intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:85

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT" được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức thi trực tuyến, giao bài tập trực tuyến, dạy học trực tuyến đồng bộ cho giáo viên và học sinh toàn trường. Thuận tiện trongg quản lí chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh từ đó có những hỗ trợ kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Trình độ Tỷ lệ Ngày, tháng, (%) TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ chuyên năm sinh đóng môn góp THPT Phó Hiệu 1 Hoàng Văn Đoàn 07/08/1979 Cử nhân 20% Nho Quan C trưởng THPT 2 Hoàng Thị Tấm 03/03/1979 TTCM Cử nhân 20% Nho Quan C THPT 3 Nguyễn Thị Thanh Nga 01/11/1986 TPCM Cử nhân 20% Nho Quan C THPT 4 Đinh Thị Thanh Phương 19/02/1987 TPCM Cử nhân 20% Nho Quan C THPT 5 Bùi Thị Liên 21/06/1985 TPCM Cử nhân 20% Nho Quan C Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT”. Lĩnh vực áp dụng: QUẢN LÍ GIÁO DỤC I. NỘI DUNG 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1. Các hình thức tổ chức, quản lí hoạt động dạy học- kiểm tra đánh giá trực tuyến. Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đang ngày càng phổ biến ở các nước phát triển cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với đa số các trường THPT hiện nay, dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn do tâm lí lo ngại tác động về những mặt trái của công nghệ đối với học sinh. Vì vậy việc giảng dạy trực tuyến và kiểm tra đánh giá trực tuyến thường mang tính tự phát không có sự vào cuộc của ban giám hiệu, ban chuyên môn cũng như cả hệ thống giáo dục của nhà trường. Dẫn đến thực trạng của việc học tập và kiểm tra đánh giá trực tuyến là: + Về phía học sinh: Một số học sinh chủ động tham gia các khóa học trực tuyến trên các website, trên truyền hình, theo nhu cầu học tập cá nhân. Tuy nhiên số lượng học sinh học tập hiệu quả không nhiều vì đa số các em khó có thể thẩm định được 1
  2. nguồn tài liệu, trọng tâm kiến thức, mức độ phù hợp của nội dung kiến thức với lực học của bản thân và quan trọng nhất đó là đòi hỏi các em phải có tính tự giác rất cao. Đối với việc thi trực tuyến học sinh tự tham gia trên các trang mạng mà chưa có sự thẩm định chất lượng đề và đưa ra giải pháp hỗ trợ học sinh học tập tiến bộ. Chưa có sự phối kết hợp quản lí giữa các bên, đặc biệt giữa giáo viên và phụ huynh trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến. + Về phía giáo viên: Một số giáo viên tích cực, chủ động trong việc sử dụng công nghệ số trong giảng dạy. Phần lớn những giáo viên này làm thêm dạy trực tuyến cho tổ chức giáo dục tư nhân hoặc thành lập lớp học trực tuyến cho một số nhóm đối tượng học sinh để thu phí. Đa số giáo viên tìm hiểu giới thiệu cho học sinh một số trang học trực tuyến, thi trực tuyến cho học sinh. Một số giáo viên không quan tâm đến những ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá trực tuyến. Trong thời gian vừa qua do dịch bệnh kéo dài, thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng, của Bộ, của Sở về quan điểm chỉ đạo “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Các trường THPT đã tích cực tổ chức, quản lí việc dạy học qua Internet và qua truyền hình. Tuy nhiên do phần lớn cách thức tổ chức các trường chưa đồng bộ, chưa kiểm soát được chất lượng học tập của học sinh. Cách thức tổ chức, quản lí việc dạy học trực tuyến các trường thường làm là: + Về dạy học trên Internet: Tổ chức cho giáo viên quay bài giảng, chữa bài tập đưa lên các trang như facebook, youtube, zalo, gmail, messerger…. Đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng một số trang mạng học tập thu phí có sẵn như: Hocmai.vn, Moon.vn, học 247, 789.vn….học sinh xem, nghe và làm bài tập. Học sinh làm bài tập, nộp bài lại cho giáo viên chấm, báo cáo kết quả hàng ngày, hàng tuần. Cách làm này gây áp lực tâm lí đối với giáo viên vì dạy học trước máy quay, giáo viên mất cảm xúc truyền đạt, tách động từ những lời nhận xét thiếu thiện cảm trên các trang mạng khi giáo viên tải bài giảng lên. Việc chấm bài cho học sinh cũng gây nhiều áp lực cho giáo viên như hình thức nộp bài, thời gian nộp bài, số lượng bài tập. Một số trường sử dụng các ứng dụng khác có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong lớp học như: Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom, Google Meet, Google Site, Class Dojo… tuy nhiên chưa đồng bộ, chỉ áp dụng cho một nhóm học sinh, chưa quản lí được chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh. + Về dạy học qua truyền hình: Nhà trường thông báo lịch giảng dạy trên truyền hình yêu cầu giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, và học sinh cùng theo dõi lịch học và học tập trên truyền hình báo cáo cho ban giám hiệu bằng hình ảnh. Tuy nhiên cách làm này còn nhiều bất cập như không kiểm soát được việc theo dõi có liên tục hay không. Giáo viên giảng dạy không thể đáp ứng được nhu cầu của mọi học sinh với lực học khách nhau, không kiểm soát được mức độ lĩnh hội kiến thức của các em. 1.2 Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ 1.2.1 Ưu điểm: - Nhà trường và giáo viên tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tiến hành dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến. Do đó chi phí đầu tư thấp và thời gian tìm hiểu dạy học trực tuyến không cần nhiều. - Giáo viên bước đầu tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến. Một số giáo viên đầu tư tìm hiểu về công nghệ số để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy của mình, thiết lập trang học tập trực tuyến cho học sinh, tổ chức các lớp dạy qua mạng internet tạo điều kiện cho học sinh tham gia học mọi lúc, mọi nơi. 2
  3. - Giáo viên đã giúp học sinh có nhiều kênh học tập hơn, hướng dẫn học sinh các trang web học tập hữu ích, khuyến khích học sinh tự học qua mạng, trên truyền hình, trên các ứng dụng và tiện ích. - Một số học sinh đã có ý thức tự học tập, tự tìm tòi, học hỏi trên mạng internet, sưu tầm các nguồn tài liệu trực tuyến, tham gia các khóa học để củng cố kiến thức, theo dõi hướng dẫn ôn tập trên truyền hình để chuẩn bị cho các kì thi. - Giáo viên và học sinh đã chủ động quản lí việc dạy và học của mình. 1.2.2 Nhược điểm: - Việc chưa quan tâm đúng mức về tổ chức quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến dẫn đến chưa khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có về công nghệ phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà trường. - Khi nhà trường, phụ huynh học sinh không nắm bắt, quản lí việc học tập của học sinh qua thiết bị công nghệ sẽ gây ra những tác động về mặt trái của công nghệ đối với các em như nghiện Game, mâu thuẫn bạn bè, lãng phí thời gian ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ. - Tổ chức, quản lí không đồng bộ đánh mất cơ hội, quyền lợi học tập của nhiều học sinh. Khó khăn trong việc quan tâm giúp đỡ một cách đồng bộ giáo viên trong việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy - một yêu cầu tất yếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. 2. Giải pháp mới cải tiến: Đối với trường THPT Nho Quan C, Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn tìm tòi, đổi mới phương thức quản lí, lãnh đạo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Trong những năm gần đây, nhà trường không những chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh mà còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng học tập của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Nếu việc ứng dụng công nghệ mang tính động viên khuyến khích mà không có cách thức tổ chức, quản lí thì hiệu quả sẽ không cao và không đồng bộ. Vì vậy chúng tôi trong quá trình họp thảo luận trong ban chuyên môn của nhà trường đã đưa ra các giải pháp tổ chức, quản lí để tất cả các thầy cô được tiếp cận, sử dụng công nghệ một cách đồng bộ, có hệ thống, nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như việc sử dụng công nghệ số trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Bên cạnh việc sử dụng công nghệ số phục vụ cho việc soạn bài giảng trực tiếp. Chúng tôi đề xuất các giải pháp tổ chức thi trực tuyến, giao bài tập trực tuyến, dạy học trực tuyến đồng bộ cho giáo viên và học sinh toàn trường. Nhằm giúp tất cả các em học sinh đều có quyền lợi học tập như nhau. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh quản lí được chất lượng học tập của các em. Ban giám hiệu nhà trường dễ dàng quản lí chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh từ đó có những hỗ trợ kịp thời. Từ năm học 2018- 2019 nhà trường đã tổ chức, quản lí học sinh thi trực tuyến cho toàn bộ học sinh khối 3 khối 10,11,12 và học sinh giỏi. Trong năm học này, nhà trường tiếp tục áp dụng tổ chức, quản lí thi trực tuyến. Tổ chức, quản lí giao bài tập trực tuyến cho 3 khối 10,11,12 và học sinh giỏi. Đặc biệt trong thời gian học sinh nghỉ dịch Ncov nhà trường triển khai tổ chức, quản lí đồng bộ dạy học trực tuyến cho 3 khối 10,11,12 và học sinh giỏi. Quản lí hiệu quả chất lượng học tập của học sinh qua truyền hình Ninh Bình thông qua việc tổ chức, quản lí việc giao bài tập trực tuyến cho học sinh. 3
  4. 2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến. Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức: Mục tiêu của ban Giám hiệu, ban Chuyên môn của nhà trường là triển khai được đồng bộ việc dạy học trực tuyến và quan trọng hơn hết là kiểm soát được chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh. Ban chuyên môn lên kế hoạch về việc tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến với sự tham gia của tất cả hệ thống giáo dục của nhà trường. Các thầy cô trong mỗi tổ nhóm cùng nhau xây dựng bài giảng trực tuyến và hệ thống bài kiểm tra đánh giá học sinh. Các thầy cô giáo viên chủ nhiệm khảo sát việc sử dụng thiết bị công nghệ của học sinh. Các thầy cô trong tổ Toán - Tin nghiên cứu dạy thử nghiệm trên các trang trực tuyến để ban Giám hiệu, ban Chuyên môn dự giờ đánh giá, lựa chọn thống nhất trang dạy trực tuyến cho học sinh toàn trường. Bước 2: Tổ chức thực hiện: Sau khi nghiên cứu và dạy thử nghiệm trên các trang trực tuyến, mỗi trang đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Chúng tôi lựa chọn tổ chức, quản lí việc giảng dạy và học tập trên trang Microsoft Teams. - Giáo viên nhóm Tin tạo tài khoản cho tất cả các giáo viên và học sinh trong toàn trường. Hướng dẫn giáo viên về quy trình làm việc trên Microsoft Teams như đăng nhập tài khoản, tạo lớp học, chia sẻ bài giảng, tạo bài kiểm tra đánh giá, điểm danh học sinh, giải đáp các thắc mắc; - Các tổ nhóm chuyên môn xây dựng bài giảng, bài kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh; Trong đó, nhóm trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng bài giảng cũng như chất lượng các bài kiểm tra đánh giá trước ban Giám hiệu. Giáo viên giảng dạy theo thời khóa biểu dạy học trực tuyến; - Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh đăng nhập tài khoản, hỗ trợ thầy cô giáo giảng dạy bộ môn về quản lí lớp học như: điểm danh, liên hệ với phụ huynh báo cáo tình hình học tập của học sinh; - Giáo viên phụ trách các đội tuyển học sinh giỏi chủ động tạo lớp học, giảng dạy và báo cáo việc giảng dạy; - Ban Giám hiệu, giáo viên bộ môn dự giờ theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện việc quan trọng nhất là kịp thời động viên, khích lệ, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thầy cô và các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Qua đó tạo sự đoàn kết, gắn bó, chia sẻ công việc và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Bước 3: Kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra đánh giá chất lượng bài giảng: Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô trong ban giám hiệu phụ trách, giáo viên bộ môn dự giờ sẽ có nhận xét góp ý cho bài giảng trên tinh thần động viên, khuyến khích, hỗ trợ đồng nghiệp. - Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh: Thông qua bài kiểm tra đánh giá trực tuyến sau mỗi tiết học vừa giúp giáo viên đánh giá được chất lượng học tập của học sinh cũng như quản lí sĩ số trong mỗi giờ dạy. Từ đó ban Giám hiệu nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh; giáo viên chủ nhiệm có giải pháp động viên khuyến khích những học sinh tích cực, nhắc nhở những học sinh chưa tích cực thông qua hệ thống tin nhắn gửi đến phụ huynh 4
  5. (Minh chứng về tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến: PHỤ LỤC I) 2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lí giao bài tập trực tuyến. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến hoặc giảng dạy trực tiếp việc giúp các em tự kiểm tra đánh giá năng lực nhận thức của bản thân sau mỗi giờ học là điều hết sức quan trọng. Vừa giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy vừa giúp học sinh điều chỉnh cách học hiệu quả hơn. Tuy nhiên quá trình học tập trên lớp do hạn chế về thời gian giảng dạy nên việc kiểm tra nhận thức của các em qua các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi giờ học thường hạn chế về nội dung và thời gian. Việc tổ chức, quản lí giao bài tập trực tuyến giúp cho học sinh ôn tập kiến thức cho các em là điều cần thiết đặc biệt đối với học sinh nhà trường đa số các em có lực học chưa tốt, tính tự giác học tập chưa cao. Trong quá trình nghiên cứu, so sánh các công cụ giao bài tập trực tuyến chúng tôi lựa chọn triển khai đồng bộ trên trang Shub Classroom có cách thức sử dụng đơn giản, hỗ trợ giáo viên tải các định dạng bài tập khác nhau, tự động chấm bài trắc nghiệm, biểu đồ kết qủa, thống kê việc làm bài… Bước 1: Lên kế hoạch Ban chuyên môn lên kế hoạch về việc giao bài tập trực tuyến trên trang Shub Classroom. Số môn giao bài tập cho từng ban: Ban khoa học tự nhiên: Gồm các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh. Ban khoa học xã hội: Gồm các môn: Toán, Anh, Sử, Địa, GDCD. Số câu hỏi cho từng khối lớp: Khối 12 mỗi môn 1 đề 40 câu hỏi trắc nghiệm/ tuần. Khối 10, 11 mỗi môn 1 đề 20 câu hỏi trắc nghiệm/ tuần. Bước 2: Tổ chức thực hiện - Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm tạo tài khoản của giáo viên cho lớp trên trang Shub Classroom, hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm tạo tài khoản học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm cung cấp tài khoản cho giáo viên bộ môn tự đăng nhập và giao bài tập theo lớp trực tiếp giảng dạy. Bài tập của giáo viên bộ môn đăng tải phải có sự kiểm duyệt của nhóm trưởng chuyên môn. - Giáo viên chủ nhiệm cấp lại quyền làm bài tập cho học sinh (đối với học sinh được điểm yếu, kém). Báo cáo việc giao bài tập của giáo viên vào thứ 2 hàng tuần và báo cáo kết quả làm bài tập của học sinh vào thứ 7 hàng tuần. Liên hệ trao đổi với phụ huynh về tình hình làm bài tập của học sinh. Động viên khuyến khích học sinh đạt điểm cao, nhắc nhở học sinh làm bài chậm, muộn, kết quả chưa cao thông qua thống kê trên app Shub Classroom. - Trong thời gian học tập trực tuyến trên truyền hình ban chuyên môn yêu cầu giáo viên bộ môn giao bài tập theo nội dung học tập trên truyền hình từ đó kiểm soát việc học tập của các em, mức độ lĩnh hội kiến thức qua điểm làm bài tập. Bước 3: Kiểm tra đánh giá: Ban chuyên môn kiểm tra, đánh giá việc giao bài tập và làm bài tập của học sinh thông qua hệ thống báo cáo của giáo viên chủ nhiệm hoặc qua việc kiểm tra trực tiếp trên các tài khoản đăng kí của các lớp.Từ đó ban chuyên môn cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cùng nhau tháo gỡ những khó khăn hỗ trợ học sinh học tập tiến bộ. (Minh chứng về tổ chức, quản lí giao bài tập trực tuyến: PHỤ LỤC II) 5
  6. 2.3. Giải pháp về tổ chức, quản lí kiểm tra đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến). Để hoàn thiện hơn về quá trình dạy học cần bước quan trọng là kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được sau quá trình dạy – học, là một kênh để ban Giám hiệu nhận định chất lượng chuyên môn nhà trường từ đó có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chuyên môn và hỗ trợ kịp thời phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng hành với việc tổ chức thi trực tiếp theo đề thi của Sở hoặc của trường là hình thức kiểm tra đánh giá trực tuyến đã được nhà trường chú trọng thực hiện từ năm học 2018- 2019. Vì những thuận lợi và tính hiệu quả của hình thức thi này so với thi trực tiếp như tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí, kết quả khách quan, minh bạch. Giai đoạn 1: Lên kế hoạch kiểm tra đánh giá trực tuyến: - Ban chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể về kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua hình thức thi trực tuyến trên trang “nhoquanc.exam24h.com” – miền riêng của nhà trường trên trang Web Exam24h.com. - Chỉ đạo tổ nhóm xây dựng ngân hàng đề phù hợp với nội dung và năng lực học sinh trong từng giai đoạn cụ thể như: Nhóm đại trà: Khối 12 kiểm tra đánh giá 5 – 6 lần/ năm. Khối 11 và 10 kiểm tra 3 – 4 lần/ năm. Nhóm mũi nhọn: HSG Khối 12 HKI thi 1 lần/tháng (5 lần) HSG Khối 10 và 11 HKII thi 1 lần/tháng (4 lần) Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện: - Ban chuyên môn phân công nhóm Tin hỗ trợ học sinh tạo tài khoản, hướng dẫn học sinh vào thi trực tuyến trên trang “nhoquanc.exam24h.com”của trường. - Ban chuyên môn nhà trường: lên lịch kiểm tra đánh giá trực tuyến. - Phân công tổ nhóm chuyên môn ra đề thi trực tuyến. - Thành lập hội đồng thi: Phân công bộ phận đăng đề trên trang “nhoquanc.exam24h.com” Phân công giám thị coi thi trực tuyến. Phân công bộ phận thống kê kết quả, gửi về ban chuyên môn. - Họp ban chuyên môn đánh giá chất lượng, đưa ra các hình thức hỗ trợ kịp thời. Giai đoạn 3: Đánh giá, phân tích kết quả đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá trực tuyến, nhà trường và ban chuyên môn có gửi kết quả về từng lớp, từng bộ môn để có những nhận định rõ hơn về năng lực từng học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh. Đánh giá chất lượng đề, mức độ phù hợp của đề với đối tượng học sinh. Căn cứ vào kết quả thi: - Với mỗi tổ nhóm có kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi – nâng cao chất lượng mũi nhọn; phụ đạo học sinh yếu kém – nâng cao chất lượng đại trà. - Với học sinh khối 12 có kết quả kiểm tra đánh giá trực tuyến theo hình thức thi THPT Quốc gia mà không đủ điểm tốt nghiệp thì nhà trường tổ chức gặp mặt giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của các em. 6
  7. - Nhà trường khen thưởng những học sinh có thành tích tốt trong các đợt kiểm tra đánh giá. (khích lệ học sinh cố gắng trong các kì kiểm tra đánh giá) (Minh chứng về tổ chức, quản lí kiểm tra đánh giá - PHỤ LỤC 3) 2.4 Tính mới, tính sáng tạo của một số giải pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến: Thứ nhất: Việc tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến tại trường THPT Nho Quan C đã khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có về công nghệ phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiện tại các trường THPT đều được trang bị các phòng máy tính có kết nối mạng. Giáo viên và học sinh hầu như đều sử dụng thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính. Thứ hai: Khi có sự vào cuộc của nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh về việc tổ chức, quản lí việc học tập của học sinh qua thiết bị công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lí học tập của học sinh giúp các em có thể khai thác hiệu quả công nghệ trong học tập. Qua đó ngăn chặn những tác động mặt trái của công nghệ đối với học sinh. Thứ ba: Tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra trực tuyến đồng bộ đáp ứng quyền lợi học tập của tất cả học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả giáo viên được học tập, chia sẻ, thực hành, sử dụng công nghệ phục vụ trong công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá một cách hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu nhà giáo trong thời đại thời đại công nghệ 4.0. Thứ tư: Đối với trường THPT Nho Quan C, đa số học sinh và giáo viên xa trường việc tổ chức học tập ngoài giờ chính khóa là rất khó khăn. Vì vậy việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến mang lại nhiều thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Thứ năm: Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí học tập. Hiện nay rất nhiều nền tảng công nghệ có sẵn cung cấp miễn phí cho người dùng. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các tiện ích này trong giáo dục tạo điều kiện cơ hội học tập cho tất cả học sinh. II. HIỆU QUẢ 1. Hiệu quả xã hội - Đối với trường THPT Nho Quan C: + Năm học 2018- 2019 nhà trường đã tổ chức, quản lí học sinh thi trực tuyến cho toàn bộ học sinh khối 3 khối 10,11,12 và học sinh giỏi. Giải pháp này đã góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường so với các năm trước. Kết quả thi của các em học sinh tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2018-2019 gia đạt 100%, là một trong số 9 trường trong Tỉnh có tỉ lệ đạt tốt nghiệp 100%. Một học sinh đạt giải thưởng Đinh Bộ Lĩnh. Kết quả thi học sinh giỏi đạt 14 giải: 02 giải nhì, 05 giải ba, 07 giải khuyến khích. Trong năm học này, nhà trường tiếp tục áp dụng tổ chức, quản lí thi trực tuyến, giao bài tập trực tuyến cho 3 khối 10,11,12 và học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi năm học 2019-2020 đạt 14 giải: 03 giải nhì, 04 giải ba, 07 giải khuyến khích năm 2019 -2020 số lượng giải không tăng so với năm 2018- 2019 nhưng chất lượng giải tăng 01 giải nhì môn Toán. Đây là những thành quả đáng ghi nhận của nhà trường vì điểm tuyển sinh đầu vào của nhà trường thấp nhất trong toàn tỉnh. + Trau dồi kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, quản lí, tổ chức hoạt động dạy học kiểm tra đánh giá, nâng 7
  8. cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0. + Thông qua việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến nhà trường đã thu hút được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, tham gia hỗ trợ quản lí, tổ chức, là cơ sở quan trọng để phát huy vai trò công tác xã hội hóa giáo dục. - Đối với giáo viên: + Giáo viên được thực hành tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến theo nội dung tập huấn chuyên môn của Sở, Trường, nâng cao năng lực năng lực sư phạm, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. + Mở rộng phạm vi giao lưu với một số lực lượng ngoài nhà trường (Cộng đồng giáo dục Microsoft Việt Nam – MIE Experts Việt Nam, nhóm Giáo viên công nghệ 4.0 hay thành viên trang Exam24h.com Cộng đồng giáo dục dành cho mọi người Exam24h - Đam mê không giới hạn….) góp phần bồi dưỡng thường xuyên năng lực tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá cho người thầy trong xu thế hội nhập mới. - Đối với học sinh: Học sinh được bồi dưỡng các phẩm chất, phát triển các năng lực cơ bản mà việc đổi mới giáo dục hiện nay đang hướng tới đặc biệt là năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ; giao tiếp công nghệ; sử dụng công nghệ; đánh giá công nghệ. Năng lực tin học: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số. Giúp học sinh có trách nhiệm, tự giác học tập do có sự quản lí sát sao về chất lượng qua các kì thi trực tuyến, điểm làm bài tập trực tuyến. - Đối với phụ huynh học sinh: Phụ huynh nắm bắt được chất lượng học tập của con liên tục và thường xuyên qua giáo viên chủ nhiệm sẽ kịp thời giúp đỡ, động viên các con học tập tích cực hơn. Phụ huynh được biết chương trình hoạt động giáo dục của nhà trường, từ đó chủ động hơn trong việc giáo dục con trong các hoàn cảnh khác nhau, tạo niềm tin giữa gia đình và nhà trường. - Đối với xã hội: Việc tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến giúp học sinh biết sử dụng có hiệu quả thiết bị công nghệ và nền tảng công nghệ số nâng cao hiệu quả học tập, hạn chế những tác động mặt trái của công nghệ đối với học sinh như nghiện game, mâu thuẫn bạn bè, lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em. Tạo điều kiện giúp học sinh, phụ huynh, giáo viên bắt kịp thời kì xã hội công nghệ số như hiện nay. 2. Hiệu quả kinh tế: Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi đã sử dụng tất cả các ứng dụng miễn phí phục vụ trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá trực tuyến. Do vậy so với hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trực tiếp thì dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến không những tiết kiệm công sức, thời gian mà còn rất tiết kiệm về chi phí. Sau đây là bảng dự toán mô tả chi phí giữa giải pháp cũ và giải pháp mới tính cho một năm học như sau: 8
  9. DANH MỤC CHI GIẢI PHÁP CŨ VÀ GIẢI PHÁP MỚI Giải pháp cũ Giải pháp mới Danh mục Đơn giá Đơn vị Tổng tiền Đơn giá Đơn vị Tổng tiền 14.186.000 đ/ 14 lần/ 198.604. 6.780.000 14 lần/ 1. Tổ 94.920.000 đ/1 lần/ 1 chức thi. 1 lần/ 1 khối 3 khối 000 đ 3 khối đ khối 30tr/ 136.890.000 2. Phô tô đ/ 1HS/ tài liệu 150 đ/1trang 0đ 0đ 5môn/ 1014 HS/ học tập. 1 tuần 30 tuần 3. Phần 160.000 đ/1 hs 1014 162.240 mền học (VD phí trang 0đ 0đ tập HS 000đ 798.vn Tổng 497.734.000 đ 94.920.000đ tiền Số tiển làm lợi cho một năm học từ giải pháp mới là: 497.734.000 – 94.920.000 = 402.814.000 đ (Bốn trăm linh hai triệu tám trăm mười bốn nghìn đồng) III. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng * Về cơ sở vật chất: Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của nhà trường: hệ thống phòng máy tính, máy chiếu… Cơ sở vật chất vốn có của giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh để dạy học kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt hiệu quả cao. * Về nhân lực: Thứ nhất, đối với nhà quản lí (Ban Giám hiệu, Ban chuyên môn): + Có năng lực xây dựng chương trình, lập kế hoạch và quản lí, tổ chức hoạt động dạy học kiểm tra đánh giá trực tuyến; + Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức, giám sát, đánh giá hiệu quả của mỗi hoạt động. + Ban chuyên môn là những người có năng lực chuyên môn vững, có uy tín, trách nhiệm và có kĩ năng tiếp cận công nghệ số tốt trong thời đại đổi mới ứng dụng công nghệ vào dạy học kiểm tra đánh giá trực tuyến. + Tổ chức tập huấn sử dụng công nghệ với phương châm “cầm tay chỉ việc”. Thành lập tổ giáo viên cốt cán sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ giáo viên khi họ gặp khó khăn, lúng túng. + Thường xuyên theo dõi, động viên và khích lệ kịp thời giáo viên trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến. Thứ hai, đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin, đặc biệt luôm có ý thức cầu 9
  10. thị học hỏi từ đồng nghiệp. Đối với giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với phụ huynh để trao đổi về kế hoạch, thống nhất cách làm tăng cường sự tin tưởng giữa gia đình và nhà trường. Thứ ba, đối với các nguồn lực khác: Để dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến thành công cần có sự ủng hộ đồng hành của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Khả năng áp dụng Một số giải pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến nêu trên có thể áp dụng trực tiếp cho các trường Trung học phổ thông, trường Dân tộc Nội trú, trung tâm Giáo dục thường xuyên. Ngoài ra có thể áp dụng trong môi trường học đường ở các cấp học; ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật PHỤ LỤC (có đính kèm theo đơn) PHỤ LỤC I: Minh chứng về tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến PHỤ LỤC II: Minh chứng về tổ chức, quản lí giao bài tập trực tuyến PHỤ LỤC III: Minh chứng về tổ chức, quản lí thi trực truyến. PHỤ LỤC IV: Minh chứng về hiệu quả. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ghi chú: Trong phần minh chứng chúng tôi có để cả thông tin tài khoản và mật khẩu của giáo viên và học sinh trên ứng dụng dạy học trực tuyến và giao bài tập trực tuyến. Kính mong hội đồng thẩm định sáng kiến bảo mật thông tin. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày 19 tháng 05 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn nhóm đồng tác giả Hoàng Văn Đoàn Hoàng Thị Tấm Nguyễn Thị Thanh Nga Đinh Thị Thanh Phương Bùi Thị Liên 10
  11. PHỤ LỤC I: MINH CHỨNG VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÍ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Danh mục minh chứng về tổ chức, quản lí dạy học trực tuyến. I.1 Kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến và đính kèm thời khóa biểu, danh sách giáo viên giảng dạy, đăng kí giảng dạy trực tuyến. I.2 Một số hình ảnh chụp màn hình: - Họp lãnh đạo trên zoom chỉ đạo dạy học trực tuyến - Hai tiết dạy thử nghiệm và lựa chọn ứng dụng dạy học trực tuyến - Họp triển khai dạy học trực tuyến trên microsoft team - Tài khoản giáo viên và học sinh trên Microsoft Teams. - Thông báo tập huấn giáo viên sử dụng Microsoft Teams - Tài khoản học sinh trên Microsoft Teams. - Hướng dẫn cho học sinh sử dụng microsoft teams - Trợ giúp cho giáo viên-học sinh sử dụng microsoft teams - Hình ảnh dạy trực tuyến lớp học khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. - Động viên khích lệ giáo viên dạy trực tuyến - Điểm danh lớp học trực tuyến - Hình ảnh thống kê bài kiểm tra 10 phút cuối tiết dạy trực tuyến - Một phần bảng điểm kiểm tra 10 phút cuối tiết dạy trực tuyến ban KHTN khối 12 - Danh sách điểm kiểm tra sau giờ học trực tuyến. - Báo cáo điểm danh của giáo viên dạy trực tuyến - Báo cáo theo dõi học trực tuyến của giáo viên chủ nhiệm - Chỉ đạo trực tiếp từ Ban chuyên môn. - Phê bình nhắc nhở học trực tuyến trên nhóm lớp của giáo viên chủ nhiệm - Báo cáo giảng dạy học sinh giỏi trực tuyến. 11
  12. I.1 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN VÀ ĐÍNH KÈM THỜI KHÓA BIỂU, DANH SÁCH GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY, CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRỰC TUYẾN. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NHO QUAN C Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-NQC Nho Quan, ngày 11 tháng 4 năm 2020 KẾ HOẠCH V/v tổ chức dạy học trực tuyến trong nhà trường Năm học 2019 - 2020 Căn cứ vào công văn 228/UBND- VP6 ngày 06/4/2020 về việc triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện; thực hiện kế hoạch đầu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai dạy học theo công nghệ của Bộ giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của nhà trường, ban chuyên môn ra kế hoạch chuẩn bị dạy học trực tuyến như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Mục đích Đảm bảo được các hoạt động dạy và học trong tình hình hiện nay; học sinh được cập nhật kiến thức liên tục, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh; bắt kịp tiến độ, chương trình của Sở giáo dục giao cho. Đánh giá quá trình tổ chức dạy học của giáo viên và quá trình học của học sinh rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và quản lý của đơn vị với yêu cầu trong tình hình mới. 2. Yêu cầu Thầy giáo, cô giáo chủ động trong việc tìm hiểu, nắm bắt các ứng dụng dạy học trực tuyến. Tập trung nghiên cứu, sử dụng thành thạo ứng dụng Zoom Cloud Meeting và Microsoft Teams. Giáo viên chủ động soạn bài giảng trên Powerpoint và thực hiện tốt khi có lịch triển khai; GVCN hướng dẫn cho học sinh lớp mình biết vào tài khoản, sử dụng các tính năng trang trực tuyến để học. II. NỘI DUNG 1. Quá trình chuẩn bị - Dạy thử nghiệm trên 2 trang trực tuyến ZOOM và TEAMS (Thầy Nguyễn Thanh Tân dạy trên ZOOM lớp 11A, thầy Quách Chi Thắng dạy trên TEAMS lớp 10A) - Họp lãnh đạo nhà trường thống nhất chủ chương công tác chuẩn bị dạy học trực tuyến (Chọn trang dạy học trực tuyến, thống nhất nội dung dạy học, cách thức dạy học…) - Tập huấn cho giáo viên thiết lập tài khoản và biết vận dụng các tính năng của trang trực tuyến lựa chọn (20h, ngày 12/4/2020 do cô giáo Hoàng Thị Tấm chủ tọa cùng thầy cô tổ toán tin hướng dẫn) - Tập huấn cho học sinh khối 10,11,12 thiết lập tài khoản và sử dụng các tính năng trang học trực tuyến. (Thời gian 8h ngày 13/4/2020 do GVCN và sự hỗ trợ của thầy cô tổ Toán – Tin) 12
  13. Bảng các thầy cô giáo trong tổ Toán - Tin hỗ trợ GVCN các lớp tạo lập tài khoản của học sinh trên trang trực tuyến. Khối 12 12A 12B 12C 12D 12E 12G 12H 12K 12M Tấm Quyết Thắng Tấm Vân Quyết Vân Luân Luân Nga Hòa Hòa Hải Hòa Hòa Hải Hải Hòa Khối 11 11A 11B 11C 11D 11E 11G 11H 11K 11M Tân Ngọc Tấm Tân Hạ Hạ Luân Thìn Ngọc Yên Yên Hải Yên Yên Yên Hải Yên Hải Khối 10 10A 10B 10C 10D 10E 10G 10H 10K 10M Thắng Tân Ngọc Thắng Quyết Thìn Hạ Vân Đoàn Hòa Hòa Nga Nga Nga Nga Hòa Hòa Hòa (Các thầy cô tổ Toán - tin hỗ trợ lớp mình dạy chú ý thời gian các khối lớp và yêu cầu cần hỗ trợ của GVCN lớp để hỗ trợ kịp thời) 2. Chuẩn bị bài giảng : Thầy cô ở 9 bộ môn có môn thi THPTQG (Gồm Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, GDCD) đều phải chuẩn bị bài giảng bằng Powerpoint. Thời gian chuẩn bi bài giảng và hoàn thành soạn bài: 13/4/2020 3. Thời gian: (bắt đầu từ 14/4/2020 – 18/4/2020) Thời gian bắt đầu dạy ca 1 từ 8h, 30 phút kết thúc 9h, 30 phút; giải lao 20 phút; bắt đầu ca 2 từ 9h, 50 phút kết thúc 10h, 50 phút ( căn cứ vào thời gian giáo viên giảng dạy có thể điều chỉnh bài dạy, ca dạy cho thích hợp) Mỗi ca sẽ có 1 thầy cô dạy và 1 thầy cô quản lý trong Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp dự giờ. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ban chuyên môn: Lên kế hoạch, thời khóa biểu, phân công giáo viên dạy, giáo viên hỗ trợ kỹ thuật, giám sát hoạt động dạy và học của nhà trường vv., chịu trách nhiệm công việc trước Sở và Hiệu trưởng về công việc. Nhóm trưởng: Thống nhất chương trình ôn tập, nội dung bài soạn 3 khối, thống nhất soạn trên Powerpoint, phân công giáo viên dạy trực tuyến 3 khối. Giáo viên bộ môn: Soạn bài giảng, hỗ trợ bài giảng cho nhóm, hỗ trợ học sinh tạo lập và sử dụng trên trang trực tuyến, ra bài tập, đề kiểm tra trực tuyến, giám sát quá trình học và làm bài của học sinh lớp mình dạy. Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn học sinh tạo lập tài khoản, sử dụng các tiện ích trên trang trực tuyến, quản lý học sinh, báo cáo tình hình vào lớp học làm bài tập (theo mẫu báo cáo) Trong quá trình thực hiện thầy cô và các em học sinh có khó khăn, thắc mắc gặp ban chuyên môn nhà trường, ban tư vấn tổ toán -tin giải đáp./. Nơi nhận: PHÓ HIỆU TRƯỞNG - đ/c Hiệu trưởng; (để Báo cáo) - các đ/c Phó Hiệu trưởng; (để phối hợp chỉ đạo) - TTCM, Nhóm trưởng CM (Thực hiện) - GVCN, CĐ, ĐTN; (Phối hợp) - Lưu VT, HPCM. Hoàng Văn Đoàn 13
  14. 14
  15. PHỤ LỤC CỦA KẾ HOẠCH: PHỤ LỤC 1: BAN SOẠN GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN I. Trưởng ban Bà : Hà Thị Lan Hương Hiệu trưởng II. Phó trưởng ban Ông: Hoàng Văn Đoàn Phó Hiệu trưởng Bà: Nguyễn Hoài Thu Thư ký Hội đồng III. Ủy viên Môn TT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ học 1 Hoàng Thị Tấm Tổ trưởng, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 2 Đặng Văn Luân Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 3 Quách Chi Thắng Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 4 Nguyễn Thanh Tân Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 5 Toán Duong Đức Thìn Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 6 Hoàng Thị Vân Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 7 Dương Thị Hạ Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 8 Phạm Thị Quyết Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Đỗ Thị Ngọc Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 7 Nguyễn Hoài Thu Tổ phó, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 8 Đinh Thị Hằng Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 9 Vật lí Nguyễn Thị Thanh Hoa Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 10 Phạm Thị Dung Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 11 Phạm Thị Bình Xuyên Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 13 Nguyễn Thị Lan Hương Tổ trưởng, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 14 Nguyễn Anh Cương Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 15 Hóa Bùi Thị Minh Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 16 học Đinh Thị Thuận Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 17 Vũ Thùy Linh Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Nguyễn Thị Thúy Hằng Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 18 Bùi Thị Liên Tổ phó, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 19 Sinh Trần Thị Hoa Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 20 học Vũ Thị Thanh Nhàn Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 21 Hoàng Thị Yêu Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 25 Trần Ngọc Thúy Tổ trưởng, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 26 Lã Thị Nhâm Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Ngữ 27 Nguyễn Kim Dung Giáo viên Soạn bài và giảng dạy văn 28 Nguyễn Thị Trang Nhung Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 29 Lê Thị Sâm Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 30 Kiều Thị Nhung Tổ phó, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 31 Lê Thị Lài Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Lịch sử 32 Nguyễn Hoàng Huệ Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 33 Phan Trần Tuyên Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 15
  16. 35 Nguyễn Thị Hảo Tổ trưởng, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 36 Quách Văn Đà Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Địa lí 37 Bùi Thị Thương Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 38 Vũ Thị Loan Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 39 Đoàn Thị Thanh Thủy Tổ trưởng, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy GDCD 40 Hồ Thị Thủy Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 44 Đinh Thị Thanh Phương Tổ phó, nhóm trưởng Soạn bài và giảng dạy 45 Đinh Thị Thu Nhanh Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Tiếng 46 Nguyễn Thị Minh Thu Giáo viên Soạn bài và giảng dạy Anh 47 Bùi Thị Tú Anh Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 48 Trần Thị Hằng Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 49 Đinh Thị Huyền Trang Giáo viên Soạn bài và giảng dạy 50 Đinh Việt Khoa Giáo viên Soạn bài và giảng dạy IV. Kỹ thuật viên hỗ trợ 1. Cô Nguyễn Thanh Nga Giáo viên môn tin 2. Cô Quách Thanh Hải Giáo viên môn tin 3. Cô Nguyễn Thị Yên Giáo viên môn tin 4. Cô Nguyễn Thị Hòa Giáo viên môn tin 16
  17. PHỤ LỤC 2 THỜI KHÓA BIỂU DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN TRANG MICROFOST TEAMS 1.Thời khóa biểu (bắt đầu từ 14/4/2020 – 18/4/2020) Ca BAN Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Toán Văn Toán Văn Anh Ca (Tấm) (Sâm) (Tấm) (Sâm) (Phương) 1 (Đoàn) (Phương) (Đoàn) (HT) (Đoàn) KHTN Lý Hóa Sinh Anh Ca (Hằng) (Thuận) (Liên) (Phương) 2 (HT) (Đoàn) (N.Thắng) (Đoàn) Toán Văn Sử Văn Anh Ca (Quyết) (Nhâm) (Nhung) (Nhâm) (Thu) 1 (Đ.Phương) (HT) (HT) (N.Thắng) (Phương) KHXH GDCD Địa Anh Toán Ca (Đ.Thủy) (Đà) (Thu) (Quyết) 2 (N.Thắng) (N.Thắng) (Phương) (Phương) 2.Thời khóa biểu tuần học thứ 2, 20/4/2020 (bắt đầu từ 8h kết thúc 11h) Khối 12 Ca BAN Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Toán Sinh Toán Văn Anh Ca 1 (Tấm) (Liên) (Tấm) (Sâm) (Phương) KHTN Văn Anh Lý Hóa Ca 2 (Sâm) (Phương) (Hằng) (Thuận) Toán Anh Toán Văn Anh Ca 1 (Quyết) (Thu) (Quyết) (Nhâm) (Thu) KHXH Văn Địa Sử GDCD Ca 2 (Nhâm) (Hảo) (K.Nhung (Đ.Thủy) ) Khối 11: Ca BAN Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Toán Hóa Toán Anh Văn Ca 1 (Tân) (Cương) (Tân) (Hiền) (Huyền) KHTN Văn Anh Sinh Lý Ca 2 (Huyền) (Hiền) (Hoa) (Thu) Toán GDCD Toán Anh Văn Ca 1 (Luân) (Đ.Thủy) (Luân) (Nhanh) (Thúy) KHXH Anh Văn Địa Sử Ca 2 (Nhanh) (Thúy) (Thương) (Huệ) Khối 10 Ca BAN Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ca 1 KHTN Toán Lý Toán Văn Anh (Thắng) (Hoa) (Thắng) (T.Nhung) (H.Trang) 17
  18. Văn Anh Hóa Sinh Ca 2 (T. Nhung) (H.Trang) (Hương) (Yêu) Toán Địa Toán Sử Anh Ca 1 (Hạ) (Đà) (Hạ) (Lài) (Tú Anh) KHXH Văn Anh GDCD Văn Ca 2 (K.Dung) (Tú Anh) (H.Thủy) (K.Dung) PHỤ LỤC 3 CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN (Từ ngày 14/4-18/4/2020) 1. Môn Toán Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 66: Phương trình bậc 2 với hệ số thực ( 14/4) KHTN 2 Tiết 67. Phương trình bậc 2 với hệ số thực ( 16/4) Tuần 1 1 Tiết 66. Phương trình bậc 2 với hệ số thực ( 14/4) KHXH 2 Tiết 67. Phương trình bậc 2 với hệ số thực ( 16/4) Khối 12 Tiết thứ Nội dung 1 Tiết 35. Phương trình đường thẳng ( 20/4) Tuần 2 2 Tiết 36. Phương trình đường thẳng (22/4) KHTN 3 Tiết 37. Phương trình đường thẳng (24/4) 1 Tiết 35. Phương trình đường thẳng ( 20/4) Tuần 2 2 Tiêt 36. Phương trình đường thẳng (22/4) KHXH 3 Tiết 37. Phương trình đường thẳng (24/4 Khối 11 Tiết thứ Nội dung Tuần 2 1 Tiết 62. Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm ( 20/4) KHTN 2 Tiết 63. Định và ý nghĩa đạo hàm (22/4) Tuần 2 1 Tiết 62. Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm ( 20/4) KHXH 2 Tiết 63. Định và ý nghĩa đạo hàm (22/4) Khối 10 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 30: Phương trình đường thẳng ( ngày 20/4) KHTN 2 Tiết 31: Phương trình đường thẳng ( ngày 22/4) Tuần 1 1 Tiết 30: Phương trình đường thẳng ( ngày 20/4) 18
  19. KHXH 2 Tiết 31: Phương trình đường thẳng ( ngày 22/4) 2. Môn Lý Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 52: Chủ đề 11: Hiện tượng quang điện ( ngày 14/4) KHTN 2 Tiết 53: Chủ đề 11: Hiện tượng quang điện ( ngày 14/4) Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 2 1 Tiết 54: Chủ đề 11: Hiện tượng quang điện (ngày 22/4) KHTN 2 Khối 11 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 52: Chủ đề 15: Khúc xạ - Phản xạ toàn phần (ngày 23/4) KHTN 2 Tiết 53: Chủ đề 15: Khúc xạ - Phản xạ toàn phần ( ngày 23/4) Khối 10 Tiết thứ Nội dung Tiết 49: Chủ đề 8: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ – Mariốt. 1 Tuần 1 Định luật Sác Lơ KHTN Tiết 50: Chủ đề 8: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilo – Mariốt. 2 Định luật Sác Lơ 3. Môn Hóa Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 53: Sắt ( ngày 14/4/2020) KHTN 2 Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 2 1 Tiết 54: Hợp chất của Sắt ( 23/4/2020) KHTN 2 Tiết 55: Hợp chất của Sắt ( 23/4/2020) Khối 11 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 45: Ankin ( 21/4/2020) KHTN 2 Khối 10 Tiết thứ Nội dung Tuần 1 1 Tiết 50: Lưu huỳnh ( 22/4/2020). 19
  20. KHTN 2 4. Môn Sinh Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tiết 41: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã ( Tuần 1 3 ngày 16/4/2020) KHTN 4 Khối 12 Tiết thứ Nội dung Tuần 2 1 Tiết 43: Hệ sinh thái (ngày 21/4/2020) KHTN 2 Khối 11 Tiết thứ Nội dung Tiết 44: Chủ đề: Sinh sản ở thực vật, ứng dụng trong nhân giống 3 Tuần 2 cây trồng ( ngày 22/4/2020) KHTN Tiết 45: Chủ đề: Sinh sản ở thực vật, ứng dụng trong nhân giống 4 cây trồng ( ngày 22/4/2020) Khối 10 Tiết thứ Nội dung Tuần 2 3 Tiết 31: Cấu trúc các loại virut ( ngày 23/4/2020) KHTN 4 Tiết 32: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (ngày 23/4/2020) 5. Môn Văn Khối 12 Tiết thứ Nội dung 1. Tiết 9:Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ ( Tiết 10. Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 2 Tuần 1 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ (tiếp theo) KHTN Tiết 11. Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 3 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ (tiếp theo) Tiết 12:Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 4 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ ( Tiếp theo) Tiết 9:. Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 1 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ Tiết 10:. Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 2 Tuần 1 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ ( Tiếp theo) KHXH Tiết 11. Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 3 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ ( Tiếp theo) Tiết 12: Tích hợp kĩ năng đọc văn bản và nghị luận vê một đoạn 4 trích, tác phẩm văn xuôi qua Vợ chồng A Phủ ( Tiếp theo) Nội dung 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2