intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn ở Trường THPT Hà Huy Tập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn ở Trường THPT Hà Huy Tập" nhằm đề ra một số giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn ở Trường THPT Hà Huy Tập

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................... 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6 6. Những đóng góp mới của đề tài. .................................................................. 6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................. 7 1. Cơ sở lý luận. ............................................................................................... 7 1.1. Chương trình“Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” và ý nghĩa của chương trình. .................................................................. 7 1.2. Công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động chương trình Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. ........................................................................................................ 8 2. Khảo sát thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” . ............................................................................. 9 2.1. Thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh Nghệ An. ........ 10 2.2. Thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. ............................................................................................................. 12 2.3. Thực trạng việc phát huy vai trò của tổ chức công đoàn đối với chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. .............................. 14 3. Các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. . 15 3.1. Thành lập ban chỉ đạo thường trực thực hiện chương trình. ............. 15 1
  2. 3.2. Nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn về sự cần thiết, ý nghĩa và tính thực tiễn của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. ............................................................................ 16 3.3. Tìm hiểu nhu cầu, những khó khăn của đơn vị được giúp đỡ, hỗ trợ trong chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. ................................................................................................................... 18 3.4. Xây dựng chương trình phối hợp giữa hai đơn vị thực hiện chương trình một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn.................................................. 20 3.5. Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường khi thực hiện chương trình. ............................. 23 3.6. Vận động các tổ chức, các nhân ngoài nhà trường cùng hỗ trợ thực hiện chương trình. ............................................................................................... 26 3.7. Kịp thời sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình theo từng năm, qua đó đúc rút kinh nghiệm, từng bước bổ sung, hoàn thiện các nghiệp vụ thực hiện chương trình. .................................................................................. 26 4. Những kết quả đạt được trong những năm gần đây về hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở trường THPT Hà Huy Tập. ............................................................................................. 28 4.1. Góp phần làm thay đổi nhận thức của ĐVCĐ đối với hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. . 28 4.2. Kết quả việc tìm hiểu đúng nhu cầu, những khó khăn của đơn vị cần được giúp đỡ, hỗ trợ khi thực hiện chương trình.......................................... 29 4.3. Sự hiệu quả trong việc xây dựng chương trình phối hợp giữa hai đơn vị. .................................................................................................................. 32 4.4. Hiệu quả của công tác tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường khi thực hiện chương trình. .................................. 37 4.5. Kết quả việc vận động các tổ chức, các nhân ngoài nhà trường cùng hỗ trợ thực hiện chương trình. .................................................................... 43 4.6. Hiệu quả của việc sơ kết, tổng kết kịp thời việc thực hiện chương trình. .................................................................................................................... 44 PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48 2
  3. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCH Ban chấp hành BTV Ban thường vụ BGH Ban giám hiệu CĐ Công đoàn CĐN Công đoàn ngành CBCC Cán bộ công chức CMHS Cha mẹ học sinh CNTT Công nghệ thông tin ĐVCĐ Đoàn viên công đoàn ĐVTN Đoàn viên thanh niên GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội CBNGNLĐ Cán bộ, nhà giáo, người lao động NLĐ Người lao động PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TNCS Thanh niên cộng sản UBKT Ủy ban kiểm tra 3
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm học qua, với sự cố gắng, nỗ lực, bền bỉ của cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động trong toàn ngành, sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà đã thu được những kết quả tốt đẹp, trong đó chất lượng giáo dục mũi nhọn đứng tốp đầu cả nước. Đời sống của cán bộ, nhà giáo và người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng đại trà của giáo dục Nghệ An chưa cao; nguồn lực đầu tư cho giáo dục tuy đã có nhiều cố gắng song chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Chất lượng giáo dục miền núi và miền xuôi còn có chênh lệch lớn. Các trường, lớp tại 5 huyện vùng núi cao đang rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của toàn xã hội, trong đó có sự sẻ chia, hỗ trợ từ các tập thể, cá nhân trong ngành giáo dục. Hưởng ứng cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động và sự chỉ đạo của Đảng ủy Sở Giáo dục Đào tạo, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An; Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường”để phát huy nội lực, sức mạnh đoàn kết, thống nhất của toàn ngành vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Với mục đích phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh. Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các đơn vị giáo dục trong tỉnh, để những trường, lớp ở những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn có điều kiện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Các Phòng Giáo dục, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBNGNLĐ với sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh nói chung và của vùng sâu, vùng xa nói riêng. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” được Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An triển khai theo Kế hoạch liên tịch số 1624/KHLT SGD&ĐT – CĐN, ngày 04 tháng 9 năm 2019 và 4
  5. ngày 10/10/2019, các đơn vị tham gia Chương trình đã tiến hành ký kết để cùng nhau thực hiện. Nội dung chủ yếu của Chương trình là các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện tốt hơn cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Ngày 20/11/2020, Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp với Sở GD&ĐT Nghệ An tiếp tục ban hành Công văn liên tịch số 2500/SGD&ĐT – CĐN về việc thực hiện Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường,bộ môn giúp bộ môn”. Trong Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, Trường THPT Hà Huy Tập vinh dự được phân công giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu. Qua 3 năm triển khai Chương trình, Trường THPT Hà Huy Tập đã thực hiện được rất nhiều nội dung theo đúng định hướng đề ra, đó là: Giúp đỡ công tác quản lý giáo dục, công tác dạy học và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ giáo dục của hai trường. Trong đó, tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018; giúp đỡ về đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và cho sinh hoạt của giáo viên và học sinh; giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; tham gia vào các hoạt động xây dựng cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp và xây dựng môi trường văn hóa học đường. Trong quá trình tham gia thực hiện Chương trình, chúng tôi đã cố gắng học hỏi, đúc rút được một số kinh nghiệm. Nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, để chương trình này ngày càng có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực hơn trong môi trường giáo dục, chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm qua đề tài: “Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập”. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề ra một số giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 5
  6. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập. - Phân tích các kết quả đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Hoạt động thực hiện chương trình ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở Trường THPT Hà Huy Tập nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Các phương pháp nghiên cứu lý luận; - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn; - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Trước đây đã có nhiều bài viết, đề tài hoặc công trình nghiên cứu về vai trò của tổ chức công đoàn trong các hoạt động như tham gia công tác chuyên môn, văn nghệ thể thao, các cuộc thi, công tác nữ công, công tác kiểm tra giám sát, các hoạt động từ thiện nhưng chưa có đề tài nào đề cập đến chương trình “ Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. - Đề tài của chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức công đoàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình “Trường giúp trường, phòng giúp phòng, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập. - Thông qua hoạt động và hiệu quả của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập để cùng chia sẻ với các các cơ sở giáo dục khác nhằm mục đích chương trình được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, các nội dung thực hiện được nhân rộng hơn. 6
  7. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” và ý nghĩa của chương trình Hưởng ứng cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động và sự chỉ đạo của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 04/9/2019 Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Nghệ An ban hành Kế hoạch liên tịch số 1624/KHLT-SGD&ĐT-CĐN về phát động phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” trong ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 – 2022. Ngày 24/9/2019, Công đoàn Ngành đã ban hành Công văn số 193/CĐN về việc thực hiện Kế hoạch 1624/KHLT-SGD&ĐT-CĐN gửi các đơn vị được giúp đỡ để đề xuất các nội dung cần giúp đỡ. Ngày 10/10/2019 tại thành phố Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An tổ chức Lễ kí kết Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường,” giai đoạn 2019 - 2022, tại buổi lễ Trường THPT Hà Huy Tập được phân công giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu. Chương trình “Trường giúp trường, phòng giúp phòng” có ý nghĩa rất thiết thực trong giai đoạn đổi mới của ngành giáo dục hiện nay, thể hiện ở các nội dung sau: - Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh Nghệ An. - Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các đơn vị giáo dục trong tỉnh, để những trường, lớp ở những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn có điều kiện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. - Các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, người lao động với sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh nói chung và của vùng sâu, vùng xa nói riêng. Từ đó, thực hiện tốt hơn cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong ngành Giáo dục. 7
  8. Sau một năm thực hiện, sáng ngày 28/10/2020, Sở GD&ĐT phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” giai đoạn 2019 – 2022. Căn cứ vào thực tế sau một năm thực hiện, tại Hội nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Nghệ An thống nhất đổi tên chương trình thành “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. 1.2. Công đoàn và vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” a) Tổ chức Côngđoàn Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của tổ chức Công đoàn căn cứ vào Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia. Tổ chức công đoàn trong trường học là một tổ chức đoàn thể quan trọng. Trong sự trưởng thành và phát triển của nhà trường, tổ chức Công đoàn thực sự là lực lượng quan trọng góp phần tạo nên những thành tích xuất sắc của đơn vị. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác cán bộ (cán bộ CĐ ít, chủ yếu là kiêm nhiệm) nhưng với những nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tích cực, chủ động tham gia phối hợp với chuyên môn trong công tác quản lý, đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh thi đua, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, CĐ đã khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức quan trọng trong các nhà trường. CĐ các trường còn làm tốt công tác tham gia quản lý, tích cực phối hợp với chuyên môn đồng cấp, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; xây dựng, bổ sung quy chế làm việc của BCH, UBKT, 8
  9. quy chế phối hợp giữa BCH CĐ và Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng nội quy, quy chế đơn vị, hoàn thiện, bổ sung quy chế chỉ tiêu nội bộ...Bên cạnh đó, CĐ các trường còn đặc biệt coi trọng vai trò chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBNGNLĐ. Ở nhiều trường phổ thông, CĐ đã tham gia phân công lao động hợp lý, tổ chức các dịch vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phối hợp với chuyên môn tìm nhiều biện pháp để tăng thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo và NLĐ trong đơn vị, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với cán bộ, viên chức, người lao động. CĐ các trường cũng đã phối hợp với chính quyền làm tốt công tác thăm hỏi, hiếu hỉ, trợ cấp, giúp đỡ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức cho cán bộ, viên chức, người lao động đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, tổ chức sinh nhật, khám sức khỏe định kỳ... Nhiều công đoàn thường xuyên chủ trì các hoạt động thiện nguyện, tham gia tích cực các hoạt động xã hội khác. b) Vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” Với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, căn cứ vào các nội dung thực hiện của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện như sau: - Công đoàn chủ động, tích cực trong công tác tuyên truyền vận động việc thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. Không những tuyên truyền trong tập thể viên chức, người lao động và học sinh trong nhà trường mà còn tuyên truyền rộng cho các cá nhân, tập thể ngoài nhà trường đề từ đó có thể tạo được sự đồng thuận và tận dụng tối đa mọi nguồn lực để thực hiện chương trình. - Công đoàn là đầu mối kết nối giữa hai trường để từ đó nắm được thông tin trường cần giúp đỡ. Qua đó, tìm hiểu được những khó khăn, nhu cầu, những nội dung cần giúp đỡ, những hoạt động của hai nhà trường cần chia sẻ, học tập. - Công đoàn chủ động tham mưu với chi bộ, phối hợp với ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào những lợi thế của nhà trường và dựa trên những khó khăn của trường được giúp đỡ để giữa hai đơn vị xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn. 2. Khảo sát thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” 9
  10. 2.1. Thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh Nghệ An - Chương trình “trường giúp trường” đã được ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh trong cả nước triển khai thực hiện trong nhiều năm qua như: ở Lâm Đồng triển khai từ năm 1998 với phong trào “Trường giúp trường”, “Huyện giúp huyện”; ở Lào Cai, phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” được phát động tổ chức từ năm 2006; Ninh Thuận, phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, thầy trò giúp nhau” được tổ chức thực hiện từ năm 2010; Bình Thuận, phong trào “Phòng giúp phòng” được tổ chức thực hiện từ năm 2010; Bạc Liêu, phong trào “Trường giúp trường” được tổ chức thực hiện từ năm 2021; Quảng Ninh, phong trào “Trường giúp trường, ngành giúp ngành” được tổ chức thực hiện từ năm 2010… Nhìn chung, các Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cùng tổ chức các chương trình, các phong trào “Trường giúp trường” một cách bài bản, đạt được nhiều kết quả tốt, thu hút được sự ủng hộ của viên chức, người lao động ở các địa phương, vận động được nhiều nguồn lực để giúp đỡ các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt… - Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, từ trước khi Công đoàn Ngành phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, các cơ sở giáo dục cũng đã thường xuyên thực hiện các chương trình thiện nguyện, tổ chức kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục vùng đồng bằng với các cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, giữa các cơ sở thuận lợi với các cơ sở còn khó khăn….. Tuy nhiên, các chương trình hoạt động của các cơ sở giáo dục còn chủ yếu thực hiện việc giúp đỡ về cơ sở vật chất (tặng sách giáo khoa, sách tham khảo, tặng vở viết, tặng quần áo ấm, chăn ấm….) cho trường còn khó khăn và giao lưu về văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao. Các nội dung hoạt động về giúp đỡ hỗ trợ về chuyên môn giữa các cơ sở giáo dục cũng có thực hiện (trao đổi tài liệu giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi, tổ chức các kì thi chung, các hội giảng chung…) nhưng các hoạt động này chưa được quan tâm đầu tư, tổ chức một cách bài bản, có hệ thống. - Từ đầu tháng 9 năm 2019, sau khi chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” được triển khai, ngày 10 tháng 10 năm 2019 trước sự chứng kiến của đại diện Liên đoàn Lao động Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công 10
  11. đoàn Ngành Giáo dục Nghệ An, có 03 phòng Giáo dục và Đào tạo (Thành phố Vinh, huyện Kỳ Sơn, huyện Quế Phong) cùng với 14 trường THPT đã thực hiện kí cam kết thực hiện chương trình trong giai đoạn 2019 – 2022. Sau khi thực hiện cam kết, các cơ sở giáo dục đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện theo đúng định hướng về nội dung của chương trình. Các đơn vị đã chủ động thực hiện theo kế hoạch mà giữa đơn vị giúp đỡ với đơn vị được giúp đỡ cùng thống nhất như: Phòng GD&ĐT thành phố Vinh và các đơn vị trực thuộc Phòng đã giúp đỡ các đơn vị thuộc phòng GD&ĐT Quế Phong, Kỳ Sơn rất nhiều trang thiết bị dạy học, đồ dùng giáo viên, học sinh với số tiền lên tới gần 600 triệu đồng; Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ngoài việc tặng sách giáo khoa, bút, vở cho Trường THPT Mường Quạ còn thực hiện cử giáo viên lên trực tiếp tham gia ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh Trường THPT Mường Quạ; Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huy động được nhiều nguồn lực để tặng cho Trường THPT Kỳ Sơn sách giáo khoa, quỹ khuyến học, ti vi bên cạnh đó còn hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ cho các giáo viên trong Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm 2020… Trong quá trình triển khai thực hiện, ngày 28/10/2020, Sở GD&ĐT phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” giai đoạn 2019 – 2022 đã điều chỉnh đối tượng thực hiện Chương trình, cụ thể: Bổ sung nội dung “Bộ môn giúp bộ môn” vào Kế hoạch liên tịch 1624/KHLT SGD&ĐT- CĐN ngày 04/9/2019 của Giám đốc Sở và Chủ tịch Công đoàn Ngành trở thành Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” . Phòng GD&ĐT thành phố Vinh giúp đỡ các phòng GD&ĐT: Kỳ Sơn, Tương Dương. Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu giúp đỡ phòng GD&ĐT Quế Phong. Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu giúp đỡ Trường THPT Quỳ Hợp. Các Trường: THPT Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Huỳnh Thúc Kháng, Quỳnh Lưu 1, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Duy Trinh, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương 1, Tương Dương 2, Mường Quạ, Quế Phong: giữ nguyên theo Kế hoạch 1624/KHLT SGD&ĐT- CĐN ngày 04/9/2019 Các hoạt động được thực hiện trong chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” đã thể hiện được đầy đủ mục đích, yêu 11
  12. cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Công đoàn Ngành Giáo dục đề ra như: - Phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh Nghệ An - Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa các đơn vị giáo dục trong tỉnh, để những trường, lớp ở những xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn có điều kiện thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. - Các Phòng giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, người lao động với sự nghiệp giáo dục của toàn tỉnh nói chung và của vùng sâu, vùng xa nói riêng. Từ đó, thực hiện tốt hơn cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong ngành Giáo dục. 2.2. Thực trạng chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2.2.1. Thuận lợi - Trước khi thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, để thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong ngành Giáo dục, Trường THPT Hà Huy Tập thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ, hỗ trợ các sơ sở giáo dục vùng miền núi khó khăn (Trường PTDTBT THCS Nậm Càn, Trường PTDTBT THCS Nậm Típ, Trường Mầm Non xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn…). Các hoạt động này chủ yếu là hỗ trợ về cơ sở vật chất, tìm hiểu những khó khăn của học sinh, của cán bộ giáo viên của một số cơ sở giáo dục khó khăn, nên khi triển khai chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” Trường THPT Hà Huy Tập có đã có rất nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện hoạt động vận động và ủng hộ cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục khó khăn. - Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã được các cấp, ngành quan tâm và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”ở Trường THPT Hà Huy Tập luôn nhận được sự quan tâm sát sao của cấp ủy, BGH, Công đoàn ngành Giáo 12
  13. dục Nghệ An. Sự phối hợp với các tổ chức, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch thực hiện chương trình đề ra. - Các ĐVCĐ trong đơn vị có trình độ, nhận thức cao, điều này cũng giúp cho việc thực hiện chương trình ít gặp những vấn đề phức tạp. Quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ được các cán bộ, giáo viên tham gia phối hợp thực hiện nghiêm túc, tích cực, đầy trách nhiệm và hiệu quả. - Đa số ĐVCĐ trong nhà trường luôn ý thức và nêu gương về tinh thần đoàn kết, tương thân, thân ái giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh trường bạn. Công đoàn nhà trường được ĐVCĐ xem như một mái ấm đầy tình thương và trách nhiệm. Nơi đó chính là cầu nối gắn kết tình yêu thương, sức mạnh của khối đại đoàn kết, thống nhất. Trong môi trường sư phạm, giá trị của sự đoàn kết hết sức quan trọng. Nó tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích sự khám phá, sáng tạo trong lao động, đồng thời tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát huy được khả năng của các cá nhân và sức mạnh của tập thể, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Và đó là nhân tố quyết định thắng lợi của tập thể nhà trường. - Về phía học sinh: Là học sinh ở vùng thành phố, tuy nhiên các em có lối sống giản dị, cởi mở, chân thật và giàu lòng nhân ái. Nhiều em rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể có ích của trường, đặc biệt các hoạt động tình nguyện hay từ thiện giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh vùng miền núi, vùng khó khăn. 2.2.2. Khó khăn - Khó khăn lớn nhất trong hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở trong trường học nói chung và Trường THPT Hà Huy Tập nói riêng là nhân tố con người để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bởi đây là một chương trình mới được tổ chức thực hiện nên kinh nghiệm thực hiện chưa được nhiều. Các mô hình thực hiện, cách thức tổ chức các nội dung của chương trình chưa được tích lũy nhiều. Các cá nhân trực tiếp thực hiện chương trình chưa được tập huấn, hướng dẫn một cách bài bản. - Bên cạnh những ĐVCĐ có tinh thần trách nhiệm và hiểu rõ ý nghĩa của chương trình thì còn một số ít ĐVCĐ nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa và tính cần thiết của chương trình, coi việc thực hiện chương trình không phải là việc của mình hay tham gia theo kiểu “cho có phong trào”. 13
  14. - Khoảng cách giữa Trường THPT Hà Huy Tập và Trường THPT Quỳ Châu khá xa nhau(145 km) nên việc khảo sát, nắm thông tin về những nội dung cần học tập, cần giúp đỡ giữa hai đơn vị gặp khó khăn. Bên cạnh đó, để trực tiếp thực hiện chương trình thì các đoàn công tác giữa hai trường phải di chuyển một quãng đường khá vất vả, điều này cũng ảnh hưởng nhiều tới các nội dung hoạt động của chương trình. - Kinh phí thực hiện chương trình không nhiều, chủ yếu nhờ vào các chương trình vận động, tài trợ của CBNGNLĐ, học sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường nên nhiều nội dung thực hiện chương trình đôi khi chưa đạt được kết quả như mong muốn. 2.3. Thực trạng việc phát huy vai trò của tổ chức công đoàn đối với chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” ở Trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An - Tổ chức Công đoàn trong nhà trường đã trở thành một lực lượng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng thể để thực hiện sức mạnh giáo dục toàn diện của mỗi đơn vị. Tổ chức công đoàn đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cùng với nhà trường phát triển được công tác chuyên môn, công tác nữ công… Những năm trước đây, Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội, hỗ trợ giúp đỡ các cơ sở giáo dục khác nhưng chưa phát huy hết được vai trò và khả năng lãnh đạo của mình, hay có thể nói vai trò của Công đoàn trong hoạt động này còn tương đối mờ nhạt. Trong việc xây dựng hoạt động tổng thể thì hoạt động từ thiện chỉ nói chung chung, sơ qua, chưa cụ thể, chi tiết; còn khi triển khai các hoạt động cụ thể thì tương đối dè dặt, chưa có tính đột phá; các hoạt động đó chủ yếu do nhà trường phát động, triển khai, tổ chức công đoàn chủ yếu vận động, động viên ĐVCĐ tham gia, chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo ĐVCĐ của mình. Còn về phía học sinh thì chương trình do Đoàn trường tổ chức, phát động, triển khai. Vì thế tổ chức công đoàn chưa để lại được dấu ấn riêng của mình. - Từ năm 2019 đến nay, khi chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng với Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An triển khai, Công đoàn trường THPT Hà Huy Tập đã nắm vững được ý nghĩa, các nội dung thực hiện của chương trình và đã tiến hành triển khai thực hiện một cách bài bản, chu đáo và thực sự có hiệu quả. Dựa trên các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, Công đoàn nhà trường đã 14
  15. phát huy được vai trò chủ trì của mình trong hoạt động thực hiện các nội dung của chương trình. - Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ trường, Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã chủ động phối hợp với Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu để xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, đưa kế hoạch thực hiện vào kế hoạch hoạt động của BCH Công đoàn từng năm học, phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào Nghị quyết của Hội nghị Viên chức - Người lao động từ đầu các năm học. - Trong thực hiện chương trình, Công đoàn nhà trường đã chủ động phối hợp với chuyên môn cùng tham mưu, xây dựng các nội dung mà chuyên môn là điểm mạnh của nhà trường để giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu. Bên cạnh đó cũng phối hợp cùng BCH Đoàn trường, Hội cha mẹ học sinh để thống nhất các kế hoạch vận động, ủng hộ của học sinh và các lực lượng xã hội khác nhằm kêu gọi lòng hảo tâm giúp đỡ cơ sở vật chất cho học sinh, nhà trường THPT Quỳ Châu. - Sau khi kết thúc từng năm học, từng giai đoạn, dựa trên các kết quả đã thực hiện, sự phản hồi của Trường THPT Quỳ Châu, Công đoàn nhà trường tổ chức tổng kết công tác thực hiện chương trình, qua đó rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc những nội dung đã thực hiện tốt để phát huy, tìm ra được những nội dung thực hiện chưa hiệu quả để sửa đổi, bổ sung và khắc phục trong các giai đoạn tiếp theo. Phải nói rằng, sau 03 năm thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã làm tốt vai trò, chức năng hoạt động của mình. Quá trình thực hiện đã phát huy được sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong toàn thể viên chức, người lao động và học sinh trong nhà trường để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra của chương trình. Tạo sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa giáo viên của hai trường, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và trong mức độ cho phép đã giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu tốt hơn về cơ sở vật chất. 3. Các giải pháp để phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” 3.1. Thành lập ban chỉ đạo thường trực thực hiện chương trình 15
  16. Ngay khi nhận được Kế hoạch liên tịch số 1624/KHLT SGD&ĐT – CĐN, ngày 04 tháng 9 năm 2019, BCH Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã tiến hành tham mưu với Chi bộ nhà trường đề ra Nghị quyết về việc thành lập ban chỉ đạo thường trực để thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trực tiếp với nhà trường về việc thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo thường trực của Trường THPT Hà Huy Tập về thực hiện chương trình có 9 thành viên như sau: - Đồng chí Hồ Đức Nam – Chủ tịch Công đoàn –Trưởng ban. - Đồng chí Trần Nghĩa Công – Phó hiệu trưởng –Phó ban. - Đồng chí Nguyễn Bá Kiên – Bí thư Đoàn trường –Ban viên. - Đồng chí Phan Thị Thu Hương – Phó Chủ tịch Công đoàn –Ban viên. - Đồng chí Thái Duy Tuấn – UV BCH Công đoàn –Ban viên. - Đồng chí Nguyễn Trung Thành – Tổ trưởng Tổ Toán – Tin –Ban viên. - Đồng chí Lê Tùng Lâm – Tổ trưởng Tổ KHTN –Ban viên. - Đồng chí Nguyễn Văn Thành – Tổ trưởng Tổ Văn – Ngoại ngữ - Ban viên. - Đồng chí Lê Thị Quỳnh Mai – Tổ trưởng Tổ KHXH –Ban viên. Các thành viên trong ban được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ chung của chương trình cũng như những công việc riêng được phân công. Đây là giải pháp quan trọng đầu tiên, vì nó là việc cụ thể hóa các hướng dẫn việc thực hiện và là căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” trong Trường THPT Hà Huy Tập. 3.2. Nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn về sự cần thiết, ý nghĩa và tính thực tiễn của chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” Nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Làm từ thiện được gì, giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp, trường bạn được gì? Chắc hẳn đầu tiên là thấy mình vui; làm cho tâm mình trở lên thanh thản, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, tốt đẹp hơn. Làm từ thiện, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp cũng là làm cho chính bản thân mình. Khi nào thì cần làm từ thiện, khi nào thì cần giúp đỡ nhau? Bất cứ lúc nào có người cần 16
  17. được giúp đỡ thì lúc ấy cần làm từ thiện. Một xã hội giàu lòng yêu thương, sẵn sàng sẻ chia là một xã hội của lòng nhân ái, của sự phát triển. Một khi con người nhận thức được điều đó, tức thì con người làm từ thiện có hiệu quả hơn. Mỗi cá nhân phục vụ trong ngành giáo dục nên xem việc giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, giúp đỡ các cơ sở giáo dục cùng phát triển là một hoạt động đáng tự hào, phải xem đó là trách nhiệm của bản thân đối với nghề nghiệp của mình và phải xác định được đó là công việc mà phải làm thường xuyên mọi lúc, mọi nơi có thể và mọi thời điểm. Bởi vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn”, chúng ta phải tìm giải pháp nâng cao nhận thức của toàn thể viên chức, người lao động và các em học sinh trong nhà trường về sự cần thiết, ý nghĩa và tính thực tiễn của chương trìnhthông qua tuyên truyền bằng các việc làm cụ thể như sau: - Quan điểm chỉ đạo: Cha ông ta đã nói: “Tư tưởng không thông, mang bình tông không nổi”. Sự thông suốt chính là nền tảng quyết định thành bại của công việc. Công đoàn nhà trường phải thường xuyên tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động về các chủ trương, kế hoạch thực hiện của chương trình nhằm nâng cao nhận thức của viên chức, người lao động và các em học sinh về tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình. Đây là giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đoàn viên công đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ biến thực sự có tâm huyết, có năng lực để tuyên truyền kịp thời các chủ trương, chỉ thị, các nội dung chủ yếu trong thực hiện chương trình. - Nội dung tuyên truyền: + Để nâng cao nhận thức của viên chức, người lao động và các em học sinh, nội dung tuyên truyền phải đầy đủ, toàn diện, tránh sự hiểu nhầm hoặc phiến diện và theo quan điểm chỉ đạo của cấp trên. + Tuyên truyền, phổ biến cập nhật đầy đủ đến toàn thể giáo viên, học sinh trong nhà trường về các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và Công đoàn Ngành Giáo dục Nghệ An về tổ chức hoạt động chương trình. + Tuyên truyền đến viên chức người lao động và các em học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của việc thực hiện chương trình. + Truyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các hình ảnh, các hoạt động khi 17
  18. thực hiện chương trình để toàn thể viên chức, người lao động và các em học sinh thấy được sự đóng góp của bản thân vào chương trình. + Công khai, minh bạch các nguồn huy động, kết quả hỗ trợ để các nhà hảo tâm, CBNGNLĐ và các em học sinh thấy được việc thực hiện chương trình được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo đúng quy định. - Hình thức tổ chức tuyên truyền: +Tổ chức Công đoàn thực hiện tuyên truyền cho mọi đoàn viên các nội dung liên quan đến chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” theo chương trình nội dung, thời gian mà cấp trên quy định. Kế hoạch tổ chức phổ biến, tuyên truyền phải được xây dựng bài bản, phân công người có kinh nghiệm, có trình độ lý luận nghiên cứu kỹ nội dung để tuyên truyền, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, sát thực tế. + Khuyến khích ĐVCĐ, học sinh tìm hiểu, nghiên cứu qua báo chí, mạng xã hội, qua các đơn vị khác về các hoạt động giúp đỡ giữa các cơ sở giáo dục. + ĐVCĐ, học sinh tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người qua các buổi học tập chính trị, qua các tạp chí, bài viết. + Việc tuyên truyền được tổ chức trong các cuộc họp Công đoàn cơ quan, bản tin Công đoàn, qua wesite của Trường THPT Hà Huy Tập, qua fanpage nhà trường; qua các nhóm facebook của nhà trường và công đoàn, qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, bản tin Đoàn trường hay fanpage của Đoàn trường (Dành cho HS)… 3.3. Tìm hiểu nhu cầu, những khó khăn của đơn vị được giúp đỡ, hỗ trợ trong chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” Trước khi triển khai thực hiện một nội dung nào của chương trình thì chúng tôi phải tìm hiểu, xác minh rõ thông tin về đối tượng cần được giúp đỡ. Bởi nếu không nắm rõ được thông tin từ Trường THPT Quỳ Châu thì sự giúp đỡ sẽ không mang lại hiệu quả thậm chí sai lệch với định hướng đề ra. Để nắm được một cách toàn diện những khó khăn của đơn vị được giúp đỡ, Nhà trường và Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập đã tiến hành tìm hiểu như sau: - Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường trực tiếp liên lạc với Công đoàn 18
  19. Trường THPT Quỳ Châu cùng trao đổi tình hình chung của hai nhà trường, tìm hiểu những khó khăn cụ thể của nhà trường theo từng nội dung: + Những khó khăn về cơ sở vật chất của học sinh: Công đoàn Trường THPT Hà Huy Tập nắm bắt được những thiếu thốn về sách giáo khoa, sách tham khảo, vở bút, máy tính cầm tay và các đồ dùng học tập khác của học sinh. Bên cạnh đó còn tìm hiểu về những khó khăn khác của học sinh có thể làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh như: điều kiện ăn ở, phòng trọ của những học sinh vùng sâu, vùng xa phải ra ở trọ để đi học, phương tiện đến trường, hoàn cảnh gia đình của đa số học sinh… Qua tìm hiểu cũng đã nắm được số lượng học sinhlà con hộ nghèo, hộ cận nghèo và những đối tượng được ưu tiên khác. + Những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường: Thông qua Ban giám hiệu và Công đoàn trường THPT Quỳ Châu chúng tôi đã tìm hiểu kĩ những thiếu thốn về các trang thiết bị trong phòng học của nhà trường (hệ thống ánh sáng, bàn ghế, bảng, quạt, các thiết bị khác như: tivi, máy chiếu, hệ thống kết nối interner…). Trong các phòng chức năng của nhà trường, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ… chúng tôi cũng tìm hiểu để nắm rõ hơn về điều kiện đảm bảo dạy và học của nhà trường. + Những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường của Chi bộ, của Ban giám hiệu nhà trường: Thông qua Ban chấp hành chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi cũng đã tìm hiểu được nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường như: Triển khai các nội dung chuyên môn, xây dụng kế hoạch năm học, kế hoạch bộ môn, kế hoạch phát triển của nhà trường…, bên cạnh đó là những khó khăn trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành nhà trường… + Những khó khăn về chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Thông qua Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu, chúng tôi nắm được cụ thể chất lượng đội ngũ về số lượng trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; nắm được số lượng giáo viên từng đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp; nắm được các thành tích, khen thưởng đã đạt được của giáo viên trong nhà trường; nắm được số lượng giáo viên từ miền xuôi lên công tác tại trường. + Những khó khăn trong thực hiện công tác chuyên môn của nhà trường: Thông qua Ban giám hiệu, Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu, chúng tôi tìm 19
  20. hiểu rõ những khó khăn trong triển khai các hoạc động chuyên môn như: Xây dựng kế hoạch của các tổ, nhóm chuyên môn; công tác ôn thi tốt nghiệp THPT, đào tạo học sinh mũi nhọn; triển khai tập huấn cho giáo viên về chương trình GDPT 2018; những khó khăn khi áp dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá… Tóm lại, khi thực hiện chương trình “Phòng giúp phòng, trường giúp trường, bộ môn giúp bộ môn” nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ, đầy đủ những khó khăn, nhu cầu cần hỗ trợ, giúp đỡ của trường cần giúp đỡ thì việc thực hiện chương trình sẽ không hiệu quả, không thiết thực và có thể sai lệch với định hướng của chương trình. Ảnh 1: Đoàn công tác của Sở, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An và Trường THPT Hà Huy Tập lên thực hiện tìm hiểu và giúp đỡ Trường THPT Quỳ Châu năm 2021 3.4. Xây dựng chương trình phối hợp giữa hai đơn vị thực hiện chương trình một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn Công tác từ thiện, giúp đỡ các cơ sở giáo dục khó khăn của Trường THPT 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2