intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hiểu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hiểu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THPT" nghiên cứu với mục đích khảo sát về nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương - Nghệ An khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hiểu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH THPT” Lĩnh vực: Thể dục Năm học: 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH THPT” Họ và tên: Bùi Hữu Lịch – ĐT: 0983870939 Tổ: Khoa học xã hội - Trường THPT Đô Lương 1 Thuộc lĩnh vực: Thể dục Năm học: 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................... 1 1.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 3 2.1.1. Phương pháp tham khảo – tổng hợp tài liệu. ............................................ 3 1.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học: ............................................................. 3 1.2.3. Phân tích SWOT: (Điểm mạnh – điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) ....... 3 1.2.4. Phương pháp toán thống kê. ..................................................................... 4 1.3. Tổ chức nghiên cứu: ..................................................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ......................................................... 4 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................ 4 Tại trường THPT Đô Lương 1 và các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An. ................................................................................................ 4 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. ............................................................................................ 5 2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường học: ............. 5 2.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý và thể lực của học sinh THPT. ...................... 8 2.1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan: ........................................... 10 2.1.4. Nhu cầu, động cơ và các khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động giải trí và TDTT ............................................................................................................ 11 2.2. Xác định thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường THPT. .......................................................... 15 2.2.1. Xây dựng phiếu phỏng vấn ..................................................................... 15 2.2.2. Phỏng vấn thử. ........................................................................................ 18 2.2.3. Thực trạng về nhân khẩu học của học sinh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại các trường THPT ở huyện Đô Lương. .............................. 20 2.2.4. Nhu cầu tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa. .................................. 21
  4. 2.2.5. Thời gian phù hợp khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. ........... 22 2.2.6. Chi phí phù hợp khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. ............... 22 2.2.7. Số lần tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá mỗi tuần. ...................... 23 2.2.8. Nhu cầu cần HLV- HDV khi tham gia thể thao ngoại khoá. ................. 24 2.2.9. Nhu cầu thành lập các CLB thể thao ngoại khoá.................................... 24 2.2.10. Động cơ tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. ............................... 25 2.2.11. Khó khăn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá. ....................... 27 3.1.12. Bàn luận về nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường THPT ở huyện Đô Lương. .. 28 2.3. Phân tích sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ............................................................................................. 29 2.3.1. Phân tích sự khác biệt giữa động cơ với nhân khẩu học của học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12. ......................................................................................... 29 2.3.2. Phân tích sự khác biệt giữa khó khăn với nhân khẩu học của học sinh lớp 10 lớp 11 và lớp 12 ........................................................................................... 31 2.3.3. Bàn luận sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của học sinh lớp 10 lớp 11 và lớp 12 ......................................................... 34 2.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển cho hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường THPT ở huyện Đô Lương. .................................................................................... 34 2.4.1 Phân tích SWOT hoạt động thể thao ngoại khóa. .................................... 34 2.4.2. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa tại các trường THPT ở huyện Đô Lương. ................................................................................ 36 2.4.3. Bàn luận một số vấn đề về hoạt động thể thao ngoại khóa và giải pháp phát triển hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại các trường THPT: ............... 39 2.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài. ............. 41 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 44 3.1.Kết luận: ...................................................................................................................... 44
  5. 3.1.1. Thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa tại một số trường THPTở huyện Đô Lương:. .. 44 3.1.2. Sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của học sinh theo giới tính, trường học và nơi ở: .................................................... 44 3.1.3. Đề xuất 7 giải pháp phát triển hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa tại các trường THPT : ............................................................................................ 45 3.2. Kiến nghị: ................................................................................................................... 45
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT 1 CSVC Cơ sở vật chất 2 GDTC Giáo dục thể chất 3 TDTT Thể dục thể thao 4 VĐV Vận động viên 5 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6 THPT Trung học phổ thông 7 XHCN Xã hội chủ nghĩa 8 BGH Ban giám hiệu
  7. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài việc phát triển nền văn hóa vững mạnh, nền an ninh chính trị vững chắc, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Thể dục thể thao (TDTT) đang được đầu tư mạnh mẽ, từng bước phát triển và từng bước hội nhập vào thế giới. Chính vì thế, Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học là bước tạo đà đầu tiên cải thiện tầm vóc, thể trạng cho thế hệ tương lai, từ đó phát hiện nhân tài thể thao thành tích cao đưa vào huấn luyện tại các trung tâm thể thao để đóng góp chung vào nền thể thao nước nhà. GDTC trong các trường Trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận quan trọng của mục tiêu Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những con người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Muốn vậy, nhà trường không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về trí tuệ khoa học, tri thức nghề nghiệp, mà còn phải giúp học sinh trở thành một con người có sức khỏe lành mạnh. Mục tiêu chiến lược này thể hiện ở những yêu cầu mới về sức khỏe, về thể lực của lớp người lao động mới trong công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là nền kinh tế trí thức nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiên nay. Nhưng thực tế, ngoài giờ học GDTC, các hoạt động thể thao ngoại khóa mới đưa các em đến với những môn thể thao yêu thích. Hoạt động thể thao ngoại khoá là các hoạt động thể chất và thể thao của học sinh ngoài giờ học tập, nằm ngoài chương trình học chính khoá và thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Học sinh có thể tham gia hoạt động thể thao ngoại khoá tại trường học hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành một con người toàn diện và cuộc sống của học sinh trở nên thú vị hơn. Bên cạnh các giờ học GDTC chính khoá do nhà trường giảng dạy, các hoạt động thể thao ngoại khoá cũng là một trong các hình thức quan trọng nhằm phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần cho học sinh, cũng như xây dựng lối sống lành mạnh trong nhà trường. Ngoài ra, trong thực tế, các giờ học GDTC chỉ đáp ứng được nhu cầu tham gia ở mức độ 2 tiết/tuần cho đa số học sinh. Do đó các hoạt động thể thao ngoại khoá là điều kiện lý tưởng để cung cấp cơ hội tập luyện vui chơi, đáp ứng mức độ rèn luyện thể thao thường xuyên hơn cho học sinh trong trường học. Trước thực trạng về công tác TDTT trong các trường học, đặc biệt là các trường THPT, còn một số tồn tại, hạn chế cần được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, thông qua Nghị quyết 08/NQ/TW, Bộ Chính trị cũng xác định thể thao ngoại khoá cũng góp phần nâng cao chất lượng GDTC cũng như thể thao trong trường học. Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của Nghị quyết như sau: 1
  8. Đẩy mạnh công tác GDTC và thể thao trường học, đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc của người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học, đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình GDTC phù hợp với thể chất học sinh THPT Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt. Bên cạnh đó, nhiệm vụ phát triển TDTT ngoại khoá, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao cũng là một trong bảy nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đã giao cho các trường học. Hiện nay, các hoạt động TDTT, thể thao ngoại khoá đã và đang không ngừng phát triển theo xu thế xã hội hiện đại. Đồng thời cũng được sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên Cộng Sản (TNCS) Hồ Chí Minh, cùng nhiều các tổ chức ban ngành khác, phong trào thể thao trường học, thể thao ngoại khoá, các giải thi đấu, Hội thao học sinh, hội khỏe Phù Đổng đều được các trường tham gia đầy đủ. Tuy vậy, các hoạt động thể thao cũng như phong trào thể thao ngoại khoá của các trường vẫn chưa tương xứng với quy mô và nhu cầu được chơi thể thao của các em học sinh cũng như sự quan tâm của nhà trường về các hoạt động GDTC. Do đó, đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển hiểu quả hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THPT” là rất quan trọng nhằm đưa ra các cơ sở khoa học cần thiết, hỗ trợ cho công tác phát triển thể thao trường học theo định hướng của các trường nói riêng và chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung. Đề tài nghiên cứu với mục đích khảo sát về nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương - Nghệ An khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết ba nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Xác định thực trạng nhu cầu, động cơ và khó khăn của học sinh khi tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường THPT trên địa bàn huyên Đô Lương - Nghệ An. Nhiệm vụ 2: Phân tích sự khác biệt giữa nhu cầu, động cơ và khó khăn với nhân khẩu học của học sinh lớp 10 lớp 11 và lớp 12. Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển cho hoạt động thể thao ngoại khoá tại một số trường THPT trên địa bàn huyên Đô Lương. 2
  9. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.1.1. Phương pháp tham khảo – tổng hợp tài liệu. Nhằm tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả định, xác định nhiệm vụ nghiên cứu. Là phương pháp được sự dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu nhằm mục đích tổng hợp, chọn lọc và kế thừa các tài liệu, hệ thống các công trình nghiên cứu đã được công nhận có liên quan đến đề tài như: Cơ sở lý luận, xác định và giải quyết các nội dung nghiên cứu, kiểm chứng kết quả trong quá trình thực hiện đề tài. Các tài liệu tham khảo bao gồm các vấn đề: - Một số văn kiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng. - Văn bản của ngành về công tác GDTC các trường THPT, các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các hội nghị khoa học TDTT … Đó là những công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý TDTT, Thể thao giải trí, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài. - Các sách giáo khoa, giáo trình về lý luận và phương pháp TDTT. 1.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học: - Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội về đối tượng nghiên cứu là học sinh của một số trường THPT ở trên địa bàn huyên Đô Lương - Nghệ An thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua đối thoại theo một chủ đề, một trật tự nhất định giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiên cứu. - Phương pháp Anket: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội gián tiếp đối với những đối tượng là học sinh một số trường THPT ở trên địa bàn huyên Đô Lương -Nghệ An dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến). 1.2.3. Phân tích SWOT: (Điểm mạnh – điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) Nhằm đưa ra các giải pháp cho chương trình thể thao ngoại khóa tại một số trường THPT ở trên địa bàn huyên Đô Lương - Nghệ An. Mục đích chính của phân tích SWOT nhằm để xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức và các cơ hội cũng như thách thức của tổ chức đó trong môi trường và lĩnh vực hoạt động. Qua việc xác định các vấn đề đó, các nhà quản lý sẽ đưa ra được các yếu tố chiến lược để phát triển hơn nữa các điểm mạnh, loại bỏ 3
  10. hay giảm thiểu các điểm yếu, khai thác các cơ hội có được và phản ứng tích cực đối với các thách thức, nguy cơ. 1.2.4. Phương pháp toán thống kê. - Phân tích độ tin cậy nội tại: Bước đầu tiên trong phương pháp Phân tích độ tin cậy nội tại, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích số liệu SPSS cho Windows phiên bản 16.0 để phân tích nhân tố (factor analysis) các số liệu vừa thu thập được để loại bỏ những thang đo của các mục hỏi không cần thiết. Nguyên tắc để giữ lại các thang đo cần thiết là: - Mỗi mục hỏi phải có hệ số tải (factor loading) > 0,3. - Không có hơn một hệ số tải (factor loading) trong bảng Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix). - Chỉ số KMO > 0,5 (Kaiser-Meyer-Olkin, là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. 1.3. Tổ chức nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu, động cơ tham gia và các khó khăn trở ngại của học sinh tại một số trường THPT ở trên địa bàn huyên Đô Lương - Nghệ An trong các hoạt động thể thao ngoại khoá. - Khách thể nghiên cứu: Là học sinh tại một số trường THPT ở trên địa bàn huyên Đô Lương - Nghệ An là 1200 học sinh, bao gồm: 600 học sinh nam và 600 học sinh nữ chia đều cho 4 trường THPT, mỗi trường THPT sẽ lấy số liệu 150 học sinh nam và 150 học sinh nữ và chia đều cho lớp 3 khối lớp 10, 11 và 12. 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT Đô Lương 1 và các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương, Nghệ An. 4
  11. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường học: GDTC là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có trí thức, có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Trong các trường THPT, GDTC cho học sinh được coi là một mặt giáo dục, vừa là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình GDTC giúp cho học sinh hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn. Đảng ta đã thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh, thể hiện trong việc xác định đường lối chung của công cuộc đổi mới đất nước một cách đúng đắn, sáng tạo. Những cơ sở, tư tưởng, quan điểm về TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng được cụ thể hóa qua các kỳ đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT như: - Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1989 của hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT:"... đối với học sinh, học sinh, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy và học môn GDTC theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và thể thao ngoại khóa giờ học." - Hiến pháp năm 1992 nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam điều 41 ghi rõ: "nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyện nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao". - Quyết định 931/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 29/04/1993, ban hành quy chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp thể hiện ở điều 1 chương I; điều 2,5,6 chương II; điều 8 chương III). - Ngày 24/03/1994, Chỉ thị 36-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đã khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Để thực hiện được điều này thì: "Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT phối hợp Ban cán sự Đảng Tổng cục TDTT chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất (CSVC) để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học”. 5
  12. - Ngày 07/03/1995 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT về GDTC trường học đã ghi rõ: "... Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các trường..." Gần đây, Bộ GD&ĐT - Ủy ban TDTT thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT - BGD&ĐT - UBTDTT ngày 29/12/2005 hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác TDTT trường học giai đoạn 2006 - 2010, xác định: "Thể thao trường học là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ... Phát triền TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học...". Ngày 18 tháng 09 năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực sinh viên. Đây là cơ sở để các trường tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng thể chất của học sinh trường mình. Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDTC và Thể thao của nước ta hiện nay tương đối đầy đủ và có tính pháp lý cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Đồng thời mang tính định hướng XHCN, vì sự phát triền nhân cách của thế hệ trẻ chủ nhân tương lại của đất nước, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giờ học GDTC là tên gọi của giờ học chính khóa, là hình thức lên lớp bắt buộc, là hình thức cơ bản, là lộ trình chủ yếu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy và học TDTT trường học. Có 2 loại giờ học GDTC, đó là giờ học lý thuyết và giờ học thực hành. Giờ học lý thuyết trang bị kiến thức về TDTT và vệ sinh sức khỏe cho học sinh, giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học TDTT, được tiến hành trong nhà hoặc ngoài trời hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng cơ bản của TDTT, nâng cao trình độ sức khỏe, tăng cường thể chất, giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng phẩm chất ý chí cho học sinh. TDTT ngoại khóa là TDTT tự nguyện có tổ chức và không có tổ chức được tiến hành ngoài giờ học chính khóa của học sinh. Trong quá trình GDTC, để nâng cao trạng thái thể lực cho học sinh đến mức độ đảm bảo một sức khỏe ổn định cần phải sử dụng một cách đa dạng các phương tiện TDTT. Khi thiết lập chương trình học tập, rèn luyện thể chất trong các trường, phải tính toán đến thay đổi sinh lý theo giới tính, lứa tuổi, sức khỏe. Chính điều đó đã quyết định tính chất đặc thù của chương trình tập luyện và cũng từ đó lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng học sinh. 6
  13. Theo GS.TS Iu.A.Ianson viết trong tạp chí: Lý luận và thực hành TDTTsố 10/2004, thì để đánh giá chất lượng GDTC trước hết thông qua xem xét mục đích, nhiệm vụ của GDTC làm cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá, trong đó: Mục đích của GDTC: 1. Tăng cường và nâng cao sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng dân số. 2. Đào tạo, giáo dục học sinh, học sinh (thế hệ trẻ) phát triển một cách toàn diện: thể lực, trí lực, tâm lý, mỹ học, đạo đức… 3. Hình thành thời gian biểu vận động chung (chế độ vận động) cho mỗi học sinh, mỗi lớp, mỗi lứa tuổi (không ít hơn 2 giờ thời gian trong ngày dành cho giờ học GDTC). 4. Mỗi học sinh tự định hướng cho mình nội dung, hình thức cụ thể nào đó trong chương trình chung của GDTC học đường. 5. Hình thành, hoàn thiện quan niệm đúng đắn, khoa học về TDTT. Nhiệm vụ của GDTC: 1. Trang bị cho các em kỹ năng phân tích, kỹ năng phản xạ, khả năng xây dựng, kiểm tra và thực hành kế hoạch tập luyện. 2. Xác định mục đích, nhiệm vụ, trang thiết bị cho hoạt động GDTC ở từng cấp học (tiểu học, trung học, đại học); tổ chức hoạt động GDTC theo hướng ưu tiên hoặc học sinh tự chọn môn học thể thao yêu thích để rèn luyện. 3. Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về giải phẩu cơ thể người; sự thay đổi và thích ứng của cơ thể ở trạng thái hoạt động vận động tích cực. 4. Hoàn thiện, phát triển khả năng vận động cho học sinh (tố chất thể lực, tố chất mềm dẻo, tố chất thăng bằng…) 5. Hình thành tri thức cần thiết, tối thiểu ở học sinh về vệ sinh sức khỏe, của lối sống lành mạnh, tích cực. 6. Hình thành, phát triển văn hóa thể chất, một trong những nền tảng văn hóa hiện đại. Từ đó tác giả cho rằng, đánh giá chất lượng GDTC được xác định bởi tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp của bản thân đội ngũ giáo viên bộ môn GDTC. Cụ thể hơn, chất lượng GDTC được thể hiện thông qua các tiêu chí đánh giá khách quan và chủ quan sau đây: *Tiêu chí đánh giá khách quan: 1. Sức khỏe của học sinh (dựa trên kết quả kiểm tra y học); 2. Trình độ phát triển thể hình học sinh (dựa trên kết quả kiểm tra hình thái); 3. Phát triển tố chất thể lực (Bằng kết quả Test: chạy tốc độ, chạy con thoi…); 4. Mức độ phát triển khả năng vận động; 7
  14. 5. Khả năng vận động trong những điều kiện thay đổi khác nhau (chạy vượt chướng ngại vật, chạy con thoi, chạy vòng vèo…). *Tiêu chí đánh giá chủ quan (những chỉ số cá nhân): 1. Trình độ, bằng cấp của giáo viên bộ môn GDTC; 2. Ý thức, tinh thần, thái độ của giáo viên đối với nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân; 3. Ý thức, tinh thần, thái độ của phụ huynh học sinh đối với giờ GDTC; 4. Ý thức, tinh thần, thái độ của học sinh đối với giờ GDTC; 5. Môi trường, không khí lớp học giờ GDTC (mối quan hệ giữa các học sinh với nhau trong giờ học). Từ khái niệm về chất lượng GDTC và việc phân tích các quan điểm xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC của các tác giả trong và ngoài nước, tuy cách nhìn nhận có khác nhau, nhưng về cơ bản có sự thống nhất chủ yếu thông qua các tiêu chí khách quan tập trung vào đánh giá mức độ phát triển thể chất gồm: - Sự phát triển thể hình (dựa trên kết quả kiểm tra hình thái); - Trình độ hoạt động thể lực (Thể hiện qua công năng hoạt động trao đổi chất và hiệu năng của các cơ quan hệ thống trong cơ thể). - Trình độ phát triển thể lực của học sinh (Thể hiện qua sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẽo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động, cùng các năng lực hoạt động vận động về chạy, nhảy, leo trèo, ném…). - Khả năng vận động trong những điều kiện thay đổi khác nhau (chạy vượt chướng ngại vật, chạy con thoi, chạy vòng vèo…). Đồng thời giữa các tác giả cũng có sự đồng thuận một số các tiêu chí chủ quan trong đánh giá chất lượng thông qua môi trường học tập (tập luyện), nhận thức của học sinh, phụ huynh, giáo viên thể dục…, đội ngũ giáo viên v.v…. xuất phát từ khái niệm chất lượng GDTC là sự phù hợp mục tiêu của các hoạt động GDTC, theo nhu cầu của người dạy và người học thì các điều kiện đảm bảo như: tổ chức bộ máy điều hành các hoạt động GDTC nội và ngoại khóa, sân bãi dụng cụ tập luyện, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình, phương tiện và phương pháp tập luyện, kinh phí đầu tư dành cho hoạt động GDTC và cả kết quả học tập của học sinh, đều phải được xem xét khi đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động GDTC tại các trường THPT và là cơ sở để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy GDTC. 2.1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý và thể lực của học sinh THPT. 2.1.2.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT. Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu của sự trưởng thành. Trong thời kỳ này sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện rõ nhất trong việc tư duy sâu sắc và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm 8
  15. vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, cũng như có tiến bộ rõ rệt trong lập luận logic, trong việc lĩnh hội tri thức, trí tưởng tượng sự chú ý và ghi nhớ. Ở lúc tuổi này đã phát triển khả năng hình thành ý tưởng trừu tượng, khả năng phán đoán, nhu cầu hiểu biết và học tập. - Tri giác: Tri giác của các em có độ nhạy cảm cao, tri giác có mục đích đạt tới mức độ rất cao. Quan sát trở nên có hệ thộng và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Các em có thể điểu khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu. Tuy nhiên tri giác của học sinh THPT cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát. - Trí nhớ: Ở học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặc khác vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo ra được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ... Nhưng có một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp của việc ôn tập. - Chú ý: Chú ý của học sinhTHPT có nhiều sự thay đổi. Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Do có hứng thú ổn định đối với các môn học nên đã chú ý sau chủ định của các em trở thành thường xuyên hơn. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em hay chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống. - Tư duy: Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức và do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh THPT có sự thay đổi về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực hơn, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lý luận tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinhTHPT thực hiện các thao tác tư duy logic, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội... Sự phát triển của các em ở giai đoạn này rất phức tạp, đời sống tâm lí có nhiều mâu thuẫn, nhiều thay đổi đột ngột khiến cha mẹ và thầy cô đôi lúc phải ngạc nhiên và cảm thấy khó xử, vì thế cần phải có thái độ tế nhị và khéo léo. Tình cảm của các 9
  16. em sâu sắc và phức tạp, dễ xúc động, dễ bị kích thích do bị ảnh hưởng của quá trình phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng, nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, các quá trình hưng phấn quá mạnh đã khiến các em không tự kìm chế được. Các em rất nhạy cảm với đánh giá của những người xung quanh về bản thân các em. Vì vậy, đôi khi chỉ một thành công ngẫu nhiên mà được mợi người chú ý cũng có thể làm cho các em tự đánh giá cao về mình sinh ra tự kiêu, tự mãn, ngược lại cũng có thể gây ra cho các em có tính tự ti, nhút nhát. Trong quá trình học tập cũng như trong tập luyện nếu thầy cô hay cha mẹ có những nhận xét đánh giá không đúng, không công bằng, các em dễ có những phản ứng mãnh liệt. Bởi vì với mỗi tình huống mới nảy sinh đòi hỏi phải có những phán đoán và quyết định chính chắn, mà mỗi học sinh trong lứa tuổi này thường thiếu kinh nghiệm và thiếu hiểu biết xã hội, cho nên dễ phát sinh những tình cảm không thích hợp để động viên, khuyến khích các em trong học tập cũng như tập luyện TDTT. 2.1.2.2. Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THPT. Trong GDTC, việc dạy học các động tác vận động cũng góp phần nâng cao các tố chất thể lực, và ngược lại trong khi tập các bài tập thể lực giúp nâng cao các tố chất thể lực chiếm ưu thế thì đồng thời kỹ năng vận động, khả năng hình thành động tác, khả năng phối hợp vận động cũng được hình thành. Mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo vào hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Đây là hai mặt của một quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể người. 2.1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan: Thông qua hệ thống thư viện, qua trao đổi với các đồng nghiệp, cũng như tìm kiếm trên mạng internet có thể thấy cũng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu đến các “khía cạnh” khác nhau về hoạt động GDTC, hoạt động thể thao ngoài khóa trong học đường cho học sinh – học sinh ở các cấp độ khác nhau, tùy theo điều kiện từng trường, từng địa phương và đều hướng tới việc nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường học mà nội dung chủ yếu đã được đề cập xoay quanh một số vấn đề thông qua các đề tài nghiên cứu cụ thể như sau: Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình GDTC tại Đại học Tôn Đức Thắng thông qua khảo sát quan điểm, mức độ hài lòng, nhu cầu và những khó khăn của SV trong hoạt động TDTT”. Bùi Trọng Toại Nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề quan tâm là: Thành lập các CLB TT nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV nhằm phát triển phong trào TDTT cũng như thể thao thành tích cao của nhà trường. Xây dựng chương trình GDTC nội khóa theo hình thức SV tự chọn một số môn tùy theo điều kiện CSVC, nhân sự của nhà trường. Đề tài: “Nghiên cứu tổ chức hoạt động các câu lạc bộ TDTT ngoại khóa cho học sinh Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh”. Lê Quang Khôi . 10
  17. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện trạng và nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐH quốc gia TP Hồ Chí Minh: Đa số học sinh đều ham thích và có nhu cầu tham giac các hoạt động TDTT ngoại khóa, tuy nhiên, với chương trình GDTC nội khóa như hiện nay chưa đủ trang bị những kỹ năng cơ bản để người tập có thể vận dụng và hình thành niềm say mê đối với hoạt động TDTT tự giác. Điều kiện sân bãi, CSVC hạn chế, thiếu GV hướng dẫn, thiếu sự phối hợp hoạt động giữa các cơ sở khoa, trường một cách thống nhất về nội dung và hình thức tổ chức là những hạn chế SV tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa. Xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động các CLB TDTT ngoại khóa: Đề tài: “Nghiên cứu phát triển các hình thức TDTT ngoại khóa phù hợp với nữ học sinh” Trần Thị Xoan. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, tập luyện TDTT ngoại khóa của nữ học sinh rất đa dạng theo sở thích, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi người, Tập luyện ngoại khóa của nữ sinh mang nặng tính tự phát và còn làm rõ thực trạng nhà trường chưa tổ chức, định hướng được phong trào tập luyện ngoại khóa. Trong khi nhu cầu ngoại khóa của nữ học sinh là rất cao (86%) với thời lượng 3 buổi /tuần, mỗi buổi 1- 1h30. Tác giả còn đưa ra kiến nghị nhà trường nên có các biện pháp thu hút nữ học sinh tập luyện TDTT ngoại khóa. Đề tài: “Nghiên cứu hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thủ Đức” Huỳnh Tiến Dũng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh các trường THCS Quận Thủ Đức TP.HCM còn mang tính tự phát, tùy hứng mà chưa có một hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT nào tại các trường THCS. Thực tế cho thấy nhu cầu tập TDTT ngoại khóa của học sinh là hết sức cấp thiết để thúc đẩy phát triển thể chất cho học sinh. Nghiên cứu còn đề xuất được một số các giải pháp và bước đầu ứng dụng có hiệu quả trong tổ chức tập luyện ngoại khóa TDTT cho học sinh. Đề tài: “Một số phương pháp kích thích gây hứng thú tập luyện TDTT cho học sinh” Nguyễn Mai Phương, Trường trung học cơ sở Lê Lợi. Nghiên cứu của tác giả đã xác định được 1 số phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú, tính tích cực tập luyện TDTT cho học sinh. Bước đầu đã thu được kết quả khả quan để có thể ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy… 2.1.4. Nhu cầu, động cơ và các khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động giải trí và TDTT 2.1.4.1. Khái quát về nhu cầu. Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu 11
  18. được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng "cái gì đó" chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. 2.1.4.2. Tháp nhu cầu của Maslow (1954). Theo lý thuyết động cơ, nhu cầu là một động lực bên trong mỗi cá nhân, có thể được xem như một trạng thái tìm kiếm sự thỏa mãn hoặc giai đoạn tâm lý không hoàn hảo dẫn đến tìm kiếm trạng thái hoàn hảo. Theo một cách nhìn đơn giản, nhu cầu con người là điều gì đó thiếu hụt, được định nghĩa là “bất cứ sự thiếu hụt gì đó trong mỗi người nảy sinh do tự ý hoặc tâm lý”. Nhu cầu thường được nhắc đến ám chỉ một động cơ hoặc trạng thái nội tâm hướng đến một động cơ, ví dụ như khi buồn ngủ thì con người có nhu cầu ngủ. Đây là phương pháp tiếp cận của Abraham Maslow (1943 & 1968), người phân tích về “nhu cầu cơ bản” nổi tiếng trên toàn thế giới. Maslow phát triển học thuyết về động cơ của con người, trong đó ông đề cập đến một số nhu cầu quan trọng và sắp xếp theo một hệ thống cấp bậc. Có mỗi một bậc nhu cầu được đáp ứng, con người lại tìm cách thỏa mãn bậc nhu cầu tiếp theo. Các cấp bậc bao gồm: Nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và khẳng định bản thân. Vui chơi và giải trí cũng là thành tố quan trọng thỏa mãn ít nhất là 3 bậc cao nhất trong hệ thống nhu cầu của Maslow. Theo lý thuyết Maslow, mỗi cá nhân sẽ cần được thỏa mãn những nhu cầu theo các cấp độ từ 1 tới 5. Khi đã đạt được 1 nấc nhu cầu căn bản, cá nhân sẽ mong muốn được thỏa mãn nấc nhu cầu cao hơn. 12
  19. Hình 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow Mức 1 - Nhu cầu sinh tồn cơ bản. Đây là các nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại được trong xã hội như: ăn, uống, thở - hoạt động, đi lại - ngủ, nghỉ ngơi - suy nghĩ. Mức 2 - Nhu cầu về an toàn cá nhân. Đây là nấc nhu cầu thứ 2 của con người, là các điều kiện cần thiết để duy trì sự an toàn của cá nhân trong xã hội như: nhà ở - giày dép, quần áo - phương tiện đi lại - công việc (thu nhập) - các kiến thức nền tảng (đọc, viết) Mức 3 - Nhu cầu được chấp nhận và yêu thương. Hầu hết các xúc cảm tốt được tạo ra từ những mối quan hệ tương tác giữa người với người, do vậy cá nhân luôn có nhu cầu được thuộc về một tập thể lớn để được chia sẻ, được yêu thương, được đóng góp. Mỗi cá nhân cùng lúc có thể tham gia vào nhiều tập thể khác nhau. Tùy theo các đặc thù riêng về chủng tộc, giới tính, địa phương, ngành nghề, tôn giáo mà cá nhân sẽ chọn cho mình những tập thể phù hợp. Mức 4 - Nhu cầu được tôn trọng.Khi cá nhân đã là thành viên trong tập thể, nấc nhu cầu kế tiếp là “được tôn trọng” - nói cách khác là “Địa vị xã hội”.Địa vị xã hội cao sẽ cho phép cá nhân được tác động, sai khiến người khác làm công việc thay cho họ, tuân phục họ, ca ngợi họ.Theo tư tưởng phong kiến của Châu Á thì loại nhu cầu này được coi như nấc cuối cùng của xã hội. Mức 5 - Nhu cầu hiện thực hóa bản thân hay nhu cầu thể hiện bản thân.Nhu cầu này chính là nấc nhu cầu cao nhất của con người - Được làm “những điều vĩ đại - có ý nghĩa lớn lao - tác động đến xã hội” - Được xã hội ghi nhận. Trong xã hội Phương Tây, nhu cầu này đặc biệt được coi trọng và được khuyến khích. Đây cũng chính là lý do tuy ra đời chậm hơn nền văn minh Châu Á, nhưng xã hội Phương Tây đã có những bước phát triển vượt bậc và vượt lên dẫn đầu trong vòng chỉ vài thế kỷ. 13
  20. Năm nhóm nhu cầu theo phân loại của Maslow giúp chúng ta thấy được những nhóm mục đích chính dẫn dắt các hành vi con người để hướng tới sự thoả mãn theo các tiêu chí do xã hội đặt ra. 2.1.4.3. Động cơ tham gia giải trí và TDTT. Trong thể thao giải trí và thể thao thi đấu có rất nhiều khía cạnh tạo ra sự thu hút các đối tượng tham gia. Sự tham gia trong TTGT hay giải trí đơn thuần có sự liên quan chặt chẽ đến các động cơ của người tham gia. Theo nghiên cứu của Kraus (1997), các động cơ tham gia giải trí bao gồm: Con người tham gia giải trí để thư giãn hay giảm bớt áp lực công việc hay các tình trạng căng thẳng khác. Các hoạt động giải trí có thể là khán giả xem truyền hình, xem phim hay các dạng khác của các loại hình giải trí điện tử. Đối với một số đối tượng tham gia, giải trí mang tính cạnh tranh, chủ động có thể cung cấp một nguồn giải trí khác làm giảm bớt tranh cãi hay thù hận, hoặc phải chống chọi lại với sự khắc nghiệt của môi trường phiêu lưu mạo hiểm. Một số cá nhân tham gia các hoạt động giải trí liên quan đến dịch vụ cộng đồng hay tạo điều kiện cho họ được lãnh đạo trong các tổ chức tôn giáo hay cá nhân một nhóm người. Một vài người tham gia trong các hoạt động khuyến khích sử dụng thể lực và sức khỏe cao độ. Ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động giải trí điện tử và giao tiếp gồm chơi trò chơi điện tử, internet. Một số tham gia các lĩnh vực như văn hóa về âm nhạc, kịch nghệ, khiêu vũ, văn chương và nghệ thuật. Ngoài các động cơ quen thuộc như tìm kiếm niềm vui, sự thư giãn, người ta còn tham gia giải trí và hoạt động TDTT vì nhiều động cơ khác, bao gồm các mục tiêu cá nhân theo nhu cầu có bạn bè, thoát khỏi trạng thái căng thẳng hoặc sự buồn chán của cuộc sống thường ngày, tìm kiếm thách thức, cảm giác hoàn thiện bản thân, thể lực tốt hay cảm giác thoải mái tinh thần. Việc tham gia hoạt động giải trí và TDTT còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, giới tính hay đặc điểm tính cách của người tham gia cũng như bản chất riêng biệt của các hoạt động. Mull (2005) đặc biệt quan tâm đến đặc điểm phát triển của các nhóm tuổi, “hiểu được nhiệm vụ và nhu cầu phát triển của các nhóm tuổi giúp các nhà chuyên nghiệp về TTGT cung cấp các hoạt động nâng cao sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội”. Mỗi cá nhân có cái nhìn về giá trị, tiêu chuẩn, sở thích và khả năng khác nhau. Người tham gia do đó có định hướng, nhu cầu và mong muốn khác nhau. Từ đó, theo Challedurai (2006), xem xét sự hài lòng của từng nhóm khác nhau là hợp lý. Nhà cung cấp dịch vụ cần biết không chỉ các môn thể thao được chọn tại các trung tâm TDTT mà còn thời gian giải trí, tình hình xã hội và thu nhập phụ thêm của người dân. Theo nghiên cứu của Ifedi (2008), khi con người có mức sống cao hơn, họ sẽ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thể thao và giải trí nhằm nâng cao cuộc sống. Mức sống cao hơn thì thu nhập con người sẽ tăng, chế độ nghỉ ngơi tốt hơn là nguyên nhân phù hợp để tham gia thể thao và xã hội hơn sẽ tập trung hơn vào việc phát triển hệ thống CSVC thể thao. Những yếu tố này tác động đến sự tham gia thể thao và 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2