Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giảng dạy Giáo dục địa lí địa phương của chương trình GDPT 2018 bằng phương pháp dạy học Dự án
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm sử dụng phương pháp dạy học dự án giảng dạy địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 để góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí, đồng thời nâng cao kĩ năng nhận thức, rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm và lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giảng dạy Giáo dục địa lí địa phương của chương trình GDPT 2018 bằng phương pháp dạy học Dự án
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ---------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG - CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 BẰNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN: ĐỊA LÍ NĂM 2023
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG - CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 BẰNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN MÔN: ĐỊA LÍ Tác giả: Nguyễn Thị Mai Linh Điện thoại: 0946916227 NĂM 2023
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Luận điểm cần được bảo vệ 3 8. Đóng góp của đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Khái niệm Phương pháp DHDA 5 1.2. Đặc trưng phương pháp DHDA 5 1.3. Xây dựng đề cương cho DADH 7 1.4. Giáo dục Địa phương trong chương trình mới 2018 8 Chƣơng 2. Cơ sở thực tiễn 10 2.1. Thực trạng về sử dụng phương pháp DHDA 10 2.2. Tổng quan về Địa lí Nghệ An 12 Chƣơng 3. Giải pháp vận dụng phƣơng pháp DA vào DH chủ 16 đề Khai thác và sử dụng TNTN ở Nghệ An 3.1. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp DHDA 16 3.2. Dự án Khai thác và sử dụng TNTN Nghệ An 20 3.3. Kết quả đạt được 37 3.4. Hiệu quả đóng góp 38 3.5. Kết quả khảo sát và khả thi của đề tài 39 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 1. Kết luận 44 2. Một số kiến nghị 45 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Đƣợc viết tắt bằng 1 Dạy học dự án DHDA 2 Tài nguyên thiên nhiên TNTN 3 Giáo dục địa phương GDĐP 4 Giáo viên GV 5 Học sinh HS 6 Trung học phổ thông THPT 7 Địa lí địa phương ĐLĐP 8 Năng lực NL
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng. Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới. Điều 28.2 Luật Giáo dục đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Vậy nên, trong Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp.....Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương… Theo Chương trình GDPT 2018, giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc. Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình GDPT được kỳ vọng góp phần giữ gìn bản sắc, giáo dục giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, nhiều địa phương đang gặp khó khăn khi triển khai chương trình này, bởi có địa phương chưa biên soạn xong tài liệu môn học, có địa phương thì chưa thể in tài liệu bởi vướng ở khâu thẩm định, ở một số trường trong học kỳ 1 không thực hiện được chương trình giáo dục địa phương, và nhiều trường không đưa vào kế hoạch dạy học... thật sự giáo viên rất lúng túng trong việc thực hiện giáo dục địa phương, mang tính không đồng bộ... chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của chương trình giáo dục phổ thông mới. Thế nhưng, chương trình giáo dục phổ thông 2018 “gộp” nhiều phân môn là: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Giáo dục công dân … thành nội dung giáo dục địa phương. Vì vậy, mỗi môn học sẽ có cách nhìn nhận và nội dung khác nhau khi giảng dạy giáo dục địa phương. Xuất phát từ những lí do đó, bản thân là giáo viên giảng dạy môn Địa lí là một phần nội dung quan trọng trong giáo dục địa phương nên cũng muốn đóng góp 1
- ý tưởng giảng dạy theo phương pháp mới nhưng lại mang lại hiệu quả cao và tính thực tiễn mới phù hợp giáo dục phổ thông mới 2018, là chú trọng vào năng lực, hứng thú, sở thích của học sinh để mang lại niềm vui trong học tập, nên tôi chọn vấn đề “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy Giáo dục địa lí địa phương của chương trình GDPT 2018 bằng phương pháp dạy học Dự án” nhằm thiết kế một số giáo án sử dụng phương pháp để giới thiệu với đồng nghiệp và đồng thời cũng là tư liệu dạy học cho chương trình mới hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng phương pháp dạy học dự án giảng dạy địa lí địa phương cho học sinh lớp 10 để góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí, đồng thời nâng cao kĩ năng nhận thức, rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm và lòng yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Nghiên cứu về phương pháp dạy học dự án, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông - Nghiên cứu về nội dung giảng dạy Giáo dục địa phương chương trình GDPT 2018 để có hướng mới trong giảng dạy địa phương nói chung và qua bộ môn Địa lí nói riêng. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận, sử dụng phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy Giáo dục địa phương của chương trình GDPT 2018 với học sinh khối 10 năm học 2022 - 2023. - Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng phương pháp dự án và kiểm nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này trong giảng dạy địa lí địa phương chương trình GDPT 2018 tại trường phổ thông hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Đối với chủ đề "Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Nghệ An”, dạy học theo phương pháp dự án sẽ tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu. Học sinh được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu, đồng thời sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình bày, giao tiếp. Như vậy phương pháp dự án sẽ có hiệu quả cao hơn về chất lượng dạy học so với áp dụng các phương pháp truyền thống, truyền thụ áp đặt một chiều. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có thì khả thi thì có thể trở thành phương pháp dạy học phổ biến và sử dụng hiệu quả trong trường phổ thông với chương trình dạy học mới hiện nay. 2
- 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận các vấn đề liên quan đến đề tài - Khảo sát và đánh giá thực trạng của phương pháp dạy học dự án trong trường THPT Lê Viết Thuật - Từ đó đề xuất các giải pháp để phương pháp được vận dụng hiệu quả và rộng rãi trong các chủ đề khác của chương trình Giáo dục địa phương. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp dạy học dự án vào chủ đề Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Nghệ An - Về thời gian: Nghiên cứu tập trung vào đối tượng học sinh lớp 10, trong năm học 2022 - 2023 ở các trường THPT Lê Viết Thuật. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ về các sự vật và hiện tượng địa lí có trong SGK bằng các kiến thức ĐLĐP vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi tiếng trên thế giới, trong nước. Ở đây GV có thể bổ sung sự cụ thể để làm sáng tỏ lí thuyết thì đây là cơ hội tốt để GV và HS sử dụng tốt những kiến thức ĐLĐP vào bài học, nhưng cần phải lựa chọn ưu tiên cho những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quyen nhất với HS . Kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học phải có tính hệ thống, tránh sự trùng lặp; phải thích hợp với trình độ HS, không gây quá tải đối với nhân thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Những kiến thức đưa vào bài học phải sắp xếp đúng chỗ, hợp lí, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và lô gíc của bài học không bị phá vỡ, HS thì hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú cũng như rõ thêm kiến thức, song không vì thế chúng ta lấy quá nhiều vì điều đó sẽ làm loãng kiến thức mà nên chọn những ví dụ điển hình, có tác dụng minh họa, giải thích rõ nhất cho kiến thức bài học. 3
- Các kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học làm ví dụ minh họa hay liên hệ bổ sung cho kiến thức bài học phải phản ánh đúng thực tế của địa phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi HS, làm sao để HS thấy được trách nhiệm công dân của minh trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Kiến thức về ĐLĐP là những kiến thức rất gần gũi với các em, các em đã được thấy, tiếp xúc hàng ngày...; hay những kiến thức này cũng khá phong phú ở nhiều trang mạng, sách, báo... của tỉnh Nghệ An HS dễ dàng có thể cập nhật. Việc đưa kiến thức ĐLĐP vào các bài học thì thời lượng dành cho nó không được nhiều, điều này đòi hỏi GV phải có nghệ thuật để dựa vào kiến thức bài học làm sao trong một thời gian ngắn khơi gợi được vấn đề của ĐLĐP phải kích thích được trí tò mò, mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề ĐLĐP đó khi đã kết thúc tiết học. Với phương thức này GV vừa đỡ mất thời gian ở trên lớp mà kiến thức ĐLĐP vẫn đến được đầy đủ thông qua việc phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong việc tiếp nhận kiến thức. 8. Đóng góp mới của đề tài - Giảng dạy giáo dục địa phương là nội dung giáo dục bắt buộc hoàn toàn mới trong chương trình cải cách giáo dục 2018, vấn đề chưa có nội dung thống nhất giữa các tỉnh trong cả nước, giữa các trường THPT với nhau cũng chưa có cách làm phù hợp, đồng nhất, nên tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề trên cơ sở khoa học của chương trình. - Giảng dạy về địa phương rất gần gũi và thân thiết với HS đặc biệt là HS THPT các em đã có đủ nhận thức, năng lực, có cách nhìn và đánh giá khách quan các vấn đề và từ đó có định hướng nghề nghiệp, định hướng tương lai phù hợp hoàn cảnh hiện tại của địa phương mình sinh sống. - Phương pháp dự án cũng thể hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát huy năng lực cho HS, phát huy tính tự giác, tự lực và kĩ năng sống cho HS. - Nghiên cứu cách thức vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chủ đề dạy học Giáo dục Địa phương, đây là những phương pháp dạy học mới, sẽ được tiến hành trong quá trình dạy học ở các trường THPT, phương pháp này đòi hỏi học sinh phải tự lực nghiên cứu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình làm chủ kiến thức, vì vậy thực hiện dạy học theo phương pháp này là góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực của học sinh. - Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho các trường PT. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về phƣơng pháp dạy học dự án để giảng dạy Địa lí địa phƣơng chƣơng trình GDPT 2018 1.1. Khái niệm phƣơng pháp Dạy học dự án Dạy học theo dự án là một hình thức giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ tự giải quyết nhiệm vụ học tập từ lý thuyết đến thực hành. Cụ thể, các giáo viên sẽ làm nhiệm vụ định hướng, khuyến khích các em tìm tòi và thực hành kiến thức được học dựa trên những câu hỏi được lồng ghép các nội dung chuẩn. Từ đó, phương pháp giảng dạy này hướng đến mục tiêu học sinh có thể tạo ra và giới thiệu các sản phẩm học tập mới hơn, sáng tạo hơn. Nói cách khác, đó chính là việc sử dụng các hình thức dạy học dự án khác nhau để nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất. Có thể nói, dạy học theo dự án là một mô hình học tập hiện đại mà học sinh được làm trung tâm của buổi học. Các giáo viên sẽ hướng dẫn thực hiện nhằm giúp phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của các em thông qua các nhiệm vụ học tập. Các học sinh được khuyến khích tìm tòi và thực hành kiến thức được học để tạo ra các sản phẩm của chính mình. Đây là một chương trình học xây dựng dựa trên những câu hỏi quan trọng và được lồng ghép các nội dung chuẩn. 1.2. Đặc trƣng của phƣơng pháp Dạy học dự án 1.2.1. Với người học - Thúc đẩy phát triển toàn diện tư duy, nhận thức: Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án đầu tiên phải kể đến chính là khả năng thúc đẩy sự phát triển tư duy và nhận thức của các em học sinh. Bởi lẽ đây là phương pháp học nhấn mạnh vào việc tìm hiểu thông qua thực hành. Từ đó giúp các em tích lũy nhiều kiến thức được đúc kết từ thực tế hơn. Chưa hết, nản thân học sinh khi tham gia vào hoạt động dạy học này cũng nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng phản biện, kinh nghiệm thực tế… một cách rõ rệt. - Nâng cao tinh thần chủ động: Một ưu điểm khác của các phương pháp dạy học theo dự án đó chính là nâng cao tinh thần chủ động của học sinh. Với phương pháp học này, học sinh là nhân tố quyết định, là chủ thể trung tâm của mọi vấn đề, đồng thời cũng là người đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề. Do đó, các em sẽ phải chuẩn bị mọi thứ từ việc lên kế hoạch, xác định mục tiêu cho đến tiến hành thực hiện để giải quyết dự án. Trong phương pháp dạy học dự án, giáo viên chỉ có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ và đưa ra định hướng. Điều này làm tăng tinh thần chủ động và trách nhiệm học sinh. 5
- - Kích thích sự sáng tạo: Khác với cách học truyền thống, phương pháp dạy học theo dự án cho phép học sinh tự mình tham gia chọn nội dung cũng như đề tài phù hợp với khả năng của bản thân. Nhờ đó mà phương pháp này có thể kích thích sự sáng tạo cũng như giúp các em hứng thú hơn với các hoạt động học tập. - Rèn luyện tính kiên trì và bền bỉ cũng là một trong những ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, các học sinh phải tự lực, tự ý thức, tham gia tích cực vào các giai đoạn học. Việc này giúp các em rèn luyện và nâng cao tính kiên trì, bền bỉ và tính tự giác. - Gia tăng sự chủ động và tính trách nhiệm: Các phương pháp dạy học theo dự án giúp các em gia tăng tính chủ động, nâng cao thái độ hợp tác, lắng nghe, chia sẻ. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp các em học sinh có trách nhiệm trong công việc hơn vì các em sẽ phải làm việc nhóm và thực hiện một phần công việc trong đó. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định như: - Tốn nhiều thời gian và công sức nếu như học sinh không đi đúng hướng vấn đề - Phương pháp dạy học theo dự án sẽ không phù hợp với những vấn đề trừu tượng vì như vậy học sinh khó liên tưởng cũng như khó thực hiện được dự án. - Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều phương tiện cũng như công nghệ và tài chính để phục vụ nó. 1.2.2. Với giáo viên Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gằn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)… Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án. 1.2.3. Phân loại dự án Phương pháp dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Dưới đây là một số cách để phân loại mô hình dạy học này: - Phân loại theo thời lượng: + Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ. 6
- + Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án) nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học. + Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. - Phân loại theo nhiệm vụ: + Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng. + Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. + Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. - Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung giảng dạy: + Dự án mang tính thực hành: là dự án có trọng tâm là thực hành trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất. + Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tế. Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn của giáo viên hoặc sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm,…). 1.3. Xây dựng đề cƣơng cho một dự án dạy học Bước 1: Đầu tiên là chuẩn bị, ở giai đoạn này thầy cô cần: + Xây dựng ý tưởng: Tìm hiểu, tạo các vấn đề thực tiễn mà học sinh cần giải quyết. + Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề: Lựa chọn một trong những vấn đề đã phát hiện để làm dự án. + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Bước 2: giai đoạn thực hiện dự án cần có: + Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được. + Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Bước 3: để kết thúc dự án học sinh sẽ trình bày kết quả của mình và thầy cô sẽ là những người đánh giá theo tiêu chí đã đề ra. 7
- 1.4. Giáo dục địa phƣơng trong chƣơng trình GDPT 2018 mới Nếu so sánh với các môn học khác của cả 3 cấp học phổ thông khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì môn Nội dung giáo dục địa phương là một trong những môn có số tiết ít nhất/ năm học. Mỗi năm học, môn học này chỉ có 35 tiết học. Trong 35 tiết này, nhà trường bắt buộc phải trừ lại 3 tiết cho kiểm tra định kỳ (2 bài giữa kỳ, 1 bài cuối kỳ). Còn lại 32 tiết, phải phân bổ thêm 4 bài kiểm tra thường xuyên theo hướng dẫn của Thông tư 22/ 2021/ TT- BGDĐT Đối với cấp trung học, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương của một tỉnh có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp. Tài liệu giáo dục địa phương được biên soạn theo từng chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề. Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng nhằm trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nội dung giáo dục địa phương góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất HS được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. 1.4.1. Đặc điểm của nội dung giáo dục địa phương Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, thực tế của một tỉnh và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học; nội dung giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác. Được xây dựng trên cơ sở tích hợp các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, an sinh xã hội, kinh tế - chính trị, bảo vệ môi trường,... của tỉnh; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn. Lựa chọn chủ đề thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của HS thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục trải nghiệm, dự án học tập tích cực; gắn với tình hình kinh tế, chính trị, lao động, sản xuất, văn hoá địa phương để đáp ứng mục tiêu xây dựng, phát triển của tỉnh. Nội dung giáo dục địa phương chủ yếu tập trung cung cấp các kiến thức cơ bản về văn học, lịch sử, địa lí, văn hoá, nghệ thuật của tỉnh. Hiện nay, để đáp 8
- ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và cả nước, nội dung giáo dục địa phương bổ sung các vấn đề về các ngành nghề và hoạt động lao động sản xuất của địa phương, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, xây dựng phẩm chất, năng lực cần thiết cho HS đáp ứng các ngành nghề lao động thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Được thiết kế theo các mạch nội dung gắn liền với các lĩnh vực, chủ đề, được biên soạn theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng khác nhau trong tỉnh; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng HS khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm mức độ yêu cầu chung của giáo dục phổ thông trong tỉnh và cả nước. 1.4.2. Quan điểm chỉ đạo của về xây dựng nội dung giáo dục địa phương Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước và những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa, các giá trị truyền thống của tỉnh và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của tỉnh về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của HS. Nội dung giáo dục địa phương là văn bản chính sách của một địa phương thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục địa phương. Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.Thể hiện tính kế thừa và phát triển; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học; đáp ứng được yêu cầu phù hợp tâm lý lứa tuổi, mang tính giáo dục cao; có sự cập nhật, chính xác, hiện đại, tính lô gích và tính sư phạm; Nội dung giáo dục địa phương được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn tỉnh; Quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện nội dung; Đảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. 9
- Chƣơng 2. Cơ sở thực tiễn về phƣơng pháp dạy học dự án để giảng dạy Địa lí địa phƣơng chƣơng trình GDPT 2018 2.1. Thực trạng sử dụng Phƣơng pháp DHDA hiện nay trong trƣờng phổ thông Để nắm được thực trạng hiện nay, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát: - Phương pháp điều tra bằng Phiếu khảo sát dành cho GV và Phiếu khảo sát dành cho HS: chọn đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với hai đối tượng khảo sát: + 20 GV đang giảng dạy tại trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh + 236 HS lớp 10 trường THPT Lê Viết Thuật - Thu thập và xử lí kết quả: Phiếu được phát cho GV và HS. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Kết quả khảo sát giáo viên Bảng 1. Mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy học Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy môn GDĐP Phương pháp dạy học Không sử dụng Ít khi Thường xuyên Số lượng Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) (SL) Thuyết trình 3 15% 2 10% 15 75% Đàm thoại, trực 2 10% 6 30% 12 60% quan Phát hiện và giải 2 10% 15 75% 3 15% quyết vấn đề Dạy học hợp tác 4 20% 12 60% 4 20% Dạy học khám phá, 10 50% 5 25% 5 25% DHDA Phương pháp khác 0 0 16 80% 4 20% Theo kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: - GV vẫn sử dụng nhiều các phương pháp giảng dạy truyền thống như: Thuyết trình, Đàm thoại mức độ thường xuyên sử dụng chiếm tới 60% đến 75%. - Một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học Phát hiện và giải quyết vấn 10
- đề, Dạy học hợp tác, Dạy học khám phá đã được GV triển khai nhưng ở mức độ chưa thường xuyên, chỉ đạt 20% - 25%. - DHDA ít được tổ chức thực hiện , mức không sử dụng và ít khi sử dụng chiếm 75% - 80%. Vậy thực tế, nguyên nhân mà GV chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống là vì GV coi nhẹ vai trò các phương pháp dạy học mới là do đa số học sinh không hứng thú với môn học (37%); nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm và phương pháp (54%), nội dung chưa gắn với thực tiễn (26%) và không gây hứng thú với học sinh (25%). Đặc biệt với bộ môn GD ĐP, đây là một môn phụ trong chương trình GDPT 2018, lại là môn học mà chia ra nhiều GV cùng giảng dạy như Sử, Văn, Sinh, GD KT và PL...nên GV Địa lí cũng chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi. Nên GV không cần đầu tư nhiều trong việc chuẩn bị bài và sử dụng các phương pháp dạy học quá mất thời gian. Và một lí do nữa cũng chính là tâm lí các em học sinh, môn học này chỉ cần Đạt, không có điểm đánh giá nên HS thường nhác và ỉ lại...qua bảng thống kê 2 sẽ thấy rõ điều này. Bảng 2 . Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả dạy học Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả dạy học môn GDĐP Một số yếu tố Không có khó Bình thường Khó khăn Rất khó khăn khăn gì SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) (%) (%) Thời lượng 23 chương trình 0 0 1 36,2 39,7 12 20,7 môn học ít Ý thức của HS 4 24,1 9 32,8 6 10,3 3 5,2 chưa tốt Khả năng nhận thức của HS 16 27,6 14 24,1 4 6,9 1 1,7 còn hạn chế Sĩ số lớp đông 4 6,9 6 44,8 15 25,9 7 12,1 Cơ sở vật chất 5 8,6 8 48,3 12 20,7 7 12,1 thiếu thốn Sự hợp tác của 7 12 6 44,8 11 18,9 5 8,6 HS chưa cao Khó khăn khác 5 8,6 2 20,7 11 18,9 6 10,3 11
- 2.2. Tổng quan về kiến thức địa lý tỉnh Nghệ An 2.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây (nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam) theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò; có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1. Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông – Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam. Theo đường 8 cách biên giới Việt – Lào khoảng 80 km và biên giới Lào – Thái Lan gần 300 km. Nghệ An hội nhập đủ các tuyến đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không và đường biển. Bên cạnh đường biên giới dài 419 km và 82 km bờ biển, tỉnh còn có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò, kết cấu hạ tầng đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên - Đặc điểm địa hình Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc của dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.648.729 ha, trong đó miền núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ Nam đến Bắc giáp biển Đông và các dãy núi bao bọc. Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những 12
- dãy núi xen kẽ, vì vậy gây không ít trở ngại cho sự phát triển giao thông và tiêu thụ sản phẩm. - Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và miền Nam. Số giờ nắng trong năm từ 1.500 – 1.700 giờ, bức xạ mặt trời 74,6 Kalo/cm2, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, cao nhất là 430C và thấp nhất là 20C, lượng mưa trung bình năm là 1.800 – 2.000 mm. Tuy nhiên, hàng năm Nghệ An còn phải chịu ảnh hưởng của những đợt gió Tây Nam khô nóng và bão lụt lớn. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ. 2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất Đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khoảng 196.000 ha, chiếm gần 11,9% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có trên 685.000 ha (41,8%); đất chuyên dùng 59.000 ha (3,6%); đất ở 15.000 ha (0,9%). Hiện quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600 nghìn ha, chiếm 37% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Số diện tích đất có khả năng đưa vào khai thác sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả là 20 - 30 nghìn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng trên 500 nghìn ha. Phần lớn diện tích đất này tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam của tỉnh. - Tài nguyên rừng Diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ là 320.000 ha, rừng đặc dụng chiếm gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha. Nhìn chung rừng ở đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao. - Tài nguyên biển Nghệ An có bờ biển dài 82 km, 6 cửa lạch, trong đó Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển. Đặc biệt, biển Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có 4.230 hải lý vuông, tổng trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, khả năng khai thác trên 35 – 37 nghìn tấn/năm. Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loại hải sản quý hiếm mà còn được biết đến bởi những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi Diễn Thành, Cửa Hiền… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước khác trong khu vực. 13
- 2.2.4. Dân cư, lao động và văn hóa Nghệ An có dân số hơn 3,037 triệu người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hóa). Tỷ trọng: Dân số sống ở thành thị 15,1%; dân số nữ 50,34%; Dân số phi nông nghiệp 31,3%. Mật độ dân số trung bình 184 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,13%. Tổng số lực lượng lao động gần 1,9 triệu người, trong đó lực lượng lao động được đào tạo chiếm 48%. Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới, là vùng đất nổi tiếng có truyền thống hiếu học, học giỏi, cần cù, sáng tạo; là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung với 17 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, đào tạo nghề, sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật... Đặc biệt, là hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư. - Di sản văn hóa Hiện nay, toàn tỉnh có 872 di tích, trong đó có 112 di tích công nhận di tích quốc gia; 13 di tích cấp tỉnh và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian phong tục tập quán… Các di tích kiến trúc nghệ thuật Nghệ An rất độc đáo, có mặt khắp các miền quê và tập trung nhiều ở huyện miền xuôi. Trong số 85 di tích kiến trúc nghệ thuật còn lại sau tổng kiểm kê năm 1996, có 19 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Những di tích nổi tiếng như đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đình Sừng... đã thể hiện bàn tay tài hoa của những nghệ nhân xứ Nghệ với lối kiến trúc cổ độc đáo của miền quê khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra, Nghệ An còn 474 di tích lịch sử, trong đó 89 di tích đã được xếp hạng quốc gia và được chia làm 3 loại: di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng và di tích lưu niệm danh nhân. Di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu có đền Cuông, đền thờ Mai Thúc Loan, đền Bạch Mã, đền thờ Nguyễn Xí, núi Lam Thành, núi Dũng Quyết - Phượng Hoàng Trung Đô, thành cổ Vinh... Di tích cách mạng tiêu biểu là hệ thống di tích Xô Viết Nghệ Tích như: mộ các chiến sỹ hy sinh trong ngày 12/9 ở Thái Lão - Hưng Nguyên; đình Võ Liệt; đình Quỳnh Đôi, làng Đỏ Hưng Dũng di tích Tràng Kè ở Yên Thành; di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở Môn Sơn, Con Cuông; Ngã ba Bến Thuỷ... Những di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước tiêu biểu có Truông Bồn, cột mốc số 0 - đường mòn Hồ Chí Minh... - Nghệ thuật biểu diễn 14
- Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này. - Ẩm thực Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm Lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, … 2.2.5. Kinh tế Theo UBND tỉnh Nghệ An, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2017 đạt khoảng 8,25%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (ước 6,7%). GRDP bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 32,26 triệu đồng; thu ngân sách đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 ước đạt 75.813,77 tỷ đồng, tăng 8,25%. Đến hết tháng 10.2017, toàn tỉnh có 162 xã đạt 19/19 tiêu chí; dự kiến trong năm 2017 sẽ có thêm 22 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh là 174 xã; số tiêu chí bình quân đạt 14,3 tiêu chí/xã; có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 808 triệu USD, tăng 20,11% cùng kỳ; ước cả năm đạt 976 triệu USD, tăng 14,55%. Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đạt 483,9 triệu USD, tăng 24,62% cùng kỳ; ước cả năm 2017, giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 550 triệu USD, tăng 9,98% cùng kỳ năm 2016. Tổng lượng khách lưu trú đạt 3,9 triệu lượt, tăng 21%, trong đó có 80.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu du lịch cả năm 2017 đạt 5.890 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016. Trong năm cấp mới (gồm chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp giấy chứng nhận đầu tư) cho 152 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 13.945,01 tỷ đồng, điều chỉnh 14 lượt dự án với số vốn đầu tư điều chỉnh tăng 303,03 tỷ đồng. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu, an sinh xã hội bảo đảm. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị quan trọng. Năm 2017, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 83,5%; tỷ lệ làng, bản, khối phố văn hóa đạt 59%. Trên đây là những khái quát chung về tỉnh Nghệ An, tuy nhiên trong giới hạn của ĐLĐP chỉ nghiên cứu một số vấn đề mang tính chất cụ thể, bởi thời lượng trong chương trình chỉ có 2 tiết (90 phút). 15
- Chƣơng 3. Giải pháp vận dụng phƣơng pháp Dạy học dự án vào giảng dạy chủ đề Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Nghệ An 3.1. Yêu cầu sử dụng phương pháp DH dự án Giáo dục địa lí địa phương chương trình 2018 qua môn Địa lí THPT 3.1.1. Các chủ đề và nội dung dạy học Giáo dục địa phương chương trình 2018 TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG CẦN ĐẠT CỦA THỜI MÔN DẠY CHỦ ĐỀ DẠY HỌC LƯỢNG Chủ đề 1: Tổ - Nêu được một số nét cơ bản 4 tiết 1 Môn Văn chức làng, bản trong cách tổ chức làng , bản ở ( tiết 1- 4 ) ở Nghệ An Nghệ An qua các thời kì lịch sử. - Giới thiệu được một làng bản ở Nghệ An - Trình bày được ý nghĩa của cách tổ chức làng bản ở Nghệ An - Đề xuất được phương án bảo tồn giá trị văn hóa trong cách tổ chức làng bản ở Nghệ An Chủ đề 2: 2 - Giới thiệu được thành tựu âm 4 tiết Môn Văn Thành tựu âm nhạc ở Nghệ An, âm nhạc dân ( tiết 5-8) nhạc ở Nghệ gian, âm nhạc đương đại An - Trình bày được một số giá trị âm nhạc Nghệ An và những đóng góp của nhạc sỹ ở Nghệ An với nền âm nhạc dân tộc. - Bước đầu vận dụng được những thành tựu âm nhạc của Nghệ An phục vụ đời sống và các sinh hoạt nghệ thuật tai địa phương. Chủ đề 3: Nghệ 3 - Nêu được một số cuộc khởi 4 tiết Môn Lịch An trong lịch nghĩa hoặc phong trào đấu (Tiết 10 - Sử sử chống ngoại tranh tiêu biểu của nhân dân 13) xâm của dân Nghệ An trong lịch sử chống 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn