intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau bằng nghịch lý

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài giúp học sinh hiểu rõ bản chất Vật lý trong bài toán tương tác giữa các vật. Nghiên cứu sự tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau bằng các “nghịch lý” trong chương các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau bằng nghịch lý

  1. MỤC LỤC A. Mở đầu …………………………………………………………………….1  1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….1 2. Mục   tiêu,   nhiệm   vụ   của   đề  tài………………………………………………….1  3. Đối   tượng   và   phạm   vi   nghiên  cứu……………………………………………...2 4. Giả   thuyết   khoa  học…………………………………………………………….2 5. Đóng   góp   mới   của   đề   tài  ……………………………………………………….2 B. Nội dung …………………………………………………………………...2 1. Cơ  sở  lý luận…………………………………………………………………… 2 2. Cơ   sở   thực  tiễn………………………………………………………………….3 3. Nội   dung   và   kết   quả   khảo   nghiệm   của   đề  tài…………………………………..3 3.1. Nội dung………………………………………………………………...3 3.2. Kết   quả   khảo  nghiệm…………………………………………………..15 C. Kết   luận   và   kiến  nghị…………………………………………………….16 1. Kết luận………………………………………………………………………..16 2. Kiến nghị………………………………………………………………………17 Tài   liệu   tham  khảo……………………………………………………………..18 1
  2. 2
  3. NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC VẬT CÓ KHỐI LƯỢNG RẤT  KHÁC NHAU BẰNG “NGHỊCH LÝ” A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn   dân trong đó nòng cốt là ngành giáo dục và đào tạo. Là một giáo viên tôi ý thức  được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghị  quyết 29 của Đảng. Trong  quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học và đổi  mới cách thức tiếp cận vấn đề là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Quan điểm xuyên suốt các phương pháp dạy học là dạy học bằng hoạt động,   thông qua hoạt động của người học. Học sinh bằng hoạt động tích cực, tự  lực để  chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ  năng, phát triển năng lực sáng tạo, bồi dưỡng  tình cảm, thái độ  cho mình. Vai trò của giáo viên trong dạy học là tổ  chức, hướng   dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động học tập. Với cách dạy học mới này, đòi   hỏi người giáo viên không ngừng học tập và rèn luyện công phu để  có được kỹ  thuật dạy học mới. Trong dạy học Vật lý, bài tập là một công cụ  quan trọng giúp cho việc ôn tập   đào sâu, mở rộng kiến thức, dẫn dắt đến kiến thức mới. Bài tập giúp học sinh  rèn   luyện kỹ năng, kỹ  xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận  dụng kiến thức khái quát. Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực   cao của học sinh. Qua mỗi bài tập giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy và hiểu  rõ hơn bản chất Vật lý trong mỗi bài toán. Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là  bồi dưỡng học sinh giỏi. Khi giải các bài toán trong đó có sự tương tác giữa các   vật có khối lượng rất khác nhau – giữa một vật khối lượng nhỏ  và một vật có  khối lượng rất lớn, ta thường bỏ qua sự biến thiên năng lượng của các vật có khối  lượng lớn hơn. Và sự  bỏ  qua đó thường lại hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng  cần hình dung cho rõ là khi nào thì sự bỏ qua đó là được phép còn khi nào thì không.   Để làm sáng tỏ vấn đề này cho học sinh trong quá trình dạy học, tôi mạnh dạn lựa  chọn   đề   tài  “NGHIÊN   CỨU   TƯƠNG   TÁC   GIỮA   CÁC   VẬT   CÓ   KHỐI  LƯỢNG RẤT KHÁC NHAU BẰNG “NGHỊCH LÝ”  để  nghiên cứu. Qua đề  tài  này với mong muốn sẽ giúp học sinh có được một hình thức tiếp cận vấn đề nghiên  3
  4. cứu có sự  bất ngờ, qua đó phân tích một cách chính xác hiện tượng Vật lý xẩy ra  trong bài toán tương tác giữa các vật, bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy sáng  tạo, truyền hứng thú cho các em trong quá trình học tập.  2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài  Mục tiêu chính của đề  tài giúp học sinh hiểu rõ bản chất Vật lý trong bài   toán tương tác giữa các vật. Nghiên cứu sự tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau bằng các  “nghịch lý” trong chương các định luật bảo toàn Vật lý lớp 10 THPT. 3. Giả thuyết khoa học Đề  xuất vấn đề  dưới dạng các  “nghịch lý” khi giải các bài toán đơn giản để  nghiên cứu tương tác giữa các vật có khối lượng rất khác nhau nhằm mục đích kích   thích sự tò mò và tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giảm được cảm giác   sợ hãi khi tiếp xúc với những vấn đề khó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động học của học sinh lớp 10 chương “ Các định luật bảo toàn”. Nghiên  cứu hình thức giúp học sinh có cách tiếp cận vấn đề  mới, đào sâu kiến thức bằng  các “nghịch lý”. 5. Đóng góp mới của đề tài Chứng minh tính khả thi của việc nghiên cứu sự tương tác giữa các vật có khối  lượng rất khác nhau bằng sự xuất hiện các “nghịch lý” và việc đi tìm hiểu tại sao   có “nghịch lý” đó sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn, hiểu đúng bản chất Vật lý hơn về  sự  tương tác giữa các vật, từ  đó tạo cho các em niềm đam mê với môn học và xa  hơn là niềm đam mê nghiên cứu Vật lý. B. Nội dung 1. Cơ sở lý luận 1.1.  Động lượng, định luật bảo toàn động lượng  1.2.  Động lượng: : là đại lượng véctơ  đo bằng tích của khối lượng và vận  tốc của vật. 4
  5. 1.3.  Định luật bảo toàn động lượng: Trong hệ kín tổng động lượng của hệ là  không đổi. 1.4.   Định luật bảo toàn năng lượng: Trong hệ  kín năng lượng của hệ  là  không đổi 1.5.  Động năng: là năng lượng vật có được do chuyển động. Biểu thức  1.6.  Thế năng trọng trường:  1.7.  Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:  2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy học chương “ Các định luật bảo toàn”. Học sinh cơ bản là  có thể  vận dụng được kiến thức vào các bài toán về  sự  tương tác giữa các vật  ở  mức độ đơn giản cũng như nắm bắt được các hiện tượng Vật lý có liên quan. Tuy  nhiên, thường các em vận dụng một cách máy móc chủ yếu nhớ công thức mà chưa   thực sự hiểu rõ bản chất Vật lý trong đó, bởi thế  gặp rất nhiều lúng túng khi giải  quyết các vấn đề mới chưa được gặp trước đó mặc dù bản chất Vật lý là khá đơn  giản. Trong quá trình công tác và đặc biệt trong thời gian trước khi triển khai đề tài   tôi đã điều tra đối tượng học sinh và phân chia thành hai nhóm đối tượng. Đội dự   tuyển HSG  tỉnh và   Học sinh khá Vật lý. Kết quả thu được có thể  tóm tắt như  sau:  Đội dự tuyển HSG  tỉnh % học sinh chưa hiểu rõ bản chất % học sinh hiểu rõ bản chất Năm học 2017­2018 80% 20% (số lượng: 5 hs) Năm học 2018­2019 95.7% 14.3% (số lượng: 7 hs) Học sinh khá Vật lý % học sinh chưa hiểu rõ bản chất % học sinh hiểu rõ bản chất Năm học 2017­2018 97.5% 2.5% (số lương: 40 hs) Năm học 2018­2019 97.7% 2.3% (số lượng: 45 hs) 3. Nội dung và kết quả khảo nghiệm của đề tài 3.1. Nội dung Sau khi học xong chương các định luật bảo toàn trong chương trình Vật lý lớp  10, học sinh đã được trang bị các kiến thức cơ bản nhất. Để nâng cao kiến thức cho   5
  6. những đối tượng học sinh khá tôi đề  xuất các bài tập và trong quá trình các em đi   tìm lời giải sẻ xuất hiện “nghịch lý”. Cụ thể của vấn đề được thể  hiện trong các  ví dụ sau:  Ví dụ 1. Một hòn đá có khối m rơi tự do từ độ  cao h xuống mặt đất. Viết biểu   thức định luật bảo toàn năng lượng trong các trường hợp sau: a.  Trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của hệ gồm hòn đá và trái đất b.  Trong hệ quy chiếu gắn với một thang máy chuyển động hướng xuống dưới  với vận tốc  không đổi so với trái đất   Lập luận giải như sau: a. Khi xét chuyển động của hòn đá trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của hệ  gồm hòn đá và trái đất.  ­ Cơ năng của hòn đá ở độ cao h là: w = mgh. ­ Vào thời điểm hòn đá sắp chạm đất, toàn bộ  thế  năng   của nó chuyển hết   thành động năng   nên ta có:     (1) trong đó   là vận tốc của hòn đá ngay trước khi   chạm đất.     b. Khảo sát chuyển động của hòn đá trong hệ quy chiếu gắn với một thang máy  chuyển động hướng xuống dưới với vận tốc   không đổi so với trái đất. Trong hệ    này, trái đất có động năng  ( M  là khối lượng của trái đất), còn hòn đá ở thời điểm  ban đầu có động năng  và thế  năng là . Tại thời điểm ngay trước khi hòn đá chạm  mặt đất, cả động năng và thế năng của nó đều bằng 0, sao cho đối với toàn hệ, ta   có thể viết:                                                                                      (2) So sánh (1) và (2) hoá ra định luật bảo toàn năng lượng không được nghiệm đúng  trong hệ quy chiếu gắn với thang máy, nhưng lại nghiệm đúng trong hệ  quy chiếu   mà đối với nó thang máy chuyển động với vận tốc không đổi. Tức là ta đã có một  “nghịch lí” trong lập luận giải nói trên. 6
  7. Ví dụ  2.   Một viên đạn có khối lượng  bay với vận tốc  đập vào sườn núi và   mắc trong đó, hãy xác định độ biến thiên năng lượng của viên đạn trong các trường  hợp sau:  a. Trong hệ quy chiếu trái đất đứng yên.  b.  Trong hệ quy chiếu gắn với ôtô chuyển động với vận tốc  cùng hướng với   viên đạn. c. Trong hệ quy chiếu gắn với ôtô chuyển động với vận tốc  ngược hướng với   viên đạn. Lập luận giải như sau: a.  Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong hệ quy chiếu trái đất đứng yên,   ta tìm được độ biến thiên năng lượng  của viên đạn:                             b.  Bây giờ  ta khảo sát chuyển động của viên đạn trong hệ  quy chiếu gắn với   ôtô chuyển động với vận tốc  cùng hướng với viên đạn. Khi đó độ  biến thiên của   động năng bằng:                      c.  Trong hệ quy chiếu gắn với ôtô chuyển động với vận tốc  ngược hướng với   viên đạn.    Vậy   một   phần   động   năng   của   viên   đạn   đã   mất   đi   đâu?   Khi   viên   đạn   bị  hãm đột ngột, một lượng nhiệt đã được toả ra, nói một cách khác, năng lượng của  viên đạn đã chuyển thành nhiệt:. Và chúng ta có thể  đo được nhiệt toả  ra đó (ví   như  viên đạn rơi đúng vào bình nhiệt lượng kế, chẳng hạn). Tuy nhiên, từ  những  tính toán nêu  ở  trên, ta suy ra rằng, khi tiến hành cùng một phép đo cho ba trường  hợp nêu  ở  trên,   chúng ta sẽ  nhận được ba kết quả  khác nhau là .Tức là lại xuất   hiện một “nghịch lí”. Ví dụ 3. Một ô tô A chuyển động với vận tốc  đối với trái đất. Sau khi vận tốc   ô tô tăng hai lần, tính độ biến thiên động năng của ô tô A trong các trường hợp sau: 7
  8. a.  Trong hệ quy chiếu đứng yên đối với trái đất. b.   Trong hệ  quy chiếu gắn với người ngồi trong  ô tô B chuyển động cùng  chiều và cùng vận tốc  như ô tô A. c. Trong hệ quy chiếu gắn với ô tô C chuyển động cùng với vân tốc  như ô tô A   nhưng ngược chiều. Lập luận giải như sau: a. Trong hệ  quy chiếu đứng yên đối với trái đất động năng của nó tăng một  lượng: b. Theo quan điểm của người quan sát  ở trong ô tô B chuyển động cùng chiều   và cùng vận tốc  như ô tô A, thì độ biến thiên động năng của ô tô A bằng: c. Đối với người qua sát trong ô tô C chuyển động cùng với tốc độ  như  ô tô A  nhưng ngược chiều, thì độ biến thiên động năng của ô tô A bằng: Thoạt nhìn kết quả thu được ở trên nhìn lạ lùng, vì lượng nhiên liệu tiêu thụ của  ô tô A không đổi, thế mà độ biến thiên của nó trong các hệ quy chiếu khác nhau lại   khác nhau. Liệu  ở đây có mâu thuẫn gì với định luật bảo toàn năng lượng không?  Đến đây xuất hiện một “nghịch lí” Ví dụ 4. Một viên đạn có khối lượng m chuyển động với vận tốc  rơi  vào một   sàn toa chở cát (xem như một bệ) chuyển động với vận tốc  và  bị  găm vào trong   đó. Ta hãy tìm nhiệt lượng toả ra khi đó trong các trường hợp sau:  a. Trong hệ quy chiếu gắn với trái đất b. Trong hệ quy chiếu gắn với toa xe Lập luận giải như sau: a. Trong hệ quy chiếu gắn với trái đất b. Trong hệ quy chiếu gắn với toa xe: 8
  9. Lại xuất hiện “nghịch lí”: Liệu có thể  với cùng một viên đạn mà  ở  hệ  quy  chiếu này nó bị nóng mà ở hệ kia thì không? Ví dụ  5. Một khẩu súng máy đặt trên máy bay chuyển động với vận tốc  bắn   theo hướng bay của máy bay. a. Giả  sử  đối với hệ  quy chiếu cũng chuyển động với vận tốc , viên đạn có   vận tốc . Động năng mà viên đạn có được là do năng lượng E của khí thuốc súng  cháy cung cấp: b. Đối với hệ quy chiếu gắn với trái đất , vận tốc của viên đạn bằng  và do đó: Vì E là bất biến trong mọi hệ quy chiếu nên từ những điều nói trên suy ra: Hãy tìm ra sai lầm trong những lập luận trình bày ở trên. Còn có thể có nhiều bài toán tương tự, trong đó “nghịch lí” xuất hiện chỉ là do  hệ các vật được khảo sát không phải kín, nhưng trong lập luận chúng ta lại không   tính điều đó. Trong ví dụ  2 nêu  ở  trên, hệ  đang xét không bao gồm vật lớn là trái  đất. Còn trong ví dụ 1, phần b, mặc dù đã bao gồm cả trái đất, nhưng sự biến thiên   động năng của nó lại được coi bằng 0. Trong phần a của ví dụ  1 năng lượng của   trái đất nói chung không hiện diện, tuy nhiên bất cứ học sinh nào cũng nói rằng,  ở  đây chắc  chắn mọi thứ đã được viết đúng. Vậy rắc rối là ở đâu? Tại sao khi chọn một hệ quy chiếu nào đó lại nhận được  kết quả  đúng, trong khi chọn những hệ khác lại nhận được các “ nghịch lí”? Phải  chọn hệ quy chiếu nào để giải bài toán sao cho có thể bỏ qua vật có khối lượng rất  lớn và chính bằng cách làm đó làm đơn giản quá trình giải? Để  trả  lời câu hỏi đó,  chúng ta hãy quay trở  lại các “Bài toán nghịch lí”  và tiến hành các lập luận một  cách “tuyệt đối chặt chẽ”. Lời giải chặt chẻ ví dụ 1  a. Trong hệ quy chiếu gắn với khối tâm của hệ gồm hòn đá và trái đất, tại thời   điểm ban đầu, trái đất đứng yên và toàn bộ năng lượng của hệ bằng thế năng của  9
  10. hòn đá. Tới thời điểm hòn đá sắp chạm mặt đất, năng lượng của hệ bằng , trong đó   là vận tốc mà hòn đá có được dưới tác dụng lực hấp dẫn trái đất còn là vận tốc mà   trái đất có được dưới tác dụng lực hấp dẫn của hòn đá. Chúng ta sẽ tìm vận tốc từ  định luật bảo toàn động lượng.  Ta có:  Bây giờ chúng ta hãy viết định luật bảo toàn năng lượng của hệ.                                   Biểu thức trên là “tuyệt đối chặt chẽ”. Tuy nhiên, rõ ràng là trong tất cả các bài  toán thực (về sự rơi của các vật  xuống mặt đất) ta đều có m 
  11. Đại lượng này lớn hơn động năng của hòn đá. Dễ  dàng thấy rằng sai lầm của   chúng ta chính là  ở  chỗ  đó, và do đó mà dẫn tới  “nghịch lí”. Định luật bảo toàn  năng lượng “chặt chẽ” phải được viết dưới dạng. Sử  dụng điều kiện vật có khối lượng rất lớn, tức coi m 
  12. Những kết quả này chứng tỏ  rằng độ  biến thiên động năng của cùng một vật  có thể sẽ  khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau.Tuy nhiên, định luật bảo toàn   năng lượng đối với một hệ  kín vẫn đúng trong mọi hệ  quy chiếu quán tính. Đến   đây chúng ta đã bắt đầu hiểu tại sao lại xuất hiện  “nghịch lý”. Để vấn đề được rõ  ràng hơn bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại ví dụ 2. Lời giải chặt chẻ ví dụ 2  Độ biến thiên động năng của viên đạn trong các hệ quy chiếu đang xét cũng  khác nhau:                         Do đó theo định lí động năng , công của ngoại lực, tức lực của sườn núi tác  dụng lên viên đạn cũng khác nhau. Nói một cách khác, do tính tương  đối của độ  dịch chuyển trong các hệ quy chiếu khác nhau, nên cả công của các ngoại lực cũng  là tương đối. Vì vậy nguyên nhân dẫn đến “nghịch lí” trong ví dụ  này là do cách  viết:                                         Biểu thức này chỉ  đúng với các hệ  kín, vì đối với các hệ  này, độ  biến thiên   động năng của  tất cả các vật trong hệ là bất biến (tức không thay đổi) đối với bất   kì hệ quy chiếu quán tính nào. Do những điều nói trên, trong ví dụ 2, nhiệt lượng toả ra phải được viết là ,  trong đó  và  là độ biến thiên động năng của viên đạn và của trái đất. Tuy nhiên, đáp   số ở câu a của ví dụ 2 là đúng, bất kể ta giải bài toán trong hệ quy chiếu nào:                                       Ta sẽ chứng minh khẳng định này. Muốn vậy ta hãy tiến hành thật chặt chẽ  tất cả các bước lập luận. a. Trong hệ  quy chiếu trái đất (cũng tức là trái núi) ban đầu đứng yên, năng   lượng của hệ bằng động năng   của viên đạn. Khi viên đạn đập vào núi, trái đất có  một vận tốc   nào đó, mà ta có thể tìm từ định luật bảo toàn động lượng: 12
  13.                               Do đó trái đất có động năng  , nên định luật bảo toàn năng lượng  của cả hệ  phải viết dưới dạng: Hay  Sử dụng điều kiện vật có khối lượng rất lớn (m
  14. Như vậy,  vốn chỉ đúng đối với những hệ kín (tức là khi là độ biên thiên năng  lượng của toàn hệ), hoá ra cũng đúng cho cả  những hệ  không kín được khảo sát  trong hệ quy chiếu mà vật có khối lượng rất lớn ban đầu đứng yên . Vậy “nghịch   lý” trong lập luận ban đầu đã được hoá giải một cách thấu đáo. Lời giải chặt chẻ ví dụ 3 Không hề  có mâu thuẫn với định luật bảo toàn năng lượng. “Nghịch lí” xuất  hiện là do ta đã khảo sát một hệ không kín (tức hệ không cô lập). Khi ô tô A gia tốc   là đã có tương tác của nó với trái đất. Với tương tác đó, năng lượng của trái đất  thay đổi, đồng thời trong các hệ quy chiếu khác nhau sự thay đổi đó không chỉ khác  nhau về  độ  lớn, mà dấu của nó cũng khác nhau. Trong hệ  quy chiếu này, năng  lượng của trái đất tăng, trong hệ quy chiếu khác năng lượng của trái đất lại giảm.        Trong hệ quy chiếu mà trái đất ban đầu đứng yên, một phần năng lượng của   nhiên liệu dùng để  làm tăng động năng của ô tô, còn một phần khác làm tăng năng   lượng của trái đất một lượng T Đ với TĐ Do m 
  15. TĐ Như  Vậy ngay cả  trong trường hợp này, Nghịch lí củng sẻ  không còn nữa khi   tính đến độ biên thiên năng lượng của vật có khối lượng rất lớn là trái đất: Lời giải chặt chẻ ví dụ 4 Độ biến thiên động năng của viên đạn trong các hệ quy chiếu đã chọn quả thật  là khác nhau: ;      Tuy nhiên, một phần của năng lượng này đã được dùng để  làm tăng động năng  của bệ . Trong hệ quy chiếu mà bệ đứng yên, độ  biến thiên năng lượng của bệ có   thể bỏ qua vì M >> m. Trong trường hợp đó nhiệt lượng toả ra là: Trong hệ quy chiếu bệ (vật có khối lượng rất lớn) chuyển động với vận tốc , ta   không thể bỏ qua độ biến thiên năng lượng của bệ. Thực vậy, độ biến thiên năng lượng của bệ khi này là: trong đó  là độ biến thiên vận tốc của bệ sau khi tương tác với đạn. Theo định luật  bảo toàn động lượng                              tức là:     .  Do đó:  Tính đến độ biến thiên năng lượng này của bệ, ta có: Từ đó:  Đến đây chúng ta sẻ thấy rõ bản chất của vấn đề, sự xuất hiện “nghịch lý”  là do ta đã không hiểu rõ bản chất của hiện tượng Vật lý, nếu ta hiểu đúng sẻ  chẳng có nghịch lý nào cả. Lời giải chặt chẻ ví dụ 5 15
  16. Ta hãy viết định luật bảo toàn động lượng có tính đến sự biến thiên năng lượng   của vật có khối lượng rất lớn là máy bay. Trong hệ quy chiếu thứ nhất:   và trong hệ quy chiếu thứ hai: Trong hệ  quy chiếu thứ nhất, máy bay đứng yên nên độ  biến thiên năng lượng   của nó khi bắn có thể bỏ qua. Thực vậy, ta có: Độ biến thiên vận tốc  được xác định từ định luật bảo toàn động lượng Do đó:  Tuy nhiên, trong hệ  quy chiếu gắn với trái đất (tức máy bay chuyển động), độ  biến thiên năng lượng của máy bay không thể bỏ qua được nữa, vì trước khi bắn nó  có vận tốc  đối với trái đất. Khi đó, độ biến thiên động năng của máy bay là: Vì độ  biến thiên vận tốc của máy bay là một đại lượng bất biến (không phụ  thuộc vào hệ quy chiếu), nên . Thay vào biểu thức trên ta tìm được: Vậy ta có:   và  Dễ dàng thấy rằng hai biểu thức trên bằng nhau, “nghịch lý” mà như ta thấy đã  được giải quyết một cách thấu đáo. Từ  những ví dụ  trên chúng ta thấy rằng thay vì đi lập luận trực diện giải bài   toán một cách chặt chẽ ngay từ đầu sẽ làm cho học sinh thấy vấn đề cần tìm hiểu   rất khó để  có thể  “tiêu hoá”. Để  học sinh giải bài toán một cách tự  nhiên với vốn  kiến thức đã có sẻ  tạo ra những kết quả khác nhau mà ta gọi đó là “nghịch lý” đã  mang lại cho học sinh nhiều hứng  thú và một phần cảm nhận được vẻ  đẹp của  Vật lý. 3.2. Kết quả khảo nghiệm 16
  17. Tôi đã mạnh dạn triển khai nội dung đề tài cho các đội tuyển học sinh giỏi cấp   tỉnh cũng như  đối tượng học sinh khá về  Vật lý trong hai năm học 2017­2018 và  2018­2019 và đã thu được kết quả tương đối khả quan, có thể tóm tắt như sau:  Đội dự tuyển   Trước khi áp   Sau khi áp dụng đề tài HSG  tỉnh dụng đề tài % học sinh chưa  % học sinh hiểu  % học sinh chưa  % học sinh  hiểu rõ bản chất rõ bản chất hiểu rõ bản chất hiểu rõ bản  chất Năm học 2017­2018 80% 20% 0% 100% (số lượng: 5 hs) Năm học 2018­2019 95.7% 14.3% 0% 100% (số lượng: 7 hs) Học sinh khá Vật  Trước khi áp  Sau khi áp dụng đề tài lý dụng đề tài % học sinh chưa  % học sinh hiểu  % học sinh chưa  % học sinh  hiểu rõ bản chất rõ bản chất hiểu rõ bản chất hiểu rõ bản  chất Năm học 2017­2018 97.5% 2.5% 12.5% 87.5% (số lương: 40 hs) Năm học 2018­2019 97.7% 2.3% 11.1% 88.9% (số lượng: 45 hs) Từ  bảng khảo sát trên và kết quả  của các đội tuyển trong kỳ  thi học sinh  giỏi tỉnh những năm qua của đơn vị nơi tôi công tác cho thấy hiệu quả của đề tài là  khá tốt. C. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng, để nâng cao hiệu quả nhận thức   vấn đề của học sinh, thì việc chọn cách thức cho học sinh tiếp cận vấn đề đóng vai   trò vô cùng quan trọng. Điều này cũng được các nhà khoa học nhất là tác giả  sách  giáo khoa rất coi trọng trong việc viết nội dung của mỗi bài học trong sách giáo   khoa, họ đã lựa chọn cách thức tiếp cận sao cho vấn đề  trở  nên đơn giản nhất đối  với người học và cả người dạy. Cùng chung quan điểm đó, trên đây tôi đã lựa chọn  cách đưa ra các “nghịch lý” để học sinh tiếp cận nghiên cứu sự tương tác giữa các  vật có khối lượng rất khác nhau và bước đầu cho thấy những tín hiệu rất tốt. Học   17
  18. sinh cảm thấy bất ngờ, thú vị, và rất thu hút sự tò mò từ đó tạo ra được sự hăng say,   đam mê trong việc đi tìm câu trả lời và qua đó tôi đạt được mục đích giáo dục của   mình.  Kinh nghiệm rất nhỏ  bé của bản thân. Tôi mạnh dạn viết thành SKKN và   mong được sự  đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để  làm cho đề  tài ngày  càng hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao hiệu quả  trong quá trình dạy và học Vật lý ­  môn học nhiều thú vị nhưng ít học sinh yêu thích vì sợ khó, những học sinh giỏi Vật  lý, thi Vật lý điểm cao nhưng bản chất Vật lý lại chưa hẳn đã hiểu đúng. 2. Kiến nghị Qua quá trình vận dụng đề tài ở truờng THPT nơi tôi công tác xin mạnh dạn đề  xuất một số ý kiến như sau: ­ Trước khi hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề  bằng các “nghịch lý”  chúng ta hướng dẫn học sinh giải các bài tập một cách truyền thống giúp học sinh   nắm được kiến thức cơ bản của bài toán tương tác giữa các vật. ­  Cần tổ chức nhiều hơn nữa những buổi học chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm  nhằm giúp cho giáo viên nâng cao trình độ. ­  Cần tổ chức thi khảo sát giáo viên một cách thường xuyên hơn, điều này sẽ  thúc đẩy giáo viên đầu tư hơn về mặt chuyên môn.  Trên đây là một vài ý kiến của bản thân tôi rút ra được trong quá trình dạy học   tại trường THPT. Vì thời gian có hạn, triển khai đề  tài ở  phạm vi một đơn vị  nên   việc kiểm chứng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy tôi cũng mạnh dạn đề  xuất   mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. 18
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tô Giang (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT, NXB  Giáo dục, Hà Nội. 2. Bùi Quang Hân (1998), Giải toán Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Vũ Thanh Khiết (1998), Bài tập cơ  bản nâng cao vật lí 10, NXB Đại học Quốc  gia Hà Nội 4. Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ.  5. Tô Bá Hạ ­ Phạm Gia Thiều, Những chuyên đề nâng cao vật lý THPT, NXB Giáo  dục, Hà Nội.  19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2