Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc - Sách toán 10 Cánh Diều
lượt xem 11
download
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích giúp học sinh thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn, áp dụng phần đo góc vào các vấn đề gần gũi cuộc sống nhằm hình thành tư tưởng học đi đôi với hành, tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng việc học cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp 3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc - Sách toán 10 Cánh Diều
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ ĐO GÓC”. (SÁCH TOÁN 10 CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Tên tác giả : Lê Thị Vân Anh Tổ : Toán - Tin Số điện thoại: 0979 309 677 Năm học: 2022-2023 0
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ ĐO GÓC”. (SÁCH TOÁN 10 CÁNH DIỀU) LĨNH VỰC: TOÁN HỌC
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu ........................................................................................................................... 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Thời gian thực hiện:......................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 6. Tính mới của đề tài: ......................................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 I. Cơ sở lý luận: ................................................................................................................... 3 1. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn toán ...................................................... 3 1.1. Thế nào là thực hành và trải nghiệm ........................................................................... 3 1.2.Hoạt động trải nghiệm ................................................................................................... 3 1.3. Học tập trải nghiệm ...................................................................................................... 4 1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ......................................................... 4 1.5 . Nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 10 .............................................. 5 2. Một số vấn đề về năng lực: .............................................................................................. 5 2.1. Khái niệm năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung năm 2018: .... 5 2.2. Các năng lực đặc thù trong chương trình môn toán nói riêng năm 2018: .................... 5 II. Cơ sở thực tiễn: .............................................................................................................. 6 1. Thực trạng về dạy học toán hiện tại: ............................................................................... 6 2.Thực trạng về chủ đề thực hành và trải nghiệm đo góc nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.............................. 7 III. Một số kiến thức cơ bản được sử dụng trong đề tài. ..................................................... 7 1. Định lí côsin trong tam giác. ........................................................................................... 8 2. Hệ quả của Định lí côsin trong tam giác. ........................................................................ 8 3. Định lí sin trong tam giác. ............................................................................................... 8 IV. Một số biện pháp phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc ................ 8 1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giúp học sinh thấy được một số tình huống trong thực tế có liên quan đến “Góc”. ........................................................................................... 8 2. Biện pháp 2: Xây dựng các bài toán về góc có nội dung thực tiễn. .............................. 18 3. Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động dạy học liên hệ kiến thức về góc (khoảng cách) với thực tiễn ............................................................................................................................. 22 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN .............................................................................................. 33 VI. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ
- XUẤT ................................................................................................................................ 34 1. Mục đích khảo sát .......................................................................................................... 34 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................................... 34 3. Đối tượng khảo sát......................................................................................................... 37 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .............. 37 4.1. Sự cấp thiết của giải pháp đã đề xuất ......................................................................... 37 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................................................... 40 PHẦN III. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 42 1. Tính khoa học và ý nghĩa của đề tài .............................................................................. 42 2. Những kiến nghị đề xuất ............................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng đổi mới giáo dục tăng cường thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống, ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông chương trình các môn học, trong đó có môn toán. Môn Toán trong chương trình mới chú trọng tính ứng dụng, gắn với thực tiễn, quan tâm đến kỹ năng sử dụng các kiến thức toán học đã được học của học sinh. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn khoa học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn. Dạy Toán không phải là đơn thuần cung cấp một vài công cụ tính toán cho các môn học khác mà người giáo viên phải biết truyền cảm hứng và ngọn lửa đam mê cho học sinh, tạo sự hào hứng cho các bạn trẻ yêu toán. Để làm được như vậy thì trong quá trình dạy học toán chúng ta cần làm tôn lên vẻ đẹp của toán học và làm nó hấp dẫn hơn. Vẻ đẹp của Toán học sẽ được tôn lên nếu như giáo viên dạy toán biết khai thác toán học gắn liền với thực tiễn. Cùng với những phương pháp dạy học tích cực, dạy học trải nghiệm đóng góp vào việc hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực chung cũng như những năng lực Toán học cần thiết cho học sinh, đáp ứng đúng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đề ra. Dạy học trải nghiệm giúp học sinh có nền tảng tư duy độc lập, có thể chủ động phát hiện vấn đề, tìm cách thức giải quyết các vấn đề của môn học và trong cuộc sống. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm giúp học sinh không những đạt được tri thức và kinh nghiệm mới mà còn hiểu được con đường hình thành tri thức, kinh nghiệm ấy. Dạy học trải nghiệm là một trong những vấn đề rất được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong Chương trình Giáo dục phổ thông nói chung, môn Toán nói riêng. Trong thực tế giảng dạy, tôi luôn tìm tòi cách dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động ứng dụng toán học vào thực tiễn. Một trong những chủ đề Toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống là hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều chưa thực sự hiểu ý nghĩa toán học với thực tiễn trong nhiều phần được học; thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế, các bài toán có liên quan đến đo đạc, tính toán cụ thể. Vì vậy “làm như thế nào” để học sinh có thể rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của bài học trong thực tế đo đạc, từ đó giúp học sinh hứng thú hơn với môn toán đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc” - Sách toán 10 Cánh Diều. 2. Mục tiêu -Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích giúp học sinh thấy được ứng dụng 1
- của toán học trong thực tiễn, áp dụng phần đo góc vào các vấn đề gần gũi cuộc sống nhằm hình thành tư tưởng học đi đôi với hành, tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng việc học cho học sinh lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp 3. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm với chủ đề đo góc trong chương trình Toán 10 Cánh Diều thông qua việc đặt ra các vấn đề thực tiễn và ứng dụng việc đo góc để giải quyết các vấn đề. -Nghiên cứu năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn, -Các bài toán thực tế có liên quan đến đo góc. -Nghiên cứu sự hứng thú học tập Học sinh lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp 3. 4. Thời gian thực hiện: Năm học 2022-2023 tại trường THPT Quỳ Hợp 3. 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp thực hành quan sát. -Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê toán học. 6. Tính mới của đề tài: Đề tài SKKN “Phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc” đưa ra những biện pháp mang tính thực tiễn cao. -Thiết kế được một số hoạt động giúp học sinh củng cố các các kiến thức cơ bản về góc, thấy được ý nghĩa và ứng dụng về góc trong cuộc sống thông qua hoạt động -Tổ chức được các hoạt động giúp học sinh trải nghiệm các hoạt động đo góc từ đó phát triển cho học sinh một số các năng lực toán học như mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học thông qua các bài toán đo đạc thực tế. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận: 1. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn toán 1.1. Thế nào là thực hành và trải nghiệm Theo giáo sư Hoàng Phê – nhà ngôn ngữ học ( Sách Từ điển tiếng Việt - Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức 2019) thực hành là áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Thực hành là động từ chỉ hoạt động lặp đi lặp lại nhằm mục đích cải thiện hoặc làm chủ nó. Trải nghiệm theo nghĩa Tiếng Việt là sự trải nghiệm một hoạt động. Theo Hoàng Phê (Sách Từ điển tiếng Việt - Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức 2019), trải nghiệm được hiểu đơn giản nhất là sự trải qua thực tế. Trải nghiệm là gắn với hành động, kết quả mà hành động con người có được là “kinh nghiệm”. Theo tài liệu Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội [1]: Trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút ra những tích cực hay biểu hiện tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường sống và tính cách mỗi người. Trải nghiệm được dùng để chỉ về các sự vật, hiện tượng mà học sinh trực tiếp tiếp xúc, quan sát và tích lũy được thông qua các sự việc, sự vật trong đời sống. Hiểu một cách đơn giản, trải nghiệm bắt nguồn từ những quan sát, va vấp và khám phá trong ngừng của học sinh trong học tập. Từ những trải nghiệm bản thân có được, học sinh dần chín chắn, trưởng thành hơn trên bước đường đời. “Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được”. Không phải ngẫu nhiên mà Helen Keller lại thốt lên như vậy. Hiểu một cách đơn giản nhất, trải nghiệm chính là những gì ta thu nhận được trên hành trình sống. Nó bắt nguồn từ sự quan sát, từ những va vấp và những khám phá không ngừng. Hơn hết, nó chính là chất xúc tác giúp ta chín chắn hơn, trưởng thành hơn trên đường đời. 1.2.Hoạt động trải nghiệm Theo Đặng Thị Thúy Hồng (Tác giả bài viết Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong môn Toán cho học sinh tiểu học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2, tháng 5/2020) hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để trải nghiệm thực tiễn dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên qua đó hình thành phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù, nâng cao nhận thức về thế giới quan. Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, ᴠề cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, ᴠới ѕự nỗ lực giáo dục giúp phát triển ѕáng tạo ᴠà cá tính riêng của mỗi cá 3
- nhân trong tập thể. Đâу là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền ᴠới kinh nghiệm, cuộc ѕống để học sinh trải nghiệm ᴠà ѕáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức ᴠà phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ ᴠai trò rất quan trọng trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hoạt động nàу giúp cho học ѕinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để ᴠận dụng những kiến thức học được ᴠào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huу tiềm năng ѕáng tạo của bản thân”. Hoạt động thực hành và trải nghiệm chỉ hoạt động của học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các bài tập có tính thực tiễn cuộc sống, qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Kiến thức qua các hoạt động trải nghiệm thường là một quá trình học sinh tìm tòi để biết, để thấy và để có được chứ không đơn thuần là kiến thức có sẵn, học sinh tiếp thu một cách thụ động. 1.3. Học tập trải nghiệm Học tập trải nghiệm được hiểu là học từ thực nghiệm hoặc học bằng cách làm. Học tập trải nghiệm là hình thức học tập tích cực, nó bao quát nhiều cách tiếp cận học tập khác nhau dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Học tập trải nghiệm diễn ra thành một quá trình. Trong đó, kiến thức được tạo ra thông qua quá trình chuyển đổi kinh nghiệm và được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, ủng hộ và vận dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau (Theo Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội [2]). Như vậy, học tập trải nghiệm là một quá trình hoạt động mà ở đó, tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm. Thông qua hành động, người học chủ động tiếp nhận những khái niệm mới trong sự phản ánh cái cũ thông qua vốn kinh nghiệm và thử nghiệm. 1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán Với cách học thông qua trải nghiệm, học sinh sẽ có hứng thú học tập, vì học sinh được trải nghiệm, khám phá thực tiễn trong cuộc sống, xã hội để chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động trải nghiệm, còn giúp học sinh phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu; nhận xét, đánh giá và năng lực khái quát vấn đề. Dạy học trải nghiệm là một hướng tiếp cận dạy học trong đó giáo viên thiết kế, tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh kết hợp với các hoạt động khác. Thông qua việc thực hiện các hoạt động, học sinh đạt được mục tiêu dạy học. Có thể sử dụng dạy học trải nghiệm lồng ghép với dạy học tích cực để tăng hiệu quả dạy học. Quan niệm về dạy học thông qua trải nghiệm trong môn Toán: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông nói chung, lớp 10 nói riêng là quá trình học sinh được tự mình trực tiếp mò mẫm và phát hiện các tri thức toán học dựa trên các kinh nghiệm sẳn có, từng bước chuyển hóa kinh 4
- nghiệm học tập dưới sự định hướng, hỗ trợ phù hơp của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu của bài học. 1.5 . Nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 10 Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm là nội dung học bắt buộc. Trong chương trình SGK Toán 10 Cánh Diều có 2 hoạt động thực hành và trải nghiệm: - Chủ đề 1: Đo góc. - Chủ đề 2: Xây dựng mô hình hàm số bậc nhất, bậc hai biểu diễn số liệu dạng bảng. Hoạt động thực hành và trải nghiệm được tính chung vào các tiết trong phân phối chương trình, mỗi lớp có từ 3 tiết cho chủ đề 1 và 4 tiết cho chủ đề 2. Căn cứ vào nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm trong chương trình môn Toán lớp 10 và phân phối chương trình, tôi nhận thấy rằng có hai hình thức tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm, đó là tổ chức trong lớp học và tổ chức ngoài lớp học. 2. Một số vấn đề về năng lực: 2.1. Khái niệm năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung năm 2018: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dựa vào kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định rõ ràng và nhất quán mục tiêu đó là giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và những kỹ năng cơ bản, phát triển các năng lực của bản thân bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Từ khái niệm năng lực được đưa ra trong chương trình, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là: - Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học. - Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... - Năng lực được hình thành, phát triển thông qua thực hiện hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. 2.2. Các năng lực đặc thù trong chương trình môn toán nói riêng năm 2018: Riêng đối với chương trình Toán, các năng lực đặc thù được đề cập cùng với các biểu hiện cụ thể ở cấp trung học phổ thông như sau -Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy, đặc biệt phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp và lí giải được kết quả của 5
- việc quan sát; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đồng thời giải thích, chứng minh, điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học. -Năng lực mô hình hoá toán học thể hiện qua việc xác định được mô hình toán học gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị, .... để mô tả tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn, từ đó giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không), đặc biệt, nhận biết được cách đơn giản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả thiết, tổng quát hoá,...) để đưa đến những bài toán giải được.. -Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; từ đó lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải pháp bằng cách sử dụng các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích bao gồm các công cụ và thuật toán để giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời đánh giá được giải pháp đưa ra và khái quát cho các vấn đề tương tự - Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được tương đối thành thạo các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết. Từ đó phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản nói hoặc viết, trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể đồng thời thể hiện được sự tự tin khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác với đối tượng khác các vấn đề, nội dung liên quan đến toán học. -Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện chủ yếu qua việc nhận biết được tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán; sử dụng được máy tính cầm tay, phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi; đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán trong tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thực trạng về dạy học toán hiện tại: Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên Hoạt động thực hành và trải nghiệm được thiết kế thành chương trình, được dành thời lượng riêng trong giờ lên lớp ở môn toán lớp 10, nên việc nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán vẫn còn khá mới, việc triển khai trong dạy học của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. 6
- 2.Thực trạng về chủ đề thực hành và trải nghiệm đo góc nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh -Học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa về góc trong cuộc sống. -Học sinh chỉ biết đo các góc cụ thể bằng thước đo góc, chỉ biết đo khoảng cách cụ thể bằng thước và dây, chỉ đo được những khoảng cách không có chướng ngại vật. -Trong các bài toán liên quan đến tính góc, khoảng cách , học sinh rất khó nhớ công thức và không hứng thú với bài học. Đặc biệt, với học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 đa số các em học yếu môn toán, vì vậy những tiết lý thuyết và bài tập khô khan sẽ làm các em cảm thấy chán nản không thích học. Trước khi áp dụng SKKN tôi có khảo sát mức độ hứng thú học tập của 126 học sinh 3 lớp 10A3, 10C2, 10 C4 đối với các bài toán liên quan đến tính góc, tính khoảng cách. Qua kiểm tra, khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh với các bài toán liên quan đến tính góc từ đó tính khoảng cách cho kết quả như sau: Mức độ hứng Rất thích Thích Bình thường Không thích thú Lớp 10A3 0 1 10 27 Lớp 10C2 1 4 15 24 Lớp 10C4 0 1 10 33 Tổng 1 6 35 84 90 84 80 70 60 Lớp 10A3 50 Lớp 10C2 40 35 Lớp 10C4 33 30 27 Tổng 24 20 15 10 10 10 4 6 0 1 0 1 1 1 0 Rất thích Thích Bình thường Không thích 7
- III. Một số kiến thức cơ bản được sử dụng trong đề tài. 1. Định lí côsin trong tam giác. Trong tam giác ABC bất kỳ với BC a, CA b, AB c ta có: a 2 b 2 c 2 2bc cos A b 2 a 2 c 2 2ac cos B c 2 a 2 b 2 2ab cos C 2. Hệ quả của Định lí côsin trong tam giác. Trong tam giác ABC bất kỳ với BC a, CA b, AB c ta có: b2 c2 a 2 cos A 2bc a 2 c2 b2 cos B 2ac a 2 b2 c2 cos C 2ab 3. Định lí sin trong tam giác. Trong tam giác ABC bất kỳ với BC a, CA b, AB c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp, ta có: a b c 2R. sin A sin B sin C IV. Một số biện pháp phát triển năng lực toán học vào thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề Đo góc 1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động giúp học sinh thấy được một số tình huống trong thực tế có liên quan đến “Góc”. Cách tiến hành: + Trong quá trình dạy học khái niệm góc, sau khi tiến hành phần luyện tập, giáo viên giới thiệu cho học sinh một số tình huống trong thực tiễn có sử dụng kiến thức về góc. + Giao cho các nhóm học tập về nhà tìm hiểu thêm các tình huống thực tiễn khác có liên quan đến góc. Ở mỗi tình huống cần thiết kế thành bản trình chiếu (có thể gợi ý học sinh dùng Powpoint hoặc Canva để tạo bản trình chiếu), trong đó cần có hình ảnh minh họa, nêu được ứng dụng của góc trong tình huống đó và rút ra 8
- những bài học kinh nghiệm hoặc những vấn đề cần lưu ý. + Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm của mình trong giờ học thực hành hoặc ngoại khóa. Sau khi giáo viên kiểm tra nhận xét sản phẩm của các nhóm thì có thể cho các nhóm bốc thăm để mỗi nhóm lên trìn bày một tình huống: Yêu cầu trình bày nội dung (các hình ảnh liên quan), nêu được yếu tố toán học trong tình huống đó là gì, bài học kinh nghiệm hoặc những chú ý sau khi nghiên cứu tình huống đó. Dưới đây là một số tình huống mà trong quá trình dạy học, học sinh đã tìm hiểu và báo cáo sản phẩm. 1.1 Tình huống áp dụng trong thể thao 1.1.1“Góc sút”: Trong bóng đá, khi cầu thủ đá phạt, “góc sút” được hiểu là góc tạo bởi hai tia có gốc là điểm đặt bóng, lần lượt nối gốc với hai chân của khung thành. Ý nghĩa và một số lưu ý rút ra trong tình huông này là: - Trong các tình huống sút phạt thì góc sút càng lớn thì khả năng ghi bàn càng cao. - Một số điểm sút phạt có góc sút hẹp thì để tạo ra cơ hội ghi bàn cao hơn, cầu thủ sút phạt cần tạo ra độ xoáy cao và lực sút mạnh, hoặc thực hiện đường chuyền sang vị trí khác có góc sút lớn hơn. 1.1.2 Góc trong kéo co, trong đẩy tạ Trong đẩy tạ (hay ném xiên), công thức tính tầm bay xa được tính theo vo2 .sin 2 2 công thức L (trong đó L là tầm ném xa của vật theo đơn vị mét, vo g là vận tốc ban đầu của vật được ném theo đơn vị m / s , là góc ném hay góc hợp bởi vectơ vận tốc v0 và phương ngang theo đơn vị độ, g là gia tốc trọng trường) 9
- Từ công thức trên ta thấy với cùng với vận tốc ném ban đầu, để vật ném xiên đi xa nhất thì góc ném 45o . Trong bộ môn kéo co, ngoài việc chọn đội hình gồm các vận động viên khỏe ra, các vận động viên cần biết kỹ thuật kéo để tận dụng tối đa lực tổng hợp. Theo lí thuyết thì khi trọng tài chỉnh dây xong, tất cả mọi người trong đội đồng loạt ngả hết về đằng sau nghiêng 1 góc 110o để tạo ra lực kéo và ma sát tốt nhất. (nguồn học sinh sưu tầm internet) 10
- (Hình ảnh nhóm học sinh trình bày góc trong thể thao) 1.2.Tính huống : Góc nhìn trong tham gia giao thông 1.2.1 Góc nhìn khi lái xe Khi lái xe, góc nhìn của tài xế giới hạn bởi hai tia (Hình 2): Góc nhìn (vùng được tô màu) diễn tả vùng ta quan sát được. Góc nhìn của tài xế được xác định bằng mắt nhìn và hướng nhìn thấy của tài xế khi ngồi ở ghế lái trên xe ô tô. Vì ta không thể trông thấy các vật ở ngoài góc nhìn nên vùng không tô màu được gọi là vùng mù (hay vùng các điểm mù). 1.2.2. Điểm mù của phương tiện giao thông. Điểm mù hiểu đơn giản đó chính là khoảng không gian mà người lái xe không thể quan sát được khi nhìn ra bên ngoài dù nhìn bằng gương chiếu hậu. Hay có thể hiểu đơn giản điểm mù đó chính là những điểm mà người tài xế trên xe không thể nhìn thấy ở phía trước hay thông qua gương chiếu hậu. 11
- (Hình ảnh điểm mù trong lái xe tải – Vùng tối) (Hình ảnh điểm mù của xe tải – không nên đứng những vị trí như hình) Cảnh báo người tham gia giao thông trách xa các điểm mù, giữ an toàn khoảng cách. Điểm mù chính là khoảng không gian không nằm trong tầm nhìn hoặc không thể quan sát qua gương chiếu hậu hay nhìn trực tiếp. Điểm mù thường xuất hiện khi phương tiện lưu thông trên đường, lùi xe, chuyển làn hoặc quay đầu tại các ngã tư,... Các vị trí điểm mù thường gặp là điểm mù gây ra bởi gương chiếu hậu, điểm mù phía trước xe, điểm mù phía sau xe. Những tài xế nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, điểm mù trên xe ôtô thường tỉ lệ thuận với kích thước của xe. Ngoài ra, 12
- điểm mù còn hình thành từ các yếu tố khác như tầm vóc hoặc tư thế ngồi của người điều khiển. (Hình ảnh nhóm học sinh trình bày góc trong tham gia giao thông) Khắc phục điểm mù trên xe ô tô bằng cách nào? Điểm mù phía trước xe Những mẫu xe gầm cao (xe tải, xe bán tải) thường có điểm mù phía trước xe. Phần đầu của những loại xe này cao nên tài xế khó có thể quan sát các vật thể ở gần đầu xe. Cách khắc phục: Giảm tốc độ khi lái xe đi qua những khu vực đông dân cư như chợ dân sinh, trường học. Lắp thêm một số công cụ hỗ trợ quan sát phía trước như camera, cảm biến, gương cầu,... Đặc biệt, khi gặp xe tải hoặc xe có kích thước lớn, tài xế nên giữ khoảng cách an toàn, không nên đi quá gần hoặc bất chấp vượt. Điểm mù phía sau xe Phạm vi điểm mù phía sau xe có thể dài vài mét tính từ đuôi xe hất về phía sau. Đây là yếu tố khiến người điều khi ển gây tai nạn khi lùi xe. Cách khắc phục: Bác tài nên trang bị thêm bộ cảm biến lùi, camera phía sau. Trong quá trình sử dụng xe, tài xế cần xây dựng thói quen quan sát xung quanh, phía trước, phía sau trước khi thực hiện thao tác lùi xe. Điểm mù trên gương chiếu hậu Gương chiếu hậu là một chi tiết kỹ thuật giúp người lái quan sát bên ngoài. Nhiều trường hợp những chiếc xe phía sau không lọt vào không gian bao quát của gương chiếu hậu. 13
- Cách khắc phục: Tài xế hãy di chuyển với tốc độ chậm để có thể quan sát bằng mắt thường hai bên và phía sau xe (dưới 3s) khi thực hiện thao tác chuyển làn, quay đầu hoặc sang đường. Ngoài ra, chủ xe có thể lắp thêm gương cầu nhỏ ở góc trái gương chiếu hậu để quan sát tốt hơn. Điểm mù trên cột trước (cột chữ A) Cột chữ A ở hai bên khung kính chắn gió thường sinh ra điểm mù tuỳ thuộc vào góc đánh lái. Cách khắc phục: Tài xế cần cần nghiêng đầu để có góc quan sát tốt nhất. Khi lái xe lên đèo, núi, những góc cua tay áo không có gương cầu cảnh báo bên đường, người lái nên bấm còi hoặc nháy đèn để phát tín hiệu cảnh báo khi vào cua. Ngoài những điểm mù nêu trên, một số yếu tố khác cũng làm phát sinh điểm mù như: người lái ngồi sai tư thế, gương chiếu hậu điều chỉnh không phù hợp với các vị trí lái,... Do đó, tài xế cần xây dựng thói quen kiểm tra ghế lái, gương chiếu hậu trước khi khởi động xe, đảm bảo tầm quan sát tốt nhất. Một vài điểm mù khác nhau Ngoài những điểm mù cơ bản như nêu trên thì còn một số các điểm mù khác khi tham gia giao thông như: - Vùng quang xe khi xe tiến hay lùi luôn có điểm mù mà tài xế xe không nhìn thấy được. Nếu bạn di chuyển gần xung quanh xe thì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Ở ngay dưới gương chiếu hậu một phần nhỏ - Phần dưới gầm đây là điểm mù thực sự vì không thể nhìn thấy được gầm xe. - Trên nóc xe cũng là một điểm mù thật sự vì lái xe không nhìn thấy được. Và đây là điểm mà những người tham gia giao thông dễ quan sát. 14
- Những điểm mù xe tải có thể gây tai nạn nguy hiểm, cần tránh Như vậy, điểm mù xe tải rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Chính vì vậy, việc nắm bắt được những điểm mù giao thông là rất cần thiết và quan trọng. Thường xe tải sẽ có những điểm mù sau đây. Điểm mù xe tải phía trước Điểm mù đầu tiên của xe tải phía trước đó chính là điểm mù ở đầu xe tải do chiều cao của xe tạo nên. Những chiếc xe tải thường được thiết kế có gầm rất cao để tăng khả năng nhìn phía trước. Tuy nhiên, chính điều này khiến cho phạm vi ngay phía trước đầu xe bị thu hẹp lại. Vì vậy, những người lái xe của những chiếc xe tải lớn rất khó để quan sát những vật hay người di chuyển ở sát ngay đầu xe. Chính vì thế khi tham gia giao thông mọi người nên tránh điểm mù ngay sát phía trước của xe. Điểm mù ở phần hai bên hông xe Đó là điểm mù ở 2 bên hông xe khi mà gương chiếu hậu không chiếu được. Đây là vị trí tiếp giáp với cabin và thùng xe. Khi bạn di chuyển sát bên hông xe mà nhìn thấy tài xế lái xe qua gương chiếu hậu. Đây nghĩa là bạn đang đi vào điểm mù của xe và cần phải tránh ra ngay lập tức. Ngoài ra, khi tham gia giao thông bạn nên nhớ đừng bao giờ chạy song song ở hai bên của xe tải. Điểm mù sau xe Đây là điểm mù ở cuối phía đuôi xe. Đây là một vị trí vô cùng nguy hiểm mà người lái xe không thể nhìn thấy được. Đối với xe tải thường tài xế không thể quan sát ít nhất từ 60m kể từ phần đầu cuối tính từ đuôi xe. Vì vậy, bạn khi tham gia giao thông nên giữ khoảng cách 60m đối với xe tải để đảm bảo an toàn nhất. Điểm mù xe chuyển hướng di chuyển 15
- Xe tải là loại xe mà kích thước lớn chính vì vậy các bạn cần phải giữ một khoảng cách an toàn đủ để rộng để có thể thực hiện việc chuyển hướng của mình. Khi thấy xe tải chuyển hướng bạn nhất định phải tránh xa bởi tài xế trong xe khó có thể nhìn thấy được những người di chuyển bên cạnh hay phía dưới đầu xe. 1.3. Góc nhìn trong một số hoạt động khác Các nhóm đã đưa ra phân tích các góc nhìn thuận lợi khi ngồi học, xem ti vi, xem điện thoại…Đồng thời, cũng đưa ra những khuyến cáo để có thể bảo vệ mắt với một góc nhìn phù hợp, những biện pháp để giúp học sinh ngồi học một cách hiệu quả nhất. 1.3.1.Góc nhìn thuận lợi khi ngồi học: (Hình ảnh nhóm học sinh trình bày góc áp dụng khi ngồi học) Tư thế ngồi học đúng là tư thế lưng phải thẳng, người không khom về phía trước. Bàn chân đặt trên mặt đất và cẳng chân vuông góc với đùi, đầu gối gập 90 độ, ngồi lưng thẳng và hai chân tạo thành một góc 45 độ. Bạn không nên ngồi với ghế quá đổ về phía trước hay ghế ngả lưng quá ra phía sau sẽ khiến các dây thần kinh, các động mạch và tĩnh mạch ở vùng xương chậu, cột sống bị chèn ép và hạn chế lưu thông tuần hoàn máu. Nhưng ngược lại, động tác đu người theo chiếc ghế lại rất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các động tác này giúp cơ thể chúng ta giữ thăng bằng, ổn định tiền đình và thúc đẩy khả năng tập trung cao độ, khi đó bạn làm việc sẽ hiệu quả với năng suất con hơn. 1.3.2. Khoảng cánh giữa ti vi và người ngồi xem Khoảng cách giữa ti vi và người ngồi xem không hợp lý là một thói quen mà nhiều người vẫn mắc phải khi xem tivi và từ đó dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt như: Cận thị, loạn thị, mỏi mắt hoặc thậm chí là tổn thương tế bào mắt,... 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh thông qua Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trách nhiệm với gia đình – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 THPT
51 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn