Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy lợi thế địa phương trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát huy lợi thế địa phương trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT" nhằm đề xuất các lợi thế địa phương, đưa ra các giải pháp áp dụng vào các loại bài thực hành cụ thể; Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực và hướng nghiệp cho HS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy lợi thế địa phương trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Đề tài: PHÁT HUY LỢI THẾ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT. LĨNH VỰC: LỊCH SỬ 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT BẮC Y N THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Đề tài: PHÁT HUY LỢI THẾ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM, CHẤT NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT. LĨNH VỰC: LỊCH SỬ GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƢƠNG TỔ: KHXH ĐIỆN THOẠI: 0979.216.102. NĂM HỌC: 2022 – 2023. 2
- MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Tính mới của đề tài 3 Phần II. NỘI DUNG 5 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC LỢI THẾ Ở ĐỊA PHƢƠNG NGHỆ AN VÀ CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 10. 1.Cơ sở lý luận 5 5 1.1. Ý nghĩa các lợi thế địa phƣơng trong việc vận dụng vào dạy - học các bài thực hành Lịch sử 10 và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 6 1.2. Nội dung việc phát huy lợi thế địa phƣơng trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT. 8 1.3. Các phẩm chất, năng lực và định hƣớng các nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học các bài thực hành Lịch sử 10. 10 2. Cơ sở thực tiễn 10 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào thực tiễn dạy - học các bài thực hành Lịch sử 10 để phát triển năng lực, phẩm chất và hƣớng nghiệp cho HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bảng 2.1. Thực trạng mức độ nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học các bài thực hành lịch sử 10 để phát triển phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT. 3
- 12 Bảng 2.2. Thực trạng mức độ phát huy các lợi thế địa phƣơng vào các bài thực hành lịch sử 10 để phát triển phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT. 15 Chƣơng 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI THẾ ĐỊA PHƢƠNG VÀO DẠY – HỌC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ HƢỚNG NGHIỆP CHO HS THPT. 15 2.1. Vị trí lợi thế địa phƣơng và các bài thực hành trong chƣơng trình GDPT 2018. 23 2.2. Các căn cứ để xây dựng tiết thực hành Lịch sử. 24 3. Giải pháp về nội dung thực hành cho HS khi học các chủ đề và chuyên đề Lịch sử 10. 32 3.1. Thực hành sƣu tầm, khai thác, xử lý nguồn học liệu để xây dựng một bài trình bày, báo cáo và chia sẻ với các bạn trong lớp về nội dung đƣợc giao thực hành. 33 3.2.Thực hành trình bày lịch sử : kể chuyện, miêu tả, giải thích, diễn thuyết lịch sử với đồ dùng trực quan… 35 3.3. Đóng vai lịch sử: đóng vai nhân chứng lịch sử, hƣớng dẫn viên du lịch, nhà nghiên cứu, ngƣời thuyết phục, luật sƣ hùng biện… 36 3.4. Thực hành Rèn kĩ năng học tập: Vẽ các sơ đồ, lƣợc đồ, lập bảng thống kê, lập bảng biểu, tạo Poster quảng bá lịch sử, du lịch, thắng cảnh.... 37 3.5. Thiết kế kế hoạch bài thực hành của các chủ đề. 43 3.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 46 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VỀ VIỆC PHÁT HUY LỢI THẾ ĐỊA PHƢƠNG DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 4
- NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HS THPT. 46 3.1. Đối tƣợng thực nghiệm. 46 3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm: 3.3. Kết quả thực nghiệm 46 46 3.4. Bảng khảo sát thái độ học tập của HS sau khi giáo viên áp dụng các giải pháp thực hành của đề tài. Bảng 3.6. Khảo sát ý kiến giáo viên các môn: 47 Phần III. KẾT LUẬN 48 1. Từ các kết quả thu đƣợc ở trên, có thể kết luận đề tài 49 2. Kiến nghị và đề xuất 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC 51 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh DHLS Dạy học Lịch sử KNTH Kĩ năng thực hành THLS Thực hành lịch sử GDPT Giáo dục phổ thông. TH Thực hành CNTT Công nghệ thông tin CTGDPT Chƣơng trình giáo dục phổ thông CBQL Cán bộ quản lý. 5
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh hiện nay, các nguồn lực địa phƣơng nhƣ văn hóa, kinh tế, di sản, truyền thống, hệ sinh thái, thực hành tín ngƣỡng…đƣợc coi là “sức mạnh nội sinh” của mỗi vùng miền. Phát huy lợi thế này để mọi ngƣời trong cộng đồng địa phƣơng đó thấy đƣợc giá trị văn hoá của mình, coi đó là nguồn vốn, nguồn lực để phát triển, làm giàu, làm đẹp quê hƣơng, đặc biệt trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa ít nhiều làm mất bản sắc của địa phƣơng, quốc gia, dân tộc, thì việc đào tạo con ngƣời biết bảo tồn, phát huy đƣợc những phẩm chất của vùng miền để có thể hội nhập đƣợc với thế giới vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một mục tiêu lớn của giáo dục. Nghệ An là một trong những địa chỉ văn hoá, Lịch sử đặc biệt của cả nƣớc với hệ thống di tích – danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên đại trải dài từ thời nguyên thuỷ từ khi con ngƣời có mặt trên trái đất đến ngày nay, quê hƣơng của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Hồ Chí Minh, của nhiều anh hùng hào kiệt, nơi diễn ra Xô viết Nghệ - Tĩnh… Nhƣ vậy, những di tích khảo cổ, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, cách mạng, danh nhân hay di tích – danh thắng…đƣợc coi là những lợi thế có giá trị cả về kinh tế – văn hoá – giáo dục, du lịch và quân sự. Năm 2018 Bộ Giáo dục đã xây dựng Chƣơng trình với quan điểm, định hƣớng là “Chƣơng trình mang tính thiết thực và và phù hợp với thực tiễn, với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của các các địa phƣơng, với khả năng của giáo viên, học sinh và thực tiễn giáo dục của các vùng miền trong cả nƣớc” Cũng xuất phát từ mục tiêu, quan điểm xây dựng chƣơng trình GDPT mới của Bộ là “Chƣơng trình đặc biệt coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống: “Chƣơng trình coi thực hành là một nội dung quan trọng của môn lịch sử và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh…” Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện đổi mới Chƣơng trình, sách giáo khoa ở lớp 10. Với việc đổi mới toàn diện, vừa học vừa dạy nên các giáo viên đứng lớp gặp không ít khó khăn. Đặc biệt năm nay với thời lƣợng 20% là dạy thực hành tƣơng đƣơng 10 tiết lên lớp trong tổng thời lƣợng 100% khi dạy các chủ đề, chuyên đề là nhiều, hơn nữa theo định hƣớng của Bộ thì phần thực hành là theo hƣớng mở nên giáo viên tự do sáng tạo hình thức thực hành trên cơ sở Bộ định hƣớng nội dung và yêu cầu cần đạt. Tuy nhiên về cơ bản, nếu nhƣ giáo viên không thực sự đổi mới, đầu tƣ mà chỉ cho học sinh ôn tập lại kiến thức của chủ đề vừa học thì đó là một thiệt thòi cho các em và hạn chế sự sáng tạo của HS và của bản thân giáo viên. 6
- Sinh ra trên một mãnh đất đáng tự hào nhƣ Nghệ An, nhiều lợi thế để có thể vận dụng vào dạy học lịch sử, tôi có mong muốn biến mục tiêu thành hiện thực các tiết thực hành là làm thật nhằm phát triển phẩm chất năng lực và hƣớng nghiệp cho học sinh thực sự chứ không phải là lý thuyết, đó là hƣớng các em đến các nghành nghề các em có thể làm trong tƣơng lai, phát triển những phẩm chất, năng lực, kỹ năng, sự hiểu biết cũng nhƣ tình yêu của các em để gắn bó với nơi các em sinh sống, mong muốn khát vọng làm giàu trên chính quê hƣơng, không phải ly hƣơng kiếm sống…thông qua các bài thực hành, vì thế tôi chọn đề tài “Phát huy lợi thế địa phƣơng trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, để nghiên cứu, thực hiện trong quá trình dạy học. 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Liệt kê và khai thác các lợi thế hiện có của địa phƣơng Nghệ An, đƣa ra các giải pháp áp dụng vào bài học. Cách thức tổ chức hoạt động dạy - học các bài thực hành trong chƣơng trình Lịch sử lớp 10 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Mục đích nghiên cứu: + Đề xuất các lợi thế địa phƣơng, đƣa ra các giải pháp áp dụng vào các loại bài thực hành cụ thể. + Góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho HS. + Rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng nhƣ: Kĩ năng ứng dụng Tin học, kĩ năng khai thác mạng, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm video, tổ chức sự kiện, phỏng vấn, điều tra, trình bày bản thảo sách. Các em sáng tạo những sản phẩm phong phú có chất lƣợng nhƣ: Video hành trình, sáng tạo Game, Tập san, poster, infographic, tranh vẽ, hoạt động triển lãm, tuyên truyền... 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại đơn vị tôi công tác là trƣờng THPT Bắc Yên Thành, trong lĩnh vực môn Lịch sử 10. Đối tƣợng áp dụng: Tổ chức dạy – học các bài thực hành Lịch sử 10 trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phƣơng nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Khảo sát, thống kê, phân loại, thực nghiệm: ngƣời viết tiến hành khảo sát các tài liệu về các lợi thế từ địa phƣơng Nghệ An và tài liệu hƣớng dẫn cách thức tổ chức dạy học tiết thực hành Lịch sử 10. 7
- - Thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức thực nghiệm đề tài vào thực tiễn dạy học để xem xét hiệu quả đạt đƣợc, tính khả thi để đƣa ra biện pháp khắc phục, bổ sung và hoàn thiện. - Điều tra, quan sát, khảo sát: - Điều tra số liệu, khảo sát thực tế, phỏng vấn HS, GV tại các trƣờng trên địa bàn một số trƣờng ở Nghệ An. 5. Tính mới của đề tài - Là lĩnh vực chuyên môn chƣa có đề tài nào thực hiện, áp dụng vào dạy học ở trƣờng phổ thông trên địa bàn do đây là năm đầu tiên thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 và bộ môn Lịch sử 2022. - Đƣợc thể hiện trƣớc hết ở nội dung và đối tƣợng để học sinh tiến hành học thực hành dựa trên những lợi thế địa phƣơng nơi đóng trƣờng học, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, gia đình, trƣờng học, học sinh và giáo viên. - Đề xuất một số hình thức thực hành phù hợp với thực tế hoàn cảnh địa phƣơng cho HS THPT một số trƣờng ở Nghệ An. - Xây dựng bảng thống kê các lợi thế ở địa phƣơng có thể áp dụng vào dạy học cho các bài thực hành cụ thể. - Đề xuất cách thức, biện pháp tiến hành các bài thực hành lịch sử 10 và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Xây dựng kế hoạch bài dạy cho các bài thực hành cụ thể cho từng chủ đề của chƣơng trình Lịch sử 10. - Làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn dạy học ở trƣờng THPT, đặc biệt là thiết kế bài dạy gắn với hoàn cảnh, lợi thế vùng miền và tổ chức thực hành để hƣớng nghiệp cho học sinh trong chƣơng trình GDPT 2018 8
- Phần II. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC LỢI THẾ Ở ĐỊA PHƢƠNG NGHỆ AN VÀ CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 10. 1. Cơ sở lý luận 1.1. Ý nghĩa các lợi thế địa phƣơng trong việc vận dụng vào dạy - học các bài thực hành Lịch sử 10 và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Lợi thế là một yếu tố rất cần thiết của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch, giáo dục, thể thao..của một địa phƣơng, vùng miền hay quốc gia để trên cơ sở đó tạo đà cho địa phƣơng đó, quốc gia đó phát triển nhanh hơn. Nhƣ vậy, bất kì một lĩnh vực nào mỗi khi có lợi thế đều có những thuận lợi hơn ngƣời khác, hơn địa phƣơng khác, là giá trị là hiệu quả hơn nếu đƣợc áp dụng vào một vấn đề nào đó của cuộc sống nhƣ cạnh tranh, thu hút, cuộc chơi hay hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục…Nói cách khác đó là nội lực sẵn có cần khai thác để làm nền tảng cất cánh cho mình. Nghệ An là mảnh đất địa linh nhân kiệt, không chỉ có nhiều di tích lịch sử giá trị mà còn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những di chỉ khảo cổ lƣu giữ những dấu tích về quá trình hình thành, phát triển của ngƣời Việt cổ trên đất Nghệ An, những công trình văn hoá có kiến trúc cổ, đẹp, các món ăn đặc sản vùng miền, nông sản, các làng nghề truyền thống…Cùng với đó là một nền văn hóa dân gian đặc sắc của cộng đồng dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ; và đặc biệt là các làn điệu dân ca ví, giặm đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại… Đó là nền tảng, là lợi thế rất lớn để Nghệ An phát triển các lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn hóa, du lịch, quân sự quốc phòng và cả giáo dục. Những lợi thế của địa phƣơng đƣợc coi nhƣ là hiện thực lịch sử để giáo viên khai thác, dựa vào những yếu tố thuận lợi sẵn có của vùng miền để áp dụng, phát huy trong dạy học lịch sử vào các bài thực hành lớp 10 thời hiện đại. Việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học các bài thực hành Lịch sử lớp 10 và hƣớng nghiệp cho HS cũng là một giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị nhƣ di sản, truyền thống đạo đức, truyền thống yêu nƣớc, truyền thống hiếu học, truyền thống lịch sử văn hóa góp phần làm cho vốn sống, vốn tri thức lịch sử của HS dần nhiều lên và hoàn chỉnh nhằm định hƣớng cho các em một nghề nghiệp phù hợp trong tƣơng lai ngay từ lớp 10 các em đã đƣợc rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất cần có cho một công dân là Tài và Đức nhƣ Bác Hồ Chí Minh từng nói. Khi phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học các bài thực hành Lịch sử lớp 10 và hƣớng nghiệp cho HS góp phần hình thành ở HS tƣ duy biện chứng, một hiện thực sinh động mà bản thân các em tự làm, tự thực hành để tự rút ra những kinh nghiệm, những vấn đề cần giải quyết từ đó tự giải quyết theo cách riêng của 9
- mình của nhóm có cả mình tạo đƣợc một thói quen học và làm, biết lắng nghe ý kiến tập thể, biết hợp tác, biết vận dụng trí tuệ tập thể vào công việc, biết vận dụng bài học vào cuộc sống và mang cuộc sống vào bài học nhƣ quan điểm của chƣơng trình GDPT mới. Phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học các bài thực hành Lịch sử lớp 10 và hƣớng nghiệp cho HS góp phần phát huy phẩm chất số một là yêu nƣớc mà bắt đầu từ yêu nơi mình sinh sống, học tập. Từ đó có ý thức tôn trọng, giữ gìn những giá trị của quê hƣơng, làm giàu cho quê hƣơng và lấy đó làm lý tƣởng sống cho mình. 1.2. Nội dung việc phát huy lợi thế địa phƣơng trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Thực hành lịch sử lớp 10 năm 2022 theo Thông tƣ 13/2022/TT – BGDĐT thì thời lƣợng dành cho tiết thực hành cả ba khối 10,11,12 là 20% trong tổng số tiết 52 dạy nội dung cốt lõi dạy học trong 35 tuần, tƣơng đƣơng 10 tiết và đƣợc bố trí sau mỗi chủ đề dạy học. Hơn nữa tiết thực hành lịch sử trong chƣơng trình Lịch sử 2022 khác hoàn toàn với các tiết TH trong các tiết hình thành kiến thức mới, đây là lần đầu tiên trong chƣơng trình có tiết THLS riêng biệt mà ở CTGD cấp THCS không có. Lý do là lên THPT mới là giai đoạn học tập, định hƣớng nghề nghiệp. HS đƣợc lựa chọn môn học đi chuyên sâu định hƣớng nghề nghiệp của mình nên nhiều môn học đã có tiết TH riêng, trong đó môn Lịch sử từ môn lựa chọn trở thành môn bắt buộc mà vẫn giữ nguyên tiết TH. Vậy HS cần đƣợc TH những gì khi học các chủ đề và chuyên đề trong khi trong sách giáo khoa không hề có tiết THLS? TH những gì? HS sẽ tạo ra sản phẩm gì khi THLS? Có nhiều giáo viên khi dạy đến tiết THLS sẽ rất lúng túng vì đối tƣợng HS các lớp, các trƣờng các vùng miền khác nhau, nội dung TH lại mang tính chất “mở” để cho GV và HS thể hiện sự sáng tạo mà không hề có một khuôn mẫu nào, chỉ có một căn cứ đó là yêu cầu cần đạt của chƣơng trình. Dựa trên yêu cầu cần đạt giáo viên thiết kế giáo án, tổ chức thực hiện tiết THLS thích hợp dựa trên sự phân tích các yếu tố về HS về cơ sở vật chất, không gian… Xuất phát từ đặc điểm lịch sử là bất cứ một sự kiện, hiện tƣợng nào xảy ra trong lịch sử đều mang tính địa phƣơng, cho nên việc phát huy những lợi thế có sẵn của địa phƣơng trong dạy học các bài THLS là một lựa chọn hợp lý cho quan điểm dạy học thời hiện đại vì hiểu biết cần thiết về địa phƣơng mình có những thế mạnh gì, thuận lợi gì trong học tập, trong lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai là vô cùng có ích. Bởi vì việc hiểu rõ về nơi chôn nhau cắt rốn hiểu rõ về mối quan hệ giữa bài học và thực tiễn lịch sử xứ sở mình đang sống, học tập là rất cần thiết Nội dung việc dạy học THLS có áp dụng các lợi thế địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: - HS TH sƣu tầm, xử lý các nguồn sử liệu về một di tích, một di sản, một thắng cảnh ở địa phƣơng mình sinh sống để báo cáo, chia sẻ với thầy cô, bạn học.. 10
- - HS TH đóng vai hƣớng dẫn viên du lịch, nhà nghiên cứu hay ngƣời thuyết trình để giới thiệu, trình bày về một mẫu chuyện lịch sử, một bức tranh, sơ đồ, một hình ảnh, một đoạn video nói về địa phƣơng Nghệ An - HS tạo ra đƣợc sản phẩm từ chính những sản vật có tại địa phƣơng nhƣ: Tre, nứa, lá, gỗ …khi đƣợc giao nhiệm vụ TH. - HS tạo ra đƣợc sản phẩm từ chính những lƣơng thực có tại địa phƣơng nhƣ gạo, đậu, hoa, trái …có tại địa phƣơng em đang sống. - HS đƣợc trải nghiệm các làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa ..trên quê hƣơng mình để tạo ra sản phẩm THLS theo ý tƣởng sáng tạo và có trí tuệ tập thể. - HS tìm hiểu các truyền thống của địa phƣơng nhƣ truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc với lịch sử phát triển của của Nghệ An từ nguyên thủy đến nay, các phong trào đấu tranh chống ngoại xâm, những hành động biểu hiện yêu nƣớc gia đoạn hiện tại; truyền thống văn hóa nhƣ phong tục tập quán nét đẹp truyền thống đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau, siêng năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, các loại hình đời sống tinh thần nhƣ dân ca Ví, Dặm, Tuồng, Chèo…; truyền thống hiếu học nhƣ các tấm gƣơng hiếu học, đỗ đạt thời xƣa và thành đạt thời nay của địa phƣơng. Mặc dù nội dung việc phát huy lợi thế địa phƣơng trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất năng lực và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT có sự khác biệt rõ nét giữa các vùng miền địa phƣơng các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhƣng việc lựa chọn nội dung mà địa phƣơng có lợi thế vào bài thực hành phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ sau: - Nội dung áp dụng phải phù hợp với chủ đề bài thực hành, phù hợp chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp THPT. - Nội dung áp dụng để THLS phải gần gũi, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Nội dung đa dạng, phong phú, gây hứng thú học tập không nhàm chán, đối phó, ép buộc. - Nội dung áp dụng TH phải phản ánh đƣợc bản sắc nơi HS đang sống, học tập - Nội dung áp dụng TH phải lựa chọn mang tính súc tích, đặc sắc trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo của HS để tạo ra sản phẩm chất lƣợng, tâm huyết. - Nội dung giáo dục đƣợc lựa chọn bảo đảm tính khoa học, chính xác 1.3. Các phẩm chất, năng lực và định hƣớng các nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học các bài thực hành Lịch sử 10. Tiết thực hành lịch sử của chƣơng trình Lịch sử 2022 nhƣ ta đã biết nó khác hoàn toàn các bài sơ kết, tổng kết của chƣơng trình 2006 ở lớp 11 và 12 vì mục đích của tiết THLS ở đây là phát triển toàn diện các phẩm chất năng lực và hƣớng nghiệp cho HS. 11
- Năng lực mà tiết THLS lớp 10 năm 2022 muốn hƣớng đến là: Thứ nhất: Thông qua THLS khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ là HS về nhà chuẩn bị tài liệu để chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm thì thông qua việc tìm kiếm thông tin, tƣ liệu chính là HS tự trang bị, tự bổ sung, tự mình cũng cố kiến thức đã đƣợc học có liên quan đến chủ đề, chuyên đề nên đây là một biểu hiện của năng lực nhƣ năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực tự chủ và tự học… Thứ hai: Nhƣ chúng ta thấy việc dạy lịch sử thông thƣờng là giáo viên truyền thụ kiến thức, giáo viên củng cố kiến thức cho HS, nhƣng thông qua THLS, HS sẽ tự mình tìm hiểu kiến thức. Đây là một biểu hiện của năng lực nhận thức mà nhận thức và tƣ duy cũng là hƣớng vào năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để phát triển đƣợc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thì bài THLS phải đa dạng hóa các phƣơng pháp tiếp cận lịch sử. Thứ ba: Do khi THLS, HS đƣợc giáo viên định hình các phƣơng pháp tiếp cận, cách thức học tập lịch sử bằng các công thức ví dụ nhƣ công thức “5 W- 1How” hay khi yêu cầu các em vẽ bản đồ tƣ duy ..v.v thì những kĩ năng đó nếu chúng ta cho các em thực hành nhiều lần sẽ trở thành kĩ năng, kĩ xảo. Thứ tƣ: Khi TH tức là bƣớc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. kĩ năng là bƣớc đầu vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề vào cuộc sống và khi đƣa kĩ năng vào giải quyết vấn đề vào cuộc sống vẫn chƣa có kĩ xảo, vì thế muốn cho HS có kĩ xảo thì cho học sinh TH nhiều lần sẽ có kĩ xảo. Kĩ năng mà THLS tạo ra đó là khi các em khai thác thông tin tài liệu, vẽ, lập, tạo các poster, báo cáo, thuyết trình…qua sự tổng hợp của việc làm chủ kiến thức, của việc có kỉ năng, kỉ xảo, của ý thức, kĩ năng thái độ hành động theo định hƣớng của THLS sẽ hình thành các năng lực. Thứ năm: THLS là các em phải tƣơng tác với nhau, tƣơng tác với giáo viên vì khi học TH, HS phải trao đổi, tƣơng tác với nhau, giải quyết nhiệm vụ mà thầy cô giao cho, vì TH thƣờng là giao theo nhóm, hoặc trao đổi thảo luận giữa thầy và trò cũng sẽ tăng cƣờng khả năng tƣơng tác giữa GV và HS. Tiết THLS cũng là tiết học mà HS thảo luận, tƣơng tác với nhau, tƣơng tác với thầy cô nhiều hơn các tiết học hình thành kiến thức mới vì HS làm việc nhiều hơn, hành động nhiều hơn. Chúng ta xác định TH là HS làm là chính, thầy cô chỉ định hƣớng và nhận xét sản phẩm. Nhƣ vậy khi tƣơng tác giữa HS với HS, giữa thầy cô với HS chính là hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác. Thứ sáu: Học TH sẽ kết nối kiến thức của bài học với thực tiễn cuộc sống, tức là kết nối kiến thức trong sách vở của bài học với thực tiễn. HS sẽ vận dụng đƣợc kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề nên TH là một biểu hiện của việc vận dụng kiến thức và kĩ năng. Về phẩm chất: Khi HS đƣợc THLS thì qua các hoạt động tạo ra sản phẩm, HS đƣợc hình thành các phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực…và đặc biệt là phẩm chất yêu nƣớc. Sở dĩ nói nhƣ vậy vì môn Lịch sử đƣợc coi là một môn học đóng vai trò ƣu thế, cốt lõi, trung tâm trong việc hình thành phẩm chất yêu nƣớc. 12
- Thông qua làm bài thực hành, đọc các thông tin tƣ liệu về quê hƣơng, địa phƣơng mình sinh sống để hoàn thành sản phẩm giáo viên giao, các em sẽ có ý thức yêu làng xóm mình, gắn kết với nơi mình đang lớn lên, học tập và lập thân, tự hào với những gì địa phƣơng mình đã trãi qua, còn gìn giữ văn hóa lịch sử trong không gian rộng lớn là dân tộc. Cũng từ bài THLS, những sản phẩm đƣợc phát huy từ lợi thế địa phƣơng sẽ hƣớng các em đến những nghành nghề hiện đang có ở địa phƣơng, chứng kiến những con ngƣời ở địa phƣơng thành công ngay trên đất mẹ, những thế mạnh sẽ khai thác phục vụ cho cuộc sống của đa số ngƣời địa phƣơng mình sẽ thôi thúc các em có lý tƣởng sống rõ ràng cho một cuộc sống thực tế mai sau khi học xong THPT hoặc sẽ quay trở lại quê hƣơng để lập nghiệp khi hoàn thành các bậc học cao hơn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào thực tiễn dạy - học các bài thực hành Lịch sử 10 để phát triển năng lực, phẩm chất và hƣớng nghiệp cho HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Những năm gần đây, khi CNTT phát triển mạnh mẽ nhanh chóng thì việc áp dụng các thiết bị hiện đại để phục vụ công việc giảng dạy, học tập đƣợc đầu tƣ đẩy mạnh. Đồng thời cũng hình thành các loại hình thƣơng mại dịch vụ trong giáo dục nhƣ bán - mua các loại giáo án, bài dạy..v.v. Cho nên khi CTGDPT mới đƣợc áp dụng, việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cũng còn tùy thuộc vào trách nhiệm của từng giáo viên đứng lớp. Mặc dù mỗi nơi có những lợi thế nhất định có thể khai thác vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục khác nhau nhƣng để thực sự đáp ứng các mục tiêu giáo dục thì ngƣời giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho HS. Hiện tại, khi CTGDPT 2018 đƣợc thực hiện thì đa số giáo viên đều nghiêm túc thực hiện việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tất cả các khâu. Để có những kết luận đúng thực tế, tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HS về việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học: Đối tƣợng khảo sát: 70 GV, trong đó 20 cán bộ quản lý, 50 giáo viên, bao gồm giáo viên giảng dạy Lịch sử, Ngữ văn, Kinh tế pháp luật, Địa lý, Tiếng Anh và giáo viên chủ nhiệm của 5 trƣờng THPT ở địa bàn huyện Yên Thành, Đô Lƣơng, Quỳnh Lƣu. Khảo sát 150 HS THPT của 5 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Yên Thành Phƣơng pháp khảo sát: gửi phiếu điều tra qua các phần mềm zalo, mesenger, email, facebook kết hợp với phỏng vấn. Xử lý số liệu khảo sát theo cách sau: 13
- Số liệu thu đƣợc từ phiếu tôi tiến hành sắp xếp theo thứ bậc Xác định điểm số cho các thang điểm để lƣợng hóa các mục tiêu: Cách tính điểm đƣợc thực hiện theo bảng hỏi sau: Các mức độ Điểm 1 2 3 4 Mức độ nhận Không quan Bình thƣờng Quan trọng Rất quan thức trọng trọng Mức độ thực hiện Không bao Đôi khi Thƣờng Rất thƣờng giờ xuyên xuyên. Công thức tính điểm cho các mức độ tƣơng ứng với các cấp độ nhƣ sau: Điểm = cấp độ: 1 x 4 + cấp độ 2 x 3 + cấp độ 3 x 2 + cấp độ 4 x 1. Nội dung: Phiếu khảo sát phụ lục 1: Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc phát huy lợi thế địa phương trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10 nhằm phát triểnphẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Nhận thức đƣợc ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để cán bộ, giáo viên tiến hành các hoạt động day học có phát huy lợi thế địa phƣơng trong nhà trƣờng. Bảng 2.1. Thực trạng mức độ nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của việc phát huy lợi thế địa phƣơng vào dạy học các bài thực hành lịch sử 10 để phát triển phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT. Stt Nội dung Ý kiến đánh giá Rất Quan Bình Không Điểm Thứ quan trọng thƣờng quan tự trọng trọng 1 Phát triển PC yêu nƣớc, 62 8 0 0 272 1 chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái từ hoạt động tạo ra sản phẩm TH có liên quan đến địa phƣơng 2 GD cho HS lòng yêu làng 60 10 0 0 270 2 xóm, quê hƣơng, tự hào về nơi mình sinh ra, đang học tập và sinh sống. 3 GD ý thức xây dựng, bảo 55 15 0 0 265 3 14
- tồn và phát triển những di sản có lợi thế ở địa phƣơng; có lý tƣởng lập nghiệp, làm giàu cho quê hƣơng. 4 Rèn luyện cho HS tất cả các 47 20 3 0 254 4 kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng đƣa thực tiễn cuộc sống vào bài học Lịch sử. 5 Góp phần xây dựng thế giới 35 30 5 0 210 6 quan và tƣ duy biện chứng cho HS 6 Góp phần bảo vệ di sản, 37 30 3 0 244 5 phát huy, giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống và thế mạnh quê hƣơng. Từ kết quả khảo sát qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp cho thấy: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đánh giá cao về ý nghĩa các nội dung thực hành Lịch sử 10 có phát huy lợi thế địa phƣơng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn chƣa thực sự quan tâm đúng mức, chƣa thấy đƣợc vị trí, vai trò, ý nghĩa, về sự sáng tạo và phát triển tối đa các năng lực và phẩm chất mà tiết THLS mang lại. Đặc biệt nếu đƣợc kết hợp với các lợi thế từ địa phƣơng của Nghệ An thì lại càng ít giáo viên thực hiện, một phần do đây là năm đầu tiên thực hiện chƣơng trình GDPT 2018 nên giáo viên còn chƣa thuần thục trong việc triển khai các phƣơng án dạy học hiệu quả, một phần do một số giáo viên còn chƣa có định hƣớng để thực sự đổi mới trong dạy học. Thực trạng thực hiện tiết thực hành lịch sử lớp 10 có phát huy lợi thế địa phương cho học sinh: Bảng 2.2. Thực trạng mức độ phát huy các lợi thế địa phƣơng vào các bài thực hành lịch sử 10 để phát triển phẩm chất, năng lực và hƣớng nghiệp cho học sinh THPT. Stt Nội dung Ý kiến đánh giá Rất Thƣờng Thỉnh Không Điểm Thứ thƣờng xuyên thảng bao giờ tự xuyên 1 Vẽ poster quảng bá di sản 0 8 5 55 89 6 ở địa phƣơng Nghệ An 2 Làm video giới thiệu về di 2 9 9 50 103 4 15
- tích, danh thắng ởđịa phƣơng Nghệ An 3 Nghiên cứu, giới thiệu, tạo 0 3 15 55 94 5 ra các sản phẩm thủ côngđịa phƣơng Nghệ An 4 Dùng bài thực hành thiết 60 7 3 0 267 1 kế Powerpoint sẵn để củng cố kiến thức chủ đề và một số phƣơng pháp khác. 5. Đóng vai, sân khấu hóa 0 2 27 53 113 2 biểu diễn các loại hình nghệ thuật đƣợc bảo tồn và phát triển ở địa phƣơng. 6 Dùng vật liệu có sẵn từ địa 0 12 15 43 109 3 phƣơng để tạo thành sản phẩm thủ công mô phỏng. 7 Đóng vai là đầu bếp hoặc 0 0 17 53 87 7 nhà thiết kế thời trang để tạo ra món ăn đặc sản quê hƣơng hoặc thiết kế trang phục các dân tộc có ở địa phƣơng. Từ kết quả bảng khảo sát cho thấy, việc thực hiện tiết THLS theo phân phối chƣơng trình đƣợc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhƣng các giáo viên chủ yếu sử dụng các bài thực hành thiết kế powerpoint có sẵn để cũng cố phần kiến thức với khá nhiều nội dung nhƣ trả lời trắc nghiệm, sơ đồ tƣ duy, đóng vai…. Tuy nhiên liên hệ với các lợi thế vốn có của địa phƣơng còn ít đƣợc thực hiện và thực hiện không đồng đều không thƣờng xuyên. Với tiết THLS đƣợc tổ chức hình thức đơn điệu nhƣ vậy HS tiếp thu thụ động, không có tính hấp dẫn, các kĩ năng chƣa đƣợc phát triển đúng quan điểm dạy học hiện nay. Kết quả khảo sát học sinh Nhận thứccủa học sinh về những lợi thế địa phương, đặc điểm vùng miền, giá trị truyền thống văn hóa của quê hương. Để biết đƣợc nhận thức của học sinh về những lợi thế địa phƣơng, đặc điểm vùng miền, giá trị truyền thống văn hóa của quê hƣơng, tôi đã tiến hành điều tra 400 em học sinh trƣờng tôi công tác nhƣ sau: Với câu hỏi 1:Em hãy kể tên các danh thắng nổi tiếng đƣợc coi là tài nguyên du lịch quan trọng của tỉnh Nghệ An hiện nay. Có102/150 HS (68%)trả lời kể tên 16
- đƣợc 3 danh lam thắng cảnh của Nghệ An, 92 HS (63%) kể đƣợc 2 danh lam thắng cảnh Nghệ An, còn lại không phân biệt đƣợc các loại danh lam thắng cảnh là gì. Với câu hỏi 2: Em hãy kể tên các di tích tâm linh nổi tiếng của Nghệ An có từ văn minh Đại Việt. Có 120 HS (80%) kể đƣợc 4 di tích, có 88 HS kể đƣợc 3 di tích (59%) và 65 HS (43%)kể đƣợc 2 di tích. Với câu hỏi 3. Hãy kể tên các lễ hội lớn ở Nghệ An mà em biết. Kết quả: 77 HS(51%) kể đƣợc 3 lễ hội nổi tiếng của Nghệ An, có 65 HS (%) kể đựơc 2 lễ hội ở Nghệ An. Với câu hỏi 4. Bản hỏi hãy cho biết những làng nghề thủ công truyền thống sau ở đâu thì rất ít HS biết đến các làng nghề thủ công ở Nghệ An, chỉ biết 4 làng nghề là nhiều nhất nhƣ Nhút ở Thanh Chƣơng, nƣớc mắm ở Diễn Châu, Muối ở Diễn Châu, Tƣơng bần ở Nam Đàn..nhƣng địa danh cụ thể không HS nào biết. Với câu hỏi 5. Em biết gì về dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh? Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh đƣợc UNESCO công nhận là di sản khi nào. Chỉ có 22% HS trả lời đúng và đầy, còn tới 78% HS trả lời không đầy đủ. Qua khảo sát trên và phỏng vấn trực tiếp HS cho thấy các em rất hứng thú khi hỏi về các vấn đề ở địa phƣơng nhƣng hiểu biết của các em về nơi mình sinh ra, sống và học tập còn chƣa cao, nhận thức về các thế mạnh của các em đúng nhƣng chƣa đầy đủ về các làng nghề, về các lễ hội, về các di sản, …của tỉnh Nghệ An. Còn khi hỏi về các lợi thế ở địa phƣơng có thể áp dụng nhƣ thế nào vào học tập thì các em hầu nhƣ chƣa nhận thức đƣợc đó là thực tiễn cuộc sống mà các bài học hƣớng đến để rèn luyện cho các em một tƣ duy biện chứng. Chƣơng 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI THẾ ĐỊA PHƢƠNG VÀO DẠY – HỌC BÀI THỰC HÀNH LỊCH SỬ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ HƢỚNG NGHIỆP CHO HS THPT. 2.1. Vị trí lợi thế địa phƣơng và các bài thực hành trong chƣơng trình GDPT 2018 Các lợi thế địa phƣơng trong chƣơng trình dạy học hiện tại có một vị trí rất quan trọng bởi những giải pháp có tính thực tiễn và tính khả thi cao, bên cạnh đó nó còn xuất phát từ chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và thực tế hoàn cảnh của nhà trƣờng của địa phƣơng, công tác giảng dạy của GV, các giải pháp dạy học gắn với lợi thế địa phƣơng sát với thực tế của chƣơng trình, của các trƣờng THPT ở Nghệ An, phù hợp với điều kiện vật chất và nhân lực, đặc biệt khả năng ứng dụng cao và phạm vi rộng ở các trƣờng trong tỉnh. Các giải pháp đƣợc xây dựng có tính khoa học, đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm có hiệu quả khi sử dụng. Các giải pháp đƣa ra đáp ứng đƣợc các mục tiêu giáo dục, tính khả thi cao là các giải pháp có giá trị và khả năng trở thành hiện thực trong thực tế, bên cạnh đó cũng đáp ứng tính đồng bộ từ mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và mỗi giải pháp đƣợc thực hiện tốt lại thúc đẩy các các giải pháp thực hiện tốt theo. Chính vì thế khi các giải pháp đƣợc thực hiện thì nó phát huy thế mạnh của từng biện pháp của 17
- các lợi thế. Hơn nữa còn đảm bảo nguyên tắc hoạt động và cùng tham gia tích cực của tất cả HS. Nội dung các lợi thế địa phƣơng Nghệ An có thể phát huy trong dạy học các bài thực hành Lịch sử 10. TT Các lợi Giải pháp áp dụng vào tiết Chủ đề,chuyên đề áp dụng. thế địa thực hành lịch sử phƣơng - Sƣu tầm, khai thác, xử lý Chủ đề 1. Lịch sử và sử học 1 Các di nguồn tƣ liệu để xây dựng bài Chủ đề 2: Vai trò của sử học. tích lịch trình bày, báo cáo để chia sẻ sử Chủ đề 3. Một số nền văn minh trƣớc lớp về các di tích lịch sử ở địa phƣơng em. thế giới thời kì cổ - trung đại. - Trình bày những nghiên cứu Chuyên đề 1. Các lĩnh vực của về các di tích lịch sử đƣợc sử học công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh ở địa phƣơng em. - Đóng vai là hƣớng dẫn viên du lịch hoặc nhà nghiên cứu lịch sử hãy giới thiệu với bạn học và thầy cô một di tích lịch sử tiêu biểu của Nghệ An? - Vẽ Poster quảng bá các di tích lịch sử tiêu biểu của Nghệ An? - Kĩ thuật phòng tranh: HS sƣu tầm và trƣng bày sản phẩm về các di tích tiêu biểu của địa phƣơng em.(Sp nhƣ hình bên) 2 Các danh - HS: Sƣu tầm, khai thác, xử Chủ đề 1. Lịch sử và sử học. lam thắng lý nguồn tƣ liệu để xây dựng cảnh bài trình bày, báo cáo để chia Chủ đề 2: Vai trò của sử học. sẻ trƣớc lớp về các danh lam thắng cảnh ở địa phƣơng em. Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam Á. - Trình bày những nghiên cứu về các danh lam thắng cảnh Chủ đề 6. Một số nền văn minh đƣợc công nhận là danh thắng trên đất nƣớc Việt Nam. 18
- cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh ở Chủ đề 7. Cộng đồng các dân địa phƣơng em. tộc Việt Nam. - Đóng vai là hƣớng dẫn viên du lịch hoặc nhà nghiên cứu Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát lịch sử hãy giới thiệu với bạn huy các giá trị di sản văn hóa ở học và thầy cô một danh lam Việt Nam. thắng cảnh tiêu biểu của Nghệ An? - Vẽ Poster quảng bá các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Nghệ An? - Kĩ thuật phòng tranh: HS sƣu tầm và trƣng bày sản phẩm về các lam thắng cảnh ở địa phƣơng em. (SP nhƣ hình bên) 3 Các di - Đóng vai là hƣớng dẫn viên Chủ đề 1. Lịch sử và sử học. sản du lịch hoặc nhà nghiên cứu lịch sử hãy giới thiệu với bạn Chủ đề 2: Vai trò của sử học. học và thầy cô một di sản tiêu biểu của Nghệ An Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại. - Trình bày những nghiên cứu về các di sảnđƣợc công nhận Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam là di sản danh thắng cấp quốc Á. gia hoặc cấp tỉnh ở địa Chủ đề 6. Một số nền văn minh phƣơng em. trên đất nƣớc Việt Nam. - Vẽ các sơ đồ, lƣợc đồ, lập Chủ đề 7. Cộng đồng các dân bảng thống kê, lập bảng biểu, tộc Việt Nam. tạo Poster quảng bá di sản tiêu biểu... Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ở - Kĩ thuật phòng tranh: HS Việt Nam. sƣu tầm và trƣng bày sản phẩm về các di sản tâm linh, di sản văn hóa, di sản lịch sử, di sản nghệ thuật, di sản vật thể, di sản tƣ liệu, di sản phi vật thể… 19
- 4 Văn hóa - Đóng vai là nhà thiết kế thời Chủ đề 2: Vai trò của sử học. các cộng trang: Thiết kế trang phục các đồng dân cộng đồng dân tộc thiểu số Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc thiểu trên đát nƣớc Việt Nam và các tộc Việt Nam. số ở Nghệ dân tộc thiểu số ở Nghệ An. An Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát - Đóng vai là một đầu bếp: huy các giá trị di sản văn hóa ở Tạo ra một món ăn phổ biến Việt Nam. của các dân tộc thiểu số: nấu xôi ngũ sắc, cơm lam… - Kĩ thuật phòng tranh: Trình bày những sản phẩm văn hóa nổi bật của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An. (SP nhƣ hình bên) 5 Lịch sử - Sƣu tầm, khai thác, xử lý Chủ đề 2: Vai trò của sử học. văn hóa nguồn tƣ liệu để xây dựng bài trình bày, báo cáo để chia sẻ Chủ đề 3. Một số nền văn minh trƣớc lớp về lịch sử văn hóa thế giới thời kì cổ - trung đại. địa phƣơng. Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát - HS trải nghiệm những địa huy các giá trị di sản văn hóa ở chỉ lịch sử văn hóa địa Việt Nam. 6 Văn học - Tạo bảng thống kê về các Chủ đề 6. Một số nền văn minh dân gian loại hình văn học dân gian xứ trên đất nƣớc Việt Nam. xứ Nghệ Nghệ Chủ đề 7. Cộng đồng các dân - Sƣu tầm, khai thác, xử lý tộc Việt Nam. nguồn tƣ liệu để xây dựng bài trình bày, báo cáo để chia sẻ Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát trƣớc lớp về văn học dân gian huy các giá trị di sản văn hóa ở xứ Nghệ. Việt Nam. - Cảm nhận và biểu diễn các loại hình Văn học dân gian xứ Nghệ. Kĩ thuật phòng tranh: HS sƣu tầm và trƣng bày sản phẩm về 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 74 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn