intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp: Truyện Kiều (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp học sinh giúp tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm HS sẽ được tiếp thu kiến thức từ thực tế đời sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp: Truyện Kiều (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH  THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC  CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “TRUYỆN KIỀU” (NGUYỄN DU – CHƯƠNG TRÌNH  NGỮ VĂN 10) NĂM HỌC: 2020 ­ 2021 MÔN:  NGỮ VĂN
  2. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH  THÔNG QUA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY  HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “TRUYỆN KIỀU” (NGUYỄN DU – CHƯƠNG  TRÌNH NGỮ VĂN 10) NĂM HỌC: 2020 ­ 2021 MÔN: NGỮ VĂN Tên tác giả      :  Trần Thị Huế Tổ bộ môn       :  Văn ­ Ngoại ngữ Năm thực hiện:  2020 ­ 2021                                    Số điện thoại  :   0976927269 MỤC LỤC
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 111 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài 2 3 Tính mới, tính khoa học và tính hiệu quả của đề tài 2 4 Phương pháp tiến hành 3 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 6 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4   1.1 Cơ  sở lí luận 4      1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4      1.1.2 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4      1.1.3 Các phẩm chất, năng lực được hình thành qua hoạt  6 động trải nghiệm  1.2 Cơ sở thực tiễn 7     1.2.1 Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay 7    1.2.2 Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy   10 học Chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” hiện nay 2 MỘT SỐ  HÌNH THỨC TỔ  CHỨC HOẠT ĐỘNG  12 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC  CHỦ ĐỀ  TÍCH HỢP “TRUYỆN KIỀU” (NGUYỄN  DU – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10)   2.1 Quy trình thiết kế va tô ch ̀ ̉ ưc triên khai ho ́ ̉ ạt động trải  12 nghiệm sáng tạo   2.2 Hình thức tổ  chức hoạt  động trải nghiệm sáng tạo  15 trong môn Ngữ văn dạy học chủ đề tích hợp “Truyện   Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10)      2.2.1 ̉ ưc tro ch Tô ch ́ ̀ ơi 15
  4.      2.2.2 Tổ chức thăm quan, da ngoai ̃ ̣ 17      2.2.3 Tổ chức ngoại khóa  18     2.2.4 Tổ   chức   thiết   kế   và   trình   bày   nội   dung   trên   phần   20 mềm power point  2.3 Cách thức tổ  chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo  20 dạy học chủ đề  tích hợp “Truyện Kiều” (Nguyễn Du  – Chương trình Ngữ văn 10)     2.3.1 Nhiệm vụ của tổ nhóm chuyên môn khi xây dựng chủ  21 đề     2.3.2 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết học trải  21 nghiệm sáng tạo 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 22   3.1 Kế hoạch chủ đề 22  3.2 Mục tiêu chủ đề 24  3.3 Mô tả thực nghiêm 25  3.4 Đánh giá thực nghiệm 45  3.5 Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của sáng kiến 47  3.6 Điều kiện và khả năng áp dụng 48 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 GD ĐT Giáo dục đào tạo 2 GV       Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 5 SGK Sách giáo khoa 6 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 7 THPT Trung học phổ thông 8 THCS Trung học cơ sở 9 TNST Trải nghiệm sáng tạo 10 CSVC Cơ sở vật chất 11 DTLS Di tích lịch sử
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài  Giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người.  Đối  với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, vô cung quan ̀   ̣ ́ ởi sự thanh đat cua môt con ng trong va câp thiêt.  B ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ươi, s ̀ ự phat triên cua môt thê ́ ̉ ̉ ̣ ́  ̣ ự hưng thinh cua đât n hê, s ̣ ̉ ́ ươc đêu phu thuôc vao kêt qua cua hoat đông giao duc ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ̣   “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ” ( Hồ  Chí  Minh).  Những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều đổi mới đặc biệt nhấn mạnh   đổi mới phương pháp dạy học. Để đảm bảo và chạy đua với nhu cầu phát triển   của xã hội toàn ngành đang thực hiện bước chuyển từ  chương trình giáo dục  cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Tẩy chay phương pháp dạy   học theo lối “truyền thụ  một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến  thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất con người. Một trong  những cách học phát huy được vai trò chủ  động, tích cực, sáng tạo là học trải  nghiệm hay nói cách khác là tổ  chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho  học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo sự kết nối giữa giáo viên và học sinh  trong quá trình truyền và nhận kiến thức, đặc biệt sự kết nối trong tổ chức hoạt   động tập thể (nhóm). Xây dựng không khí sôi nổi cho giờ học tránh để học sinh  sợ  hãi, căng thẳng, để  học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày   vui”.   Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc  đời và sự  nghiệp của ông mang nhiều tâm tư   sâu sắc, quy tụ  được những vấn  đề xã hội và dự báo nhiều điều cho hậu thế. Truyện Kiều ­ "tập đại thành" của   văn học Việt Nam,  đỉnh cao của văn học dân tộc, là biểu tượng của văn hóa  Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Ngay từ  khi mới ra đời đã là đối tượng nghiên   cứu của nhiều nhà khoa học và từ  đó đến nay việc nghiên cứu  “Truyện Kiều”  không bao giờ  đứt đoạn, hơn nữa Nguyễn Du và  “Truyện Kiều”  chiếm vị  trí  không   thể   thiếu   trong   chương   trình   văn   học   ở   trường   phổ   thông.  Dạy   học  “Truyện Kiều” ở trường THPT đang là vấn đề các giáo viên quan tâm, trăn trở:  làm thế  nào để  khơi dậy những tiềm năng giáo dục mà kiệt tác văn học này  mang lại?  Làm thế nào để thế hệ trẻ lại tiếp tục yêu mến “Truyện Kiều”? Và  phải dạy học Truyện Kiều như thế nào để  học sinh phát triển được các phẩm  chất, năng lực? Đây là một vấn đề vừa có tính thời sự, tính xã hội, tính giáo dục  lại rất thiết thực, hữu ích. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học   sinh trải nghiệm trong thực tiễn để  tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm,   từ  đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình, đó được gọi là  sáng tạo của bản thân. 1
  7. Xuất phát từ  những vấn đề  nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của   bản thân, với mong muốn trong từng bài dạy, trong từng giờ  học văn tạo tâm  thế thoải mái và hứng thú cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy   và học tôi chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh   thông qua một số  hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ  đề  tích   hợp: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ  văn 10)  làm đề  tài cho  sáng kiến của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi khảo sát thông qua các kênh  thông tin từ trên báo chí, mạng xã hội, về “Truyên Kiều” – Nguyễn Du, đã được  nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả  chỉ đề  cập ở mức độ  khái quát,  có tính chất lí luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu, thực hành, trải nghiệm qua từng   nội dung hay thực hành trên tiết dạy. ­ Tác giả  Minh Quân trên báo Đoàn Kết ngày 21.10.2019 có bài viết “ Trải  nghiệm mới với Truyện Kiều”. Dựa trên tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của   đại thi hào Nguyễn Du,“Dự án nàng K...” ­ Trường THPT Cẩm Bình đã tiến hành trải nghiệm về  Nguyễn Du và   Truyện Kiều tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du ­ Trường THPT Lý Tự  Trọng – Thạch Hà đã tổ  chức hướng dẫn học sinh  toàn trường tham gia chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ  đề “Vọng lời ngàn thu”.  ­ Sân khấu hóa trích đoạn Truyện Kiều, một hình thức dạy học trải nghiệm   sáng tạo – TS. Trần Văn Trọng Dự  án:   “Nguyễn Du và Truyện Kiều trong lòng thế  hệ  trẻ”  Nguyễn Thị  Duyên – GV. THPT Nguyễn Du – Hà Tĩnh Từ  đó, chúng tôi xác định và mạnh dạn trình bày đề  tài “Phát huy tính tích  cực, chủ  động sáng tạo của học sinh thông qua một số  hoạt động trải nghiệm   sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du – Chương  trình Ngữ văn 10) một cách cụ thể. 3. Tính mới, tính khoa học và tính hiệu quả của đề tài 3.1. Tính mới của đề tài ­ Giúp học sinh giúp tiếp cận kiến thức một cách chủ  động, tích cực, sáng  tạo. Hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ­ Thông qua hoạt động trải nghiệm HS sẽ được tiếp thu kiến thức từ thực   tế đời sống. ­ Hoạt động TNST đem đến không khí học tập sôi nổi cho học sinh, giúp  học sinh có tâm lí thoải mái, hào hứng với bài học, hâm nóng lại tình yêu văn   chương… 2
  8. ­ Đồng thời giúp các em củng cố, mở  rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm  bài học một cách hiệu quả; khắc phục được lối học thụ  động, không hứng thú  trong học tập, buồn ngủ, mệt mỏi khi tiếp cận môn Ngữ văn. 3.2. Tính khoa học của đề tài ­ Nội dung của đề  tài được trình bày khoa học, các luận điểm, luận cứ  và   các thông số có tính chính xác.  ­ Hệ thống lí thuyết đúng đắn, có sức thuyết phục người đọc.  ­ Đề tài đáp ứng được quan điểm giáo dục tích cực đang được xã hội quan tâm. 3.3. Tính hiệu quả ­ Đề tài áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy, tạo sự hứng thú cho  HS trong học tập...   ­ Đặc biệt đề  tài phát huy tính kỹ  năng để  giải quyết những tình huống  trong học tập và cuộc sống... ­ Phát huy được vai trò chủ  thể của học sinh trong tiếp nhận văn học, phù  hợp với mục tiêu đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học ­ Nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong  sách vở, mà còn từ  thực tế  khiến việc học trở  nên gắn bó với đời sống thực   tiễn.  ­ Việc tổ  chức một số  hình thức trải nghiệm sáng tạo của sáng kiến tạo   môi trường thân thiện trong nhà trường, có sự tương tác – hợp tác hiệu quả giữa   giáo viên và học sinh giúp các em hoàn thiện các kỹ năng sống. 4. Phương pháp tiến hành: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp: ­ Phương pháp điều tra (Phỏng vấn, phiếu điều tra). ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp phân loại, thống kê. ­ Phương pháp phân tích tổng hợp. ­ Phương pháp so sánh, đối chiếu. ­ Phương pháp kiểm tra 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu 10C8, 10C9, 10C10 Trường THPT Đông Hiếu ­ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thông qua một số  hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề tích hợp: “Truyện Kiều”   (Nguyễn Du – Chương trình Ngữ văn 10) 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:  Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết  luận, đề tài có các nội dung sau:  3
  9. ­ Cơ sở lý luận ­ Thực trạng  ­  Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học  Chủ đề tích hợp: Truyện Kiều – Nguyễn Du ­  Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ  sở lí luận 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực   chung, ngoài ra nó còn có  ưu thế  trong việc thúc đẩy hình thành  ở  người học  những năng lực đặc thù như: năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực  tổ  chức và quản lí cuộc sống, năng lực tự  nhận thức và tích cực hóa bản thân,   năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực khám phá và sáng tạo. “Trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục,   hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ  hội trải nghiệm để  vận dụng   những kiến thức học được vào thực tiễn từ  đó hình thành năng lực thực tiễn  cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục thực   hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như  hoạt động  giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể…  Theo chương trình giáo dục phổ thông mới "HĐTN là các HĐGD thực tiễn   được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ  thông  hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Qua đó phát  triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trong tài liệu tập huấn “Kỹ năng xây dựng và tổ  chức các hoạt động trải   nghiệm sáng tạo trong trường trung học”  Nhóm tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thúy  Hồng; PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa; TS. Ngô Thị Thu Dung; TS. Trần Văn Tính;  TS. Nguyễn Văn Hiền; ThS. Bùi Ngọc Diệp;ThS. Nguyễn Thị  Thu Anh; TS.  Phan Thị Luyến hoạt động trải nghiệm sáng tạo được định nghĩa như sau: Hoạt   động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân  học   sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như   môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục,   qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ   đó tích luỹ  kinh nghiệm riêng cũng như  phát huy tiềm năng sáng tạo của cá   nhân mình. Như vậy, hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung  như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST   4
  10. còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù  như: Năng lực hoạt động và tổ  chức hoạt động; năng lực tổ  chức và quản lý  cuộc sống; năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; năng lực định hướng   nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng tạo. 1.1.2. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.1.2.1.    Các   hình   thức   tổ   chức   hoạt   động   trải   nghiệm   sáng   tạo   trong   chương trình hiện hành Giáo dục thông qua các sinh hoạt tập thể lớp, trường và các sinh hoạt theo  chủ đề: Sinh hoạt tập thể toàn trường gồm: chào cờ đầu tuần, mít tinh trong các   ngày lễ, các ngày kỉ niệm ..., các hội thi, hội thao..., cắm trại, các cuộc giao lưu   tập thể, các phong trào thi đua toàn trường vv... Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt   lớp theo chủ  đề  (theo chương trình của nhà trường và lớp), sinh hoạt lớp hàng  tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (thăm quan, thi đua học tập giữa các  tổ học sinh...). Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị – xã hội:   Các hoạt động Đoàn (theo Chương trình hoạt động của Đoàn TNCS): đại hội  Đoàn các cấp, các phong trào của Đoàn,..., Các hoạt động tập thể  có tính chính  trị  ­ xã hội: Phong trào “Đền  ơn, đáp nghĩa”, hiến máu nhân đạo, tìm hiểu về  Đảng, Đoan.. ̀ Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá ­ thể  thao và vui chơi: Các hội   thao, hội thi (Hội khoẻ  Phù Đổng), Các cuộc thi văn hoá­ văn nghệ  của thanh,   thiếu niên, của học sinh (thi “Học sinh thanh lịch”, “ Tiếng hát học sinh ­ sinh  viên”...).  1.1.2.2.  Các hình thức tổ  chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo  theo định  hướng chương trình giáo dục phổ thông mới Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ  chức dưới nhiều hình thức khác  nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,   tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt   động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích,  sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể  thao, tổ  chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa   giáo dục nhất định.  5
  11. 1.1.2.3.  Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn  Ngữ văn Xác định HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn là một hoạt động giữ vai trò rất   quan trọng trong chương trình môn Ngữ  văn theo định hướng giáo dục phổ  thông  mới, nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,   đào tạo. Dưới đây là một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà   bản thân tôi  đã áp dụng  để  giảng dạy trong Chương trình Ngữ  văn  ở  trường  THPT.   Hoạt động câu lạc bộ  (CLB):  Câu lạc bộ  là  hình thức sinh hoạt ngoại  khóa của những nhóm học sinh cùng sở  thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự  định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện,  tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những   người lớn khác.   Tổ  chức trò chơi:  Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư  giãn; là  món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người   nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui  chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục   “chơi mà học, học mà chơi”.  Tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử  dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ  động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha  mẹ và những người lớn khác có liên quan. Hội thi / cuộc thi: Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ  chức  hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả  cao trong việc tập hợp,   giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi  đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể  luôn hoạt động tích cực để  vươn lên   đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc.  Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết  của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST. Tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ  chức học  tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để  các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di   tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập,  giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc   sống của chính các em. 1.1.3.   Các   phẩm   chất,   năng   lực   được   hình   thành   qua   hoạt   động   trải  nghiệm  1.1.3.1. Các phẩm chất được hình thành qua hoạt động trải nghiệm 6
  12.        HĐTN là hoạt động góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ  yếu theo mức độ  phù hợp với năng lực của HS. Những biểu hiện của phẩm   chất có thể được mô tả như sau: ­ Trách nhiệm:  Xây dựng được các hình  ảnh cá nhân khỏe mạnh về  cả  thể  chất và tinh thần; Có ý thức trách nhiệm trong học tập và rèn luyện để  chuẩn bị cho nghề  nghiệp tương lai; Chủ động, tích cực tham gia và vận động  người khác tham gia lao động công ích, tham gia các hoạt động tuyên truyền.  chăm sóc,.... đấu tranh với các hành vi vô kỷ luật, vi phạm pháp luật. ­ Trung thực: Tự tin trình bày, chia sẻ quan điểm cá nhân trước mọi người   trong quá trình hoạt động và cuộc sống; Thành thật với bản thân, nhân thúc và  hành động theo lẽ  phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ  phải, bảo vệ người tốt,   điều tốt, không bao che hành động xấu; Thể hiện sự công tâm, minh bạch trong   các mối quan hệ và không dùng những gì không thuộc về mình. ­ Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, cố gắng vượt khó   để  hoàn thành nhiệm vụ; Luôn tìm kiếm sách báo, tư  liệu và các nguồn khác  nhau để mở rộng hiểu biết và thực hiện các nhiệm vụ được giao; Tích cực tham  gia các công việc phục vụ cộng đồng và tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị  cho nghề nghiệp tương lai.  ­  Nhân ái: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần   không chỉ  cho bản thân, người thân mà còn cho cả  cộng đồng; Thiết lập mối   quan hệ  hài hòa với những người xung quanh; Tích cực, chủ  động vận động   nhười khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, hành vi phi đạo  đức, hành vi thiếu ý thức xã hội và tham gia các hoạt động từ  thiện và hoạt  động phục vụ cộng đồng. ­ Yêu nước: Thể hiện tái độ kính trọng, biết ơn người lao động, người có  công với nước. Tích cực chủ động vận động người khác tham gia bảo vệ thiên  nhiên, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và các hoạt động xã  hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ  Tổ quốc. 1.1.3.2. Các năng lực được hình thành thông qua hoạt động trải nghiệm ­  Năng lực tự chủ: Học sinh tự thực hiện những công việc hằng ngày của  bản thân trong học tập và cuộc sống, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động  ở  lớp,  ở  trường, cộng đồng. Phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của bản   thân và biết tự điều chỉnh bản thân, vận dụng được hiểu biết về quyền và nhu   cầu chính đáng của cá nhân để tự bảo vệ mình.  ­  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giúp HS xác định được mục đích giao  tiếp và hợp tác, nội dung giao tiếp phù hợp mục đích. Sử dụng ngôn ngữ và phi  ngôn ngữ  phù hợp với mục đich, nội dung và ngữ  cảnh giao tiếp, biết điều  chỉnh giọng nói phù hợp với mục đích giao tiếp. Chủ  động thiết lập mối quan  hệ  giữa bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Thể  hiện lắng nghe tích  7
  13. cực và biết thảo luận, thuyết phục bạn trong nhóm để  hỗ  trợ, chia sẻ  khi cần.  Biết nhận xết đánh giá được ưu, nhược điểm của cá nhân và của nhóm từ đó rút  ra được bài học từ sự hợp tác. ­ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phân tích được tình huống  nẩy sinh vấn đề, hình thành những câu hỏi có tính khám phá cái mới trong vấn   đề. Bước đầu đề  xuất được các giải pháp khác nhau cho vấn đề, sàng lọc và  lựa chọn được giải pháp hiệu quả. Đánh giá được hiệu quả  của các giải pháp  đã thực hiện và rút ra được một số  bài học kinh nghiệm trong giải quyết vấn   đề. Chỉ ra được những ý tưởng khác lạ trong cuộc sống xung quanh và thể hiện  được sự hứng thú bền vững đối với các hoạt động khám phá trong lĩnh vực nhất  định, đưa ra được một số ý tưởng mới, độc đáo đối với bản thân và người xung   quanh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiện nay Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học  ở   trường  THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã chú  trọng năng lực thực hành cho học sinh. Các hình thức dạy học đã được đổi mới,   các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học sinh   trở  nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự  phát triển mạnh mẽ  của công nghệ  thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học. Việc học của học sinh thuận lợi   rất nhiều, tạo điều kiện để học sinh có thể tự mình khám phá tri thức mới theo  nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên trong các hoạt động đổi mới phương pháp,   cách thức tổ chức dạy học thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường   hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi ­ Nhà trường luôn nhận được sự  quan tâm, chỉ  đạo trực tiếp của Sở  Giáo  dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở.  ­ Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như  con em trong gia đình. Không chỉ  giảng dạy trên lớp, mà còn quan tâm vừa để  nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tư  vấn, giúp các em lựa chọn những môn học,   ngành học phù hợp với mình, vừa chia sẻ với các em những niềm vui, nỗi buồn  trong sinh hoạt và học tập. ­ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất,  nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc   xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới. ­ Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ  luật tốt, biết vươn lên trong  học tập và cuộc sống. Ngoai th̀ ơi gian hoc tâp trên l ̀ ̣ ̣ ơp theo ch ́ ương trinh giao ̀ ́  ̣ duc chinh th ́ ưc cua câp hoc, th ́ ̉ ́ ̣ ơi gian con lai các em cũng đã ch ̀ ̀ ̣ ủ  động tham gia  các hoạt động  ở  địa phương. Đây không chi la điêu kiên đê môi h ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ̃ ọc sinh được  8
  14. ̉ ̣ ̀ ược giao lưu hoc hoi, đ thê hiên ma các em con đ ̀ ̣ ̉ ược trải nghiệm sáng tạo, thân   thiện với môi trường sống… Từ đo biêt điêu chinh, tiêp thu nh ́ ́ ̀ ̉ ́ ưng gia tri tích ̃ ́ ̣   cực của cuộc sống tao nên s ̣ ự hoa nhâp, thân thiên v ̀ ̣ ̣ ơi tâp thê ban be, thây cô, gia ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀   đình và xã hội. Khó khăn ­ Về  kinh tế  ­ xã hội: Trường THPT Đông Hiếu ­ Thị  Xã Thái Hòa đóng  trên địa bàn xã Nghĩa Thuận nhưng học sinh của 5 xã trên Thị  Xã gồm Nghĩa   Thuận, Nghĩa Lộc, Nghĩa Long, Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu. Trình độ  dân trí, đời  sống của nhân dân trên địa phương chưa cao chưa đồng đều, sự  giao lưu học   hỏi văn hóa giữa các vùng miền còn hạn chế,… ­ Về  kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích  phát triển con người toàn diện cả về “nhân ­ trí ­ thể ­ mỹ”. Học tập tại trường,  học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động,  học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ  chức công việc và quản lí thời gian,… Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ  một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm   theo sự chỉ dẫn của thầy cô còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề  cần  hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi  trường học tập và sinh hoạt chung. ­ Về  tâm lí: Học sinh THPT bắt đầu xuất hiện sự  quan tâm đến bản thân,   đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh  giá, so sánh mình với người khác. Điểm nổi bật  ở lứa tuổi này là dễ  xúc động,   dễ bị kích động, vui buồn thường hay đan xen, tình cảm còn mang tính bồng bột.  Đặc điểm này là do  ảnh hưởng của sự  phát dục và sự  thay đổi về  tâm sinh lí,  nhiều khi do hoạt  động hệ  thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn  thường mạnh hơn quá trình ức chế, khiến các em không tự kiềm chế được bản   thân. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể  hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do điều kiện địa lí, xã hội, môi  trường nên các em học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động trong học tập  cũng như lao động. Với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở  lớn đối với các hoạt động nhóm. ­ Về học tập: Động cơ học tập của học sinh THPT rất phong phú đa dạng,  nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể  hiện sự  mâu thuẫn. Nhìn chung, các   em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ  và sự biểu hiện rất khác nhau. ­ Bên cạnh những khó khăn kể  trên, công tác chủ  nhiệm lớp  ở  trong nhà   trường đôi lúc chưa được đồng đều. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực  hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ  nhiệm lớp  từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Các tiết sinh hoạt còn   nặng nề hành chính mà chưa thu hút được sân chơi cho HS. 9
  15. Kết quả khảo sát sự say mê, hứng thú của HS trong giờ học,  sinh hoạt tập  thể Đối  Trong giờ học Trong sinh hoạt tập thể tượng Say mê,  Chưa say mê,  Say mê, hứng  Chưa say mê,  hứng thú hứng thú thú hứng thú 10C8 15/42 (36%) 27/42 (64%) 10/42 (24%) 32/42 (36%) 10C9 15/43 (34%) 28/43 (66%) 7/43 (16%) 36/43 (84%) 10C10 7/42 (17%) 35/42 (83%) 5/42 (12%) 37/42 (88%)       Kết quả khảo sát HĐTN sáng tạo trong giờ học, sinh hoạt tập thể Đối  Trong giờ học Trong sinh hoạt tập thể tượng Thường  Thỉnh thoảng Thường xuyên Thỉnh thoảng xuyên 10C8 10/42 (24%) 32/42 (76%) 6/42 (14%) 36/68 (36%) 10C9 13/43 (30%) 30/43 (70%) 9/43 (21%) 34/43 (79%) 10C10 7/42 (17%) 35/42 (83%) 9/42 (21%) 33/42 (79%) Để  khách quan trong quá trình thực hiện đề  tài bản thân tôi cũng đã tiến   hành khảo sát việc vận dụng các hình thức trải nghiệm vào giảng dạy  ở  các  trường trên địa bàn thị  xã Thái Hòa   (gồm: Trường THPT Đông Hiếu, THPT  Thái Hòa, THPT Tây Hiếu. Tổng 3 trường gốm 9 giáo viên). Kết quả như sau: TT Nội dung Kết quả 1 Việc vận dụng các hình thức trải nghiệm vào giảng dạy o Rất cần thiết 5/9 (56%) oCần thiét 4/9 (44%) o Không cần thiết 0 (0%) 2. Thầy cô đã vận dụng được những hình thức trải nghiệm khi o Tổ chức chuyên đề 6/9 (66%) o Tổ chức thường ngày 3/9 (34%) 3 Thầy cô đã vận dụng được những hình thức trải nghiệm: o Hoạt động nhóm 1/9 (11%) o Giao lưu, học hỏi 2/9 (22%) o Tham quan, dã ngoại 3/9 (34%) o Cá nhân 1/9 (11%) o Tổ chức trò chơi 2/9 (22%) 10
  16. 4 Việc vận dụng những hình thức trải nghiệm đem lại hiệu  quả  4/9 (44%) o Rất hiệu quả 5/9 (56%) o Hiệu quả (0%) o Không hiệu quả * Nhận xét:   ­ Qua kết quả  khảo sát của HS cho thấy ý thức học tập và sinh hoạt tập   thể chưa cao. Nguyên nhân từ đâu? Đây là câu hỏi trăn trở cho các nhà giáo dục.   Đẩy mạnh trong chiến lược phát triển giáo dục, chúng ta đang trên đà từng bước  hoàn thiện. Mặc dù trong quá trình giảng dạy gặp nhiều khó khăn, nhưng các   giáo viên rất quan tâm đầu tư cho phương pháp dạy học mới.  ­   Kết   quả   khảo   sát   trên   thấy   rằng,   việc   vận   dụng   các   hình   thức   trải  nghiệm vào giảng dạy là rất cần thiết, nhằm khắc phục những khó khăn, bất   cập và việc vận dụng HĐTN vào giảng dạy sẽ khắc phục được lối truyền thu   kiến thức một cách máy móc, thụ  động, học sinh sẽ  tích cực và chủ  động hơn   trong hoạt động học tập. ­ Vận dụng HĐTN vào giảng dạy chúng ta không chỉ  đưa HS chiếm lĩnh   nội dung mà còn vận dụng vào thực tiễn trong đời sống. Đồng thời hình thành  và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. 1.2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Chủ  đề tích hợp “Truyện Kiều” hiện nay Trong quá trình thực hiện đề  tài để  đạt được mục đích, yêu cầu và hiểu  quả của HĐTNST trong dạy học Chủ đề tích hợp “Truyện Kiều” hiện nay phải  đổi mới phương pháp giáo dục. Bản thân tôi cũng đã tiến hành khảo sát một số  giáo viên  ở  các trường trên địa bàn thị  xã Thái Hòa  (gồm: Trường THPT Đông  Hiếu, THPT Thái Hòa, THPT Tây Hiếu. Tổng 3 trường gốm 9 giáo viên). Kết  quả như sau: TT Nội dung Kết quả 1    Thầy (cô) đã tiến hành tổ chức các HĐTNST cho học sinh  trong dạy học “Truyện Kiều” chưa? o Rất thường xuyên      0/9 (0%) o Thường xuyên       0/9 (0%) o Thỉnh thoảng         3/9  (33%) o Chưa bao giờ         6/9 (67%) 2.     Theo thầy (cô) khó khăn nào hiện nay khi tiến hành dạy  11
  17. học HĐTNST chủ  đề  tích hợp “Truyện Kiều” nói riêng và  môn Ngữ văn nói chung? 3/9 (34%) o Thiếu các hướng dẫn cụ thể               5/9 (56%) o Thiếu CSVT, kinh phí và phương tiện dạy học   0/9 (0%) o Thiếu các địa chỉ để tổ chức tham quan, khảo sát, học tập  1/9 (10%) o Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các tổ chức 3      Để  tổ  chức có hiệu quả  các HĐTNST chủ  đề  tích hợp  “Truyện Kiều” nói riêng và môn Ngữ  văn nói chung, theo  thầy (cô) chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề nào? 1/9 (11%) o Sắp xếp thời gian hợp lý                2/9 (22%) o Kinh phí tổ chức                    1/9 (11%) o Cơ sở vật chất lớp học                 5/9 (56%) o Tất cả các vấn đề trên           4    Theo thầy (cô), cơ hội để phát triển năng lực, phẩm chất   cho học sinh thông qua tổ  chức HĐTNST chủ  đề  tích hợp   “Truyện Kiều” nói riêng và môn Ngữ văn nói chung là?  4/9 (44%) o Rất nhiều          5/9 (56%) o Nhiều         (0%) o Không có cơ hội       5          Thầy (cô) đã tiến hành dạy học theo định hướng phát  triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua tổ  chức  HĐTNST chủ  đề tích hợp “Truyện Kiều” nói riêng và môn  Ngữ văn nói chung ở mức độ? o Rất thường xuyên      0/9 (0%) o Thường xuyên       0/9 (0%) o Thỉnh thoảng         3/9  (33%) o Chưa bao giờ   6/9 (67%) Qua bảng trên thấy rằng : + Phía người dạy ­ Khi dạy chủ đề  “Truyện Kiều” quá thiên về nội dung chưa chú ý tới hình  thành kĩ năng sống cho HS. 12
  18.  ­ Người dạy còn nặng nội dung thực hiện phương pháp dạy học “ truyền   thụ một chiều”, đưa câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ, chưa   chú ý đến phát triển năng lực đọc hiểu theo đặc trưng thể loại cho HS. + Phía người học ­ Chưa biết cách để phân tích, cảm nhận. ­ Sa đà vào học thuộc lòng, học vẹt, học theo những gì được hướng dẫn. ­ Thiếu sự sáng tạo, ít liên tưởng, tưởng tượng và rất kém khả năng liên hệ  thực tế. ­ Chưa phát triển được kĩ năng sống cũng như phẩm chất năng lực. ­ Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản   học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa… Điều này khiến cho việc dạy  học của giáo viên khá vất vả  và việc học của học sinh bị  gián đoạn. Đặc biệt  sau khi học xong nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn  bản. Chính vì thế, bản thân tôi trong quá trình giảng luôn trăn trở làm thế nào để  vân dụng các hình thức tổ  chức vào quá trình giảng dạy để  đem lại hiệu quả  thiết thực nhất cho học sinh. 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG  TẠO   TRONG   DẠY   HỌC   CHỦ   ĐỀ   TÍCH   HỢP   “TRUYỆN   KIỀU”  (NGUYỄN DU – CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10) 2.1. Quy trình  thiết kế  va tô ch ̀ ̉ ưc triên khai ho ́ ̉ ạt động trải nghiệm sáng  tạo Bước 1: Xac đinh nhu câu tô ch ́ ̣ ̀ ̉ ức  Bước 5: Lập kế hoạch Bước 2: Đặt tên cho hoạt động Bước 6: Thiết kế chi tiết trên ban giây ̉ ́ Bước 3: Xác định mục tiêu  Bước   7:   Kiểm   tra,   điều   chỉnh   và   hoàn  thiện Bước 4: XĐ nội dung và PP, PT... Bước 8: Lưu trư kêt qua hoat đông ̃ ́ ̉ ̣ ̣  Bước 1 :  Xac đinh nhu câu tô ch ́ ̣ ̀ ̉ ức hoat đông trai nghiêm sang tao.  ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ Căn cứ nhiêm vu, muc tiêu va ch ̣ ̣ ̣ ̀ ương trinh giao duc, nha giao duc cân tiên ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ́  ̉ ̣ hanh khao sat nhu câu, điêu kiên tiên hanh. ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̃ ́ ượng thực hiên. Viêc ́ ̀  Xac đinh ro đôi t ̣ ̣   ̉ ̃ ̣ ̉ ̣ hiêu ro đăc điêm hoc sinh tham gia v ưa giup nha giao duc thiêt kê hoat đông phu ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̀  hợp đăc điêm l ̣ ̉ ưa tuôi, v ́ ̉ ưa giup co cac biên phap phong ng ̀ ́ ́ ́ ̣ ́ ̀ ưa nh ̀ ưng đang tiêc co ̃ ́ ́ ́  ̉ ̉ ̣ thê xay ra cho hoc sinh. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động 13
  19. Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự  nó đã nói lên được chủ  đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên  hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn,  tạo ra được trạng thái tâm lí  đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: ­ Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, ­ Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. ­ Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng  tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ  thể  của hoạt động đó. Các mục tiêu  hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ  thể  và phù hợp, phản ánh được  các mực độ  cao thấp của yêu cầu cần đạt về  tri thức, kĩ năng, thái độ  và định  hướng giá trị. Tác dụng của việc xác định mục tiêu: ­ Định hướng cho hoạt động, là cơ  sở  để  chọn lựa nội dung và điều chỉnh   hoạt động, ­ Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động ­ Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò          Tùy theo chủ đề của HĐTNST, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi   lơp mà h ́ ệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.         Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: ­ Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ  nào?  ­ Hoạt động này có thể hình thành cho HS những phẩm chất (trách nhiệm,  trung thực, chăm chỉ, nhân ái, yêu nước), năng lực ( tự chủ, giao tiếp và hợp tác,  giải quyết vấn đề và sáng tạo). ­ Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của  nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? ­ Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh   sau hoạt động? Bước 4: Xác định nội dung và phương phap, ph ́ ương tiên, hình th ̣ ức  Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều   kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác  định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ  các nội dung  hoạt động phải thực hiện. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2