Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức Vật lí thông qua trải nghiệm tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề Động lượng
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm điều tra thực trạng GV sử dụng, HS được học phương pháp TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay; Điều tra tính cấp thiết và khả thi của đề tài; Hiểu về giáo dục TNST và tầm quan trọng của nó; Đề xuất một số TNST trong chương trình Vật lí lớp 10 và lớp11- Chươngtrình giáo dục 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức Vật lí thông qua trải nghiệm tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề Động lượng
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM TỰ THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM SAU KHI HỌC CHỦ ĐỀ “ĐỘNG LƯỢNG”
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM TỰ THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM SAU KHI HỌC CHỦ ĐỀ “ĐỘNG LƯỢNG” Lĩnh vực: Vật lí Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Tổ: Khoa học tự nhiên. Điện thoại: 0919.175.717 NĂM HỌC 2022-2023
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Phạm vi nghiên cứu 6 6. Điểm mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài 6 PHẦN II. NỘI DUNG 7 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn . 7 I Cơ sở lí luận. 7 I.1. Hoạt động nhận thức của HS trong dạy học. 7 I.2. Giáo dục TNST và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục TNST. 8 I.2.1. TNST và giáo dục TNST là gì? 8 I.2.2. Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục TNST. 8 I.3. Quy trình thực hiện hoạt động giáo dục TNST 10 I.4. Đánh giá trong tổ chức hoạt động TNST. 11 II. Cơ sở thực tiễn. 12 II.1. Thực trạng GV sử dụng phương pháp hoạt động TNST trong dạy 12 học vật lí ở trường THPT hiện nay. II.2. Thực trạng HS được học phương pháp hoạt động TNST trong dạy 13 học vật lí ở trường THPT hiện nay. II.3. Kết luận chung. 14 Chương II. Giải pháp thực hiện 15 I. Đề xuất một số sản phẩm TNST có thể thực hiện trong chương 15 trình Vật lí 10, Vật lí 11 chương trình giáo dục 2018. II. Hoạt động TNST tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề 17 “Động lượng”. II.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng. 17 II.1.1. Động lượng. 17 II.1.2. Định luật bảo toàn động lượng. 17 II.2. Hoạt động tự thiết kế các phương án kiểm chứng định luật bảo toàn 17 động lượng thông qua bộ thí nghiệm đệm không khí có hỗ trợ phần 1
- mềm Data Stadio. II.2.1. Tiến trình hoạt động TNST. 17 II.2.2. Kết quả sản phẩm. 28 II.3. Hoạt động TNST tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề 36 “Động lượng”. II.3.1. Chế tạo mô hình tên lửa. 36 II.3.2. Chế tạo mô hình xe chạy bằng phản lực. 41 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 44 I. Khảo sát học sinh về thái độ, kiến thức, phẩm chất năng lực sau 44 khi thực hiện đề tài. I.1. Về thái độ 44 I.2. Về kiến thức 44 I.3. Về phẩm chất 45 I.4. Về năng lực 45 II. Khảo sát đánh giá chéo giữa các nhóm 45 III. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 46 III.1. Mục đích của khảo sát. 46 III.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. 46 III.2.1. Nội dung khảo sát. 46 III.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá. 46 III.3. Đối tượng khảo sát. 46 III.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 46 đã đề xuất. III.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất. 46 III.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 47 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 48 I. Kết luận. 48 I.1. Ưu điểm. 48 I.2. Hạn chế. 48 I.3. Hướng phát triển đề tài. 49 II. Kiến nghị. 49 2
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên PTH Phòng thực hành SGK Sách giáo khoa TNST Trải nghệm sáng tạo CLB Câu lạc bộ THPT Trung học phổ thông 3
- PHẤN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (tháng 8/2015) Của Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh “Đa dạng hóa hình thức học tập” coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, TNST sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học. Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục. Ưu thế của giáo dục TNST trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Herman Ebbinghaus – nhà vật lí học người Đức, người đi tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm và trí nhớ đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ tiếp thu của bạn (từ một bài giảng) là 100% vào ngày thứ nhất thì tới ngày thứ hai, con số ấy sẽ giảm đi đáng kể từ 50-80% và cứ thế đến khi chỉ còn 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng. Tương tự như vậy, theo William Glasser, chúng ta chỉ học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ông cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc TNST thực tế. Hoạt động nhận thức của con người tuân theo quy luật nhận thức của triết học duy vật biện chứng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn- đó là con đường nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan” (VI. Lênin). Quá trình nhận thức Vật lí học cũng không vượt ra ngoài quy luật đó, bởi vật lí học là một nghành khoa học thực nghiệm, từ sự quan sát sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, các nhà khoa học xây dựng giả thuyết, tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng các giả thuyết và rút ra kết luận. Do đó hoạt động TNST Vật lí với hình thức tự thiết kế các sản phẩm giúp trực quan sinh động, tạo niềm tin ý chí, phát triển tư duy, khả năng nhận thức của HS, góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Cơ học, nền tảng của Vật lí học, được manh nha đầu tiên trong quá trình phát triển của vật lí học. Với các hoạt động săn bắn, hái lượm của thời kì nguyên thủy, các ngành sản xuất nhỏ, rồi đến các cuộc cách mạng công nghiệp…đã hình thành nên một nền Vật lí đa lĩnh vực. Trong cơ học, các định luật bảo toàn luôn đóng một vai trò trọng tâm. Định luật bảo toàn năng lượng luôn đúng trong mọi lĩnh vực, riêng định luật bảo toàn động lượng là một trường hợp riêng có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Việc ứng dụng định luật bảo toàn động lượng vào cuộc sống rất phổ biến như: Chuyển động của tên lửa, máy bay phản lực, hiện tượng giật lùi của khẩu đại bác hay báng súng khi bắn, chuyển động của vi sinh vật như bạch tuộc...Cho nên, với định luật bảo toàn động lượng, việc tiến hành các sản phẩm TNST rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khi học chương “Động lượng”, một số không ít HS thường cảm thấy kiến thức nhàm chán, lí thuyết khó, niềm tin về định luật bảo toàn động lượng chưa thuyết phục, kết quả đạt được chủ yếu vận dụng công thức giải bài tập… các em chưa tự kiểm chứng bằng thực nghiệm, chưa thấy được ý nghĩa tuyệt vời của định luật. 4
- Trong thực tế, tại trường THPT hiện nay, Bộ GDĐT đã triển khai rất nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học tích cực qua LMS như: PP bàn tay nặn bột, PPDH nhóm, PPDH theo trạm, PPDH đóng vai…tập huấn trực tiếp về các hoạt động NGLL, TNST sáng tạo, Stem…nhưng tần suất GV áp dụng vào thực tế còn rất ít, thậm chí có GV chưa từng thực hiện. Với lí do ngại thay đổi, ngại tìm tòi… Riêng bộ môn vật lí, GV gặp khó khăn trong tiến trình thực hiện thí nghiệm vì tốn nhiều thời gian, tốn kém, đặc biệt các sản phẩm tự thiết kế thường khó làm, ít thẩm mỹ, độ chính xác không cao do nhiều yếu tố không đảm bảo và đáp ứng điều kiện chuẩn. Xuất phát từ thực trạng nói trên tôi đề xuất đề tài nghiên cứu “Phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức Vật lí thông qua trải nghiệm tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề “Động lượng””. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của đề tài là nhằm giải quyết những vấn đề sau: - Điều tra thực trạng GV sử dụng, HS được học phương pháp TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. - Điều tra tính cấp thiết và khả thi của đề tài. - Hiểu về giáo dục TNST và tầm quan trọng của nó. - Đề xuất một số TNST trong chương trình Vật lí lớp 10 và lớp 11- Chương trình giáo dục 2018. - Tổ chức dạy học TNST chuyên đề “Động lượng”. Phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Tạo ra sản phẩm làm nguồn học liệu cho các năm học tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Hoạt động TNST trong giảng dạy vật lí. - Chuyên đề “Động lượng” sách giáo khoa Vật lí 10- Chương trình giáo dục 2018. - HS và các năng lực đặc thù của HS. - Máy tính với phần mềm Data Studio. - Bộ thí nghiệm đệm không khí. - Các sản phẩm TNST. 4. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực, các thông tư, văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, các văn kiện đại hội Đảng, sách giáo khoa, các phần mềm dạy học. 5
- - Phương pháp thực hành: Bố trí, lắp ráp, cải thiện các sản phẩm thí nghiệm, tổ chức hoạt động nhóm… - Phương pháp thực nghiệm, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, tham khảo và phát triển sáng kiến từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ tạp chí nghiên cứu giáo dục, mạng Internet…Phương pháp chuyển giao nhiệm vụ cho HS. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 giải pháp, trong đó 1 giải pháp chung cho nội dung chương trình vật lí 10, vật lí 11 và 2 giải pháp cho hoạt động TNST ở chủ đề “ Động lượng” trong chương trình giáo dục tổng thể Vật lí 10, áp dụng tại trường THPT Đô Lương 1 và các trường THPT trên địa bàn nơi tôi công tác. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ ngày 1/6/2022 đến ngày 15/4/2022 6. Tính mới, cải tiến, đóng góp mới của đề tài. - Sử dụng sự hỗ trợ máy tính với phần mềm Data Studio với kết quả cho ra đồ thị vận tốc chuyển động các vật trước và sau va chạm, bảng số liệu về thời gian và vận tốc của các vật va chạm, kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng một cách chân thực, rõ ràng hơn so với thực hành đo, ghi chép số liệu sau đó tính toán đưa ra kết quả của HS. - HS TNST cải tiến được nhiều phương án thí nghiệm kiểm chứng định luật mà tiết thực hành ở sách giáo khoa chỉ nêu ra hai phương án. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho HS tiếp cận được công nghệ số trong dạy học. - Các sản phẩm TNST chế tạo mô hình xe chạy bằng phản lực, mô hình tên lửa được cải tiến giúp hiện tượng rõ ràng hơn, mang đến niềm yêu thích và những ấn tượng khó quên cho HS. 6
- Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn I. Cơ sở lí luận I.1. Hoạt động nhận thức của HS trong dạy học. Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình sáng tạo tri thức trong bộ óc con người. Nhờ có nhận thức, con người mới có được ý thức về thế giới. Việc nhận thức thế giới của con người có thể đạt đến trình độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp ban đầu là nhận thức lí tính bao gồm: Cảm giác, tri giác và biểu tượng, trong đó con người phản ánh vào não những biểu hiện bên ngoài của sự vật khách quan, những cái đang trực tiếp tác động vào giác quan. Mức độ cao còn gọi là nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy, lúc này con người phản ánh vào não những thuốc tính bên trong của sự vật, những mối quan hệ có tính quy luật. Dựa trên những dữ liệu cảm tính, con người tổ chức các hoạt động phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa đưa ra các tính chất chủ yếu đối với hiện tượng và hình thành khái niệm. Đến đây, con người tư duy bằng khái niệm. Như vậy tư duy là mức độ cao của nhận thức, được hình thành và phát triển trong quá trình nhận thức tích cực của chính người đó. Là quá trình hoạt động trí tuệ, tư duy xác lập những mối quan hệ các tri thức về thực tại và xây dựng tri thức mới. Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan. Theo lí thuyết “vùng phát triển gần” của Vưgôtxki thì: Chỗ tốt nhất của sự phát triển trẻ em vùng phát triển gần. Vùng đó là khoảng cách giữa trình độ hiện tại của HS và trình độ phát triển cao hơn cần vươn tới. Do đó trong dạy học, GV cần có các phương pháp thích hợp để đưa HS vào hoàn cảnh phải tư duy. Quá trình nhận thức của người học: Người học có thể học thông qua việc tham gia vào các hoạt động tại một môi trường cụ thể. Các hoạt động đó sẽ đem lại những kinh nghiệm học tập nhất định, kinh nghiệm học tập sẽ cung cấp những điều cơ bản cho việc định hướng quan sát, dự đoán hiệu quả, đây là những căn cứ để tích lũy tri thức, hình thành dần khái niệm trừu tượng. Sau đó khái niệm trừu tượng có thể được tích cực thử nghiệm để lần lượt tạo ra những kinh nghiệm học tập mới. Quá trình này được lặp đi, lặp lại nhưng không trùng lên nhau mà theo đường xoáy trôn ốc và mở rộng. Sau một thời gian học tập thì số lượng khái niệm được tăng lên, nội hàm khái niệm cũng được tường minh dần dần. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt quá trình nhận thức của HS với quá trình nhận thức của các nhà khoa học là khác nhau. HS nhận thức là tìm lại cho mình những cái có sẵn trong sách vở, tài liệu. Điều quan trọng là HS phải “tự khám phá lại”, để có thói quen làm công việc khám phá đó trong hoạt động thực tiễn sau này. Hoạt động khoa học là sáng tạo, do đó không hy vọng HS nhờ áp dụng các phương pháp khoa học mà có được sáng tạo lớn như các nhà khoa học, chỉ muốn các em làm 7
- quen với với cách suy nghĩ khoa học, tạo ra những yếu tố ban đầu của hoạt động sáng tạo. Hoạt động nhận thức của HS hiện nay thay đổi nhiều so với trước đây. Nhờ sự phát triển công nghệ số, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo… mà HS bây giờ chủ động và sáng tạo hơn, các em đã có sẵn nhiều kiến thức cũng như kĩ năng trước khi đến lớp. Vì vậy, vấn đề giao nhiệm vụ cho HS thì việc tiếp nhận là nhẹ nhàng và có nhiều điểm sáng tạo. I.2. Giáo dục TNST và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục TNST. I.2.1. TNST và giáo dục TNST là gì? TNST là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. Giáo dục TNST, hiểu một cách đơn giản, là quy trình ‘học thông qua thực nghiệm’. Nói một cách cụ thể hơn, quy trình này bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự TNST và kết quả của sự TNST đó. Quy trình này giúp HS củng cố kiến thức, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng, hành xử mới và thậm chí là cách tư duy mới. Giáo dục TNST là phương pháp khuyến khích người học khám phá, thử nghiệm trực tiếp với kiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản thân về kiến thức ấy. Trong đó, GV chỉ đóng vai trò là người định hướng, định hình nên hành vi tích cực cho người học. Học tập TNST là học thông qua thực hành – người học là người tham gia tích cực trong quá trình giáo dục, không phải là nhân chứng thụ động. Trong học tập TNST, nội dung, ý tưởng hoặc khái niệm được học phải có sự liên quan đến cá nhân người học. Bất kỳ hoạt động nào cũng phải tạo nên những phản ứng, cảm xúc mạnh mẽ cho người học (hãy nghĩ về cảm xúc mạnh mẽ nhường nào đồi với một đứa trẻ để chúng có thể khiến nó tự nguyện ngã xe thêm 20 lần để hiểu thế nào là đạp xe?). Toàn bộ quá trình này sau đó sẽ thúc đẩy phản hồi, thay đổi và hành động – dưới hình thức các kỹ năng, thái độ, tư duy hoặc thực hành mới. I.2.2.Tầm quan trọng của hoạt động giáo dục TNST. Phương pháp giáo dục TNST được xem là có nhiều điểm ưu việt so với phương pháp giáo dục truyền thống (chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức/thông tin và truyền tải thông tin qua các bài giảng). Học thông qua thực hành là quá trình HS học từ kinh nghiệm của chính mình thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng khác với việc học thông qua đọc một cuốn sách tức là thông qua kinh nghiệm của người khác được đúc kết lại bằng văn bản. 8
- PHƯƠNG PHÁP HỌC TIÊU CHÍ PHƯƠNG PHÁP HỌC TNST TRUYỀN THỐNG Đối tượng trung GV HS tâm Trọng tâm giờ Nội dung lý thuyết (kiến Nội dung lý thuyết và hoạt động thực học thức trong sách giáo khoa) hành Nhiệm vụ của Lên kế hoạch, sắp xếp hoạt động để quá Truyền thụ kiến thức người dạy trình học – thực hành diễn ra thuận lợi Yêu cầu chính Thuyết phục người học Lắng nghe, chia sẻ, đồng hành cùng với người dạy tham gia hoạt động học tập hoạt động TNST của người học Tâm thế của Bị động Chủ động người học Quan điểm của Không có hoặc hạn chế bày Chủ động bày tỏ người học tỏ Không gian học Trong và ngoài lớp học Trong lớp học tập Trong nước và thế giới Học qua dự án, STEM, tham gia cuộc Phương pháp tiếp Đọc chép, nghe nhìn, trình thi, tổ chức sự kiện, đi dã ngoại, trại hè thu kiến thức chiếu… quốc tế, du lịch trong nước và quốc tế… Liên hệ với thực Rất ít Rất nhiều. tiễn Kết quả của Thể hiện qua sự phát triển tư duy, thể Thể hiện qua điểm số người học chất, kỹ năng sống Lựa chọn của Rất ít Rất nhiều người học Hoạt động TNST, theo thiết kế của chương trình, sẽ sử dụng những thành tựu của các môn học cộng với yêu cầu xã hội để tạo thành chương trình hoạt động cho HS. Đây là một cách giúp HS thích ứng với xã hội. Cụ thể, Học TNST giúp HS: - Tăng tính chủ động, sáng tạo cho người học Đa dạng cách thức dạy và học giúp HS được tiếp thu kiến thức thông qua nhiều vai trò, trong nhiều bối cảnh khác nhau. 9
- Chẳng hạn trong sự kiện của CLB hay các sự kiện lớn của trường, HS có thể tham gia với vai trò trưởng ban tổ chức hay thành viên từng tiểu ban. Đây là là cơ hội tốt để các bạn tích lũy các kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống,… cũng như hình dung được cách thức để tổ chức một sự kiện. Đứng trước mỗi thử thách mới như trên, người học sẽ dần hình thành khả năng thích ứng, tư duy sáng tạo linh hoạt, phân tích và tìm ra các phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy triệt để khi bạn tự mình triển khai công việc và đối diện với những khó khăn mà nó mang lại. -Tăng khả năng ghi nhớ kiến thức Con người thường sử dụng nhiều hơn một giác quan để tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Đối với phương pháp học TNST, người học phải sử dụng cả thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác,… Khi quan sát bằng thị giác, cảm nhận bằng xúc giác,… cơ chế của não bộ sẽ tiến hành ghi chép, tổng hợp thông tin từ các hoạt động đó một cách chủ động hơn. Có thể nói, việc sử dụng đa giác quan trong suốt quá trình học làm tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn. - Khắc phục sự nhàm chán trong việc dạy và học Phương pháp này tạo cơ hội cho người học được trực tiếp thực hành, nêu lên quan điểm, bày tỏ ý kiến,…về một chủ đề liên quan đến khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Từ đó, HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn, chuyên tâm hơn nên ít mắc phải các vấn đề về tuân thủ kỷ luật trong tiết học. Trong khi đó, GV từ vị trí người truyền đạt kiến thức chuyển sang lên kế hoạch, định hướng, hướng dẫn trong suốt buổi học. Điều này giúp thầy cô giáo linh hoạt phương pháp giảng dạy, đồng thời, hạn chế cảm giác chán nản do giảng bài liên tục mà không nhận được sự tương tác từ phía học trò. - Tăng khả năng ứng dụng các kỹ năng vào thực tế I.3. Quy trình thực hiện hoạt động giáo dục TNST . Phương pháp học TNST là một quy trình gồm 5 bước khép kín như sau: TNST: Người học thực hiện một hoạt động thực tế tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, trước khi được chỉ dẫn cụ thể về cách làm. báo: HS chia sẻ lại các kết quả, chú ý và những điều quan sát, cảm Thông nhận được trong phần hoạt động đã thực hiện của mình. luận: Người học cùng thảo luận, nhìn lại cả quá trình TNST, phân Thảo tích và phản ánh lại. HS sẽ liên hệ TNST với chủ đề của hoạt động và các kỹ năng học được. 10
- quan: Liên hệ những kết quả và điều học được từ TNST với các ví dụ Tổng trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy người học suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học đường vào các tình huống khác như thế nào. Triển khai: Người học sử dụng những kỹ năng hiểu biết mới vào cuộc sống thực tế của mình. Các bạn trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác – thực hành. Các bước thiết kế một tiết hoạt động TNST: 1. Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động TNST. 2. Đặt tên cho hoạt động. 3. Xác định mục tiêu của hoạt động. 4. Xác định nội dung và hình thức của hoạt động. 5. Chuẩn bị hoạt động. 6. Lập kế hoạch. 7. Thiết kế chi tiết hoạt động. 8. Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động. I.4. Đánh giá trong tổ chức hoạt động TNST Trong hoạt động TNST, đánh giá HS và đánh giá chương trình TNST là vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp GV đánh giá đúng được năng lực của HS, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân HS. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phương pháp chỉ đạo thực hiện chương trình TNST trong nhà trường đạt hiệu quả hơn. Hình thức đánh giá : Đánh giá bằng nhận xét, đánh bằng động viên, đánh giá bằng xếp loại. Kĩ thuật đánh giá: đánh giá quan sát hoạt động, đánh giá qua hồ sơ hoạt động, đánh giá qua sản phẩm hoạt động, đánh giá qua thảo luận, phỏng vấn sâu, HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá chéo. Công cụ đánh giá của GV bao gồm: Phiếu quan sát HS, bảng kiểm, nhật kí, câu hỏi, bài tập tình huống... Công cụ tự đánh giá của HS bao gồm: Phiếu tự đánh giá, bản thu hoạch cá nhân,... 11
- I. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2022-2023, giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp là nội dung bắt buộc đối với chương trình lớp 10, thời lượng 4 tiết/1 tuần. Ngoài ra, Trường THPT Đô Lương 1 đã tổ chức nhiều hoạt động TNST do Đoàn trường phụ trách như tổ chức hội chợ, chương trình xuân yêu thương, body and mine,…để hs được trải nghiệm kinh doanh, trải nghiệm năng lực bản thân. Tuy nhiên, hoạt động TNST trong môn học, đặc biệt môn Vật lí đã thực hiện là rất ít. Một số hình ảnh hoạt động TNST trườngTHPT Đô Lươn 1 năm học 2021-2022 II.1. Thực trạng GV sử dụng phương pháp hoạt động TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. Để nắm được thực trạng sử dụng phương pháp hoạt động TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay, tôi đã sử dụng phương pháp trao đổi bằng bảng hỏi, thống kê bằng biểu đồ %. Nội dung khảo sát: “Khảo sát thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ở trương THPT hiện nay”, số lượng bao gồm 8 câu hỏi (Phụ lục 1). Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1ICNTH15dXPA4bnaLbYOKvRtMUE2OYCcp bU71Oo_xbK0/edit Biểu đồ khảo sát thực trạng GV sử dụng phương pháp hoạt động TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. 12
- Qua khảo sát 36 GV vật lí ở 4 trường THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3 và THPT Đô lương 4 (Phụ lục 1) tôi nhận thấy: Mức độ thường xuyên GV sử dụng phương pháp dạy học TNST chưa nhiều (75% Thỉnh thoảng), trong khi đó GV vẫn công nhận mức độ hiệu quả (61.1%), hiệu quả cao (36,1%). Tình trạng các GV tự tạo thí nghiệm trực quan rất ít (Rất ít: 88.9%) , việc giao nhiệm vụ về nhà cho HS tự tạo thí nghiệm ứng dụng sau khi học một chủ đề rất ít (77.8%), chưa bao giờ (16.7%). GV ứng dụng CNTT vào tiết thực hành để thu thập, xử lí số liệu còn hạn chế (50.0% rất ít, 30.6% chưa bao giờ). Với chủ đề “Động lượng”, đa số GV dạy theo phương pháp truyền thống (63.9%), không thực hiện thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng (77.8%). Nguyên nhân của hạn chế trên là do GV cảm thấy dạy học TNST cũng như tự tạo thí nghiệm mất thời gian (44.4%), sản phẩm khó thành công (41.7%). Điều này là một đặc điểm cần khắc phục với tất cả các môn học đặc biệt là môn học Vật lí, môn học của thực nghiệm. II.2. Thực trạng HS được học phương pháp hoạt động TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. Để nắm được thực trạng HS được học phương pháp hoạt động TNST trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay, tôi đã sử dụng phương pháp trao đổi bằng bảng hỏi, thống kê bằng biểu đồ %. Nội dung khảo sát: “Khảo sát thực trạng học sinh về phương pháp học trải nghiệm trong môn học vật lí”, số lượng bao gồm 8 câu hỏi (Phụ lục 2). Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1qmkQLuFQMcfJ1piV4Bg9Jcxr R9aAQIAlWV1ZMgYPck/edit Biểu đồ khả sát thực trạng học sinh về phương pháp học trải nghiệm trong môn học vật lí. Qua khảo sát 278 HS ở 4 trường THPT Đô Lương 1,THPT Đô Lương 2, THPT Đô Lương 3 và THPT Đô Lương 4 (phụ lục 2) tôi nhận thấy: Mức độ HS được học phương pháp TNST trong DH Vật Lí còn hạn chế (69.1% chưa bao giờ), GV giao nhiệm vụ tự tạo thí nghiệm rất ít (41.1% chưa bao giờ, 35,3% thỉnh thoảng), trong khi đó mong muốn kiểm chứng định luật mà cụ thể là định luật bảo toàn động lượng thì tương đối cao (61.5% rất mong muốn, 33,8% mong muốn). Nếu được trải nghiệm với sản phẩm chính các em tạo ra, các em rất thích thú (70.5%), thể hiện sự tò mò, thích khám phá của HS hiện nay. Các em rất thích thú và thường xuyên tham gia hoạt động nhóm (56.1% thường xuyên, 24,1% rất 13
- thường xuyên) và cảm thấy hiểu bài hơn nếu giáo viên dùng thí nghiệm thật (74.8%). Hiện tại, sau khi học một chủ đề vật lí, cơ bản các em chỉ vận dụng lí thuyết để giải bài tập (75.9%), tạo ra các mô hình chỉ chiếm 6.5%. Nhiều em có khả năng tạo ra các phương án thực nghiệm nếu được giao việc (0% không có phương án nào). II.3. Kết luận chung. Thực trạng của GV bộ môn vật lí của huyện nhà hiện nay qua khảo sát cho thấy: Nhiệt huyết trong nghề, vẫn đang cố gắng áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học. Bên cạnh một số GV rất nhiệt huyết, không ngại khó, trở thành cốt cán trong chuyên môn thì nhiều GV còn ngại khó, chưa sắp xếp thời gian hợp lí để bứt phá, đặc biệt chưa cố gắng sử dụng hoặc tìm tòi sáng chế các thí nghiệm cho môn học đặc thù của mình. Khi dạy học chủ đề động lượng, GV rất ít, thậm chí chưa bao giờ triển khai kiểm chứng định luật bằng thực nghiệm hay tạo mô hình thí nghiệm ứng dụng định luật. Tiết thực hành chưa thực hiện do không có bộ thí nghiệm đệm không khí, các phương án kiểm chứng còn ít, chủ yếu theo 2 phương án SGK đưa ra mà chưa có sự sáng tạo. Thực trạng HS hiện nay: Sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ, sáng tạo, nhiệt huyết, nhạy bén trong CNTN cũng như các hoạt động xã hội. Vấn đề dạy học vật lí hiện nay cần thay đổi từ tư duy tới thực tiễn. Cần áp dụng mạnh mẽ các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học, kích thích sự đam mê, hứng thú, sáng tạo… của HS. Đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và của nhân loại trong kỉ nguyên 4.0. 14
- Chương II. Giải pháp thực hiện I. Đề xuất một số sản phẩm TNST có thể thực hiện trong chương trình Vật lí 10, Vật lí 11 chương trình giáo dục 2018. Khối Nội dung nhiệm vụ TNST thiết kế Phương pháp, tài liệu học tập. Đo gia tốc chuyển động thẳng biến đổi - Phương pháp thực nghiệm. Khối đều. - Hoạt động nhóm. 10 - Đệm không khí, phần mềm Data Stadio. Kiểm chứng định luật 1 và định luật 2 - Phương pháp thực nghiệm. Newton. - Hoạt động nhóm. - Đệm không khí, phần mềm Data Stadio. Các dạng cân bằng: Xây cầu và tháp + HĐ 1: xây cầu bằng gỗ vững cân bằng bền vững. chắc và dài nhất. + HĐ 2: xây tháp bằng gỗ vững chắc và cao nhất. + HĐ 3: chế tạo con lật đật bằng vỏ trứng - Chuyển động bằng phản lực: tên lửa Mỗi nhóm gồm 10 HS tự chuẩn nước. bị ống nước nhựa, co nối, keo - Xe đồ chơi chạy bằng phản lực. dán, vòi bơm xe đạp hoặc honda, dây rút, băng keo non, chai nhựa 1,5 lít. - Kiểm chứng định luật bảo toàn cơ - Phương pháp thực nghiệm. năng - Hoạt động nhóm. - Đệm không khí, phần mềm Data Stadio. - Chuyên đề Trái đất và bầu trời - Phương pháp thực nghiệm. - Hoạt động nhóm. - Kính thiên văn. - Dao động điều hòa - Mỗi nhóm tạo một sản phẩm Khối mô tả dao động điều hòa. 11 - Sóng dừng - Tạo sóng dừng bằng lửa. 15
- - Sóng âm - Các trò chơi với sóng âm - Tụ điện - Chế tạo tụ điện. - Dòng điện, mạch điện - Thiết kế mạch điện một chiều đơn giản. - Nguồn điện - Trải nghiệm chế tạo pin điện hóa. -Trải nghiệm chế tạo acquy. 16
- II. Hoạt động TNST tự thiết kế các sản phẩm sau khi học chủ đề “Động lượng” II.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng. II.1.1. Động lượng. * Động lượng: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: p m v Đơn vị động lượng là kg.m/s *Ý nghĩa vật lý của động lương: Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật tương tác với nhau. II.1.2. Định luật bảo toàn động lượng. * “Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng không đổi” p p ... pn p (Không đổi) 1 1 * Nếu hệ kín chỉ có 2 vật thì: m v m v const 11 2 2 Hay: m v m v m v, m v. 11 2 2 11 2 2 Trong đó: v : Vận tốc vật 1 trước va chạm. 1 v : Vận tốc vật 2 trước va chạm. 2 , v1 : Vận tốc vật 1 sau va chạm. v , : Vận tốc vật 2 sau va chạm. 2 II.2. Hoạt động tự thiết kế các phương án kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng thông qua bộ thí nghiệm đệm không khí có hỗ trợ phần mềm Data Studio. II.2.1. Tiến trình hoạt động TNST. 1. Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động TNST sáng tạo: - 100% HS hứng thú tham gia. 2. Đặt tên cho hoạt động: - Kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng bằng thực nghiệm. 3. Xác định mục tiêu của hoạt động: - Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng với nhiều phương án khác nhau; tạo hứng thú, niềm tin cho HS. 17
- - Phát triển các năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, công nghệ, tính toán, tin học, thẩm mỹ, ngôn ngữ… - Phát triển các phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4.Xác định nội dung và phương pháp của hoạt động: - Nội dung: + Nghiên cứu lí thuyết định luật bảo toàn động lượng. + Dựa vào lí thuyết, nghiên cứu sử dụng đệm không khí có sự hỗ trợ máy tính kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng với nhiều phương án khác nhau. - Phương pháp: + Hoạt động nhóm. + Phương pháp vấn đáp. + Phương pháp thí nghiệm thực hành. 5.Chuẩn bị hoạt động: - Lập nhóm và nhóm trưởng: Chia lớp 10T7 thành 4 nhóm. Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm trưởng Duy Lâm Ly Hậu 1 Hiệp Oanh Thành Kiệt 2 Dũng Thảo Hoàng Hoàng Thành 3 Đào Trang Lợi Lợi viên 4 Hiếu Thành Hằng Hằng 5 Yến Phong T.Anh Thơ 6 Giang Linh Huy N.Anh 7 Cảnh Kiên Hà Đăng 8 Uyên H.Phong Thuận Hùng 9 Thơ Ánh Phúc Thắng - Chuẩn bị dụng cụ: + Đệm không khí. + Hai xe trượt. + Gia trọng. + Lò xo, vòng giun. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn