intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đưa hoạt động trải nghiệm vào tổ chức dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh tạo hứng thú, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng để học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với thực tiễn từ đó vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn như biết cách trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp từ đó giáo dục được ý thức tự giác bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LÀM GIÁ THỂ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH KHI DẠY HỌC PHẦN HOA, CÂY CẢNH- NGHỀ LÀM VƯỜN 11 Thuộc lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LÀM GIÁ THỂ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH KHI DẠY HỌC PHẦN HOA, CÂY CẢNH- NGHỀ LÀM VƯỜN 11 Thuộc lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ Nhóm tác giả : 1. PHAN THỊ PHÁT 2. NGUYỄN THỊ CHÂU Tổ bộ môn: Tự nhiên Đơn vị công tác: Trường THPT Anh Sơn I Năm thực hiện: 2022 - 2023 Điện thoại: 0846 972 917 Anh sơn, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC ------ TT Nội dung Trang Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 6 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 11 2.3 Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây 16 cảnh, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở trường học và lan tỏa trong cộng đồng – Nghề làm vườn 11” 2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” 16 môn Nghề làm vườn 11 2.3.2 Xây dựng bảng mô tả về các mức độ cần đạt của phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” môn Nghề làm vườn 11 nhằm phát triển 17 năng lực HS 2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học phần kiến thức “Hoa, 17 cây cảnh” môn Nghề làm vườn 11 2.3.4 Thiết kế các dự án dạy học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” Nghề làm vườn 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của 23 học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh. 2.3.5 Thiết kế các hoạt động dạy học dự án theo hướng phát triển 25 phẩm chất và năng lực học sinh 2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS trong 38 phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” 2.4 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 45 2.5 Thực nghiệm sư phạm 52 2.6 Ý nghĩa của đề tài 61 2.7 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. 62 2.8 Bài học kinh nghiệm 62 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 3.1 Kết luận 64 3.2 Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết tắt bằng 1 Giáo dục và đào tạo GD &ĐT 2 Phương pháp dạy học PPDH 3 Trải nghiệm sáng tạo TNST 4 Nghị quyết trung ương NQ/TW 5 Giáo dục phổ thông tổng thể GDPTTT 6 Giáo viên GV 7 Học sinh HS 8 Trung học phổ thông THPT 9 Sinh học SH 10 Nghề làm vườn NLV 11 Hoạt động trải nghiệm HĐTN 12 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 13 Thứ tự TT 14 Trung bình TB 15 Power point PPT 16 Trước công nguyên TCN 17 Bồi dưỡng thường xuyên BDTX 18 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTNST 19 Phó giáo sư – tiến sĩ PGS - TS 20 Thực nghiệm TN 21 Đối chứng ĐC
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, Nghị quyết số 29 NQ/ TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu lên mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Trong đó đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được xem là chìa khóa thành công để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học, giúp hoàn thành mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của chương trình GDPTTT Giáo dục nghề phổ thông là một trong những nội dung chính trong quá trình giáo dục hướng nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THPT. Tuy nhiên một số học sinh coi giáo dục nghề nói chung, đặc biệt là nghề làm vườn nói riêng là môn phụ, các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Là giáo viên dạy bộ môn nghề làm vườn chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình môn nghề làm vườn với nhiều nội dung giảng dạy và thực hành mang tính thực tiễn cao, có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức về hoa, cây cảnh có liên quan đến việc tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, trong khuôn viên nhà trường cũng như trong cộng đồng tại địa phương. Cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Một ngôi trường xanh, sạch, đẹp không chỉ tạo cơ hội cho học sinh học tập vui chơi, trải nghiệm an toàn, lành mạnh mà còn giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tại gia đình, khu dân cư. Trường THPT Anh Sơn I với diện tích 25980 m², sân trường đã được bê tông hóa với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ, việc tạo ra một môi trường trong lành, mát mẻ, thân thiện với những hàng cây xanh và hoa tươi khoe sắc là năng
  6. lượng tích cực để các em đến trường thỏa sức vui chơi, khám phá, trải nghiệm sau những giờ học căng thẳng, truyền đến cho các em một năng lượng tích cực để mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Trường học có trên 1500 em học sinh trong năm học này, vì vậy việc giáo dục các em học sinh ý thức tự giác trong việc trồng, chăm sóc những chậu hoa cây cảnh, vừa tận dụng được các nguyên liệu từ thiên nhiên vừa làm sạch môi trường và tiết kiệm được chi phí trong quá trình làm. Thông qua chuỗi hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm thực địa trong chương trình Nghề làm vườn, mỗi em học sinh không chỉ lĩnh hội cho mình những kiến thức làm nông nghiệp mà sự gắn kết giữa học tập với thiên nhiên, sự hiểu biết về nguồn gốc và cách thức tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn … là mục tiêu mà thầy cô nhà trường hướng đến. Đồng thời thông qua sự tự giác của bản thân thì các em còn là những tuyên truyền viên tích cực, vận động, lan tỏa tới người thân cùng tạo ra một môi trường xanh, sạch, đẹp. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học thiết thực nhằm giúp các em phát triển phẩm chất và năng lực, các em có thể trải nghiệm thông qua việc làm một số giá thể hữu cơ để trồng hoa, cây cảnh, đồng thời biết cách chăm sóc cây trồng. Xuất phát từ đặc thù bộ môn, yêu cầu cần đạt của chương trình 2018, đổi mới phương pháp dạy học tích cực chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11” với mong muốn giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 11 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn. - Phạm vi: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học phần kiến thức làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động TNST, nghiên cứu các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực được tổ chức trong dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh. - Đưa hoạt động trải nghiệm vào tổ chức dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh tạo hứng thú, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng để học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với thực tiễn từ đó vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn như biết cách trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp từ đó giáo dục được ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Qua hoạt động học tập, trải nghiệm các em có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  7. - Sản phẩm thu được từ bài học nhân rộng trong cộng đồng để tạo ra cảnh quan xanh, sạch, đẹp. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: + Phân tích nội dung phần kiến thức hoa, cây cảnh - Nghề làm vườn 11 + Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học dự án, dạy học hợp tác, trải nghiệm sáng tạo… - Thực nghiệm: + Thiết kế các dự án và tổ chức dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh, trải nghiệm làm giá thể, trồng, chăm sóc hoa cây cảnh nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở nhà trường và cộng đồng. + Trải nghiệm bằng các hoạt động liên quan đến việc trồng, chăm sóc, kinh doanh hoa, cây cảnh, tại địa phương. 5. Phương pháp tiến hành - Sưu tầm tài liệu, đọc, nghiên cứu, phân tích, đánh giá số liệu thu được. - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các PPDH dạy học tích cực, nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực và các văn bản quy định hiện hành. Nghiên cứu về nội dung chủ đề. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: + Tổ chức các hoạt động dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh – Nghề làm vườn 11 + Tổ chức hoạt động tham quan vườn hoa, cây cảnh, cơ sở kinh doanh hoa tại địa phương - Phương pháp khảo sát thực tế, thống kê: + Khảo sát, thống kê kết quả điều tra của giáo viên và học sinh trước khi thực hiện đề tài, khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất của đề tài. + Thống kê kết quả học tập, sự hứng thú của học sinh sau khi học phần kiến thức. 6. Điểm mới – tính sáng tạo đề tài. - Thiết kế được các dự án học tập, hoạt động trải nghiệm phù hợp với nội dung của phần kiến thức trong chương trình giáo dục nghề phổ thông, sau đó tổ chức hoạt động trải nghiệm để làm rõ nội dung bài học. Vận dụng được kiến thức lí thuyết vào trong thực tiễn, học đi đôi với hành từ đó tạo ra được các sản phẩm có giá trị trong đời sống tinh thần cũng như mang lại hiệu quả kinh tế khi các em áp
  8. dụng tại gia đình. Đây là một trong những yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục tổng thể. - Rèn luyện ý thức tham gia các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập và phát triển các năng lực sẵn có của người học, đồng thời giúp các em khám phá các năng lực tiềm ẩn thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Từ các hoạt động trải nghiệm tham quan vườn hoa, cây cảnh cùng các dự án học tập của phần kiến thức hoa, cây cảnh nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với các vấn đề chung cấp bách, mang tính toàn cầu, chung tay bảo vệ môi trường thông qua hoạt động trồng cây. - Qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể, hoạt động trồng hoa cây cảnh không chỉ tổ chức ở quy mô của các lớp học nghề làm vườn khối 11 mà còn lan tỏa rộng đến các lớp trong toàn trường. Bởi hoạt động này đã tạo cho trường học một không gian xanh, mát, sạch, đẹp tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên, tạo ra một môi trường học tập sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị và hấp dẫn. - Qua triển khai và tổ chức các HĐTNST đã đem đến cho học sinh hứng thú, yêu thích môn nghề làm vườn mà trước đó các em còn xem nhẹ, các em còn được truyền thêm động lực, sự say mê học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 7. Đóng góp mới của đề tài. - Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thiết kế được các dự án, hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” nghề làm vườn 11. - Thiết kế và tổ chức hiệu quả các dự án học tập, các hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” nghề làm vườn 11 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho HS trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, tạo môi trường xanh, sạch đẹp, góp phần góp phần hình thành, phát triển cho các em những năng lực cốt lõi, gồm các năng lực chung là tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên hướng dẫn. - Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thông qua quá trình dạy học dự án, trải nghiệm và sản phẩm học tập của HS. - Thông qua hoạt động học tập cũng hình thành nhiều phẩm chất cốt lõi cho học sinh, qua hoạt động trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh đã góp phần tích cực giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh cho thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi tổ chức các dự án học tập, HĐTN đã tạo cho các em sự hứng thú, say mê học tập, rèn luyện ý thức
  9. tham gia các hoạt động học tập, các kĩ năng thực hành, trải nghiệm sáng tạo và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ hoc tập các em đã đoàn kết, chăm chỉ, có trách nhiệm, trung thực thể hiện qua các nhiệm vụ được giao. - Qua trải nghiệm thực tế học sinh không chỉ dừng lại ở việc học mà còn yêu thích hơn với bộ môn nghề làm vườn, có thêm nhiều kĩ năng sống, tự tin hơn với bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng nghiệp giảng dạy bộ môn nghề làm vườn, bộ môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực học sinh. Chúng tôi hi vọng các giải pháp đã đề xuất có thể là những gợi ý quan trọng cho quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai.
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung ương đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên có thể tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức. 2.1.1. Dạy học phát triển năng lực Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Phương pháp giảng dạy phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp được áp dụng triển khai sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp giảng dạy truyền thống; thời lượng học lý thuyết ngắn hơn, giáo viên ít thuyết trình, diễn giảng, tập trung nhiều thời lượng thực hành, lôi cuốn người học vào những hoạt động đa dạng trong lớp học cũng ngoài lớp học; người học có nhiều cơ hội tham gia, trải nghiệm, tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá sẽ cho phép họ có thể lĩnh hội được những tri thức, hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo, sự tự tin và ngày càng phát triển toàn diện nhân cách. Đây cũng chính là trong những mục tiêu cần đạt được để phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 2.1.2. Các năng lực cần rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học môn Nghề làm vườn 11. 2.1.2.1 Năng lực thích ứng với cuộc sống. - Tự quyết định được một số vấn đề có liên quan đến bản thân trong cuộc sống; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng - Tìm được động lực cho bản thân trong hoạt động và biết lôi cuốn mọi người cùng tham gia hoạt động hướng tới mục tiêu chung - Chủ động chuẩn bị bước vào môi trường học tập nghề nghiệp hoặc tham gia cuộc sống lao động với những yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn. - Chủ động và tự tin, lựa chọn được con đường phát triển của bản thân. 2.1.2.2. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động - Đề xuất được các mục tiêu hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tập thể và chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đặt ra
  11. - Tuân thủ quy định, kỷ luật của nhóm, tập thể, cộng đồng khi tham gia hoạt động, làm tròn trách nhiệm được giao và hỗ trợ, giúp đỡ những người cùng tham gia hoạt động - Đánh giá được hiệu quả, giá trị của hoạt động; tự đánh giá kết quả rèn luyện và sự trưởng thành của bản thân, điều chỉnh bản thân phù hợp với yêu cầu hoạt động - Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp và tiến bộ của bạn trong hoạt động và chân thành góp ý về những điều bạn cần hoàn thiện - Giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh, quản lí được các yếu tố bất thường trong hoạt động và trong các mối quan hệ - Tổ chức, điều hành hoạt động nhóm hiệu quả và tạo được động lực cho mọi người - Đề xuất được các giải pháp khác nhau cho những vấn đề đặt ra, thực hiện được giải pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp, có căn cứ khoa học, đánh giá được hiệu quả của các giải pháp, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. 2.1.2.3. Năng lực định hướng nghề nghiệp - Giới thiệu được một số công việc nghề truyền thống ở địa phương, hoặc một số nghề phổ biến ở Việt Nam - Chỉ ra được vai trò kinh tế đối với xã hội của nghề làm vườn - Chỉ ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, sở thích, khả năng có liên quan đến nghề làm vườn và bước đầu có ý thức rèn luyện một số năng lực và phẩm chất cần có của người lao động - Lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân khi kết thúc giáo dục phổ thông và lập được kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với hướng đi đã chọn - Xác định được con đường phát triển nghề nghiệp của bản thân. 2.1.3. Tìm hiểu về phương pháp dạy học hoạt động trải nghiệm để thấy được sự phù hợp trong tổ chức dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh trong môn nghề làm vườn. 2.1.3.1.Tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm a. Khái niệm Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) đã nói: "Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu". Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Trong một nghiên cứu (Edgar Dale 1946) cũng chỉ ra rằng: Chúng ta nhớ: 20% những gì chúng ta
  12. đọc, 20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn, 90% những gì chúng ta làm. Kim tự tháp về khả năng ghi nhớ của Edgar Dale - Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp. Trong đó, người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hướng các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội (Theo định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế). - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp (theo PGS – TS Đinh thị Kim Thoa). Như vậy, khi học qua hoạt động trải nghiệm người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia, người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được. - Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. - HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
  13. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giúp các em học sinh hiểu sâu sắc, toàn diện hơn các bài học trên lớp, đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện, tiệm cận mục tiêu của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình Chu trình học qua trải nghiệm b. Ưu điểm của dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm - Phương pháp khiến người học sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn. - Các cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. - Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. - Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. - Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. c. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo Bộ GD-ĐT, HĐTN tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt
  14. động của bản thân, của nhóm và của các bạn… dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có những đặc điểm sau đây: - HĐTNST là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường - HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về SH, HĐTNST còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. - HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... d. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) trong chương trình giáo dục phổ thông. - Nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh , bổ sung kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh thông qua đó điều chỉnh và định hướng cho các hoạt động dạy và học - HĐTN là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục. Giúp hình thành, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh, hình thành năng lực tổ chức, quản lí, năng lực định hướng nghề nghiệp, tư duy và sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn. - HĐTN được cho là sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con người. - HĐTN giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đây có thể nói là những mục tiêu rất khái quát mang ý nghĩa cao của học sinh trong thời kỳ mới, là tiền đề quan trọng để trở thành những cá nhân tích cực, những công dân tốt, sẽ đóng góp thiết thực, hữu ích vào tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. 2.1.4. Cơ sở, khả năng, sự phù hợp giữa nội dung của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT. Phần kiến thức hoa, cây cảnh thuộc môn Nghề Làm Vườn 11 là phần kiến thức rất gần gũi, thiết thực với cuộc sống của con người, cảnh quan, môi trường
  15. sống là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần nó tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Những nội dung này rất phù hợp để tổ chức các dự án học tập, hoạt động trải nghiệm, phù hợp với tâm lí lứa tuổi 15, 16 của các em. Các em vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, việc tạo ra các sản phẩm mà các em được trải nghiệm từ bài học giúp các em tự tin, khẳng định được giá trị của bản thân, kích thích hứng thú tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh và giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong việc giữ gìn, cải tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Qua đó phát triển được những năng lực, phẩm chất cần có và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.” Mặc dù cũng đã được vận dụng trong nhiều loại hình trường, song lí thuyết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo vẫn còn vô cùng mới mẻ. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ra đời, trong đó xuất hiện khái niệm mới “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Trong dự thảo nêu rõ, theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. HĐTNST dành cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp HS vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. 2. 2.1. Thực tiễn dạy học môn nghề trong chương trình THPT hiện nay Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và bộ GD& ĐT đặt kì vọng nó sẽ giúp cho học sinh làm quen với các nghề phổ thông và rèn luyện trải nghiệm thực tế. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp nghề phổ thông của bộ GD&ĐT Việt Nam phù hợp xu thế chung của giáo dục thế giới. Giáo dục nghề phổ thông trang bị các tri thức kỹ năng, căn bản cần thiết giúp học sinh nhận biết và vận dụng trong đời sống. Hiện nay hoạt động giáo dục nghề đang được các trường THPT đưa vào giảng dạy trong chương trình khối 11. Tuy nhiên có một thực trạng đáng buồn xảy ra đối với môn nghề trong trường học, đó là môn NPT không được coi trọng và đang bị xem nhẹ, dạy và học cho có, việc học nghề, dạy nghề phổ thông chỉ vì bắt buộc và thi nghề chỉ để lấy điểm cộng tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, có khá nhiều bài báo đã bàn luận và chỉ ra những thiếu sót của dạy và học, thi tốt nghiệp nghề phổ thông hiện nay. Chương trình bị cắt xén, chỉ học trong một số buổi chiều theo cách đọc, chép lý thuyết, rất ít thực hành. Hơn nữa việc học nghề trong trường phổ thông không đem lại lợi ích thiết thực nào cả, một số phụ huynh còn có ý kiến cho rằng, muốn học nghề phải đến trung tâm, nơi có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp; học đi đôi với hành, với tài liệu và thiết bị khá đầy đủ… Về phía giáo viên việc đầu tư cho bài giảng còn ít, một số ít đang còn thụ động trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực.
  16. Từ các nguyên nhân trên nhiều giáo viên dạy môn nghề dần dần có khái niệm lên lớp cho đủ giờ, xong chương trình. Còn học sinh thì học cho xong tiết, nhanh chóng hết chương trình. Tóm lại môn nghề hiện nay đang bị nhà trường, phụ huynh, học sinh xem nhẹ còn giáo viên dạy môn nghề trước nay luôn trong tình trạng không có động lực để phấn đấu, trau dồi chuyên môn, không mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy bởi tâm lí lo sợ, e ngại khi học sinh không có hứng thú học, thì mọi cố gắng đều trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên hình ảnh của bộ môn nghề trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, khi bộ GD&ĐT triển khai nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Trong đó phương pháp hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp đáp ứng được những yêu cầu trên. Giáo viên đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, hình thức dạy học, đầu tư cho bài giảng, học sinh cũng hào hứng, tích cực hơn. Đặc biệt chú trọng các tiết dạy học thực hành. 2.2.2. Thực trạng dạy học nghề phổ thông dưới góc độ trải nghiệm hướng nghiệp và phương pháp dạy học dự án nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT hiện nay. Để tìm hiểu thực trạng dạy học và thực trạng đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học sinh định hướng phát triển năng lực. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là dạy học dự án, trải nghiệm ở các trường THPT khu vực Tây Nghệ An thông qua phiếu điều tra, khảo sát online, qua phần mềm Google Forms (phiếu điều tra số 1) được gửi đến cho 30 thầy cô tham gia giảng dạy bộ môn nghề làm vườn 11. Kết quả điều tra cụ thể như sau: - Phiếu khảo sát qua phần mềm Google Forms https://docs.google.com/forms/d/1Sn9nzWqbFCt2FuNjcaiptSsWrMTcLliJ_mNmK t-1XBU/edit Kết quả TT Nội dung trao đổi SL TL % 1 Thầy /Cô có thấy sự cần thiết khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào các môn học trong trường THPT hiện nay không? a. Không cần thiết 1 3,3% b. Cần thiết 2 6,7% c. Rất cần thiết 27 90% 2 Theo thầy cô môn nghề làm vườn có thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp dạy học hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp không? a. Không thuận lợi 1 3,3% b. Có thuận lợi 4 13,3%
  17. c. Rất thuận lợi 25 83,3% 3 Trong quá trình dạy học môn nghề làm vườn, Thầy / Cô có thường xuyên hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết những tình huống thực tiễn? a. Không bao giờ 9 30% b. Thỉnh thoảng 20 66,7% c. Thường xuyên 1 3,3% 4 Thầy / Cô có thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan trải nghiệm kiến thức nghề làm vườn tại địa phương cho HS không? a. Không bao giờ 12 40% b. Thỉnh thoảng 18 60% c. Có 0 0% 5 Nhận định của GV nếu vận dụng dạy học dự án, trải nghiệm trong dạy học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” sẽ góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. a. Không hiệu quả 0 0% b. Hiệu quả bình thường 1 3,3% c. Rất hiệu quả 29 96,7% 6 Sự hiểu biết của Thầy/ Cô về quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng dạy học dự án, trải nghiệm a. Chưa biết 16 53,3% b. Chưa thực sự hiểu rõ từng bước tổ chức dạy học 14 46,7% c. Đã hiểu rõ đầy đủ các bước dạy học 0 0% 7 Thực trạng tổ chức dạy học phần kiến thức trong môn nghề làm vườn của Thầy/ Cô có gắn với việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp không? a. Chưa bao giờ tổ chức 18 60% b. Thỉnh thoảng tổ chức 12 40% c. Có tổ chức thường xuyên 0 0% 8 Thực trạng tổ chức dạy học môn nghề làm vườn của Thầy/ Cô gắn với việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc hướng nghiệp cho bản thân không? a. Chưa bao giờ tổ chức 17 56,7% b. Thỉnh thoảng tổ chức 13 43,3% c. Có tổ chức thường xuyên 0 0% 9 Sự hứng thú của Thầy/Cô trong việc chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn nghề làm vườn 11 không? a. Không muốn áp dụng 12 40% b. Thỉnh thoảng áp dụng 16 53,3% c. Thích áp dụng 2 6,7%
  18. - Phần lớn (90%) giáo viên đều cho rằng việc vận dụng các PPDH tích cực là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó nhiều giáo viên đều cho rằng môn nghề làm vườn rất thuận lợi (83,3%) và thuận lợi (13,3%) cho việc áp dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo, chỉ có (3,3%) trả lời là không, 96,7% giáo viên đều cho biết dạy học dự án, trải nghiệm nếu áp dụng vào dạy học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” sẽ rất hiệu quả trong việc góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên, khi hỏi sâu hơn về việc áp dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề của bộ môn, thì có nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu rõ về quy trình (46,7%), (53,3%) chưa biết cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm mặc dù đã được tìm hiểu thông qua các modul BDTX. - Việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở các trường THPT chưa được áp dụng thường xuyên. Nhiều GV cũng thấy được sự cần thiết và rất cần thiết của việc dạy học trải nghiệm với bộ môn nghề làm vườn. Tuy nhiên trong thực tiễn thì việc dạy học trải nghiệm chưa được thực hiện thường xuyên bởi một số lí do sau: + Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm rất công phu, mất nhiều thời gian, công sức. + Nhiều GV mới tiếp cận thông qua các chương trình bồi dưỡng theo modul trong thời gian ngắn nên chưa kịp thấm nhuần. + Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cần phải có sự đồng ý của phụ huynh học sinh, sự phê duyệt của nhà trường, sự phối hợp các tổ chức khác ngoài trường học. + Quản lí và đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình trải nghiệm là vấn đề giáo viên lo lắng nhất. + Đa số học sinh còn lúng túng, khó khăn trong việc tự mình tìm tài liệu và nghiên cứu tài liêu, học liệu. + Trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa “nhập cuộc”, vẫn lên lớp giảng dạy theo lối truyền thống: Chỉ thuyết trình hoặc thuyết trình kết hợp một số rất ít các câu hỏi đàm thoại. Thực tế có thể do GV ngại đổi mới mà cũng có thể do giáo viên còn lúng túng chưa biết đổi mới phương pháp ra sao? Tuy nhiên, nhiều giáo viên rất đồng ý về việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa cây cảnh tạo cảnh quan xanh, sạch đep, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và hoạt động hướng nghiệp. 2.2.3. Hứng thú học tập của học sinh đối với HĐTNST với phần kiến thức hoa, cây cảnh trong môn học nghề làm vườn 11 ở các trường THPT. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn nghề làm vườn 11 ở các trường THPT khu vực Tây Nghệ An, thuộc các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An bằng phiếu khảo sát online, qua phần mềm Google Forms (phiếu điều tra số 2). Cuộc điều tra, khảo sát đã gửi đến các Trường THPT với 200 học sinh được chọn ngẫu nhiên.
  19. - Phiếu khảo sát qua phần mềm Google Forms https://docs.google.com/forms/d/1-L4q-XgzG3m6wKCdsydL4gSlS8tfbLM- 0JCDFZ-C1_g/edit Kết quả cụ thể như sau: Kết quả TT Nội dung trao đổi SL TL % 1 Hứng thú của HS khi học tập môn nghề làm vườn 11 a. Không thích học 187 93,5% b. Bình thường 6 3,5% c. Rất thích 7 5% 2 Em có sẵn sàng tham gia các hoạt động TNST mà giáo viên tổ chức trong tiết học của môn nghề làm vườn 11? a. Không tham gia 2 1% b. Tùy hoạt động 27 13,5% c. Luôn sẵn sàng 171 85,5% 3 Em có thể vận dụng kiên thức đã học vào trong đời sống thực tiễn. a. Không thể vận dụng được. 173 86,5% b. Còn tùy 17 8,5% c. Có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 10 5% 4 Thực trạng học tập môn nghề làm vườn gắn với vấn đề trải nghiệm tại địa phương a. Chưa từng tham gia 187 93,5% b. Đã được tham gia nhưng rất ít 7 3,5% c. Tham gia thường xuyên 6 3% 5 Thực trạng học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại trường học ? a. Chưa bao giờ 188 94% b. Thỉnh thoảng 6 3% c. Thường xuyên 6 3% 6 Tầm quan trọng của bộ môn nghề với giáo dục ý thức, trách nhiệm hướng nghiệp cho bản thân ? a. Không quan trọng 154 77% b. Có cũng được, không cũng được. 37 18,5% c. Rất quan trọng 9 4,5% 7 Em có hứng thú như thế nào đối với các tiết học có tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn nghề làm vườn 11? a. Không thích 3 1,5%
  20. b. Bình thường 5 2,5% c. Thích học 192 96% - Qua điều tra cho thấy đa số HS chưa từng được tham gia hoạt động trải nghiệm phần kiến thức trong môn học tại địa phương, phần lớn học sinh học tập chủ yếu theo kiểu nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo bài dạy của giáo viên, thỉnh thoảng thảo luận với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn, khả năng chủ động tự học, tự nghiên cứu tài liệu, học liệu chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động. Bên cạnh đó với phương pháp dạy học truyền thống của GV làm cho giờ học dễ đơn điệu, buồn tẻ, nặng về lí luận, ít chú ý đến việc hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, các em cũng chưa biết vận dụng kiến thức vào đời sống, nhiều học sinh xem môn Nghề làm vườn là môn phụ, không thi tốt nghiệp và đại học nên các em không chú tâm để học tập, làm cho các em chưa yêu thích môn học, chưa tích cực xây dựng bài và khả năng hợp tác nhóm chủ yếu mức trung bình, chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn nghề với giáo dục ý thức, trách nhiệm hướng nghiệp cho bản thân. - Qua kết quả điều tra thì phần lớn học sinh đều hứng thú với hoạt động trải nghiệm khi áp dụng vào môn nghề làm vườn đặc biệt nếu được học tập phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” bằng hoạt động trải nghiệm làm giá thể và hoạt động trồng hoa, cây cảnh sẽ trang bị những kiến thức, kĩ năng để các em vận dụng vào đời sống thực tiễn, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo niềm vui, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Các em hiểu được rằng hoa, cây cảnh không những là một nhu cầu tinh thần mà còn là một ngành kinh tế nông nghiệp sinh thái đô thị, mang lại lợi nhuận cao từ đó các em có thể giúp gia đình phát triển kinh tế thông qua hoạt động kinh doanh những sản phẩm do các em tạo ra. Hoạt động trải nghiệm về phần kiến thức này sẽ giúp các em hình thành nhiều kỹ năng và tạo hứng thú trong học tập. 2.3. Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở trường học và lan tỏa trong cộng đồng – Nghề làm vườn 11” 2.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” môn Nghề làm vườn 11 Để tổ chức hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong khuôn viên trường học chúng tôi chọn chủ đề “Hoa, cây cảnh” thuộc môn nghề làm vườn 11 để tổ chức dạy học. - Thời lượng dạy học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” được tiến hành trong 4 tiết - Mạch nội dung của phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” gồm các bài sau đây: Bài 26. Một số vấn đề chung về hoa, cây cảnh Bài 27. Kĩ thuật trồng một số cây hoa phổ biến Bài 30. Thực hành trồng hoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2