Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề Chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề Chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10" nhằm đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” bằng các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề Chế biến lương thực, thực phẩm - Công nghệ 10
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM” – CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM” – CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ Nhóm tác giả: 1. Hoàng Thị Hải Yến 2. Phạm Thị Thanh Thái 3. Nguyễn Thị Châu Tổ bộ môn: Tự nhiên Năm thực hiện: 2021 - 2022 Điện thoại: 0919 577419 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 2
- MỤC LỤC ------ TT Nội dung Trang Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 2 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 6 2.3 Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp hoạt động trải nghiệm chế biến 9 thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” - Công nghệ 10 2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Chế biến lương thực và 9 thực phẩm” môn Công nghệ 10 2.3.2 Xây dựng bảng mô tả về các mức độ cần đạt của chủ đề nhằm 9 phát triển năng lực học sinh 2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề 10 2.3.4 Thiết kế các dự án dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm 12 chất của học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. 2.3.5 Thiết kế các hoạt động dạy học dự án theo hướng phát triển 14 phẩm chất và năng lực học sinh 2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh 27 trong chủ đề 2.4 Thực nghiệm sư phạm 32 2.5 Ý nghĩa của đề tài 43 2.6 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm 43 2.7 Bài học kinh nghiệm 43 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 3.1 Kết luận 45 3.2 Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 1
- DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết tắt bằng 1 Giáo dục và đào tạo GD &ĐT 2 Phương pháp dạy học PPDH 3 Trải nghiệm sáng tạo TNST 4 Công nghệ thông tin CNTT 5 Sách giáo khoa SGK 6 Giáo viên GV 7 Học sinh HS 8 Trung học phổ thông THPT 9 Phiếu học tập PHT 10 Số lượng SL 11 Tỉ lệ TL 12 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 13 Thứ tự TT 14 Trung bình TB 15 Power point PPT 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP 17 Bồi dưỡng thường xuyên BDTX 18 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTNST 19 Vệ sinh môi trường VSMT 20 An toàn thực phẩm ATTP 2
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Hiện nay ở các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình môn Công nghệ 10 có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” có liên quan đến việc chế biến thực phẩm an toàn cho con người, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ung thư ... Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2020 nước ta có 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3000 người ngộ độc, có 30 người chết. Năm 2021 có 1526 người bị ngô độc, 5 người tử vong. Hiện tượng ngô độc thực phẩm chủ yếu xảy ra ở khu công nghiệp và trường học. Trường học trở thành nơi trọng điểm để các thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tìm cách len lỏi, xâm nhập vào, nhất là các trường học ở khu vực miền núi khi đời sống, nhận thức có phần hạn chế. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học thiết thực nhằm giúp học sinh nhận thức được vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các em có thể trải nghiệm chế biến lương thực, thực phẩm an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng nhất định để các em làm nhiệm vụ chiến sĩ tuyền truyền góp phần vào mục tiêu chung“nói không với thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”. Xuất phát từ những yêu cầu của đổi mới dạy học và những đặc thù của môn học, chúng tôi chọn đề tài: Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Công nghệ 10 với mong muốn giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. 1
- 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “ Chế biến lương thực, thực phẩm” - Công nghệ 10. Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 10 tại các trường THPT Đề tài được nghiên cứu, thực hiện từ năm 2019 -2020 cho đến nay 1.3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hình thức tổ chức dạy học chủ đề “ Chế biến lương thực, thực phẩm”. - Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” bằng các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. - Trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, phòng chống các bệnh liên quan đường tiêu hóa. Đồng thời tuyên truyền giáo dục người thân, bạn bè, mọi người thực hiện chương trình “nói không với thực phẩm bẩn”, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người, tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”. - Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học hợp tác, trải nghiệm sáng tạo - Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”- Công nghệ 10 THPT. - Xây dựng các dư án và tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10- THPT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.5. Phương pháp tiến hành - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các PPDH dạy học tích cực, nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực và các văn bản quy định hiện hành, nghiên cứu về nội dung chủ đề môn học - Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát thực trạng về dạy học của một số GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An (mẫu phiếu điều tra ở phụ lục). 2
- - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Phương pháp thống kê: + Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài. + Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính. 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn qua dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong công tác bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 1.7. Những đóng góp của đề tài - Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thiết kế được các dự án, hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 - Thử nghiệm thành công các dự án đã thiết kế vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Đề tài góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên hướng dẫn đã giúp học sinh xác định được vấn đề, tự nghiên cứu tài liệu SGK, sách tham khảo, thông tin trên mạng internet và kiến thức thực tiễn, thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề và hình thành hệ thống kiến thức cho bản thân. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, CNTT. Thông qua tiết báo cáo sản phẩm, thảo luận đã hình thành phát triển năng lực đánh giá như tự đánh giá hoạt động học của bản thân, của nhóm mình và nhóm bạn một cách khách quan và chính xác. - Thông qua hoạt động học tập cũng hình thành nhiều phẩm chất cốt lõi cho học sinh, tạo hứng thú học tập, không khí học tập sôi nổi, các em đoàn kết, chăm chỉ học tập. Rèn luyện ý thức tham gia các hoạt động học tập, các kĩ năng thực hành, trải nghiệm sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, phòng chống các bệnh liên quan đường tiêu hóa, nâng cao ý thức trách hiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. -Thông qua nội dung đề tài đóng góp thêm tài liệu tham khảo với các bạn đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Công nghệ nhằm phát triển năng lực học sinh. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1.Tình hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2, hàng năm có hơn 5000 ca bị ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng nhiều người. Hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. 4
- Đối với ngành giáo dục, công tác bảo đảm VSATTP càng được coi trọng, đặc biệt là các trường ở khu vực miền núi, đời sống vật chất của gia đình phụ huynh còn khó khăn, nhiều gia đình ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nên học sinh chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh biết cách chế biến thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và công đồng là việc làm rất cần thiết . 2.1.2. Sự phù hợp của phương pháp dạy học dự án, hoạt động trải nghiệm để tổ chức dạy học chủ đề môn học. Dạy học dự án là một cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Quy trình dạy học dự án gồm các bước sau: Bước 1: Triển khai dự án Bước 2: Thực hiện dự án Bước 3: Kết thúc dự án (báo cáo, đánh giá) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” thuộc môn Công nghệ 10 là phần kiến thức rất gần gũi với đời sống của con người, liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ của con người. Những nội dung này rất phù hợp để tổ chức các dự án học tập, hoạt động trải nghiệm nhằm kích thích hứng thú tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh và giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 2.1.3. Sự phù hợp của vấn đề nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình, cộng đồng khi dạy học chủ đề môn Công nghệ 10. Học sinh lớp 10 THPT có độ tuổi từ 15-16, các em đang có khao khát tìm tòi, học hỏi và khẳng định bản thân. Đồng thời, với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các em đã có khả năng khai thác, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, mạng xã hội vào hỗ trợ hoạt động học tập của mình. Trong quá trình dạy học các chủ đề môn Công nghệ 10, giáo viên có thể tổ chức các dự án học tập, hoạt động trải nghiệm giúp học sinh liên kết kiến thức lý thuyết với thực hành, giúp các em có thể biết cách chọn thực phẩm an toàn, tự chế biến các món ăn thông thường đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó các em 5
- ứng dụng vào cuộc sống, giúp bố mẹ nấu ăn, làm thêm ở các nhà hàng ăn uống, có những em định hướng trở thành các đầu bếp nổi tiếng… 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Thực trạng của vấn đề nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực cho học sinh về vấn đề bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng khi tổ chức dạy học chủ đề môn học. Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học sinh định hướng phát triển năng lực học sinh. Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các phương pháp tích cực, đặc biệt là dạy học dự án, trải nghiệm ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An thông qua phiếu điều tra. Hoạt động điều tra được tiến hành bằng cách xây dựng phiếu điều tra theo biểu mẫu (Phiếu điều tra số 1) gửi đến 20 giáo viên tham gia dạy môn Công nghệ ở các trường THPT qua phần mềm Google Forms. Thời gian điều tra vào tháng 9 năm 2019. Kết quả điều tra cụ thể: Kết quả TT Nội dung trao đổi SL TL % 1 Sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong trường THPT hiện nay: a. Không cần thiết 0 0 b. Cần thiết 4 20% c. Rất cần thiết 16 80% 2 Thực trạng tổ chức dạy học chủ đề gắn với việc giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. a. Chưa bao giờ tổ chức 18 90% b. Thỉnh thoảng tổ chức 2 10% c. Tổ chức thường xuyên 0 0 3 Sự hiểu biết của giáo viên về quy trình tổ chức dạy học chủ đề bằng dạy học dự án, trải nghiệm a. Chưa biết 12 60% b. Chưa thực sự hiểu rõ từng bước tổ chức dạy học 8 40% c. Đã hiểu rõ đầy đủ các bước dạy học 0 0 6
- 4 Sự hứng thú của GV trong việc chủ động áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy môn Công nghệ 10 a. Không muốn áp dụng 8 40% b. Thỉnh thoảng áp dụng 9 45% c. Thích áp dụng 3 15% 5 Nhận định của GV nếu vận dụng dạy học dự án, trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” sẽ góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. a. Không hiệu quả 0 0 b. Hiệu quả bình thường 4 20% c. Rất hiệu quả 16 80% Đa số giáo viên đều cho rằng việc vận dụng các PPDH tích cực là rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về cách thức tổ chức hoạt động dạy dự án, trải nghiệm để dạy học chủ đề môn học, mặc dù đã được tìm hiểu thông qua các modul BDTX. Việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở các trường THPT chưa được áp dụng thường xuyên. Một số giáo viên đã tích cực vận dụng tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn khi xây dựng kế hoạch bài học. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều GV mới tiếp cận thông qua các chương trình bồi dưỡng theo modul trong thời gian ngắn nên chưa kịp thấm nhuần, một số đã quen với PPDH truyền thống nên ngại đổi mới…Tuy nhiên, nhiều giáo viên rất đồng ý về việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực cho học sinh về vấn đề bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng. 2.2.2. Tình hình học tập của học sinh đối với phần kiến thức “Chế biến lương thực và thực phẩm” Công nghệ 10 ở các trường THPT Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng về hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Công nghệ. Tiến hành điều tra bằng phiếu (phiếu điều tra số 2) gửi đến 200 học sinh chọn ngẫu nhiên ở các trường THPT qua phần mềm Google Forms. Thời gian điều tra tháng 9 năm 2019. Kết quả cụ thể như sau: TT Nội dung trao đổi Kết quả 7
- SL TL % 1 Thực trạng học tập môn học gắn với vấn đề giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm a. Chưa từng tham gia 161 80,5% b. Đã được tham gia nhưng rất ít 39 19,5% c. Tham gia thường xuyên 0 0 2 Thực trạng học sinh đã tham gia chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm a. Chưa bao giờ 90 45% b. Thỉnh thoảng 101 50,5% c. Thường xuyên 9 4.5% 3. Hứng thú của HS khi học tập môn Công nghệ 10 a. Không thích học 159 79,5% b. Bình thường 31 15,5% c. Thích học 10 5% 4 Mong muốn của HS khi được học tập bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo a. Không thích 8 4% b. Bình thường 27 13,5% c. Rất thích 165 82,5% Đa số học sinh học tập chủ yếu qua bài dạy của giáo viên, thỉnh thoảng thảo luận với bạn bè hoặc nhờ thầy cô hướng dẫn, khả năng chủ động tự học, tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo chưa hiệu quả, chưa yêu thích môn học, chưa tích cực xây dựng bài và khả năng hợp tác nhóm chủ yếu mức trung bình. Qua tìm hiểu nguyên nhân, nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn phụ, không thi tốt nghiệp và đại học nên các em không chú tâm để học tập. Đa số học sinh cũng cho rằng, nếu được học tập chủ đề “Chế biến lương thực thực phẩm” bằng hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn sẽ trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm, biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng, giúp các em hình thành nhiều kỹ năng và tạo hứng thú trong học tập. 8
- 2.3. Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án kết hợp hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm”- Công nghệ 10. 2.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” môn Công nghệ 10 Để tổ chức hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn cho học sinh, chúng tôi chọn chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” thuộc môn Công nghệ 10 THPT để tổ chức dạy học. -Thời lượng dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” được tiến hành trong 4 tiết - Mạch nội dung của chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” gồm các bài sau đây: Bài 44. Chế biến lương thực, thực phẩm: Các phương pháp và quy trình chế biến gạo, sắn, khoai, rau quả Bài 45. Chế biến xiro từ quả: Các bước chế biến xiro từ quả Như vậy, các nội dung trên đều phù hợp để áp dụng phương pháp dự án, trải nghiệm sáng tạo để tổ chức dạy học. 2.3.2. Xây dựng bảng mô tả về các mức độ cần đạt của chủ đề nhằm phát triển năng lực HS Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao thấp 1. Mục đích - Trình bày được Hiểu được cơ - Giải thích Hiểu biết về ý nghĩa của mục đích, ý nghĩa sở của công được cơ sở thực phẩm sạch, công tác chế công tác chế biến tác chế biến khoa học của thực phẩm bẩn, biến lương lương thực, thực lương thực, việc chế biến cách lựa chọn thực, thực phẩm thực phẩm lương thực, lương thực và phẩm thực phẩm thực phẩm an toàn để chế biến 2. Chế biến - Nêu được -Hiểu được - Tìm hiểu Tự làm các loại lương thực những phương các bước cơ sở chế bánh, làm xôi pháp và quy trình trong quy biến gạo, ngũ sắc từ các chế biến gạo từ trình chế biến chế biến tinh nguyên liệu thóc, chế biến gạo và tinh bột sắn, làm thiên nhiên sắn, khoai bột sắn bánh gai ở địa phương 9
- 3. Chế biến - Liệt kê được Hiểu được Giải thích HS tự thực rau, quả những phương quy trình chế từng bước hành chế biến pháp chế biến biến rau, quả trong quy xi rô từ quả, rau, quả trình chế làm mứt, chế biến rau, củ, biến các món ăn quả tại gia đình 2.3.3. Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề a. Nhận biết: Câu 1. Trình bày mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến lương thực và thực phẩm? -Mục đích: Duy trì, nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. -Ý nghĩa: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng Câu 2: Trình bày quy trình chế biến gạo từ thóc và quy trình chế biến tinh bột sắn? - Quy trình chế biến gạo từ thóc: Làm sạch thóc → Xay →Tách trấu → Xát trắng → Đánh bóng → Bảo quản→ Sử dụng. - Quy trình chế biến tinh bột sắn: Sắn thu hoạch → Làm sạch → → nghiền → Tạch bã → Thu hồi tinh bột → Bảo quản ướt → Làm khô → Đóng gói → Sử dụng Câu 3: Kể tên các phương pháp chế biến rau quả? Trình bày quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp? - Phương pháp chế biến rau, quả: đóng hộp, sấy khô, chế biến nước uống, muối chua... Nguyên liệu rau, quả→Phân loại→Làm sạch →Xử lí cơ học→Xử lí nhiệt →Vào hộp →Bài khí → Ghép mí →Thanh trùng →Làm nguội →Bảo quản thành phẩm→Sử dụng. Câu 4: Trình bày quy trình chế biến xiro từ quả? Lựa chọn quả→Làm sạch→Phân loại→Để ráo→Xếp quả vào lọ( cứ một lớp quả cho một lớp đường)→Gạn dịch chiết vào lọ thủy tinh→Bảo quản→Sử dụng b.Thông hiểu: 10
- Câu 5. Hãy kể tên những vật dụng cần để chế biến gạo từ thóc theo phương pháp cổ truyền? Sử dụng phương pháp này có ưu và nhược điểm gì so với phương pháp hiện đại hiện nay? - Cối xay, cối dã, Giần sàng. - Ưu điểm: Các phương tiện đơn giản, dễ sử dụng, không tốn kinh phí nhiều - Nhược điểm: không sạch sạn, hạt gạo không trắng, tốn thời gian Câu 6: Xử lí nhiệt trong quá trình chế biến rau, quả có tác dụng gì? Làm mất hoạt tính các loại enzim, tránh quá trình biến đổi chất lượng sản phẩm. c. Vận dụng Câu 7. Tại sao trong quá trình chế biến gạo từ thóc người ta thường xát trắng và đánh bóng hạt gạo? Xát trắng nhằm tách bỏ lớp vỏ cám. Đánh bóng là làm sạch cám để tránh ảnh hưởng đến chất lượng do cám dễ bị ôi thiu (thường sử dụng công đoạn này khi gạo xuất khẩu) Câu 8. Thế nào là xử lí cơ học? Giải thích giai đoạn bài khí , ghép mí, rau quả theo phương pháp đóng hộp? Xử lí cơ học là cắt thành các miếng nhỏ hay nghiền, xé theo yêu cầu của công nghệ. Bài khí là loại trừ không khí trong hộp hay trong sản phẩm còn có thể có. Ghép mí là công đoạn tiếp theo nhằm làm kín phần nắp hộp bằng giấy thiếc cũng có thể là kim loại... Câu 9. Em hiểu như thế nào là thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch? Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. Thực phẩm sạch là thực phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe, sạch từ quá trình sản xuất, nuôi trồng cho đến khâu bảo quản cũng như vận chuyển và phân phối. d. Vận dụng cao: Câu 10. Trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em thường có những món gì? Nêu cách chế biến một món nào đó? Câu 11. Em hãy đề xuất giải pháp lựa chọn và chế biến lương thực, thực phẩm an toàn? Câu 12. Hãy kể một số sản phẩm đặc sản của quê hương em và nêu quy trình chế biến 1 sản phẩm đó? 11
- Câu 13. Hãy hệ thống kiến thức chủ đề chế biến lương thực và thực phẩm bằng sơ đồ tư duy? 2.3.4. Thiết kế các dự án dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. DỰ ÁN 1: CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC AN TOÀN 1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án *Giáo viên: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và phát cho các nhóm học sinh, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ nhóm, hướng dẫn học sinh thực hiện Bộ câu hỏi định hướng học dự án 1: -Nêu mục đích và ý nghĩa của công tác chế biến lương thực và thực phẩm? -Nêu phương pháp và quy trình chế biến gạo từ thóc? -Nêu phương pháp và quy trình chế biến tinh bột sắn -Trải nghiệm tại cơ sở chế biến ở địa phương (cơ sở xay xát gạo, nhà máy tinh bột sắn) để tìm hiểu quy trình chế biến gạo, sắn -Thực hành chế biến món xôi ngũ sắc an toàn, một số loại bánh như bánh xèo, bánh chưng, bánh bao, bánh mì, bánh khoai, bánh gai, bánh trôi… - Tại sao sử dụng các phẩm màu công nghiệp để chế biến thực phẩm sẽ có hại cho sức khỏe con người? - Trình bày cách tạo màu cho món xôi ngũ sắc bằng các nguyên liệu thiên nhiên? - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 và 2: -Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của công tác chế biến lương thực và thực phẩm -Nêu phương pháp và quy trình chế biến gạo từ thóc -Trải nghiệm tại cơ sở chế biến gạo: Các cơ sở xay xát gạo ở địa phương -Thực hành chế biến món xôi ngũ sắc an toàn Nhóm 3 và 4: -Nêu phương pháp và quy trình chế biến tinh bột sắn -Trải nghiệm tại nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Hoa Sơn và tìm hiểu quy trình chế biến tinh bột sẵn. -Thực hành chế biến một số loại bánh như bánh xèo, bánh chưng, bánh bao, bánh mì, bánh khoai, bánh gai, bánh trôi… 12
- * Học sinh: Tiếp nhận câu hỏi, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể, lập kế hoạch thực hiện 2. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án *Giáo viên: Thành lập nhóm lớp trên ứng dụng Face book, zalo …. yêu cầu HS tham gia. Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thu thập thông tin, điều tra khảo sát, ghi chép thông tin vào sổ tay dự án, thu thập thông tin từ tài liệu, internet, giúp đỡ các nhóm trong việc thực hiện dự án và viết báo cáo * Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác, xây dựng sản phẩm 3. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án *Giáo viên: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và phản hồi, gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau qua phiếu đánh giá * Học sinh: Các nhóm báo cáo kết quả, tham gia phản hồi về sản phẩm, phần trình bày của nhóm bạn, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. DỰ ÁN 2: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM SẠCH 1.Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án *Giáo viên: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng và phát cho các nhóm học sinh, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ nhóm, hướng dẫn học sinh thực hiện - Bộ câu hỏi định hướng học dự án 2: 1. Nêu một số phương pháp chế biến rau, quả? Trình bày quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp? 2. Trình bày quy trình chế biến xiro từ quả, quy trình làm mứt nhiều màu, muối chua rau quả, quy trình làm nộm từ rau, quả? 3.Em hiểu như thế nào là thực phẩm sạch? Cách chọn thực phẩm sạch, an toàn? - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: Trải nghiệm chế biến xiro từ quả Nhóm 2: Trải nghiệm chế biến món nộm từ rau, quả Nhóm 3: Trải nghiệm muối chua rau, quả Nhóm 4: Trải nghiệm làm mứt nhiều màu từ quả, củ * Học sinh: Tiếp nhận câu hỏi, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể, lập kế hoạch thực hiện 2. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án *Giáo viên: Thành lập nhóm lớp trên ứng dụng Face book, zalo …. yêu cầu HS tham gia. Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thu thập thông tin, điều tra khảo 13
- sát, ghi chép thông tin vào sổ tay dự án, thu thập thông tin từ tài liệu, internet, giúp đỡ các nhóm trong việc thực hiện dự án và viết báo cáo * Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác, xây dựng sản phẩm 3. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án *Giáo viên: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và phản hồi, gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau qua phiếu đánh giá * Học sinh: Các nhóm báo cáo kết quả, tham gia phản hồi về sản phẩm, phần trình bày của nhóm bạn, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. 2.3.5. Thiết kế các hoạt động dạy học dự án theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM” 1. Mục tiêu Kiến thức: - Nêu được các phương pháp và quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc, chế biến sắn, qui trình chế biến tinh bột sắn. - Kể tên các phương pháp chế biến rau, quả. - Nêu quy trình chung chế biến rau, hoa, quả bằng phương pháp đóng hộp và giải thích tác dụng của mỗi bước trong qui trình - Thực hành chế biến xiro từ quả, chế biến một số sản phẩm nông nghiệp - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế và ứng dụng thực tiễn trong việc đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm Năng lực đặc thù Nhận thức - Nêu các phương pháp và qui trình công nghệ chế biến gạo từ công nghệ thóc. - Nêu phương pháp chế biến sắn, qui trình chế biến tinh bột sắn. - Kể tên các phương pháp chế biến rau, quả. - Nêu quy trình chung chế biến rau, hoa, quả bằng phương pháp đóng hộp và giải thích tác dụng của mỗi bước trong qui trình - Chế biến được thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Làm được xôi, bánh, mứt dừa ngũ sắc - Làm được xi rô từ một số quả, muối dưa, cà, làm món nộm Giao tiếp - Quan sát hình ảnh về các quy trình chế biến. 14
- công nghệ - Quan sát các bước và tiến hành thực hiện chế biến một số sản phẩm nông nghiệp. Sử dụng - Nhận biết thực phẩm giả, kém chất lượng công nghệ - Sử dụng một số thiết bị trong gia đình để chế biến lương thực, thực phẩm - Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng, sách báo, các phương tiện truyền thông, tạo các đoạn video ngắn, thiết kế các bài báo cáo ppt... Đánh giá Nhận xét, đánh giá về mặt kinh tế, đời sống của công tác chế biến công nghệ sản phẩm nông nghiệp Năng lực chung - Tìm hiểu và giải thích được các bước trong quy trình chế biến (qua tài liệu, qua thực tế ở địa phương HS phát hiện tình huống và giải quyết tình huống trong quá trình học tập), sáng tạo ra các sản phẩm an toàn - Thực hiện các bước trong quy trình chế biến xi rô từ quả, chế Năng lực biến các món ăn trong gia đình an toàn, có giá trị dinh dưỡng giải quyết - Xây dựng sơ đồ hóa về vấn đề chế biến lương thực và thực vấn đề và phẩm sáng tạo - Đưa ra các tiên đoán: Sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu trong sản phẩm chế biến hiện nay trên thị trường sẽ gây hậu quả cho con người. Sử dụng sản phẩm không sạch khi chế biến sẽ gây bệnh - Đưa ra giải thuyết khoa học về cách chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản - Học sinh tự xác định mục tiêu học tập. - Học sinh lập kế hoạch học tập cụ thể: Thời gian, nội dung công việc, người thực hiện, sản phẩm. Năng lực tự - Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan đến chủ đề như: Sách giáo chủ và tự khoa, sách tham khảo, một số trang website. học - Biết quan sát thực tế thu thập thông tin, số liệu, kết quả, giải thích kết quả, kết luận - Một số nội dung HS cần tìm hiểu như: mục đích, ý nghĩa công việc chế biến lương thực và thực phẩm, quy trình chế biến gạo từ thóc, phương pháp và quy trình chế biến sắn, tinh bột sắn; chế 15
- biến rau, quả… Năng lực Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình các phương giao tiếp và pháp chế biến và quy trình chế biến gạo, sắn khô, rau, quả. Năng hợp tác lực này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khi trao đổi trình bày, chia sẻ ý tưởng trong hoạt động làm dự án, qua trao đổi thông tin với cha mẹ, ông bà về những phương pháp chế biến truyền thống Phẩm chất Yêu nước Trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, chế biến ở địa phương để hiểu về các sản phẩm đặc sản của quê hương, từ đó giới thiệu quảng bá các sản phẩm đó đến mọi người Nhân ái Biết chia sẻ, trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong học tập Chăm chỉ Chăm chỉ, tích cực nghiên cứu tài liêu học tập, có hứng thú tìm hiểu công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp Trách - Có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ các sản phẩm chế nhiệm biến lương thực, thực phẩm; bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Tham gia tuyên truyền mọi người “nói không với thực phẩm bẩn” Trung thực HS trung thực trong học tập, hoạt động nhóm, kiểm tra, đánh giá 2. Thiết bị dạy học và học liệu * Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học - Mẫu phiếu tham quan, trải nghiệm - Phiếu đánh giá kết quả hoạt động của học sinh - Kế hoạch dạy học chủ đề - Một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta - Tìm hiểu cơ sở chế biến tại địa phương và liên hệ cơ sở để tổ chức học sinh tham quan, trải nghiệm. - Thiết bị điện tử, phần mềm hỗ trợ: Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi, facebook, zalo.. * Chuẩn bị của học sinh 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn