intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi quân sự trong bài 12, khối 10- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu phương pháp dạy học bằng việc phát tình huống sát thực tế chiến đấu, sát thực tế cuộc sống trong bài “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” lớp 10, môn GDQP – AN để xây dựng, tiến hành cách dạy mới, cách học mới học sinh trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi quân sự trong bài 12, khối 10- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ TÀI “PHÁT TÌNH HUỐNG SÁT THỰC TẾ ĐỜI SỐNG, THỰC TẾ CHIẾN ĐẤU ĐỂ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI QUÂN SỰ TRONG BÀI 12 – KHỐI 10 – KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG” Môn: GDQP - AN Năm học 2022 – 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC ĐỀ TÀI “PHÁT TÌNH HUỐNG SÁT THỰC TẾ ĐỜI SỐNG, THỰC TẾ CHIẾN ĐẤU ĐỂ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI QUÂN SỰ TRONG BÀI 12 – KHỐI 10 – KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG” Môn: GDQP - AN Tác giả: Vương Kim Việt :Số điện thoại 0979610707 Phan Văn Thành :số điện thoại 0982560100 Thái Hồng Quân:Số điện thoại 0987694936 Năm học 2022 – 2023 2
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1 Lý do chọn đề tài 1-5 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4-5 3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 5 4 Tính mới của đề tài 6 PHẦN II NỘI DUNG. 6 - 20 1 Cơ sở lý luận 6-7 2 Cơ sở thực tiễn 7- 9 3 Giải pháp thực hiện 10 – 22 4 Tính mới, tính khoa học – thực tiễn 22 – 23 5 Kết quả đạt được 23 – 24 PHẨN III KẾT LUẬN 24 -36 1 Thời gian nghiên cứu 24 - 25 2 Ý nghĩa của đề tài 24 - 25 3 Kiến nghị, đề xuất 25 - 26 4 Tài liệu tham khảo 27 5 Phụ lục 28 - 36 3
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “ thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là hướng đến đối tượng người học, để cung cấp cho người học kĩ năng, phương pháp, kinh nghiệm học tập hiệu quả nhất. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là bộ môn GDQP- AN ở các trường THPT thì vấn đề rèn luyện kĩ năng, nhận thức cho học sinh về phương pháp học tập mang tính chủ động, có tính tích cực dần được chú trọng. GDQP- AN là một nội dung quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. GDQP- AN cho học sinh THPT thuộc nội dung quan trọng của nền giáo dục quốc dân, có chiến lược quan trọng trong đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, công tác GDQP- AN cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là lực lượng đông đảo học sinh trung học phổ thông dần dần đã đi vào nề nếp và ổn định. Tuy nhiên đây là một môn học vẫn chưa được chú trọng và vẫn còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDQP- AN còn thấp như đội ngũ giáo viên GDQP- an còn thiếu, lực lượng chưa được đào tạo dài hạn, chính quy vẫn còn ít, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quốc phòng an ninh vẫn chưa được đồng bộ, sử dụng kém hiệu quả, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học chưa phù hợp. Nâng cao chất lượng GDQP-AN cho học sinh trường THPT cần phải chỉ đạo tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương tới các cơ sở bằng các cách phù hợp với từng lứa tuổi. Đồng bộ hóa các yếu tố cho giáo dục quốc phòng an ninh là nhiệm vụ, yêu cầu cấp thiết hiện nay, không những để thực hiện đầy đủ chương trình đào tạo mà còn để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục quốc phòng an ninh. Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới hiệu quả, chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Dạy học tích cực bao gồm bao gồm phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp giảng dạy bằng tình huống, phương pháp làm mẫu, tái tạo, phương pháp tìm tòi, phương pháp nghiên cứu. Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học, nói cách khác đó là sự thống nhất cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học GDQP-AN theo hướng tích cực là đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với quá trình nhận thức của người học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ phương pháp dạy học cũ, thay vì toàn bộ phương pháp dạy học mới mà là kế thừa, phát triển, 4
  5. vận dụng linh hoạt những ưu điểm, kết quả tích cực vốn có của dạy học truyền thống. Muốn dạy học theo hướng tích cực phát huy năng lực của học sinh thì giáo viên cần phải nắm chắc nội dung, cũng như mọi điều kiện đảm bảo cho dạy và học, có nhiều vấn đề, nhiều tình huống được đặt ra. Phương pháp dạy học bằng tình huống phải đảm bảo rằng, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có tay nghề vững vàng, có kinh nghiệm trong giáo dục đào tạo. Mục đích của phương pháp dạy học bằng tình huống giúp cho học sinh tránh được tình trạng học tập thụ động, hạn chế được tình trạng ghi chép vội vàng và đắm chìm vào những dòng ghi chép lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn. Tính tích cực của phương pháp dạy học bằng tình huống là cả người dạy và người học luôn phát huy khả năng vốn có của bản thân để giải quyết vấn đề được đặt ra trong bài học. Phương pháp dạy học bằng tình huống còn giúp cho người học luôn có sự suy nghĩ, tư duy độc lập, sáng tạo, có cả chiều rộng và chiều sâu khi muốn hiểu biết và giải quyết vấn đề nào đó. Trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp có nhiều ưu điểm, lợi thế hơn các phương pháp dạy học khác. Dạy học bằng phương pháp tình huống đòi hỏi người dạy và người học phải có thái độ hoạt động nghiêm túc, có khả năng nhận biết được mâu thuẫn và giải quyết từng vấn đề mà tình huống đặt ra. Phương pháp dạy học bằng tình huống có tác dụng và ý nghĩa rất lớn, không những phát huy được khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo, mà còn khuyến khích năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi học tập của người học. Trong quá trình dạy học, để tạo cho người học không khí học tập vui tươi, thoải mái, thi đua. Chúng ta cũng thường xuyên phải tìm tòi, có những biện pháp đưa các trò chơi vào bài học. Nhất là trong nội dung đặc thù của môn GDQP – AN, có nhiều nội dung sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu có thể vận dụng tổ chức trò chơi. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học tình huống, căn cứ vào các nội dung của chương trình GDQP-AN ở trường THPT lớp 10 và mong muốn tạo không khí vui tươi, thoải mái, ham học hỏi cho học sinh. Qua thời gian công tác, giảng dạy cũng như trong cuộc sống hằng ngày, chúng tôi nhận thấy rằng, các nội dung của bài 12, lớp 10, “kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” có quá nhiều nội dung mà áp dụng tình huống và tổ chức trò chơi thì các em có thể vận dụng lý thuyết vừa học để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, có thể vận dụng vào thực tế đời sống và các yêu cầu của thực tiễn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, qua một thời gian áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tình huống qua các bài học của chương trình GDQP-AN ở trường THPT. Chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “ Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi quân sự trong bài 12, khối 10- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” với mong muốn gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Kích thích sự tìm tòi, chủ động, ham học hỏi và xử lý tốt các tình huống thường gặp của học sinh, giờ 5
  6. dạy được sôi động hơn và đóng góp một gần nhỏ nhoi của mình vào nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp dạy học bằng việc phát tình huống sát thực tế chiến đấu, sát thực tế cuộc sống trong bài “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” lớp 10, môn GDQP – AN để xây dựng, tiến hành cách dạy mới, cách học mới học sinh trường THPT. Qua đó giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn của mình và tạo ra sản phẩm tốt nhất trong quá trình dạy học cũng như giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách chủ động hơn. Qua các tình huống sát thực tế chiến đấu các em cũng sẽ phần nào hiểu được sự hy sinh, gian khổ của cha ông trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và có tâm thế sẵn sàng tham gia vào các tổ chức quân đội, công an khi tổ quốc cần. Tạo ra không khí vui tươi, vừa học tập, vừa thi đua, học sinh vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn tiếp thu được nội dung bài học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học bằng tình huống, các biện pháp đưa trò chơi vào nội dung học tập. - Đánh giá thực trạng về công tác giáo dục quốc phòng an ninh và phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy môn GDQP- AN ở trường THPT. - Xây dựng các tình huống sát thực tế đời sống, sát thực tế chiến đấu. Xây dựng các trò chơi có gắn tình huống sát thực tế chiến đấu. - Thực hiện lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phải giúp học sinh thực hiện được các tình huống xảy ra trong thực tế đời sống và hiểu được phần nào đó các tình huống trong thực tế chiến đấu. Giúp các em sẵn sàng, chủ động trước mọi tình huống có thể xảy ra. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn 4 lớp 10, học sinh trường THPT tôi đang công tác. Được chia thành hai nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng và nhóm 2 làm thực nghiệm. Nhóm 1: Học tập bình thường theo sự hướng dẫn của sách giáo khoa GDQP – AN 10 và các phương pháp dạy học truyền thống gồm các lớp: 10A1, có 42 học sinh và 10A2 có 43 học sinh. Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng một số trò chơi quân sự vào bài học để tạo hứng thú học tập cho học sinh gồm các lớp: 10C1 có 42 học sinh và lớp 10C2 có 42 học sinh. - Phạm vi nghiên cứu : Bài 12, lớp 10 – Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. 6
  7. - Nghiên cứu tại trường THPT Phan Thúc Trực và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, so sánh, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.3. Phương pháp quan sát sư phạm. - Quan sát, dự giờ trong các buổi học để rút kinh nghiệm, cũng như cách ứng phó của học sinh trong thực tế đời sống. 5.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. - Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế khi học sinh học tập các nội dung của bài kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. 5.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bằng mạng xã hội đối với đề tài. - Đưa các nội dung tình huống và cách xử lý tình huống của học sinh lên mạng xã hội để thăm dò ý kiến dư luận. - Sử dụng phiếu thăm dò mức độ tiếp thu và nhận thức về việc đưa tình huống và tổ chức trò chơi vào dạy học. - Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài. 5.6. Phương pháp thống kê. - Sử dụng một số phép toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu. 6. Tính mới của đề tài. - Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, trong hoạt động dạy và học này thì học sinh sẽ đóng vai trò chính, là trọng tâm và phát huy được hết năng lực của mình. - Thông qua việc phát các tình huống sát với thực tế đời sống, thực tế chiến đấu thì học sinh sẽ tiếp thu một cách chủ động và là người trực tiếp xử lý tình huống với kiến thức vừa học được. Từ đây, lý luận sẽ gắn liền với thực tiễn mà không phải là thầy đọc, trò chép, lắng nghe và hình dung. - Đem lại phương pháp dạy học mới, góp phần gắn liền lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành, vừa học vừa chơi, trang bị cho các em các kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống trong cuộc sống cũng như có những hiểu biết cơ bản để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 7
  8. - Có thể dùng phương pháp phát tình huống, sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động, hỏi bài cũ, trong các chủ đề bài học, hệ thống lại nội dung cũng như dặn dò tiết học sau. 8
  9. PHẦN II. NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận. Đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu, là quy luật phát triển và tồn tại của sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Đổi mới phải có sự kế thừa, chọn lọc, không phủ định hết các giá trị truyền thống tốt đẹp của phương pháp dạy học cũ, cách dạy học cũ. Trong các phương pháp dạy học cũ thì chúng ta đều biết, thuyết trình là một phương pháp cơ bản được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Phương pháp thuyết trình có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động nhận thức của học sinh trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Dạy học theo phương pháp thuyết trình là phương pháp tốn rất ít thời gian, chỉ cần một thời gian nhất định có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức khổng lồ. Sử dụng phương pháp thuyết trình có thể giúp cho người học hiểu được khái niệm tri thức, làm cơ sở cho quá trình nhận thức. Nhưng hạn chế của phương pháp này là người học luôn ở thế bị động, luôn bị điều khiển theo phương thức hoạt động của người dạy. Chúng ta cần phải nhận thức rõ, sử dụng phương pháp gì, cách dạy học nào thì cái đích cuối cùng vẫn là sản phẩm, là hiệu quả đối với người học. Chúng ta không bắt buộc người học phải nắm vững tất cả khối kiến thức ngay tại lớp học mà làm cho người học nhận ra vấn đề cốt lõi, biết được cách tiếp cận dần với tri thức. Hiện nay chúng ta đã có rất nhiều cách dạy học mới theo hướng phát huy năng lực học sinh như trực quan, làm mẫu, tái tạo, đàm thoại, nghiên cứu… đặc biệt là phương pháp dạy học bằng tình huống đang được sử dụng rộng rãi trong nền giáo dục quốc dân hiện nay. Phương pháp dạy học bằng tình huống không những đem lại chất lượng, hiệu quả giảng dạy cho người thầy mà còn đem lại chất lượng rất tốt cho người học. Phương pháp dạy học tình huống còn phát huy được óc tư duy, khả năng tư duy, sáng tạo của người học và đặc biệt có tác dụng khuyến khích học sinh phát triển cách tự học, tự nghiên cứu, có khả năng độc lập giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Giảng dạy bằng phương pháp nêu tình huống đòi hỏi người dạy phải giỏi cả về lý thuyết lẫn thực hành, phải công phu sưu tầm những tình huống có thật và cụ thể có liên quan đến môn giảng, phải tâm huyết, dành toàn bộ tâm trí và thời gian cho công tác giáo dục và giảng dạy người học cũng từ đó hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc học, tự học, suy nghĩ, hành động, hiểu được giá trị tiềm ẩn của mình về trí tuệ, tư duy sáng tạo, nhận thức được giá trị của việc học là để giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Đổi mới phương pháp là tất yếu, là quyết định đến sự thành bại của cả nền giáo dục. Nhất là trong môn học GDQP – AN – một môn học có tính đặc thù riêng mà ở đó có rất nhiều nội dung có thể vận dụng vào để giải quyết các vấn đề mà thực tế đặt ra. Ngay trong nội dung GDQP –AN cũng đã chứa đựng rất nhiều tình huống cần phải giải quyết như trong dạy học các nội dung về nền quốc phòng toàn dân- an ninh nhân dân, kỹ thuật cấp cứu chuyển thương, bong 9
  10. gân, sai khớp, ngất, điện giật, đuối nước… . Chính vì vậy, đem phương pháp giảng dạy tình huống vào các nội dung thực hành môn GDQP – AN thực sự rất quan trọng. Bản thân tôi luôn trăn trở, cố gắng tích lũy chuyên môn cũng như nghiên cứu sâu các nội dung bài học, nghiên cứu các tình huống thực tiễn và cách xử lý tình huống để tổ chức trò chơi áp dụng vào trong bài học. Từ đó có thể phát triển được năng lực chuyên môn và giúp cho học sinh nhận thức được vấn đề cốt lõi của nội dung bài học và dùng các kiến thức đã học, thông qua trò chơi để xử lý tốt các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sẵn sàng tham gia vào nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và là lực lượng dự bị động viên hùng hậu khi tổ quốc cần. Chính vì những lý do đó và qua một quá trình nghiên cứu áp dụng, chúng tôi mạnh dạn viết sáng kiến “ Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi quân sự trong bài 12, khối 10- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương” Nhằm góp phần đóng góp vào sự đổi mới phương pháp dạy học của môn GDQP-AN, nâng cao nhận thức của các thế hệ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng an ninh đối với bản thân mỗi học sinh, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Nhận thức của bản thân. Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng như trong quá trình giảng dạy môn GDQP-AN ở trường THPT, bản thân tôi thấy rằng trong môn học GDQP – AN có rất nhiều nội dung liên quan đến đời sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống mà các em học sinh đã học trong môn GDQP – AN ở chương trình THPT. Thế nhưng, dù lĩnh hội được các khái niệm, các bước giải quyết vấn đề, nhưng đến khi vấn đề đó xảy ra thì các em lại bị động, không thể nói là các em không được học cách giải quyết vấn đề mà phải nói rằng, lý luận quá xa rời thực tiễn dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc. Tôi lấy ví dụ đã xảy ra như em Nguyễn Văn A, trong quá trình học bị ngất, cán bộ y tế chưa đến kịp. Mặc dù đã được học về kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương ở lớp 11 rồi nhưng các em học sinh gần nhất vẫn bị động trong việc sơ cứu. Hay như một số em đi tắm ở ao hồ, sông suối, có một em Nguyễn Văn B trong quá trình tắm thì bị đuối nước mà các em còn lại chỉ biết chạy đi gọi người, la hét, hoảng loạn… dẫn đến trường hợp em B tử vong. Mặc dù các em học sinh đều đã được trang bị kiến thức, nhưng như tôi đã nêu ở phần cơ sở lý luận nếu lý luận xa rời thực tiễn, nếu không đặt các em vào trong những tình huống đó, chuẩn bị trước, tập dượt trước khi tình huống đó xảy xa trong mỗi nội dung của bài học thì các em sẽ luôn bị động và xảy ra những hậu quả đáng tiếc ( hằng năm đều có học sinh, sinh viên bị đuối nước, bị say nắng, say nóng, ngất…). Từ đó tôi luôn trăn trở, luôn tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy và tìm cách đưa những tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu, tổ chức trò chơi vào trong các nội dung của môn học GDQP- AN, nhất là nội dung kĩ thuật cấp cứu chuyển thương để giúp các em có thể vận 10
  11. dụng lý luận sang thực tiễn, chuẩn bị tốt và sẵn sàng phản ứng tích cực lại với mọi tình huống xảy ra. 2.2. Đối với giáo viên 2.2.1. Thuận lợi Được nhà trường, hội đồng giáo dục quốc phòng các cấp quan tâm, cung cấp vật chất đầy đủ cho quá trình thực hiện công tác GDQP – AN. Được tập huấn về các phương pháp dạy học mới, được kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn. Rất nhiều giáo viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của môn GDQP – AN và đang từng ngày nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu trong chương trình đổi mới phương pháp dạy học. 2.2.2. Khó khăn. So với các môn học khác thì môn GDQP – AN là môn học được đua vào chương trình chính khoá muộn hơn, lực lượng giáo viên GDQP – AN chưa đủ dẫn tới việc phải bổ sung giáo viên đào tạo ngắn hạn, giáo viên bán chuyên trách ( ghép môn ). Việc phải thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc khiến cho nhiều giáo viên nghiêng về chuyên môn chính của mình hơn là chuyên môn GDQP – AN. Nhiều giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới các phương pháp dạy học, nhất là các nội dung thực hành, dẫn đến đôi lúc lý luận chưa gắn liền với thực tiễn. Một số học sinh chưa chú trọng và còn có những quan niệm chưa đúng về Công tác GDQP – AN trong tình hình hiện nay, họ cho rằng GDQP – AN chỉ phù hợp với điều kiện thời chiến, không cần thiết trong thời bình nên không chủ động, thiếu tích cực trong chuẩn bị các điều kiện thực hành môn học. Thậm chí một số giáo viên môn khác còn còn mơ hồ đối với môn học GDQP – AN và làm cho học sinh có nhận thức lệch lạc theo và chỉ coi môn này là phụ và xem nhẹ. Một số giáo viên chưa chú trọng về công tác quốc phòng an ninh, chưa nhận thức rõ được việc GDQP – AN góp phần tích cực vào quá trình nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng, sự giác ngộ cách mạng và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho học sinh. Kết hợp với môn học GDQP – AN không nằm trong các nội dung thi THPT quốc gia nên xem nhẹ và không chú trọng vào chuyên môn. Nhiều giáo viên chưa hiểu thế nào là tình huống trong dạy học, chưa đặt học sinh vào tình huống sát thực tế, phương pháp dạy học bằng tình huống, vẫn sử dụng phương pháp độc thoại, thầy đọc, trò chép dẫ đến việc hạn chế nhận thức của học sinh. Đối với nội dung bài 12, lớp 10, kĩ thuật cấp cứu chuyển thương, nhiều giáo viên chưa đưa các tình huống sát thực tế vào bài học, chỉ dạy học theo 11
  12. phương pháp thông thường mà không tổ chức trò chơi, dẫn đến không khí giờ học chưa sôi nổi, nhiều em không hứng thú tham gia học. 2.3. Đối với học sinh. Các em học sinh chưa chú trọng môn học này nên dẫn tới kết quả học tập chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không tập trung chú ý, chán học, …v.v Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung vào các môn học chính để thi vào các trường đại học nên không chú tâm môn học này. Do nhận thức hạn hẹp về môn GDQP – AN, mà các em thậm chí lơ là, chểnh mảng cả trong những nội dung thực hành có liên quan đến thực tiễn và hay xảy ra trong đời sống, trong đó có nội dung cấp cứu chuyển thương ở bài 12 lớp 10. Các em cho rằng mình cẩn thận, sẽ không bị đâu, hoặc một số em vô cảm nói rằng em không bao giờ phải làm việc vất vả thì làm sao bị say nóng, say nắng, ngất được. Thậm chí nhiều em phó mặc cho số phận, cho đội ngũ y bác sĩ, có những biểu hiện thờ ơ và chứng vô cảm của một bộ phận thanh niên thời nay. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi học giáo dục quốc phòng – an ninh Thích Không thích Lớp Sĩ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 10A1 42 16 38,1 26 61,9 10A2 43 12 28 31 62 10C1 42 15 35,7 27 64,3 10C2 42 13 31 29 69 Khảo sát tính cấp thiết của đề tài trước khi thực nghiệm. ST Lớp/G Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết T v 1 10A1 6 Em 8 Em 18 Em 10 Em 2 10A2 7 Em 7 Em 13 Em 16 Em 3 10C1 8 Em 7 Em 15 Em 12 Em 4 10C2 5 Em 9 Em 15 Em 13 Em 5 GV 1 1 1 1 12
  13. Khảo sát tính khả thi của đề tài trước khi thực nghiệm. ST Lớp/G Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi T v 1 10A1 7 Em 7 Em 16 Em 12 Em 2 10A2 5 Em 9Em 12 Em 17 Em 3 10C1 6 Em 9 Em 14 Em 13 Em 4 10C2 6 Em 8Em 14 Em 14 Em 5 GV 1 1 1 1 Từ số liệu khảo sát trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các em học sinh vẫn chưa thật hứng thú với nội dung bài học, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc đưa các tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi mà đề tài đề cập đến. Số lượng các em lựa chọn mức độ không khả thi, ít khả thi, không cấp thiết, ít cấp thiết như chúng ta thấy ở trên bảng số liệu nhiều hơn mức độ khả thi, rất khả thi, cần thiết và rất cần thiết. Chính vì vậy, phải thực nghiệm đề tài một cách nghiêm túc, giúp các em có cái nhìn đầy đủ hơn, nhận thức đầy đủ hơn về nội dung bài 12, lớp 10, Kĩ thuật cấp cứu chuyển thương. 3. Giải pháp thực hiện. 3.1. Xây dựng tình huống, xây dựng trò chơi. 3.1.1. Xây dựng tình huống. Giáo viên dựa trên nội dung của bài, dựa trên tình hình, đặc điểm, địa hình của địa phương để xây dựng và áp dụng tình huống vào cho phù hợp. Có thể sử dụng tình huống để tổ chức trò chơi vào hoạt động khởi động, hỏi bài cũ, trong từng nội dung của bài học và kiểm tra, hệ thống lại kiến thức cuối giờ. Giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu và dựa vào yêu cầu kiến thức của bài học, kinh nghiệm của mình trong thực tế đời sống để đem ra các tình huống cho phù hợp với nội dung của bài học cũng như cách xử lý tình huống tốt nhất cho học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần phải tìm hiểu trước nội dung của bài, nghiên cứu chủ đề có trong bài học để đưa ra các tình huống trong phần thảo luận, thắc mắc để làm rõ nội dung tình huống có vấn đề đó. Trước khi bắt đầu vào nội dung của bài, giáo viên và một số em học sinh có thể hiệp đồng với nhau trong việc tạo tình huống để làm bài học sinh động hơn. Ví dụ : giáo viên hiệp đồng với 1 em học sinh, em đó sẽ giả vờ bị ngất để xem phản ứng của các bạn còn lại, lớp sẽ bị động do chưa được học cách cấp 13
  14. cứu ban đầu, qua đó sẽ về nhà để chuẩn bị kĩ nội dung cũng như nhận thức được tầm quan trọng của bài học, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương ). - Các cách phát tình huống : + Giáo viên trực tiếp phát tình huống để học sinh giải quyết. + Học sinh chuẩn bị tình huống để phát tình huống cho các bạn còn lại giải quyết, hoặc nhóm khác giải quyết. 3.1.2. Xây dựng trò chơi. Chúng tôi tổ chức trò chơi theo các bước sau. Bước 1 : Giáo viên nêu quy tắc trò chơi (Nội dung, thời gian, yêu cầu cần đạt, quy tắc tính điểm thi đua, phần thưởng cho các đội thắng cuộc) Bước 2. Giáo viên cho học sinh bốc thăm tình huống. Bước 3. Hành động, xử lý tình huống. Học sinh thực hiện đóng vai với cương vị là các nhân vật tại thời điểm đó của tình huống để giải quyết yêu cầu mà tình huống đặt ra. Sau đó giáo viên và các em học sinh còn lại sẽ nhận xét và kết luận cách giải quyết tình huống và bổ sung nếu cách giải quyết của học sinh còn thiếu sót. Bước 4: Học sinh sử dụng điện thoại để quay lại hình ảnh, video thực hiện của bạn để có minh chứng cụ thể, phối hợp đánh giá cùng giáo viên một cách khách quan nhất. 3.2. Một số nội dung áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống. Đối với nội dung của bài kĩ thuật cấp cứu chuyển thương ở chương trình GDQP – AN 10 trường THPT có rất nhiều nội dung sát với thực tế đời sống, thực tế chiến đấu. Nhưng trong khuôn khổ của đề tài cho phép, tôi xin đưa ra một số ví dụ mà đề tài áp dụng. 3.2.1. Bài 12. kĩ thuật Cấp cứu và chuyển thương. * Tình huống bong gân - Thời điểm phát tình huống : Sau khi học xong nội dung bong gân - Mục đích : Giúp các em học sinh hiểu rõ tác hại, nắm bắt được triệu chứng và thực hiên sơ cứu ban đầu đối với nạn nhân bị bong gân. - Giáo viên nêu tình huống : Thời gian lúc này là 9 giờ ngày N trong lúc vượt vật cản thì chiến sĩ Nguyễn Văn A của tiểu đội 1 đang chạy bống dưng vấp ngã và mọi người lại đỡ dậy thì phát hiện ở khớp cổ bàn chân của chiến sĩ A bị đau, sưng ... trên cương vị là chiến sĩ gần chiến sĩ Nguyễn Văn A nhất thì em sẽ xử lí với tình huống này như thế nào . 14
  15. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 4 cặp học sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. - Học sinh xử lý tình huống : Trên cương vị là một học sinh sau khi đã học xong bài cấp cứu và chuyển thương thì em phỉa xử lí như sau : băng ép nhẹ, chườm đá lạnh để giảm đau và băng cố định nếu có điệu kiện, tập vận động ngày khi bớt đau, nếu bong gân nặng chuyển ngay đến cơ sở y tế. - Các đội chơi tổ chức đóng vai và thực hiện. - Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung cách xử lý của học sinh nếu còn thiếu sót. - Đội xủ lý tình huống nhanh nhất, đúng nhất là đội dành chiến thắng. Hình ảnh các đội chơi thực hiện nội dung 3.2.2. Bài 12. kĩ thuật Cấp cứu và chuyển thương. * Tình huống sai khớp - Thời điểm phát tình huống : Sau khi học xong nội dung sai khớp. - Mục đích : Giúp các em học sinh nắm bắt được các triệu chứng và sẵn sàng thực hiện sơ cứu ban đầu khi gặp trường hợp nạn nhân bị sai khớp. 15
  16. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 4 nhóm sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. - Giáo viên nêu tình huống : Thời gian lúc này là 17 giờ ngày N các chiến sĩ lữ đoàn tăng 215 giao lưu bóng đá với nhau trên sân vận động của Lữ đoàn trong một pha tranh chấp bóng quá mức giữa chiến sĩ Trần văn N và chiến sĩ Nguyễn Văn A thì chiến sĩ N không may bị sai khớp. Là một người ở gần chiến sĩ N nhất thì em sẽ xử lí với tình huống này như thế nào ? - Học sinh xử lý tình huống : Trên cương vị là một học sinh thì em để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và đưa bạn học sinh đó đến cơ sở y tế nơi gần nhất. - Các đội chơi tổ chức đóng vai và thực hiện. - Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, quan sát, nhận xét và bổ sung cách xử lý của học sinh nếu còn thiếu sót. - Đội xử lý tình huống nhanh nhất, đúng nhất là đội dành chiến thắng. Hình ảnh minh họa học sinh nằm bất động, giữ nguyên tư thế 3.2.3. Bài 12.kĩ thuật Cấp cứu và chuyển thương. Tình huống điện giật - Thời điểm phát tình huống : sau khi học xong nội dung “điện giật” - Mục đích : Kiểm tra lại kiến thức của học sinh về cách thực hiện các biện pháp, giúp các em phản ứng nhanh nhất với các tình huống điện giật có thể xảy ra vói các nạn nhân. 16
  17. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 4 nhóm học sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. - Giáo viên nêu tình huống: trưa ngày n vào lúc 11h 40’ trên đường đi học về đến gần nhà thi em Trần Văn M thấy một chú Huỳnh Văn N đang trèo cột điện bống dung rơi xuống và bị 1 dây điên dính vảo người và đang bi co dật, hết tình huống. trên cương vị em là trần văn M thì trong tình huống này em xử lí như thế nào? - Học sinh xử lí tình huống: Trên cương vị em là trần văn M là người gần nạn nhân trần văn N nhất em sẽ trực tiếp cấp cứu cho nạn nhân như sau :nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn đện “ không dung tay tiếp xúc với nguồn điện”, nếu nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo “ ép tim ngoài lồng ngực-thổi ngạt” ngay. Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện. - Các đội chơi tổ chức đóng vai và thực hiện. - Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, quan sát, sử dụng điện thoại ghi lại quá trình xử lý, nhận xét và bổ sung cách xử lý của học sinh nếu còn thiếu sót. - Đội xử lý tình huống nhanh nhất, đúng nhất là đội dành chiến thắng. Hình ảnh học sinh thực hiện nội dung 17
  18. 3.2.4. bài 12. Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương * Tình huống đuối nước - Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung kỷ thuật cấp cứu và chuyển thường, giáo viên phát tình huống bất kì một nội dung nào đó để kiểm tra lại kiến thức cũng như khả năng sẵn sàng đối phó với tình huống xảy ra của học sinh. - Mục đích : Kiểm tra lại mức độ nhận thức kiến thức của học sinh cũng như khả năng phản ứng lại với mọi tình huống liên quan đến các tai nạn thông thường đã học. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 4 nhóm sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. - Giáo viên nêu tình huống: Chiều ngày N vào lúc 17h15’, sau khi tan học thì một số em học sinh của lớp 10D4 trường THPT Yên thành 2 có rủ nhau đi bơi tại song đào đoạn qua xã Bác Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Mực nước ở sông đào này rất sâu và dòng nước chảy mạnh. Tuy rằng tất cả đều ý thức được chỉ tắm cho mát và bơi gần bờ, nhưng do khởi động chưa kỹ nên em Dương Thị K và em Nguyễn Kim G bị chuột rút đang ở cách khu vực nước nông 1.7m, lúc này em K vẫn đang ngụp lặn kêu cứu còn em G đã có dấu hiệu đuối nước. Các em học sinh còn lại bơi kém, thậm chí không biết bơi, thời gian vàng để cứu 2 em học sinh trên là không quá 2 phút. Hết tình huống, trên cương vị là người bạn cùng đi chơi với em K và em G thì em sẽ xử lý tình huống này như thế nào. - Học sinh xử lý tình huống : Đối với tình huống này, nếu em là một người bạn cùng đi tắm với G và K, nhận định rõ tình hình của hai bạn, em sẽ chia các bạn còn lại thành 2 tốp, một tốp nhanh chóng kết quần áo lại thành sợi giây, tiếp cận gần và ném cho bạn K, kéo bạn K vào bờ rồi ủ ấm, động viên bạn K. Tốp còn lại bạn G đã đuối hết sức nên đã cơ động, tiếp cận, túm tóc hoặc xốc nách kéo bạn G vào bờ, sau đó nghiêng bạn G sang một bên để ép nước ra ngoài. Trường hợp bạn G vẫn còn tự thở được thì cởi bớt quần áo ướt của bạn G để ủ ấm và động viên bạn, nếu bạn G có dấu hiệu ngất thì lau chùi đờm dãi cho bạn G và thực hiện hô hấp nhân tạo cho bạn G bằng cách một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt cho đến khi bạn G tỉnh lại. Sau khi bạn G tỉnh lại thì đưa bạn G đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra lại sức khỏe. - Các đội chơi tổ chức đóng vai và thực hiện. 18
  19. - Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, quan sát, sử dụng điện thoại ghi lại quá trình xử lý, nhận xét và bổ sung cách xử lý của học sinh nếu còn thiếu sót. - Đội xử lý tình huống nhanh nhất, đúng nhất là đội dành chiến thắng. Hình ảnh học sinh thực hiện nội dung 3.2.5. Bài 12. Kỷ thuật Cấp cứu và chuyển thương. Tình huống ngất . - Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương, giáo viên phát tình huống về tai nạn “ngất”. - Mục đích : Giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học, hiểu rõ cách cấp cứu ban đầu và sẵn sàng đối phó lại tình huống có người xung quanh bị ngất, từ đó rèn luyện thể chất thường xuyên, chế độ làm việc, nghỉ ngơi đều đặn để cơ thể thích ứng dần với mọi điều kiện của môi trường. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 5 nhóm học sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. - Giáo viên nêu tình huống: Vào 09 giờ 45 phút ngày N, lớp 10X trường THPT Lê Doãn Nhã đang học thể dục tại sân thể dục của trường, lúc này thời tiết rất oi bức. Sau khi thực hiện xong nội dung chạy bền thì lớp chia thành các tốp nhỏ và lợi dụng các bóng râm của cây trong sân thể dục để nghỉ ngơi. Bỗng dưng, em Võ Văn A bị ngất, “ ngừng thở, tim ngừng đập”, người gần nhất cạnh em Võ Văn A là em Vũ Đức B. Hết tình huống. Trên cương vị là bạn Vũ Đức B, trong tình huống này, em sẽ xử lý như thế nào?. - Học sinh xử lí tình huống: 19
  20. Trên cương vị là Em Vũ Đức B, là người gần nhất bạn A. Em sẽ trực tiếp cấp cứu ban đầu cho bạn Võ Văn A theo các bước, giải tán đám đông, kiểm tra tình trạng của nạn nhân, gọi một số bạn xung quanh đến hỗ trợ, nới lỏng quần áo của nạn nhân cho máu dễ lưu thông, cho đầu hơi ngửa ra sau, lau chùi đờm, dãi của nạn nhân ( Nếu có) sau đó thực hiện thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, phối hợp cùng một bạn khác, thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần, làm khẩn trương, liên tục, kiên trì, khi nào bạn A tự thở được và tim đập lại mới dừng. Khi bạn A tỉnh thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi. - Các đội chơi tổ chức đóng vai theo tình huống và xử lý tình huống. - Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, quan sát, sử dụng điện thoại ghi lại quá trình xử lý, nhận xét và bổ sung cách xử lý của học sinh nếu còn thiếu sót. - Đội xử lý tình huống nhanh nhất, đúng nhất là đội dành chiến thắng. Hình ảnh học sinh thực hiện nội dung 3.2.6. Bài 12. Kỷ thuật Cấp cứu và chuyển thương. Tình huống rắn cắn . - Thời điểm phát tình huống : Sau khi học xong nội dung kỹ thuật cấp cứu và chuyển thường, giáo viên phát tình huống “rắn cắn” - Mục đích : Giúp các em biết được cách thức, hiểu rõ cách cấp cứu ban đầu và sẵn sàng đối phó lại tình huống có người xung quanh bị rắn cắn, từ đó có thể tự tin đối phó với tình huống có thể xẩy ra trong cuộc sống sinh hoạt và mọi điều kiện của môi trường sống. - Quy tắc trò chơi : Trò chơi có 6 nhóm học sinh bất kì tham gia, gồm người đóng vai nạn nhân và người đóng vai cấp cứu. Cặp đôi nào xử lý tình huống một cách nhanh nhất, đúng nhất là cặp đôi dành chiến thắng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2