intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:57

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm xác định những phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin. Mục đích để học sinh tham gia các hoạt động học tập, tự phát triển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy để phát triển năng lực ngôn ngữ báo chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài    1.1 Đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay đang từng bước chuyển từ  chương trình tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển phẩm chất và năng lực  người học. Quan điểm chỉ  đạo tại Nghị  quyết 29­NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm  2013 của Ban chấp hành Trung  ương Đảng về  “ Đổi mới căn bản, toàn diện   giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều   kiện kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế” đã  nhấn mạnh: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất   người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới   nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa   tuổi, trình độ  và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực   tiễn…. Như vậy, phát triển năng lực ở người học là một trong hai mục tiêu quan  trọng trong đổi mới giáo dục.    1.2 Chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 đề  ra mục tiêu giáo dục   “thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ  bản, thiết thực,   hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ   năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các   lớp học dưới, phân hoá dần  ở  các lớp học trên; thông qua các phương pháp,   hình thức tổ  chức giáo dục phát huy tính chủ  động và tiềm năng của mỗi học   sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp   giáo dục để  đạt được mục tiêu đó”. Mỗi môn học có một đặc trưng và thế  mạnh riêng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục này. Môn Ngữ văn   là môn học công cụ, có ưu thế nổi trội trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ  và năng lực văn học, một biểu hiện cụ  thể  của năng lực thẩm mĩ. Thông tư  32/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quy định cụ thể  về mục tiêu  chương trình đối với môn Ngữ Văn. Trong đó nhấn mạnh: “Đặc biệt, môn Ngữ   văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện   các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về   tiếng Việt và văn học, phát triển tư  duy hình tượng và tư  duy logic, góp phần   hình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa, biết tạo lập các văn bản   thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản   phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.”  Như vậy, rèn  luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe là một yêu cầu bắt buộc để hình thành năng  lực ngôn ngữ cho học sinh. 1.3 Hiện nay, học sinh còn gặp nhiều hạn chế về năng lực ngôn ngữ. Thực tế  dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông cho thấy, các hoạt động dạy học   còn chú trọng vào việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe   các văn bản văn học ( tự  sự, thơ, kịch, nghị  luận) mà chưa thể  hiện năng lực   ngôn ngữ này qua các văn bản nhật dụng, nhất là các văn bản thuộc phong cách   ngôn ngữ báo chí. Trong khi đó, cuộc sống hiện nay, khi truyền thông trở thành  1
  2. truyền thông đa phương tiện, ngôn ngữ  báo chí trở  nên phong phú, có sức hấp,   dẫn lôi cuốn học sinh rất mạnh mẽ.       Xuất phát từ thực trạng đó, tôi thấy việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết,  nói và nghe các văn bản thuộc thể loại báo chí là điều vô cùng cần thiết. Điều  này giúp các em có thể  hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ; tự  tin, chủ  động trong giao tiếp. Trong quá trình dạy học, tôi đã nghiên cứu và áp dụng   những phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc,  viết, nói và nghe văn bản văn thuộc thể loại báo chí . Qua đó, các em có thể hình   thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. Chính vì thế, tôi xin trình bày đề tài: “ Phát triển năng lực ngôn ngữ  cho học sinh qua rèn kĩ năng đọc, viết, nói,   nghe văn bản quảng cáo và bản tin”     Đề tài được hình thành ý tưởng từ nhiều năm trước và áp dụng thành công tại   trường THPT Cửa Lò 2 từ năm  2020 – 2021. 2. Mục tiêu đề tài       Quá trình nghiên cứu nhằm xác định những phương pháp tích cực hóa hoạt   động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và   bản tin. Mục đích để  học sinh tham gia các hoạt động học tập, tự  phát triển  năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả  năng tự  học,   phát huy tiềm năng và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy để  phát  triển năng lực ngôn ngữ báo chí.  3. Phạm vi nghiên cứu       Đề tài này nghiên cứu những phương pháp tích cực hóa hoạt động trong rèn  kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản quảng cáo và bản tin để  phát triển năng   lực ngôn ngữ báo chí cho học sinh. Phạm vi:     ­ Lớp thực nghiệm: 10A3, 11A3 ­ Lớp đối chứng: 10D1, 11D1    Trường THPT Cửa Lò 2 – Năm học 2020 – 2021 4. Điểm mới của đề tài ­ Sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần xác định những phương pháp tích cực hóa   hoạt động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản quảng  cáo và bản tin. Qua đó, giúp học sinh tham gia các hoạt động học tập, tự  phát  triển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả  năng tự  học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy để  phát triển   năng lực ngôn ngữ báo chí.  2
  3. ­ Sáng kiến kinh nghiệm sẽ đưa ra những hoạt động học tập tích cực ( phương  pháp và kĩ thuật dạy học) để tạo hứng thú học tập trong một tiết thực hành vốn  nhàm chán. ­ Sáng kiến kinh nghiệm góp phần rèn luyện những năng lực, phẩm chất cần   thiết cho học sinh trong xu thế tiếp cận văn hóa qua mạng xã hội, qua truyền   thông. ­ Sáng kiến kinh nghiệm thể hiện sự linh hoạt trong quá trình đánh giá, nhận xét   kết quả hoạt động của học sinh, cho phép các em được thảo luận, đánh giá chéo  lẫn nhau thông qua nhóm Zalo hoặc nhóm Mesenger.  5. Phương pháp nghiên cứu ­ Đọc tài liệu: Tham khảo tài liệu để thu thập kiến thức và cũng đề ra cách giải   quyết cho đề tài, một số tài liệu đã học.  ­ Điều tra: Phát phiếu phiếu khảo sát, để  tìm hiểu mức độ  hứng thú của học  sinh với môn học để tìm cách khắc phục.  ­  Đọc bài kiểm tra: Đọc bài kiểm tra để nắm được mức độ hiểu bài của HS ­ Tổ  chức các hoạt động học tập: Từ  hoạt động phân tích mẫu, hợp tác, đóng   vai,… học sinh rút ra đặc điểm, cách viết quản cáo, bản tin và rèn luyện kĩ năng   đọc, viết, nói, nghe văn bản báo chí. ­  Phát phiếu tư liệu, phiếu khảo sát, phiếu đánh giá,…. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1 Cơ sở lí luận          Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung  ương, Nghị  quyết 88 của Quốc  hội và Quyết định 404 của Chính phủ  về  đổi mới chương trình và sách giáo   khoa phổ  thông. Đặc biệt, trong Nghị  quyết 29 đã khẳng định: “Tiếp tục đổi   mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích   cực, chủ  động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc   phục lối truyền thụ  áp đặt một chiều, ghi nhớ  máy móc. Tập trung dạy cách   học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi   mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang   tổ  chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,   nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công nghệ  thông tin và truyền thông trong dạy   và học”.                Chương trình GDPT môn Ngữ  văn THPT năm 2018 đã chỉ  ra những đóng  góp của môn Ngữ  văn trong việc hình thành và phát triển các năng lực đặc thù  cho HS. Môn ngữ văn có ưu thế hình thành và phát riển cho HS những năng lực   ngôn ngữ và năng lực văn học. Cụ thể: “Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở   việc sử  dụng tiếng Việt, sử  dụng ngôn ngữ  tự  nhiên qua giao tiếp hàng ngày,   thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe các văn bản thông thường. Năng   lực này được hình thành dần dần qua từng lớp học, cấp học…. Chương trình   Ngữ văn mới không chủ  trương dạy sâu các nội dung mang tính hàn lâm nhằm   nghiên cứu ngôn ngữ, mà chỉ cung cấp một số kiến thức ngôn ngữ nền tảng để   người học có thể sử dụng trong việc thực hành đọc hiểu, viết, nói và nghe các   kiểu loại văn bản.”           Như vậy, đối với môn Ngữ văn, bên cạnh việc phát huy năng lực văn học   thì phát triển năng lực ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng, giúp các em có thể  sử  dụng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ tự  nhiên qua giao tiếp hàng ngày, qua kĩ  năng đọc, viết, nói, nghe các văn bản thông thường. Trong phân môn Tiếng Việt  THPT, học sinh được phát triển năng lực ngôn ngữ  báo chí qua các bài học:   Viết quảng cáo, Phong cách ngôn ngữ báo chí, Bản tin, Luyện tập viết bản tin,   Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.       Trong đó, phát triển năng lực ngôn ngữ  báo chí qua rèn luyện kĩ năng đọc,  viết, nói, và nghe văn bản quảng cáo và bản tin là hoạt động thiết thực nhất vì   đây là những loại văn bản mà học sinh vận dụng nhiều trong cuộc sống. Đặc  biệt, với thời đại phát triển của mạng xã hội, sự  phát triển của truyền thông;  nhu cầu viết các bản tin lên trang truyền thông, báo mạng và quảng bá các sản  phẩm hay dịch vụ kinh doanh ở địa phương đang rất được học sinh quan tâm. 1.2  Cơ sở thực tiễn 4
  5.       Trong quá trình hình thành ý tưởng và tiến hành phương pháp tích cực hóa  hoạt động của học sinh trong rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo  và bản tin để phát triển năng lực ngôn ngữ, bản thân tôi nhận thấy một số khó   khăn trong quá trình tìm tòi, ứng dụng, thực hiện đề tài như sau:  1.2.1 Đối với giáo viên       Phần lớn chỉ chú trọng dạy đọc hiểu văn bản văn học, phát triển năng lực   văn học mà ít chú trọng hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh   thông qua rèn luyện kĩ đọc, viết, nói và nghe. Mà nếu có rèn luyện những kĩ  năng này  cũng chỉ áp dụng vào các văn bản văn học, mà chưa có sự đầu tư cho  phân môn Tiếng Việt, đặc biệt là các tiết thực hành. Chính vì vậy, khi dạy các   bài thực hành viết quảng cáo, viết bản tin thường ít có sự  chuẩn bị  về phương   tiện trực quan minh họa, ngữ liệu chủ yếu dựa vào Sách giáo khoa ( mà những  ngữ liệu báo chí này không có tính trực quan và tính thời sự). Khi thực hành, giáo  viên chủ yếu đưa ra yêu cầu, học sinh thực hành; giáo viên chỉ đánh giá kết quả  luyện tập của một số  học sinh qua kĩ năng viết nên không gây được hứng thú  học tập và học sinh không có sự tích cực, chủ động trong các hoạt động.  1.2.2 Đối với học sinh        Bản thân môn Tiếng Việt vốn khó với nhiều kiến thức về ngôn ngữ  trừu   tượng khó hiểu, giờ  học thực hành lại thường khô khan nên không phát huy   được hứng thú, sự  tích cực chủ  động của học sinh. Hơn nữa, học sinh cũng ít  rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và nghe văn bản quảng cáo và bản tin. Do sức   nặng của chương trình môn học, nhiều học sinh không quan tâm đến tình hình  thời sự  ngoài xã hội, không quan tâm quảng bá cá sản phẩm, dịch vụ   ở  địa  phương. Học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của bài  học, cho rằng nó không nằm trong chương trình thi cử, kiểm tra, đánh giá. Ngoài  ra, đối với một số học sinh có quan tâm, có nhu cầu viết các văn bản báo chí thì   khi viết còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu nguồn tin, lúng túng trong cách thức   trình bày, yếu trong khâu biên tập….         Hạn chế về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh cụ thể như sau: + Đọc: chưa trôi chảy, chỉ  hiểu  đúng một phần các văn bản thuộc thể  loại  phong cách ngôn ngữ  báo chí, chỉ  nhận biết, phân tích, đánh giá được một số  đặc điểm nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản báo chí, chưa biết liên hệ  với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã hội để  đọc hiểu các văn bản; chưa có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc. + Viết: chưa biết cách thức trình bày một văn bản quảng cáo, cách viết một bản   tin theo đúng yêu cầu; khi viết chưa có ý tưởng sáng tạo, quan điểm, thái độ  chưa rõ ràng, chưa có tính mạch lạc và thuyết phục. + Nói: chưa rõ ràng, chưa mạch lạc, còn ấp úng khi trình bày các ý tưởng, thông  tin, quan điểm, việc bảo vệ quan điểm của cá nhân chưa thuyết phục, chưa tự  5
  6. tin khi nói trước nhiều người, khi tranh luận còn chưa mạnh dạn đưa ra chủ  kiến của mình,.. + Nghe: hiểu được một số  thông tin của văn bản báo chí đưa ra nhưng chưa  nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người viết (người nói) biểu đạt ý  tưởng, cảm xúc..      Qua điều tra 169 học sinh các lớp 10A3, 10D1, 11A3, 11D1  ở  trường THPT   Cửa Lò 2 trước khi tiến hành đề tài bằng phiếu bài tập cho thấy hạn chế về kĩ  năng đọc, viết, nói, nghe một văn bản báo chí (quảng cáo hoặc bản tin) như sau: Bảng tiêu chí đánh giá những hạn chế về năng lực ngôn ngữ của HS  NĂNG LỰC  MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGÔN NGỮ NGÔN NGỮ Đạt Chưa  Tiêu chí đạt SL/ Tỉ  lệ SL/Tỉ lệ + Đọc trôi chảy, hiểu đúng nội dung và  hình thức biểu đạt của văn bản quảng cáo  66/ 39,1 103/60,9 (hoặc bản tin) + Nhận biết, phân tích, đánh giá được nội  dung và đặc điểm nổi bật về hình thức  64/37,9 105/62,1 biểu đạt của văn bản quảng cáo (hoặc bản  tin) + Biết so sánh văn bản quảng cáo (hoặc  bản tin) với những văn bản khác thuộc  60/35,5 109/64,5 1. Kĩ  phong cách ngôn ngữ báo chí năng  + Liên hệ được những trải nghiệm cuộc  đọc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã  62/36,7 107/63,3 hội, tư tưởng, … để đọc hiểu văn bản  quảng cáo (hoặc bản tin) + Có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi  đọc các văn bản quảng cáo (hoặc bản tin)   65/38,5 104/61,5 nói riêng và văn bản báo chí nói chung + Viết được một văn bản quảng cáo đúng  45/26,6 124/73,4 nội dung và hình thức biểu đạt; bảo đảm  2. Kĩ  các yêu cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp,  năng  phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc  viết điểm của kiểu loại văn bản quảng cáo + Biết thể hiện các ý tưởng, thông tin, quan  40/23,7 129/76,3 điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc  6
  7. và thuyết phục + Nói rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng,  68/40,2 101/59,8 3. Kĩ  thông tin, quan điểm, thái độ của mình năng  64/37,9 105/62,1 nói + Biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một  cách thuyết phục, có tính đến quan điểm  của người khác + Tự tin khi nói trước nhiều người 60/35,5 109/64,5 + Có thái độ cầu thị và văn hóa khi thảo  56/33,1 113/66,9 luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được  chủ kiến, cá tính trong thảo luận, tranh  luận + Hiểu được ý kiến của người khác trong  63/37,3 106/62,7 4. Kĩ  giao tiếp; nắm bắt được những thông tin  năng  quan trọng từ các cuộc thảo luận, tranh  nghe luận, có phản hồi linh hoạt và phù hợp + Nhận biết, phân tích, đánh giá được cách  50/29,6 119/70,4 mà người nói biểu đạt ý tưởng, cảm xúc và  thuyết phục người nghe.    Thực tế, để phát triển ngôn ngữ cho học sinh có nhiều hình thức, giải pháp tổ  chức dạy học phù hợp vào bài học, phù hợp với đối tượng học sinh để phát huy   phẩm chất và năng lực cho học sinh. Ở đây, tôi xin được giới hạn trong bài học   Viết quảng cáo, Bản tin. 2. Nội dung:    Phát triển năng lực ngôn ngữ  cho học sinh qua rèn kĩ năng   đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin  2.1 Tổng quan đề tài ­ Phạm vi kiến thức:                        Viết quảng cáo ( Ngữ văn 10) – thời lượng 1 tiết                       Bản tin (Ngữ văn 11)  thời lượng 1 tiết ­ Thời gian thực hiện: 2 năm ( Năm học 2019 – 2020 và Năm học 2020 – 2021) ­ Đối tượng dạy học: Lớp 10A3 và 11A3 – Trường THPT Cửa Lò 2 2.2 Các hoạt động       Sử  dụng tài liệu trực quan ( máy chiếu, thiết bị  âm thanh, phiếu học tập có  ngữ  liệu),  đàm thoại ( GV – HS, HS – HS) ,  điều tra,  thảo luận – tranh luận  nhóm, đóng vai phóng viên, tổ chức trò chơi (viết quảng cáo về  các sản phẩm,  dịch vụ)…. 2.3 Một số giải pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua rèn kĩ  năng đọc, viết, nói, nghe văn bản quảng cáo và bản tin 7
  8. 2.3.1 Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc và nghe văn bản quảng cáo và bản tin qua   hoạt động phân tích mẫu Bước 1: Giáo viên xác định mục đích sử  dụng phương pháp phân tích mẫu là  thông qua ngữ liệu làm mẫu mà giáo viên cung cấp, học sinh phân tích ngữ liệu   để  hình thành kiến thức về  đặc điểm kiểu loại văn bản quảng cáo (hoặc bản   tin). Đồng thời qua hoạt động này, học sinh được rèn các kĩ năng: Đọc:  đọc trôi chảy, hiểu được kiểu loại văn bản quảng cáo (hoặc bản tin),  nhận biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc điểm hình thức của văn bản   quảng cáo (hoặc bản tin), biết so sánh văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) này với   văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) khác. Nghe: học sinh nắm bắt được thông tin quan trọng từ  một văn bản quảng cáo   (bản tin); nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người viết (người nói)   biểu đạt ý tưởng, cảm xúc. Bước 2: Lựa chọn mẫu và cách thức trình bày mẫu để  rèn luyện kĩ năng đọc,  nghe văn bản quảng cáo và bản tin       Giáo viên cần lựa chọn ngữ liệu làm mẫu một cách linh hoạt. Trong bài Viết   quảng cáo  (Ngữ  văn 10) và  Bản tin (Ngữ  văn 11) của chương trình SGK hiện  nay, ngữ liệu mà nhà biên soạn đưa ra nhìn chung đã lâu, không có tính thời sự,   không có tính trực quan, sinh động và hấp dẫn, không thu hút sự quan tâm, chú ý   của học sinh. Vì thế, khi chọn mẫu để dạy kĩ năng đọc, nghe các văn bản quảng   cáo và bản tin, ngoài mẫu bằng văn bản, giáo viên cần chọn mẫu bằng hình  ảnh, audio, hoặc video để  tạo hứng thú học tập cho các em. Những mẫu này  phải có sự  gần gũi, gắn với nhu cầu, sự  quan tâm của học. Chẳng hạn: mẫu   của văn bản quảng cáo nên chọn các sản phẩm, dịch vụ  quen thuộc mà các em   hay nghe, nhìn, tiếp xúc; mẫu của bản tin nên có tính thời sự  như  đề  cập đến  tình hình an ninh trật tự xã hội của địa phương, phòng chống dịch Covid – 19,…       Xuất phát từ mục đích rèn kĩ năng đọc, nghe các văn bản quảng cáo và bản  tin, việc trình bày mẫu nên được tiến hành bằng hình thức trình chiếu (slide  hoặc video) để học sinh nghe và quan sát. Bước 3: Xây dựng hệ  thống câu hỏi / Phiếu học tập để  hướng dẫn học sinh  phân tích mẫu theo định hướng của bài học.   Giáo viên xây dựng hệ  thống câu hỏi / Phiếu học tập theo định hướng hình  thành  ở học sinh những kiến thức mới về mục đích, yêu cầu của kiểu loại văn  bản báo chí (cụ thể là văn bản quảng cáo và bản tin) Ví dụ  : Những văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) như  vậy thường xuất hiện  ở   đâu? Mục đích của văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) này là gì? Văn bản quảng   cáo (hoặc bản tin) phải đảm bảo những yêu cầu nào? Bước 4: Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo định hướng của bài học 8
  9. Giáo viên  tổ chức cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi/ hoàn thiện Phiếu học  để phân tích mẫu. Sau đó, hướng dẫn học sinh rút ra những kết luận quan trọng  về khái niệm, mục đích, yêu cầu cơ bản của một văn bản quảng cáo (hoặc bản  tin) từ việc phân tích mẫu. 2.3.2 Giải pháp 2: Rèn kĩ năng viết văn bản quảng cáo và bản tin qua hoạt   động thực hành theo mẫu kết hợp dạy học hợp tác Bước 1:  Giáo viên xác định mục đích tổ  chức hoạt động thực hành theo mẫu  không chỉ  dừng lại  ở  mức độ  phân tích mẫu để  học sinh nắm được cách viết  một văn bản quảng cáo (hoặc một bản tin); mà còn phải dựa vào mẫu, giáo viên  hướng dẫn học sinh mô phỏng mẫu, tạo ra sản phẩm tương tự như mẫu. Đồng  thời qua hoạt động này, học sinh được rèn các kĩ năng: Đọc:  đọc trôi chảy, hiểu được kiểu loại văn bản quảng cáo (hoặc bản tin),  nhận biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc điểm hình thức của văn bản   quảng cáo (hoặc bản tin), cách viết một văn bản quảng cáo (hoặc bản tin). Viết: học sinh nắm được cách viết một văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) đảm  bảo yêu cầu về  chính tả, từ  vựng, ngữ  pháp, phong cách, ngữ  dụng; đúng yêu  cầu về đặc điểm nội dung và hình thức biểu đạt của kiểu loại văn bản, biết thể  hiện ý tưởng sáng tạo; thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc  và thuyết phục. Bước 2: Lựa chọn mẫu và cách thức trình bày mẫu để  rèn luyện kĩ năng đọc,  viết văn bản quảng cáo và bản tin       Ngữ liệu làm mẫu của hoạt động thực hành theo mẫu này nên ở  dạng văn   bản và phải đảm bảo tính thời sự, tính trực quan, sinh động để  tăng hứng thú  học tập cho học sinh. Ngữ  liệu được trình bày bằng hình thức in và phát mẫu   đến từng nhóm để học sinh dễ quan sát và thực hành.  Bước 3: Xây dựng hệ  thống câu hỏi / Phiếu học tập để  hướng dẫn học sinh  phân tích mẫu và hình thành kiến thức về cách viết quảng cáo (hoặc bản tin)  Hệ thống câu hỏi / Phiếu học tập xây dựng dựa vào việc nhận biết, phân tích,  đánh giá được các đặc điểm về nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu  đạt của văn bản. Qua đó, giáo viên rèn được kĩ năng đọc văn bản quảng cáo  (hoặc bản tin) cho học sinh. Ví dụ :  ­ Nội dung quảng cáo đã nêu bật được tính ưu việt cảu sản phẩm (dịch vụ) qua   những đặc điểm nào?Hãy nhận xét về cách thức trình bày quảng cáo trên ( kết   cấu văn bản, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh,…)? ­ Hình thức và kết cấu của tiêu đề  của bản tin có gì đặc biệt? Phần mở  đầu   bản tin thường nêu lên nhưng nội dung gì của tin? Phần chi tiết của bản tin   thường được triển khai bằng cách nào? 9
  10. Bước 4: Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để  hình thành kiến thức về  cách  viết quảng cáo (hoặc bản tin) Giáo viên  tổ chức cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi/ hoàn thiện Phiếu học  tập để  phân tích mẫu. Sau đó, hướng dẫn học sinh rút ra những kết luận quan   trọng về cách viết một văn bản quảng cáo (hoặc bản tin) từ việc phân tích mẫu.  Bước 5: Hướng dẫn học sinh mô phỏng mẫu, tạo ra sản phẩm tương tự  như  mẫ u Giáo viên cho học sinh tự chuẩn bị chủ đề  (hoặc sản phẩm, dịch vụ), tìm hiểu  các thông tin về chủ đề ( hoặc sản phẩm, dịch vụ), thu thập các hình ảnh minh   họa và ghi chép vào phiếu học tập đã được phát trước khi lên lớp. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vừa phân tích trước đó để  thực hành  tạo lập văn bản đáp ứng được những nội dung kiến thức đã được hình thành ở  hoạt động khám phá kiến thức.  Học sinh hợp tác thảo luận nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập Bước 6: Trình bày và nhận xét, đánh giá sản phẩm ngôn ngữ mới Ở hoạt động này giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật phòng tranh để yêu cầu học  sinh trình bày sản phẩm học tập.  Giáo viên tổ  chức cho học sinh nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau về  kết quả  thực hành tạo lập văn bản quảng cáo (hoặc bản tin). Thời điểm đánh giá có thể tiến hành trong giờ học, hoặc ngoài giờ học 2.3.3 Giải pháp 3: Rèn kĩ năng nói (trình bày) quảng cáo và bản tin qua hoạt   động đóng vai      Hoạt động học tập này được tiến hành ngoài giờ lên lớp, học sinh có thể tiến   hành ở các thời điểm hợp lí mà không bị hạn chế về thời gian và không gian của  tiết học trong lớp, có thể  sử  dụng các thiết bị  công nghệ  hỗ  trợ  học tập như:  máy quay phim, điện thoại, thiết bị thu âm, máy tính đồ họa,.... Đây cũng là cách  kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực hành theo  hình   thức   mở,   thông   qua   các   kênh   trao   đổi,   thảo   luận   là   mạng   xã   hội   như  Facebook, Zalo,….       Hoạt động đóng vai cũng giúp học sinh rèn kĩ năng nói (trình bày) văn bản   quảng cáo, bản tin: nói rõ ràng và mạch lạc ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái  độ; biết bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có tính đến quan  điểm của người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu thị và văn  hóa thảo luận, tranh luận phù hợp; thể  hiện được chủ  kiên, cá tính trong thảo   luận, tranh luận. Bước 1: GV lựa chọn tình huống và cung cấp thông tin về vai diễn 10
  11. ­ GV cung cấp thông tin, vai diễn “giả  định” cho HS: HS đóng vai nhân viên   Maketing quảng cáo về sản phẩm (dịch vụ) đã viết ( ở hoạt động thực hành) GV xác định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian thực hiện: trong vòng một tuần  sau bài học, mục đích: rèn luyện kĩ năng nói, qua đó hình thành và phát triển   năng lực ngôn ngữ cho học sinh Bước 2: HS làm quen và tập đóng vai HS hợp tác làm việc theo nhóm để dựa vào văn bản quảng cáo đã viết, tập diễn   vai nhân viên Maketing. GV có thể  mô tả  rõ hơn về  vai diễn ( điệu bộ  cử  chỉ, trang phục…)  cho học   sinh tự phân vai , thảo luận cách thức thể hiện vai. Các nhóm được hướng dẫn để  xác định các tiêu chí quan sát vai diễn và nhận   nhiệm vụ  quan sát , nhận xét, đánh giá các vai diễn ( Tiến hành ngoài giờ  lên   lớp) Bước 3. HS đóng vai  HS diễn vai nhân viên Maketing quảng cáo về  sản phẩm (dịch vụ), HS khác  trong nhóm  sử  dụng  điện thoại (máy  quay phim)  ghi lại, chia sẻ  vào nhóm  Messenger hoặc Zalo của lớp để  những HS khác không trực tiếp tham gia đóng  vai quan sát Đánh giá: Bước 4. GV và HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau về kết quả trình diễn  của mình (Tiến hành nhận xét, đánh giá trong nhóm Mesenger, hoặc Zalo của   lớp). Trên cơ  sở  đó, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức, tầm quan trọng của   quảng cáo trong việc phát triển sản phẩm (dịch vụ), phát triển kinh tế GV nhận xét, đánh giá dựa trên rubic đã chuẩn bị 3. Thiết kế  giáo án chi tiết và tổ  chức dạy học  ( Minh họa các hoạt động  bằng giáo án) 3.1 Thiết kế giáo án chi tiết và tổ chức dạy học bài:  VIẾT QUẢNG CÁO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC a, Bồi dưỡng phẩm chất  yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm b, Phát triển năng lực ­ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng  lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. ­ Năng lực đặc thù của môn học: hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ + Đọc trôi chảy, hiểu đúng nội dung và hình thức biểu đạt của văn bản quảng  cáo; nhận biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc điểm nổi bật về hình  thức biểu đạt của văn bản quảng cáo; biết so sánh văn bản quảng cáo với  11
  12. những văn bản khác thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, liên hệ với những trải  nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, … để đọc  hiểu văn bản quảng cáo; có thói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc các văn bản  quảng cáo nói riêng và văn bản báo chí nói chung. Từ đó biết chuyển hóa những  gì đã học thành giá trị sống. + Viết được một văn bản quảng cáo đúng nội dung và hình thức biểu đạt; bảo  đảm các yêu cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu  cầu về đặc điểm của kiểu loại văn bản quảng cáo; biết thể hiện các ý tưởng,  thông tin, quan điểm, thái độ một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. + Nói rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảo  vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có tính đến quan điểm của  người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu thị và văn hóa khi  thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận,  tranh luận. + Hiểu được ý kiến của người khác trong giao tiếp; nắm bắt được những thông  tin quan trong từ các cuộc thảo luận, tranh luận, có phản hồi linh hoạt và phù  hợp; nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng,  cảm xúc và thuyết phục người nghe. II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ­ HS nhận biết được đặc điểm về nội dung và phương thức biểu đạt của văn  bản quảng cáo III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU ­ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:  + Kỹ thuật giao nhiệm vụ: thực hiện từ cuối tiết học trước ( Các nhóm học sinh   hoàn thiện Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà gia  đình, hoặc địa phương muốn phát triển) + Kỹ thuật dạy học hợp tác ( thực hiện trong tiết học): nhóm trao đổi, nhận biết   về đặc điểm của quảng cáo được nghe và đọc. + Kỹ thuật dạy học theo mẫu trong thực hành: Sử dụng phương pháp phân tích   mẫu và thực hành theo mẫu để nhận biết đặc điểm của văn bản  quảng cáo và  biết cách viết được văn bản quảng cáo. + Kỹ thuật đóng vai trong vận dụng ( thực hiện sau tiết dạy): rèn luyện kĩ năng  giao tiếp +  Ứng dụng công nghệ  thông tin: sử  dụng hình  ảnh, âm thanh về  một số  văn   bản quảng cáo về  các sản phẩm (dịch vụ) phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của  HS;   biết   chụp   ảnh,   viết   và   biên   tập   quảng   cáo   và   gửi   vào   nhóm   lớp   qua   Messenger, Zalo để báo cáo và nhận xét, đánh giá. 12
  13. ­ Phương tiện: SGK, Phiếu học tâp, Phiếu khảo sát, Phiếu đánh giá, điện thoại  thông minh, máy chiếu, loa,… IV. MÔ TẢ KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Giai đoạn chuẩn bị bài của HS Hoàn thành Phiếu học tập số 1 mà GV đã phát 2. Giai đoạn thực hiện bài học trên lớp (1 tiết) GV tổ chức các hoạt động học tập, tiếp nối các hoạt động của HS đã thực hiện  để đạt được mục tiêu bài học. 3. Giai đoạn ôn tập, củng cố ở nhà sau bài học HS thực hiện một số nhiệm vụ học tập mà GV đã đưa ra sau bài học và đọc  thêm những văn bản quảng cáo khác V. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP Yêu cầu  HĐ của GV HĐ của HS Tiêu chí đánh giá cần đạt Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) HS phát  ­   Trình     chiếu   video  ­ Theo dõi và   Nêu đúng được kiểu  hiện  quảng   cáo   mì   tôm  dự đoán kiểu  loại văn bản (quảng  Hảo   Hảo   Happy   và  loại văn bản,  cáo) và Phong cách  hình   ảnh   quảng   cáo  phong cách  ngôn ngữ (báo chí) trên các trang mạng xã  ngôn ngữ hội của những cơ  sở  ­ Xung phong  kinh doanh sản phẩm  báo cáo kết quả  ( hoặc dịch vụ)   ở  địa  hoạt động phương. ­   Yêu   cầu   HS   nêu  kiểu loại văn bản và  phong   cách   ngôn  ngữ  của   các   văn   bản   đã  trình chiếu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Tìm hiểu vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo ( 10 phút) Thông   qua  ­ Lựa chọn ngữ liệu  ­ Trao đổi, chia  ­ Nêu được khái niệm  phân   tích  là một số quảng cáo  sẻ theo cặp  văn bản quảng cáo,  ngữ   liệu,  những sản phẩm phù  ­ HS báo cáo  vai trò và yêu cầu của  HS     hình  hợp với HS và dịch vụ  kết quả hoạt  văn bản quảng cáo. thành   kiến  kinh doanh của địa  động  ­ Thể hiện được các  13
  14. thức về  đặc  phương  ­ Rút ra những  kĩ năng: điểm   kiểu  ­ Trình chiếu video  kiến thức về  + đọc: trôi chảy, hiểu  loại   văn  quảng cáo, sile hình  đặc điểm, vai  được kiểu loại văn  bản. ảnh để trình bày ngữ  trò và những  bản quảng cáo, nhận  ­   Có các kĩ  liệu yêu cầu của văn  biết, phân tích, đánh  năng: đọc và  ­ Yêu cầu HS trao đổi  bản quảng cáo giá được nội dung và  nghe  văn  theo cặp để phân tích  đặc điểm hình thức  bản   quảng  ngữ liệu theo các câu  của văn bản quảng  cáo hỏi: Quảng cáo là  cáo, biết so sánh văn  kiểu văn bản như thế  bản quảng cáo với các  nào? Mục đích của  văn bản của thể loại  văn bản quảng cáo  báo chí khác. này là gì? Văn bản  + nghe: học sinh nắm  quảng cáo phải đảm  bắt được thông tin  bảo những yêu cầu  quan trọng từ một văn  nào? bản quảng cáo; nhận  ­ Nhận xét, đánh giá  biết, phân tích, đánh  chốt lại những kiến  giá được cách mà  thức cơ bản về đặc  người viết (người  điểm, vai trò và yêu  nói) biểu đạt ý tưởng,  cầu của văn bản  cảm xúc. quảng cáo Thao tác 2: Tìm hiểu cách viết quảng cáo ( 10 phút) ­   Phân   tích  ­ Lựa chọn 2 văn bản  ­ HS làm việc  ­ Nêu được cách thức  ngữ  liệu để  quảng cáo ngắn gọn,  theo nhóm,  viết   một   văn   bản  nắm   được  hấp dẫn , phù hợp  thống nhất ý  quảng cáo cách   viết  (Phiếu học tập số 2  kiến +   Nội   dung   quảng  một văn bản  và Phiếu học tập số  ­ Đọc ngữ liệu,  cáo:   độc   đáo,   gây   ấn  quảng cáo  3)  thảo luận, trả  tượng,   tạo   tính   ưu  ­ Có kĩ năng:  ­ Phát ngữ liệu đến  lời các câu hỏi  việt   của   sản   phẩm  đọc một văn  từng nhóm HS theo hướng dẫn  (dịch vụ) bản   quảng  ­   Yêu   cầu   HS   thảo  ­ HS thuyết  +   Hình   thức   quảng  cáo luận   nhóm   để   phân  trình kết quả  cáo:   trình   bày   theo  tích ngữ  liệu theo các  thảo luận nhóm  kiểu quy nạp hoặc so  câu   hỏi  Nội   dung   về cách viết  sánh, sử  dụng từ  ngữ  quảng cáo đã nêu bật   một văn bản  khẳng định tuyệt đối,  được tính ưu việt của   quảng cáo kết hợp hình  ảnh, âm  sản   phẩm   (dịch   vụ)   thanh,… và hình thức qua   những   đặc   điểm   ­ Thể hiện được các  nào?Hãy nhận xét về   14
  15. cách   thức   trình   bày   kĩ năng: quảng   cáo   trên   (   kết   Đọc:  đọc   trôi   chảy,  cấu văn bản, từ  ngữ,   hiểu   được   kiểu   loại  hình ảnh, âm thanh văn   bản   quảng   cáo,  ­  Nhận   xét,   đánh   giá  nhận   biết,   phân   tích,  chốt   lại   những   kiến  đánh   giá   được   nội  thức   cơ   bản   về   cách  dung   và   đặc   điểm  thức viết một văn bản  hình thức của văn bản  quảng cáo quảng   cáo,   cách   viết  một   văn   bản   quảng  cáo. Hoạt động 3: Thực hành luyện tập viết quảng cáo ( 15 phút) ­   Dựa   vào  ­ Yêu cầu HS quan sát   ­ HS làm việc   Đánh giá kĩ năng viết   ngữ   liệu,  ngữ liệu vừa phân tích  theo nhóm ( 4 –  một   văn   bản   quảng  mô   phỏng  trong hoạt động trước  5 em), thống  cáo:  nắm   được   cách  ngữ   liệu,  để tiến hành viết  nhất ý kiến để  viết   một   văn   bản  tạo   ra   sản  quảng cáo về sản  hoàn thành viết  quảng   cáo   đảm   bảo  phẩm tương  phẩm (dịch vụ) đã tìm  quảng cáo yêu   cầu   về   chính   tả,  tự   như   ngữ  hiểu trong phần  ­ Xin ý kiến  từ   vựng,   ngữ   pháp,  liệu chuẩn bị bài nhận xét của  phong   cách,   ngữ  ­ Có kĩ năng:  ­ Sử dụng kĩ thuật  nhóm khác về  dụng;   đúng   yêu   cầu  viết một văn  phòng tranh để yêu  văn bản quảng  về đặc điểm nội dung  bản   quảng  cầu HS trình bày sản  cáo mà nhóm  và hình thức biểu đạt  cáo phẩm học tập mình đã hoàn  của   kiểu   loại   văn  bản,   biết   thể   hiện   ý  ­ Mời 1 – 2 nhóm trình  thành. tưởng sáng tạo; thông  bày kết quả trước lớp tin, quan điểm, thái độ  ­ Hướng dẫn các  một   cách   rõ   ràng,  nhóm nhận xét, đánh  mạch   lạc   và   thuyết  giá sản phẩm còn lại  phục sau giờ học qua các  nhóm Zalo, Messenger  của lớp,…   Hoạt động 4: Vận dụng ­   Vận   dụng  ­ Lựa chọn tình huống  ­ Đóng vai nhân  Đánh   giá   kĩ   năng   nói  những   kiến  và cung cấp thông tin  viên   Maketing  (trình bày): nói rõ ràng  thức,   kĩ  về   vai   diễn.   GV   có  quảng   cáo   về  và mạch lạc ý tưởng,  năng đã học  thể  mô tả  rõ  hơn về  sản phẩm (dịch  thông   tin,   quan   điểm,  để   giải  vai diễn ( điệu bộ  cử  vụ) đã viết (  ở  thái   độ;   biết   bảo   vệ  quyết   các  chỉ,   trang   phục…)  hoạt động thực  quan   điểm   của   cá  15
  16. tình   huống  cho  học  sinh   tự  phân  hành) nhân một cách thuyết  bằng   những  vai,   thảo   luận   cách  ­ Sử  dụng điện  phục,   có   tính   đến  cách   khác  thức thể hiện vai. thoại (máy quay  quan điểm của người  nhau ­   Yêu   cầu   thời   gian  phim)   ghi   lại,  khác;   tự   tin   khi   nói  ­   Rèn   kĩ  chuẩn bị  và thời gian  chia   sẻ   vào  trước nhiều người; có  năng   nói  thực hiện nhóm  thái độ  cầu thị  và văn  hóa   thảo   luận,   tranh  (trình bày)  ­   Nhận   xét,   đánh   giá  Messenger hoặc  luận   phù   hợp;   thể  kết quả vận dụng của  Zalo của lớp hiện   được   chủ   kiên,  HS   qua   hình   thức  ­   Thảo   luận,  cá   tính   trong   thảo  nhóm   trao   đổi   Zalo,  đánh   giá   lẫn  luận, tranh luận. Mesenger ,…  nhau   về   kết  quả   trình   diễn  của mình (Tiến  hành   nhận   xét,  đánh   giá   trong  nhóm Mesenger,  hoặc   Zalo   của  lớp). Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ­ Mở rộng  ­ Khuyến khích HS  ­ Tự đặt ra các  kiến thức, kĩ  tiếp tục tìm tòi và mở  tình huống có  năng đã học rộng kiến thức ngoài  vấn đề nảy  ­ Rèn luyện  lớp học  sinh từ nội dung  các kĩ năng  ­ Yêu cầu HS tìm hiểu  bài học, từ thực  đọc, nói,  về nghệ thuật quảng  tiễn viết và nghe  cáo, các kĩ thuật đồ  ­ Tự tìm tòi,  các văn bản  họa trên máy tính hỗ  học tập báo quảng  trợ quảng cáo,… cáo 3.2 Thiết kế giáo án chi tiết và tổ chức dạy học bài:    BẢN TIN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC a, Bồi dưỡng phẩm chất  yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm b, Phát triển năng lực ­ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng  lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 16
  17. ­ Năng lực đặc thù của môn học: hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ + Đọc trôi chảy, hiểu đúng nội dung và hình thức biểu đạt của bản tin; nhận  biết, phân tích, đánh giá được nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu  đạt của bản tin; biết so sánh bản tin với những văn bản khác thuộc phong cách  ngôn ngữ báo chí, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân và bối  cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, … để đọc hiểu bản tin; có thói quen tìm tòi, mở  rộng phạm vi đọc các văn bản quảng cáo nói riêng và văn bản báo chí nói chung.  Từ đó biết chuyển hóa những gì đã học thành giá trị sống. + Viết được một bản tin đúng nội dung và hình thức biểu đạt; bảo đảm các yêu  cầu về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, ngữ dụng, yêu cầu về đặc  điểm của bản tin; biết thể hiện các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ một  cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. + Nói rõ ràng và mạch lạc các ý tưởng, thông tin, quan điểm, thái độ; biết bảo  vệ quan điểm của cá nhân một cách thuyết phục, có tính đến quan điểm của  người khác; tự tin khi nói trước nhiều người; có thái độ cầu thị và văn hóa khi  thảo luận, tranh luận phù hợp; thể hiện được chủ kiến, cá tính trong thảo luận,  tranh luận. + Hiểu được ý kiến của người khác trong giao tiếp; nắm bắt được những thông  tin quan trong từ các cuộc thảo luận, tranh luận, có phản hồi linh hoạt và phù  hợp; nhận biết, phân tích, đánh giá được cách mà người nói biểu đạt ý tưởng,  cảm xúc và thuyết phục người nghe. II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ­ HS nhận biết được đặc điểm về nội dung và phương thức biểu đạt của bản  tin III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU ­ Phương pháp, kĩ thuật dạy học:  + Kỹ  thuật giao nhiệm vụ: thực hiện từ tiết trước, thực hiện từ cuối ti ết h ọc   trước ( Các nhóm học sinh hoàn thiện Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu một sự kiện   ( hoặc hoạt động) về an ninh trật tự, an toàn giao thông, văn hóa­ xã hội… ở địa   phương hoặc trong trường mà nhiều người quan tâm) + Kỹ  thuật dạy học hợp tác ( thực hiện trong tiết học): hai bàn một nhóm trao   đổi, nhận biết về đặc điểm của bản tin được nghe và đọc. + Kỹ thuật dạy học theo mẫu trong thực hành: nhận biết đặc điểm của văn bản  quảng cáo và  viết viết được bản tin thường + Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng hình ảnh, âm thanh về một số bản tin   như chương trình thời sự, an toàn giao thông, văn hóa xã hội; biết chụp ảnh, viết  và biên tập bản tin và gửi vào nhóm lớp qua Messenger, Zalo để báo cáo và nhận   xét, đánh giá. 17
  18. ­ Phương tiện: SGK, Phiếu học tâp, Phiếu khảo sát, Phiếu đánh giá, điện thoại  thông minh, máy chiếu, loa,… IV. MÔ TẢ KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Giai đoạn chuẩn bị bài của HS Hoàn thành Phiếu học tập số 1 mà GV đã phát 2. Giai đoạn thực hiện bài học trên lớp (1 tiết) GV tổ chức các hoạt động học tập, tiếp nối các hoạt động của HS đã thực hiện  để đạt được mục tiêu bài học. 3. Giai đoạn ôn tập, củng cố ở nhà sau bài học HS thực hiện một số nhiệm vụ học tập mà GV đã đưa ra sau bài học và đọc  thêm những bản tin khác V. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP Yêu cầu  HĐ của GV HĐ của HS Tiêu chí đánh giá cần đạt Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) HS phát  ­ Trình chiếu bản tin  ­ Theo dõi và dự   Nêu đúng được kiểu  hiện  thời   sự   của   kênh  đoán kiểu loại  loại văn bản (bản  VTV1 Đài truyền hình  văn bản, phong  tin) và Phong cách  Việt   Nam,   và   chiếu  cách ngôn ngữ ngôn ngữ (báo chí) slide   một   số   bản   tin  ­ Xung phong báo  trên   các   trang   báo  cáo kết quả hoạt  mạng uy tín (đảm bảo  động tính thời sự).. ­   Yêu   cầu   HS   nêu  kiểu loại văn bản và  phong   cách   ngôn  ngữ  của   các   văn   bản   đã  trình chiếu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin ( 10 phút) ­ Thông qua  ­ Lựa chọn ngữ liệu  ­ Trao đổi, chia  ­ Nêu được khái  phân   tích  là một bản tin thường  sẻ theo cặp  niệm, mục đích, yêu  ngữ   liệu,  có tính thời sự của  ­ HS báo cáo kết  cầu cơ bản của bản  HS     hình  một tờ báo chính  quả hoạt động  tin, phân loại bản tin thành   kiến  thống (Phiếu học tập  ­ Thể hiện được các  thức về  đặc  số 2) ­ Rút ra những  kiến thức về  kĩ năng: 18
  19. điểm   kiểu  ­ Trình chiếu bản tin  mục đích, yêu  + đọc: trôi chảy,  loại   văn  dưới dạng Slide cầu cơ bản của  hiểu được kiểu loại  bản. ­ Yêu cầu HS trao đổi  bản tin bản tin, nhận biết,  ­   Có các kĩ  theo cặp để phân tích  phân tích, đánh giá  năng: đọc và  ngữ liệu theo các câu  được nội dung và  nghe bản tin hỏi: Tin đó có ý nghãi  đặc điểm hình thức  như thế nào đối với  của bản tin, biết so  tình hình xã hội? Tính  sánh bản tin với các  chất thời sự của bản  văn bản của thể loại  tin thể hiện ở những  báo chí khác. điểm nào?Việc đưa  + nghe: học sinh  tin cụ thể, chính xác  nắm bắt được thông  về địa điểm, thời  tin quan trọng từ một  gian, sự kiện, … có  văn bản quảng cáo;  tác dụng gì? Yêu cầu  nhận biết, phân tích,  cơ bản của một bản  đánh giá được cách  tin là gì? mà người viết  ­ Nhận xét, đánh giá  (người nói) biểu đạt  chốt lại những kiến  ý tưởng, cảm xúc. thức cơ bản về khái  niệm, mục đích, yêu  cầu cơ bản của bản  tin Thao tác 2: Tìm hiểu cách viết bản tin ( 10 phút) ­   Phân   tích  ­ Lựa chọn 1 bản tin  ­ HS làm việc  ­   Nêu   được   cách  ngữ  liệu để  thường có tính thời sự  theo nhóm, thống  thức   viết   một   bản  nắm   được  từ một tờ báo chính  nhất ý kiến tin cách   viết  thống (Phiếu học tập  ­ Đọc ngữ liệu,  + Tiêu đề: ngắn gọn,  một bản tin  số 3)  thảo luận, trả lời  thu hút sự  chú ý, gây  ­ Có kĩ năng:  ­ Phát ngữ liệu đến  các câu hỏi theo  tò mò đọc  một  từng nhóm HS hướng dẫn  +   Phần   mở   đầu:  bản tin ­   Yêu   cầu   HS   thảo  ­ HS thuyết trình  ngắn   gọn   (   1   –   2  luận   nhóm   để   phân  kết quả thảo  câu),   thông   báo   khái  tích ngữ  liệu theo các  luận nhóm về  quát về  sự  kiện, kết  câu hỏi  Hình thức và   cách viết một  quả. kết   cấu   của   tiêu   đề   bản tin +   Phần   triển   khai:  của bản tin có gì đặc   nêu   cụ   thể   chi   tiết  biệt?   Phần   mở   đầu   về sự kiện được đưa  bản   tin   thường   nêu   tin, giải thích nguyên  lên nhưng nội dung gì   nhân,   hoặc   nêu   kết  19
  20. của tin? Phần chi tiết   quả, ý nghĩa của sự  của   bản   tin   thường   kiện được triển khai bằng   ­ Thể hiện được các  cách nào? kĩ năng: ­  Nhận   xét,   đánh   giá  Đọc:  đọc   trôi   chảy,  chốt   lại   những   kiến  hiểu   được   bản   tin,  thức   cơ   bản   về   cách  nhận biết, phân tích,  thức viết một bản tin đánh   giá   được   nội  dung   và   đặc   điểm  hình   thức   của   bản  tin, cách viết bản tin Hoạt động 3: Thực hành luyện tập viết bản tin ( 15 phút) ­   Dựa   vào  ­ Yêu cầu HS quan sát   ­ HS làm việc    Đánh   giá   kĩ   năng  ngữ   liệu,  ngữ liệu vừa phân tích  viết  một   bản   tin:  theo nhóm ( 4 – 5  mô   phỏng  trong hoạt động trước  em), thống nhất  nắm được cách viết  ngữ   liệu,  để tiến hành viết bản  ý kiến để hoàn  một   bản   tin   đảm  tạo   ra   sản  tin về một chủ đề (sự  thành viết bản  bảo   yêu   cầu   về  phẩm tương  kiện) đã được tìm  tin chính   tả,   từ   vựng,  tự   như   ngữ  hiểu ở phần chuẩn bị ­ Xin ý kiến  ngữ   pháp,   phong  liệu bài nhận xét của  cách,   ngữ   dụng;  ­ Có kĩ năng:  ­ Sử dụng kĩ thuật  nhóm khác về  đúng yêu cầu về đặc  viết  một  phòng tranh để yêu  bản tin mà nhóm  điểm   nội   dung   và  bản   tin  cầu HS trình bày sản  mình đã hoàn  hình   thức   biểu   đạt  thường phẩm học tập thành. của   kiểu   loại   văn  bản, biết thể  hiện ý  ­ Mời 1 – 2 nhóm trình  tưởng   sáng   tạo;  bày kết quả trước lớp thông tin, quan điểm,  ­ Hướng dẫn các  thái   độ   một   cách   rõ  nhóm nhận xét, đánh  ràng,   mạch   lạc   và  giá sản phẩm còn lại  thuyết phục sau giờ học qua các  nhóm Zalo, Messenger  của lớp,…   Hoạt động 4: Vận dụng ­   Vận   dụng  ­ Lựa chọn tình huống  ­ Đóng vai phóng  Đánh giá kĩ năng nói  những   kiến  và cung cấp thông tin  viên   đưa   tin   về  (trình   bày):   nói   rõ  thức,   kĩ  về vai phóng viên đưa  chủ  đề  (sự  kiện)  ràng   và   mạch   lạc   ý  năng đã học  tin. GV có thể  mô tả  đã  viết  (   ở  hoạt  tưởng,   thông   tin,  để   giải  rõ   hơn   về   vai   diễn  động thực hành) quan   điểm,   thái   độ;  quyết   các  ( điệu bộ cử chỉ, trang  biết   bảo   vệ   quan  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2