Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra được những giải pháp cụ thể hướng tới hình thành và phát triển các năng lực xã hội cho học sinh qua việc vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy Đọc – Hiểu môn Ngữ văn bậc THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là bồi dưỡng, phát triển năng lực người học thông qua đổi mới chương trình, phương pháp cách thức tổ chức hoạt động dạy học dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá ... trong nhà trường THPT. Với mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, năng động sáng tạo và thích ứng với sự phát triển của xã hội. Việc dạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ thuần túy là trang bị kiến thức cho học sinh, mà chủ yếu phải dạy cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển các năng lực xã hội và năng lực đặc thù cho học sinh. Dạy học hướng đến phát triển năng lực của học sinh sẽ góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu dạy học đổi mới. Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học giúp người học tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân để có phương pháp ôn tập, củng cố, hoàn thiện tri thức với hệ thống thao tác tư duy của chính mình. Hay nói cách khác kiểm tra, đánh giá có vai trò qua trọng trong việc phát triển năng lực người học trong dạy học môn Ngữ văn. Hiện nay quan điểm về kiểm tra đánh giá đã có nhiều thay đổi: kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh chú ý đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của học sinh từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm đó thể hiện rõ kiểm tra đánh giá là học tập, vì học tập chứ không đơn thuần là đánh giá kết quả học tập.vì vậy đánh giá cần được tích hợp vào trong quá trình dạy học mới có thể hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Đánh giá Đồng đẳng là một trong những hình thức kiểm tra đánh giá giúp cho hoạt động dạy học Đọc hiểu môn Ngữ Văn bậc THPT sinh động hơn, có thể hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực cần thiết, để giúp các em học cách chung sống với cộng đồng, để phát triển con người nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Đánh giá đồng đẳng góp phần đánh giá quá trình học tập của học sinh một cách chính xác. Mặt khác học sinh được đánh giá lẫn nhau sẽ giúp các em tăng cường được tính sáng tạo, tính tự lực, tính tích cực và sự hợp tác trong học tập, đó là động lực để các em phát huy ưu điểm đồng thời khắc phục được những hạn chế của bản thân trong quá trình lĩnh hội kiến thức của bài học. Dạy đọc hiểu môn Ngữ văn hiện nay nên chăng phát huy những mặt tích cực đó của việc đánh giá ? 1
- Với những lí do trên tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm trong việc “Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT” II. Phạm vi và phương pháp, đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận + Đọc sách báo, tài liệu tham khảo về Đánh giá đồng đẳng + Đọc sách giáo khoa Ngữ văn THPT, phân môn Đọc hiểu Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Những kinh nghiệm thu thập được từ việc kiểm tra đánh giá của bản thân trong qúa trình dạy học đọc hiểu + Những kinh nghiệm rút ra từ những tiết dự giờ đồng nghiệp về dạy học đọc hiểu 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn bậc THPT Khách thể nghiên cứu: Học sinh các lớp các lớp 12A11,12A12 tại THPT Nguyễn Xuân Ôn (20192020) và 12N,10C tại THPT Diễn Châu 2 (20202021). III. Thời gian thực hiện Năm học 20182019: hình thành ý tưởng. Năm học 20192020: nghiên cứu xây dựng đề tài Năm học 20202021: Viết, hoàn thành sáng kiến. IV. Cấu trúc của đề tài Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm được triển khai qua 3 nội dung chính: I. Cơ sở khoa học của đề tài. II. Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT III. Thực nghiệm sư phạm. 2
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Đánh giá và Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT 1.1.1. Đánh giá Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hơp và diễn giải thông tin về đối thượng cần đánh giá qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra Hiện nay có nhiều cách phân loại các kiểu/ loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc điểm như: qui mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính câu hỏi; tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất qui chiếu của mục tiêu đánh giá... Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính như sau: Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan Đánh giá trên lớp học và đánh giá dựa vào nhà trườn, và đánh giá trên diện rộng Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng Đánh giá xác thực Đánh giá sáng tạo Đánh giá hiện nay được quan niệm, nhìn nhận tiến bộ hơn: đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập , đánh giá kết quả học tập. Hay nói cách khác đánh giá diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để phát hiện ra sự tiến bộ của học sinh từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. giáo viên có thể tổ chức cho học 3
- sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động học tập để học sinh thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học, môn học từ đó tự điều chỉnh việc học. Với những quan điểm đó đánh giá đồng đẳng thật sự cần thiết trong dạy học nói chung và dạy đọc hiểu môn Ngữ Văn nói riêng. 1.1.2 Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ văn Môn Ngữ văn là môn học có tính trừu tượng cao, để đo lường sự học cho chuẩn xác là điều không dễ gì. Bởi vậy trong quá trình dạy học thì khâu đánh giá cũng rất khó khăn. Chúng tôi thiết nghĩ, kiểm tra đánh giá trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn cần được xem hoạt động học tạo động lực, khích lệ học sinh phát huy tính tích cực, phát triển và khẳng định năng lực bản thân thì mới có thể thực hiện đánh giá hiệu quả được. Đặc trưng của văn học là tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, do vậy rất cần đến sự sáng tạo, đồng sáng tạo của học sinh; và cũng chính vậy để tìm được tiếng nói chung của người học thì đánh giá cũng cần được đồng hành trong quá trình dạy học. Hiện nay đánh giá trong môn Ngữ Văn nói chung, đọc hiểu nói riêng phải thông qua các hoạt động: đánh giá hoạt động đọc, đánh giá hoạt động viết, đánh giá hoạt động nói và nghe. Đánh giá phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong môn Ngữ Văn tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói, nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét. Đánh giá trong dạy học Đọc hiểu đều hướng tới thực hiện mục tiêu dạy học của từng bài học cụ thể vì vậy đánh giá ở đây ngoài là đánh giá thì còn được xem đánh giá là học tập, vì học tập. Đánh giá sẽ góp phần dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 1.2. Đánh giá đồng đẳng và việc phát triển năng lực người học trong đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT 1.2.1 Đánh giá đồng đẳng Đánh giá đồng đẳng là quá trình mà các cá nhân trong nhóm đánh giá bạn học của mình (trò đánh giá trò). Hình thức đánh giá này có thể dựa theo cuôc thảo luận trước đó hoặc thỏa thuận trên các tiêu chí đánh giá . Nó có thê liên quan đến việc sử dụng các công cụ đánh giá hoặc danh sách kiểm tra đã được thiết kế sẵn bởi các giáo viên, hoặc được thiết kế bởi các nhóm học sinh sử dụng để đáp ứng nhu cầu đánh giá cụ thể của họ trước khi thực hành đánh giá đồng đẳng Đánh giá đồng đẳng ở học sinh là quá trình học sinh theo dõi, nhận định về số lượng, mức độ giá trị, phẩm chất, chất lượng, sự thành công hoăc hiệu quả sản phẩm học tập của các bạn trong cùng điều kiện so với tiêu chuẩn xác định, cung cấp thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả quá trình học tập. 4
- Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá có nhiều ưu điểm: Học sinh có thể tham gia nhiều hơn cả trong quá trình học tập và cả trong quá trình đánh giá, có cơ hội để thể hiện năng lực của mình trong học tập Đọc hiểu, môn Ngữ Văn môn học mang tính tư duy trừu tương, tư duy nghệ thuật. Tuy nhiên khi thực hiện đánh giá đồng đẳng sẽ không tránh khỏi những nhược điểm nhất định: Thực hiện đánh giá đồng đẳng có thể có những ưu ái đến ban bè khi chấm điểm (chấm điểm vượt kết quả), sự đồng nhất khi chấm điểm (kết quả thiếu sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm), vai trò của nhóm trưởng ( thường nhận được số điểm cao nhất) hoặc sự ăn theo (học sinh không đóng góp nhưng được hưởng điểm như các bạn trong nhóm)... Theo các nhà nghiên cứu về đánh giá đồng đẳng thì đánh giá đồng đẳng góp phần công khai hóa hoạt động đánh giá, đảm bảo được tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Kết quả đánh giá của học sinh với học sinh sẽ góp phần để giáo viên đưa ra những đánh giá năng lực của người học. 1.2.2 Đánh giá đồng đẳng theo định hướng phát triển năng lực người học trong dạy học đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT Đánh giá dựa theo năng lực là đánh giá khả năng tiềm ẩn của HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc học sinh đã thực hiện thành công các sản phẩm đó . Viêc đanh ̣ ́ ́ ̣ ̀ ệc xem h ọc sinh đa lam đ gia tâp trung vao vi ̃ ̀ ượ c điêu gi qua hoc (năng l ̀ ̀ ̣ ự c, kĩ ̣ ượ c), không phai xem cac em hoc đ năng đat đ ̉ ́ ̣ ượ c cai gi, đ ́ ̀ ượ c truyên thu kiên ̀ ̣ ́ thức gi. T ̀ ừ đó xem xét sự tiến bộ của người học so với chính họ. Đánh giá theo năng lực là đánh giá qua những tình huống, vấn đề có giá trị ứng dụng thực tiễn, sát với thực tiễn, học sinh giải được những bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tích hợp... Đánh giá theo năng lực được sử dụng ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Như vậy đánh giá đồng đẳng theo định hướng phát triển năng lực người học cũng tuân thủ các nguyên tắc chung trong đánh giá như trên đã trình bày. Về bản chất, năng lực đánh giá đồng đẳng ở học sinh là khả năng, thao tác hành động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khi tiến hành theo dõi , nhận định về hiệu quả, quá trình học tập của bạn cùng học so với các tiêu chí đã xác định, trong điều kiện cụ thể trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho bản thân, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập cho tương lai. Do đó trong dạy đọc hiểu đánh giá đồng đẳng sẽ giúp cho học sinh hình thành được các năng lực đặc thù của môn học như năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ... Đánh giá đồng đẳng cũng đồng nghĩa với việc học sinh phát triển được năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Yêu cầu về dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT trong bối cảnh hiện tại 5
- Dạy đọc hiểu môn Ngữ Văn Trung hoc phổ thông hiện nay đang thực hiện theo muc tiêu hình thành kiến thức kĩ năng cho học sinh là chính; viêc phát triển năng lực các em cũng đã được quan tâm trong hai năm gần đây, khi mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng. Tuy nhiên, hiệu quả, chất lượng chưa cao, bởi đang gặp nhiều khó khăn: Sự chuyển mình trong phương pháp dạy học còn chậm trong khi đòi hỏi khẳng định năng lực của học sinh thời đại công nghệ 4.0 lại lớn. Hơn nữa thực tiễn đầu ra đối với môn Văn còn nhiều bất cập, điều này làm cho giờ học Văn, đọc hiểu văn bản văn học kém phần sinh động, học sinh sẽ rơi vào tình trạng chán ghét nhiều hơn. Ở một số giờ học được quan tâm đổi mới phương pháp để phát triển năng lực học sinh thì các các phương pháp mới đưa ra còn ít hoặc thiếu phần sinh động. Giáo viên đại đa số mới chỉ quan tâm đến phương pháp tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chưa phát huy hiệu quả của kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức đọc hiểu. Hoặc nữa đã quan tâm kiểm tra đánh giá nhưng hiệu quả tác động đến sự phát triển năng lực học sinh chưa cao. Đó một phần là do phương pháp trong đánh giá để phát triển năng lực chưa nhiều, chưa sinh động và độ chính xác chưa lớn nên khó khích lệ học sinh. Lâu nay việc đánh giá năng lực văn học đối với học sinh Trung học phổ thông vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của các kì kiểm tra và thi cử như: kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp … như vậy việc vận dụng kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức dạy đọc hiểu là chưa cao. 2.2 Việc vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT hiện nay Tiến hành khảo sát thực tiễn chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: Bảng 1: Khảo sát về phía học sinh Kết quả khảo sát việc học sinh được tham gia đánh giá trong quá trình dạy học đọc hiểu, môn Ngữ văn THPT Học sinh tham gia đánh giá trong quá trình học Đọc hiểu, ngữ văn THPT Đơn vị Số HS được khảo Thời gian khảo sát khảo sát sátSố HS đã được tham gia Số HS không được tham đánh giá kết quả học tập gia đánh giá kết quả học trong giờ đọc hiểu tập trong giờ đọc hiểu THPT Diễn Châu 12/1/2021 60(100%) 20 (33,3%) 40 (76,7%) 2 THPT Nguyễn 10/12/2020 60(100%) 25(41,6%) 35(59,4%) Xuân Ôn Bảng 2: Khảo sát về phía giáo viên 6
- Kết quả khảo sát việc giáo viên sử dụng đánh giá đồng đẳng trong quá trình dạy học đọc hiểu, môn Ngữ văn THPT Sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy đọc – hiểu Đơn vị khảo Số GV tham sát gia khảo sát Thường xuyên áp Không áp Thời gian khảo Ít áp dụng dụng dụng sát THPT Diễn Châu 2 12/1/2021 11(100%) 2 (18,1%) 6 (54,5%) 3(27,2%) THPT Nguyễn Xuân 10/12/2020 11(100%) 3 (27,2%) 5(45,6%) 3(27,2%) Ôn Như vậy, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy một số nét cơ bản về thực trạng việc vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, bộ môn Ngữ Văn như sau: * Về phía giáo viên: Đại bộ phận giáo viên mới chỉ xem đánh giá như là sự đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá, chưa thực sự xem đánh giá là học tập, vì học tập, đánh giá là kết quả học tập, cụ thể: + Phương pháp tổ chức, đánh giá đồng đẳng chưa khoa học, chưa phù hợp với bối cảnh thời đại: các bài đánh giá đồng đẳng chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá phù hợp với bài học nên kết quả chưa sát với mục tiêu đánh giá đồng đẳng. + Sau khi đánh giá đồng đẳng xử lí kết quả chưa hiệu quả hoặc không xử lí. Điều đó đồng nghĩa là kết quả đánh giá đồng đẳng thực sự còn mang tính hàn lâm, ứng dụng trong đọc hiểu chưa có tính thực tiễn. + Một số tiết học tổ chức đánh giá đồng đẳng có làm đủ các thao tác song mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, chưa phát huy hết năng lực học sinh, chưa tạo hứng thú để phát triển năng lực người học. * Về phía học sinh: + Học sinh, đại đa số là chưa được tham gia đánh giá trong quá trình học tập, bởi thế các em thiếu tự tin khi trình bày, thể hiện quan điểm cá nhân trước sản phẩm học tập của bạn hoặc nhóm bạn. + Học sinh thụ động, chưa tự đánh giá được khả năng của bản thân trong quá trình học tập, vì thế hiệu quả học tập chưa cao Nguyên nhân: thực trạng đó còn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau, song tập trung chủ yếu: + Nhận thức vai trò của kiểm tra đánh giá chưa tiến bộ, chưa thấy được vai trò của đánh giá trong học tập... + Giáo viên ngại nghiên cứu, tìm tòi trong sáng tạo trong khâu kiểm tra đánh giá; các bước tiến hành, hình thức đánh giá còn nghèo nàn, chưa kích thích được hứng thú trong quá trình dạy học. 7
- + Một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo, năng lực bổ trợ cho dạy học chưa cao nên chưa vận dụng trong quá trình đánh giá. Việc dạy vận dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy đọc hiểu hiện nay đang còn ít và hiệu quả chưa cao, chưa sát thực trong quá trình dạy đọc hiểu. Chúng tôi nhận thấy cần phải nhìn nhận đúng hơn vai trò của đánh giá đồng đẳng trong việc dạy học đọc hiểu môn Ngữ Văn, cần xây dựng sát đúng bản chất của đánh giá đồng đẳng để phát triển năng lực học sinh trong dạy học Đọc hiểu. Với tình hình thực tiễn và nền tảng lí luận về phương pháp dạy học đọc hiểu, đánh giá đồng đẳng,..., chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp khắc phục qua việc “Phát huy việc đánh giá đồng đẳng trong dạy học đọc hiểu môn Ngữ Văn bậc THPT” II. PHÁT HUY VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU, MÔN NGỮ VĂN THPT 1. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT phải đảm bảo nguyên tắc dạy học của bộ môn 1.1 Dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ Văn THPT Dạy Đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp cận văn bản. Hiện nay đã có những thay đổi nhất định trong việc tiếp cận văn bản, cách đọc hiểu đã hướng đến cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Khi hình thành năng lực đọc – hiểu cho học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc hiểu của học sinh còn được hiểu là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học sinh. Đọc hiểu bất cứ môt văn bản nào người đọc cũng phải thực hiện những nhiêm vụ sau đây: Tìm kiếm thông tin từ văn bản Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối... thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản. Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loai văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống Dạy đọc hiểu cũng phải hướng đến việc hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn cho học sinh (Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học năng lực tạo lập văn bản, năng lực viết sáng tạo). 8
- Để đạt được những vấn đề trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học theo dự án... chú ý sự khác biệt về năng lực sở thích của mỗi học sinh trong tiếp cận văn bản, nhất là các văn bản văn học để có cách tổ chức dạy học phân hóa phù hợp; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, qua đó hướng dẫn học sinh biết kiến tạo tri thức và nền tảng văn hóa cho bản thân từ những cảm nhận, suy nghĩ trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống. Tăng cường tính giao tiếp, khả năng hợp tác của học sinh trong giờ học qua các hoạt động thực hành, luyện tập, trao đổi, thảo luận... Vận dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn học và các phương pháp dạy học chung một cách phù hợp nhằm từng bước nâng cao hiêu quả dạy học Ngữ Văn nói chung dạy Đọc hiểu Ngữ văn nói riêng. Dạy học Đọc hiểu, môn Ngữ văn hiện nay đã có những đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học đáng kể. Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, các nhà sư phạm đã vận dụng nhều phương pháp tích cực hiện đại khác như: thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dự án...và các kĩ thuật dạy học tích cực tong hoạt động dạy học như kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, phòng tranh, mảnh ghép, trình bày 1 phút, bản đồ tư duy, đọc hợp tác, .... Theo đó, các hình thức dạy học cũng đã được chọn lựa để hướng tới phát triển năng lực người học. Trong thực tiễn chúng tôi nhận thức dạy học đọc hiểu, môn Ngữ Văn nói chung cũng như các môn học khác, để phát triển năng lực người học không thể chỉ quan tâm việc đổi mới phương pháp dạy học mà cần đổi mới cả phương pháp kiểm tra đánh giá để giúp quá trình dạy học đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên dù là hình thức đánh giá nào thì cũng phải bám vào nguyên tắc dạy Đọc hiểu, môn Ngữ Văn để thực hiện. Đánh giá đồng đẳng thành công là kích thích được đối tượng tham gia đánh giá, phát triển được năng lực học sinh theo đặc thù môn học. Nếu chúng ta không đặt đánh giá đồng đẳng trong đặc thù dạy học của bộ môn thì sẽ đánh mất tính chất riêng của từng bộ môn và sẽ rời xa mục tiêu dạy học của bộ môn.Vậy, để đánh giá đồng đẳng thực sự có chất lượng cần xác định: + Mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực chung (tức năng lực giao tiếp, bao gồm kiến thức tiếng Việt cùng với bốn kĩ năng cơ bản:nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực chuyên biệt (tức năng lực văn học, gồm tiếp nhận hoặc cảm thụ văn 9
- học, sáng tác văn học; tuy nhiên, nhà trường phổ thông hiện nay chưa đặt ra mục tiêu cụ thể về hình thành và bồi dưỡng năng lực sáng tác văn học cho học sinh). Nói cách khác, môn Ngữ văn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết). Khái niệm “văn bản” thời gian gần đây được mở rộng, bao gồm cả văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng (còn có cách gọi là văn bản thông tin). + Đánh giá đồng đẳng phải được áp dụng ngay trong quá trình tổ chức dạy học đọc hiểu và phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá phù hợp với đặc điểm của mỗi bài học, theo đặc trưng thể loại. VÍ DỤ: Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản qua hoạt động tóm tắt tác phẩm tự sự sẽ khác với khi đọc cảm nhận chung bài thơ, mặc dầu đều là những hoạt động đọc hiểu khái quát về một tác phẩm văn học. + Đánh giá đồng đẳng cần tạo cơ hội để phát triển năng lực sáng tạo cho hoc sinh. Tiếp nhận văn học không chỉ là phương pháp khoa học mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: đặc điểm, giới tính, kinh nghiệm, vốn sống, thời điểm tiếp nhận... hay nói cách khác ngoài lí tính còn có cảm tính. Vậy khi thực hiện đánh giá đồng đẳng cần sử dụng những kiến thức, kĩ thuật đánh giá khác nhau theo từng nội dung dạy học VÍ DỤ: Đánh giá năng lực viết có thể sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút: hãy viết những điều em suy nghĩ về bài làm của bạn. Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của học sinh, cần có những bộ công cụ phù hợp với mục đích và tính chất của từng bài kiểm tra, kì thi. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì phải mang tính chất rèn luyện, thực hành, tăng cường yêu cầu vận dụng để chuẩn bị cho các kì thi quốc gia 2. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc hiểu phải phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của người học 2.1 Nhận thức về lí luận Đánh giá đồng đẳng theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chúng tôi đa có được những nhận thức cơ bản về nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục của môn Ngữ văn, đánh giá đồng đẳng theo định hướng phát triển năng lực như sau: + Nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục của môn Ngữ Văn: Học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. 10
- Học sinh được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá phẩm chất, năng lực. + Năng lực đánh giá đồng đẳng: là khả năng thao tác hành động đáp ứng yêu cầu/ nhiệm vụ khi tiến hành theo dõi, nhận định về quá trình học tập của bạn cùng hốc với tiêu chuẩn đã xá điịnh, trong điều kiện cụ thể trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho bản thân, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả học tâp cho tương lai. + Trong đánh giá đồng đẳng, học sinh đưa ra những nhận định phản ánh công việc và sự thực hiện của các học sinh khác bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn xác định, từ đó cung cấp thông tin phản hồi cho các bạn của mình. Ý kiến phản hồi có chức năng giáo dục quan trọng, bên cạnh đó nó còn là một phần của quá trình đánh giá đồng đẳng. Ý kiến phản hồi có thể được xác nhận, gợi ý, khắc phục; có thể làm giảm những sai lầm trong và có tác động tích cực vào việc học nếu được thực hiện một cách cẩn thận và đúng qui trình; là cần thiết để cải thiện và áp dụng các kĩ năng tự điều chỉnh. Với nhận thức đó chúng tôi thiết nghĩ, để đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triên năng lực người học trong chương trình Ngữ Văn 2018 rất cần đến việc đánh giá đồng đẳng. 2.2 Đánh giá đồng đẳng theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Đọc hiểu Tiến hành đánh giá đồng đẳng trong dạy học Đọc Hiểu môn Ngữ Văn hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định. Tuy nhiên nếu người dạy thực sự quan tâm thì các bước tiến nhà cũng khá đơn giản, dễ thực hiện. Khi đánh giá cần xác định: + Nội dung đánh giá: đánh giá phẩm chất năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh qua các hoạt động đọc, viết, nói nghe trong giờ dạy học Đọc hiểu môn Ngữ văn. Hay nói cách khác cần đánh giá tập trung vào các hành vi việc làm, cách ứng xử; những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chuyển bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép... + Yêu cầu của đánh giá: Đánh giá đổng đẳng theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong đọc hiểu, môn Ngữ Văn nghĩa là phải đánh giá phù hợp với đặc điểm môn học ngữ văn nói chung và đặc điểm của đọc hiểu ở cấp THPT nói riêng, cụ thể: 11
- Chúng tôi đã hình hành xây dựng các bước khi thực hiện đánh giá đồng đẳng cho học sinh gồm: 12
- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đánh giá đồng chúng tôi thực sự quan tâm ở các khâu sau: 2.2.1 Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá đồng đẳng theo định mục tiêu phát triển năng lưc người học Đánh giá phẩm chất năng lực chung trong môn ngữ văn tập trung vào các hành vi việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của của học sinh khi đọc viết, nói nghe, thực hiện chủ yếu bằng định tính thông qua quan sát, ghi chép. Do vậy chúng tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá đồng đẳng trên nguyên tắc sau: Bám vào biểu hiện năng lực để xây dựng câu hỏi,bài tập đánh giá Lồng ghép việc phát triển năng lực và phẩm chất người học trong quá trình xây dựng câu hỏi,bài tập đánh giá Bám sát đặc thù lớp học để xây dựng bộ câu hỏi, bài tập phù hợp nhằm kích thích việc học tập Nội dung để xây dựng câu hỏi bài tập đánh giá chủ yếu là: sự tích cực chủ động của học sinh thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện được giao; sự hứng thú, tự tin, cam kết trách nhiệm của học sinh khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân, các nhiệm vụ hợp tác nhóm. Cụ thể đối với từng năng lực chúng tôi lựa chọn việc xây dựng bài tập, câu hỏi đánh giá tương đương, cụ thể: + Đánh giá năng lực đọc, chúng tôi xây dựng câu hỏi, bài tập xoay quanh các tiêu chí về: 13
- + Đánh giá năng lực viết, chúng tôi xây dựng câu hỏi, bài tập xoay quanh các tiêu chí về: + Đánh giá năng lực nói nghe, chúng tôi xây dựng câu hỏi, bài tập xoay quanh các tiêu chí về: 14
- Tiến hành đánh giá đồng đẳng trong dạy đọc hiểu, môn Ngữ Văn hiện nay cần quan tâm đến việc xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá đồng đẳng theo mục tiêu phát triển năng lưc người học. Nói cách khác việc xây dựng câu hỏi, tài tập đánh giá đồng đẳng phát triển được năng lực học sinh thông qua các hoạt động đọc viết, nói, nghe. 2.2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá đồng đẳng bám sát đăc trưng thể loại của văn bản văn học Trong quá trình dạy đọc hiểu chúng tôi đã khảo sát thống kê, hiện nay đọc hiểu đang được tiến hành với thể loại trữ tình, kịch, tự sự, nghị luận.. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá cho việc thực hiện đánh giá đồng đẳng theo đặc trưng thể loại ở hoạt động trọng tâm của bài đọc hiểu: * VĂN BẢN TỰ SỰ: Đánh giá việc tóm tắt văn bản, Đọc hiểu hình tượng nhân vật, cảm thụ văn học ... * VĂN BẢN TRỮ TÌNH: Đánh giá việc đọc văn bản thơ trữ tình; đọc hiểu hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ... * VĂN BẢN NGHỊ LUẬN: Đánh giá việc thiết kế bản đổ tư duy * VĂN BẢN KỊCH: Đánh giá việc sân khấu hóa... VÍ DỤ VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ: Bảng 3: RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT Đại diện nhóm đánh giá …………………….. Nhóm được đánh giá:…………… Bài tập nhóm:………………………………………………………………….. TT Tiêu chí Mức Điểm độ MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 MĐ5 15
- (Xuất (trung ( tốt) (khá) (yếu) sắc) bình) 1 Tìm các Xác Xác định Xác định Xác định Không chi tiết định đầy đầy đủ được được xác định về đủ các các chi hầu hết một số được nhân chi tiết tiết các các chi chi tiết hầu hết vật đắt giá, chi tiết tiết có có liên các chi quan có liên liên quan quan đến tiết có trọng quan đến đến việc việc liên quan (1 miêu tả việc miêu tả miêu tả đến việc điểm) trực tiếp miêu tả trực tiếp trực tiếp miêu tả hoặc trực tiếp hoặc hoặc trực tiếp gián tiếp hoặc gián tiếp gián tiếp hoặc về nhân gián tiếp về nhân về nhân gián tiếp vật để về nhân vật để vật để về nhân phát hiện vật để phát hiện phát hiện vật để ra đặc phát hiện ra đặc ra phát hiện điểm ra đặc điểm cơ nhữngđặ rất ít đặc toàn điểm bản của c điểm điểm diện, toàn nhân vật cơ bản của nhân độc đáo diện, (0,5 đ) của nhân vật của nhân của nhân vật vật vật (0 đ) ( 0,75 đ) (0,25 đ) (1,0 đ) 2 Phân Phân Phân Phân Phân Không tích tích, suy tích, suy tích, suy tích, suy phân đánh luận hợp luận hợp luận hợp luận tích, suy giá các lí, logic, lí, logic, lí, được được rất luận chi tiết sâu sắc sâu sắc một vài ít đặc được tiêu để thấy để thấy đặc điểm đặc được được điểm của nhân điểm biểu về đầy đủ khá đầy của nhân vật của nhân nhân các đặc đủ các vật vật vật điểm đặc (4 của nhân điểm điểm) vật của nhân vật (2.0 đ) (3.0 đ) (1.0 đ) (4.0 đ) (0 đ) 16
- 3 Xác Chỉ ra và Chỉ ra và Chỉ ra và Chỉ ra Không định, đánh giá đánh giá đánh giá nhưng chỉ ra phân sâu sắc được được chưa được tích nghệ một vài một vài đánh giá nghệ hiệu thuật nét nghệ nét nghệ được thuật quả các đặc sắc thuật thuật nghệ trong xây trong xây đặc sắc trong xây thuật dựng biện dựng trong xây dựng trong xây nhân vật pháp nhân vật dựng nhân vật dựng nghệ nhân vật nhân vật thuật được (1.0đ) (0 đ) sử (2.0 đ) (1,5 đ) dụng xây (0,5 đ) dựng nhân vật (2 điểm) 4 Biết Chỉ ra Chỉ ra Chỉ ra Chỉ ra Không đặt được các được các được các được các chỉ ra nhân mối quan mối quan mối quan mối quan được các vật hệ của hệ của hệ của hệ của mối quan trong nhân vật nhân vật nhân vật nhân vật hệ của các mối với các với các với các với các nhân vật nhân vật nhân vật nhân vật nhân vật với các quan khác/ khác/ khác/ khác/ nhân vật hệ để hoặc hoặc hoặc hoặc khác/ đánh hoàn hoàn hoàn hoàn hoặc giá cảnh… cảnh… cảnh… cảnh… hoàn được ý khái quát khái quát khái quát chưa cảnh… nghĩa được được được khái quát xây thông một vài mộ t được dựng điệp nhà thông thông thông của văn gửi điệp nhà điệp nhà điệp nhà nhà văn gắm qua văn gửi văn gửi văn gửi (2 nhân vật, gắm qua gắm qua gắm qua điểm) qua tác nhân vật, nhân vật, nhân vật, phẩm qua tác qua tác qua tác phẩm phẩm phẩm 17
- (0 đ) (1,5 đ) (1.0đ) (2.0 đ) 0,5 đ) 5 Nhận Trình Trình Trình Trình Chưa xét bày khoa bày khoa bày đầy bày trình bày phần học, đầy học, đầy đủ , các được chưa trình đủ , đủ , các thông tin một số được các bày sản chính xác thông tin về nhân thông tin thông tin phẩm các thông về nhân vật về nhân về nhân tin về vật vật vật của nhân vật nhóm (0,5 đ) (0 đ) (1 (1,0 đ) ( 0,75 đ) điểm) (0,25 đ) TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 18
- Bảng 4: NHẬN XÉT BẠI TẬP NHÓM Đại diện nhóm đánh giá …………………….. Nhóm được đánh giá:…………… Bài tập nhóm:………………………………………………………………….. TT Tiêu chí Nhận xét Ghi chú Tìm các chi tiết về nhân vật 1 (… điểm) Phân tích đánh giá các chi tiết tiêu 2 biểu về nhân vật (… điểm) Xác định, phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật được sử dụng xây 3 dựng nhân vật (… điểm) Biết đặt nhân vật trong các mối quan hệ để đánh giá được ý nghĩa xây dựng 4 của nhà văn (… điểm) Nhận xét phần trình bày sản phẩm 5 của nhóm (… điểm) Bảng 5: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC THAO TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (Theo nhân vật chính) Thứ tự Tiêu chí Xuất hiện Không xuất hiện Điểm đánh giá Đọc kĩ văn bản 1 Xác định nhân vật chính 2 Chọn các sự việc tiêu biểu xảy ra 3 với nhân vật chính 19
- Bám vào diễn biến sự việc để tóm 4 tắt (chú ý hành động, lời nói, tâm trạng nhân vật chính) Đọc và chỉnh sửa văn bản tóm tắt 5 nếu cần thiết Bảng 6: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ (Theo nhân vật chính) Thứ tự Tiêu chí Xuất hiện Không xuất hiện Điểm đánh giá (đối với bản tóm tắt) Trung thành với văn bản gốc 1 Đảm bảo tính ngắn gọn 2 Tập trung làm rõ các hành động, lời 3 nói, tâm trạng, của nhân vật theo diễn biến của các sự việc cơ bản Có tính liên kết của văn bản 4 Đảm bảo các yêu cầu sử dụng từ 5 ngữ, ngữ pháp, chính tả VÍ DỤ VỀ VĂN BẢN TRỮ TÌNH Bảng 7: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC VĂN BẢN THƠ Thứ tự Tiêu chí Xuất hiện Không xuất hiện Điểm đánh giá (đối với bản tóm tắt) 1 Đọc đúng văn bản 2 Ngắt nhịp, ngưng nghỉ đúng chỗ 3 Giọng điệu phù hợp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 75 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn