Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp dạy hoc phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số phương pháp dạy hoc phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp" nhằm sử dụng kết hợp một số phương pháp - kỹ thuật dạy học tích cực trong phân môn tiếng Việt, nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 2 nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp dạy hoc phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QÙY HỢP 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KẾT HỢP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MIỀN NÚI QUỲ HỢP Lĩnh vực: Ngữ văn GIÁO VIÊN: LÊ THỊ MAI HỒNG Đơn vị công tác: THPT Quỳ Hợp 2 Nghệ An- 2022 1
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 3 VI. Dự kiến đóng góp của đề tài 3 B. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 1. Yêu cầu của chương trình GDPT 2018 về năng lực ngôn ngữ và 4 giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 2. Năng lực ngôn ngữ và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh 4 trong dạy học tiếng Việt ở bậc THPT 2.1. Năng lực ngôn ngữ 4 2.2. Yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh 5 trong dạy học tiếng Việt ở bậc THPT 3. Sơ lược về bản sắc văn hóa dân tộc 6 4. Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân 6 tộc II. Cơ sở thực tế 7 1. Một số nét cơ bản về bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương Quỳ 7 Hợp - Nghệ An 2. Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ và bảo tồn bản sắc văn hóa trong học 8 sinh THPT ở miền núi Quỳ Hợp 3. Thực trạng sử dụng các PPDH trong phân môn tiếng Việt ở các 10 trường THPT ở miền núi Quỳ Hợp - Nghệ An III. Các PPDH, KTDH tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT 11 miền núi. 2
- 1. Các phương pháp dạy học (PPDH) 11 1.1. phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 11 1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm 13 1.3. Phương pháp dạy học đóng vai 14 2. Các kỹ thuật dạy học (KTDH) 15 2.1. Kỹ thuật “bể cá” 16 2.2. Kỹ thuật khăn trải bàn 16 IV. Sử dụng kết hợp một số PPDH, KTDH trong phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc 17 dân tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp 1. Lí do cần sử dụng kết hợp các PPDH, KTDH trong phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc 17 dân tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp. 2. Nguyên tắc kết hợp các PPDH và các KTDH trong phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc dân 19 tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp 2.1. Dựa trên những nguyên tắc đặc thù trong sử dụng PPDH tiếng 19 Việt 2.2. Chọn những PPDH, KTDH phù hợp nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học – phát triển NLNN gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa 19 dân tộc 2. 3. Lựa chọn PPDH, KTDH tiếng Việt cần chú ý đến hứng thú, thói 19 quen của học sinh 2.4. Lựa chọn PPDH, KTDH phù hợp với điều kiện dạy học 20 2.5. Sử dụng kết hợp rubic đánh giá hoặc các bảng kiểm để đánh giá 20 năng lực của học sinh sau khi các em hoạt động 3. Các cách kết hợp 20 3. 1. Kết hợp phương pháp dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 20 bằng kỹ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học tiếng Việt 3. 2. Kết hợp phương pháp dạy học nhóm với kỹ thuật “Bể cá” và kỹ 23 thuật “Khăn trải bàn” trong dạy học tiếng Việt 3
- 3. 3. Sử dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động “Khởi động” 28 của các tiết tiếng Việt 4. Giáo án thực nghiệm 31 5. Một số lưu ý nhằm khắc phục hạn chế của việc kết hợp các PPDH và KTDH trong phân môn tiếng Việt để phát triển năng lực ngôn ngữ 45 kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa cho học sinh THPT ở miền núi Quỳ Hợp 6. Kinh nghiệm lựa chọn bài, mục áp dụng các phương pháp - kỹ thuật dạy học trong phân môn tiếng Việt để phát triển năng lực ngôn 45 ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa cho học sinh THPT ở miền núi Quỳ Hợp 7. Kết quả đạt được khi vận dụng đề tài. 46 7.1. Về định tính 46 7.2. Kết quả định lượng 46 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 I. Kết luận 49 II. Kiến nghị đề xuất. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 IV. PHẦN PHỤ LỤC 53 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kỹ thuật dạy học GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa NLNN Năng lực ngôn ngữ 4
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp… Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp”. Trong tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà văn, nhà báo Nguyễn An Ninh cũng viết: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị...”. Có thể nói, tiếng Việt đã trở thành một trong những vũ khí giúp dân tộc ta thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập. Không những thế, nó còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền và dân tộc. Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ các dân tộc cùng hoà nhập.Với xu thế hội nhập toàn cầu về mọi mặt, ngôn ngữ còn là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp tăng cường hợp tác, hữu nghị…Nó giúp xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa, sự phát triển lành mạnh. Một nền văn hóa hòa bình chỉ có thể được xây dựng trong một không gian, nơi tất cả mọi người có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc họ một cách tự do và đầy đủ trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Do đó, vấn đề phát triển năng lực ngôn ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết của mọi người và quốc gia. Ở Việt Nam, các nhà giáo dục học đã rất chú trọng việc phát triển năng lực ngôn ngữ trong chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) theo định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất, năng lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề cập trong Đề án “Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học”; Mỗi môn học, ngoài chức năng cung cấp kiến thức tạo ra những con người có khả năng hội nhập, phù hợp xu thế chung của thời đại. Đồng thời còn có nhiệm vụ tương tác, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về tri thức, nhân cách, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp và luôn vươn tới sự khát khao chinh phục tri thức, mong muốn thể hiện mình và cống hiến cho quê hương đất nước. Trong bậc giáo dục THPT hiện nay, nhiệm vụ các môn học gần như đã đáp ứng bước đầu cho tiêu chí ấy. Trong đó, dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng có nhiệm vụ khá cụ thể: “Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; Đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc 5
- lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha...” (Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Như vậy, chúng ta có thể hiểu là Trong môn Ngữ văn thì phân môn tiếng Việt ngoài mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho học sinh cần phải gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra là không đơn giản. Trong dạy học, giáo viên phải có sự đổi mới sao cho phù hợp với đối tượng học tùy vào trình độ nhận thức của từng em, từng lớp học, vùng miền, dân tộc…Từ đó, giáo viên cần có các phương pháp dạy, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng nhóm các thể học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục. Rõ ràng, không thể tác động đến quá trình nhận thức của các cá nhân bằng một biện pháp như nhau. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải thực sự quan tâm, tìm tòi, học hỏi vận dụng linh hoạt sáng tạo, chủ động các PPDH (phương pháp dạy học) và KTDH (Kỹ thuật dạy học) trong dạy học phân môn tiếng Việt. Đó cũng là cách giáo viên tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự ham thích tìm tòi học tập. Kéo gần khoảng cách giữa HS miền núi và đồng bằng. Trước nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống nhanh, sống ẩu, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên nói, học sinh THPT có thể xem là mọt trong những lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nhiểu hành động cụ thể trong đó có việc phát triển năng lực ngôn ngữ. Từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp ở huyện miền núi Quỳ Hợp - Nghệ An, nơi có nhiều dân tộc anh em (Thái, Thổ, Kinh) chung sống. Tôi luôn trăn trở: làm sao để có thể phát năng lực ngôn ngữ (đọc, nói, nghe, viết) cho học sinh mà vẫn giúp các em giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình? Làm sao để các em tự tin hơn trong quá trình giao tiếp? Làm sao để các em vừa biết sử dụng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của dân tộc mình một cách hiệu quả. Từ đó hình thành thối quen sử dụng, giữ gìn, phát triển ngôn ngữ. Giúp các em tránh được những pha tạp, lai căng, xấu xí trong việc sử dụng tiếng Việt cũng như ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc mình. Sau một thời gian, thử nghiệm, áp dụng tôi đã đúc rút được “Một số phương pháp dạy hoc phân môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp” với mong muốn giúp học trò của mình có những giờ học tiếng Việt thật sự bổ ích, thiết thực. Đồng thời, góp một tiếng nói cùng đồng nghiệp để tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng theo định hướng phát triển năng lực. 6
- Và góp phần nhỏ tâm sức của mình cho việc gìn giữ phát triển văn hóa của quê hương. II. Mục đích nghiên cứu: Sử dụng kết hợp một số phương pháp - kỹ thuật dạy học tích cực trong phân môn tiếng Việt, nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp nói chung và trường THPT Quỳ Hợp 2 nói riêng. III. Đối tượng nghiên cứu: - Việc sử dụng ngôn ngữ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh THPT ở huyện miền núi Quỳ Hợp. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, bản thân sử dụng các phương pháp như: Thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên, lấy ý kiến điều tra học sinh…Đó là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng dụng của đề tài. V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu, chủ yếu được thực hiện tại Trường THPT Quỳ Hợp 2. Thời gian thực nghiệm: Các phương pháp được thực nghiệm dạy phân môn tiếng Việt 11, 12 trong các năm học 2019-2020, 2020-2021. Lấy kết quả khảo sát ở năm học 2020-2021. Trong suốt 2 năm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và tiến hành một số việc như: Viết bản thảo ý tưởng, tìm hiểu, khai thác nguồn tư liệu về phong tục, ngôn ngữ, tiếng nói của các dân tộc Thái, Thổ, cách giao tiếp của học sinh người Kinh ở Quỳ Hợp để phục vụ cho yêu cầu dạy học phát triển năng lực cho học sinh THPT. Lựa chọn các mục, bài học áp dụng, đến nay tôi phát triển thành sáng kiến kinh nghiệm. VI. Dự kiến đóng góp của đề tài - Góp phần vào việc dạy học theo hướng hiện đại, trên tinh thần của chương trình GDPT 2018. Nhất là mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy học môn Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng theo định hướng phát triển năng lực, phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh THPT miền núi đi kèm mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Khai thác tối đa hiệu quả của nguồn tư liệu ngôn ngữ, văn hóa sẵn có tại địa phương phục vụ thiết thực cho việc dạy- học. - Dễ dàng áp dụng cho các trường học ở khu vực miền núi Nghệ An 7
- B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Yêu cầu của chương trình GDPT 2018 về năng lực ngôn ngữ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghị quyết về “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông số 88/2014/QH13” (Thông qua ngày 28/11/2014 tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII) cũng đã nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập…” Theo chương trình GDPT 2018 (Chương trình giáo dục phổ thông mới) thì nội dung cốt lõi của môn Ngữ văn sẽ bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học. Quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng hướng tới cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá. Chương trình đồng thời cũng chỉ rõ, mục tiêu môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông là: Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu. Như vậy chúng ta có thể suy ra, môn Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng có một nhiệm vụ quan trọng là qua chương trình dạy học bên cạnh việc phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh thì cần giúp các em có ý thức giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này lại càng cần thiết với dạy học phân môn tiếng Việt ở các trường THPT trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An. 2. Năng lực ngôn ngữ và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong dạy học tiếng Việt ở bậc THPT 2.1. Năng lực ngôn ngữ (NLNN) NLNN là một trong hai NL đặc thù của bộ môn Ngữ văn. Nói một cách đơn giản, NLNN là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói, cũng như nét mặt, cử chỉ, và điệu bộ. Người có NLNN là người giỏi về tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình (hoặc nước ngoài). 8
- Môn Ngữ văn nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng ở THPT được xem là môn học chủ đạo có thể giúp HS phát triển NLNN. NLNN của học sinh THPT gồm 3 NL sau: - NL làm chủ ngôn ngữ tiếng Việt đòi hỏi HS phải có một vốn từ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả; - NL sử dụng tiếng Việt để giao tiếp đòi hỏi HS phải biết sử dụng thuần thục tiếng Việt trong nhiều tình huống khác nhau, môi trường khác nhau và đối tượng khác nhau; - NL sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là NL rất quan trọng đối với HS trong nhà trường phổ thông. 2.2. Yêu cầu cần đạt về phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong dạy học tiếng Việt ở bậc THPT Năng lực ngôn ngữ thể hiện trước hết ở hoạt động động đọc, học sinh biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu); biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản; giúp học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân. Đối với hoạt động viết, học sinh viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn; bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính. Đối với hoạt động nói và nghe, học sinh biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục; nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận. Như vậy, năng lực ngôn ngữ là một năng lực tổng hợp trên cơ sở những biểu hiện của bốn yếu tố đọc, viết, nghe, nói cấu thành. Các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Những năng lực ấy không chỉ cẩn thiết trong giao tiếp của HS trong nhà trường THPT mà còn giúp các em chủ 9
- động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời góp phần giúp các em bảo vệ nhiều giá trị trong đó có bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt mở ra những cơ hội thành công cho các em. Với tầm quan trọng ấy, phân môn tiếng Việt trong nhà trường phổ thông có vị trí đặc biệt. Nó hình thành, phát triển kiến thức về ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt; bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu mến, quý trọng và ý thức giữ gìn phát triển đối với tiếng nói của dân tộc. Điều đó có nghĩa là nhiệm vụ của dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông nói chung các trường THPT ở miền núi nói riêng là: giúp cho học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. 3. Sơ lược về bản sắc văn hóa dân tộc Trước hết, bản sắc văn hóa nếu xét từ phương diện từ nguyên bản thì có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc là màu sắc, sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện tượng đó với những sự vật hiện tượng khác, khác loại và cùng loại. Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác. Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là sự tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý…của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa như trong giao tiếp, ứng xử. Ngoài ra nó được thể hiện qua các di sản văn hóa. Đó là những sản phẩm văn hóa (có thể là thiên tạo cũng có thể là nhân tạo, là vật thể hoặc phi vật thể). Dù là thiên tạo nhưng nó phải được con người cảm xúc, rung động, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam như phong tục, trang phục, nghệ thuật tạo hình, văn hóa ẩm thực…cũng phản ánh bản sắc văn hóa. 4. Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng nói, chữ viết là những yếu tố góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc và vì vậy cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ dân tộc khác luôn được xem là nhiệm vụ của 10
- mỗi người dân. Cách đây hơn một thế kỉ cụ Nguyễn An Ninh từng khẳng khái: “Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”. Câu nói ấy không chỉ có ý nghĩa riêng với tiếng Việt mà còn có giá trị với bất cứ ngôn ngữ của dân tộc nào! Bởi ngôn ngữ, tiếng nói là cốt lõi của văn hóa. Trong thời kỳ hội nhập, ngôn ngữ còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bởi nó bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau, hòa nhập mà không hòa tan. Ngôn ngữ cũng giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa. II. Cơ sở thực tế 1. Một số nét cơ bản về bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương Quỳ Hợp- Nghệ An. Huyện Quỳ Hợp được thành lập ngày 19/4/1963 được tách từ huyện Quỳ Châu cũ thành 3 huyện : Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong theo Quyết định số 53/CP ngày 19/4/1963 của Hội đồng bộ trưởng, nay là Chính phủ. Từ khi thành lập huyện Quỳ Hợp có 13 xã, đến nay đã có 20 xã và 1 Thị trấn với dân số khoảng 125.367 người; với 3 dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trong đó dân tộc Thái, Thổ chiếm 52% dân số cả huyện. Nét nổi bật về văn hóaở Quỳ Hợp chính là sự pha trộn những nét riêng trong lối songs của ba dân tộc. Người Thái là dân tộc có nhiều phong tục, tập quán đặc sắc như: làm Vía, buộc chỉ cổ tay, tục uống rượu cần, làm nhà mới, cưới hỏi, tang ma…. Có nhiều lễ hội như: Lễ hội Mường Ham (Châu Cường), đền Chọong ở Châu Lý, các hoạt động văn hóa như: đánh cồng, khắc luống, nhảy sạp, ném còn, kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ...cùng các làn điệu dân ca nhuôn, xuối được diễn ra sôi động. Những nét đẹp ấy cũng được người Kinh người Thổ đón nhận, nhiệt tình tham gia. Người Thái vùng Quỳ Hợp nói chung đa số ở nhà sàn, phụ nữ mặc trang phục truyền thống, số đồng bào Thái nói thạo tiếng Kinh chưa nhiều. Khi trong bản có chuyện vui hay buồn đều được thông báo rộng rãi qua tiếng cồng, chiêng...Vì thế, họ tất gần gũi, đoàn kết. Cùng với người Thái, người dân tộc Thổ cũng giàu nét văn hóa truyền thống đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc rất lâu đời như lễ bốc mó ở Nghĩa Xuân, các tập tục ma chay cưới hỏi, về nhà cửa, trang phục, các làn điệu dân ca như đu đu điềng điềng, tập tính tập tang…đều được người dân gìn giữ, lưu truyền đến nay. Người Thổ cũng rất thích ca hát, văn nghệ, các hoạt động lễ hội. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng sâu rộng ở nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc Thổ ở Quỳ Hợp đứng trước nguy cơ mai một. Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của xứ Quỳ nói chung, Nghệ An nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng là giáo dục. Nhất là giáo dục 11
- cho học sinh THPT- những người có trách nhiệm giữ gìn, phát triển bản sắc ấy ít nhất là qua học tập tri thức và đặc biết là phát triển năng lực ngôn ngữ ngay từ khi con ngồi trên ghế nhà trường. 2. Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ và bảo tồn bản sắc văn hóa trong học sinh THPT ở Quỳ Hợp. Quỳ Hợp là một huyện miền Tây Nghệ An với dân số của khoảng 125.367 người; với 3 dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trong đó dân tộc Thái, Thổ chiếm 52% thì số lượng học sinh người dân tộc thiểu số cũng khá đông tạo nên nét đặc trưng riêng trong công tác dạy học. Năm học 2020-2021, học sinh dân tộc thiểu số ở 3 trường THPT trên điạ bàn khoảng: 4064 học sinh, trong đó có 1980 em người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 40% tổng số HS trên toàn huyện. Và một thực tế ở các trường học ở miền núi là học sinh ở đây các em khi đến trường đã có những biểu hiện đặc biệt mang dấu ấn của học trò miền núi. Đó là, các em đọc thông viết thạo nhưng rất ít giao tiếp. Các em rụt rè trong các hoạt động tập thể, ít chia sẻ và cởi mở. Một số khác thì phát âm không chuẩn hoặc nói tiếng Việt nhưng diễn đạt bằng hình thức như người Thái: như phát âm ở thanh ngã thành thanh sắc (/). Giao tiếp thì ít kiêng kị hơn các dân tộc thiểu số khác nhưng người Thái thường diễn đạt dài dòng khi trình bày một việc. Trong giao tiếp, các em vì quen với kiểu nói khẩu ngữ ở gia đình nên đến trường nhiều em chưa thay đổi được thói quen ấy. Chẳng hạn: Cách diễn đat của HS người Thái Chuẩn tiếng Việt Điểm của em mấy ơi Thầy? Thầy ơi! em được mấy điểm? Mua được chưa bút? Mua được bút chưa? Đi mô rồi Hải? Hải đi mô rồi? Một bộ phận học sinh không nhận mình là người dân tộc thiểu số vì sợ bị chế giễu. Trong sinh hoạt tập thể, các em thích hát nhưng bài hát hiện đại và gần như không hát một bài dân ca nào của dân tộc mình vì sợ chê cười. Trong giao tiếp hằng ngày, nhiều bạn HS người Kinh vì không hiểu phong tục tập quán của các bạn người dân tộc thiểu số nên dễ dân đến những khúc mắc, xung đột. Chẳng hạn: Dù quý nhau đến mấy thì trong giao tiếp người Thái rất kiêng người khác xoa tay lên đầu mình (vì họ quan niệm đầu là nơi ở của những đấng linh thiêng). Trong khi đó, hành động xoa đầu, nhất là người lớn xoa đầu trẻ con lại là sự âu yếm, gần gũi. Các em còn sử dụng cùng một lúc cả tiếng dân tộc mình và tiếng Kinh trong cùng một câu khiến các ngôn ngữ bị pha tạp. Chẳng hạn, học sinh người dân tộc Thổ thường hay sử dụng cả tiếng Kinh và tiếng Thổ trong cùng môt câu nói. Ví dụ: Ún eng đi mô về đó? (Anh em đi mô về đó?) 12
- ún eng (Tiếng Thổ là anh, em) Con nhà ai mà thọi hí nỳ (Con nhà ai mà đẹp gái rứa) thọi hí nỳ (Tiếng Thổ nghĩa là đẹp gái rứa) Ngay học sinh người Kinh cũng rất thụ động trong giao tiếp - Cô hỏi gì trò gọi đứng dậy trả lời nấy. Có nhiều khi, các em đứng dậy nhưng không diễn đạt được ý mình hiểu. Một bộ phận lớn học sinh người Kinh không biết, không hiểu về những phong tục, tập quán của các bạn người dân tộc thiểu số dẫn đến dễ hiểu nhầm, va chạm, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ. Hằng ngày, khi ở trường và tham gia các hoạt động tập thể, các em nói tục rất nhiều. Nhưng đáng lo ngại nhất là các em không nhận ra mình nói tục, mình vi phạm các phương châm hội thọai trong quá trình giao tiếp. Hiện tượng học sinh nói chuyện bằng kí ngữ (những kí hiệu thay cho ngôn ngữ) xảy ra phổ biến làm cho những người tham gia (đi cùng, ngồi cùng bàn) cảm thấy khó chịu, khiếm nhã. Từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang, xu hướng chung của học trò THPT là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Khi vào THPT, các em gái dân tộc thường có những mái tóc dài, đẹp. (Phong tục lâu đời của người Thái là để tóc dài, búi lên). Tuy nhiên, chỉ hết học kỳ 1 của năm lớp 10, những mái tóc đen dài đã nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, rách vài chỗ, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Anh – Việt, lẫn Kinh lẫn Thổ… đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi, pha tạp hỗn độn đáng báo động ở một bộ phận học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp hiện nay. - Có khoảng 80% học sinh được hỏi không chỉ ra được những đặc sắc của dân tộc mình. Đa số học sinh dân tộc Thổ nói lẫn cả tiếng Kinh lẫn tiếng Thổ trong giao tiếp hằng ngày. Học sinh dân tộc Thái thường xuyên dùng cách nói khẩu ngữ của dân tộc mình trong giao tiếp với bạn bè và Thầy cô. Và một con số đáng buồn là 100% học sinh dân tộc Thái ở trường THPT Quỳ Hợp 2 không viết được chữ của dân tộc mình. Các em rất ít tương tác với giáo viên, uể oải trong giờ học. Kết quả học tập chủ yếu là trung bình và yếu. Nguyên nhân của tình trạng trên thì có rất nhiều, nhưng tựu chung bởi ba lý do: Thứ nhất, do các em sử dụng một lúc cả tiếng mẹ đẻ (Tiếng nói của dân tộc mình) khi ở nhà và tiếng phổ thông (tiếng Kinh) khi đến trường nên đôi khi ngôn ngữ bị lẫn lộn. Còn học sinh dân tộc Kinh vì cùng học tập tiếp xúc nhiều với các bạn người Thái, Thổ nên cũng bắt chước tiếng nói của các bạn thiếu chọn lọc (Không tìm hiểu kỹ lưỡng, hoặc đặt mình vào tâm thế của người học tiengs dân tộc nghiêm chỉnh) dẫn đến sự pha tạp, vẩn đục cacr hai ngôn ngữ. Thứ hai, cuộc sống hiện đại, với sự thuận tiện của công nghệ, mạng Internet, các em không khó khăn gì khi sở hữu những thiết bị công nghệ thông minh với nhiều các chức năng hấp dẫn. Một phần là do tâm lý tự ti mặc cảm dân tộc vì đồng bào Thái sống ở các xã 13
- vùng sâu ít giao tiếp xã hội, giao lưu văn hóa hạn chế hơn. Nhưng khi có nhiều người Kinh vào bản, sự giao thoa văn hóa được mở rộng, thì chính đồng bào lại mong muốn được học hỏi ở người Kinh nhiều hơn, sinh hoạt, giao tiếp giống như người Kinh hơn. Theo đó, ngôn ngữ cũng dần dần bị pha tiếng Kinh nhiều hơn dẫn đến khi các em phát âm có những sự biến đổi về thành và cách diễn đạt. Thứ ba, do các em thiếu các sân chơi tìm hiểu về văn hóa dân tộc, không có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm các giá trị văn hóa để các em thấy sự cần thiết phải giữ gìn, bảo vệ. Nếu tình trạng trên diễn ra lâu dài, ở phạm vi rộng, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ những nét đẹp của bản sắc dân tộc sẽ trở nên xa lạ với các em. Đời sống tinh thần của các em sẽ trở nên nghèo nàn về văn hóa. Các em không có một nền tảng văn hóa nào để điều chỉnh hành vi, hay cách ứng xử trong cuộc sống. Các em xa rời với chính bản sắc văn hóa của dân tộc mình.Vô tình chính các em đang tạo sự lệch kênh văn hóa với các thế hệ như ông bà, cha mẹ, chị em trong gia đình mình - nền tảng vững chắc của xã hội. Và năng lực ngôn ngữ yếu thì có thể làm mất đi của các em nhiều cơ hội: hạnh phúc, việc làm, thành công… Cần làm gì để đánh thức được những năng lực tiềm ẩn trong học sinh giúp các em bộc lộ, phát triển, tạo nên những giá trị cuộc sống. Làm gì để các em sử dụng tiếng Việt để giao tiếp không pha tạp, lai căng? Làm gì để các em sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác? Và quan trọng là các em có năng lực nhận ra những lỗi diễn đạt thông thường, giúp các em tự tin giao tiếp, nhận ra những giá trị từ bản sắc văn hóa của dân tộc mình để mà trân trọng, gìn giữ, tự hào. Để làm được điều đó không phải dễ dàng, ngày một ngày hai. Mà giáo viên thì không thể có “cây gậy thần” tác động đến quá trình nhận thức của nhiều cá nhân học sinh khác bằng một biện pháp như nhau. Cần phải tùy trình độ nhận thức của từng em, từng địa phương, dân tộc khác nhau để có các phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần quan tâm, quan sát kỹ đối tượng của mình trong quá trình dạy học để nắm vững đặc điểm từng lớp thậm chí từng em nhằm xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học một các phù hợp, hiệu quả. 3. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong phân môn tiếng Việt ở các trường THPT ở miền núi Quỳ Hợp- Nghệ An. Giáo viên trường THPT Quỳ Hợp 2 nói riêng và GV Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quỳ hợp nói chung đã có nhiều nỗ lực để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong mỗi giờ dạy của mình tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập: - Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh qua môn học còn chậm đổi mới. Đặc biệt là nhiều giáo viên chưa cá biệt hóa được phương pháp dạy học tiếng Việt đối với học sinh THPT ở miền núi. Họ chủ yếu dạy bằng các phương pháp, kỹ thuật thông thường- Phương pháp dạy học tiếng Việt ở lớp 100% học sinh dân tộc Kinh và lớp có học sinh của nhiều dân tộc khác nhau cùng học, đều dạy như nhau. 14
- - Yêu cầu rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho học sinh bước đầu được quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa gắn với hoàn cảnh thực tế.Việc kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh đã làm nhưng chưa có chiều sâu, thiếu sự gắn bó với thực tiễn. * Nguyên nhân của thực trạng: - Thứ nhất là: Sách giáo khoa chương trình hiện hành dùng chung cho tất cả các đối tượng học sinh THPT ở mọi vùng miền. Ngữ liệu đưa ra trong SGK tiếng Việt chủ yếu là tiếng Kinh (ngôn ngữ quốc gia) nhưng ít cá sự ứng chiếu với ngôn ngữ của các dân tộc ít người dù đất nước chúng ta đa dân tộc. - Thứ hai là, các tổ chuyên môn và giáo viên dạy môn Ngữ văn chưa đưa ra được những phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng, còn tham kiến thức, chưa tối giản hóa nội dung khiến học sinh vốn đã yếu năng lực ngôn ngữ càng thiếu hứng thú, chán nản. Và cũng chưa các biệt hóa được hoạt động nhóm phù hợp với đối tượng học sinh miền núi. - Đa số giáo viên dạy Ngữ văn ở huyện Quỳ Hợp là người Kinh nên không biết hoặc biết rất ít tiếng của người dân tộc (Thái, Thổ). Nhiều giáo viên chưa thực sự học hỏi tìm hiểu để biết thêm về phong tục, tập quán, văn hóa của người thiểu số dẫn đến việc tìm hiểu tâm lý học sinh phục vụ quá trình dạy học trở nên khó khăn. - Giáo viên khi lập kế hoách giáo dục đưa ra những mục tiêu giống nhau cho nhiều đối tượng học sinh. Trong khi một lớp học ở trường THPT trên địa bàn Quỳ Hợp thường thường có năng lực không đồng đều. Điều đó dẫn đến, trong cùng một bài tập, vấn đề giáo viên đưa ra học sinh yếu và trung bình khó hiểu, không hiểu vấn đề, còn học sinh khá giỏi lại thấy quá đễ, dẫn đến các em chủ quan. III. Các phương pháp - kỹ thuật dạy học Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ kết hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT miền núi Quỳ Hợp. 1. Các phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học (PPDH): Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp vớinhững nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học tập theo nhóm, PPDH đóng vai… 1.1. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 1.1.1. Khái niệm 15
- Có nhiều ý kiến, khái niệm đã được đưa ra về PP DH nêu và giải quyết vấn đề nhưng đều thống nhất đây là một trong những PPDH tích cưc mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề. Học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua kết luận vấn đề mà lĩnh hội tri thức, hình thành các năng lực, phẩm chất nhằm đạt được mục tiêu dạy học. 1.1.2. Quy trình của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề * Nêu vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề; Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát biểu vấn đề cần giải quyết *Giải quyết vấn đề đặt ra - Đề xuất các giả thuyết - Lập kế hoạch giải quyết vấn đề - Thực hiện kế hoạch *Kết luận: - Thảo luận kết quả và đánh giá; - Khẳng định hay bác bỏ giả thiết đã nêu - Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới 1.1.3. Ưu điểm Dạy học nêu và giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học này góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực cơ bản của người lao động đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. Trong một xã hội đang phát triển nhanh chóng theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống ở bất kể lĩnh vực nào. Kết quả của dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường là kiến thức, kĩ năng được hình thành ở học sinh một cách sâu sắc, vững chắc. Nhưng quan trọng hơn là học sinh biết cách chủ động chiếm lĩnh kiến thức và đánh giá được kết quả học tập của bản thân mình và của người khác. Thông qua đó các năng lực cơ bản đã được hình thành trong đó có năng lực vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo. Có thể nói "nêu và giải quyết vấn đề” không chỉ còn là phương pháp mà còn là mục đích dạy học, hành mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề - năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng với sự phát triển của xã hội. 1.1.4. Một số lưu ý nhằm đảm bảo tạo tình huống có vấn đề 16
- Điều quan trọng nhất là học sinh phải nêu được điều chưa biết cần tìm hiểu, chỉ ra mối quan hệ giữa cái chưa biết với cái đã biết. Trong đó, điều chưa biết là yếu tố trung tâm của tình huống có vấn đề, sẽ được khám phá trong giai đoạn giải quyết vấn đề. Tình huống có vấn đề phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá của học sinh; phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, để các em có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề dựa vào vốn kiến thức liên quan đến vấn đề đó, bằng hoạt động tư duy, thu thập và xử lí thông tin…Vấn đề đặt ra cần được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề cần phải: - Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi học sinh phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có (nghĩa là câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều chưa biết) - Chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết - Gây được cảm xúc mạnh đối với học sinh khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan tới vấn đề 1.2. Phương pháp dạy học theo nhóm 1. 2. 1. Khái niệm: Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh, phát triển nhân cách học sinh. 1. 2. 2. Phương pháp tiến hành: a. Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm làm việc, thông báo thời gian. b. Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. c. Thảo luận tổng kết trước lớp: - Các nhóm báo cáo kết quả - Thảo luận chung. d. Giáo viên nhận xét, bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung. Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn 17
- chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. 1.2.3. Ưu điểm - Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. - Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo. - Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. 1.3. Phương pháp dạy học đóng vai 1.3.1. Khái niệm: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó. 1.3.2. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai. Bước 1: Xác định chủ đề (đây là bước rất quan trọng). + Chủ đề phải nằm trong chương trình học, nếu nội dung chưa được học thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu có sẵn, hướng dẫn cách khai thác kiến thức bằng cách học xác định mục tiêu bài học và các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập. Với nội dung chưa được học phải có thời gian nghiên cứu cụ thể. + Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai. Bước 2: Thực hiện đóng vai. Trước khi thực hiện đóng vai, giáo viên quy định rõ ràng thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm. Tùy vào đặc điểm bài học, học sinh có thể xây dựng kịch bản ngay tại lớp hoặc chuẩn bị kịch bản ở nhà. + Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên năng lực của học sinh, đảm bảo các nhóm phải đồng đều năng lực. Các thành viên trong nhóm: cử một bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm thư kí, giao nhiệm vụ phân vai, dàn cảnh, lời thoại… 18
- + Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm. (Đảm bảo về nội dung kịch bản, về thời gian. Bước 4: Thảo luận, chốt kiến thức (đây là bước quan trọng nhất) + Giáo viên định hướng cho học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học bám tài liệu là sách giáo khoa - Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá. + Thực hiện thảo luận ngay khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. + Chốt kiến thức là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản khi chốt kiến thức: * Những điều có thể học tập qua phương pháp đóng vai: Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận. Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi thảo luận nhóm riêng. 1.3.3. Ưu điểm của phương pháp đóng vai - HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Tạo hứng thú và chú ý cho học sinh và làm nảy sinh óc sáng tạo. - Khích lệ sự thay đổi hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị xã hội. Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể, nhóm. - Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong "vai diễn" của họ. 2. Các kỹ thuật dạy học (KTDH) Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, bản đồ tư duy... Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. 19
- 2.1. Kỹ thuật “bể cá” a. Khái niệm: Là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và ghi chép, sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. b. Cách tiến hành kỹ thuật “bể cá”: Trong nhóm thảo luận, có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau để cùng tìm ra vấn đề. Dụng cụ: Giấy bút cho các thành viên. Thực hiện: Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận. Lưu ý: Bảng câu hỏi cho những người quan sát thường là: • Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không? • Họ có nói một cách dễ hiểu không? • Họ có để những người khác nói hay không? • Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không? • Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không? • Họ có lệch hướng khỏi chủ đề hay không? • Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không? Ưu điểm: - Vừa giải quyết được vấn đề, hình thành năng lực hợp tác trong công việc cho học sinh khá, giỏi. - Phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người học; năng lực chủ động, tập trung trong khi giao tiếp. Chủ động tích cực bày tỏ quan điểm của bản thân của học sinh yếu và trung bình. Hạn chế: • Cần có không gian tương đối rộng. • Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to • Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề 2.2. Kỹ thuật khăn trải bàn a. Khái niệm: Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS một cách chủ động. b. Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn" 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn