intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng phần mềm Ispring Suite vào dạy học Hóa Học THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc lựa chọn hình thức, nội dung của bài tập tương tác là mục đích lớn nhất mà đề tài hướng đến. Giáo viên phân chia học sinh theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tự sưu tầm các câu hỏi trắc nghiệm, ghép nối, điền khuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng phần mềm Ispring Suite vào dạy học Hóa Học THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC THPT LĨNH VỰC : HÓA HỌC Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Phạm Quỳnh Trang Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Đàn II Điện thoại: 0979.696.095 0912.812.895 Năm học: 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 7. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5 1.1. Đặc điểm của phần mềm Ispring suite .......................................................... 5 1.2. Đặc điểm của tính chủ động sáng tạo trong học sinh THPT.......................... 6 2. Thực trạng vấn đề ............................................................................................... 6 2.1 Việc sử dụng Ispring suite trong dạy học tại trường THPT Nam Đàn II ........ 6 2.2. Sự chủ động sáng tạo của học sinh khối 11, 12 đối với việc học tập Hóa học ............................................................................................................................ 6 3. Các biện pháp thực hiện đề tài ............................................................................ 7 3.1. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thiết kế bài tập tương tác bằng phần mềm Ispring suite. ............................................................................................... 7 3.1.1. Chia học sinh thành nhóm, tìm hiểu cách thức sử dụng Ispring suite. ..... 7 3.1.2. Học sinh ứng dụng Ispring suite vào bài tập hoạt động nhóm ................. 7 3.2. Khuyến khích học sinh tổ chức ôn tập bằng bài tập tương tác Ispring suite trên lớp 34 3.2.1. Mục đích .............................................................................................. 35 3.2.2. Cách thức thực hiện .............................................................................. 35 3.3. Khuyến khích học sinh tự ôn tập bằng bài tập tương tác Ispring suite ở nhà .......................................................................................................................... 35 3.3.1. Mục đích ............................................................................................ 35 3.3.2. Cách thức thực hiện .............................................................................. 36 4. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến ...................................................................... 36 4.1. Khảo sát ý kiến ........................................................................................ 36
  3. 4.1.1. Khảo sát ý kiến của học sinh ................................................................ 36 4.1.2. Khảo sát ý kiến của giáo viên ............................................................... 39 5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh .............................................................. 46 III. KẾT LUẬN .................................................................................................. 49 1. Kết luận.......................................................................................................... 49 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 51 PHỤ LỤC................................................................................................................
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh ........................................................................ 39 Bảng 2: Thống kê kết quả khảo sát tính cấp thiết.................................................. 42 Bảng 3: Thống kê kết quả khảo sát ....................................................................... 43 Bảng 4. Thứ hạng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................ 45 Bảng 5: Bảng thống kê kết quả học tập kì 1 môn Hóa học giữa lớp thực nghiệm 11C6 và lớp đối chứng 11C2 ......................................................................................... 46 Bảng 6: Bảng thống kê kết quả học tập kì 1 môn Hóa học giữa lớp thực nghiệm 12C2 và lớp đối chứng 12C7 ......................................................................................... 48
  5. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 1: Mức độ cấp thiết của các biện pháp..................................................... 42 Biểu đồ 2: Mức độ khả thi của các biện pháp ....................................................... 44 Biểu đồ 3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ............................................................................................................................. 45 Biểu đồ 4: Mối tương quan giữa tỉ lệ học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi tại lớp TN 11C6 và lớp ĐC 11C2 .......................................................................................... 47 Biểu đồ 5: Mối tương quan giữa tỉ lệ số học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi giữa lớp TN 12C2 và lớp ĐC 12C7. ................................................................................... 48
  6. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã mang lại những tác động tích cực đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Công nghệ thông tin được xem là công cụ hữu ích, tiên tiến bậc nhất đối với hoạt động dạy và học. Nó là một phần quan trọng giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bài giảng đồng thời hỗ trợ quá trình tư duy và lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan, trường THPT Nam Đàn II đã có nhiều biện pháp quản lý, vận dụng để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học. Đến nay cơ sở vật chất của nhà trường rất khang trang, các phòng học được trang bị đầy đủ máy tính, tivi và được kết nối với mạng internet. Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên, có sự liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa trí nhớ và suy luận nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học càng trở nên cần thiết. Trong số rất nhiều tiện ích như tra cứu dữ liệu, kết nối thông tin, đánh giá cho điểm học sinh,…thì ứng dụng mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học là các phần mềm công nghệ thông tin. Các phần mềm hiện đại này giúp giáo viên thiết kế bài giảng với các hiệu ứng âm thanh sinh động, hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn, thu hút học sinh. Nó còn giúp học sinh dễ dàng theo dõi các video thí nghiệm thật, thí nghiệm ảo, tham gia vào các trò chơi tương tác vừa có tác dụng hỗ trợ việc học tập, vừa tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, hào hứng khi tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Hiện nay, giữa rất nhiều các phần mềm công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn, thì phần mềm mang lại nhiều tiện ích, hấp dẫn được người dùng là Ispring suite. Đây là ứng dụng quan trọng được dùng phổ biến trong quá trình soạn bài giảng E – Learning với các tính năng đa dạng như ghi âm, ghi hình, tương tác, mô phỏng, giao diện dễ sử dụng,...Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh sử dụng phần mềm này để thiết kế phiếu học tập, các trò chơi tương tác, các nội dung luyện tập phong phú, đa dạng và thu hút sự tập trung chú ý của người học. Học sinh THPT là đối tượng có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ thông tin rất nhanh nhạy. Đa số gia đình các em được trang bị đầy đủ máy tính và điện thoại thông minh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Nhờ việc tự thiết kế các bài tập tương tác, học sinh được thoải mái tư duy, sáng tạo đồng thời phát huy năng lực bản thân, năng lực hoạt động nhóm từ đó nâng cao hiệu quả của việc học. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng phần mềm Ispring Suite vào dạy học Hóa Học THPT”. 1
  7. 2. Mục đích nghiên cứu - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc lựa chọn hình thức, nội dung của bài tập tương tác là mục đích lớn nhất mà đề tài hướng đến. Giáo viên phân chia học sinh theo nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tự sưu tầm các câu hỏi trắc nghiệm, ghép nối, điền khuyết,…theo chủ đề học tập. Bằng cách này, giáo viên đã tạo cho học sinh cơ hội được tìm tòi kiến thức, sắp xếp nội dung khoa học, lựa chọn những câu hỏi hợp lý phục vụ cho bài tập nhóm. Các em được cùng nhau trao đổi, thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân trước nhóm, từ đó sẽ rèn luyện cho các em sự tự tin và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. - Trong ứng dụng của Ispring suite có rất nhiều hình thức bài tập tương tác đa dạng, phong phú, mỗi hình thức lại có thể lồng ghép được hình ảnh, âm thanh, video,…rất sinh động và hấp dẫn khiến cho việc giải quyết các bài tập trở nên vừa nhẹ nhàng, thư giãn, vừa đạt hiệu quả cao. - Giảm bớt áp lực cho giáo viên trong quá trình soạn bài giảng. Việc giao nhiệm vụ chuẩn bị các bài tập tương tác cho học sinh giúp giáo viên có thêm thời gian, tâm sức dành cho các hoạt động khác trong bài giảng. - Nâng cao hiệu quả của việc dạy và học một cách tối ưu. Trong số các yếu tố góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy và học thì bài giảng là yếu tố then chốt. Bài giảng có sự đầu tư về nội dung, phương pháp, hình ảnh,...chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả dạy học như mong đợi. Khi sử dụng các bài tập tương tác do các nhóm học sinh thiết kế, giáo viên đã khiến bài giảng truyền thống của mình trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu và áp dụng tại các lớp 11C6 và 12C2 trường THPT Nam Đàn II trong năm học 2022-2023. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng phần mềm Ispring Suite vào dạy học Hóa Học THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này vào các môn học ở trường THPT thì có thể nâng cao chất lượng dạy học và tăng tính chủ động, sáng tạo ở học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong các văn bản về đổi mới kiểm tra đánh giá và thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục. 2
  8. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình dạy học, giáo viên quan sát để nắm được đặc điểm tình hình, thế mạnh của từng học sinh, từ đó có sự phân chia nhiệm vụ học tập ở các nhóm sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Tạo link khảo sát trong học sinh, phân tích đánh giá kết quả khảo sát để biết được tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm: Triển khai tiến hành thực nghiệm tại các lớp 11C6, 12C2 trường THPT Nam Đàn II. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh bằng việc sử dụng phần mềm Ispring suite trong hoạt dạy học hóa học THPT. 7. Đóng góp mới của đề tài - Việc thiết kế bài giảng không chỉ do một mình giáo viên đảm nhận mà còn được học sinh chuẩn bị và hỗ trợ. Trước các tiết dạy có nội dung quan trọng cần củng cố, giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm học sinh chuẩn bị một số dạng bài tập tương tác dựa trên mục tiêu của bài giảng. Năm học 2021-2022 các bài tập tương tác trên Ispring suite đã được chúng tôi thiết kế và sử dụng hiệu quả, nên đến năm học 2022- 2023, chúng tôi mạnh dạn giao phó việc thiết kế bài tập tương tác cho học sinh, từ đó giúp học sinh tích cực, tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. - Trong kế hoạch dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo mẫu công văn 5512/BGD ĐT- GDTrH, phần “Luyện tập - củng cố” giáo viên cần chuẩn bị rất nhiều dạng bài tập cho học sinh ôn tập kiến thức ngay sau mỗi tiết học. Việc giao bài tập tương tác cho các nhóm học sinh chuẩn bị sẽ giúp cho giáo viên có nguồn bài tập phong phú, đa dạng để sử dụng. Các bài tập tương tác được thiết kế bằng sự sáng tạo của học sinh sẽ là những sản phẩm có hình ảnh bắt mắt, âm thanh sống động, hiệu ứng tương tác đa dạng,… giúp học sinh có được sự hào hứng, tập trung xuyên suốt tiết học. - Đối với công tác ôn tập, để chuẩn bị cho các kì thi như thi giữa kì, thi cuối kì, giáo viên giao đề cương ôn tập cho các nhóm hoàn thành và chuyển thành các bài tập tương tác để vừa ôn tập trên lớp, vừa ôn tập ở nhà. Đặc điểm của bài tập tương tác trên Ispring suite là sau mỗi lần làm bài thì thứ tự câu hỏi và đáp án bị xáo trộn nên các em có thể làm lại nhiều lần, sau mỗi lần các em đều biết mình đúng, sai ở câu nào và đạt bao nhiêu điểm. Từ đó giúp cho việc ôn tập có hiệu quả, cải thiện điểm số một cách rất đáng kể. - So với những phần mềm thiết kế bài tập tương tác hiện nay thì việc thiết kế bài tập tương tác trên Ispring suite có ưu điểm nổi bật hơn, đó là người dùng có thể tích hợp bài tập tương tác vào trong bài giảng Powerpoint, có thể soạn bài giảng Powerpoint trên Ispring suite. Việc sử dụng có thể dùng mạng internet hoặc không, cũng có thể thực hiện trên tất cả các thiết bị máy tính, điện thoại, ipad,… 3
  9. - Khi được giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh sẽ phải tìm hiểu và nắm bắt được một phần nội dung quan trọng trong bài học trước khi lên lớp. Điều đó sẽ giúp các em có tâm thế tự tin khi bước vào bài học, có sự háo hức chờ đợi khi chứng kiến thành quả mà cả nhóm đã chuẩn bị. - Học sinh chủ động trong việc sử dụng, thiết kế các bài tập tương tác, đồng thời các em cũng chủ động trong việc ôn tập kiến thức qua bài tập tương tác. Hiện tại ở trường THPT Nam Đàn II, đầu mỗi buổi học đều có tiết sinh hoạt 10 phút, các lớp có bài tập tương tác trên ứng dụng Ispring suite sẽ cùng nhau mở bài tập tương tác để ôn tập. - Mỗi học sinh trong nhóm đều tham gia vào việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trước tập thể. Mỗi học sinh sẽ được tạo điều kiện tối đa để phát huy thế mạnh của mình. Những em có năng lực chuyên môn về Hóa học tốt hơn sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm, sưu tầm các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên, những em có năng khiếu về công nghệ thông tin có trách nhiệm chuyển hóa các bài tập ở dạng văn bản thô thành các bài tập tương tác có hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng,…sinh động, bắt mắt và sáng tạo. Qua quá trình chuẩn bị, các em được cọ xát, tư duy và phát triển một cách toàn diện về năng lực, phẩm chất và thái độ. 4
  10. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Đặc điểm của phần mềm Ispring suite - Ispring suite là phần mềm chuyên dụng được dùng để soạn thảo bài giảng E- learning. Sau khi được cài đặt, Ispring suite sẽ được tự động tích hợp vào ứng dụng PowerPoint của Microsoft. Ispring suite có đầy đủ các tính năng soạn thảo E-learning chuyên nghiệp với giao diện dễ sử dụng. Giáo viên có thể trực tiếp sử dụng Ispring suite để soạn bài giảng PowerPoint – đó là một chức năng rất tiện lợi mà Ispring suite nổi bật hơn nhưng ứng dụng phần mềm khác. - Việc sử dụng Ispring suite để soạn bài tập tương tác tích hợp trong bài giảng Powerpoint rất linh hoạt, người dùng có thể thực hiện trên máy tính hoặc điện thoại, có thể sử dụng mạng internet hoặc không sử dụng. - Bộ sản phẩm Ispring suite được tích hợp 3 phần mềm. Bao gồm phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến – Ispring QuizMaker. Phần mềm Ispring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E- Learning. Và phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử – Ispring Kinetics. - Ispring suite được đánh giá rất cao về sự đa dạng, phong phú trong các hình thức bài tập tương tác. Sau khi cài đặt Ispring suite người dùng có thể lựa chọn một trong những bài tập tương tác của tính năng Quiz, bao gồm: + Câu hỏi đa lựa chọn: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. + Câu hỏi đa đáp án: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn nhiều”. Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể có nhiều đáp án đúng. + Câu hỏi trả lời ngắn: Là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. Trong đó người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp nhận. + Câu hỏi ghép đôi: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất. + Câu hỏi trình tự: Là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng, các khái niệm theo một danh sách có thứ tự. Thường dùng kiểm tra kiến thức liên quan đến quy trình, cái nào trước, cái nào sau. + Câu hỏi số học: Là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số. + Câu hỏi điền khuyết: Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do người soạn câu hỏi đặt ra. + Câu hỏi Điền khuyết đa lựa chọn: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách 5
  11. đáp án sẽ có dạng drop-down menu. Dạng này không thể trình bày trên giấy mà phải làm trực tiếp trên máy. + Câu hỏi dạng Chọn từ: Trong tiếng anh gọi là dạng “word bank”. Giống dạng điền khuyết nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn, người làm chỉ cần chọn các phương án (từ) được đề xuất cho từng chỗ trống. + Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh. + Câu hỏi dạng Thang Likert: Là câu hỏi chuyên dùng trong khảo sát để đánh giá mức độ. Thông thường câu hỏi sẽ có 3,5,7 phương án trả lời đối lập qua giá trị trung bình. VD: “V-iSpring rất hữu dụng trong soạn giảng”, các phương án sẽ là: “rất không đồng ý/ không đồng ý/ phân vân/ đồng ý/ rất đồng ý”. + Câu hỏi dạng Tự luận: Cho phép người trả lời viết câu trả lời của mình ở dạng tự luận. 1.2. Đặc điểm của tính chủ động sáng tạo trong học sinh THPT - Tính chủ động sáng tạo của học sinh chính là tinh thần tự tìm kiếm, tự tiếp cận những kiến thức mới. Học sinh không còn vai trò thụ động tiếp thu những điều giáo viên truyền đạt mà tự đi tìm hiểu kiến thức mới đồng thời học sinh phải có trách nhiệm cao với hoạt động học tập của mình. Việc học tập không chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, ở bài giảng của giáo viên mà học sinh còn tìm kiếm các thông tin liên qua qua sách báo, mạng internet, qua bạn bè…từ đó có cách phân tích, tổng hợp biến những kiến thức đó thành “tài sản” thuộc sở hữu của mình. - Học sinh THPT là đối tượng có tính chủ động sáng tạo trong học tập rất tốt.Tuy nhiên sự chưa phù hợp trong phương pháp dạy học của người giáo viên đôi khi chưa phát huy được phẩm chất quý giá này của học sinh. Nhiều giáo viên hiện nay vẫn đang sử dụng những phương pháp dạy học cũ, chưa hợp lý, chưa xem học sinh là trung tâm khiến cho học sinh vẫn còn ở thế thụ động trong học tập. 2. Thực trạng vấn đề 2.1 Việc sử dụng Ispring suite trong dạy học tại trường THPT Nam Đàn II Hiện nay, việc sử dụng Isping suite trong dạy học tại trường THPT Nam Đàn II đang có nhiều hạn chế. Qua trao đổi, khảo sát chúng tôi ghi nhận mới chỉ 15% giáo viên đã từng tìm hiểu và sử dụng phần mềm Ispring suite. 2.2. Sự chủ động sáng tạo của học sinh khối 11, 12 đối với việc học tập Hóa học - Sự chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh đối với việc học tập môn Hóa học chủ yếu được thể hiện ở các học sinh lớp chọn. Còn các lớp khác phần lớn học sinh thụ động, chưa nhiệt tình trong việc thực hiện các bài tập nhóm mà giáo viên giao cho. 6
  12. 3. Các biện pháp thực hiện đề tài 3.1. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thiết kế bài tập tương tác bằng phần mềm Ispring suite. 3.1.1. Chia học sinh thành nhóm, tìm hiểu cách thức sử dụng Ispring suite. - Học sinh THPT là đối tượng rất nhanh nhạy với các ứng dụng công nghệ nên giáo viên chỉ cần giao nhiệm vụ, sau một thời gian ngắn học sinh đã hiểu về các tính năng của ứng dụng, có thể cài đặt và sử dụng thành thạo. - Qua quá trình tìm hiểu, dựa trên đề xuất và nguyện vọng của học sinh, giáo viên lựa chọn ra mỗi lớp 4 học sinh có năng lực học tập tốt, có khả năng và đam mê công nghệ thông tin, đồng thời có máy tính ở nhà để làm vai trò trưởng nhóm. - Tại lớp 11C6 giáo viên đã lựa chọn 4 học sinh làm trưởng nhóm: + Nhóm 1: Trịnh Thị Thúy Miền. + Nhóm 2: Bùi Thị Minh Hằng. + Nhóm 3: Nguyễn Thị Thơm + Nhóm 4: Nguyễn Thị Lâm Oanh. - Tại lớp 12C2 giáo viên lựa chọn 4 học sinh làm trưởng nhóm: + Nhóm 1: Dương Thị Thanh Huyền. + Nhóm 2: Bành Thị Hồng Anh. + Nhóm 3: Hồ Đức Thắng. + Nhóm 4: Nguyễn Văn Toàn. - Sau khi đã lựa chọn được trưởng nhóm, giáo viên tạo nhóm zalo chung với 4 trưởng nhóm của mỗi lớp. Thông qua trưởng nhóm, giáo viên sẽ tiến hành giao nhiệm vụ cho nhóm. Trưởng nhóm dựa theo yêu cầu của giáo viên sẽ thảo luận, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. - Từ năm học 2021-2022, chúng tôi đã sử dụng Ispring suite để dạy học, nên học sinh cơ bản đã nắm được các dạng bài tập tương tác thường dùng. Để học sinh có thể tự mình thiết kế các dạng bài tập tương tự, giáo viên sẽ yêu cầu các em tìm hiểu thêm thông qua các video hướng dẫn của Youtube, Google,… 3.1.2. Học sinh ứng dụng Ispring suite vào bài tập hoạt động nhóm 3.1.2.1. Học sinh khối 11 ứng dụng Ispring suite vào bài tập hoạt động nhóm - Phân công nhiệm vụ theo nhóm Giáo viên chia học sinh lớp 11C6 thành 4 nhóm với các thành viên như sau: 7
  13. + Nhóm 1: 1. Trịnh Thị Thuý Miền (trưởng nhóm) 6. Trịnh Thị Thuỳ Trang 2. Nguyễn Thị Ngọc Linh 7. Nguyễn Thị Phương Thảo 3. Phạm Thị Chung 8. Nguyễn Văn Hiếu 4. Trần Thị Thương 9. Nguyễn Văn Hùng 5. Trần Thị Thanh Loan 10. Trịnh Bảo Ngọc + Nhóm 2: 1. Bùi Thị Minh Hằng (trưởng nhóm) 6. Lê Thị Hoài 2. Võ Thị Yến 7. Phan Thị Phúc Vinh 3. Hà Thị Giang 8. Nguyễn Kim Huy 4. Phan Thị Giang 9. Võ Quang Trường 5. Nguyễn Thị Phương An 10. Nguyễn Thị Hằng Nga + Nhóm 3 gồm các học sinh: 1. Nguyễn Thị Thơm (trưởng nhóm) 6. Hoàng Thị Quyên 2. Hồ Thị Quỳnh 7. Lê Thị Lan Vy 3. Hồ Thị Phương Nam 8. Lê Trâm Như 4. Thị Bảo Ngọc 9. Nguyễn Thị Yến Nhi 5. Lê Thuý Ngân 10. Nguyễn Quốc Hiếu 11. Võ Thị Như Quỳnh + Nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Lâm Oanh (trưởng 6. Hoàng Thị Thanh Hoa nhóm) 7. Nguyễn Thị Ngân 2. Nguyễn Thu Phương 8. Phạm Thị Mỹ Hoa 3. Phan Thị Thuỳ 9. Hà Quang Đạt 4. Trần Thị Thanh Lam 10. Nguyễn Văn Trung 5. Trần Hoài Anh 3.1.2.2. Một số bài tập tương tác học sinh khối 11 đã thực hiện Các nhóm thực hiện các bài tập dưới dạng bài tập tương tác bằng ứng dụng Ispring suite trong các bài: Sự điện li, Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li,... a. Bài tập tương tác sử dụng trong tiết “Bài 5: Luyện tập: Axit, bazo và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li”. - Yêu cầu của giáo viên: Mỗi nhóm tự thiết kế một bài tập tương tác trên Ispring suite, trong đó vận dụng kiến thức về axit, bazo, muối và phản ứng trao đổi ion để xây dựng câu hỏi. Giáo viên lựa chọn bài tập của nhóm làm tốt nhất để trình chiếu trong tiết “Bài 5: Luyện tập: Axit, bazo và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li”. 8
  14. - Thời gian hoàn thành: 2 ngày - Thời điểm áp dụng: Phần củng cố trong tiết “Bài 5: Luyện tập: Axit, bazo và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li”. - Kết quả của học sinh: + Mỗi nhóm gửi kết quả cho giáo viên. Sản phẩm được chọn là của nhóm 1, với hình thức bài tập tương tác là dạng “điền khuyết – kéo thả”. NHÓM 1 – LUYỆN TẬP AXIT BAZO VÀ MUỐI – PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION (file word) Câu hỏi: Điền thông tin còn thiếu vào chổ trống để được phát biểu đúng. a) Axit khi tan trong nước …(1) ion H+ , bazo khi tan trong nước…(2) ion OH-. Đáp án: (1) phân li, (2) phân li b) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion…(3) tạo thành …(4) một trong các chất: chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu. Đáp án: (3) kết hợp với nhau, (4) ít nhất c) Một dung dịch có PH > 7 thì sẽ làm … (5) hóa xanh và phenolphthalein hóa…(6) Đáp án: (5) quỳ tím,(6) hóa hồng d) Phương trình ion rút gọn cho biết…(7) của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Đáp án: (7) bản chất Ảnh chụp màn hình bài tập điền khuyết – kéo thả của nhóm 1 b. Bài tập tương tác sử dụng trong tiết “Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nito, photpho và hợp chất của chúng” - Yêu cầu của giáo viên: 9
  15. + Mỗi nhóm sưu tầm 10 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án về Nito và các hợp chất của Nito sau đó chuyển thành bài tập tương tác trên Ispring suite. + Cụ thể: Nhóm 1 tìm câu hỏi về Nito, nhóm 2 tìm câu hỏi về Amoniac, nhóm 3 tìm câu hỏi về Axitnitric, nhóm 4 tìm câu hỏi về muối Nitrat. - Thời gian hoàn thành: 3 ngày - Thời điểm áp dụng: “Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nito, photpho và hợp chất của chúng” - Kết quả của học sinh: + Học sinh gửi cho giáo viên kiểm tra, duyệt các câu hỏi ở dạng Word, giáo viên góp ý và yêu cầu chỉnh sửa nếu có. Sau đó học sinh chuyển các bài tập thành trò chơi tương tác và gửi lại đường link kết quả cho giáo viên. Giáo viên sử dụng đường link đó vào trong tiết luyện tập của mình. NHÓM 1 - NITO (file word) 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng: A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4 2. Tìm câu sai trong số những câu sau: A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm VA có 5 electron lớp ngoài cùng. B. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. C. So với các nguyên tố cùng nhóm VA, nitơ có tính kim loại mạnh nhất. D. Do phân tử N2 có liên kết ba rất bền nên nitơ trơ ở nhiệt độ thường. 3. Chỉ ra nội dung sai A. Phân tử N2 rất bền. B. Tính oxh là tính chất đặc trưng của nitơ. C. Nguyên tử nitơ là phi kim hoạt động. D. Ở nhiệt độ thường, nitơ hoạt động hoá học và tác dụng được với nhiều chất. 4. Nitơ thể hiện tính oxy hoá khi phản ứng với nhóm nào sau đây: A. Li, Mg, Al B. H2, O2 C. Li, O2, Al D. O2, Ca, Mg 5. Trong phòng thí nghiệm N2 được điều chế từ: A. Không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D. Zn và HNO3 6. Khi có sấm sét trong khí quyển chất nào được tạo ra: A. CO B. H2O C. NO D. NO2 7. Người ta sản xuất khí N2 trong công nghiệp bằng cách nào sau đây A. Dùng photpho để đốt cháy hết O2 trong không khí. 10
  16. B. Cho không khí qua bột Cu nung nóng. C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà 8. Trong công nghiệp, phần lớn nitơ trực tiếp được dùng để: A. sản xuất axitnitric. B. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử. C. tổng hợp amoniac D. tổng hợp phân đạm. 9. Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng vật có tên là diêm tiêu, có thành phần chính là: A. NaNO2. B. NH4NO2. C. NH4NO3. D. NaNO3. 10. N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở đk nào dưới đây A. điều kiện thường. B. nhiệt độ khoảng 30000C. C. nhiệt độ khoảng 1000C. D. nhiệt độ khoảng 10000C Ảnh chụp lại màn hình bài tập tương tác nhóm 1 NHÓM 2 – AMONIAC (File word) 1. Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng? t0 t0 A. NH4NO2 N2 + 2H2O B. NH4NO3 NH3 + HNO3 0 0 t t C. NH4Cl NH3 + HCl D. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2 2. Cho hỗn hợp khí X gồm N2; NO; NH3 , hơi nước đi qua bình chứa P2O5 thì còn lại hỗn hợp khí Y gồm 2 khí: A. N2; NO B. NH3; hơi H2O C. NO; NH3 D. N2; NH3 3. Dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac bị đổ: A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Sođa D. Clorua vôi 11
  17. 4. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2. 5. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. NH3. C. NaCl. D. H2SO4 loãng. 6. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh. B. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng. C. Dung dịch NH3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. D. Trong các dung dịch: HCl, NH3 có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch NH3 có pH lớn hơn. 7. Cho NH3 tác dụng với khí clo cần điều kiện gì: A. Đun nóng nhẹ B. Đun nóng ở nhiệt độ cao C. Ở điều kiện thường D. Nhiệt độ và xúc tác . 8. Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là A. H2SO4 đặc. C. CaO. B. CuSO4 khan. D. P2O5. 9. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH 3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. CuO không thay đổi màu. C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh 10. Phát biểu nào dưới đây không đúng A. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O. B. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu. C. Phản ứng tổng hợp NH3 là một phản ứng thuận nghịch. D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước 12
  18. Ảnh chụp màn hình bài tập tương tác nhóm 2 NHÓM 3 – AXIT NITRIC (File word) 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về axit nitric? A. Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. B. Trong axit nitric, nguyên tố nitơ có cộng hóa trị là 4. C. Phần lớn lượng HNO3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế phân đạm. D. HNO3 có tính axit mạnh nên tác dụng được với hầu hết với các kim loại (trừ Au, Pt). 2. Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây: A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3. B. Cu, Al2O3, Zn(OH)2, CaCO3. C. Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3. D. S, ZnO, Mg, Au. 3. Hóa chất dùng để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm là A. NaNO3 và HCl đặc. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và H2SO4 đặc. 4. Thực hiện thí nghiệm sau: Cho kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng? A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh. B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu. C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh. D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu. 13
  19. 5. Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là A. NO2 B. N2O C. N2 D. NH3 6. Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là: A. CO2 và NO2. B. CO2 và NO. C. CO và NO2. D. CO và NO 7. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại? A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5 8. Thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng: A. Bông khô B. Bông có tẩm nước C. Bông có tẩm nước vôi D. Bông có tẩm giấm ăn 9. Phát biểu nào sau đây là sai A. Axit nitric tác dụng với hầu hết kim loại, trừ Au,Pt. B. Ngoài tính axit, HNO3 còn có tính oxi hóa mạnh. C. Axit nitric oxi hóa kim loại lên số oxi hóa cao nhất. D. Khi cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 sẽ tạo khí màu nâu đỏ bay lên. 10. Axit HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây? A. CuO, Fe2O3, Cu, Fe, MgO B. Cu(OH)2 , FeO, Fe(NO3)3 , CuO C. Fe, Fe(OH)2, Cu, Fe(NO3)2 , Mg D. Mg, Fe(OH)2, Fe(OH)3 , Cu 14
  20. Ảnh chụp màn hình bài tập tương tác nhóm 3 NHÓM 4 – MUỐI NITRAT (File word) 1. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào? A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2. 2. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. chất xúc tác. 3. Khi nhiệt phân muối KNO3 thì được các chất sau: A. KNO2, N2, O2. B. KNO2, O2. C. KNO2, NO2. D. KNO2, N2, CO2. 4. Khi nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thì được các chất sau: A. CuO, NO2, O2. B. Cu, NO2, O2. C. CuO, NO2. D. Cu, NO2. 5. Nhóm nào gồm các muối bị nhiệt phân tạo ra sản phẩm là kim loại? A. AgNO3, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2. B. Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2. C. AgNO3, Hg(NO3)2. D. Ca(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. 6. Cho các muối: Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2. Số muối bị nhiệt phân tạo khí NO2 là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 7. Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất nào sau đây ? A. KNO3, C. B. KNO3, C và S. C. KClO3, C và S. D. KClO3, C. 8. Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch A. AgNO3 B. Mg(NO3)2 C. Al(NO3)3 D. NaNO3 9. Có các mệnh đề sau : (1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. (2) Ion Nitrat có tính oxi hóa trong môi trường axit. (3) Khi nhiệt phâm muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2 (4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt. Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (2). 10. Để nhận biết ion nitrat người ta dùng Cu và H2SO4 loãng nhờ: A.Phản ứng tạo dung dịch xanh lam và khí không màu làm xanh quỳ ẩm. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2