intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu một số hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Tăng tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, gia đình và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo

  1. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việc phát huy vai trò của cán bộ lớp không chỉ là công viêc mà giáo viên chủ nhiệm cần làm mà các giáo viên bộ môn cũng có thể khai thác để hỗ trợ cho việc hoàn thành các môn học có hiệu quả rất cao. Hiện nay việc giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp của nhiều giáo viên cũng chỉ diễn ra ở quy mô là quản lý nề nếp học tập của các bạn trong lớp và truyền đạt một số thông tin từ đoàn trường cho các bạn trong lớp . Trong khi đó cán bộ lớp có rất nhiều khả năng khác mà các giáo viên chưa khai thác hết được. Vì vậy ngoài giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn mà biết khai thác vấn đề này thì sẽ đem lại kết quả cao trong công tác giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lí, nhà tâm lí, là nơi để các em học sinh chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những buồn vui trong học tập và cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên có những vấn đề, có những em học sinh có tính cách trầm lặng thì việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lại khó khắn hơn là trao đổi với bạn bè, đặc biệt là trao đổi với cán bộ lớp. Như vậy cán bộ lớp lúc này lại là cầu nối giữa các bạn học sinh với giáo viên với gia đình và xã hội. Đối với một giáo viên bộ môn thì rất ít người khai thác về vai trò của cán bộ lớp để phục vụ cho việc hình thành kiến thức cho học sinh. Đặc biệt trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì cũng chia theo các tổ làm theo những gì mà giáo viên đã vạch ra. Nói cách khác là học sinh hoàn toàn thụ động với các hoạt động của giáo viên đưa ra. Ngay cả những sáng kiến trải nghiệm sáng tạo của giáo viên trường tôi đưa ra và đạt cấp ngành thì cũng chủ yếu là giáo viên vạch ra hướng đi và học sinh làm, chưa phát huy được tính sáng tạo trong việc vạch kế hoạch cho một chủ đề sáng tạo của cán bộ lớp cũng như phát huy khả năng chỉ đạo, đánh giá và tự đánh giá của cán bộ lớp và 1
  2. của các học sinh khác sau mỗi công trình của mình. Với nhiều năm chủ nhiệm và giảng dạy môn sinh học – là môn học gắn liền với nhiều vấn đề thực tiễn và có nhiều hoạt động trải nghiệm tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “ Phát huy vai trò của cán bộ lớp trong một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu một số hoạt động trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. - Tăng tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, gia đình và xã hội. - Giúp các em học sinh bộc lộ tố chất, khả năng lãnh đạo và tự tin trước công chúng. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: . Là học sinh THPT của các lớp trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Nghi Lộc 2: 3.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020-2021 3.3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, vở, tạp chí, các trang mạng… - Khảo sát về sự hiểu biết của học sinh về vai trò của cán bộ lớp đối với một tập thể lớp, đối với mỗi môn học. - Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu cộng với thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, tiến hành tổng hợp và đánh giá. 2
  3. IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. - Xây dựng cơ sở lí luận của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong các tiết dạy ở các lớp và tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm cũng như các hoạt động ngoại khóa. - Đánh giá thực trạng trong việc nhận thức của học sinh cũng như giáo viên về vai trò của cán bộ lớp trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm . - Xây dựng và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm vào các giờ dạy và giờ sinh hoạt lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa vào các buổi chiều. Bao gồm: ● Hoạt động trải nghiệm tìm kiếm tài năng trẻ vào các giờ sinh hoạt lớp: ● Hoạt động thực hành thí nghiệm. ● Hoạt động trải nghiệm tập thể ngoài giờ. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đề tài được nghiên cứu ở lớp 10A1, 10A3; 11A6, trường THPT Nghi Lộc 2, năm học 2020 – 2021. VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài của tôi chú trọng vào việc giao quyền tổ chức cho các em là cán bộ lớp.Thông qua đề tài có thể tìm ra được những em học sinh có có tố chất lãnh đạo, phát huy được năng lực của các em, là sân chơi để các em cảm thấy yêu thích môn học, yêu thích mái trường thân yêu của mình. Các em có thể bộc lộ những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế, giúp các em tự tin hơn khi vào đời, tránh được các tệ nạn xã hội và suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. 3
  4. Phần II. Nội dung nghiên cứu I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm trong giáo dục: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) có thể thực hiện nhiều lĩnh vực khác nhau: Từ những định nghĩa trên, có thể định nghĩa HĐTNST như sau: HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn. Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo: HĐTNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lí , xã hội...; giúp HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục những tư tưởng lớn những tác phẩm có giá trị, các phát minh khoa học, những sự kiện chính trị xã hội to lớn với mong ước truyền lại cho các thế hệ sau những thành tựu to lớn của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Tuy nhiên những điều chúng ta tích luỹ được trong hàng năm qua dường như không đủ để giải thích được những điều đang và sẽ diễn ra. Nguyên tắc xây dựng chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo: + Đảm bảo mục tiêu dạy học: Học sinh lĩnh hội tri thức khoa học và phương pháp, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn kĩ năng sống. Mục tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động. 4
  5. + Đảm bảo tính khoa học: Định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học. + Đảm bảo tính sư phạm: Thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí; phải mang tính đặc trưng môn học, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của HS. + Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. HS được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn. + Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho HS được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. 2. Tổng quan về vai trò của cán bộ lớp trong các hoạt động trải nghiệm. Đối với học sinh THPT thì cán bộ lớp có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động tập thể. Cán bộ lớp là người sát sao gần gũi và hiểu rõ về các thành viên trong lớp. Đặc biệt các em cùng lứa tuổi với nhau nên có thể thông qua những nhu cầu của bản thân để hiểu rõ bạn bè. Cán bộ lớp có thể thay thể chủ nhiệm lớp, thay mặt cho bố mẹ, đại diện cho các đoàn thể khác để quản lý đưa ra và truyền đạt các thông tin cũng như đứng ra triển khai các hoạt động do nhà trường phát động. Cán bộ lớp có sức mạnh không hề nhỏ trong một tập thể lớp . Vai trò của cán bộ lớp không chỉ dừng lại ở việc quản lý nề nếp của lớp học mà còn có nhiều vai trò sáng tạo khác, đặc biệt là vai trò chỉ đạo quản lý trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hiện nay đội ngũ cán bộ lớp còn có tên gọi một tổ chức long trọng hơn đó là: Hội đồng tự quản học sinh. đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều hơn. 5
  6. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Vai trò của cán bộ lớp - Đối với các trường THPT hiện nay cũng đã và đang tận dụng vai trò của cán bộ lớp để khai thác các tiềm năng sẵn có của thế hệ thanh thiếu niên trong trường học. Tuy nhiên khả năng đó vẫn chưa cao và chưa đồng bộ. - Cán bộ lớp hầu hết là những em ưu tú nhất trong lớp học được các thành viên khác tin tưởng lựa chọn ra qua các cuộc bầu cử ở Đại hội lớp đầu năm.Các em đó cũng sẵn sàng đón nhận và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình. - Hàng năm ở các trường THPT vẫn tổ chức kết nạp Đảng viên từ quần chúng ưu tú là các em học sinh. Vì vậy đây là động lực để các em cán bộ lớp phát huy năng lực của bản thân để được chọn đứng vào hàng ngũ của Đảng. 2.Thực trạng của việc tổ chức giao quyền cho cán bộ lớp trong các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường THPT là một hoạt động rất cần thiết. Đây là dịp để các em được bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tham gia các sinh hoạt tập thể cùng với các thành viên trong lớp. Từ đó các em sẽ được trải nghiệm, được rèn luyện và phát triển nhân cách, hình thành các kĩ năng sống cần thiết. Tuy nhiên, tại các trường THPT một số giáo viên khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thì chủ yếu đang là giáo viên chủ động đưa ra chủ đề của hoạt động, vạch ra kế hoạch và cách thức làm học sinh chỉ là người thực hiện lại các bước để đưa ra kết quả. Các em hoàn toàn thụ động trong các hoạt động giáo viên đưa ra nên sự hứng thú công việc chưa cao. Hơn nữa lãnh đạo, chỉ đạo các buổi tổ chức sáng tạo chủ yếu là của giáo viên. Điều này đã không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong việc phát hiện ra năng lưc chỉ huy, năng lực lãnh đạo và năng lực thuyết trình trước đám đông, đặc biệt là khả năng xử lý tình huống khi có bất trắc xảy ra. 6
  7. Nội dung các giờ chủ yếu như là các em thực hiện một quy trình lặp đi lặp lại để có kết quả cho dù kết quả đó tốt hay xấu thì bản thân các em cũng không bận tâm nhiều, không thực sự gắn với nhu cầu của các em. Cán bộ lớp cũng chỉ tiến hành những thao tác như những bạn khác còn vai trò chỉ đạo hướng dẫn vẫn là của giáo viên, làm cho hoạt đông trở nên đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú...Điều đó, làm mất đi mục tiêu, ý nghĩa và tác dụng giáo dục trải nghiệm. Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên là cần đổi mới cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, để phát huy được vai trò của cán bộ lớp cũng như phát huy được năng lực sáng tạo, phát triển các năng khiếu sẵn có của học sinh khác gây hứng thú của học sinh, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực tự chủ, năng lực lãnh đạo cho người học.Từ đó giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống sau này và cơ thể họ sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Do vậy, việc lồng ghép linh hoạt các hoạt động trải nghiệm như tổ chức ngoại khóa, cuộc thi nấu ăn hay tìm kiếm tài năng trẻ, làm thí nghiệm là tạo sân chơi cho các cán bộ lớp thể hiện năng khiếu của mình. Để minh họa cho điều này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ đối với học sinh và giáo viên trong trường THPT Nghi Lộc 2.Từ kết quả thu được tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này nhằm khẳng định thêm vị thế và năng lực vốn có của các em học sinh là cán bộ lớp. 2.1.Tiến hành khảo sát đối với cán bộ lớp trong trường THPT Nghi lộc 2. PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1 ( Dùng cho cán bộ lớp) Câu 1: Theo anh (chị), cán bộ lớp có vai trò như thế nào trong các hoạt động trải nghiệm? A. Là người chỉ đạo B. Chỉ là người thực hiện C.Vừa lãnh đạo, thực hiên Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết việc giáo viên giao quyền lãnh đạo lớp trong các hoạt động trải nghiệm cho cán bộ lớp là: (Đánh dấu x vào mức độ anh (chị) lựa chọn): 7
  8. A. Cần thiết B. Không cần thiết C. Rất cần thiết Câu 3: Anh (chị) cảm thấy thế nào nếu trong các chủ đề trải nghiệm, giáo viên giao quyền tổ chức cho cán bộ lớp? (Đánh dấu x vào mức độ anh (chị) lựa chọn): B. A.Rất hứng thú B. Hứng thú C. Không hứng thú Kết quả điều tra Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Tổng số Là Chỉ là Vừa Rất Cần Khôn Rất Hứn Khôn học người người lãnh cần thiết g cần hứng g thú g sinh chỉ thực đạo, thiết thiết thú hứng điều tra đạo hiện thực thú hiên 135 30 40 65 70 50 15 55 67 13 Tỉ 22,2% 29,6% 48,2% 51,9% 37% 11,1% 40,7 49,6% 9,7% lệ(%) % Theo số liệu điều tra thì phần lớn học sinh đều nhận thức được vai trò của cán bộ lớp trong việc điều hành các hoạt động giáo dục. Đặc biệt học sinh cũng rất hứng thú với công việc nếu được giáo viên giao quyền quản lý cho cán bộ lớp. Vì vậy các giáo viên cần tyaoj sân chơi cho các em là những cán bộ lớp để các em phát huy các sáng tạo của bản thân. Bởi vì mọi hành động hay khả năng mặc dù là có năng khiếu sẵn thì cũng phải qua rèn luyện mới thành công PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2 ( Dùng cho giáo viên) 2.2 Khảo sát về mức độ quan tâm của giáo viên đối với việc giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp trong hoạt động trải nghiệm. Phần I: Thông tin cá nhân Họ và tên giáo viên....................... ................. Trường: THPT Nghi Lộc 2 Phần II: Nội dung 8
  9. Thầy (cô) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu “x” vào ô tương ứng với phương án mình lựa chọn: Câu 1: Theo thầy (cô), hoạt động trải nghiệm đối với việc giáo dục ở trường THPT là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết Câu 2: Theo thầy (cô), việc phát huy vai trò của cán bộ lớp trong các hoạt động trải nghiệm là: A. Rất cần thiết B. Cần thiết C.Không cần thiết Câu 3: Thầy (cô) đã tiến hành giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho cán bộ lớp ở bộ môn mình giảng dạy chưa? A. Đã tổ chức B. Chưa tổ chức Kết quả điều tra Tổng số Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 học sinh Rất Cần Không Rất Cần Không Đã tổ Chưa điều tra cần thiết cần cần thiết cần chức tổ thiết thiết thiết thiết chức 65 62 3 0 47 16 2 12 53 72,3 24,6 Tỉ lệ 95,4% 4,6% 0 3,1 % 18,5% 81,5% % % Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn giáo viên đều rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó việc phát huy vai trò của cán bộ lớp trong các hoạt động trải nghiệm cũng không kém phần quan trọng và cần thiết.Tuy nhiên, do còn nhiều điều khó khăn nên phần lớn giáo viên vẫn chưa tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong các giờ dạy chuyên môn cũng như giao quyền tự chủ cho các cán bộ lớp mà mình trực tiếp giảng dạy một cách hiệu quả. 9
  10. Do vậy, việc giao quyền tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các cán bộ lớp là rất cần thiết. Các hoạt động trải nghiệm rất đa dạng, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng lớp, từng trường, từng địa phương, tùy vào khả năng của mỗi học sinh và giáo viên mà có những hình thức cũng như nội dung trải nghiệm phù hợp. Đối với tôi do điều kiện hiện nay tình hình dịch covid chưa thể đầy lùi được nên không thể tổ chức cho học sinh các trải nghiệm ở những nơi xa trường. Vì vậy tôi đã tổ chức cho các em ngay trong trường THPT Nghi Lộc 2 và địa điểm quanh trường. III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LỚP 1. Giải pháp: 1.1 Tiếp thu những văn bản chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy trong các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Dựa vào các văn bản chỉ đạo của sở GD và ĐT, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trường THPT Nghi Lộc 2 đã đưa ra vào đầu năm học, xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học của nhà trường. Qua đó tôi đã xin ý kiến của nhà trường về việc xây dựng các chủ đề cho hoạt động trải nghiệm ngay trong trường học. Do điều kiện tình hình dịch bệnh đang gia tăng và biến đổi khôn lường tôi đã xin ý kiến nhà trường cho tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quy mô và khuân viên trường học. Đồng thời tôi đã xin ý kiến của các bậc phụ huynh vào cuộc họp phụ huynh đầu năm học, bổ sung, điều chỉnh để kế hoạch có tính khả thi và tổ chức thực hiện hiệu quả. 1.2. Phát động, quán triệt các quy định về công tác giáo dục các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh. 10
  11. Đây là vấn đề không thể bỏ qua nếu muốn tổ chức được một hoạt động trải nghiệm có hiệu quả và ý nghĩa. Vì năm học 2020 2021 là tôi tiếp nhận chủ nhiệm và giảng dạy hầu hết lớp 10 nên các em hầu như chưa năm bắt được các văn bản chỉ đạo về các hoạt động của giáo dục đề ra cho năm học. Do đó ngoài việc thông báo thì giáo viên cần phải quán triệt những vấn đề liên quan về các hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt là thống nhất về kinh phí tổ chức, nơi tổ chức từ đó thu hút được sự đồng tình của học sinh và phụ huynh. Mặc dầu hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới và đưa vào kế hoạch giáo dục của Sở GD&ĐT Nghệ An hằng năm. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều học sinh, một bộ phận cán bộ giáo viên về các hoạt động trên còn cho là làm cho hay vậy thôi. Thậm chí có một vài giáo viên còn cho sáng tạo lấy đâu ra mà năm nào cũng đòi có,các nhà khoa học dành cả đời mình mới có được một công trình, còn đối với học sinh phổ thông việc chính của các em là cần tập trung học văn hóa để phục vụ công tác thi cử sau này. Vấn đề này đã in sâu trong tiềm thức của các bậc phụ huynh. Vì vậy cần phải đánh thức nhận thức của các em và của cha mẹ học sinh để họ thấy được vai trò và những lợi ích của các hoạt động trải nghiệm. Hơn nữa cũng có rất nhiều giáo viên đã tổ chức cho học sinh trải nghiệm thông qua chương trình giáo dục nhưng hầu như chưa có giáo viên nào chú trọng đến việc sử dụng nguồn nhân lực là cán bộ lớp. Vì vậy cần phải dựa vào các hoạt động trải nghiệm để phát huy tiềm năng lãnh đạo của các em học sinh. 1.3. Chỉ đạo thành lập tổ chức các cuộc thi năng khiếu, các hoạt động thực hành trong lớp học, hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhận định việc tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động mang tính trải nghiệm sáng tạo cao. Trải nghiệm là một công việc nào đó là giúp các em hiểu được sự khó nhọc của bố mẹ ông bà mình,từ đó biết quý trọng và biết ơn những người xung quanh mình.Vì khi tham gia hoạt động trải nghiệm, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, 11
  12. năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua các hoạt động giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. Nhận thấy được vai trò quan trọng của các hình thức đó tôi đã tiến hành cho học sinh trải nghiệm một số hoạt động, nhằm phát huy vai trò của cán bộ lớp trong việc chỉ đạo một tập thể. Hiệu quả từ các hoạt động trải nghiệm với học sinh và đối với nhà trường là rất lớn. Tuy nhiên tìm ra được và phát huy vai trò của các cán bộ lớp trong các hoạt động đó là không hề đơn giản. Để nâng cao hiệu quả tính tự lập, tự chủ của các em học sinh, trong quá trình thực hiện tôi đã lưu ý việc thành lập các hoạt động theo sở thích của học sinh tôi đã đưa ra các bước như sau:    Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, căn cứ mục tiêu kế hoạch của nhà trường, xác định loại hình tổ chức trải nghiệm.  Bước 2: Giao quyền xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức cho các em cán bộ lớp. Bước này có vai trò rất quan trọng nhằm mục đích tìm ra được những em học sinh có khả năng tố chất của một lãnh đạo có tính sáng tạo trước tập thể.    Bước 3: Giáo viên phê duyệt ý tưởng và kế hoạch của cán bộ lớp, thống nhất nguyên tắc hoạt động, thông qua kế hoạch cần thống nhất đảm bảo được tính khả thi, an toàn và hiệu quả.  Bước 4: Hỗ trợ các em trong các buổi tổ chức sinh hoạt, có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi hoạt động. 1.4. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cũng một số thầy cô trong trường để có thể giúp đỡ, tư vấn cho các em hoàn thành. 12
  13. Đây là khâu không thể thiếu trong các hoạt động trải nghiệm. Để cuộc trải nghiệm tiến hành có quy mô, hiệu quả và ý nghĩa thì nguồn kinh phí là không thể thiếu được. Trong tình hình hiện nay trường THPT không thể có nguồn kinh phí để cung cấp cho các hoạt động trải nghiệm của các lớp được. Vì vậy thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất và kêu gọi sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Cần phải cho các phụ huynh thấy được ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động này, đánh thức được những suy nghĩ lệch lạc của các cha mẹ là con đi học chỉ biết nạp tiền nhưng cũng không biết nó nạp tiền gì và để làm gì. Đối với các giáo viên kì cựu thì kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng rất hữu ích, trong quá trình tiến hành tôi cũng đã hỏi ý kiến của nhiều giáo viên trong trường nhờ họ tư vấn cho những vấn đề lien qua đến đề tài. Đối với đoàn trường thì việc phối hợp với cán bộ đoàn nhằm theo dõi tiến độ phát huy công việc của các em từ đó đề xuất những em ưu tú để được kết nạp vao Đảng sau này. 2. Các hoạt động cụ thể: 2.1. Hoạt động 1: Bầu ra ban cán sự lớp: Đây là công việc không thể thiếu được. Vào đầu năm học các chi đoàn đã tiến hành Đại hội lớp và bầu ra được đội ngũ cán bộ lớp có đủ tâm huyết và năng lực để lãnh đạo lớp trong các hoạt động học tập cũng như phong trào. Việc lựa chọn cán bộ lớp được tiến hành theo nguyên tắc dân chủ, tập trung. Tất cả các em học sinh đều có quyền ứng cử, bầu cử để tìm ra người lãnh đạo lớp xứng đáng nhất. 13
  14. 2.2.Hoạt động 2: Tìm kiếm tài năng trẻ: - Hoạt động này diễn trên mới chỉ ở quy mô ở lớp chủ nhiệm: Sau khi có được đội ngũ cán bộ lớp và đã phân nhiệm vụ thì giáo viên giao cho cán bộ lớp cho triển khai đăng ký tài năng sẽ biều diễn vào các buổi sinh hoạt lớp. Có thể đăng ký theo nhóm. - Tiếp đó giáo viên giao cho mỗi cán bộ lớp ( gồm 5 bạn) sẽ xây dựng một chương trình kế hoạch cụ thể . - Cán bộ lớp sẽ tập trung lại để xây dựng thống nhất chung một bản kế hoạch đưa cho giáo viên phê duyệt . - Tiến hành tổ chức hoạt động. Bản kế hoạch tiến hành của cán bộ lớp được vạch ra như sau: 14
  15. 15
  16. 16
  17. 17
  18. 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2