intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng của kĩ năng lắng nghe tích cực ở đối tượng học sinh THPT; Nghiên cứu những biện pháp phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực của học sinh THPT; Nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp nâng cao kĩ năng lắng nghe tích cực của học sinh lớp chủ nhiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

  1. PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lắng nghe tích cực là khi người nghe có thái độ chân thành và cố gắng để hiểu rõ những gì đang được nói bởi người nói, khi lắng nghe tích cực, người nghe không chỉ nghe những gì đang được nói mà còn quan tâm đến cảm xúc, biểu cảm và tình huống của người nói và đôi khi cho ý kiến phản hồi hợp lý mà không vội đánh giá hay phán xét. Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thường được nhìn nhận là biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác, nhờ đó làm cho việc giao tiếp, thương lượng và hợp tác của họ hiệu quả hơn. Lắng nghe tích cực cũng góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và xây dựng mối quan hệ với đối tác một cách hiệu quả hơn. Kĩ năng lắng nghe tích cực có quan hệ mật thiết với các kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. Ngạn ngữ Nga có câu “Con người mất ba năm để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe” hay nhà triết học Đê – Nông người Hy Lạp từng nói “Chúng ta có hai cái tai để nghe và một cái mồm để nói, nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn” là để nói về tầm quan trọng của việc lắng nghe. Trong cuộc sống vội vã như ngày nay, con người hiếm khi có thời gian lắng nghe lẫn nhau, đôi khi cuộc đối thoại với nhau lại bằng như đoạn hội thoại được ghi âm sẵn và gửi nhắn nhủ cho nhau, hoặc là những tin nhắn vội vã gửi qua các trang mạng xã hội, bởi sự bộn bề của cuộc sống và sự tiện ích của công nghệ đã làm cho phương thức giao tiếp trực tiếp bị hạn chế, nên người ta không có thời gian để lắng nghe nhau, và cũng không thể hiểu hết nội dung của những đoạn hội thoại được gửi qua mail khi không hiểu hết được cảm xúc qua câu chuyện người nói. Chính vì vậy, lắng nghe và lắng nghe tích cực trong bối cảnh hiện nay càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, đang trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng thật tốt chuẩn bị cho tương lai sau này. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều học sinh THPT bị tác động mạnh mẽ bởi đời sống công nghệ, việc bị chi phối bởi các công nghệ hiện đại đã làm cho các em hạn chế rất nhiều trong giao tiếp trực tiếp hay diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác nghe và hiểu, nhiều em học sinh còn gặp khó khăn trong kỹ năng lắng nghe và hiểu được suy nghĩ của người khác, thậm chí nhiều em học sinh vừa không có kỹ năng lắng nghe nhưng vừa có thái độ hành động gây tổn thương cho bạn bè, thầy cô và gia đình bằng sự vô tư của mình mà các em coi đó là việc làm bình thường, làm thế nào để các em hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ, làm thế nào để các em “biết nghe” và “biết nói” đúng nghĩa, làm thế nào để trong tập thể lớp các em có thể thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh bằng sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống, một phần vai trò này thuộc về công tác giáo dục. Trang 1
  2. Với công chủ nhiệm, giáo viên lại càng vất vả hơn khi nhiều học sinh có cái tôi quá lớn, tự khẳng định mình quá cao nên kỹ năng lắng nghe của các em ngày càng hạn chế, nhiều em có thói quen chỉ muốn nói chuyện và tự kể chuyện của mình mà không quan tâm đến ý kiến của người đối diện, nhiều em lại nghĩ rằng mình có kinh nghiệm, hiểu biết hơn người và không cần phải có kỹ năng lắng nghe những ý kiến của người khác, nhiều em lại phụ thuộc vào công nghệ khi mọi vấn đề đều có thể tra cứu qua google. Điều này dẫn đến sự thiếu tôn trọng và sự thiếu hiểu biết về đối phương, hiểu biết về cuộc sống đặc biệt là đối với học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành phải cần hơn nữa rèn kỹ năng lắng nghe trong học tập và ứng dụng trong thực tiễn. Chính vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT” để nghiên cứu và ứng dụng trong công tác chủ nhiệm lớp. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng của kĩ năng lắng nghe tích cực ở đối tượng học sinh THPT. - Nghiên cứu những biện pháp phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực của học sinh THPT - Nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp nâng cao kĩ năng lắng nghe tích cực của học sinh lớp chủ nhiệm 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Học sinh THPT - Lớp chủ nhiệm: 10D6, 12A8 4. Cấu trúc đề tài Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau: Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần 2: NỘI DUNG Phần 3: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ Phần 4: PHỤ LỤC 5. Tính mới của đề tài - Có nhiều kĩ năng được phát triển cho học sinh, nhưng kĩ năng lắng nghe là một trong những kĩ năng quan trọng phát triển các năng lực khác, đây là lần đầu tiên với vai trò chủ nhiệm tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua các hoạt động như sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động chuyên môn, hoạt động trải nghiệm. - Qua đó phát triển cho học sinh những năng lực như năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trang 2
  3. PHẦN 2 - BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THPT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề. 1.1. Cơ sở lý luận. * Các khái niệm cơ bản - Nghe: theo nghĩa đen là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói. Nói cách khác nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác (Từ điển tiếng Việt). - Lắng nghe: là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền. Lắng nghe giúp người ta hiểu được nội dung thông tin, từ đó mới có thể dẫn tới những hoạt động tiếp theo của quá trìn giao tiếp (Từ điển tiếng Việt). - Kỹ năng: là những khả năng, kiến thức và năng lực mà một người sử dụng để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề nào đó. Kỹ năng có thể bao gồm cả khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế, cũng như khả năng thích nghi và học hỏi trong các tình huống mới (Từ điển tiếng Việt). - Kỹ năng lắng nghe: là khả năng tập trung vào người nói và hiểu rõ ý nghĩa của những gì họ đang truyền tải. Điều này bao gồm việc chú ý đến nội dung được truyền tải và cả những cảm xúc, suy nghĩ, động cơ của người nói. Kỹ năng lắng nghe còn là việc phản hồi lại người nói bằng cách sử dụng các câu hỏi, tóm tắt lại những gì đã được nghe để đảm bảo rằng thông điệp đã được hiểu đúng và đầy đủ. (Wikipedia tiếng việt) - Lắng nghe tích cực: Lắng nghe tích cực là phải biết lắng nghe người khác, lắng nghe tập trung vào lời nói, ánh mắt và cử chỉ của đối phương để thể hiện sự tôn trọng với họ, dễ dàng thấu hiểu, đào sâu được vấn đề cốt lõi, truyền đạt thông tin cụ thể giúp tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình giao tiếp để đi đến kết quả tốt đẹp. (Wikipedia tiếng việt) - Hành động tích cực: Hành động tích cực là biểu hiện của người có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống đối với bản thân và cộng đồng (Wikipedia tiếng việt) 1.2. Sự cần thiết của kỹ năng lắng nghe tích cực đối với học sinh THPT Dưới sự tác động của nhiều luồng thông tin thiếu lành mạnh đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thế hệ trẻ ngày nay, những hệ lụy trong cuộc sống và cộng đồng, như nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống như đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động các phong trào và hoạt động tập thể do nhà trường, địa phương tổ chức, lười học tập, lao động, không dám đấu tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của Trang 3
  4. người khác, ích kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến tình hình đất nước, một bộ phận thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Những hạn chế trên đây một phần xuất phát từ thực trạng của xã hội hiện đại, xã hội ngày càng tiến bộ hơn, giàu mạnh hơn nhưng cũng có nhiều thành thiếu niên học sinh sống ích kỷ, vô ơn, họ cho rằng những gì họ đang có hiện nay là hiển nhiên, nên sống chủ yếu cho bản thân mà thiếu sự quan tâm chia sẻ với người khác. Trước thực trạng đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã Ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 về việc “Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, đầy đủ kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, kỹ năng lắng nghe tích cực, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, trong đó kỹ năng lắng nghe tích cực đối với học sinh là một sự cần thiết trong rèn luyện và giáo dục cho học sinh THPT hiện nay. 1.3. Vai trò của lắng nghe tích cực đối với học sinh THPT Tiếp nhận thông tin: Thông thường, người nghe có tương tác cao với người nói, họ cần nhớ lại các chi tiết cụ thể, đặc biệt là khi người nói đang hướng dẫn, giới thiệu về một quy trình, hoạt động cụ thể hoặc đưa ra những thông tin mà người nghe cần có trách nhiệm truyền đạt lại cho nhiều người nữa. Thể hiện người có hiểu biết: Kỹ năng lắng nghe tốt thể hiện một người có sự hiểu biết sâu sắc, có thể phân tích và đánh giá chất lượng thông tin, lập luận của người nói, điều này đồng thời cũng cho thấy họ là người có tư duy phản biện và tôn trọng người khác. Mở rộng kiến thức: Khi lắng nghe, chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều mới từ đối phương. Đây chính là cơ hội để nâng cao hiểu biết và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Xây dựng lòng tin: Khi người nói cảm thấy đối phương tập trung lắng nghe và không phán xét hay can thiệp những lời mình nói, họ sẽ có cơ hội tâm sự và kể chuyện nhiều hơn, điều này rất hữu ích khi gặp khách hàng hoặc đối tác làm việc mới. Nhận biết và giải quyết vấn đề: Kỹ năng lắng nghe tích cực giúp người nghe dễ dàng nhận ra những khó khăn mà đối phương đang gặp phải hoặc các vấn đề không mong muố, điều này giúp họ nhanh chóng xác định và có kế hoạch, phương pháp để giải quyết chúng. Trang 4
  5. Mở rộng và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp: Khi chân thành lắng nghe người khác nói, đối phương sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái và giao tiếp thường xuyên hơn, điều này giúp mở rộng và nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ, phát triển hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác, khách hàng. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thực trạng chung của học sinh THPT về các kỹ năng trong cuộc sống. Chúng ta đang sống trong một thế giới ồn ào, nơi các mạng xã hội và giao tiếp thông qua trung gian như Facebook, Zalo, Instagram,... khuyến khích mỗi người liên tục nói, viết và đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, chúng ta thường khó lắng nghe nhau một cách cẩn thận, chính vì vậy việc phát triển kỹ năng lắng nghe là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong một tập thể. Chúng ta đang sống thế giới mà bất cứ nơi đâu chúng ta cũng thể nói được, thể hiện được, nhưng để lắng nghe được lại càng trở nên khó khăn trong thế giới ồn ào này Đặc biệt là học sinh hiện nay có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp, chăm chú xem điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác mà không thích khám phá, ngại giao tiếp, thụ động trong các hoạt động đã trở thành nỗi băn khoăn của rất nhiều người đặc biệt là của các bậc phụ huynh. Chính vì lẽ đó phát triển kĩ năng lắng nghe trở thành đề tài quan tâm của nhiều người, và đặc biệt là làm thế nào để học sinh có thể phát triển được kĩ năng lắng nghe, làm thế nào để học sinh có thể chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh về những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, để hướng tới sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau, đó cũng là một trong những phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới. 2.2. Thực trạng của học sinh lớp chủ nhiệm Để hiểu rõ hơn về thực trạng của học sinh THPT nói chung hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát về học sinh lớp chủ nhiệm, để hiểu thêm về những hạn chế của các em trong kỹ năng sống, nhất là kỹ năng lắng nghe. Khi tôi tiến hành khảo sát về thực trạng về mức độ thấu hiểu sẻ chia của học sinh lớp chủ nhiệm thì được kết quả như sau: Trang 5
  6. Kết luận: Với bảng khảo sát thực trạng về mức độ thấu hiểu sẻ chia của học sinh lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy có điểm tương đồng ở những học sinh được hỏi như sau: Về kỹ năng “lắng nghe bạn bè chia sẻ” thì mức độ “rất thường xuyên” và “thường xuyên” chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 3/46 (6,5%0 và 8/46 (7,4%) , điều đó cho thấy rằng rất nhiều em học sinh bàng quan trước những cảm xúc của bạn bè xung quanh. Trong khi có đến 30/46 bạn chiếm tỷ lệ (62,5%) lại trả lời là thỉnh thoảng, kết quả này cũng phản ánh chân thực rằng đa số các em học sinh không quan tâm nhiều đến những cảm xúc cảu các bạn, có đến 9/46 em học sinh còn cho biết mình không bao giờ muốn lắng nghe chia sẻ của các bạn của mình, một tỷ lệ tương đối cao trong tập thể có 46 em học sinh (19,5%). Còn khi hỏi các em về “mức độ thấu hiểu câu chuyện mà bạn bè chia sẻ cho các em như thế nào?” thì cũng có kết quả tương tự có tới 31/46 em học sinh trả lời “chưa thấu hiểu” chiếm tỷ lệ tương đối cao (67,4%), còn lại những bạn khác trả lời “rất thấu hiểu” 8/46 tỷ lệ (17,4%), “thấu hiểu” 6/46 (13%), những con số chiếm tỷ lệ rất thấp và cũng phản ánh chân thực của thực trạng về mức độ lắng nghe và thấu hiểu của học sinh hiện nay. Còn có 6/46 em chiếm (13%) em còn thấy rằng mình không có cảm giác gì trước những câu chuyện của bạn bè và đó là điều đáng buồn hiện nay. Đối với kỹ năng chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa và lan tỏa những hành động đẹp của các bạn học sinh xung quanh lại càng hạn chế hơn, khi có đến 32/46 chiếm tỷ lệ 69,6%em trả lời “không bao giờ” làm việc đó, một số lượng nhỏ các em học sinh biết chia sẻ nhiệt tình 3/46 (6,5%), và có đến 9/46 (9,8%) em học sinh còn không có động thái gì trước những câu chuyện và hành động đẹp của các bạn học sinh khác, đó phải chăng là một lớp học sinh không cảm xúc trước những tình huống của đời thường, và đó cũng là thực trạng đáng cảnh báo đối với chúng ta trước một lớp trẻ có nguy cơ thờ ơ. Và khi hỏi các em học sinh với câu hỏi “Em có trở thành đối tượng mà bạn bè thường xuyên tìm đến để chia sẻ câu chuyện của bản thân không” thì cũng tương tự những em mà thờ ơ trước thực trạng xã hội đó cũng là những em ít nhận được sự Trang 6
  7. quan tâm chia sẻ của những người xung quanh, có tới 34/46 em chiếm tỷ lệ (73,9%) là trả lời “không thường xuyên” được bạn bè tìm đến để hỏi han, quan tâm, và đây cũng là một thực trạng đáng báo động đối với học sinh hiện nay. Như vậy, qua bảng số liệu khảo sát, tôi nhận thấy một thực trạng đáng báo động đối với học sinh lớp chủ nhiệm của tôi hiện nay rằng: Học sinh hiện nay do có những mối quan tâm khác mà chủ yếu là phụ thuộc trên các trang mạng xã hội nên không biết đến những thực trạng xung quanh, không hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết trước một bối cảnh xã hội năng động như hiện nay. Nhiều em học sinh đi học thậm chí chưa bao giờ thoát khỏi khẩu trang, đặc biệt là từ sau dịch cúm Covid 19 đến nay. Ví dụ trong lớp 12A8 có một em học sinh chưa bao giờ bạn bè và giáo viên chủ nhiệm nhìn thấy mặt, và điều đáng buồn là dù nói thế nào? Ai nói gì? Thì em học sinh này cũng không bao giờ tháo khẩu trang ra. Đó là thực trạng của học sinh hiện nay. Nhưng ngược lại, khi tôi tiến hành khảo sát về nhu cầu mong muốn của học sinh về mức độ muốn được chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe của người khác về bản thân, về những tình huống trong cuộc sống cho bạn bè thì tôi lại khá bất ngờ với các câu trả lời các em lựa chọn với kết quả sau đây: Trang 7
  8. Kết luận: Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng mặc dù thực trạng về mức độ lắng nghe và thấu hiểu còn hạn chế của các em học sinh, nhưng trong lớp chủ nhiệm có rất nhiều em có nhu cầu mong muốn được quan tâm chia sẻ từ người khác. Ví dụ khi hỏi “Em mong muốn mình được sẻ chia và cảm thông trong mọi hoàn cảnh ở mức độ nào?” thì có tời 25/46 em trả lời “Rất muốn được chia sẻ” chiếm tỷ lệ 54,4% của lớp và cso tới 16/46 em chiếm tỷ lệ 34,8% của lớp trả lời “Muốn được chia sẻ”, điều này chứng minh rằng rất nhiều em học sinh đều có nhu cầu muốn được người khác quan tâm và thấu hiểu bản thân mình, trong khi “không muốn chia sẻ” chiếm tỷ lệ rất ít trong tập thể lớp, qua đó tôi khẳng định rằng ai cũng có nhu cầu được quan tâm, chia sẻ từ người khác nhưng bản thân mình thì rất ngại để giao tiếp trao đổi thông tin, và đó chính là sự hạn chế của kỹ năng lắng nghe của học sinh, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe tích cực. Với câu hỏi “Em muốn bạn bè em quan tâm, hỏi han tới em ở mức độ nào?” thì cũng tương tự thì đã có 29/46 em đã trả lời muốn được “quan tâm thường xuyên” chiếm 63% số học sinh trong lớp, trong khi chỉ có 3/46 em học sinh trả lời “không muốn được quan tâm”, hay khi hỏi các em với câu “Em có thực sự cần thầy cô, bạn bè tư vấn cho mình trước những tình huống khó khăn?” thì cũng có đến 25/46 em chiếm tỷ lệ 54,3% trả lời “Rất cần”, trong khi có 4/46 em trả lời “không cần” đến những người khác tư vấn trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Còn với câu “Em cảm thấy như thế nào khi mình được bạn bè, thầy cô thấu hiểu trước những khó khăn của bản thân?” thì có đến 25/46 em học sinh trả lời “cảm thấy rất vui” khi được người khác quan tâm chia sẻ, và có đến 13/46 em học sinh cho rằng “rất có ý nghĩa” khi được người khác thấu hiểu sẻ chia trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Nhìn tổng thể, thì tôi nhận ra rằng nhu cầu mong muốn của các em học sinh nói riêng hay của bản thân mỗi cá nhân nói chung đề muốn được người khác quan tâm và chia sẻ, cũng như muốn được giải bày cho người khác về những khó khăn vất vả mà bản thân mỗi người trong cuộc sống vấp phải, tuy nhiên để thể hiện ra và để thể hiện sự quan tâm với người khác đôi khi đó phải nói đến những kỹ năng có được của học sinh, tuy nhiên do tác động trước thời đại công nghệ nên nhiều em học sinh hiện nay rất hạn chế về kỹ năng lắng nghe để thấu hiểu, lắng nghe để sẻ chi, lắng nghe để giải bày… 3. Những nguyên tắc trong kỹ năng lắng nghe tích cực. Để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực hco học sinh, nhất là học sinh THPT cần phải dựa trên các nguyen tắc trong kỹ năng giao tiếp, vì đó là cơ sở để các em uốn nắn và dần hình thành được các kỹ năng tích cực trong lắng nghe. + Tập trung vào nghệ thuật giao tiếp và lắng nghe một cách chủ động . + Tập trung vào cuộc trò chuyện là yếu tố hàng đầu góp phần thành công trong kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Trang 8
  9. + Tuyệt đối không được ngắt lời, cuộc nói chuyện giữa nhiều người thì việc ngắt lời người đang nói được coi là sự bất lịch sự + Thấu hiểu khi lắng nghe, thể hiện điều này bằng các điệu bộ đơn giản như việc hiểu được mong muốn và các ngôn ngữ không lời của đối phương + Không phán xét hay áp đặt đối phương, việc nghe và phán xét người khác là điều tối kỵ trong giao tiếp + Sử dụng ngôn ngữ hình thể, lắng nghe thành công không chỉ dừng lại ở việc bạn chú tâm lắng nghe hay thấu hiểu mà đối phương mong muốn nhận được một số cử chỉ từ bạn II. Các giải pháp nhằm phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. 1. Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe để điều chỉnh bản thân. Điều chỉnh suy nghĩ để điều chỉnh bản thân nghe thì có vẻ rất đơn giản, nhưng đối với học sinh, nhất là học sinh THPT việc điều chỉnh suy nghĩ để điều chỉnh bản thân là việc rất khó đối với người làm công tác chủ nhiệm, kể cả khi đã nâng cao được nhận thức cho học sinh về kỹ năng lắng nghe tích cực nhằm thay đổi suy nghĩ để từ đó điều chỉnh bản thân thì việc đó cũng đã trở nên khó khăn. Vậy nên, làm thế nào trong công tác chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm có thể nâng cao được nhận thức và hành động về kỹ năng lắng nghe tích cực để từ đó điều chỉnh được bản thân? Học sinh cần sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người, biết yêu thương, lắng nghe, đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau. Trong cuộc sống có nhiều góc khuất, có nhiều âm thanh. Nhưng góc khuất khó nhìn nhất, âm thanh khó nghe nhất chính là góc khuất tâm hồn và tiếng nói bản thân. Chi khi ta biết tự ngồi suy ngẫm, tự hạ thấp mình thì ta mới lắng nghe được trái tim ta, tâm hồn ta muốn nói gì. Và để làm được như thế thì giáo viên chủ nhiệm cần giúp học sinh có được kỹ năng lắng nghe tích cực và điều chỉnh bản thân. Mục tiêu: Giúp học sinh thay đổi nhận thức thay đổi hành động để thay đổi bản thân thông qua các hoạt động tập thể trong giờ sinh hoạt lớp có chủ đề. Các biện pháp thực hiện: Tổ chức các hoạt động tập thể trong giờ chủ nhiệm, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm… giúp học sinh hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực. 1.1. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp bằng việc tái hiện các tình huống trong tuần nhằm điều chỉnh bản thân. - Yêu cầu: Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh trực nhật tuần tái dựng lại những tình hồng thực diễn ra trong tuần, để học sinh học sinh rút ra bài học nhằm điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân trong hoạt động tập thể. Trang 9
  10. - Các bước tiến hành hoạt lắng nghe nhằm điều chỉnh bản thân Bước 1: Chuẩn bị hoạt động tái hiện tình huống: + Giáo viên giao nhiệm vụ tái hiện tình huống trong tuần cho học sinh + Học sinh: Triển khai kế hoạch hoạt động tái hiện tình huống, chuyển giao nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ cùng các phụ kiện của hoạt động để thực hiện trong tiết sinh hoạt cuối tuần Bước 2: Cách thực hiện tái hiện tình huống: Học sinh chuẩn bị đầy đủ nội dung của tình huống, phân vai cho các thành viên trong tổ, viết lời thoại và xây dựng kịch bản, tập kịch bản và duyệt chương trình Học sinh tổ trực nhật chuẩn bị nội dung được giao, lên kế hoạc tái hiện hoạt động, Bước 3: Thực hiện hoạt động tình huống Bước 4: Tổng hợp, đánh giá, nhận xét hoạt động và rút ra bài học kinh nghiệm Ví dụ tình huống 1: “Lỗi của ai?” Tại buổi sinh hoạt lớp của lớp chủ nhiệm 10D6, tổ 4 tái hiện lại sự việc xảy ra trong tuần qua câu chuyện của bạn Lâm. Bạn Lâm là thành viên tổ 4 và được phân công trực tuần trong hai hôm thứ 4 và thứ 6, tuy nhiên bạn Lâm ốm và không đi học vào ngày thứ 4, bạn cũng không viết giấy xin phép nên không ai biết bạn ốm và nghỉ học vì lý do gì, kết quả buổi học hôm đó không có bạn nào làm trực nhật nên lớp bị trừ điểm thi đua, giáo viên chủ nhiệm đã tìm hiểu nguyên nhân và biết được bạn Lâm bị ốm nhưng không kịp viết giấy xin phép, nên GVCN đề xuất cho tổ trưởng tổ 4 điều chỉnh buổi trực nhật thứ 6 chuyển cho bạn khác trong tổ làm, tuy nhiên vì đã phân công và cân đối công việc giữa các thành viên trong tổ đã được thông qua từ đầu tuần, nên khi có sự điều chỉnh thì một vài bạn lại không chịu và xảy ra cãi cự lẫn nhau, kết quả tổ 4 trong tuần đó thực hiện không tốt nhiệm vụ của tổ và thi đua của lớp thấp hơn các tuần trước. Sau khi các thành viên trong tổ tái hiện lại tình huống bằng hoạt cảnh, cả lớp ngồi im lặng một lúc, tổ trưởng tổ 4 đứng dậy tự nhận lỗi về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên sau đó tổ trưởng đổ lỗi cho bạn Lâm là người đã không hoàn thành nhiệm vụ trước, sau đó là lỗi các bạn đã không nêu cao tinh thần trách nhiệm và giúp đỡ bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một số bạn trong tổ khác đặt câu hỏi? Tại sao bạn Lâm ốm lại không báo cho GVCN hoặc bạn trong lớp biết? Tại sao không một bạn nào trong tổ không nhận ra là lớp chưa được vệ sinh sạch sẽ để nhanh chóng hoàn thành? GVCN đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp? và phát cho học sinh phiếu ý kiến để trả lời câu hỏi của giáo viên và ghi cảm nhận của cá nhân về sự việc trên. Trang 10
  11. Em cảm thấy thế nào trước sự việc của bạn Lâm (ốm mà không báo)? Tại sao không có một bạn nào trong lớp (hoặc trong tổ) tự giác đứng ra làm vệ sinh lớp khi bạn Lâm vắng mặt hôm thứ 4? Các em nghĩ như thế nào về hành động tập thể? Theo em việc vệ sinh lớp học là việc chung của tập thể lớp hay của cá nhân? Học sinh thảo luận và viết ra ý kiến của mình về tình huống trên. Ý nghĩa của hoạt động tình huống: + Qua hoạt động câu chuyện của tổ 4 tái hiện lại bằng hoạt cảnh, cả lớp đều phải suy ngẫm lại vai trò và trách nhiệm của bản thân khi là thành viên của tập thể lớp. + Nhận ra được bản thân cần phải chú ý quan sát thêm khi có một thành viên trong lớp vắng mặt, và đặc biệt là thành viên đó có nhiệm vụ được lớp giao cần phải hoàn thành. + Nhận ra được chỉ bỏ một chút thời gian để hành động là các hoạt động của tập thể lớp đều có thể hoàn thành + Hiểu được giá trị sâu sắc của việc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống + Học sinh tự nhận thức được mình có một phần trách nhiệm trong đó bởi đây là hoạt động chung của tập thể lớp. Ví dụ tình huống 2: “Vì bạn” Tại buổi sinh hoạt lớp, tổ 2 tái hiện lại câu chuyện mà các bạn trong tổ cho là đã làm rất tốt khi giúp đỡ bạn mình trong trường. Bạn Quỳnh Trang có một người bạn thân cùng lớp tên Nam và thường giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể của lớp, một bạn nam lớp bên cạnh rất cảm mến Quỳnh Trang nên nhiều lần nhờ bạn Nam giới thiệu làm quen Quỳnh Trang, nhưng bị Nam từ chối, Nam nói rằng bạn cứ qua chơi và trước lạ sau quen rồi trở thành bạn bè của nhau, nhưng bạn nam lớp bên cho rằng Nam không nhiệt tình và có ý coi khinh mình, vì vậy đã rủ các bạn khác trong và ngoài trường học chặn đánh Nam khi Nam đang trên đường đi học về, thấy bạn mình bị đánh, các bạn cùng lớp với Nam đã xông vào can ngăn, nhưng do đội bạn bên kia đông quá Trang 11
  12. nên không can được, vì vậy các bạn nam đã đi gọi thêm người về để đánh nhau, hậu quả là một bạn trong lớp bị đánh sưng đầu, một bạn khác bị gãy tay, điều quan trọng hơn là các bạn nam trong lớp thấy tự hào vì mình đã giúp đỡ bạn. Sau khi sự việc được công an trình báo đến trường học, nhà trường mời GVCN và các học sinh liên quan đến sự việc đánh nhau lên phòng họp và tìm hiểu rõ sự việc. GVCN tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm tái hiện tình huống và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết tình huống, rút ra bài học cho hành động không đúng đắn của các em nhưng các em lầm tưởng là hành động tích cực. Ví dụ tình huống 3 “Giang hồ mạng” Câu chuyện bắt đầu từ một bạn học sinh trong lớp khi thần tượng một giang hồ mạng. Bạn Khánh rất thần tượng “Khá bảnh” một thanh niên nổi tiếng ăn chơi và có những phát ngôn cũng như hành động ngông cuồng trên mạng xã hội, bạn Khánh trong lớp lại rất thần tượng thanh niên “giang hồ mạng” này, bạn Kháng cho rằng hành động đốt xe và quay video clip tung lên mạng với những lời lẽ ngông cuồng là quyền của “Khá bảnh”, bởi lẽ xe là của “Khá bảnh” nên anh ta có quyền đốt, còn việc phát ngôn là quyền tự do ngôn luận của bản thân, “Khá bảnh” không chửi bới ai và cũng không gây phản cảm tước dư luận. - Tổ 2 tiến hành tổ chức diễn hoạt cảnh trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần - Cả lớp xem và lắng nghe, cùng đưa ra ý kiến đánh giá về tình huống Với bạn (hỏi Khánh) thế nào là một “thần tượng”? Một người (chỉ Khá bảnh) mà bị nhiều người lên án, thậm chí bị cơ quan pháp luật can thiệp thì có nên “thần tượng” không? Qua những gì bạn chia sẻ về “thần tượng” của mình thì liệu bạn có làm theo “thần tượng” không? Và nếu làm như “thần tượng” bạn có thấy mình đang vi phạm pháp luật không? Kết quả buổi sinh hoạt lớp tái hiện câu chuyện “giang hồ mạng” + Bạn Khánh và nhiều bạn học sinh khác nhận thức được thế nào là “thần tượng?”, hay việc thần tượng sai người ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và hành động của bản thân cũng như ảnh hưởng đến những người xung quanh. + Việc thần tượng đúng người, đúng đối tượng sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến sự phát triển của bản thân, cũng như tác động tích cực tới cộng đồng xã hội Ý nghĩa của hoạt động: - Các câu hỏi tình huống được các bạn trong lớp thảo luận, bàn bạc và kết luận để đưa ra lời giải thích phù hợp nhất cho bạn Khánh. - Bạn Khánh nhận ra việc thiếu suy nghĩ của mình và biểu thị sự áy náy, tuy Khánh không nói ra nhưng qua thái độ của Khánh mọi người trong lớp hiểu được sự thay đổi trong nhận thức của bạn. Trang 12
  13. - Nhiều bạn học sinh trong lớp cũng mơ hồ hiểu được “thế nào là thần tượng?” và việc “thần tượng” một người đôi khi phải chú ý đến cả dư luận xung quanh và vai trò của “thần tượng” đối với cộng đồng xã hội. - Nhiều bạn học sinh khác không có ý kiến nhưng việc các bạn trong lớp tích cực quan sát và lắng nghe cũng 1.2. Tổ chức hoạt động giao nhiệm vụ thử thách cho học sinh cần hoàn thành trong tuần. Đôi khi GVCN cũng đặt ra những thử thách cho học sinh lớp chủ nhiệm để các em tự đánh giá mức độ năng lực của bản thân, từ đó đặt ra những mục tiêu và giải pháp cho bản thân trong những kế hoạch của tương lai. Yêu cầu: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ thử thách trong tuần được GVCN giao. Học sinh cần nghiêm túc thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và rút ra bài học kinh nghiệm. Biện pháp thực hiện: Phát động phong trào xây dựng “Lớp học xanh- sạch- đẹp” và cùng đoàn trường thực hiện phong trào “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” Các bước thực hiện: - Bước 1: GVCN chuyển giao nhiệm vụ thử thách trong tuần - Bước 2: Tổ trưởng phân công và thực hiện nhiệm vụ thử thách. - Bước 3: Báo cáo kết quả đạt được từ thử thách sau một tuần thực hiện - Bước 4: Giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả sau khi hoàn thành thử thách và nhận xét về hoạt động. Thử thách 1: Thử thách không xả rác và làm sạch không gian lớp học, trường học Mục đích thực hiện thử thách: Thực hiện thử thách này có ý nghĩa đem đến sự thay đổi tích cực cho môi trường xanh sạch đẹp, làm sạch không gian nơi học sinh đang học và lan tỏa hành động cho những bạn học sinh khác, giúp bản thân nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và cuốc sống xanh. Nhiệm vụ: Làm sạch không gian phòng học và trường học (cụ thể là trong phòng học của lớp và xung quanh hành lang trường học) có những đống rác của các hộ gia đình sống xung quanh trường học, yêu cầu học sinh trong một tuần phải thực hiện được nhiệm vụ của thử thách với khẩu hiệu “Phòng học không xả rác – Sân trường nhiều bóng mát” “Quỳnh Lưu 3 – không xả rác”. Thời gian thực hiện: Trong một tuần học, các bạn học sinh trong lớp được giao nhiệm vụ cần hoàn thành thử thách hoặc xung phong tình nguyện hoàn thành thử thách. Trang 13
  14. Thực hiện thử thách: - GVCN phân chia khu vực dọn dẹp theo tổ và tập trung rác ở các nơi công cộng - Các tổ tiến hành thu gom rác và bỏ vào các bao tự hủy và tập trung tại một điểm hay có xe chở rác đến thu gom trong ngày. - Hoàn thành nhiệm vụ trước giờ vào học chính thức, tổ trưởng của các tổ sẽ đánh giá chéo lẫn nhau về mức độ hoàn thành thử thách và cùng nhân viên vệ sinh môi trường của trường kiểm, và đánh giá mức độ hoàn thành của lớp trong từng buổi. - Cuối tuần, GVCN nhận kết quả của các tổ và kết quả đánh giá từ nhân viên vệ sinh của nhà trường để tổng hợp kết quả và đánh giá mức độ hoàn thành thử thách của các tổ Ý nghĩa của hoạt động: - Đây là phong trào rất hay, rất có ích vì thách thức mọi người cùng dọn vệ sinh và rác để bảo vệ môi trường sạch đẹp và khi chính mình thực hiện việc dọn rác rất mệt thì các em sẽ có ý thức không xả rác ra môi trường nữa. Bởi để lại rác, nhất là rác thải nhựa sẽ rất khó phân hủy và ảnh hưởng mỹ quan trường học và nơi công cộng. - Hành động đẹp của học sinh lớp chủ nhiệm đã nhận được nhiều lời cảm ơn, khích lệ tinh thần của nhà trường, các bạn học sinh lớp khác và đặc biệt là cô nhan viên vệ sinh môi trường khi cùng chung tay làm sạch không gian trường học và môi trường xung quanh. - Trong quá trình tham gia hoạt động thử thách, các em học sinh vừa làm việc vừa chuyện trò vui vẻ, tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng lắng nghe và giao tiếp, đó cũng là cách để các em hiểu được ý nghĩa của việc làm cộng đồng từ đó rút ra cho mình những bài học sâu sắc về ý thức giữ gìn và làm sạch môi trường. - Hoạt động này rất có ích cho xã hội và cộng đồng, giúp bảo vệ môi trường và sự lan tỏa thực hiện những hành động đẹp, ý nghĩa đối với các bạn trẻ. Bởi vậy khi hoạt động được phát động, nhiều em học sinh hứng thú tham gia. Thậm chí lúc về nhà các em vận động mọi người trong gia đình hạn chế sử dụng các đồ nhựa, ny- lông để giảm lượng rác thải ra môi trường. Một số hoạt động của thử thách làm sạch không gian lớp học và trường học Trang 14
  15. * Thử thách 2: Thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp do nhà trường tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã dần quen thuộc với học sinh khối 10, 11, nên GVCN cũng dễ tổ chức lồng ghép trong kế hoạch hoạt động của lớp. Nhân dịp nhà trường tổ chức hội chợ Xuân Giáp thìn - 2024, GVCN đã phối hợp với hoạt động của nhà trường và giao cho lớp chủ nhiệm một thử thách cần hoàn thành, đó cũng là một biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe để hoàn thiện bản thân của học sinh trong và sau quá trình tham gia thực hiện thử thách. - Yêu cầu của thử thách: Hoàn thành nhiệm vụ “kinh doanh” sản phẩm của lớp trong ngày “Hội chợ xuân Giáp Thìn”, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm kinh doanh và hình thành kiến thức, kỹ năng kinh doanh, các cách để tiến hành kinh doanh và tăng lợi nhuận trong kinh doanh, biến những kiến thức về tài chính, kinh doanh tưởng chừng khô khan, khó hiểu trở nên gần gũi, thú vị hơn trong cuộc sống. - Thực hiện thử thách kinh doanh với chủ đề “Học hỏi kinh nghiệm – Sáng tạo nội dung – Cùng nhau chia sẻ” Trang 15
  16. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh: Mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch kinh doanh cho nhóm mình và chuẩn bị nguyên vật liệu + Chuẩn bị nội dung cho hoạt động thử thách + Tiến hành hoạt động kinh doanh Mỗi tổ sẽ chuẩn bị một sản phẩm kinh doanh, và tiến hành bán hàng trong “Hội chợ xuân Giáp Thìn” Mỗi tổ sẽ thực hiện một chiến lược kinh doanh riêng cho nhóm của mình, và quảng bá sản phẩm trước lúc bán bằng các hình thức khác nhau như qua các trang mạng xã hội, qua tờ rơi… Cử thành viên bán hàng cũng như thành viên Maketting cho sản phẩm của nhóm mình trước lúc mặt hàng được trưng bày bán tại hội chợ - Ý nghĩa của hoạt động thử thách “khởi nghiệp” + Học sinh biết cách lập kế hoạch kinh doanh và chi tiêu hợp lý + Học được cách đoàn kết, hòa nhập và lắng nghe nhau trong một tập thể vì một mục tiêu chung. + Học sinh học được cách tiếp thị để đón được nhiều “khách hàng” trong hội chợ xuân, và cũng học cách làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm nhất mà không bị lỗ. + Trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng về kinh doanh, đặc biệt là biết cách lắng nghe để hoàn thiện bản thân mình trong những nhiệm vụ đặt ra. Một số hình ảnh về chiến lược “khởi nghiệp kinh doanh” của các nhóm 10D6 Trang 16
  17. 2. Tổ chức tham gia các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe để hành động. 2.1. Tham gia các hoạt động trải nghiệm và chung tay kiến tạo không gian xanh trường học. Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông. Trong công tác chủ nhiệm, GVCN có thể lồng ghép nhiệm vụ hoạt động cho học sinh với mục đích nâng cao các kỹ năng thực hành trải nghiệm, kỹ năng lắng nghe để hành động cho bản thân và cho tập thể. Nội dung và chương trình hoạt động trải nghiệm phong phú và đa dạng, nên HS có thể hỗ trợ trong công tác thiết kế mẫu mã, sản phẩm cho nhà trường, đoàn trường trong việc lên ý tưởng chương trình, hỗ trợ lớp thực hiện hoạt động trải nghiệm tại trường - Một số yêu cầu khi tham gia hoạt động: + GVCN xây dựng kế hoạch và chủ đề cho lớp trên tinh thần chỉ đạo của nhà tường, tổng hợp thành chuỗi hoạt động của tập thể lớp + Chuỗi hoạt động trải nghiệm phù hợp với năng lực và đáp ứng được yêu cầu thực hành của học sinh. + Thành lập ban tham vấn, ban thực hiện và ban trình bày nội dung + Học sinh nhận nhiệm vụ và triển khai kế hoạch, duyệt sản phẩm trước lúc trình bày trước hoạt động tập thể của nhà trường + Khi tham gia trải nghiệm, học sinh sẽ phải tìm hiểu, phải lắng nghe, phải trao đổi giao tiếp với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh để từ đó học sinh dần hình thành những kỹ năng cần thiết mà học sinh học được qua hoạt động trải nghiệm. - Mục tiêu: Học sinh trải nghiệm những kiến thức đã học và thực tế, góp phần rèn luyện, bổ sung, củng cố kiến thức trong thực tiễn Hình thành cho học sinh những năng lực và phẩm chất trong cuộc sống Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp trước những nhiệm vụ chung được giao Rèn kỹ năng biết lắng nghe trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm để học sinh tự hoàn thiện bản thân trong quá trình tham gia học tập. * Tham gia hoạt động trải nghiệm “Hội chợ xuân Giáp thìn – 2024” Mục đích tham gia hoạt động “Hội chợ xuân” Trang 17
  18. + Tham gia hội chợ Xuân giúp các em học sinh hiểu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. + Góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống và có hành động lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng + Giúp các em thêm tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, và nhằm gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các bước tiến hành tham gia “Hội chợ xuân” Bước 1: GVCN lên kế hoạch và chuyển giao nhiệm vụ Mỗi tổ một sản phẩm đại diện cho thương hiệu của lớp Mỗi thành viên của lớp lên một ý tưởng cho nhóm sản phẩm của lớp mình Sản phẩm lớp cần hoàn thành trong hội chợ xuân là một sản phẩm quê hương mang đậm văn hóa tryền thống dân tộc Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động trải nghiệm Học sinh lên ý tưởng cho sản phẩm của nhóm, thực hiện sản phẩm và trưng bày sản phẩm tại hội chợ xuân Bước 3: Trình bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ Xuân Các nhóm thiết kế không gian và trưng bày sản phẩm của nhóm mình phù hợp, thuận lợi cho “khách hàng” dễ nhìn thấy và dễ tiếp cận sản phẩm của nhóm mình Bước 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm sau hoạt động - Học sinh nhận rút kinh nghiệm sau hoạt động - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá và nhận xét sau hoạt động “Hội chợ xuân” Ý nghĩa của việc tham gia hoạt động “Hội chợ xuân” + Khi tha gia hội chợ xuân, các em học sinh được hòa mình vào không khí ấm áp của phiên chợ Tết với các tiểu cảnh, gian hàng trang trí theo phong cách cổ truyền, được cảm nhận hương vị ngày Xuân, được mua sắm mặt hàng yêu thích. Không những thế, các em còn được học gói bánh chưng, được xem ông đồ viết thư pháp, xin chữ đầu năm và chơi nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, thú vị... + Cũng nhờ ngày hội xuân học sinh được trải nghiệm những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết cổ truyền, được cùng bạn bè và các thầy cô làm những loại bánh truyền thống, được ngồi canh nồi bánh chưng trong thời tiết se lạnh, được cùng nhau đón chờ những giây phút pháo hoa nở rộ tại ngôi trường hạnh phúc. + Cũng vì thế mà càng gắn kết với nhau hơn khi được cùng nhau lên ý tưởng và chuẩn bị cho gian hàng xuân trong niềm phấn khởi, những ngày đầu năm mới. + Ngày hội xuân đã khẳng định những giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, những điều nho nhã của cha ông ta thời xưa nhưng đậm sắc cội nguồn. Ngày hội như một cánh tay dẫn dắt các thế hệ trẻ kết nối với cội nguồn để hướng học sinh đến những ý niệm về một cuộc sống nhân văn, giản dị nhưng đậm nét dân tộc. Trang 18
  19. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động “Hội chợ xuân – Giáp Thìn 2024” * Tham gia hoạt động “kiến tạo không gian xanh” tại trường học hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chuyên môn, những năm qua nhiều trường học trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Hoàng Mai cũng đã chú trọng đầu tư, xây dựng cảnh quan trường học “Xanh - Sạch - Đẹp”, qua đó góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường để hướng tới “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Cùng với mục đích của nhà trường, GVCN cũng lên kế hoạch cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng kiến tạo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” Mục tiêu hoạt động: + Tạo điều kiện để học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân khi đề xuất các biện pháp kiến tạo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” cho lớp học, trường học. + Tạo thói quen cho học sinh về kỹ năng lăng nghe và hành động trong việc bảo vệ môi trường trong lớp học và trong trường học. + Giúp học sinh biết cách kiến tạo môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường học nhằm tạo tạo một không gian thuận lợi cho sự tập trung và hiệu suất học tập. + Giúp học sinh dễ dàng tập trung hơn, giảm căng thẳng và lo âu, tạo cảm giác thoải mái. Môi trường xanh còn khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, giúp học sinh phát triển tư duy linh hoạt và nâng cao hiệu suất học tập toàn diện. Trang 19
  20. Hình thức thực hiện + Vẽ tranh cổ động về ngôi trường và lớp học ““Xanh - Sạch - Đẹp” nhằm tuyên truyền về ý thức giữ gìn và bảo vệ không gian xanh trường học. + Trực tiếp tham gia các hoạt động tập thể để kiến tạo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” Biện pháp thực hiện - Nội dung xanh + Trồng và chăm sóc cây bóng mát: GVCN phân công cho học sinh các tổ chăm sóc cây bóng mát hiện có trong sân trường thuộc nhiệm vụ của lớp. Mỗi tuần GVCN kiểm tra lại mức độ hoàn thành của các tổ để đánh giá tổ viên. + Trồng cây cảnh: Nhà trường phát động phong trào trồng và chăm sóc cây trồng trong từng lớp tại bồn hoa, dưới gốc cây, trước hành lang và trong lớp học. Mỗi tổ có nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ của tổ mình và báo cáo với GVCN sau mỗi tuần học. + Cùng với nhà trường tham gia trồng cây xanh trong dịp lễ tết trồng cây, các ngày lễ kỷ niệm, qua đó góp phần giáo dục truyền thống cho học sinh và cải tạo cảnh quan nhà trường. - Nội dung sạch + Xử lí rác: Hướng dẫn học sinh cách phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định, nhặt rác trên sân trường. Phát động phong trào kế hoạch nhỏ từ việc phân loại rác, nộp giấy sau mỗi buổi kiểm tra để bán gây quỹ hỗ trợ các em khó khăn. Trang bị đầy đủ thùng rác tại lớp học và hàng ngày tổ trực nhật sẽ phân loại, thu gom và đổ rác đúng nơi nhà trường quy định. Trang bị đầy đủ các thùng rác có nắp đậy để đặt tại mỗi lớp học. Hàng ngày trực nhật lớp sẽ phân loại, thu gom và đổ đúng nơi quy định của nhà trường. - Quán triệt học sinh không mua đồ ăn nước uống mang lên lớp học. Học sinh thu gom rác bỏ đúng nơi quy định tại các vị trí đã bố trí ngoài sân trường. + Phòng học: Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh và bố trí hợp lý mang tính thẫm mỹ cao. Trang trí lớp học đẹp và thoáng mát, vệ sinh phòng học thường xuyên, chăm sóc và tưới nước cho cây cảnh trong lớp học Vệ sinh lớp học sạch sẽ, không xả rác trong lớp học, không để lại quần áo, giày dép thể thao, không vứt rác trong các hộc bàn Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2