intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão" nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giải pháp khả thi, hiệu quả chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão nói riêng và các trường phổ thông nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão

  1. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, nếu môi trường giáo dục tốt, an toàn, lành mạnh, thân thiện thì học sinh có điều kiện học tập tốt, chất lượng giáo dục được nâng lên, và ngược lại. Do đó, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Khẳng định vai trò to lớn của môi trường giáo dục đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục, thời gian qua Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để thúc đẩy giáo dục nước nhà phát triển như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 và một số văn bản khác nhằm xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn. lành mạnh, thân thiện, phòng. chống bạo lực học đường theo tinh thần mới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong các trường học, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Quyết định số 5886/QĐ- BGDĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục và một số Thông tư như Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 25/12/2018 về công tác xã hội trong trường học; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 quy định về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. giáo dục thường xuyên và một số đề án. văn bản chỉ đạo khác. Tại Nghệ An, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai trong toàn tỉnh; gần đây UBND tỉnh có Công văn số 1708/UBND.VX ngày 20/3/2019 về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 80 của Chính phủ; Kế
  2. hoạch số 520/KH-UBND ngày 26/8/2019 về việc thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025 và nhiều văn bản khác. Do đó, vấn đề xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cũng là vấn đề then chốt trong công tác quản lý, được đặt ra có tính chất cần thiết để nâng cao hiệu quả trong quản trị trường học. Trường THPT Thái Lão là CSGD trực thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An. Thực hiện hướng dẫn của các cấp, trực tiếp là Sở GD&ĐT, xuất phát từ nhận thức đúng vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn. lành mạnh, thân thiện là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường. Trường THPT Thái Lão đã xác định đây là một nội dung, một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là vấn đề có tính bức thiết đối với nhà trường nên tập trung chỉ đạo và thực hiện. Nhà trường đã triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, nhờ đó chất lượng và hiệu quả giáo dục được giữ vững và nâng cao. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, kết hợp thực tiễn triển khai thực hiện và hiệu quả đạt được, chúng tôi đúc kết thành đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão”. Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đơn vị, cá nhân nào đã nghiên cứu trước đó. Đề tài xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, đưa ra được những giải pháp có tính khả thi để các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện và tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, triển khai thực hiện và phối hợp triển khai thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giải pháp khả thi, hiệu quả chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão nói riêng và các trường phổ thông nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu, nhiệm vụ “giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT”. Phân tích thực trạng của việc thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, nhiệm vụ 2
  3. “giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT”. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT. 5. Điểm mới của đề tài Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện tốt môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong Trường THPT Thái Lão đã góp phần xây dựng, phát triển môi trường giáo dục tại Nhà trường hiện nay, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao nhất là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo văn bản chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nên đã đem lại kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Thái Lão trong những năm qua, “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT” đã được nhiều nhà trường quan tâm nhưng trong thời gian qua chưa có đơn vị, cá nhân nào xây dựng, đúc kết thành đề tài SKKN để triển khai áp dụng và nhân rộng. 6. Cấu trúc của đề tài Phần I: Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Điểm mới của đề tài. Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lí luận. 2. Thực trạng công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện tại Trường THPT Thái Lão. 3. Các giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại trường THPT Thái Lão. 4. Kết quả thực hiện. Phần III: Kết luận 1. Kết luận 2. Kiến nghị 3
  4. Phần II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ gồm 4 Chương, 17 Điều, trong đó quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, đặc biệt làm rõ các khái niệm: + Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. + Môi trường giáo dục n to n là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. + Môi trường giáo dục l nh mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. + Môi trường giáo dục th n thi n là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. + ạo l c h c ường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. + Phòng, chống LHĐ ở các cơ sở giáo dục: Phòng chống BLHĐ ở các cơ sở là những biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý tình huống bạo lực xảy ra với những đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở giáo dục. 2. Sự cần thiết phải xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đƣờng trong các CSGD Trong những năm qua, mặc dù Trường THPT Thái Lão không xảy ra những vụ việc về bạo lực học đường, tuy nhiên, đâu đó tại một số nhà trường ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, vẫn còn tình trạng mất an toàn, bạo lực học đường. Có thể điểm lại năm 2021 vừa qua, tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, công tác giáo dục đào tạo đảm bảo cơ bản ổn định nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số cá nhân còn đăng tải, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) các bài viết với nội dung không đúng với sự thật. Một số đối tượng cực đoan, chống đối lợi dụng dịch Covid-19 để kích động phụ huynh, học sinh tham gia các hoạt động gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT, xuyên tạc các hình thức phòng chống dịch của Đảng và Nhà nước. Hoạt động tôn giáo trái phép vẫn còn 4
  5. diễn ra, như “Hội thánh đức chúa trời mẹ” đã lôi kéo một số người dân tham gia, trong đó có cả trẻ em, học sinh buộc cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Trong các cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm TTATGT trong học sinh và một số ít giáo viên, nhân viên như: buôn bán, sử dụng trái phép ma túy, chất gây nghiện (01 h c h c sinh Trường THPT Sào Nam sử dụng chất ma túy bị l c lượng chức năng xử lý, vận chuyển thuê 12 bánh heroin và 54.000 viên ma túy tổng hợp, 02 ối tượng là h c sinh là Trường THPT Kỳ Sơn). trộm cắp tài sản (01 vụ vi c lừ ảo chiếm oạt tài sản của 03 h c sinh: 01 h c sinh Trường THPT Đô Lương 3, 02 h c sinh Trường THPT Duy Tân). cờ bạc, cố ý gây thương tích, bạo lực học đường, dâm ô trẻ em, sử dụng pháo trái phép (02 h c sinh Trường THPT Đô Lương 3, 04 em h c sinh Trường THPT Mai Hắc Đế và N m Đ n 2 bị thương trong ó có 01 em Trường THPT Mai Hắc Đế bị thương nặng); mua bán, tàng trữ vật liệu nổ, đối tượng là 02 h c sinh Trường THPT Nghi Lộc 4, sử dụng pháo trái phép làm 01 h c sinh THPT Tân Kỳ 3 tử vong và 01 h c sinh mầm non ở xã Tân An bị thương nặng…) Giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm, quát mắng, bạo hành học sinh nhưng không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp. Giáo viên, nhân viên có biểu hiện sàm sỡ, dâm ô với học sinh, trẻ em (Trường THPT N m Đ n 2, Trường Tiểu h c Mường Lống 1) Ngoài ra còn có một số vụ tai nạn giao thông, trộm cắp tài sản, xâm hại, tai nạn đuối nước, làm ảnh hưởng tới an ninh, an toàn trường học. Tại Trường THPT Thái Lão không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra nhưng những xích mích nhỏ, gây gỗ, văng tục, không lễ phép với thầy cô, không nghiêm túc trong học tập, vi phạm an toàn giao thông.… vẫn còn nhiều tồn tại. Những vụ việc đó không chỉ gây bất an trong nhà trường mà còn kéo theo sự xuống cấp đạo đức học đường và đạo đức xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần, danh dự của giáo viên và học sinh; tác động xấu đến môi trường giáo dục trong nhà trường và gây bức xúc trong dư luận cộng đồng, xã hội. Có thể thấy một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tính cần thiết xây dựng trường học an toàn, thân thiện để góp phần vào việc phòng chống bạo lực học đường; định hướng giáo dục cho học sinh chưa toàn diện, thiên lệch vào việc dạy chữ, dạy kiến thức; triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo còn máy móc, hình thức, hiệu quả đem lại chưa cao, thiếu giải pháp phù hợp với thực tiễn. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nội dung bạo lực, phản cảm, đi ngược với văn hóa thuần phong mĩ tục của người Việt Nam vẫn còn 5
  6. len lỏi vào trong môi trường sống, môi trường học tập và rèn luyện của học sinh làm cho các em bị thu hút, kích động dẫn đến những hành vi lệch lạc với chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh đó cuộc sống mưu sinh với cơm, áo, gạo, tiền nên sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình - nhà trường có nơi chưa hiệu quả. Chương trình giáo dục hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học; nội dung học tập vẫn còn nặng về kiến thức, phương pháp giáo dục để hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực người học chưa đạt đến kết quả nhất định; lĩnh vực giáo dục trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp chưa được coi trọng đúng mức. Vẫn còn những hạn chế nhất định về các điều kiện trong môi trường giáo dục nhất là ở các trường vùng miền núi, vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số; ngân sách Nhà nước hạn hẹp, mức huy động xã hội hóa giáo dục thấp cho nên việc đầu tư, bổ sung các điều kiện dạy học và giáo dục, rèn luyện cho học sinh là rất khó khăn. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện là một trong những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục. Vấn đề đặt ra là xây dựng môi trường đó như thế nào để đạt hiệu quả giáo dục. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hội nhập với thế giới việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống ở các nhà trường lại đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi vậy, việc xây dựng môi trường môi trường giáo dục an toàn lành mạnh không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường mà là của cả các cấp, các ngành, sự vào cuộc của toàn xã hội. Trong đó ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, để mỗi ngôi trường thực sự là “Ngôi trường hạnh phúc” đối với thầy, cô giáo và các em học sinh. “Giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” là chủ đề nóng hổi, quan trọng và cần thiết đối với bất cứ cơ sở giáo dục nào. Đây là vấn đề mà nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan tâm. “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn” là một yêu cầu, đòi hỏi quá trình phấn đấu liên tục, thường xuyên, sự kết hợp nhiều bộ phận liên quan nhà trường, gia đình, xã hội và nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG THPT THÁI LÃO Trường THPT Thái Lão thành lập năm 1975. Trường nằm ở vị trí trung tâm Thị trấn Hưng Nguyên, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An; là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam, phía nam tỉnh Nghệ An, phía đông giáp Thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Phía tây giáp huyện Nam Đàn; Phía Nam giáp huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh, thuộc tỉnh Hà Tĩnh; Phía bắc giáp huyện Nghi Lộc. 6
  7. Hiện nay trường có quy mô 22 lớp, với hơn 900 học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 57 người, trong đó 26 người có trình độ thạc sỹ, chi bộ có 42 đảng viên, 06 đ/c có trình độ trung cấp chính trị và 02 đồng chí đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị. Khi mới ra đời, được mang tên trường VHVL Hưng Nguyên. Ngày mới thành lập, trường chỉ có 2 lớp học theo hình thức bổ túc văn hóa VHVL, địa điểm đóng tại eo Gió thuộc xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Năm 1977, trường tuyển sinh khoá học đầu tiên học theo hệ phổ thông với các vùng tuyển sinh là các xã vùng ngoài huyện bao gồm xã Hưng Trung, Hưng Yên, Hưng Tây, Hưng Đạo, Hưng Thái, Hưng Chính và một phần xã Hưng Mỹ. Năm 1978, trường chuyển về đồng Mộ Rộ thuộc xã Hưng Thái. Sau đó vì địa thế đất thấp chật hẹp lại gần kho thuốc trừ sâu, trong lúc xu thế của trường ngày càng phát triển nên năm 1982 trường chuyển địa điểm mới thuộc đội 11, xã Hưng Thái, nay là khối 05 thị trấn Hưng Nguyên và đổi tên thành Trường THPT Thái Lão mang tên địa danh lịch sử Thái Lão anh hùng - xoá bỏ hình thức học VHVL. Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Thái Lão phát triển không ngừng về quy mô trường lớp và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Trước năm 2015, quy mô trường lớp có lúc lên đến 43 lớp, sau đó tách ra phân hiệu mới Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, ở xã Hưng Trung. Cùng với xu thế phát triển Trường học an toàn, hạnh phúc nhà trường cũng đã có nhiều tiến bộ, khẳng định được vị thế ngôi trường trên quê hương Xô Viết anh hùng. Cán bộ quản lý nhà trường gần gũi, cởi mở với giáo viên, nhân viên, thường xuyên lắng nghe được những ý kiến, những tâm tư nguyện vọng của cán bộ nhân viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh nhà trường. Việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, cảnh quan môi trường, an ninh trường học cũng đã được quan tâm và đạt một số kết quả. Chất lượng giáo dục của nhà trường đạt những bước tiến đáng kể. Nhiều học sinh của trường đã đậu vào các trường ĐH, CĐ, có học sinh thi ĐH đạt điểm cao được UBND Tỉnh khen thưởng.... Tuy nhiên, thực trạng môi trường giáo dục Nhà trường những năm trước đây, có thể nói còn thiếu an toàn, bất ổn, mỗi khi nhắc đến Trường THPT Thái Lão người ta thường nghĩ về ngôi trường Vừa học Vừa làm hết sức lộn xộn, trình độ dân trí thấp, học sinh thường xuyên nói tục, chửi bậy, ứng xử thiếu văn hóa, học sinh đến trường mang sách vở thì ít mang những vật dụng gây gỗ, đánh nhau thì nhiều, những biểu hiện hành vi xuất phát từ điểm đầu vào thấp, một số học sinh là con em nông dân, cha mẹ làm nghề tự do, một số con em giáo dân,... việc phối hợp của Nhà trường và gia đình còn nhiều khó khăn. Cùng với đó là giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy người rồi mới dạy chữ, nên nhiều khi còn quá nghiêm khắc trog việc đòi hỏi kết quả học lực mà chưa chú trọng đến rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho học sinh. Trường THPT Thái Lão thành điểm nóng của những vụ việc bạo lực học đường, nhiều học sinh bị kỷ luật, bị đuổi học giữa chừng. 7
  8. Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ cách mạng 4.0, thời kỳ chuyển đổi số, học sinh được tiếp cận điện thoại thông minh, internet,... việc chưa xác định được đâu là những trang mạng chính thống, đâu là những trang mạng không chính thống, nhiều học sinh bị lôi kéo, dụ dỗ vào những trang mạng độc hại nhằm chống phá Đảng, Nhà nước,... lý tưởng sống một số bộ phận học sinh phai nhạt lý tưởng, đạo đức kém, bạo lực học đường xảy ra, các em thường dùng điện thoại quay video rồi tung lên mạng xã hội,... đó là những hành vi tiêu cực, đáng báo động. Bên cạnh đó, qua 3 năm đại dịch Covid-19, hậu quả của đại dịch đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động giáo dục của Nhà trường, nhiều học sinh bị trầm cảm, street,... không được tư vấn tâm lý dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc... Cụ thể, mới đây, hiện tượng bạo lực học đường vẫn xảy ra nghiêm trọng, năm 2016: 01 học sinh sử dụng pháo, chất gây nổ, năm 2017: có 02 học sinh trộm cắp tài sản bị xử lý vi phạm pháp luật, năm 2018 có 13 học sinh vi phạm an toàn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm,... Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của nhà trường và chất lượng giáo dục và được phản ánh qua bảng số liệu những kết quả năm học của giai đoạn từ 2015 đến 2018: - Về trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên Tổng Đảng GV Trình độ chuyên môn, LLCT Trường Nữ số viên Giỏi tỉnh ThS ĐH CĐ TC LLCT THPT 04 TC; 02 GV Thái 60 50 37 13 22 60 0 0 đang học Lão TCLLCT - Kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường: + Kết quả xếp loại học lực Loại Giỏi Khá TB Yếu Kém Trường Năm học SL % SL % SL % SL % SL % 2015-2016 184 20.84 493 55.83 200 22.65 6 0.68 0 0 Thái Lão THPT 2016-2017 264 29.80 504 56.88 118 13.32 0 0.00 0 0 2017-2018 259 30.22 529 61.73 69 8.05 0 0.00 0 0 8
  9. + Kết quả xếp loại hạnh kiểm Loại Tốt Khá TB Yếu Trường Năm học SL % SL % SL % SL % 2015-2016 708 80.18 141 15.97 28 3.17 6 0.68 Thái Lão THPT 2016-2017 723 81.60 143 16.14 15 1.69 5 0.56 2017-2018 739 86.23 106 12.37 12 1.40 0 0.00 + Kết quả các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia của giáo viên, học sinh Năm học Trường 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Các mặt HS giỏi trường 90 82 72 Thái Lão THPT Học sinh giỏi tỉnh 11 11 12 Thi KHKT cấp tỉnh 0 0 01 giải tư Tỉ lệ tốt nghiệp THPT 99.33% 98.56% 99.67% Kết quả trên cho thấy, mặc dù cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh đã có nhiều cố gắng trong hoạt động giáo dục nhưng nhìn vào số liệu hạnh kiểm học sinh thì có thể thấy hiện tượng học sinh vi phạm kỉ luật vẫn còn nhiều. Xác định những thực trạng trên dẫn đến môi trường thiếu an toàn, lành mạnh, nội bộ mất đoàn kết, dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu kiện, ảnh hưởng lớn đến uy tín và sự phát triển của nhà trường. Với trách nhiệm của nhà giáo, của nhà quản lí giáo dục, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, rút kinh nghiệm sâu sắc và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường để từng bước tạo dựng niềm tin, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, đưa nhà trường dần ổn định và phát triển. III. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG THPT THÁI LÃO 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về việc xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống bạo lực học đƣờng Công tác tuyên truyền là giải pháp đầu tiên có tính mở đường cho mọi giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong trường học. Cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức 9
  10. không chỉ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh mà cho cả mọi tầng lớp nhân dân về việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Việc phổ biến tuyên truyền để cán bộ giáo viên nhận thức rõ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, giảng dạy học sinh trong nhà trường. Không có môi trường giáo dục an toàn thì giáo viên học sinh không thể tiếp cận đầy đủ được tri thức, không thể có được các hoạt động giáo dục khác. Mỗi cán bộ giáo viên và học sinh cần phải hiểu được môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường giáo dục an toàn nhằm đảm bảo quyền học sinh: ở đó người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng, nhân ái và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực; Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Nhà trường không có bạo lực và thực hiện tốt ứng xử văn hóa. Hỗ trợ và tác động tích cực tới lối sống, nhận thức, hành vi, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị; Tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, thái độ của phụ huynh và cộng đồng xã hội đối với công tác giáo dục nói chung và việc xây dựng môi trường giáo dục trong Nhà trường nói riêng. Công tác tuyên truyền của trường THPT Thái Lão được cụ thể hóa trong việc: + Tổ chức công tác tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp liên quan ANTT; những quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, luật ATGT; những quy định của ngành GD&ĐT về đạo đức nhà giáo, về rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh; nội quy, quy định của nhà trường về công tác bảo vệ ANTT... nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, giáo viên và học sinh. [Hình 1-1-PL]; [Hình 1-2-PL] + Tổ chức kí cam kết xây dựng "Trường học an toàn về ANTT" giữa các lớp học, các chi đoàn, gắn với từng học sinh, kí cam kết về ATGT, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng pháo, chấp hành pháp luật, quy định của nhà trường. [Hình 1-3-PL] Nhà trường đã thực hiện các nội dung phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Qua các cuộc họp, hội nghị; đăng bài trên Website, tập huấn, các chuyên đề, các buổi tư vấn tâm lý, đặc biệt qua các buổi phát thanh đầu giờ... và tuyên truyền qua các bài học tích hợp kiến thức xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh. [Hình 1-4-PL]; [Hình 1-5-PL]; [Hình 1-6-PL] 10
  11. Ngoài ra, để làm tốt công tác truyền thông, nhà trường đã thiết lập “Hòm thư giúp bạn”, “Hộp thư nóng”,… và thông báo rộng rãi đường dây nóng để nắm bắt các thông tin, phản ánh của nhân dân, phụ huynh và học sinh về những tình hình nổi cộm, mất an toàn trong trường học. Mở các cuộc đối thoại với học sinh qua nhiều hình thức như nhắn tin qua trang page, zalo,... để thu thập thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong trường học. Đồng thời lắng nghe, tiếp thu những ý kiến kiến nghị, đề xuất, góp ý của nhân dân để chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học. Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống bạo lực học đường, đã làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, mỗi cán bộ giáo viên, học sinh hiểu đúng về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không có bạo lực học đường, để phụ huynh học sinh và mọi tầng lớp nhân dân yên tâm gửi gắm con em tới trường, có được môi trường an toàn là có mọi hoạt động giáo dục có ý nghĩa, góp phần chấn chỉnh chấn chỉnh, nề nếp kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Để có được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, trước hết do nhà trường làm tốt công tác truyền thông, đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ các tổ chức, đoàn thể, của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 2. Xây dựng Kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trƣờng học để đảm bảo an ninh trƣờng tăng cƣờng giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh Đây là phải pháp thứ hai hết sức quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống bạo lực học đường. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của Trường THPT Thái Lão, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục, trong đó kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học để đảm bảo an ninh trật tự trường học, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng cho học sinh là một mắt xích vô cùng quan trọng trong chu trình quản lý. Chúng tôi xác định, mỗi một Nhà trường cần có một hàng rào bảo vệ cũng như việc xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính là hàng rào vững chắc đem đến một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng, tập trung đầu tư 11
  12. xây dựng Kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học để đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Kế hoạch này nhằm thể hiện trách nhiệm của Nhà trường trong việc triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, chuyển biến tích cực vê tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, phong cách, tác phong làmviệc đối với mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học để đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh cần xuyên suốt trong suốt năm học, đây là kế hoạch được xem là chìa khóa để mở ra các hoạt động giáo dục khác, nếu không đảm bảo được an ninh trên mọi lĩnh vực thì công tác giáo dục, dạy học không thể đảm bảo. An ninh trật tự trường học là một công tác bao gồm nhiều lĩnh vực như bảo đảm ổn định về trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội và ma túy, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước và đặc biệt với thời đại 4.0 việc đảm bảo an ninh mạng trong trường học cũng hết sức cần thiết. Kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học để đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh là giải pháp quan trọng. Nhà trường đang tập trung vào các vấn đề nóng, vấn đề dư luận hết sức quan tâm hiện nay. Xây dựng kế hoạch này, Nhà trường đã làm tốt vấn đề xã hội hóa giáo dục, tạo niềm tin trong nhân dân về một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Khi xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng Nhà trường phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của kế hoạch, đó là: + Xây dựng “Trường học an toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường an toàn, đảm bảo các hoạt động bình thường về dạy và học tại trường học, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. + Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh; huy động sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc giáo dục và bảo vệ người học. + Nâng cao hơn nữa chất lượng việc tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh. + Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, Công an Huyện, xã, thị trấn, ban an ninh và các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng “Trường học an toàn về an ninh 12
  13. trật tự” và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa hoạt động vi phạm pháp luật trong học sinh trên địa bàn. + Xác định trách nhiệm giáo dục, phòng ngừa những vi phạm là chính ; xây dựng môi trường giáo dục rộng khắp đến tận gia đình là biện pháp cơ bản. Bên cạnh đó còn phải thực hiện các tiêu chuẩn của “Trường học an toàn về an ninh trật tự” như: + Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết và văn bản của các cấp về công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông. + Trong nhà trường không xảy ra tội phạm hình sự; không có người mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất kích thích, ma túy. + Không có hành vi, vi phạm pháp luật về PCCC; không có tai nạn giao thông, trộm cắp, cố ý gây thương tích do lỗi của người trong cơ quan; không có người vi phạm xử phạt hành chính. + Trong nhà trường không có người đánh bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, hoặc sử dụng, lưu truyền văn hóa cấm lưu hành. + Trong nhà trường không có tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát, thiệt hại tài sản nhà nước. + Trong nhà trường không xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản của nhà nước. Ngoài ra, trong kế hoạch phải thể hiện được việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, bởi đây là một công việc hết sức cần thiết trong việc dạy chữ đi đôi với dạy người. Đa số học sinh đều có lý tưởng phấn đấu, động cơ học tập nghiêm túc, rõ ràng, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể. Phần lớn học sinh có đạo đức, lối sống văn hóa, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực nêu trên, hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, lối sống, gây băn khoăn, lo lắng lớn cho xã hội trong đó những hành vi đáng báo động như lối sống thực dụng, mờ nhạt về lý tưởng, có lối sống buông thả, nói dối cha mẹ, thầy cô, trốn học, đánh nhau, trộm cắp, xin đểu, vô lễ, lười học tập, gian lận thi cử, hành hung thầy cô giáo… Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. 13
  14. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện có nền nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; thể dục giữa giờ; lao động, vệ sinh trường, lớp; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục. Trong những năm qua, để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh Trường THPT Thái Lão luôn duy trì kế hoạch “Bát cháo tình thương” (vào ngày thứ ba hàng tuần trong dịp nghỉ hè, các đoàn viên thực hiện công tác thiện nguyện tại Bệnh viện Hưng Nguyên bằng việc phục vụ nấu bát cháo yêu thương cho các bệnh nhân nghèo), đây là một trong những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng hết sức cao đẹp của giáo viên và học sinh Trường chúng tôi. Bên cạnh đó, Trường THPT Thái Lão còn để cao tinh thần đền ơn đáp nghĩa với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc qua công việc hàng tuần, phân công các lớp trực tuần chăm sóc, quét dọn khu tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ 2/9 tại Thị trấn Hưng Nguyên. Hàng năm, Nhà trường phối hợp với UBND Huyện Hưng Nguyên tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày toàn dân ra quân làm thủy lợi, đây là hoạt động vì công đồng hết sức ý nghĩa mà cán bộ giáo viên, học sinh Trường THPT Thái Lão đã thực hiện. Ngoài ra, để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với cấp học. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường cũng góp phần quan trọng hình thành nhân cách cho các em. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. [Hình 2-1-PL]; [Hình 2-2-PL]; [Hình 2-3-PL ] 3. Chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, giáo dục gắn với xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đƣờng Trong những năm học gần đây, Trường THPT Thái Lão được đánh giá là một trong những trường có chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao, về chất lượng mũi nhọn trong các cuộc thi Học sinh giỏi Tỉnh, thi KHKT cấp Tỉnh đứng tốp đầu của Huyện và đạt vị trí khá cao trong toàn Tỉnh, đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – 2021 Trường được Giám đốc Sở và đào tạo Nghệ An tặng giấy khen về kết quả thi thuộc tốp đầu trong các Trường THPT của Tỉnh Nghệ An. 14
  15. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, Trường THPT Thái Lão rất quan tâm đến việc chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục gắn với xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Đây là giải pháp mang tính hàng đầu bởi giáo dục l quốc sách, mỗi trường học đều xuất phát từ nền tảng dạy học là chủ yếu. + Nhà trường đã tập trung chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nội dung dạy học môn Giáo dục công dân theo chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh THPT, giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới. [Hình 3-1-PL] + Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi THPT. Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm, hoạt động NGLL, lao động, vệ sinh trường, lớp học, các câu lạc bộ, các phong trào thi đua trong nhà trường để học sinh được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu về an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. [Hình 3-2-PL]; [Hình 3-3-PL] + Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường. + Tham gia và tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cốt cán các đơn vị với các nội dung xây dựng môi trường văn hóa học đường, phòng chống bạo lực trong trường học; bồi dưỡng các nội dung, phương pháp, năng lực cho cơ sở khi tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm, giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho học sinh. + Tổ chức hoạt động giáo dục NGLL gắn với các hoạt động xã hội: Trong từng năm học, Ban Thường vụ đoàn trường phối hợp với Ban chỉ đạo hoạt động Ngoài giờ lên lớp thực hiện chương trình giáo dục NGLL lập kế hoạch chi tiết về công tác xã hội của đoàn tích hợp với các chủ đề hàng tháng của kế hoạch hoạt động NGLL và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Kế hoạch được duyệt từ đầu năm và có đánh giá, đôn đốc sau mỗi tháng triển khai các chủ đề, chủ điểm. + Tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập trải nghiệm: Kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan, trải nghiệm nằm trong kế hoạch giáo dục của nhà 15
  16. trường, được thông qua hội nghị hội cha mẹ HS đầu năm học và được sự nhất trí cao của Hội cha mẹ HS nhà trường. Học sinh được tổ chức đi tham quan dã ngoại, tìm hiểu các di tích lịch sử ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình: Ngã Ba Đồng Lộc, Mộ đồng chí Bí thư Hà Huy Tập, Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nghe sư trụ trì Chùa Đồng Gấm - Yên Thành, Nghệ An diễn giảng về “Tình mẫu tử”. Sau chuyến đi thực tế, tất cả học sinh đều tham gia viết bài thu hoạch theo kế hoạch của nhà trường. Bài thu hoạch được chấm điểm, phân loại, bình chọn các giải cá nhân và tập thể, sau đó, được trao thưởng trang trọng trước toàn trường trong các dịp sơ kết, tổng kết các đợt hoạt động phong trào. Hoạt động trải nghiệm đã giúp các em hiểu biết thêm về lịch sử, giá trị của độc lập tự do, thấy được sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ từ đó hun đúc thêm tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc... đồng thời, giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, giúp các em tự tin hơn, sống có trách nhiệm hơn. [Hình 3-4-PL] Chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục gắn với xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại Trường THPT Thái Lão thực sự đem đến không khí mới, trường học mới, học sinh có được những giờ học trải nghiệm lí thú, bổ ích, không khí Trường học vui tươi trước những hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, môi trường giáo dục trở nên thân thiện, gần gũi, giảm đi những áp lực trong học tập, học sinh đến trường trong tâm thế “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. [Hình 3-5-PL]; [Hình 3-6-PL]; [Hình 3-7-PL] 4. Thành lập, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tƣ vấn tâm lý Công tác tư vấn cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong những năm gần đây, không phải ngẫu nhiên mà tư vấn tâm lý học đường trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan tâm và được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa hẳn vào trường học. Thực hiện công văn số 77/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 01 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư vấn cho học sinh, Nhà trường đã đề ra kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh theo từng năm học, trong đó chú trọng việc thành lập, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn tâm lý. Thực tế cho thấy, trong những năm qua ở trường THPT Thái Lão những vụ việc bạo lực học đường xảy ra chủ yếu do những yếu tố tâm lý học sinh không được tháo gỡ. Chẳng hạn, năm 2015, học sinh V.T.H.L lớp 12A6 có hình thể béo phì, mỗi lần đến trường đều bị bạn bè miệt thị về hình thể của mình, em V.T.H.L 16
  17. cảm thấy uất ức nên đã đánh lại các bạn; năm 2016, có em T.M.Đ lớp 11A7 không hòa đồng với tập thể, lúc nào cũng một mình nên khi bạn bè trêu chọc đã có hành vi bức xúc, gây gỗ với bạn bè,... Nhận thức được tư vấn tâm lý là hoạt động quan trọng trong Nhà trường, Ban giám hiệu Trường THPT Thái Lão đã thực hiện một số công việc như: - Lập d nh sách những h c sinh có những biểu hi n t m lý, phân công giáo viên tư vấn: Hàng năm, Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nắm sơ yếu lý lịch học sinh, nắm bắt những biểu hiện khác biệt của học sinh, sau đó Ban giám hiệu lên kế hoạch phân công giáo viên tư vấn tâm lý, ví dụ: Danh sách học sinh có biểu hiện tâm lý đặc biệt cần tư vấn tâm lý năm học 2020-2021 Ngƣời tƣ vấn TT Họ và tên Lớp Biểu hiện Chậm tiến bộ, GV: Nguyễn Thùy Dung; 1 Nguyễn Trần Quế Đạt 10A6 thiểu năng trí tuệ GV: Vương Phú Ngọc GV: Nguyễn Thùy Dung; 2 Phạm Tố Uyên 10A6 Hình thể béo phì GV: Vương Phú Ngọc Nguyễn Thị Quỳnh GV Nguyễn Thùy Dung; 3 10A6 Yêu sớm Trang GV: Dương Thị Hoàn Ít nói, không hòa GV: Vương Phú Ngọc; 4 Thái Huy Tuấn 11A5 đồng GV: Dương Thị Hằng Hay quậy phá, GV: Đinh Thị Bình Hà; 5 Nguyễn Minh Đức 11A5 tăng động GV: Dương Thị Hằng GV: Trần Minh Xuân; 6 Trần Linh Chi 10A7 Kinh giãn GV: Bùi Thị Hiền Cơ thể không GV: Trần Minh Xuân; 7 Nguyễn Quang Sơn 10A7 sản sinh máu GV: Đinh Thị Bình Hà … … - Tổ chức các hoạt ộng ngo i giờ lên lớp - Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên ề Hàng năm Nhà trường tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề giáo dục tư vấn cho học sinh, từ những buổi sinh hoạt chuyên đề Tổ tư vấn tâm lý thu nhận được nhiều ý kiến thầm kín của các em, đồng thời giúp các em có những chuyển biến trong nhận thức. Đặc biệt là trong những buổi tư vấn tâm lý, các em mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình, nói lên những mong muốn thiết thực về phía gia đình cũng như về phía các thầy cô giáo. Bên cạnh những thuận lợi về công tác tư vấn tâm lý như tổ chức được buổi 17
  18. chia sẻ giao lưu với những học sinh có vấn đề về tâm lý lứa tuổi thì Nhà trường cũng gặp khó khăn trong việc tham vấn tâm lý, bởi giáo viên là người có chuyên môn dạy học chứ không phải là một bác sĩ tâm lý, một số giáo viên rất khó giữ bí mật cho người được tư vấn, vì thế việc tư vấn tâm lý mới chỉ dừng lại ở mức chia sẻ, trao đổi bình thường, nhiều học sinh chưa dám bày tỏ hết lòng mình, có những học sinh trong lòng có những suy nghĩ hết sức nông cạn không dám bộc lộ, để đến khi đánh bạn sứt ầu mẻ trán thì mới chịu nói ra vướng mắc của mình. Để xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh phòng chống bạo lực học đường, thiết nghĩ giải pháp mang đến nhiều hiệu quả nhất chính là thành lập, kiện toàn nâng cao tổ tƣ vấn tâm lý, bởi chỉ có tổ tư vấn tâm lý, những thầy cô có trách nhiệm với nghề nghiệp, đạo đức tư cách tốt sẽ đem lại sự yên tâm trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Nhà trường đã xây dựng những yêu cầu đối với các thành viên của tổ tư vấn tâm lý, đó là: Đối với phụ huynh, gi ình h c sinh: Phụ huynh cần nhận biết và hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố nuôi dạy trong gia đình, cách ứng xử giữa con cái, việc chơi game bạo lực đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong gia đình, cha mẹ, anh chị lớn cần lắng nghe, tâm sự, làm bạn với con em mình để trẻ có thể giãi bày, sẻ chia, giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực. Gia đình nên giữ mối tương tác mật thiết với nhà trường, tạo dựng môi trường hợp tác. Đối với bản th n h c sinh: Mỗi cá nhân cần phải ý thức tự tu dưỡng, nâng cao nhận thức về bản thân để học tập, rèn luyện và phát triển tốt. Khi có vấn đề về tâm lý, học sinh nên chủ động sẻ chia, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn từ cha mẹ và từ thầy cô. - Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn. - Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh. - Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật. Việc tư vấn tâm lý cho các em ở trường THPT luôn đòi hỏi khả năng linh 18
  19. hoạt của Tổ tư vấn tâm lý, bởi có thể điều tư vấn phù hợp với học sinh này những không phù hợp với học sinh kia, có thể ý kiến tư vấn phù hợp hoàn cảnh học sinh này những lại phản giáo dục với học sinh khác, do đó, chúng tôi nhận định một số nội dung được phép tư vấn trong trường học như: - Tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; tâm lý lứa tuổi, giới tính hôn nhân gia đình phù hợp với lứa tuổi; - Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè và mối quan hệ xã hội khác; - Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12; [Hình 4-1-PL]; [Hình 4-2-PL] - Tư vấn về các giá trị sống, kỹ năng sống; biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; - Tư vấn các vấn đề khác theo mong muốn của học sinh. Hỗ trợ giới thiệu cho các em học sinh đến các cơ sở, chuyên gia khám và điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm sinh lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường. Đây là những nội dung mang tính phổ quát với bất cứ trường THPT nào, tuy nhiên có những nội dung mang tính đặc biệt ở mỗi trường học khác nhau, vì thế việc lựa chọn hình thức tư vấn cũng đòi hỏi có sự khác nhau đối với mỗi nội dung cụ thể. Tại trường THPT Thái Lão, chúng tôi đưa ra 4 hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh. Thứ nhất là hình thức tư vấn Tổ chức tư vấn tr c tiếp giữ thầy cô trong tổ tư vấn - cá nh n h c sinh Đây là hình thức có thể thực hiện thường xuyên khi có những học sinh có biểu hiện vướng mắc về tâm lý, tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tình thần của học sinh: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói… Tổ tư vấn cần tiến hành khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. Khi gặp những trường này, Tổ tư vấn tâm lý cần lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh, gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình. [Hình 4-3-PL] Thứ hai là hình thức Tư vấn gián tiếp. Thông qua nhóm facebook kín, zalo (thành lập khi học sinh có nhu cầu và nguyện vọng), điện thoại của lãnh đạo 19
  20. trường và thầy cô giáo trong tổ tư vấn. Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của tổ tư vấn hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại. Thứ ba là hình thức Tương tác ám ông, hình thức này thường được tổ chức dưới dạng những sinh hoạt hàng ngày (để kịp thời nắm bắt mọi tình huống), trong những buổi sinh hoạt thời lượng 15 phút, tổ tư vấn tâm lý: Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh; Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết; Động viên tinh thần học sinh với những nội dung: Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,… [Hình 4-4] Thứ tư là hình thức Tổ chức buổi nói chuy n, các chuyên ề tư vấn giúp h c sinh giải tỏ các khó khăn m ng tính thời iểm hoặc m ng tính phổ biến Khi thực hiện hình thức tư vấn này, chúng tôi đã tạo được bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho học sinh và giáo viên sau những giờ học căng thẳng, trong quá trình tư vấn chúng tôi tập trung chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại, đồng thời định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực cho các em. Với hình thức tư vấn tổ chức buổi nói chuyện, các chuyên đề thì kế hoạch đề ra sẽ tùy thời điểm, Tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp, có thể kết hợp trong buổi sinh hoạt dưới cờ. Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, hợp tác tư vấn theo các nội dung trên. Chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực. [Hình 4-5-PL]; [Hình 4-6-PL] - Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng trong nhà trường để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh. - Nhà trường bố trí một phòng để phục vụ cho công tác tư vấn: - Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp (GVCN), sinh hoạt dưới cờ (GV phụ trách). - Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2