Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
lượt xem 4
download
Xây dựng trường học, lớp học thân thiện, tích cực chính là cơ sở để hướng đến xây dựng trường, lớp học hạnh phúc. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/CT- BGDĐT, phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào đó cũng chính là chủ đề xuyên suốt trong các năm học cho đến nay. Năm học 2019- 2020, Bộ giáo dục cũng phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc” và đang nhận được sự hưởng ứng của toàn ngành giáo dục. Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Và xây dựng trường học, lớp học thân thiện, tích cực chính là cơ sở để hướng đến xây dựng trường, lớp học hạnh phúc. Tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã chú trọng xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc và bước đầu có những thành công trong đó có sự đóng góp công sức, tâm trí của những giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có lối sống tích cực, yêu trường, mến lớp vẫn còn một bộ phận các em chưa thực sự cố gắng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng. Hiện tượng học sinh chưa tự giác, bạo lực học đường, trốn tiết bỏ học, chơi game,… không tìm được niềm vui khi đến trường vẫn có dấu hiệu gia tăng. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở và tìm ra cách khắc phục.... Trong những năm qua khi tham gia công tác chủ nhiệm, chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. Chính vì những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn trình bày giải pháp: "Một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân". 1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực - Phạm vị áp dụng: Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, lớp chủ nhiệm Lớp 10A4 năm học 2019 - 2020, lớp 11a7 năm học 2019 – 2020. 1
- B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm lớp học thân thiện, tích cực Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm ở một số trường học và hiện tại được nhân rộng ra các trường trong phạm vi cả nước Theo từ điển tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên: “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý; Còn “tích cực” là tỏ ra nhiệt tình, đem hết khả năng và tâm trí vào công việc, học tập. Xây dựng trường học thân thiện, tích cực là xây dựng giữa cái thân thiện với cái tích cực. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội. “Trường học thân thiện” thể hiện ở sự thân thiện với địa phương, “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; Người giáo viên phải tận tâm trong giảng dạy, công tâm trong quan hệ ứng xử, phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất, gìn giữ môi trường xanh - sạch - đẹp - an toà phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. Như vậy, trường học thân thiện là trường học đảm bảo được sự an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT, 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gồm: 1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. 5. Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Lớp học thân thiện là nền tảng vững chắc cho trường học thân thiện, học sinh tích cực, là khơi nguồn cho mọi hoạt động của lớp, là sức mạnh của sự đoàn 2
- kết, nhất trí. Lớp học thân thiện, tích cực là lớp học có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm,học sinh biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực. Trong lớp học thân thiện, tích cực, vai trò của giáo viên là định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xây dựng môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến học sinh; là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thông qua lời dặn dò, thư ngỏ, tin nhắn… Giáo viên sẽ gửi đến phụ huynh những thông tin về những hoạt động của nhà trường và nhận những trao đổi, thắc mắc hay chia sẻ của phụ huynh về những vấn đề của con em mình. Điều này giúp mỗi phụ huynh luôn hiểu, chia sẻ với tinh thần hợp tác và ủng hộ giáo dục. Còn vai trò học sinh là tự giác xây dựng và thực hiện nội quy; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách giải quyết các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình. Có thể nói, “lớp học thân thiện” là cơ sở để tạo nên sức mạnh cho tập thể, cá nhân tích cực, hăng hái trong hoạt động học tập cũng như phong trào. Học sinh chỉ thực sự cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nếu được học và sinh hoạt trong một tập thể biết yêu thương, tôn trọng và hợp tác. 1.2. Những đặc điểm, biểu hiện của một lớp học thân thiện, tích cực Lớp học thân thiện, tích cực thể hiện ở nhiều mặt trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Cụ thể như sau: Về phía giáo viên chủ nhiệm - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học. - Công tâm trong quan hệ ứng xử, việc đánh giá ghi điểm cho học sinh phải công bằng, khách quan, với lương tâm và thiên chức nhà giáo; Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung; Đánh giá với mục đích giúp đỡ học sinh phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh học sinh với nhau. - Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất và của những học sinh học chậm nhất. - Giáo viên luôn gần gũi, thương yêu học sinh tạo mọi điều kiện để các em ham thích đến trường. - Luôn tạo không khí vui tươi trong giờ học, lồng ghép các trò chơi vào giờ học để tạo sự hứng thú học tập cho các em. 3
- - Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể trong tuần và các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm để các em có cơ hội tham gia góp ý, tham gia vào các hoạt động của lớp. Khuyến khích các em bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói. Về phía học sinh - Yêu thương, tôn trọng và lễ phép với thầy cô, cán bộ công nhân viên nhà trường. - Chân thành, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như lúc vui chơi, không chia bè phái trong lớp; không nên ghét bạn mà chan hòa yêu thương để tạo thành tập thể gắn bó. - Tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động của lớp để phát huy tính năng động sáng tạo. Chẳng hạn như tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sở thích, tự trang trí lớp, tự làm cho lớp học sạch, đẹp. - Trong những giờ sinh hoạt cần mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến, nguyện vọng của bản thân để các bạn và cô có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng của mình; Thân thiện, gần gũi chia sẻ, giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn; Không làm cho các bạn mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh gia đình cũng như khiếm khuyết của bản thân; Không đem những sai phạm cũng như lỗi lầm của bạn để ra trách móc chê cười. - Giúp đỡ bạn không vì trách nhiệm do thầy cô giao mà vì sự đồng cảm và xem như đó là niềm vui, là mong muốn; Tạo sự đồng cảm để bạn mình có thể lộ những điều khó nói trước nhiều người và trước thầy cô giáo. Yếu tố cốt lõi để xây dựng một tập thể lớp thân thiện, tích cực là yêu thương, tôn trọng, an toàn. Tóm lại, theo tôi, việc xây dựng một tập thể lớp học thân tiện, tích cực sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm thông, kết gắn giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Các em có thể học từ một tập thể lớp tốt những bài học đạo đức qua những tấm gương của giáo viên và các bạn trong lớp. Trong tập thể đó, học sinh có cơ hội được chia sẻ, bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình về các nguyên tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thông và tôn trọng của thầy cô và bạn bè. Vì thế, trong tập thể lớp đó, tôi không sử dụng các hình thức bạo lực để phạt học sinh. Tôi đã giúp các em học cách giải quyết xung đột bằng hình thức tích cực, thân thiện. 1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng tập thể lớp thân thiện, tích cực Khi đến trường, đến lớp, học sinh được sống trong môi trường thân thiện giữa thầy, trò, bạn bè, cộng đồng, nhiều áp lực được giải tỏa khiến các em vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp, thực sự cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đó cũng chính là cơ sở đầu tiên để hướng đến xây dựng lớp học 4
- hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Được học tập trong một lớp học thân thiện, tích cực, học sinh sẽ tiếp nhận được các giá trị sau: - Về tâm lí tình cảm: Học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, thân thiện và đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn chia sẻ và bảy tỏ quan điểm, nguyện vọng với thầy cô. Nhìn chung, được học tập trong một môi trường thân thiện, tích cực sẽ giúp các em cởi bỏ bức tường ngăn cách với các thành viên trong lớp, tìm thầy niềm vui khi đến trường và hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học không lí do. - Về thái độ học tập: Không khí thân thiện, tích cực, giàu yêu thương sẽ giúp học sinh hứng thú tích cực, chủ động trong học tập. Giáo viên chủ nhiệm khi biết xây dựng một lớp chủ nhiệm thân thiện tích cực nghĩa là đã hiểu được hành trình chinh phục cảm hóa con người, biết đi từ “khai tâm” để dẫn đến “khai trí”. Vì thế, kết quả học tập của học sinh sẽ ngày càng tốt lên mà không cần phải “đao to búa lớn” - Về kỹ năng: Từ các hoạt động do giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong lớp học, từ niềm hứng thú đến trường đã tạo cho học sinh một nguồn năng lượng tích cực để các em có thể nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí do nhà trường, đoàn thể và cộng đồng tổ chức tùy theo năng lực và sở thích của mình. Có thể nói, trường học, lớp học là ngôi nhà thứ hai của học sinh. Thời gian các em học tập và gắn bó với thầy cô bạn bè là rất nhiều. Cũng như ngôi nhà hạnh phúc, lớp học thân thiện sẽ tạo năng lượng tích cực giúp học sinh hào hứng để học tập, hoạt động vui chơi. 1.4. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân mẫu mực. Theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư sổ 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau: Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. 5
- Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt. Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ. Bởi vì, người giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn dành nhiều thời gian, sức lực, tình cảm, cảm hóa, dạy học sinh. Họ kết gắn các thành viên trong lớp học thông qua những câu chuyện, những trò chơi, hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được tiến hành thường xuyên… Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp. Giáo viên chủ nhiệm - Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. 6
- Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm trước khi áp dụng giải pháp Trong gần hai mươi năm theo nghề dạy học, chúng tôi đã có gần hai mươi năm làm công tác chủ nhiệm. Được sự chỉ đạo tận tình của Ban giám hiệu, sự hợp tác, hỗ trợ của phụ huynh và nhất là sự tự giác, tích cực của một bộ phận học sinh, chúng tôi đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong tập thể lớp như: hiện tượng học sinh chưa chuyên cần, chưa tự giác trong học tập, trong một số giờ học các em vẫn còn mang trạng thái tâm lý uể oải, mệt mỏi; trong các hoạt động phong trào còn mang tính ép buộc, chưa tự giác, tự nguyện, chưa hào hứng; trong giao tiếp ứng xử nhiều lúc các em vẫn còn ăn nói cộc cằn, thô lỗ, chưa nhã nhặn,.. Sau đây là bảng khảo sát học sinh các lớp chủ nhiệm vào thời gian đầu năm học khi nhận lớp. Chúng tôi thu được kết quả như sau: HỌC LỰC ĐẦU NĂM HẠNH KIỂM ĐẦU NĂM Năm Lớp Giỏi Khá TB,Yếu Tốt Khá TB,Yếu học 10a4 2019- 0 17 21 15 16 7 (38hs) 2020 0% 55.2% 44.8% 39.4% 42.1% 18.5% 2019- 0 16 20 7 25 4 11a7(36) 2020 0% 44,4% 55,6% 20% 69% 11% Dựa trên thông tin thu thập từ học bạ, sổ chủ nhiêm và phiếu điều tra từ học sinh, chúng tôi thu được kết quả cụ thể của năm học trước: 7
- 02 trường hợp học sinh bỏ học: Nguyễn Văn Khánh, Trần Văn Tuấn 04 trường cúp tiết, trốn học: Phan Văn Giáp, Nguyễn Văn Trường, Phạm Thị Kiều Anh, Đinh Văn Tuấn. 02 trường hợp có liên quan đến hành vi bạo lực học đường: Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Thảo. 03 trường hợp có hành vi chưa trung thực trong thi cử: Nguyễn Thị Duyên, Lương Lô Giáp, Phan Thị Vân. 08 trường hợp có hiện tượng nghiện game: Nguyễn Văn Dũng, Phan Văn Anh, Lương Lô Giáp, Nguyễn Văn Tài, Lê Võ Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Tuấn,… 2.2. Phân tích môi trường giáo dục lớp chủ nhiệm trong quá trình làm nhiệm vụ trước khi áp dụng giải pháp 2.2.1. Những điểm mạnh - Giáo viên chủ nhiệm có tuổi đời còn trẻ, đam mê, trách nhiệm, tận tâm, tận tuỵ, giàu nhiệt huyết, có khát vọng xây dựng những tập thể lớp tích cực. - Học sinh ở độ tuổi đẹp nhất, năng động nhất của tuổi trẻ, có sức khỏe và trí tuệ minh mẫn đề có thể tham gia các hoạt động cũng như khám phá bản thân. 2.2.2. Điểm yếu - Không khí lớp học trì trệ, mệt mỏi, các thành viên trong lớp chưa có sự kết nối, có nhiều biểu hiện chia bè, chia phái trong lớp gây khó khăn cho công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm. - Học sinh còn lười học, thụ động trong học tập, luôn đến lớp với thái độ mệt mỏi, trống hết tiết là nằm gục xuống bàn. - Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên còn khoảng cách, giáo viên chủ nhiệm còn nặng về kết quả học tập, còn xét nét những lỗi vi phạm của học sinh. Học sinh cảm thấy áp lực nặng nề mỗi lần đến lớp hay mắc lỗi vi phạm. - Phần lớn học sinh không tìm được niềm vui, hứng thú trong học tập. 2.2.3. Thời cơ - Những năm gần đây, Giáo dục bước vào công cuộc đổi mới mạnh mẽ. Các văn bản chỉ đạo được triển khai giúp cho giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn phát huy năng lực của bản thân và sức trẻ của học trò để tạo nên những đổi mới tích cực trong công tác chủ nhiệm. - Sự quan tâm của toàn xã hội, sự kì vọng của phụ huynh học sinh cũng tiếp 8
- động lực cho giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn đề xuất những giải pháp mới tạo động lực cho lớp chủ nhiệm. - Sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm kiếm tài liệu, học hỏi những việc làm hay của đồng nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tìm kiếm được nhiều phương tiện hỗ trợ thông qua mạng xã hội để đổi mới công tác chủ nhiệm. 2.2.4. Thách thức - Mạng xã hội và smartphone vừa là thời cơ đồng thời cũng đem đến những thách thức mới cho giáo dục. Phần lớn học sinh hiện nay chìm đắm vào mạng xã hội và điện thoại thông minh, dẫn đến hạn chế giao tiếp xã hội, mệt mỏi. - Áp lực thi cử ngày càng khiến học sinh lo lắng, tập trung vào việc nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, ít quan tâm đến bồi dưỡng tâm hồn và tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Nhiều phụ huynh học sinh còn tư tưởng cổ hủ lạc hậu trong việc áp đặt thành tích học tập cho con em. Phần lớn thời gian giành nhiều cho việc học thêm kiến thức mà ít quan tâm đến việc cho con em tham gia các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, dẫn đến tạo khoảng cách lớn giữa học sinh và các hoạt động giao tiếp xã hội, tạo tâm lí mệt mỏi nặng nề cho học sinh khi đến lớp tham gia các hoạt động học tập. Trên cơ sở nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của tập thể lớp, chúng tôi nhận thức được những bất cập trong công tác chủ nhiệm lớp ở thời gian trước. Những nội dung cũng như những giải pháp trước đây chưa phát huy được điểm mạnh của học sinh, chưa tạo hứng thú cũng như động lực để học sinh khai thác khám phá sức mạnh sẵn có trong bản thân mình. Chính vì vậy, những năm gần đây, với sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục, chúng tôi nhận thấy mình cần tận dụng thời cơ để phát huy điểm mạnh của học sinh và hạn chế những điểm yếu, đồng thời góp phần giải quyết những thách thức đặt ra đối với giáo dục nói chung, với những người làm công tác chủ nhiệm nói riêng. Trong phạm vi chuyên đề tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp đã được áp dụng trong một năm chủ nhiệm từ năm 2019- 2020 và đạt một số thành tích nhất định. Chúng tôi mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và rất mong được học hỏi từ các đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm lớp ngày một tốt hơn. 3. Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực 3.1. Giải pháp 1. Tạo lập hình ảnh một lớp học thân thiện, tích cực trong tâm trí của học sinh - Thời gian thực hiện: Tiết sinh hoạt đầu năm (để hình ảnh được tạo lập thì 9
- hoạt động này phải diễn ra trong ít nhất là 4 tiết chủ nhiệm từ đầu năm, sau khi giáo viên nhận lớp) - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh + Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tổ chức. + Học sinh tham gia xây dựng, thảo luận, thống nhất nội dung. - Không gian thực hiện: Tại lớp học - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu chủ đề cho tiết sinh hoạt và nêu mục đích của hoạt động này. Suy nghĩ, mong muốn về một tập thể lớp thân thiện, tích cực là mong muốn chính đáng của tất cả học sinh. Vậy, cả lớp cùng hướng đến suy nghĩ về một lớp học lí tưởng. Đó là một tập thể đoàn kết, hỗ trợ nhau học tập, chia sẻ những khó khăn, những vướng mắc, những vấn đề sức khỏe, tâm lí lứa tuổi. Đó là một tập thể có không khí lớp học tập, ứng xử giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với học sinh, các hoạt động phong trào, học tập rất sôi nổi, tích cực. Giáo viên đề nghị các em học sinh ngồi yên, nhắm mắt lại, tưởng tượng ra một tập thể tốt. Các tiêu chí hướng đến một lớp học thân thiện, tích cực bao gồm: mối quan hệ ứng xử giữa thầy cô và học sinh; giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với các thành viên của nhà trường; Không khí lớp học; Các hoạt động tập thể… Đó là lúc các em cảm thấy vui vẻ, mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hoặc các em cũng có thể hình dung về tập thể có xung đột hay bất hòa, các thành viên chưa kết gắn, còn chê bai, nói xấu nhau. Trong hoàn cảnh ấy, các em sẽ ứng xử như thế nào? Bước 2: Tiếp đến, giáo viên chia lớp thành các nhóm (khoảng 5 em một nhóm). Trong nhóm các em kể cho nhau nghe về những gì các em hình dung về một tập thể thân thiện, tích cực. Sau đó các em tạo ra một bức tranh chung của cả nhóm về một tập thể lớp thân thiện, tích cực theo như hình dung và mong muốn của các em. Các em có thể vẽ hoặc cắt hình ảnh từ sách, báo, tạp chí để tạo ra bức tranh như vậy. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận về những bức tranh của mình. Các em sẽ thảo luận xoay quanh những câu hỏi. - Theo các em, đặc điểm của một tập thể lớp thân thiện, tích cực ? - Chỉ ra những điểm chung về một tập thể thân thiện, tích cực được các em thể hiện trên bức tranh? 10
- - Theo các em, nguyên tắc của một tập thể thân thiện, tích cực là gì? Một tập thể lớp tốt có đòi hỏi tất cả mọi thành viên phải thế nào? Mọi người đối xử với nhau ra sao? - Những điều gì khiến cho một tập thể không thể trở thành một tập thể thân thiện, tích cực? - Chúng ta cần làm gì để lớp trở thành một tập thể thân thiện, tích cực như chúng ta mong muốn? Những câu trả lời của cả lớp sẽ được ghi lại trên bảng. Bước 4: Giáo viên tổng kết lại toàn bộ ý kiến của học sinh. Cô và trò cũng xây dựng những cam kết thực hiện vì một tập thể thân thiện, tích cực. Hoạt động này diễn ra trong 4 tiết sinh hoạt lớp (tương đương với thời gian 1 tháng) nên các ý kiến đưa ra sẽ bổ sung, thay thế, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình của lớp. - Kết quả: + 100% học sinh trong lớp tham gia sôi nổi, hiệu quả hoạt động hình dung, tưởng tượng, thảo luận xây dựng tập thể thân thiện, tích cực. + 100% học sinh nhất trí cao với những cam kết thực hiện vì một tập thể lớp tiến bộ. Cam kết xoay quanh các vấn đề sau: + Nguyên tắc chung: yêu thương, tôn trọng và chia sẻ, không dùng bạo lực trong giải quyết xung đột, bất đồng. + Về phía giáo viên chủ nhiệm: Công tâm trong quan hệ ứng xử; Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh với mục đích giúp đỡ học sinh phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh học sinh với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiến bộ của những học sinh học chậm nhất. Giáo viên luôn gần gũi, thương yêu học sinh. Khuyến khích các em bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói. + Về phía học sinh: Trong giao tiếp, ứng xử: Yêu thương, tôn trọng và lễ phép với thầy cô, cán bộ công nhân viên nhà trường; chan hòa yêu thương, đoàn kết với bạn bè. Trong học tập: Tự giác, tích cực chuẩn bị, học và xây dựng bài trong giờ học; giúp đỡ bạn bè; tổ chức các phong trào học như đôi bạn cùng tiến, nhóm học tốt. 11
- Trong các hoạt động khác: Tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động của lớp để phát huy tính năng động sáng tạo. Chẳng hạn như tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sở thích, tự trang trí lớp, tự làm cho lớp học sạch, đẹp; Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến nguyện vọng của bản thân để các bạn và cô có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng của mình; Không đem những sai phạm cũng như lỗi lầm của bạn để ra trách móc chê cười. - Ý nghĩa của giải pháp: + Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, để học sinh được lắng nghe, chia sẻ; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết. + Tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, với nhà trường và cộng đồng. + Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức. + Giúp các em có suy nghĩ và thảo luận về những đặc điểm của một tập thể lớp tốt. + Tăng cường sự hiểu biết của học sinh đối với học sinh, của giáo viên đối với học sinh; Giúp giáo viên hiểu được mong muốn của học sinh về một tập thể lớp thân thiện, tích cực. Từ đó, giáo viên lựa chọn phương pháp hướng dẫn học sinh xây dựng lớp học đó trong thực tế. Khi giải pháp này được lặp đi lặp lại, ý niệm về một lớp học tuyệt vời sẽ được hình thành trong trí tưởng tưởng cũng như khát vọng của học sinh và mỗi cá nhân học sinh sẽ có ý thức để biến ý niệm trong tưởng tượng đó thành sự thật. Hành trình xây dựng Lớp học thân thiện, tích cực 12
- Hình ảnh: Thảo luận về Lớp học thân thiện, tích cực 3.2. Giải pháp 2. Tăng cường sự kết gắn, yêu thương giữa các thành viên trong lớp qua những hoạt động tương tác Có rất nhiều hoạt động xây dựng tập thể lớp thân thiện. tích cực. Tùy theo đặc điểm lớp học, giáo viên lựa chọn tổ chức các hoạt động cho phù hợp. Dưới đây là một số hoạt động tương tác góp phần tạo nên lớp học thân thiện, học sinh yêu thương. 3.2.1. Hoạt động thiết kế hộp thư vui - Thời gian thực hiện: Hộp thư được thiết kế vào đầu năm học và học sinh có thể viết thư gửi vào hộp bất kể lúc nào các em muốn - Không gian thực hiện: Tại lớp học - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh + Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tổ chức. + Học sinh tham gia. - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chia sẻ với học sinh về ý nghĩa hộp thư vui: Ai cũng có những lúc cảm thấy buồn rầu, thất vọng hay giận dữ. Những cảm xúc đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc học, cuộc sống của mình. Chính vì vậy, mỗi khi thấy không vui hay tức giận, hãy đến xem những thứ trong hộp thư mang lại niềm vui cho mình. Học sinh tự thiết kế hộp thư vui cho mình bằng cách: + Chuẩn bị vật liệu gồm tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng, bút màu. + Làm và trang trí một phong bì theo sở thích. 13
- + Đề tên, ghi sở thích… bên ngoài phong bì và dán vào vị trí để hộp thư vui của lớp. Bước 2: Công việc của các em là hàng ngày, quan sát ghi nhận những điểm tốt, những hành vi ứng xử tích cực, những hành động đẹp, ghi lại lời khen ngợi, động viên và bỏ vào hộp thư cho bạn. Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh kiểm tra, tập hợp những bức thư. Học sinh có thể tự xem thư mỗi ngày. Bước 4: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh đọc và chia sẻ hộp thư vui: Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên dành một khoảng thời gian nhất định tạo điều kiện để học sinh được chia sẻ những bức thư mà học sinh thích và gợi ý để các em phát huy những mặt tốt mà các em đã được khen ngợi. Lưu ý: Thứ nhất, giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng những bí mật của học sinh, không bắt học sinh đọc trước lớp những thư không muốn chia sẻ. Thứ hai, nếu học sinh viết những lời không hay, một số học sinh không có thư, giáo viên phải là người quan sát, ứng xử khéo để học sinh thích thú tham gia hoạt động này. - Kết quả: 100% học sinh trong lớp tham gia sôi nổi, các em đã hình thành thói quen nói lời yêu thương đối với các bạn. - Ý nghĩa: Đối với học sinh, giải pháp này tạo thêm một kênh để tạo thêm niềm vui đến trường; giúp cho các em cảm thấy được yêu thương; hướng tới những điều lạc quan, tích cực trong cuộc sống, khắc phục những trạng thái, suy nghĩ, hoàn cảnh, tâm lý chán nản, buồn bã hay cảm giác bị tổn thương để học tập có hiệu quả; Tạo nên một tập thể yêu thương, gắn bó. Đối với giáo viên, đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục tích cực của nhà trường, tăng cường những lời khen, hạn chế chê trách hay hình phạt tiêu cực đối với học sinh; giúp phát hiện và phát huy mặt tích cực của học sinh thông qua việc học sinh khen ngợi lẫn nhau. 14
- Hình ảnh: Hộp thư vui 3.2.2. Hoạt động “Bạn trong mắt tôi – Tôi trong mắt bạn”, “Lời trái tim” - Thời gian thực hiện: giờ ra chơi, cuối ngày học, tiết sinh hoạt đầu tiên hàng tháng. Hoạt động này duy trì suốt năm học. - Không gian thực hiện: Tại lớp học - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh - Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn tổ chức. - Học sinh tham gia thực hiện theo hướng dẫn. - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Đối với hoạt động “Bạn trong mắt tôi – Tôi trong mắt bạn”, công việc tiến hành như sau: Bước 1: Giáo viên dẫn dắt bằng một câu chuyện: Bài học từ dấu chấm đen Một vị giáo sư nọ yêu cầu sinh viên của mình chuẩn bị một bài kiểm tra bất chợt. Ông phát bài kiểm tra với mặt chữ úp xuống như thường lệ. Khi đã phát bài xong ông yêu cầu các sinh viên của mình bắt đầu làm bài. Tất cả đều ngạc nhiên bởi tờ giấy không có một câu hỏi nào, chỉ có một chấm đen nằm giữa. Giáo sư yêu cầu “Thầy muốn các em diễn tả những gì mà mình nhìn thấy”. Cả lớp đều bối rối bắt tay vào làm bài kiểm tra kỳ quặc này. Vào cuối giờ học, thầy giáo đọc to câu trả lời trong bài của từng em một trước lớp. Tất cả sinh viên đều viết có một cái chấm đen, họ cố gắng miêu tả màu sắc và vị trí của nó trên trang giấy. Khi cả lớp đã im lặng, thầy giáo bắt đầu giải thích. Thầy sẽ không chấm điểm bài này mà chỉ muốn các em hãy suy nghĩ về bài học sau đây… 15
- “Không một ai trong các em viết về phần trắng của tờ giấy. Tất cả đều chỉ tập trung vào điểm đen và điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống. Chúng ta luôn luôn chỉ nhìn vào những điểm xấu của nhau. Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, có đôi khi mắc lỗi lầm. Nhưng chỉ vì cái xấu, mà ta đánh giá sai về nhau thì quả là đáng tiếc. Bởi có thể lỗi lầm đó chỉ nhỏ xíu như một chấm đen chiếm 1/99 tờ giấy trắng, mà chúng ta bỏ đi một tờ giấy đẹp, có nên chăng.” Vị giáo sư kết thúc phần giải đáp của mình trong tràng pháo tay không ngớt của cả lớp. Họ nắm tay nhau, trao cho nhau nụ cười và những cái nhìn trừu mến thể hiện tình nhân ái”. Quả đúng vậy, cuộc sống này vốn dĩ là một món quà và ta luôn luôn có lý do để tận hưởng nó. Tuy nhiên, chúng ta luôn nhìn vào những điểm tối của ai đó trong gia đình, lớp học, những điểm tối đó rất nhỏ so với những gì chúng ta đang có nhưng chính nó lại là những điều làm chúng ta bận tâm nhất. Sự soi mói, để tâm đến những điều nhỏ nhặt sẽ khiến bạn tốn thời gian để hoài nghi về cuộc sống, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi khoảng thời gian đẹp đẽ để tận hưởng và tìm kiếm những điều tuyệt vời. Vì thế thay vì chú ý vào chấm đen đó, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu cái khoảng trắng rộng lớn ấy. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ tìm những ưu điểm, mặt tốt của các bạn trong lớp mình thông qua những hoạt động hấp dẫn. Để hoạt động này có ý nghĩa, nhiệm vụ của các em là chuẩn bị một cái bảng, những tấm thẻ hay những mảnh giấy, ảnh cá nhân của các học sinh trong lớp Bước 2: Đầu tuần, dựa trên tinh thần xung phong, lớp chọn ra hai học sinh và ghi tên của hai học sinh đó lên giữa tấm bảng. Việc học sinh tự xung phong tham gia hoạt động sẽ làm các em mạnh dạn, tự tin và ý thức hơn trong học tập cũng như các hoạt động. Bước 3: Trong giờ sinh hoạt, bản thân học sinh xung phong sẽ đưa ra những lời tự nhận xét về mình. Sau đó, tất cả học sinh trong lớp và giáo viên chủ nhiệm cũng đưa ra những nhận xét tích cực về mỗi người trong hai học sinh đó. Bước 4: Sau đó lời nhận xét này sẽ được viết lên một tấm thẻ hay mảnh giấy và ghim vào bên cạnh bức ảnh để trao cho học sinh. Ảnh của học sinh được dán ở bìa. - Kết quả: Trong quá trình tổ chức, tôi thấy học sinh lớp rất hăng hái tham gia. Những học sinh được bạn mình đưa ra những lời nhận xét tích cực rất vui. Tuy nhiên vẫn 16
- có những lời góp ý thẳng thắn hoặc lời chê bai bạn mình. Trong hoàn cảnh đó, tôi khéo léo phân tích để các em bình tĩnh đón nhận, để điều chỉnh. - Ý nghĩa: Giải pháp này giúp: Học sinh nhận thấy được những điểm tích cực của bạn mình và nhận ra rằng các em được quý trọng. Học sinh nhận được những lời khen, nhận xét tốt sẽ rất vui, tự hào và luôn nhắc mình phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng, yêu thương của tập thể. Không khí lớp học sẽ vui tươi, các thành viên trong lớp gắn kết, tin tưởng nhau hơn. Hình ảnh: Bạn trong mắt tôi – Tôi trong mắt bạn Đối với hoạt động“Lời trái tim”, các bước tiến hành như sau: Bước 1: Tôi chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một một trái tim được cắt từ giấy màu đỏ.Tôi yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe câu chuyện. Mỗi khi nhân vật trong câu chuyện bị tổn thương bởi phải nghe một lời trách móc, chê bai, một câu nhận xét tiêu cực của người khác thì các em xé một mảnh của trái tim. Câu chuyện như sau: Chuyện của Lan Mấy hôm nay, do ba đi về quê nên Lan phải để phụ mẹ bán hàng ăn sáng. Do không quen công việc nên Lan làm có phần lúng túng, vụng về. Khách vào ăn mỗi lúc một đông, mẹ luôn miệng hối, Lan hấp tấp và làm vỡ bát. Mẹ Lan không giữ được bình tĩnh đã mắng cô trước mặt mọi người. Điều này làm cô bé buồn lắm. 17
- Lan đến lớp muộn, cô giáo đang giảng bài quay ra bảo em: “Sao em đi học muộn thế? Đi muộn hãy đứng đấy, chờ hết tiết mới được vào”. Lan đứng nhìn lớp học, nhìn cô giáo giảng bài, lòng em nặng trĩu. Tiết học kết thúc, Lan bước vào chỗ ngồi của mình. Bất ngờ, Minh – cô bạn ngồi bên trách “Tại cậu mà tổ mình bị trừ điểm thi đua đấy”. Thật phiền! Bước 2: Tôi kết thúc câu chuyện và hướng dẫn học sinh tiến hành thảo luận xoay quanh các câu hỏi sau: - Trái tim của Lan còn nguyên vẹn không? - Có bao nhiêu trong số chúng ta đã bị tổn thương bởi những lời trách giống như nhân vật Lan đã phải chịu? Các em có thể chia sẻ những câu chuyện tương tự? Và hãy nói ra cảm nghĩ của em lúc đó? Bước 3: Tôi phát cho mỗi nhóm một tờ giấy trắng khổ A4, băng dính và đề nghị các nhóm trong 2 phút dán lại trái tim đã bị xé vào tờ giấy A4. Sau đó, các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng, quan sát và bình luận về hình trái tim bị dán lại. Tôi nêu câu hỏi: Các em quan sát và cho biết hình trái tim còn nguyên vẹn như cũ không? Bước 4: Căn cứ vào câu trả lời của các nhóm, tôi kết luận: Dù trái tim đã được dán lại, bề mặt trái tim vẫn còn những vết xé. Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những rạn nứt không thể nào xóa bỏ được. Do đó, chúng ta cần hạn chế tối thiểu việc làm tổn thương người khác. Và thay vì nói những lời chê bai, trách móc, chúng ta tạo thói quen nói lời yêu thương, khích lệ, động viên. - Kết quả: 100% học sinh trong hưởng ứng hoạt động một cách tích cực. Các em tập trung lắng nghe, thảo luận rất sôi nổi. Cả lớp đều đồng tình: Cảm giác khi nhận lời chê bai, trách móc thật là tồi tệ. Cảm xúc tiêu cực đó ảnh hưởng rất lâu và rất khó khăn để vượt qua hoặc loại bỏ nó. Và vì thế, mỗi người đều phải rút cho mình bài học trong ứng xử để không làm tổn thương những người xung quanh. - Ý nghĩa: Giải pháp này giúp: Học sinh học cách đối mặt với những tổn thương do người khác gây ra cho mình và nhận thức được lời nói của mình có thể gây tổn thương cho người khác. Vì thế, thay vì nói những lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu tôn 18
- trọng chê bai, giễu cợt chúng ta nên dùng những lời động viên, khen ngợi, lời nói từ trái tim để người nghe không bị tổn thương. Đó là cách các em xây dựng môi trường học tập ngày càng thân thiện, văn minh. Hình ảnh: Lời trái tim 3.2.3. Hoạt động xây dựng nhật ký lớp - Thời gian thực hiện: Linh hoạt trong tuần và tổng kết nhật kí lớp vào tiết sinh hoạt thứ 7 – tuần thứ 4 mỗi tháng. Hoạt động này duy trì suốt năm học. - Không gian thực hiện: Tại lớp học - Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; giáo viên bộ môn; phụ huynh học sinh; học sinh; học sinh lớp khác. + Giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn + Học sinh chuẩn bị một quyển số lớn và dán một tấm ảnh của cả lớp lên bìa. Quyển sổ được treo ở cuối lớp học. - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người đầu tiên đặt bút ghi vào quyển nhật kí và nói rõ lí do vì sao mình yêu cầu học sinh làm công việc này cũng như định hướng học sinh sẽ ghi những gì vào trong quyển nhật kí của lớp. 19
- Bước 2: Tiếp đến giáo viên chủ nhiệm mời các thành viên trong lớp, các giáo viên bộ môn, đại diện học sinh lớp khác tới lớp học viết những lời bình luận tích cực, những ý kiến đóng góp, đề đạt nguyện vọng… về lớp học vào cuốn nhật ký lớp. Riêng cha mẹ học sinh viết vào một tờ giấy và nhờ học sinh mang lên ghim vào sổ. Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm sẽ thu lại cuốn nhật kí vào chiều thứ 6 tuần cuối cùng của tháng. Tập hợp những nội dung chung và riêng tư để cùng lớp thảo luận vào tiết sinh hoạt vào sáng thứ 7. Bước 4: Trong tiết sinh hoạt lớp, học sinh sẽ lên đọc, thảo luận trước lớp những ý kiến chung. Trước những yêu cầu chính đáng để cải thiện chất lượng lớp học, giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm giải pháp và trả lời trực tiếp với các em trên lớp. Với những học sinh gặp khó khăn trong học tập hoặc những vấn đề khác, giáo viên sẽ gặp riêng và tìm hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng để động viên, giúp đỡ các em. - Kết quả: 100% học sinh trong lớp và khách mời đều hưởng ứng tích cực hoạt động này và mong muốn duy trì suốt năm học. Sau một thời gian, tập thể lớp đã nhận được những lời nhận xét rất tích cực về lớp. Cụ thể như sau: Giáo viên chủ nhiệm: “Cô thấy vui và thoải mái khi bước vào lớp; yêu và gắn bó với lớp mình”! Giáo viên bộ môn viết: “Đây là một tập thể tích cực! Tôi thấy mình có thật nhiều cảm hứng khi bước vô dạy lớp này. Phụ huynh viết :“Tôi rất vui khi con tôi được sống và học tập trong tập thể đoàn kết, các con biết quan tâm, nhắc nhở nhau học tập cũng như rèn luyện”. Một học sinh ở một lớp học khác đã nhận xét: “Lớp học rất vui và bản thân em rất thích sang chơi với các bạn trong lớp”. Học sinh trong lớp cho biết : “Em rất hào hứng với các phong trào học tập, vui chơi của lớp.”. - Ý nghĩa: Tạo nên tính tương tác giữa Giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn, Phụ huynh học sinh và tập thể lớp, cũng như từng thành viên trong lớp, ngoài lớp. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn