rất quan trọng đối với thành công của mỗi người. Ở bất kể lứa tuổi nào thì đức tính tự tin cũng rất cần thiết, song có lẽ cần thiết nhất vẫn là trang bị tính tự tin cho học sinh THPT. Bởi vì, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) là giai đoạn cuối cùng của quá trình dậy thì, đồng thời đánh một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển thể chất và hoàn thiện về nhân cách. Ở lứa tuổi này, các em học sinh đạt tới độ hoàn thiện về thể chất, đặc biệt là sự dẻo dai, bền bỉ của cơ thể và khả năng tiếp thu nhanh nhạy, tư duy linh hoạt của não bộ. Các em cũng bắt đầu hình thành năng lực tự ý thức, tự đánh giá bản thân theo những giá trị và chuẩn mực của xã hội, phát triển lòng tự trọng, có sự đa dạng về đời sống tình cảm, mở rộng về phạm vi cũng như chất lượng trong các mối quan hệ. Đứng trước ngưỡng cửa đại học và chuẩn bị bước chân vào thế giới việc làm rộng lớn, đây cũng là thời kỳ mà ở các em xuất hiện những khát vọng, hoài bão về một sự nghiệp, cuộc sống mơ ước trong tương lai. Để có được điều ấy, sự tự tin là vô cùng quan trọng, có thể coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện ước mơ, hoài bão trở thành hiện thực. Chính vì thế, nhà trường và gia đình rất chú trọng rèn luyện sự tự tin cho con em mình. Trong cuộc sống, bất kì bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn sinh ra những đứa con bình thường, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cuộc đời đầy rẫy những bất ngờ, éo le, ngang trái, khiến không ít bậc sinh thành phải ngậm ngùi, đau đớn khi con mình khiếm khuyết. Nhưng không vì thế mà cha mẹ hay xã hội bỏ rơi các em, ngược lại, chúng ta đang ngày càng nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa trẻ em khuyết tật với cuộc sống, nhằm xóa bỏ sự tự ti, mặc cảm của HS khuyết tật về bản thân mình. Và giáo dục chính là con đường hữu hiệu nhất, là giải pháp tối ưu nhất cho nỗ lực này. Kể từ đầu những năm 1990, Nhà nước đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Trong điều 13, luật Giáo dục Việt Nam năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Những quan điểm trên của Đảng, Nhà nước Việt Nam thì mỗi công dân có quyền lợi và nghĩa vụ học tập là ngang bằng nhau. Cho đến nay, trẻ khuyết tật 1
  7. không chỉ được hưởng nhiều hơn những đãi ngộ về kinh tế mà còn có cơ hội hòa nhập cộng đồng qua những chính sách giáo dục nhân ái. Ở Nghệ An, Sở giáo dục và đào tạo đã có công văn số 2118/SGD&ĐT - GDTrH hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật cấp trung học trong năm học 2023-2024 nhằm: Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật, đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng và thân thiện. Hằng năm, trường THPT Thái Lão vẫn đón nhận các HS hòa nhập đến học tập. Dù số lượng HS hòa nhập không nhiều nhưng đa dạng về đối tượng. Khi học tập hòa nhập cùng với các học sinh phát triển bình thường, các em học sinh khuyết tật thường thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti vào bản thân, thu mình, ít tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí có những biểu hiện chán nản, tiêu cực, khó kiềm chế cảm xúc bản thân, lảng tránh… khiến giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mặt khác, việc giáo dục HS khuyết tật còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Bản thân giáo viên THPT không được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ khuyết tật, thiếu kinh nghiệm nên thường né tránh dạy học hay giáo dục lớp có HS hòa nhập. GV chủ nhiệm chịu nhiều áp lực của chương trình mới, của nhiều tiêu chí thi đua, nhiều hoạt động phong trào... buộc phải chọn lựa ưu tiên chất lượng đại trà mà bỏ rơi hoặc quan tâm chưa thật sát sao với HS hòa nhập, khiến các em lạc lõng, bị tách biệt, cô lập. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; chính sách ưu đãi cho giáo viên chưa có; nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đúng đắn, còn phó mặc cho trường học... Đó là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác giáo dục HS hòa nhập hiện nay. Những vấn đề đó nếu không có giải pháp đúng đắn, kịp thời thì mục tiêu giáo dục HS khuyết tật khó có thể hoàn thành. Nhận thức được những điều trên, với vai trò là GV chủ nhiệm, chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi khơi dậy sự tự tin trong các em học sinh khuyết tật giúp các em nhanh chóng hòa nhập với tập thể, với bạn bè về cả học tập lẫn đời sống tinh thần. Qua thực tế áp dụng, chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả tích cực của những biện pháp này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS hòa nhập. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật ở trƣờng THPT Thái Lão” để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua một số giải pháp khơi dậy sự tự tin cho HS khuyết tật ở trường THPT Thái Lão, chúng tôi nhằm hướng đến mục đích: Khơi dậy sự tự tin để học sinh khuyết tật nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập, hình thành kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân. 2
  8. Giáo dục cho HS khuyết tật trở thành những công dân tốt, phát triển được phẩm chất và năng lực bản thân, tự tin hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Chia sẻ một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập của bản thân cho các đồng nghiệp để từng bước thay đổi trực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục cho HS khuyết tật trong trường phổ thông. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Học sinh khuyết tật lớp A8K46 trường THPT Thái Lão niên khóa 2021 – 2024. - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Thái Lão. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2023 – 2024. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: thu thập thông tin, tra cứu tài liệu. - Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, đánh giá. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của mức độ hòa nhập, tự tin của HS khuyết tật tại trường THPT Thái Lão. - Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật tại trường THPT Thái Lão. - Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, rút ra một số kinh nghiệm, biện pháp cụ thể khơi dậy sự tự tin cho HS khuyết tật nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa HS khuyết tật với HS bình thường, thay đổi nhận thức về HS hòa nhập của nhiều giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Học sinh khuyết tật Người khuyết tật: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 15% dân số thế giới, tương đương với hơn 1 tỷ người đang sống với ít nhất một dạng khuyết tật nhất định. Theo tổ chức này thì có ba thuật ngữ liên quan đến thuật ngữ tàn tật, khuyết tật đó là Khiếm khuyết, Giảm khả năng và Tàn tật. Khiếm khuyết : thuật ngữ này chỉ tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh. Giảm khả năng: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ cá nhân là tình trạng giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nói, nghe, nhìn hoặc giao tiếp). Tàn tật: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ xã hội là những thiệt thòi mà một người phải chịu do bị khuyết tật. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc giảm khả năng với những rào cản trong môi trường xã hội, văn hoá hoặc vật chất, làm cho cá nhân này không thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trò bình thường. Như vậy, trên thế giới quan niệm về người khuyết tật cơ bản là giống nhau về bản chất vấn đề, nhưng cách diễn đạt cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo Công ước về quyền của người khuyết tật ngày 06 tháng 12 năm 2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2023, cả nước có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số. Trên thực tế hiện nay ở nước ta cũng tồn tại nhiều quan niệm về người khuyết tật hoặc người tàn tật, vì mỗi một quan niệm đều đứng trên một góc nhìn khác nhau và có mục đích riêng Điều 1, Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1998, định nghĩa về người tàn tật như sau: Người tàn tật “không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng 4
  10. tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. Quy định của Pháp lệnh người tàn tật tiếp cận người khuyết tật theo quan điểm y tế. Hiện nay, quốc tế đã chuyển sang mô hình tiếp cận xã hội để nhìn nhận sự khuyết tật và người khuyết tật. Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho khái niệm “tàn tật” hiện hành, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định của Luật Người khuyết tật thì người khuyết tật được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh v.v. Như vậy, Luật Người khuyết tật đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội và phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật. Từ cách tiếp cận này, Luật Người khuyết tật cũng phân loại dạng tật và mức độ khuyết tật như sau: “1. Dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. 2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây: Người khuyết tật đặc biệt nặng; Người khuyết tật nặng; Người khuyết tật nhẹ” Học sinh khuyết tật: HS khuyết tật được hiểu là những HS có những khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, bị suy giảm về các chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập, dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục – dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay có 6 dạng khuyết tật như sau: Khuyết tật thính giác (HS khiếm thính): là những HS mất khả năng hoặc suy giảm khả năng phát triển về giao tiếp, khó nghe người đối diện nói chuyện. Khuyết tật vận động: Là những HS bị tổn thương các cơ quan vận động như chân, tay, xương, …, khiến HS gặp khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm, trong việc thực hiện các tư thế nằm, ngồi. Khuyết tật thị giác (HS khiếm thị): Là những HS bị suy giảm hoặc mất đi khả năng nhìn, HS có thể không nhìn rõ sự vật hoặc bị mù. Khuyết tật trí tuệ: Là những HS bị suy giảm khả năng nhận thức, không thể 5
  11. thích nghi được với những hoạt động của xã hội. Những HS này có chỉ số IQ quá thấp, nhận thức kém và khó có thể chữa trị được. Khuyết tật ngôn ngữ: Là những HS bị dị tật ở những cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ thuộc vùng não, bị tổn thương bộ phận phát âm, khó có thể nói thành câu rõ ràng. Đa tật: Là những HS bị mắc nhiều hơn một khuyết tật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bị khuyết tật, trong đó cơ bản là các nguyên nhân sau: Trước khi sinh: Trong giai đoạn mang thai, khi mẹ bị cúm, ốm hoặc bị nhiễm độc, bị nhiễm các bệnh di truyền gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hoặc cũng có thể do cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu nhất trong thời gian thai kỳ, khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Trong khi sinh: Do một số yếu tố mà quá trình chuyển dạ của mẹ gặp nhiều khó khăn, gây ra sự tạm ngừng cung cấp oxi đến não của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ và thể chất của trẻ sau này. Cùng với đó, trong quá trình sinh nở, sức khỏe mẹ không tốt khiến cho mẹ bị khó sinh, thai nhi bị ngạt khiến cho các bác sĩ phải can thiệp bằng dụng cụ y tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng trẻ bị khuyết tật. Sau khi sinh: Trẻ bị khuyết tật có thể do bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, bị loét giác mạc, thiếu iot, chế độ sinh dưỡng kém, …; hoặc bị tai nạn, bị bệnh để lại di chứng (viêm não, sốt xuất huyết, bại liệt,…), do di truyền,… Tuy khiếm khuyết hơn người bình thường, nhưng ở HS khuyết tật vẫn có những nhu cầu cơ bản của một con người, thậm chí nhu cầu ấy nhiều khi mãnh liệt hơn các HS bình thường khác. Các em luôn cần được chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển; cần được an toàn về tư tưởng và thể chất; cần được khám và chữa bệnh phục hồi chức năng; nhất là cần được tôn trọng, đánh giá, khuyến khích và động viên; cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần; cần được hòa nhập, yêu thương và vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa;…. Không một HS khuyết tật nào muốn mình bị bỏ lại phía sau, muốn tách biệt, giam cầm mình trong một thế giới riêng. Không một HS khuyết tật nào muốn cách ly khỏi thế giới. Càng không một HS khuyết tật nào muốn từ bỏ sự sống này. Vậy các em sẽ tiếp tục với cuộc sống này như thế nào ? Ai là người sẽ dìu dắt, sẽ là cánh cửa, cầu nối cho các em hòa nhập cùng cộng đồng ? Ngoài vai trò của cha mẹ, các chính sách rộng mở của Đảng và Nhà nước thì giáo dục là con đường hiệu quả nhất giúp các em có thể rút ngắn khoảng cách với mọi người, được sống và học tập, vui chơi, được phát huy năng lực riêng biệt của bản thân như những HS bình thường khác. 1.1.2. Sự tự tin Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều “chìa khóa” để mở cánh cửa thành công. Môt trong những “chìa khóa” không nên bỏ lỡ là sự tự tin. Khi tự tin vào bản 6
  12. thân, chúng ta sẽ dễ dàng theo đuổi đam mê để chạm tới ước mơ. Ngược lại, nếu luôn nhút nhát và hoài nghi, chúng ta sẽ liên tục đối mặt với thất bại. Suy nghĩ không được thông suốt và sẽ luôn sống trong cảnh tự gò bó mình. Tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Cắt nghĩa cụ thể, có thể hiểu “tự” là chính bản thân mình. Còn “tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng. Trái ngược với tự tin là rụt rè, nhút nhát, thiếu bản lĩnh. Người tự tin thường không dễ dàng bỏ cuộc. Họ luôn tin vào bản thân, dám theo đuổi và dám đối mặt với thất bại. Còn người thiếu tự tin luôn cảm thấy lo sợ, chưa làm đã lo thất bại. Và khi gặp thất bại thì những người này rất dễ gục ngã, nhanh chóng từ bỏ. Đối với các bạn HS, sự tự tin thường được biểu hiện như sau: - Hòa đồng với bạn bè, gần gũi và lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. - Sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được giao. - Thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, sáng tạo. - Biết hợp tác với các bạn khác trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Biết đánh giá, nhận xét những ưu điểm cũng như những điều cần rút kinh nghiệm ở bạn của mình. - Dám nghĩ dám làm, chủ động trong mọi công việc, đặc biệt là trong học tập. - Không mất bình tĩnh hay hoang mang dao động trong mọi tình huống. - Dám tự hành động và quyết định một cách chắc chắn. - Tin vào khả năng và kết quả của mình trong các cuộc thi, bài kiểm tra. - Không rụt rè, lo sợ trong giao tiếp. - Sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của cá nhân mình với bạn khác hoặc thầy cô giáo để tìm giải pháp. - Lắng nghe và chia sẻ với bạn khác về khó khăn, vướng mắc của họ. - Dám thể hiện mình trước đông người. - Luôn tin tưởng vào năng lực của bản thân. Sự tự tin có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người. Tự tin là một tính cách, đức tính tốt cần phát huy. Nhờ có sự tự tin, chúng ta suy nghĩ, nói và hành động một cách quyết đoán, chắc chắn. Đồng thời, kết quả cũng sẽ tốt đẹp như chúng ta mong muốn. Khi tự tin, chúng ta sẽ ngày càng phát triển, học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ. Tự tin cũng giúp chúng ta được mọi người yêu mến, gần gũi và muốn học hỏi. Không chỉ có vậy, tự tin còn giúp chúng ta trở thành người có cảm xúc, chính kiến và tư duy phản biện. Hiện nay, các gia đình và nhà trường rất chú trọng rèn luyện sự tự tin cho con em mình ngay từ nhỏ. Bởi khi tự tin, trẻ có thể phát huy được tiềm năng để tạo đà phát triển cho tương lai. 7
  13. 1.1.3. Khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật Giáo dục học sinh khuyết tật là việc các tổ chức và cá nhân áp dụng các hình thức, hoạt động dạy học khác nhau, phù hợp với mục đích và nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm của HS về thể chất cũng như về trí tuệ, tâm lí, tình cảm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ cho HS khuyết tật, giúp các em không bị bỏ rơi, không quá tụt hậu so với sự phát triển của xã hội. Nhìn chung, hiện nay có 3 hình thức cơ bản dạy học HS khuyết tật, đó là hình thức dạy học chuyên biệt, hình thức dạy học hội nhập và hình thức dạy học hòa nhập. Hình thức dạy học chuyên biệt (special instruction) là hình thức dạy học cho cùng một đối tượng trẻ khuyết tật ở cùng một trình độ nhận thức và có thể ở cùng hoặc không cùng độ tuổi trong cùng một lớp học thậm chí là trường dành riêng cho từng đối tượng trẻ khuyết tật. Hình thức dạy học hội nhập (intergrated instructions) là hình thức dạy học dành riêng cho một số trẻ khuyết tật có khả năng vừa học theo hình thức chuyên biệt, vừa có khả năng học theo hình thức hoà nhập. Dạy học hội nhập được xuất hiện trong thời kỳ chuyển giao giữa hai hình thức từ dạy học chuyên biệt sang dạy học hoà nhập khi chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ về dạy học hoà nhập. Giai đoạn này được diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1980 đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đến nay thì hình thức dạy học này vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Hình thức dạy học hoà nhập (inclusive instructions) là hình thức dạy học hiện phổ biết nhất trên thế giới và Việt Nam. “Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” (Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật). Như vậy, giáo dục hòa nhập có nghĩa là để thực hiện các chính sách giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập HS khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho HS khuyết tật cơ hội gia nhập cuộc sống bằng việc lĩnh hội những kinh nghiệm từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho HS bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. Như vậy chúng ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho HS khuyết tật mà còn cho HS bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng. Để HS khuyết tật hòa nhập được với môi trường lớp học bình thường, cần khơi dậy sự tự tin trong bản thân các em. Khơi dậy sự tự tin là những cách thức, con đường để HS khuyết tật hòa đồng với bạn bè, gần gũi và lễ phép với thầy cô 8
  14. giáo, người lớn tuổi, Không rụt rè, lo sợ trong giao tiếp, dám thể hiện mình trước đông người… Đối với một số HSKT, đó có thể là lần đầu tiên trong đời các em được mong đợi và khuyến khích làm những điều có thể làm cho bản thân. Làm việc và vui chơi với những HS khác khuyết khích HS khuyết tật phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó các em sẽ phát triển được ý thức về cái tôi khoẻ mạnh và tích cực. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, HS khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mình có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với HS bình thường giúp cho HS khuyết tật hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó các em có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển. Mặt khác, đối với HS bình thường học tập, lao động, vui chơi cùng HS khuyết tật, các em sẽ học được cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng thái độ của HS đối với HS khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi các em có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Các em học được rằng HS khuyết tật khi tự tin có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác; rằng mỗi con người trong cuộc đời này đều không hoàn hảo, đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau; Từ đó, hình thành sự tự tin cho chính những HS bình thường khác và các em hiểu được rằng chỉ có lối sống nhân ái, hòa đồng mới tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. 1.2. Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong việc khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật 1.2.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trƣờng phổ thông Công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông. Những năm qua, đội ngũ làm GVCN trong các trường phổ thông cơ bản làm tốt vai trò, tập hợp và đoàn kết được tập thể học sinh trong mọi hoạt động, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp học, chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong một tập thể. GVCN lớp chủ động tổ chức, phối hợp với các giáo viên bộ môn của lớp để điều hoà chương trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy theo mục tiêu giáo dục năm học một cách có hiệu quả nhất nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Hiệu quả công tác của người GVCN lớp được thể hiện thông qua chính sản phẩm giáo dục của mình. GVCN là người sát sao nhất với HS trong thời gian ở trường, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy nhất từng biểu hiện cả về tâm lí lẫn hành động của HS, từ đó có phương pháp phù hợp để phát huy những yếu tố tích cực, điều chỉnh, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời trước những biểu hiện 9
  15. tiêu cực nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, GVCN luôn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để vừa nắm bắt kịp thời tình hình HS, vừa có được phương pháp thích hợp nhất cho mọi tình huống xảy ra, nghĩa là việc tìm hiểu HS của GVCN không còn giới hạn trong giờ hành chính ở trường học nữa, mà mang tính bao quát mọi lúc, mọi nơi. GVCN vừa là người lắng nghe, thấu hiểu, vừa là người định hướng, gỡ rối, hướng dẫn HS cách thức khắc phục nhược điểm, giải tỏa những vướng mắc, phát huy ưu điểm để từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành những công dân tốt trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. HS chính là những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em), là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh, có thể chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. 1.2.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc khơi dậy sự tự tin cho học sinh khuyết tật Ở lớp học bình thường, GVCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu giáo dục, định hướng, vạch ra và theo dõi sát sao quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục cũng như xử lý kịp thời mọi tình huống phát sinh hàng ngày trong lớp học. Vai trò đó của GVCN còn lớn hơn trong một lớp học hòa nhập có HSKT. Không chỉ quan tâm, sát sao, nhanh nhạy mà GVCN lớp học hòa nhập còn phải là những người thật tinh tế, nhạy cảm, có cái nhìn đa chiều, có cách xử trí vừa thông minh vừa hợp tình hợp lí, nhân ái, bao dung. GVCN là người đứng giữa điều hòa, dung hòa thật tốt mối quan hệ giữa HS và HS khuyết tật, giữa các GVBM với HS khuyết tật, thậm chí là người nắm bắt, gỡ rối cho HS khuyết tật trong những mối quan hệ rộng hơn như với HS ngoài lớp học, với các tổ chức khác trong nhà trường, với cha mẹ các em hay với xã hội rộng lớn. Để HSKT hòa nhập được với trường lớp, với bạn bè thì GVCN phải khơi dậy được sự tự tin trong chính các em để các em dám hòa đồng, dám chia sẻ, dám thực hiện những hoạt động tập thể mà bản thân vốn khó thực hiện. Vai trò đó của GVCN đỏi hỏi GV không chỉ chủ nhiệm lớp bằng tất cả kinh nghiệm vốn có và trái tim nhiệt huyết mà còn không ngừng phải tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm tri thức, kinh nghiệm giáo dục từ người khác. Có như vậy, GVCN lớp hòa nhập mới có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh quan trọng của bản thân mình. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh khuyết tật Ở Việt Nam, người khuyết tật chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong xã hội. Từ tháng 5 năm 1995, Chương trình GD hoà nhập trẻ khuyết tật đã được triển khai ở 33 tỉnh thành trong cả nước, với 66 huyện và 926 xã. Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật như: Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên, Giáo dục 10
  16. hòa nhập trẻ khuyết tật (tài liệu bồi dưỡng cán bộ giảng viên các trường sư phạm), Hà Nội, 7/2003; Lê Văn Tạc, Thập kỷ giáo dục hòa nhập Việt Nam thành tựu và viễn cảnh, Kỷ yếu mười năm thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Việt Nam, Hà Nội, 2005; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo-Trao đổi kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 6/2003; Richard A.Villa, Các kỹ năng cần thiết để dạy trong một lớp hòa nhập, TP Hồ Chí Minh, 2003; PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - Năm 2009…Các công trình nghiên cứu về HS khuyết tật chưa nhiều, và còn tập trung vào những vấn đề mang tính vĩ mô, chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho HS ở các trường THPT. Cùng với các nghiên cứu đó thì hệ thống quản lí nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đi vào hoạt động. Ngày càng nhiều trẻ khuyết tật được đến trường hòa nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác giáo dục hòa nhập vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Thực trạng về học sinh khuyết tật ở trường THPT Thái Lão Tính từ năm học 2021-2022 đến nay, số lượng HS khuyết tật ở trường THPT Thái Lão có chiều hướng tăng lên. Theo thống kê, năm học 2021-2022 có 2 em, năm học 2022-2023 có 3 em đến năm học 2023-2024 có 10 em. Nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là do bẩm sinh, do gặp sự cố trong sinh sản hoặc bị tai nạn. Trẻ khuyết tật được phát hiện tương đối sớm, được hưởng những chính sách ưu đãi về xã hội, y tế, giáo dục,… Hầu hết các em có nguyện vọng hòa nhập với cộng đồng, muốn cùng được học tập, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên nhiều em vẫn mang mặc cảm tự ti khi thấy bản thân thua thiệt hơn bạn bè. Nhiều em không tìm được sự hòa đồng với tập thể, thường tách biệt mình trong lớp học. Một số em không làm chủ được cảm xúc của bản thân khi bị bạn bè trêu chọc, coi thường. Và hầu hết các em không có cơ hội thể hiện mình trong các giờ học hoặc trong các hoạt động phong trào của lớp. Vì vậy, càng tham gia hòa nhập với cộng đồng, các em càng thu mình, càng lẻ loi, cô độc. Mặt khác, dù không kì thị nhưng vẫn còn hiện tượng HS hoặc vô ý, hoặc cố ý đả thương đến khiếm khuyết của HS khuyết tật bằng những lời nói trực tiếp hay gián tiếp, ẩn ý. Vẫn còn nhiều HS nhìn và đối xử với HS khuyết tật bằng thái độ thương hại, xem thường. Các em thiếu đi sự cảm thông, tế nhị. Thậm chí ngay cả khi được GV hướng dẫn, bảo ban, các em vẫn không thay đổi thái độ, cách ứng xử phân biệt với HS khuyết tật. Chính sự phân biệt hoặc được thể hiện rõ ràng qua lời nói, hành động, hoặc mới chỉ tồn tại trong suy nghĩ của đa số các em HS đã tạo nên một bức tường vô hình ngăn cách giữa HS bình thường và HS khuyết tật. Và HS khuyết tật vì thế càng cảm thấy lạc lõng, không thể hòa nhập với cộng đồng. Ngoài 11
  17. ra, HS khuyết tật còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập bởi sự thiếu quan tâm, lãng quên của giáo viên nói chung, GVCN nói riêng. Hay tâm lí cho con đến trường cho có, ở nhà không biết chơi với ai… của cha mẹ HS khuyết tật cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hòa nhập của con cái vào nhà trường. Từ thực trang đó cho thấy, HS khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập với bạn bè, nhà trường. Yêu cầu một giải pháp giáo dục hữu hiệu để hỗ trợ, giúp đỡ các em . 2.2.2. Thực trạng về mức độ tự tin của học sinh khuyết tật tại trƣờng THPT Thái Lão Để đánh giá thực trạng về mức độ tự tin và khả năng hòa nhập với môi trường học đường của HS khuyết tật, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu khảo sát với 2 đối tượng: Thầy/cô giáo(57 người), HS lớp có HS hòa nhập (A8K46 và A8K47) và thu được kết quả như sau: Giáo viên HS lớp có HS khuyết tật Ý kiến Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Rất tự tin 0/57 0 2/36 5,6 Ít tự tin 10/57 17,5 7/36 19,4 Không tự tin 47/57 82,5 27/36 75 Thông qua kết quả khảo sát thực trạng về mức độ tự tin và khả năng hòa nhập của HS khuyết tật ở trường THPT Thái Lão cho thấy vấn đề cần thiết hiện nay là phải có giải pháp khơi dậy sự tự tin và nâng cao khả năng hòa nhập cho HS khuyết tật của nhà trường. 2.2.3. Thực trạng về công tác giáo dục cho HS khuyết tật ở trường THPT Thái Lão Trong những năm qua, BGH trường THPT Thái Lão luôn quan tâm đến công tác giáo dục cho HS khuyết tật. Nhà trường đã cử các GV chủ nhiệm có năng lực tham gia các lớp tập huấn về giáo dục HS khuyết tật; đón nhận hồ sơ nhập học và chọn lựa lớp, chọn lựa và giao nhiệm vụ cho GVCN lớp có học sinh khuyết tật; kịp thời hướng dẫn GVCN hoàn thiện hồ sơ cho HS khuyết tật theo từng năm học; thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về giáo dục hòa nhập, đảm bảo quyền lợi của HS khuyết tật;... Bởi vậy, nhà trường đã trở thành nơi đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh gửi gắm con em còn kém may mắn của mình theo hình thức giáo dục hòa nhập tại trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục hòa nhập tại trường THPT Thái Lão vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục HS khuyết tật của nhà trường. Đa số GV trong đó có cả GVCN lớp còn thờ ơ với công tác giáo dục HS khuyết tật. Hầu hết GV chưa am hiểu, nắm rõ về đối tượng HS này. Mặt 12
  18. khác, GV hầu như không được đào tạo và trang bị các phương pháp giáo dục cho HS khuyết tật. Vì vậy, HS khuyết tật thường bị bỏ quên, không được quan tâm đến. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong công tác giáo dục HS khuyết tật để không chỉ hoàn thành, nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập của nhà trường mà còn góp phần hình thành nên nhũng công dân có đủ khả năng thích ứng với xã hội. 13
  19. B. Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trƣờng THPT Thái Lão 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật 1.1. Khảo sát đầu năm học Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm nói chung, xây dựng kế hoạch giáo dục dành cho HS khuyết tật nói riêng là một trong những công việc đầu tiên cấp thiết để GVCN xác định mục tiêu giáo dục của mình. Muốn bản kế hoạch thực sự phù hợp với đối tượng, GVCNphải nắm bắt được tình hình, đặc điểm của các đối tượng HS bằng mẫu phiếu khảo sát. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên hai đối tượng: Khảo sát từ học sinh: Phiếu khảo sát gồm các thông tin cơ bản như: Sơ yếu lí lịch, Sở trường, sở đoản, Các môn học hoặc các môn năng khiếu yêu thích, Kết quả học tập ở cấp THCS, Mục tiêu cho ba năm học THPT, Dự định nghề nghiệp trong tương lai, Mong muốn của bản thân với bạn bè, nhà trường, GV và phụ huynh. Phiếu khảo sát có thể dùng bản in cho HS điền trực tiếp, hoặc có thể dùng Google Forms nếu HS đều có thiết bị công nghệ số để sử dụng. Sau khi có được những thông tin cơ bản, chúng tôi phân loại HS theo các tiêu chí nhất định, như: gia cảnh, năng lực học tập, năng lực văn - thể - mĩ, năng lực quản lí, nhóm nghề nghiệp tương lai, nhóm HS gặp vấn đề về tâm lí, nhóm HS gặp vấn đề về vận động, nhóm HS gặp vấn đề về trí tuệ,… Đây sẽ là cơ sở xác đáng nhất để lập được một kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, hiệu quả cho hoạt động giáo dục của GV, nhằm phát triển toàn diện, đúng đắn phẩm chất và năng lực cho mọi đối tượng HS trong lớp học, đặc biệt là HS khuyết tật. Khảo sát từ phụ huynh: Để tạo hiệu quả giáo dục tốt nhất cho HS, ngay từ khi tiếp nhận lớp, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát với phụ huynh HS nhằm nắm bắt nhanh nhất, chính xác nhất về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm của HS, nguyện vọng của PH đối với nhà trường, thầy cô và HS khác trong lớp. Các thông tin cơ bản mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát là Hoàn cảnh gia đình, Đặc điểm nổi bật của HS(Ưu điểm, Nhược điểm), Nguyện vọng của PH. Những thông tin thu thập được từ hoạt động khảo sát này cũng sẽ giúp chúng tôi có thêm kênh thông tin để phân loại HS chính xác hơn. Đây là thông tin có tác dụng hai chiều, vừa giúp GVCN lên kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, đặc biệt là kế hoạch giáo dục HS khuyết tật. Đầu năm học 2021 – 2022, khi mới tiếp nhận lớp chủ nhiệm lớp 10A8K46, qua phiếu khảo sát dành cho cả HS lẫn PH cũng như từ thực tiễn, nhận thấy có 02 HS khuyết tật học hòa nhập gồm em Lê Xuân Quân và em Phạm Viết Thành. Từ các thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành lên kế hoạch cá nhân cho 02 HS này. 1.2. Lập Kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật Kế hoạch giáo dục cá nhân là văn bản xác định nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo thời gian hạn định trong môi trường hoà nhập để đạt được mục tiêu chăm sóc, giáo dục một HS khuyết tật. Nội dung của bản kế hoạch giáo dục cá nhân chính là chi tiết hoá của mục tiêu giáo dục thành các hoạt động cụ 14
  20. thể được tiến hành trong một thời gian hạn định. Bản kế hoạch sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể được kiểm soát, điều chỉnh được hành vi của mình và luôn luôn biết hướng tới mục đích đã đề ra; là cơ sở giúp các nhà quản lý đề ra và thực hiện chính sách hỗ trợ HS khuyết tật, gia đình HS khuyết tật, GV trực tiếp dạy HS khuyết tật; giúp cho BGH nhà trường quản lý được những hoạt động đã và đang diễn ra đối với GV và HS; là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục, kết quả học tập và rèn luyện của HS. Các nội dung cơ bản được lập trong kế hoạch giáo dục cá nhân của một HS hòa nhập là: - Sơ yếu lí lịch của HS; - Quá trình giáo dục; - Thông tin chung của HS, bao gồm những nội dung: Đặc điểm của HS, những điểm mạnh, những khó khăn của HS; - Kế hoạch giáo dục cá nhân của năm học, bao gồm việc xác lập mục tiêu của các môn học, mục tiêu giáo dục về kĩ năng xã hội, kĩ năng đặc thù cho từng học kì và cả năm học, trong đó có đánh giá kết quả vào cuối kì, cuối năm. KHGD cá nhân cho HS khuyết tật được xác lập ngay từ đầu cấp học nhằm tạo được cơ sở, mục tiêu rõ ràng, chi tiết cho công tác chủ nhiệm, từ đó định hướng được phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với HS khuyết tật. Lớp A8K46 có 02 HS khuyết tật. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xây dựng KHGD cho từng em cụ thể như sau: Đối với HS Lê Xuân Quân: (1) Sơ yếu lí lịch: Họ và tên học sinh: LÊ XUÂN QUÂN – Giới tính: Nam. Ngày, tháng, năm sinh: 24/01/2005 Dân tộc: Kinh, Quốc tịch: Việt Nam Nơi sinh: Xã Hưng Đạo - Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An Quê quán: Hưng Nguyên - Nghệ An Nơi ở hiện nay: Xóm 3 - Xã Hưng Đạo – Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An. Họ và tên cha: Lê Xuân Quảng - Nghề nghiệp: Nông Dân , đã mất Họ và tên mẹ: Phan Thị Đông - Nghề nghiệp: Công nhân , ĐT: 0393494851 (2)Thông tin chung của HS: - Đặc điểm chính của học sinh: Dạng tật: nghe nói. - Mức độ khuyết tật: Nặng. Nguyên nhân: Bẩm sinh - Những điểm mạnh của học sinh : 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2