intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 ở trường THPT Thanh Chương 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm sáng tỏ vai trò của Công đoàn Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua các hoạt động của các tổ công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn trường để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 ở trường THPT Thanh Chương 3

  1. A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện. Nếu giữa Công đoàn và Nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong Nhà trường. Công đoàn là một tổ chức quần chúng tự nguyện có tính chất độc lập về mặt tổ chức; là một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn có chức năng phối hợp với Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong Nhà trường, Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục – đào tạo; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội, với Chi bộ trường; là tổ chức chính trị trong Nhà trường, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau. Về phía Nhà trường, Công đoàn đã phối hợp, trao đổi, bàn bạc, thống nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Chi bộ giao cho; thực hiện tốt quy chế dân chủ; tổ chức đa dạng, phong phú và có hiệu quả các phong trào thi đua, các hạt động văn nghệ, thể dục, thể thao; làm tốt công tác khen thưởng, khuyến học, động viên thăm hỏi kịp thời khi ốm đau, hiếu hỉ; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà công đoàn Ngành giao cho. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; góp phần giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có tính nhân văn cao góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, đáp ứng được tinh thần định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII vừa qua. Đặc biệt là thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia cần có sự đồng bộ giữa chất lượng dạy, chất lượng học và chất lượng về môi trường. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là những yếu tố đầu tiên khi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó cần có sự vào cuộc của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó Công đoàn đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo để cùng nhà trường tập hợp, quy tụ mọi nguồn lực nhằm phục vụ xây dựng trường chuẩn Quốc gia. 1
  2. Với tất cả những lí do nói trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 ở trường THPT Thanh Chương 3". 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về công tác công đoàn trên nhiều lĩnh vực, qua đó đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn. Đề cập đến một vấn đề không phải hoàn toàn mới, chúng tôi đã nhận ra những cách thức riêng, con đường riêng khi thực hiện: - Xác định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. - Tạo tâm lí hứng thú cho đội ngũ cán bộ Công đoàn trong trường học THPT. - Đề tài xây dựng được các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác công đoàn 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu vấn đề nhằm làm sáng tỏ vai trò của Công đoàn Trường THPT Thanh Chương 3 thông qua các hoạt động của các tổ công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn trường để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. - Cung cấp một số kinh nghiệm giúp cán bộ Công đoàn cơ sở nâng cao kiến thức, kĩ năng công tác và nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo các tiêu chí công đoàn vững mạnh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở . 5. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi mà đề tài đề cập đến là CĐCS trường học, áp dụng trong vòng 05 năm. Bắt đầu từ năm học 2018-2019 tại trường THPT Thanh Chương 3. - Đề tài tập trung nêu ra những biện pháp của Công đoàn trường đã góp phần xây dựng Trường THPT Thanh Chương 3 đạt chuẩn Quốc gia. - Đề tài tập trung vào những mặt Công đoàn trường đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 có hiệu quả. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Điều tra, thu thập thông tin. 2
  3. - Phân tích các dữ liệu. - So sánh, tổng hợp các số liệu. 7. Đóng góp của đề tài. Đề tài xác định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Qua đề tài đã khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập, không chỉ dừng lại ở công tác động viên thăm hỏi, hiếu hỉ đối với cán bộ nhà giáo người lao động mà còn khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn trên tất cả các mặt trận, luôn xung kích tiên phong, tham mưu với chính quyền các lĩnh vực liên quan đến nhà trường và đồng hành cùng chính quyền để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. 3
  4. B - NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của trƣờng chuẩn quốc gia. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”, đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quôc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Thực hiện Quyết định trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương lớn mang tính chiến lược, đó là việc xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc giacủa tất cả các bậc học. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nhằm góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; góp phần giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gialà xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có tính nhân văn cao góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, đáp ứng được tinh thần định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII vừa qua. Đặc biệt là thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 1.2. Tầm quan trọng trong việc xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia của nhà trƣờng tại địa phƣơng. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sẽ làm thay đổi được nhận thức của học sinh về việc học tập, giúp các em có ý thức đúng đắn và tích cực, chủ động hơn trong việc học tập. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; tạo ra được nền nếp kỷ cương nghiêm túc của nhà trường. Từ đó, nhà trường tạo được niềm tin và uy tín đối với học sinh, đối với phụ huynh học sinh và đối với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương. Góp phần nâng cao sự nghiệp giáo dục của huyện và tỉnh nhà. 1.3. Những hạn chế và khó khăn chủ yếu khi tiến hành xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. 4
  5. Cơ sở vật chất của nhà trường mới bước đầu đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng được theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số Số: 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc giađối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình. Còn nhiều học sinh ý thức học tập kém, thích đua đòi ăn chơi, có trường hợp vi phạm đạo đức của người học sinh. Nhìn chung mặt bằng chất lượng học tập của học sinh còn khá thấp. Nhiều năm trở lại đây, việc tuyển sinh đầu cấp thực hiện theo hình thức thi tuyển nhưng chất lượng đầu vào của học sinh rất yếu. Tỉ lệ học sinh yếu, kém hàng năm vẫn còn cao, đặc biệt là học sinh một số xã ven biển. Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng đều về năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Đời sống của đa số giáo viên còn có nhiều khó khăn, một bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết, tận tụy với công việc của mình. 1.4. Định hƣớng phát triển trƣờng chuẩn Quốc gia của nhà trƣờng. Xác định được vị trí của nhà trường trên địa bàn của huyện và để không ngừng nâng cao uy tín của nhà trường, trong nhiều năm qua cán bộ giáo viên và người lao động của nhà trường luôn thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong đó, nhà trường luôn quyết tâm phấn đấu để đạt được trường chuẩn Quốc gia. Từ năm học 2018-2019 nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hoàn thiện các tiêu chí theo yêu cầu của Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy chế công nhận trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, do có thay đổi về quy định nên trường phải xây dựng lại kế hoạch về lộ trình theo Thông tư số số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trên cơ sở điều kiên thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc cùng hội đồng giáo dục nhà trường để thống nhất lộ trình xây dựng và đăng ký trường đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể phấn đấu đăng ký trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 chậm nhất là vào năm học 2022-2023 Lãnh đạo nhà trường sẽ tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kế hoạch hổ trợ, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của một trường chuẩn. Về phía nhà trường sẽ phải mạnh dạn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà 5
  6. trường, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục đối với một trường chuẩn Quốc gia cấp trung học phổ thông. 1.5. Vị trí, vai trò của Công đoàn trong công tác xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia - Công đoàn làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền: + BCH Công đoàn đã tham mưu với nhà trường trong việc bổ sung cơ sở vật chất, nhà vệ sinh, bàn ghế trong phòng học, thư viện trường học... + Công đoàn không ngừng đổi mới công tác quản lý giáo dục, tham mưu tốt với Hiệu trưởng bố trí đủ biên chế giáo viên, nhân viên cho nhà trường, phù hợp chuyên môn để đảm nhiệm tốt công việc. + Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về việc triển khai các mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. Tiếp tục chủ động, tích cực triển khai các giải pháp để nâng cao các tiêu chí trường chuẩn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. + Tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, hội cha m HS, HS về kế hoạch và mục tiêu phấn đấu của nhà trường. + Phát huy quyền làm chủ tập thể thông qua hội nghị công chức, viên chức để xây dựng các tổ chức chuyên môn đoàn thể trong nhà trường, củng cố ngày càng hoàn thiện, bài bản hơn về ban đại diện cha m học sinh các năm, tạo cơ sở cho công tác xã hội hoá giáo dục phát triển + Trong quá trình thực hiện Công đoàn trường đã phối hợp với nhà trường kêu gọi giúp đ và ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, của hội cha m học sinh và hội đồng giáo dục nhà trường. Đã có nhiều các thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường, các bậc cha m học sinh các doanh nghiệp, các thế hệ học sinh cũ đã ủng hộ về vật chất và tinh thần góp phần không nhỏ cho sự thành công của nhà trường. - Tăng cường các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, s a chữa, bổ sung thiết bị dạy học, cải tạo cảnh quan trường lớp + Công đoàn trường đã động viên, kêu gọi sự nỗ lực hết mình của cả tập thể nhà trường trong việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan trường lớp đảm bảo sạch đ p đáp ứng các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. - Nâng cao chất lượng dạy và học + Công đoàn tham mưu cho nhà trường lên kế hoạch tạo điều kiện cho các GV đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau Đại học, học lớp Trung cấp lý luận Chính trị. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn phát động phong trào tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đổi mới kiểm tra đánh giá nhàm nâng cao chất lượng dạy và học. 6
  7. + Công đoàn động viên cán bộ, giáo viên tăng cường công tác bồi dư ng HSG phụ đạo HS yếu kém để nâng cao chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà + Công đoàn phối kết hợp với ban chuyên môn nhà trường khảo sát nhu cầu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, từ đó tham mưu, đề xuất các phương án tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các môn học, đáp ứng thục tiễn. + Công đoàn tham mưu cùng chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, phân xếp loại giáo viên cuối học kỳ, cũng như cuối năm học. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn rà soát tình hình, xây dựng kế hoạch năm học, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng ngày càng cao. + Thông qua các tổ công đoàn, tiếp tục củng cố các tổ chuyên môn để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng chuyên môn nhà trường, đảm bảo tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban dưới 1%. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn động viên giáo viên làm tốt công tác bồi dư ng và ôn thi tốt nghiệp, đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT QG đạt 100%, phấn đấu hằng năm có học sinh giỏi và đạt giải trong kỳ thi HSG cấp Tỉnh, có học sinh tham gia và đạt giải trong các kỳ thi, hội thao do các cấp tổ chức. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn đồng thuận xây dựng chỉ tiêu phấn đấu hàng năm: Đảm bảo các điều kiện của trường đạt chuẩn quốc gia. + Trang Website thông tin trên mạng internet được hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý của nhà trường. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn duy trì và phát huy tốt quan hệ hợp tác giữa nhà trường và hội cha m học sinh, các đơn vị kết nghĩa, nhân dân địa phương, tạo môi trường xã hội lành mạnh chăm lo giáo dục học sinh một cách toàn diện. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trƣờng Công tác tổ chức và quản lí là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả và chất lượng các hoạt động giáo dục ở đơn vị. Vì thế nhà trường đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí đầy đủ theo đúng quy định tại Điều lệ trường phổ thông gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng đủ số lượng theo yều cầu của Điều lệ trường phổ thông đối với một trường hạng I; tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện cha m học sinh, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật; các Tổ chuyên môn, bộ phận văn phòng. Các tổ chức trên hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển, phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường hiện có. Văn bản chiến lược phát triển của 7
  8. nhà trường đã được Chủ tịch Hội đồng trường phê duyệt, đồng thời đã được công bố công khai bằng hình thức niêm yết và trang web trường. Số lớp học, số lượng học sinh của trường hằng năm đều được Sở GD&ĐT phê duyệt. Tổ chức lớp học có cơ cấu đúng quy định, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, có hồ sơ lưu giữ thông tin về các lớp theo từng năm học. Nhà trường thực hiện phân công, s dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên r ràng, phù hợp với các quy định của ngành và điều kiện thực tế của đơn vị. Việc quản lí tài chính, tài sản của nhà trường đảm bảo đúng quy định. Công tác an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh và phòng tránh các tệ nạn xã hội được chú trọng. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường luôn được đảm bảo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Đồng thời cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp. 2.1.1. Tiêu chí 1.1: Phƣơng hƣớng, chiến lƣợc xây dựng và phát triển nhà trƣờng Theo định kỳ, sau mỗi học kỳ và nhất là thời điểm bắt đầu mỗi năm học nhà trường đều tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển cho phù hợp để tiếp tục thực hiện. Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên . Tuy nhiên, Công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường có lúc chưa sát với tình hình thực tế nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. [H1-1.1-10] 2.1.2.Tiêu chí 1.2: Hội đồng trƣờng và các hội đồng khác Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường luôn thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, đạt hiệu quả cao. Cụ thể,các nghị quyết của Hội đồng trường và ý kiến đề xuất, tham mưu của các Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng nâng lương đã được thực hiện tốt, phù hợp với mục tiêu chiến lược chung, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường. Kết quả từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021 trường đạt tập thể lao động tiên tiến, năm học 2021-2022 trường đạt tập thể lao động xuất sắc. [H2-1.2-09], 2.1.3. Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trƣờng Từ năm 2018 đến năm 2022, Đảng bộ được đánh giá xếp loại Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. [H3-1.3-15], [H3-1.3-16] Công đoàn, Đoàn Thanh niên phối hợp với nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào tình 8
  9. nguyện vì cộng đồng. Công đoàn luôn phát huy được tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Xây dựng và thực hiện nhiều chương trình hành động có ý nghĩa như: xây dựng được quỹ Tết vì người nghèo, quỹ ủng hộ bão lụt; ủng hộ cho gia đình giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường gặp hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó Công đoàn còn phát huy được những tấm gương điển hình trong dạy học như giỏi việc nước đảm việc nhà, tấm gương 3 tốt. Đoàn thanh niên thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào tình nguyện vì cộng đồng như: Xây nhà tình nghĩa; nhận chăm sóc khu tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ các địa phương; phối hợp với các đoàn phường xã trong công tác làm sạch môi trường với phong trào “Ngày chủ nhật xanh”; phối hợp với Công đoàn thăm hỏi các gia đình chính sách; thực hiện chương trình “Mùa đông ấm”, tặng quà cho đồng bào miền núi Kỳ Sơn; thực hiện chiến dịch “Hoa phượng đỏ” tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và nấu bữa cơm yêu thương; ngoài ra còn phát động phong trào ủng hộ các đoàn viên trong nhà trường gặp hoàn cảnh khó khăn. [H3-1.3-17] 2.1.4. Tiêu chí 1.4: Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng Hoạt động của tổ chuyên môn, bộ phận văn phòng đã đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn sâu như sinh hoạt chuyên đề, chủ đề dạy học, nghiên cứu bài học, dạy học stem, tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường, viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật, tổ chức các Câu lạc bộ,...Các hoạt động đã góp phần nâng cao chuyên môn cho giáo viên, giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo không khí thi đua, sáng tạo trong dạy và học. Nhiều năm liền nhà trường đạt được những thành tích cao về chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường. [H4-1.4-09], [H4-1.4- 10], [H4-1.4-11], [H4-1.4-13], [H4-1.4-14]. Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn như: Chuyên đề NCBH, hay các chủ đề dạy học, chủ đề dạy học STEM, dạy học dự án, chuyên đề sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường…góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. … [H4-1.4-09], [H4-1.4-10], [H4-1.4-11] 2.1.5. Tiêu chí 1.5: Lớp học Trường có số lớp dao động từ 30 - 33 lớp. Số học sinh trong một lớp có từ 32 đến 45 em, được thể hiện đầy đủ các thông tin trong sổ điểm theo đúng quy định. Tuy nhiên sĩ số giữa các lớp không đồng đều. [H5-1.5-02] 2.1.6. Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. Cụ thể: kế hoạch vận động nguồn tài trợ cơ sở vật chất, kế hoạch tu s a cơ sở vật chất mua sắm thiết bị hàng năm, kế hoạch huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua nhà trường đã huy động được hơn 6 9
  10. tỷ đồng tiền tài trợ cơ sở vật chất để lợp và sơn s a lại nhà học 3 tầng, xây dựng 6 phòng học Tiếng Anh hiện đại và mua sắm các trang thiết bị, bàn ghế học sinh phục vụ dạy học. [H6-1.6-02], [H6-1.6-12] 2.1.7. Tiêu chí 1.7. Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong công việc như: động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học; khích lệ phong trào viết SKKN; tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường; quan tâm bồi dư ng đội ngũ cán bộ kế cận. Thực hiện khách quan, nghiêm túc, kịp thời công tác thi đua - khen thưởng. Thực hiện đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên kịp thời đúng quy định. [H7-1.7-01], [H7-1.7-11], 2.1.8. Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động giáo dục gồm: kiểm tra, đánh giá định kì mỗi năm 2 lần; kiểm tra đánh giá đột xuất tùy theo từng lĩnh vực. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường thực hiện theo một số điều được quy định tại Thông tư số 17/2012/TT- BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm sát với tình hình thực tế và theo nguyện vọng của học sinh. Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng chương trình dạy thêm cho từng năm học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức theo d i, kiểm tra việc dạy thêm học thêm ở các lớp thông qua hồ sơ của giáo viên. [H8-1.8- 10], [H8-1.8-11], 1.1.9. Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhà trường đã thực hiện các biện pháp: công khai các chủ trương chính sách của cấp trên, các kế hoạch hoạt động của đơn vị, kinh phí hoạt động hàng năm, nội quy, quy chế của cơ quan, quy chế thi đua – khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ. Nhằm đưa quy chế dân chủ cơ sở vào cuộc sống, Nhà trường và Công đoàn đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp; BCH Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở như: giám sát việc niêm yết công văn, quyết định của cấp trên, kế hoạch của nhà trường, công khai tài chính hằng năm; giám sát và kiểm tra việc chi tiêu tài chính; giám sát việc kiểm tra quy chế chuyên môn; giám sát và kiểm tra việc thực hiện chế độ chi trả tiền lương và các chế độ khác. Ngoài ra, thông qua các buổi họp định kì, Hiệu trưởng lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, có biện pháp giải quyết kịp thời những vướng mắc. Đảng ủy giao trách nhiệm cho Ban chấp hành công đoàn xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, định kỳ báo cáo, đánh giá các hoạt động của nhà trường cho Đảng bộ để có những điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, công tác giám sát về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở có lúc chưa kịp thời. [H9-1.9-01], [H3-1.3-06], [H7-1.7-07] 10
  11. 2.1.10.Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trƣờng học Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, học sinh và tổ chức kí cam kết đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. [H10-1.10-05] Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập các thông tin biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự trường học thông qua giám sát của BGH, đội xung kích, cờ đỏ…Những biểu hiện về bạo lực học đường, làm mất an ninh trật tự trường học được nhà trường ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh vi phạm luật giao thông. [H10-1.10-06], [H10-1.10-07], [H10-1.10-08] 2.1.11. Kết luận về tiêu chuẩn 1: Trên cơ sở đánh giá khách quan, trung thực, chúng tôi kết luận tiêu chuẩn 1 như sau: Nhà trường đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí đầy đủ và hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường trung học phổ thông. Chiến lược phát triển nhà trườngphù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, cũng như phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường hiện có, đồng thời đã được công bố công khai bằng hình thức niêm yết và trang facebook nhà trường. Số lớp học, số lượng học sinh của trường hằng năm đều được Sở GD&ĐT phê duyệt. Tổ chức lớp học có cơ cấu đúng theo quy định, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ. Nhà trường thực hiện phân công, s dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý phù hợp với các quy định của ngành và các điều kiện thực tế của đơn vị. Công tác quản lí tài chính, tài sản của nhà trường đảm bảo theo quy định. Công tác an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh và phòng tránh các tệ nạn xã hội được chú trọng. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường luôn được đảm bảo.Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp. Kết quả: + Có 9/10 tiêu chí đạt mức 3 gồm: 1.1; 1.3; 1.4; 1.5; 1.6; 1.7; 1.8; 1.9; 1.10 + Có 1/10 tiêu chí đạt mức 3 gồm: 1.2 Đạt: mức 3 2.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 có đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu về năng lực theo quy định. Đến năm học 2022-2023, trường có 77 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1280 học sinh. Các cán bộ quản lí đã được bồi dư ng về quản lí giáo dục, lý luận 11
  12. chính trị; đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, một số được đào tạo trên chuẩn; đội ngũ nhân viên đủ năng lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; cơ cấu đội ngũ cơ bản hợp lý. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Học sinh luôn được đảm bảo và đáp ứng các nhiệm vụ và quyền lợi theo quy định của Điều lệ trường trung học phổ thổng. 2.2.1. Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng Ban Giám hiệu nhà trường gồm 01 Hiệu trưởng, 03 Phó Hiệu trưởng, tính đến thời điểm bổ nhiệm cán bộ quản lí, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trường đạt trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục và có số năm dạy học đúng theo quy định của Điều lệ trường trung học, người ít nhất đã có 15 năm liên tục dạy học ở bậc trung học phổ thông.[H11-2.1-01], [H11- 2.1-02] Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đều được Sở giáo dục và đào tạo liên tục được đánh giá đạt loại xuất sắc và hoàn thành tốt theo quy định Chuẩn Hiệu trưởng. [H11-2.1-01], [H11- 2.1-02], [H6- 1.5-12]. [H4-2.1-01], [H4-2.1-02], [H6-1.6-07]. Hằng năm, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đều được bồi dư ng, tập huấn đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục; được tham gia học tập bồi dư ng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng được giáo viên, nhân viên tín nhiệm cao thông qua bỏ phiếu xếp loại cán bộ quản lí hằng năm. [H11-2.1- 01] 2.2.2. Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên Từ năm học 2018- 2019 đến năm học 2021 - 2022, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt là trên 30%. [H12-2.2-01], [H12-2.2-02] Trong 04 năm, giáo viên của nhà trường đã có nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, có 45 SKKN cấp cơ sở, 1 SKKN cấp tỉnh, cụ thể: năm học 2018-2019: 6B; 2019-2020 có 2A, 5B; 2020-2021: 2A, 11B và 1 cấp Tỉnh; 2021-2022 có 4A, 15B. [H12-2.2-05], [H12-2.2-06], [H12-2.2-08] 2.2.3. Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên Nhà trường có đủ nhân viên, bao gồm: nhân viên thư viện trường học kiêm y tế thủ quỹ; văn thư, kế toán, đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 16/2017/TT- BGDĐT. Nhân viên kế toán; nhân viên văn thư, nhân viên thư viện đều có có trình độ đại học, đáp ứng được vị trí việc làm [H12-2.2-03], [H12-2.2-05], [H13-2.3-01], [H13-2.3-02], [H13-2.3-03], [H13-2.3-04], [H13-2.3-05]. Các nhân viên đều được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dư ng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. [H12-2.2-03], [H12-2.2-05], [H13-2.3-01], [H13-2.3-02], [H13-2.3-03], [H13-2.3-04], [H13-2.3-05] Hằng năm, vào đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định phân công nhiệm vụ cho các nhân viên bộ phận văn phòng đúng chuyên môn được đào tạo phù hợp năng lực của 12
  13. cá nhân. [H12-2.2-03], [H12-2.2-05], [H13-2.3-01], [H13-2.3-02], [H13-2.3-03], [H13- 2.3-04] Từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2021- 2022, các nhân viên của nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có nhân viên nào bị kỉ luật.[H12-2.2-01], [H12-2.2-03], [H12-2.2-05], [H13-2.3-01], [H13-2.3-02], [H13- 2.3-03], [H13-2.3-04] 2.2.4.Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh Nhiều học sinh của trường đạt được thành tích cao trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia ở nhiều lĩnh vực như văn hóa, sáng tạo KHKT, thể dục thể thao, ATGT, đường lên đỉnh Olympia, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng ... Cụ thể là: Năm học 2018 - 2019: HSG tỉnh: có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 7 giải Ba, 6 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì và 1 giải KK; Năm học 2019 - 2020: do dịch covid-19 nên không tổ chức được các kỳ thi cấp Tỉnh; Năm học 2020 - 2021: HSG tỉnh: có 1 giải Nhất, 0 giải Nhì, 7 giải Ba, 7 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì; Thi Hội thao GDQP-AN cấp Tỉnh có 1 giải Nhất, 7 giải Nhì, 5 giải Ba, 10 giải KK; Năm học 2021 - 2022: HSG tỉnh: 4 giải Ba, 6 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải KK; thi sáng tạo thanh thiếu niên có 1 giải ba được dự xét cấp Quốc gia và 2 giải KK. Đặc biệt, em Phan Thành Đạt, học sinh lớp 11A1, năm học 2021-2022 đã đạt giải nhất tuần 3, giải nhì tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 do Đài truyền hình Việt nam tổ chức. Những học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện này đã lan tỏa được tinh thần ham học, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện tới các học sinh khác. 2.2.5. Kết luận về tiêu chuẩn 2: Đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có uy tín cao trong tập thể giáo viên, nhân viên. Các hoạt động giáo dục của nhà trường được triển khai có hiệu quả. Nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn đào tạo, có lối sống lành mạnh, ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ giáo viên giỏi đã phát huy được tính tiên phong, nòng cốt. Đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả. Học sinh được tuyển đúng độ tuổi quy định; thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Giáo viên, nhân viên và học sinh được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi theo quy định. Nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó vẫn còn một số ít học sinh vi phạm các hành vi học sinh không được làm nhưng các em đã được giúp đ kịp thời và có sự tiến bộ r rệt. Kết quả + Có 04 tiêu chí đạt mức 3, gồm các tiêu chí: 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 13
  14. Đạt: Mức 3. 2.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong giáo dục của nhà trường. Trường THPT Thanh Chương 3 có khuôn viên với tổng diện tích 38.683 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất; cổng trường đúng quy cách; có biển trường; có tường rào bảo vệ kiên cố bao quanh. Trường có đủ phòng học cho 30 lớp học 1 ca; có đầy đủ phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập, khối phòng hành chính - quản trị, thư viện. Các khối phòng học bộ môn được xây dựng và trang bị đúng theo quy định của Điều lệ trường trung học phổ thông, có 6 phòng học Ngoại ngữ mới được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại. Công trình vệ sinh hiện đại, khang trang, sạch sẽ. Trường có đủ nước sạch phục vụ cho giáo viên và học sinh. Thư viện và trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo viên và học sinh. 2.3.1. Tiêu chí 3.1: huôn viên, khu sân chơi, b i tập Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo qui định. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường là 38.683 m2, bình quân tính theo đầu học sinh đạt 30,2m2/1 học sinh, đảm bảo cho việc học tập và vui chơi. Khu sân chơi bãi tập đạt 28% diện tích s dụng, có trang thiết bị đủ để phục vụ việc luyện tập của HS theo quy định. Tất cả các khu bãi tập cho bộ môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng đều được lát gạch sách sẽ thuận lợi cho học sinh học tập. [H15-3.1-01], [H15-3.1-02], [H15-3.1-03] 2.3.2. Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập Các phòng học, phòng học bộ môn được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Tuy nhiên, một số bộ bàn ghế, tủ đã cũ, chưa được đồng bộ về màu sắc và kích c . Một số thiết bị thực hành của chương trình GDPT 2006 đã cũ. Nhà trường đã có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt. [H15-3.2-01], [H15-3.2-02] 2.3.3. Tiêu chí 3.3: hối hành chính - quản trị Khối hành chính - quản trị, mỗi phòng đều có máy tính, kết nối Internet. Trang thiết bị trong các phòng được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập tổ chuyên môn gây khó khăn về không gian khi họp tổ. Một số nhóm chuyên môn chưa có phòng họp cố định :[H9-1.6-02], [H10-1.6-15], [H10-3.1-01], [H8-3.3-02], [H11-3.3-03], [H6-3.3-04] 2.3.4. Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nƣớc Khu vệ sinh được xây dựng phù hợp với không gian của nhà trường, đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt, hoạt động giáo dục của nhà trường [H16-3.4-01]; [ H16-3.4-04]. Nhà trường đã có hệ thống nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn an toàn; hệ thống thoát nước, đảm bảo theo quy định; việc thu gom và x lý chất thải đáp ứng quy 14
  15. định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế; rác thải của phòng thực hành thí nghiệm được x lí theo hệ thống riêng biệt; rác thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và x lí đúng quy trình [H16-3.4-01]; [ H16-3.4-03]; [ H16-3.4-04]. 2.3.5. Tiêu chí 3.5: Thiết bị Nhà trường luôn khai thác triệt để, s dụng hiệu quả các thiết bị dạy học và các thiết bị dạy học tự làm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Khuyến khích giáo viên s dụng các thiết bị dạy học, s dụng tivi được lắp ở các lớp học để hỗ trợ việc dạy học. Cuối mỗi tuần, GV phải đăng kí mượn đồ dùng dạy học cho tuần học tiếp theo, trên cơ sở đó cán bộ phụ trách thiết bị sắp xếp đồ dùng cho các tiết học. Sau tiết học các thiết bị dạy học được vệ sinh và sắp xếp gọn gàng vào kho. Các giờ thực hành được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Cuối mỗi tháng, cán bộ phụ trách thiết bị có báo cáo đánh giá công tác s dụng thiết bị trong dạy học. [H16-3.5-01], [H16-3.5-02], [H16-3.5-03], [H16- 3.5-04], [H16-3.5-05], [H16-3.5-06]. 2.3.6. Tiêu chí 3.6: Thƣ viện Thư viện nhà trường đạt thư viện tiến tiến theo Quyết định 01 năm 2003 và hướng dẫn số 11185 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet, đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; có máy tính kết nối internet phục vụ hoạt động cho giáo viên, học sinh; tuy nhiên chưa có phần mềm quản lý thư viện, và hệ thống thư viện điện t . 2.3.7. Kết luận về tiêu chuẩn 3: Nhà trường có đủ cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho dạy học và các hoạt động giáo dục. Có diện tích rộng, khuôn viên đ p, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cảnh quan môi trường xanh, sạch, đ p. Có hệ thống phòng học kiên cố, trang thiết bị trong phòng học có chất lượng đúng quy định của Điều lệ trường trung học phổ thông. Có đầy đủ trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý dạy và học, hệ thống máy tính được nối mạng Internet, các trang thiết bị y tế học đường đủ để phục vụ yêu cầu theo quy định. Công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh sạch sẽ, phù hợp. Có nguồn cung cấp nước sạch phục vụ cho giáo viên và học sinh. Số lượng sách báo của thư viện đủ để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên. Có đủ thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập. Việc s dụng thiết bị dạy học đã phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường đã tập trung huy động các nguồn lực khác nhau để xây dựng cơ sở vật chất; khai thác tối đa, có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có nhằm đảm bảo các điều kiện cho hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, nhà trường chưa có nhà đa chức năng. Trên cơ sở thu thập, x lý và phân tích các thông tin, minh chứng; thảo luận, đánh giá từng chỉ báo của từng tiêu chí, nhóm công tác thống nhất kết luận về tiêu chuẩn 3 là 6/6 tiêu chí đều đạt mức 3. 15
  16. 2.4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và x hội Trong công tác phối hợp giáo dục, ngay từ đầu nhiệm kì, Đảng bộ nhà trường đã xác định: công tác giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, đầu mỗi năm học, nhà trường đã tổ chức Hội nghị phụ huynh học sinh để bầu Ban đại diện cha m học sinh các lớp và trường, thống nhất kế hoạch hoạt động giáo dục giữa trường và Hội phụ huynh. Ban đại diện CMHS nhà trường được tổ chức và hoạt động theo đúng Điều lệ do Bộ GD&ĐT ban hành, là tổ chức hỗ trợ đắc lực nhà trường trong hoạt động khuyến học, khuyến tài. Nhà trường luôn chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục; thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động khác cho trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể thực hiện các hoạt động như: chăm sóc di tích lịch s , công trình văn hóa; thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27/7 …để bồi đắp kiến thức về lịch s , văn hoá dân tộc và giáo dục truyền thống cho học sinh 2.4.1. Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện CMHS đã phối hợp có hiệu quả với nhà trường và chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội để tổ chứcthực hiện nhiệm vụ theo quy định như: phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha m học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, chính quyền địa phương các xã huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp. Ban đã cùng với nhà trường thực hiện tốt công tác vận động tài trợ cho giáo dục để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục học sinh; kịp thời động viên học sinh trong các cuộc thi tỉnh, quốc gia. [H17-4.2-01], [H17-4.2-02], [H22-4.1-05] 2.4.2. Tiêu chí 4.2: Công tác tham mƣu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trƣờng Nhà trường thường xuyên tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương; phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của vùng Cát Ngạn như tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ với nội dung và hình thức phù hợp với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, đối tượng tham gia và điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời tổ chức các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, ngoại ngữ…để tập hợp, thu hút và giáo dục toàn diện đối với học sinh; xây dựng bộ quy tắc ứng x văn hóa, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, trung thực, văn minh. [H17-4.1-04], [H17- 4.2-03], 2.4.3. Kết luận về tiêu chuẩn 4: 16
  17. Mặc dù đóng trên địa bàn kinh tế khó khăn nhưng nhà trường đã có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và biết vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường còn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền ghi nhận. Nhà trường đã thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; phát huy được khả năng và ưu thế của Ban đại diện CMHS cũng như các tổ chức, cá nhân, đoàn thể trên địa bàn trường đóng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh, làm tốt và đạt hiệu quả cao trong công tác xã hội hóa, từng bước xây dựng trường trở thành trung tâm văn hóa giáo dục của cả vùng và phấn đấu trở thành trường trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Kết quả: Có 02 tiêu chí đạt mức 3 gồm các tiêu chí 4.1; 4.2 2.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường đều thực hiện theo chương trình giáo dục của Bộ và Sở GD&ĐT. Các nhiệm vụ chủ yếu của năm học được thông qua tại Hội nghị viên chức hằng năm. Nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực để đẩy mạnh công tác giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục như bồi dư ng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể ... và thường xuyên bổ sung giải pháp để nâng cao hiệu quả các hoạt động. Nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể, chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên rà soát các biện pháp nhằm không ngừng cải tiến các hoạt động giáo dục. Nhờ đó hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao. 2.5.1. Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chƣơng trình giáo dục phổ thông Trong các kỳ sinh hoạt tổ chuyên môn, họp Hội đồng sư phạm, Hội đồng trường, cuối mỗi học kỳ, năm học, các tổ và nhà trường luôn thực hiện việc rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường. [H4-1.4-06], [H4-1.4-14], [H12-2.2-02] 2.5.2. Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện Trong 05 năm qua, Nhà trường đã có nhiều học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, được cấp có thẩm quyền ghi nhận bao gồm học sinh giỏi tỉnh các môn học; cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật; học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Cụ thể: Năm học 2018- 2019: HSG tỉnh: có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 7 giải Ba, 6 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì và 1 giải KK; Năm học 2019- 2020: do dịch covid-19 nên không tổ chức được các kỳ thi cấp Tỉnh; 17
  18. Năm học 2020- 2021: HSG tỉnh: có 1 giải Nhất, 0 giải Nhì, 7 giải Ba, 7 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì; Thi Hội thao GDQP-AN cấp Tỉnh có 1 giải Nhất, 7 giải Nhì, 5 giải Ba, 10 giải KK đạt giải ba toàn đoàn; Năm học 2021- 2022: HSG tỉnh: 4 giải Ba, 6 giải Khuyến khích; thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải KK; thi sáng tạo thanh thiếu niên có 1 giải ba được dự xét cấp Quốc gia và 2 giải KK. Đặc biệt, em Phan Thành Đạt, học sinh lớp 11A1, năm học 2021-2022 đã đạt giải nhất tuần 3, giải nhì tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 221 do Đài truyền hình Việt nam tổ chức. Những học sinh có thành tích cao trong học tập, rèn luyện này đã lan tỏa được tinh thần ham học, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện tới các học sinh khác. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện được nhà trường tạo điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục; được miễn hoặc giảm tiền học phí khi tham gia học thêm; được trao học bổng khuyến học…Hằng năm, Nhà trường tổ chức bồi dư ng cho học sinh có năng khiếu ở các lĩnh vực; tổ chức đưa các em tham gia nhiều cuộc thi và có nhiều học sinh đạt giải, thứ hạng cao được cấp có thẩm quyền ghi nhận. Song trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập còn chưa được đồng đều, chưa thường xuyên. [H4-1.4-13], [H12-2.2-05], [H14-2.4-02], [H18-5.1-03], [H18-5.1-05], [H18-5.1-06], [H19-5.2-01], [H19-5. 2.5.3. Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phƣơng theo quy định Ngoài các nội dung chương trình địa phương do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT quy định, Nhà trường đưa thêm nội dung về lịch s của Nhà trường, lịch s Đền Bạch Mã vào môn Lịch s ; đưa thêm địa lí của huyện Thanh Chương vào môn Địa lí. Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn, tạo động lực học tập cho HS, giúp các em hiểu biết thêm về truyền thống lịch s , văn hóa, điều kiện tự nhiên, dân cư, vị trí địa lí,... của địa phương, khơi dậy niềm tự hào và phát huy truyền thống tốt đ p của quê hương, thường xuyên tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình trong diện chính sách. [H4-1.4-06], [H8-1.8- 04], [H12-2.2-08] 2.5.4. Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hƣớng nghiệp Hàng năm, nhà trường đã tổ chức được các hoạt động trải nghiệm và giáo dục hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và hiệu quả như phân loại rác trong nhà trường, vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ xã Phong Thịnh, hưởng ứng phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chương trình chủ nhật xanh, tình nguyện hè....; tổ chức các cuộc thi nhân các ngày lễ trong năm 8/3, 20/10, 20/11, 26/3, 22/12 (thi cắm hoa, thi viết cảm xúc lời tri ân nhân ngày nhà giáo Việt Nam ngày 20/11, các giải thể thao, văn nghệ nhân ngày 26/3...); hình thức tham quan trải nghiệm thực tế (thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách nhân ngày 27/7, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã Phong Thịnh, tham quan vườn nông nghiệp, tham quan trang trại TH True milk …); giáo dục chính khóa (các chủ đề hoạt động trải 18
  19. nghiệm sáng tạo); giáo dục hướng nghiệp lồng ghép thêm trong các tiết dạy, sinh hoạt lớp. Các hoạt động này đạt được kết quả thiết thực, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, vừa mở rộng hiểu biết cho học sinh. [H8-1.8-03], [H8-1.8-06], [H8- 1.8-07], [H19-5.4-02] Sau mỗi hoạt động và cuối kỳ, cuối năm, nhà trường đều rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm và giáo dục hướng nghiệp. [H1-1.1-08], [H8- 1.8-04] 2.5.5.Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh Từ các hoạt động giáo dục trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ, khả năng vận dụng các kiến thức của học sinh từng bước được hình thành và phát triển. Bước đầu, học sinh đã có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn. Từ năm học 2018-2019 đến nay, năm nào trường cũng có học sinh tham gia thi sáng tạo KHKT và một số năm đạt giải: Năm học 2018- 2019: thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì và 1 giải KK; Năm học 2019- 2020: do dịch covid-19 nên không tổ chức được các kỳ thi cấp Tỉnh; Năm học 2020- 2021: thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải Nhì; Năm học 2021- 2022: thi KHKT cấp Tỉnh có 1 giải KK; thi Sáng tạo thanh thiếu niên có 1 giải ba được dự xét cấp Quốc gia và 2 giải KK. [H12-2.2-05] 2.5.6. Tiêu chí 5.6: ết quả giáo dục Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2021-2022, kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh, tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường. - Tỷ lệ hạnh kiểm: P LO I H NH IỂM Tổng số Năm học Tốt há Tr. bình ếu học sinh SL % SL % SL % SL % 2018-2019 1123 918 81.75 170 15.14 31 2.76 4 0.36 2019-2020 1114 942 84.56 142 12.75 27 2.42 3 0.27 2020-2021 1182 1046 88.49 119 10.07 17 1.44 0 0.00 2021-2022 1208 1082 89.57 100 8.28 20 1.66 6 0.50 19
  20. - Tỷ lệ học lực: P LO I HỌC LỰC Tổng số Năm học Giỏi há Tr. bình ếu m học sinh SL % SL % SL % SL % SL % 14.6 2018-2019 1123 222 19.77 721 64.20 164 16 1.42 0 0 0 2019-2020 1114 335 30.07 687 61.67 88 7.90 4 0.36 0 0.00 2020-2021 1182 421 35.62 673 56.94 88 7.45 0 0.00 0 0.00 2021-2022 1208 514 42.55 596 49.34 97 8.03 1 0.08 0 0.00 - Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban Tổng số Năm học Bỏ học Lƣu ban học sinh SL % SL % 2018-2019 1123 10 0,0089 2 0,0018 2019-2020 1114 3 0,0027 3 0,0027 2020-2021 1182 6 0,0051 0 0 2021-2022 1208 1 0,00078 1 0,00083 2.5.7. Kết luận chung về Tiêu chuẩn 5 Hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện đầy đủ theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lí giáo dục địa phương. Nhà trường có đầy đủ kế hoạch hoạt động chuyên môn; tổ chức thực hiện đúng quy định về thời gian năm học và kế hoạch giảng dạy, học tập; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2