Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT
lượt xem 4
download
Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý sao cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến môi trường ở địa phương nói riêng và môi trường sống của cộng đồng nói chung. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để hình hành năng lực sống tự lập cho các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT
- MỤC LỤC Nội dung Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 I. Lí do chọn đề tài 3 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 B. NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lí luận 5 II. Cơ sở thực tiễn 6 1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi 6 trường trong trường học nói chung trong môn Địa lý nói riêng 2. Tình hình thực tế của việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục 6 bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Thực trạng dạy tích hợp liên môn ở trường THPT 7 4. Các biện pháp tiến hành 8 III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯA TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ 8 GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ CẤP THPT 1. Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích 8 hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT 2. Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan 9 và kiến thức về môi trường (ở địa phương, trong nước, trên thế giới), các biện pháp bảo vệ môi trường. 3. Giáo viên cần chủ động đưa nội dung Tích hợp Liên môn và Giáo 11 dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy với những bài liên quan. Nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp. 4. Phương pháp đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường 12 vào môn Địa lý. 5. Một số kỹ thuật dạy học tích cực góp phần đưa Tích hợp liên môn 16 và Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý đạt hiệu quả cao. IV. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG TÍCH 20 HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1
- V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 42 1. Bảng số liệu cho thấy sự thay đổi trong vốn hiểu biết của một số 42 môn học có liên quan tới nội dung học môn Địa lý của học sinh sau khi áp dụng đề tài trong năm học 2019 - 2020 2. Bảng số liệu cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về 42 vấn đề môi trường sau khi áp dụng đề tài trong năm học 2019 – 2020. 3. Hiệu quả của đề tài 43 4. Một số hình ảnh cụ thể 44 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 47 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 2
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Thực trạng của vấn đề Thế giới cùng với vòng xoay của nó đang ngày càng phát triển lên trình độ cao hơn buộc con người cũng phải liên tục thay đổi để bắt kịp với xu thế của thời đại. Việc đổi mới giáo dục, đổi mới việc dạy và học cũng không nằm ngoài xu thế ấy nhưng câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng tích hợp, trong đó Tích hợp liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng? Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu chung xuyên suốt nhiều năm trở lại đây của giáo dục là: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Dạy học tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa. Việc dạy học Địa lí có sự tích hợp với các bộ môn khác như Lịch sử ,Văn học, Vật lí, Hóa học, Giáo dục quốc phòng, giáo dục công dân, có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ… làm cho mỗi bài học Địa lí mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh. Các em không chỉ hiểu mà còn biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Tại sao phải đưa nội dung tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý. Như chúng ta đã biết, Trái Đất của chúng ta là hành tinh duy nhất có tồn tại sự sống, tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của con người do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đang bị xuống cấp trầm trọng về cả môi trường tự nhiên (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, sự xuống cấp của các thành phần tự nhiên) cũng như môi trường xã hội (với sự xuống cấp, suy đồi trong đạo đức, lối sống…). Việt Nam chúng ta lại lại một trong những nước đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề biến đổi khí hậu và từng ngày, từng giờ những hậu quả đó vẫn không ngừng tiếp diễn. Nhận thức được tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên môn Địa lý, tôi luôn trăn trở về điều này. Vì thế, trong Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm, suy nghĩ của mình trong việc đưa Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn vào trong giảng dạy Địa lý với sáng kiến: “Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT” 2. Ý nghĩa của sáng kiến Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng 3
- dạy môn Địa lý sao cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến môi trường ở địa phương nói riêng và môi trường sống của cộng đồng nói chung. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để hình hành năng lực sống tự lập cho các em. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến chủ yếu đề cập đến vấn đề chuyên môn trong giảng dạy môn Địa lý cấp THPT với một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường khi giảng dạy môn học này. - Đề xuất các biện pháp cải tiến cách làm và cách vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. 2. Đối tượng nghiên cứu: + Các giáo viên giảng dạy môn Địa lý cấp THPT và cả những giáo viên giảng dạy các bộ môn khác trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu là đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào trong việc giảng dạy các môn học. + Các em học sinh, góp phần giúp các em có thêm hiểu biết về các môn học khác để các em có kỹ năng, hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời, tăng cường thêm khả năng, sự hiểu biết, nhận thức về thực trạng cũng như hướng giải quyết vấn đề môi trường của địa phương – nơi các em sinh sống. + Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học tập môn địa lý của học sinh cấp THPT. 4
- B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tích hợp trong Tiếng Anh có nghĩa là Integration- có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo "Từ điển giáo dục học" , Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001 quan niệm tích hợp được trình bày như sau: + Tích hợp: Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. + Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau. + Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. + Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau. - Quan niệm tích hợp theo Susan M Drake (2007) : Xây dựng chương trình tích hợp dựa trên chuẩn, các môn học này được xây dựng theo 5 mức độ tích hợp : + Tích hợp trong một môn học: Tích hợp trong nội bộ môn học + Tích hợp đa môn: Có các chủ đề, các vấn đề chung giữa các môn học tuy nhiên các môn vẫn nghiên cứu độc lập theo góc độ riêng biệt + Tích hợp liên môn: Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có những chủ đề, vấn đề, chuẩn liên môn, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn là chung + Tích hợp xuyên môn: Cách tiếp cận từ cuộc sống thực và sự phù hợp đối với HS mà không xuất phát từ môn học với những khái niệm chung. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm dạy học tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) đã và đang được áp dụng ở tất cả các nhà trường trong cả nước. Giáo dục tích hợp trong từng môn học cũng có sự khác biệt. Với môn Địa lý có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Có người cho rằng: mỗi một môn học có một đặc thù riêng, một hệ thống kiến thức riêng. Làm sao lồng ghép nội dung kiến thức của môn học này với nội dung kiến thức của môn học khác. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Người giáo viên cần phải có sự lồng ghép hài hòa, khéo léo để khi học môn Địa lý học sinh không chỉ có hiểu biết về các môn học khác, hiểu biết về môi 5
- trường sống của loài người để tăng cường hiểu biết cũng như sự hấp dẫn của môn học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học nói chung trong môn Địa lý nói riêng Hiện nay, hiện tượng học lệch, sự phát triển thiếu toàn diện trong nhận thức, quan điểm, hành động đang là vấn đề bức thiết trong các nhà trường nói riêng, trong xã hội nói chung. Ta dễ dàng bắt gặp một nhà khoa học, một tiến sỹ có rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu Khoa học nhưng lại là những con người của sách vở, thiếu kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Vì sao lại có những con người như vậy? - Đó chính là kết quả của việc học lệch. Hơn thế thực tiễn cho thấy dạy học tích hợp (trong đó có tích hợp liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại (trong đó có cả vấn đề về môi trường - ô nhiễm môi trường- vấn đề bức thiết và nóng bỏng với mọi thời đại, mọi quốc gia trên toàn cầu) Giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Môn Địa lý là môn học giúp con người có được hiểu biết cụ thể về cuộc sống nên đưa Giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) vào môn học này góp phần tạo nên con người hoàn thiện hơn, chuẩn mực hơn, có kỹ năng và thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc sống 2. Tình hình thực tế của việc đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp (Tích hợp Liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường) được thể hiện rất rõ trong một số môn học ở Tiểu học như môn : “Cách trí” sau đổi thành môn : “Khoa học thường thức”. Cho tới năm 1987, việc nghiên cứu và xây dựng môn: “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội’’ đã được đưa vào dạy học ở các trường cấp I. Đến năm 2012 thì quan điểm dạy học tích hợp (Liên môn và tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường) được đồng loạt triển khai, mở rộng trên tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân và được coi là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhưng việc đưa nội dung dạy học tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) mặc dù đã được tập huấn ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy học tích (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao bởi: + Về phía giáo viên: đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa trang bị cơ sở lý luận dạy học liên môn một cách 6
- chính thống nên khi giảng dạy giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu giáo dục tích hợp (Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường) và còn chưa coi trọng việc dạy học theo hướng tích hợp với đối tượng học sinh và với điều kiện thực tiễn của địa phương. Có những giáo viên còn chưa trang bị nhiều hiểu biết về môi trường, về các môn học khác và cũng chưa thực sự có ý thức đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục môi trường vào trong công tác giảng dạy. Đại đa phần giáo viên chỉ tập chung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản của bài học, ít chú trọng mở rộng, đặc biệt là lồng ghép tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và bài dạy của mình. + Về phía học sinh: Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc học tập các môn học một cách toàn diện, vẫn học tập theo xu hướng học lệch, học tủ, học với mục tiêu chủ yếu để đỗ vào các trường cấp III, trường Đại học.Và các em vẫn học theo xu thế thụ động bởi các em chưa có được các tri thức về các lĩnh vực khác như môi trường, xã hội, đời sống… Điều kiện thực tiễn của địa phương, trường học nơi các em sinh sống và học tập cũng chưa có nhiều hoạt động tác động đến nhận thức của các em về vấn đề này. + Về chương trình Sách giáo khoa của môn Địa lý hiện nay được viết theo hướng đơn môn, chương trình biên soạn nặng về việc cung cấp kiến thức ít chú trọng tới việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Nội dung nhiều bài thì khô khan thiên về việc cung cấp các kiến thức về tự nhiên của các vùng miền ít xen kẽ và đề cập tới các vấn đề khác. + Tư liệu dạy học thiếu, đặc biệt là hệ thống tranh, ảnh, sách báo còn hạn chế. Vì thiếu cơ sở vật chất nên một số hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường hay thời gian để tổ chức các tiết học, các hoạt động thực tiễn lồng ghép kiến thức liên môn không có thời gian và cũng không đủ kinh phí để thực hiện. + Thời lượng của một tiết học hạn chế (chỉ có 45 phút) nên việc giáo dục tích hợp (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn) vào trong tiết học đòi hỏi sự gia công nhiều của giáo viên. Và nếu không cẩn thận giờ học môn Địa lý sẽ giống như một nồi lẩu thập cẩm với rất nhiều gia vị, học sinh sẽ không thể nhận thức được đâu là vấn đề chính trọng điểm của bài học. 3. Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và thực trạng môi trường ở địa phương Trường chúng tôi là một trong những trường rất đặc biệt có đầy đủ các cấp học và nhiều đối tượng học sinh, từ những học sinh có học lực trung bình ở ngoài đến các em ở làng trẻ, các học sinh nghèo từ các huyện về, với mặt bằng học lực học sinh không đồng đều. Vì thế hoạt động dạy học tích hợp chủ yếu dựa vào sự nỗ lực của các giáo viên trong quá trình giảng dạy. Học sinh trong trường thì thiếu sự đồng đều trong nhận thức nên việc đưa nội dung tích hợp vào giảng dạy còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (vì một số học sinh, mục tiêu đưa nội dung kiến thức cơ bản còn gặp khó khăn huống chi là thời gian để mở rộng ra những kiến thức 7
- có liên quan của môn học khác). Mặt khác, với vấn đề về môi trường thì mặc dù, là một thành phố phát triển năng động về kinh tế nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ dân, rác thải của khu chợ đầu mối, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất… 4. Các biện pháp tiến hành 4.1. Biện pháp chung - Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về bài học, môn học từ đó lồng ghép thêm một số nội dung có liên quan tới các môn học khác và lồng ghép thêm các kiến thức về môi trường của địa phương, của nước ta và các nước trên thế giới cũng như biện pháp cụ thể cho vấn đề này 4.2. Biện pháp riêng đối với môn Địa lý - Kết hợp giáo dục văn hóa với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và nội dung của các môn học có liên quan trong môn Địa lý (giáo dục tri thức kết hợp với đạo đức và lối sống) - Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp mang tính thực tiễn (phần này sẽ được phân tích rõ hơn ở các mục sau) - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để hoạt động này mang tính hiệu quả cao. III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐƯA TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS 1. Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THPT - Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác và môi trường không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan. Ví dụ: Khi giáo viên phân tích về đặc điểm Giao thông vận tải nước ta (Địa lý lớp 12). Học sinh đang tìm hiểu về mạng lưới và các loại hình Giao thông vận tải như: đường bộ, đường sông, đường biển… mà giáo viên lại tích hợp với môn Âm nhạc với các tác phẩm viết về các con đường hay tích hợp với môn Vật lý khi nghiên cứu về nguyên liệu, cách thức tạo ra các loại giao thông vận tải thì quả thực không đem lại hiệu quả cho bài học mà còn làm học sinh mất tập trung. - Phải đảm bảo đặc trưng của môn học (phù hợp đặc trưng của giờ dạy về tự nhiên, kinh tế xã hội), không biến giờ học Địa lý thành giờ bảo vệ môi trường hay giờ học của các môn khác. - Không tăng thêm nội dung kiến thức dẫn đến quá tải Thời lượng một tiết học chỉ có 45 phút. Người giáo viên vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản và biết lồng ghép nội dung các môn 8
- học cũng như nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài dạy (nếu có). Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải kiến thức tổng hợp, có sự phân chia thời gian hợp lý, hài hòa và dẫn dắt một cách hấp dẫn vấn đề về môi trường và nội dung kiến thức của các môn học có liên quan để kích thích sự hăng say của học sinh mà bài dạy vẫn đạt hiệu quả cao nhất - Các vấn đề về môi trường và nội dung kiến thức các môn có liên quan cần được chia nhỏ trong từng bài học, trong từng nội dung của bài. - Chỉ tích hợp các mức độ phù hợp (có thể là tích hợp toàn phần, bộ phận hay chỉ ở mức độ liên hệ). - Giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khi đưa Tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy. Bởi không phải người giáo viên nào cũng có tài thu hút người đối diện – các em học sinh. Để tạo được sự hấp dẫn ấy, đòi hỏi người giáo viên phải biết tự rèn luyện - từ giọng điệu, hành động hay nhờ những tác động tích cực của các đối tượng khác như: tranh ảnh, video, sự khích lệ… 2. Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học có liên quan và kiến thức về môi trường (ở địa phương, trong nước, trên thế giới), các biện pháp bảo vệ môi trường. - Để có được kiến thức về các môn học khác và kiến thức về môi trường giáo viên cần: + Chủ động thu thập thông tin từ tạp chí, Internet, thời sự, từ thực tiễn đời sống + Nghiên cứu các tài liệu liên quan đặc biệt là vận dụng các kiến thức đã được học trong các nhà trường từ Tiểu học cho tới các trường chuyên nghiệp. - Người giáo viên cần nắm được những kiến thức cơ bản một số môn học và kiến thức cơ bản về môi trường. + Kiến thức cơ bản của các môn học như: Môn Toán: Cách tính toán số liệu, con số, các tính chất cơ bản trong toán học như tính chất đối xứng, tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, số đo, cách đo đạc… Môn Vật lý: Kiến thức về phần cơ học, nhiệt học, quang học, âm học, điện học.. Môn âm nhạc: Các tác phẩm âm nhạc liên quan tới kiến thức của bài .. Môn Sinh học như kiến thức về thực vật, động vật, con người, kiến thức về gen và di truyền, mối quan hệ giữa con người, sinh vật với môi trường và hệ sinh thái. Môn Hóa học: các nguyên tố, vai trò của nó, các phản ứng hóa học cơ bản. Môn Lịch sử: Lịch sử Thế giới và lịch sử dân tộc. Môn Công nghệ: Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt… 9
- Môn Tin học: Các ứng dụng Công nghệ thông tin… + Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về môi trường như: * Về môi trường tự nhiên. - Đất đai: Đây là nguồn tài nguyên có giới hạn nhưng thực trạng thì càng ngày càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều yếu tố (tự nhiên và quan trọng nhất là do sự tác dộng của con người). Mỗi năm trên thế giới có khoảng trên 10.000 hecta đất bị hoang mạc hóa. Việt Nam có mỗi năm mất đi hàng trăm hecta đất . - Nước: Nguồn nước trên thế giới đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm trầm trọng. Chỉ có 15% dân số trên thế giới có nước sạch để dùng. Ô nhiễm nguồn nước là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, do sự biến đổi khí hậu tác động. - Không khí: Ô nhiễm khói bụi, mùi hóa chất. Thậm chí có nơi nồng độ ô nhiễm vượt vài chục lần mức cho phép như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay trong tháng 12 vừa qua cả thế giới không khỏi bàng hoàng khi Bắc Kinh – thành phố lớn của Trung Quốc lần đầu tiên phải treo báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm trầm trọng của không khí . Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động của con người. - Khí hậu: Bị biến đổi ngày càng trở nên khắc nghiệt. Trái đất ngày càng nóng lên, thiên tai ngày càng nhiều với tính phức tạp ngày càng cao như động đất, sóng thần, bão lũ...Và Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu sự biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới. - Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt dần (cả về tài nguyên có thể phục hồi và không thể phục hồi): do hoạt động khai thác triệt để, quá mức và cách sử dụng lãng phí của con người. - Rừng và đa dạng sinh học: Ngày càng cạn kiệt, suy giảm với hàng trăm loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Sự đa dạng sinh học ở biển đang ở mức báo động với rất nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. * Về môi trường xã hội với những vấn đề cơ bản. - Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. - Lối sống thực dụng, vị kỷ cá nhân. - Mặt trái của cơ chế thị trường - Vấn đề coi nhẹ giá trị tinh thần, văn hóa. - Đề cao mãnh lực của đồng tiền - Các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn học đường nói riêng. * Giáo viên cần hiểu và nắm rõ các biện pháp vảo vệ môi trường như: 10
- - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước với các cơ chế pháp lý, chính sách (như các chế tài xử phạt nghiêm minh với các cơ quan, cá nhân vi phạm bằng các chính sách pháp luật) - Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường bằng khoa học kĩ thuật như: Công nghệ xử lý chất thải (bằng công nghệ Unitank hay công nghệ SBR, công nghệ sinh học), thay đổi cách tiêu dùng( sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi nilong…) - Đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền giáo dục về môi trường bằng nhiều biện pháp: Tuyên truyền trong trường học, trên phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng hành động, việc làm thực tế.(Đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhất, tác động nhanh nhất và có hiệu quả nhất) 3. Giáo viên cần chủ động đưa nội dung Tích hợp Liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy với những bài liên quan. Nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp. VD: Khi dạy bài: Liên Bang Nga (Bài 8- SGK Địa lý 11) kiến thức môi trường cần được tích hợp ở bài này trong các trường hợp sau: + Khi dạy về điều kiện tự nhiên và dân cư, cần nhấn mạnh đến vị trí lớn lao của rừng Taiga ở nước này. Đây là 1 trong 2 lá phổi xanh của thế giới, có tác dụng điều hoà khí hậu thế giới, nếu không có hoặc bị phá hoại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu thế giới. + Nước Nga là đất nước rộng lớn nhất thế giới, dân số không quá đông nên việc sử dụng đất đai với cường độ không lớn, nên đất đai, điều kiện tự nhiên ít thay đổi theo hướng không có lợi. + Tuy vậy, nước Nga cũng để xảy ra những vụ việc làm ô nhiễm môi trường như các vụ rò rỉ ống dẫn dầu, vụ rò rỉ nhà máy điện nguyên tử Chécnôbưn đây là thảm họa của đất nước này, không những đã làm chết người mà còn gây ô nhiễm một vùng rộng lớn và ảnh hưởng lâu dài. Kiến thức này được tích hợp khi giảng về ngành năng lượng nước Nga, giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh hoặc video về vấn đề này Hay khi dạy bài: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” (bài 8- SGK Địa lý 12) thì giáo viên có thể tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi: Nguyên nhân khiến biển nước ta bị ô nhiễm. Giải pháp cho vấn đề này là gì? Và khi học sinh trả lời giáo viên có thể chốt và nêu ra các giải pháp như: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của con người bằng việc tuyên truyền, cùng hành động hoặc đưa ra các chế tài xử lý nghiêm minh với các trường hợp vi phạm. Áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong việc xử lý nước thải bằng công nghệ cung cấp đủ oxi 11
- (công nghệ Aerotank) (Tích hợp bảo vệ môi trường, môn sinh học, hóa học, môn Giáo dục công dân) 4. Phương pháp đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý. - Nhóm phương pháp dùng lời. + Dùng lời để giảng giải: Người giáo viên sẽ dùng lời nói, ngôn ngữ để giảng giải các vấn đề liên quan tới các môn học và các vấn đề về môi trường. Ví dụ: Khi dạy bài “Dân số và sự gia tăng dân số” (Bài 22 - SGK Địa lý 10) GV nêu vấn đề: “Sự gia tăng dân số và hậu quả” và đưa ra các câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời: Gia tăng dân số diễn ra chủ yếu ở những nước nào?Hậu quả của sự gia tăng nhanh?Muốn khắc phục hậu quả đó thì các nước cần làm gì? HS trả lời: Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Về kinh tế: Kìm hãm sự phát triển kinh tế Về xã hội: Chất lượng cs thấp, khó khăn trong giải quyết vấn đề về việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa.... Về môi trường:Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, không gian cư trú chật hẹp. (tích hợp Toán học, sinh học, Giáo dục bảo vệ môi trường) Hay khi dạy bài: “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” (Bài 10 tiết 2 - SGK Địa lý 12) phần ảnh hưởng của thiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống, sau khi trình bày được những thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và phân tích được mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên đến các ngành kinh tế khác thì GV có thể liên hệ thực tế: Tình trạng hạn hán kéo dài của DH Nam Trung Bộ năm 2014-2015 và hạn mặn xảy ra tại ĐB Sông Cửu Long năm 2015. Gần đây là hiện tượng lũ quét xảy ra ở miền núi phía Bắc, ngập lụt xảy ra ở ĐB sông Hồng, sạt lở xảy ra tại ĐB sông Cửu Long 2017→ giúp HS khắc sâu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam ngày càng rõ nét (tích hợp GDBVMT) +Phương pháp vấn đáp (đàm thoại gợi mở) Giáo viên ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể nêu ý kiến, giáo viên sẽ giúp các em giảng giải bằng cách đàm thoại và gợi mở bằng hệ thống câu hỏi nhỏ hơn có quan hệ logic với nhau. Ví dụ: Khi dạy bài: “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (Bài 42 – SGK địa lý 10 ) giáo viên có thể hỏi: + MTTN có các chức năng nào? + Nêu Vai trò của MTTN? 12
- +Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người? + Cho 1 số ví dụ chứng minh MTTN không đóng vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người? (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) - Phương pháp thuyết trình theo quan điểm đổi mới. Giáo viên mô tả, thuyết trình các sự việc, hiện tượng liên quan tới các môn học và môi trường. VD: Khi dạy bài “Sóng. Thủy triều. Dòng biển” (Bài 16 - SGK Địa lý 10) ngoài những khái niệm, nguyên nhân của thủy triều, giáo viên có thể thuyết trình, mở rộng thêm để học sinh hiểu được thế nào là thủy triều đen, thủy triều đỏ: Thủy triều đỏ là do sự dư thừa lượng đạm và Ni-tơ từ nước thải sinh hoạt, phân hóa học…làm cho loại Tảo đỏ có chứa chất độc phát triển rất nhanh chiếm hết lượng Oxi trong nước khiến cho các sinh vật chết hàng loạt, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường nặng. Thủy triều đen là sự ô nhiễm nghiêm trọng nhất của các vùng biển do váng dầu, do nước thải sinh hoạt…làm giảm lượng PH tăng nồng độ các gốc Axít, Kali, Nitrat làm các sinh vật thiếu oxi và chết hàng loạt. Ở Việt Nam thủy triều đỏ đã xảy ra ở Bình Thuận vào trung tuần tháng 7 năm 2002, và thủy triều đen ở các tỉnh miền Trung vào tháng 1 năm 2007 (do hiện tượng tràn dầu) (Tích hợp môn sinh học, hóa học, giáo dục bảo vệ môi trường) - Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề + Giáo viên cần tạo ra các tình huống ra có vấn đề. (các tình huống có liên quan đến các môn học và việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh) Sau đó học sinh sẽ cùng với sự hướng dẫn của người giáo viên để giải quyết vấn đề. Cuối cùng là giáo viên chốt, kết luận và đưa ra biện pháp. VD: Dạy bài: “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” (Bài 3 - SGK Địa lý 11) Giáo viên đưa ra một số vấn đề về môi trường hiện nay như :Biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và địa dương, suy giảm đa dạng sinh học... để học sinh biết được môi trường hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường GV đặt ra câu hỏi: nguyên nhân, hậu quả và biện pháp cho những vấn đề trên là gì? Liên hệ Việt Nam? Học sinh: Thảo luận và đưa ra ý kiến. Giáo viên kết luận: Cần giữ vững, duy trì nguồn lợi từ biển cả để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, nâng cao đời sống của người dân bằng các biện pháp: Khai thác đi đôi với bảo vệ, tăng cường tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của người dân vùng biển và du khách tới tham quan, khai thác có kế hoạch bằng các phương tiện khoa học kĩ thuật tiên 13
- tiến, giữ gìn chủ quyền biển đảo, xây dựng các phương án để làm tăng giá trị của biển. ( Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) -Sử dụng phương pháp quan sát trực quan Phương pháp này nhằm khơi dậy, khích lệ trí tò mò, ham học hỏi, gây hứng thú cho học sinh và phương pháp này có thể áp dụng với hầu hết các bài. Đặc biệt phương pháp này rất phù hợp với những nội dung có Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường. Với môn Địa lý, phương pháp trực quan được thể hiện bằng việc sử dụng các phương tiện trực quan như: Sử dụng bản đồ Sách giáo khoa, Atlat địa lý, tranh, ảnh Địa lý, băng, đĩa hình, biểu đồ, số liệu thống kê. VD: Khi dạy bài : “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” (Bài 3- SGK Địa lý 10 )giáo viên sử dụng hình ảnh và cho học sinh quan sát tranh và mô tả: Đây là hình ảnh biến đổi khí hậu trên Trái Đất và đây là hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí và nguồn nước trên thế giới? Hậu quả của vấn đề này? Biện pháp hạn chể? Liên hệ tình trạng ô nhiễm ở địa phương em? (Khi học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi các em đã phải vận dụng kiến thức về môi trường và kiến thức của rất nhiều môn học như: môn sinh học, hóa học, môn công nghệ, môn Giáo dục công dân.., giáo dục bảo vệ môi trường) Hay khi dạy bài : “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” (Bài 9 - SGK Địa lý 10) GV cho HS xem những hình ảnh về quá trình Vận chuyển, bóc mòn và bồi tụ hay các video về một số thiên tai do tác động của ngoại lực như : sạt lở đất đá, lũ quét… để từ đó học sinh rút ra được nội dung chính và học nhận thức được các nhân tố ngoại lực tác động làm thay đổi địa hình theo chiều hướng tiêu cực, học sinh cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên. -Phương pháp hình thành biểu tượng địa lý Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát một số sự vật, hiện tượng hoặc các sự vật hiện tượng các em quan sát được trong thực tế để rút ra các nội dung kiến thức cơ bản (có liên quan đến nội dung các môn học hay nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường) VD: Khi dạy bài : “Thực hành: đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu” (Bài 14 SGK Địa lý 10) giáo viên có thể cho học sinh quan sát 4 biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và 4 bức tranh tiêu biểu cho 4 kiểu môi trường và yêu cầu học sinh phát hiện và phân biệt được đặc điểm cơ bản của 4 kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải Hay khi dạy bài : “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật” (Bài 18 – SGK Địa lý 10 ) giáo viên có thể cho học xem một 14
- số hình ảnh về chặt phá rừng cũng như trồng rừng để học sinh thấy được ảnh hưởng to lớn của con người đến sinh vật, từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho học sinh. (Tích hợp GDBVMT) - Phương pháp hoạt động nhóm Giáo viên chia lớp theo từng nhóm nhỏ. Sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Mỗi nhóm một nhiệm vụ, hoặc tất cả các nhóm cùng chung một nhiệm vụ). Sau đó các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, chốt kiến thức. Ví dụ: khi dạy bài “ Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh chỉnh của lớp vỏ địa lý” (Bài 20- SGK địa lý 10) GV chia nhóm thảo luận GV đã chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia về nhà trải nghiệm thực tế địa phương, tìm hiểu kiến thức trong SGK, các tài liệu tham khảo hoặc internet với các nội dung như sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu sự nóng lên của Trái Đất đã tác động như thế nào đến các thành phần tự nhiên khác. + Nhóm 2: Phân tích ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK trang 75. + Nhóm 3: Chụp ảnh thực trạng chặt phá rừng ở địa phương và hậu quả. + Nhóm 4: Tìm hiểu về sự thay đổi của trái đất trong những thập kỷ qua. Phiếu học tập số 1 Nhân tố thay đổi Tác động đến các thành phần tự nhiên khác - Khí hậu: nhiệt độ trái đất nóng lên. Trạm “Phân tích”: Phân tích ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK trang 75 để thấy được sự thay đổi của lượng nước sông vào mùa lũ và sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt. Phiếu học tập số 2 Nhân tố thay đổi Tác động đến các thành phần tự nhiên khác Sự thay đổi lượng nước sông ngòi vào mùa lũ Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt Trạm “Trải nghiệm”: Từ những hình ảnh thực tế về thực trạng chặt phá rừng ở địa phương do nhóm 3 (Nhóm trải nghiệm thực tế) cung cấp hãy nêu sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác khi rừng bị chặt phá. Phiếu học tập số 3 Nhân tố thay đổi Tác động đến các thành phần tự nhiên khác Sinh vật: phá rừng Trạm “Sáng tạo”: Hãy vẽ một bức tranh, hình ảnh hoặc biểu tượng về chủ đề “Sự thay đổi của Trái Đất” 15
- GV chia lớp thành 4 nhóm mảnh ghép (trong mỗi nhóm sẽ có 2 đến 3 chuyên gia là các HS ở nhóm chuyên gia đã tìm hiểu các nội dung học tập ở nhà). Các nhóm sẽ lần lượt thực hiện nhiệm vụ học tập ở 4 trạm: + Nhóm 1 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Quan sát” + Nhóm 2 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Phân tích” + Nhóm 3 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Trải nghiệm” + Nhóm 4 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Sáng tạo” Di chuyển và học tập + Các nhóm sẽ lần lượt thực hiện nhiệm vụ ở các Trạm học tập khác nhau. Tại mỗi trạm, HS ở nhóm chuyên gia sẽ hướng dẫn các HS khác tìm hiểu nội dung học tập được giao trong khoảng thời gian 3 phút. Trong quá trình HS chuyên gia hướng dẫn, các HS khác chủ động ghi chép, lắng nghe để thống nhất nội dung trong phiếu học tập. + GV quan sát các nhóm làm việc và có sự hỗ trợ kịp thời khi thấy HS gặp khó khăn. Hướng dẫn HS di chuyển qua các trạm học tập. + Sau khi nhiệm vụ ở trạm thứ nhất được hoàn thành thì các nhóm sẽ lần lượt di chuyển qua các trạm tiếp theo để hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao. -Báo cáo kết quả học tập. + GV yêu cầu các nhóm lên dán sản phẩm của mình lên bảng. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm sẽ trình bày ở mỗi Trạm học tập bất kì. Các nhóm khác sẽ nhận xét bổ sung sau khi nghe báo cáo. + GV tổng hợp các ví dụ trên sơ đồ để hình thành mối quan hệ hai chiều giữa các thành phần tự nhiên, tạo phản ứng dây chuyền, bổ sung hoàn thiện các ví dụ và đưa ra kết luận. - Sau khi các nhóm báo cáo xong kết quả học tập, GV gọi HS bất kì lên bảng hoàn thành phiếu học tập Sau đó GV chuẩn kiến thức. - Sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh dễ tiếp cận với nội dung kiến thức các môn học khác và những vấn đề về môi trường. Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi như: Đố vui, ô chữ bí ẩn, trò chơi tiếp sức. Đặc biệt trong các tiết ôn tập hay trong các tiết ôn của tuần đệm giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi: Hiểu biết về môn Địa lý qua các môn học. VD: Về trò chơi : “ Hiểu biết về môn Địa lý qua các môn học”. Ở trò chơi này giáo viên sẽ chia lớp ra làm 3 đội chơi, sau đó cho các đội bốc thăm trả lời câu hỏi- hệ thống câu hỏi liên quan tới môn Địa lý mà các em học tập và liên quan tới kiến thức các môn học khác hoặc kiến thức về môi trường. VD: Câu 1: Tình trạng tăng lượng khí CO2 do các nhà máy công nghiệp giúp ta liên tưởng tới vấn đề ô nhiễm cái gì? 16
- Câu 2: Nguyên nhân Suy giám tầng ôzôn Câu 3: Hậu quả của Suy giảm đa dạng sinh học (Câu hỏi áp dụng cho học sinh lớp 11) - Sử dụng phương pháp nêu gương. Để phương pháp này có hiệu quả trước tiên người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo như: có thái độ, hành động tích cực trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, có kiến thức hiểu biết rộng và chính xác về các môn học khác. Với phương pháp này, giáo viên cần tích cực sử dụng thường xuyên để từ đó các em có ý thức đúng đắn về môi trường và có thêm hiểu biết, sự liên hệ với các môn học khác bằng cách: Sử dụng tranh ảnh, lời nói để nêu lên những tấm gương về bảo vệ môi trường . Ví dụ khi dạy bài : “ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” (Bài 15 SGK Địa lý 12) , phần liên hệ: Làm như nào để chống biến đổi khí hậu? Giáo viên có thể sử dụng phương pháp nêu gương thực tế bằng các hành động của các bạn học sinh trong trường học của các em thông qua hình ảnh. Hay khi dạy về bài: “Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa” (Bài 24 SGK Địa lý 10) khi phân tích hậu quả tiêu cực của đô thị hóa tự phát, các giải pháp – giáo viên có thể nêu gương thành phố Xin-ga-po nơi có tốc độ đô thị hóa có kế hoạch gắn liền với sự phát triển kinh tế đã trở thành thành phố sạch nhất thế giới- được mệnh danh là thành phố trong vườn. Đó là nhờ Xin-ga-po đã áp dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Đầu tư mạnh cho giáo dục…(Tích hợp môn sinh học, môn Vật lý…). 5. Một số kỹ thuật dạy học tích cực góp phần đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lý đạt hiệu quả cao. - Sử dụng kĩ thuật động não nhằm khơi gợi những giải pháp sáng tạo. Bằng việc sử dụng kĩ thuật này sẽ giúp học sinh chỉ trong một thời gian ngắn sẽ nảy sinh được nhiều ý tưởng khác nhau cho một vấn đề. VD: Khi dạy bài “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” (bài 14 – SGK Địa lý 12 )GV chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập + Hình thành 6 nhóm Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về tài nguyên rừng Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sự đa dạng sinh học Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về tài nguyên đất. + Nhiệm vụ: đọc SGK, atlat hoàn thành bảng sau: K W L 17
- Câu hỏi: Các em biết gì về tài nguyên rừng (nhóm 1-2); sự đa dạng sinh học (nhóm 3-4); tài nguyên đất (5-6) nước ta? Sau đó, GV chọn nhóm ngẫu nhiên và lần lượt cho HS thảo luận hoặc giải thích về những điều đã ghi trong cột K ở mỗi chủ đề. Nhóm còn lại quan sát ghi chép thêm và bổ sung (nếu có). GV giám sát và chuẩn kiến thức. Ghi những điều các em muốn biết thành câu hỏi vào cột W (…. phút) Gợi ý: Các em muốn biết gì về diện tích rừng, các loại rừng? độ che phủ rừng? Luật bảo vệ rừng…; Sự đa dạng sinh học, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, biện pháp bảo vệ…; Thực trạng tài nguyên đất? đất như thế nào là bị ô nhiễm? cách bảo vệ đất…. Em có muốn biết thêm gì về một điều em ghi ở cột K không? Cho HS ghi những câu trả lời cho câu hỏi ghi ở cột W vào cột L (…. phút) Ghi những điều em thích trong chủ đề của nhóm. GV nhận xét câu trả lời nào đầy đủ, câu trả lời nào cần bổ sung. Thêm cột H và nộp sản phẩm (…. phút) Gv yêu cầu các nhóm kẻ thêm cột H và ghi những thông tin em muốn tìm hiểu thêm và cách em sẽ tiếp tục tìm hiểu về chủ đề nhóm. GV gợi ý: Em muốn biết thêm điều gì? Em sẽ làm cách nào để tìm hiểu thêm? Các nhóm ghi tên các thành viên nhóm mình phía sau bảng KWLH và Nhóm trưởng nộp sản phẩm nhóm cho GV. - Sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép. Đây là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: Giải quyết một vấn đề phức hợp có nhiều chủ đề; kích thích sự tham gia của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong hợp tác. Mô hình của kỹ thuật này Ví dụ: khi dạy bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất” (SGK Địa lý 10), giáo viên có thể vận dụng kỹ thuật tích hợp liên môn (vật lý, hóa học, sinh học) và tích hợp bảo vệ môi trường Vòng chuyên gia: thảo luận chuyên sâu GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: 18
- ● GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận chung một quá trình phong hóa Nhóm 1,2: Tìm hiểu phong hóa lí học. Nhóm 3,4: Tìm hiểu phong hóa hóa học. Nhóm 5,6: Tìm hiểu phong hóa sinh học. Phiếu học tập nhóm 1,2 Phong hóa lí học Khái niệm Tác nhân Kết quả Phiếu học tập nhóm 2,3 Phong hóa hóa học Khái niệm Tác nhân Kết quả Phiếu học tập nhóm 5,6 Phong hóa sinh học Khái niệm Tác nhân Kết quả Vòng mảnh ghép: thảo luận nhóm mảnh ghép. -GV ghép nhóm và giao nhiệm vụ mới: So sánh sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học. 19
- Phiếu học tập Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học Khái niệm Tác nhân Kết quả GV kết luận: Các sản phẩm của quá trình phong hóa một phần bị gió thổi hoặc nước chảy cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo ra vật liệu cho các quá trình ngoại lực tiếp theo. Kỹ thuật mảnh ghép này rất phù hợp khi sử dụng với những câu hỏi, những vấn đề đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm tòi, đặc biệt là những câu hỏi, vấn đề có nhiều nội dung, liên quan tới nhiều môn học, nhiều nội dung học tập. -Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Kỹ thuật khăn phủ bàn có thể được sử dụng với những nội dung thảo luận liên quan đến kiến thức của các môn học và kiến thức về môi trường đem lại hiệu quả cao. Bởi nó đòi hỏi sự tư duy của các cá nhân và sự tư duy chung của cả nhóm. Mô hình kỹ thuật khăn phủ bàn trên khổ giấy Ao dành cho nhóm 4 học sinh. * VD: Khi dạy bài 10: “Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật khăn phủ bàn với nội dung: Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường. (Để giải quyết nội dung này học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn về môi trường, môn Giáo dục công dân, môn công nghệ, sinh học, hóa học…) - GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 8 thành viên (Vì lớp học có 40 học sinh), phát cho mỗi nhóm 1 tờ A0. Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và phần xung quanh. phần xung quanh đuợc chia thành 8 phần nhỏ dành cho 8 học sinh. - Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên "khăn phủ bàn" - Sau đó, các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa "khăn phủ bàn” Tiếp theo đại diện 2 nhóm lên trình bày, 3 nhóm còn lại nhận xét. Sau đó giáo viên chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu. -Sử dụng kĩ thuật tạo sơ đồ tư duy Kỹ thuật này thường được sử dụng để tổng kết nội dung bài học hay dùng trong thảo luận một vấn đề…Với kỹ thuật này học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung kiến thức của bài. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn