Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề Vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít được chú trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề Vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: VÕ HỒNG TRINH Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 03/ 03/ 1987 - Nơi thường trú: Ấp Phú Thuận A, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPH Nguyễn Chí Thanh - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm sinh học - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy sinh học. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Đặc điểm tình hình đơn vị: Qua việc giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh, tôi nhận thấy với các lớp đa số các em có lực học trung bình thì có nhiều học sinh còn lúng túng khi trình bày, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong sách giáo khoa. Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự học, tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác rất tốt nhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các kiến thức xã hội…. vốn hiểu biết rất ít. Có ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 1
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** nhiều học sinh không có biết mà các em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó thì các phương pháp giảng dạy truyền thống, với các câu hỏi đơn giản học sinh chỉ cần đọc sách giáo khoa là trả lời được… làm cho học sinh luôn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Với đề tài này có thể thấy được cách vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế có hệ thống qua một số bài, hỗ trợ giáo viên dạy học trong một số tiết, qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích, thiết thực, tạo niềm tin vào khoa học, say mê học tập, vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất. Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ VI SINH VẬT - SINH HỌC 10 VÀO THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG Lĩnh vực: Sinh học III. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe, ... Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình và từ đó, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, ngoài việc cải các nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn nhẳm phát huy tính tích cực của các em trong việc chiếm lĩnh tri thức. Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 2
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó. Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, ở trên lớp các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về Cấu trúc axit nucleic, cấu trúc protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm... Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong thực tế về phân giải vi sinh vật, bệnh do virut...”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để ráo nước trước khi muối thì dưa dễ bị nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ lây từ người này sang người khác mà không lây sang vật nuôi?... Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có chứa enzim, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các quy luật, các khái niệm đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái niệm, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh. Mặt khác học sinh THPT hiện nay học tập mang tính thực dụng, tức là các em chỉ tập trung học các môn phục vụ cho khối thi Đại học- cao đẳng. Do xu thế xã hội về khả năng cơ hội việc làm nên ở những vùng thuần nông như trường THPT Nguyễn Chí Thanh chúng tôi số lượng học sinh theo khối B rất ít, chủ yếu đây là môn trong nhóm thi Khoa học tự nhiên mà bắt buộc các em phải thi để hoàn thành tốt nghiệp THPT quốc gia. Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu trên, Tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 3
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4- 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ. Trên đà phát triển đó, nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá. Môn sinh học là một môn khoa học tự nhiên rất cần gũi với thiên nhiên và đời sống con người, nên làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để một giờ học luôn được các em mong đợi để được khám phá một điều gì đó thật lí thú, được bày tỏ quan điểm và những ý tưởng của mình. Vì vậy, việc thiết kế các bài dạy, các chủ đề gắn với những tình huống rất gần gũi trong đời sống thực tiễn là điều cần thiết, để vừa tạo hứng thú trong học tập vừa rèn cho các em ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, là hành trang cho các em sau này. Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề tất yếu. Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. Đối với môn Sinh học : các khái niệm, quy luật, các hiện tượng…..nhiều khi rất trù tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học. Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay , người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 4
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề vi sinh vật- sinh học 10 vào thực tiễn cuộc sống”. 3. Nội dung sáng kiến: A. Cơ sở lí luận: 1. Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”- sinh học 10. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đối với học sinh THPT các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. 2. Mục tiêu dạy học tích hợp gắn với thực tiễn đời sống: 2.1. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình , “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 5
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học. Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm cho học sinh nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào đời sống, trong đó hình thức đưa ra các tình huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn. 2.2. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. B. Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề: B.1. Các phương pháp sử dụng: 1. Phương pháp dạy học theo nhóm: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp học nhóm giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Kết quả giảng dạy phụ thuộc rất lớn vào việc học sinh có nghiên cứu bài trước ở nhà hay không? Các em đã tiếp thu được những gì khi tự nghiên cứu bài mới và còn những thắc mắc gì? Những liên hệ thực tế nào của bài học liên quan đến thực tế mà các em chưa hiểu rõ...Từ những thắc mắc trên sẽ thoi thúc các em không ngừng đặt ra những ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 6
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** câu hỏi khi giáo viên giảng dạy bài mới và từ đó, các em sẽ tự mình chiếm lĩnh những chi thức mới Để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh thì giáo viên cần đưa ra những vấn đề tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh), giáo viên chủ động giao nhiệm vụ cho các em làm việc nhóm; các em có thể tìm những thông tin liên quan đến vấn đề giao viên giao việc qua sách vở, thông tin internet....Sau đó, thảo luận đưa ra bài hoàn chỉnh cùng với những thông tin liên quan nộp sản phẩm cho giáo viên nhận xét và sửa chữa thành nội dung hoàn chỉnh trước khi diễn ra tiết học. 2. Phương pháp thuyết trình: Thông qua nội dung được phân công làm việc nhóm, chuẩn bị trước học sinh sẽ thuyết trình nội dung của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nội dung trình bày và đặt ra câu hỏi cho nhóm trả lời, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ thảo luận và trả lời câu hỏi do các bạn đặt ra. Trong phương pháp này thì giáo viên sẽ quy định thời gian trình bày và trả lời câu hỏi của các nhóm để đảm bảo thời gian của tiết học. Cuối phần trình bày giáo viên nhận xét và giải thích những câu hỏi nào các em chưa rõ hoặc chưa giải đáp được. 3. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học: Phương tiện trực quan sẽ đóng vai trò chủ yếu và tích cực trong quá trình nhận thức khi chúng được sử dụng như một “nguồn” để dẫn tới kiến thức. Ở đây học sinh độc lập quan sát dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên để đi tới những kết luận cũng là những kiến thức cần lĩnh hội. Quan sát lúc này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu. Nó có tác dụng phát huy tính chủ động, độc lập, phát triển óc quan sát, phát triển tư duy cho học sinh. Hình vẽ trong sách giáo khoa cũng được sử dụng làm phương tiện cung cấp thông tin về những ứng dụng của vi sinh vật mà học sinh phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và hoàn thành các bài tập có tính chất củng cố để nắm chắc kiến thức. Một điểm đáng chú ý hiện nay là với sự phát triển của công nghệ thông tin giáo viên có thể dễ dàng tìm được hình ảnh, những đoạn phim ngắn liên quan đến bài. Qua đó, ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 7
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** với những hình ảnh sinh động mà học sinh trực tiếp quan sát được là nguồn động lực rất lớn để các em tự tìm tòi, nghiên cứu và rút ra những kết luận qua những hình ảnh quan sát được. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho các em các buổi thực nghiệm cũng là vấn đề thiết yếu, thông qua những buổi thực hành (làm sữa chua, muối chua rau củ, lên men chưng cất siro từ hoa quả....), những buổi tham quan thực tế về mô hình ứng dụng làm nước mắm nhỉ qua hệ thống ánh nắng mặt trời .... từ đó, các em sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn và tránh cách ghi nhớ máy móc như trước đây. 4. Phương pháp vận dụng tích hợp câu hỏi thực tiễn đời sống thông qua bộ môn (liên hệ thực tế): Để việc tích hợp thông qua bộ môn các câu hỏi thực tiễn đời sống vào bộ môn sinh học 10 – phần sinh học vi sinh vật đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao.Và khâu chuẩn bị giáo án của giáo viên cũng được đổi mới. Giáo viên phải đưa ra các câu hỏi có phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, thực tế, gần gũi với các em thì mới có kết quả cao. Việc tích hợp các câu hỏi thực tiễn đời sống phải gắn liền với thực hành nhằm tạo động lực thúc đẩy các em tìm tòi, khám phá thực tiễn, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn “ học đi đôi với hành”, từ đó phát huy tính tích cực chủ động của các em. Tuy nhiên, việc tích hợp cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài về mà tôi đã ứng dụng tích hợp liên quan đến đời sống thực tiễn. Cụ thể như: 4.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp: Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 8
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,…Khi dạy kiến thức sinh học bất kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học …đều liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,…đều liên quan đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông hồ có màu đen đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết tủa, Thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật, vận chuyển Ion và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO42- được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H2S, khí này kết hợp với Fe có trong ao tạo ra Fes làm nước ao có màu đen. Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 4.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống. Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 9
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** tự nhiên xung quanh chúng ta. Ví dụ: Khi dạy bài 24 Thực hành: Lên men và Lactic Bạn Nga thấy mẹ bạn Nga khi muối dưa chua thường bỏ thêm đường, nén chặt, ngập nước, đặt gần bếp, đậy kín, và bỏ muối thích hợp. Bạn không hiểu vì sao mẹ làm như vậy. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích cho bạn Nga hiểu cơ sở khoa học của việc làm này ? Giải thích: Cở sở khoa học: +Bỏ thêm đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại rau quả có hàm lượng đường thấp. +Nén chặt, ngập nước, đậy kín: tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. +Đặt gần bếp để giữ nhiệt độ ấm giúp vi khuẩn lactic phát triển +Bỏ muối thích hợp : Tạo điều kiện để tạo môi trường ưu trương nhằm rút dịch tế bào ra cho vi khuẩn lactic hoạt động , đồng thời ngăn chặn vi khuẩn lên men thối. 4.3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống. Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn. Ví dụ: Khi học bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật- sinh học 10 GV có thể đưa ra tình huống: Vì sao muốn bảo quản thịt cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp muối? HS sẽ nhanh chóng trả lời đó là do muối đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thịt, cá. Tuy nhiên nếu hỏi vì sao muối lại có khả năng ức chế vi sinh vật thì học sinh không dễ giải thích được: Muối làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó chết. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 10
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Ví dụ: Khi dạy bài 24, Lên men Êtilic và lên men Lactic Ba bạn học sinh làm sữa chua theo ba cách như sau: +Cách 1: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua Vinamilk, sau đó ủ ấm trong 6-8 giờ. +Cách 2: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 độ C, bổ sung một thìa sữa chua vinamilk, cho thêm enzim lizozim, sau đó ủ ấm 6-8 giờ. +Cách 3: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội đến khoảng 40 độ C, bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk, ủ ấm 6-8 giờ. Trong 3 cách trên, theo em cách nào sẽ có sữa chua để ăn ? cách nào sẽ không thành công ? giải thích ? Trả lời: Cách 3 làm đúng kĩ thuật. Cách 1-2 không có sữa chua ăn vì: +Ở cách 1 pha sữa bằng nước nóng , sau đó cho sữa chua Vinamilk vào thì vi khuẩn lactic trong sữa ở nhiệt độ cao sẽ chết , không còn tác nhân lên men. +Ở cách 2: do cho thêm enzim lizozim vào nên lizozim phá bỏ thành tế bào vi khuẩn lactic nên vi khuẩn lactic bị chết , quá trình lên men cũng không thành công. Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 11
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** 4.4. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống trong tiết dạy. 4.4.1. Đặt tình huống vào bài mới. Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuống hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. 4.4.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về môi trường vào bài dạy. Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà máy xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn sinh có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản phẩm sinh học , hay ứng dụng của một số vi sinh vật... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gủi với các em. 4.4.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy. Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 12
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** B.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng phần “ Sinh học- vi sinh vật”- Sinh học 10. 1. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng thuộc Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Câu 1: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ? Giải thích: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng: (NH2)2CO + H2O CO2+ 2NH3 NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu. Áp dụng: Khi dạy bài 24 – sinh học 10 cơ bản. Giáo viên có thể nêu vấn đề để chuyển sang mục “Hô hấp và lên men”. Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Câu 2: Vì sao không nên bón Phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước ? Giải thích: Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N 2, N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng. Áp dụng: Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật- sinh học 10 cơ bản. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài . ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 13
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 3: Chữ “sinh học” trong bột giặt sinh học là gì và tác dụng của nó? Giải thích: Chữ “Sinh học trong bột giặt sinh học có nghĩa là bột giặt chứa một hoặc nhiều loại enzim để tẩy sạch một số vết bẩn. Các enzim đó là các enzim ngoại bào của vi sinh vật, có thể được sử dụng rộng rãi, ví dụ amilaza để loại bỏ tinh bột, proteaza loại bỏ protein, lipaza loại bỏ mỡ. Áp dụng: Giáo viên có thể sử dung câu hỏi này để dẫn dắt vào bài 23: quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - phần ứng dụng quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật- sinh học 10 Ngày nay người ta Sản xuất các chất xúc tác sinh học là các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân trong đó có bột giặt và nhiều ứng dụng khác như: - Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô. - Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt. - Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt. - Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa… ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 14
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 4: Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ? Giải thích: Trong dạ cỏ của trâu, bò chứa các vi sinh vật, trong các vi sinh vật đó chứa các enzim có khả năng phân giải xenlulozo, hemixenlulozo và pectin trong rơm rạ thành các chất dơn giản mà cơ thể hấp thụ được Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng đặc điểm quá trình phân giải và ứng dụng các chất ở vi sinh vật. Câu 5: Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp? Giải thích: Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho bài 23: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng nhằm giúp học sinh hiểu được lợi ích của vi sinh vật trong thực tiễn. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 15
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 6: Trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Giải thích: Không, vì làm tương nhờ nấm vàng hoc cau là chủ yếu, loại nấm này tiết ra proteaza để phân giải protein trong đậu tương. Làm nước mắm nhờ vi khuẩn kị khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra proteaza để phân giải protein của cá. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng ứng dụng quá trình phân giải protein bài 23 Câu 7: Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế nào để muối được dưa, cà ngon? Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic. Muốn muối dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu vi khuẩn lactic lấn át được vi ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 16
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** khuẩn gây thối. Do đó phải cho đủ muối, nhưng không được quá nhiều vì sẻ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, bài 23 : Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật Câu 8: Tại sao rượu vang hoặc sâm panh đã mở thì phải uống hết? Giải thích: Đã mở phải uống hết vì để đén hôm sau dễ bị chua, rượu nhạt đi do axetic bị ôxi tạo ra giấm. Đây là quá trình oxi hóa hiếu khí được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn axetic thuộc chi Acetobacter. Nếu để lâu nữa thì axit axetic bị ôxi hóa thành CO2 và nước làm giấm nhạt đi. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài thực hành lên men Etilic, Khi dạy bài 24: Thực hành lên men Êtilic và Lactic ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 17
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 9: Tại sao những quả có vị ngọt như vải, nhãn để 3 đến 4 ngày thường có mùi chua? Giải thích: Vì trong dịch quả có nhiều đường, nấm men ở trên vỏ xâm nhập vào và quá trình lên men diễn ra. Sau đó các vi khuẩn chuyển hóa dường thành rượu, từ rượu thành axit khiến quả bị chua. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài thực hành lên men Etilic. Câu 10: Tại sao dưa muối lại chua, ăn ngon và giữ được lâu? Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic. Vị chua là vị của axit lactic. Do vi khuẩn lactic và dung dịch muối ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây thối nên giữ được lâu. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề, giới hạn kiến thức vào chương và bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Câu 11: Vì sao rượu trưng cất bằng phương pháp thủ công ở một số vùng dễ làm người uống đau đầu? Giải thích: Nấu rượu bằng nồi đồng xảy ra phản ứng: C2H5OH + O2 CH3CHO + H2O Sản xuất rượu thủ công không khử được anđêhit, nên khi uống vào gây đau đầu. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong mục tìm hiểu quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 18
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 12: Ở tỉnh ta có đặc sản nem chua, ăn nem chua có đảm bảo sạch hay không vì nem chua làm bằng thịt sống hoàn toàn mà không qua đun nấu. Giải thích: Làm nem chua dựa trên nguyên lí lên men lactic đảm bảo an toàn, nhưng nếu trong quá trình làm không vệ sinh đúng thì các vi khuẩn lên men thối hoạt động. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 24, thực hành lên men láctic. 2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng thuộc Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Câu 1: Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha lũy thừa có xảy ra không? Giải thích: Pha lũy thừa xảy ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định vì đầy đủ thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, vi sinh vật phải chịu tác động với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần chất dinh dưỡng không đủ, sự thay đổi pH, nhiệt độ… và sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Vì thế sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên không thể diễn ra pha lũy thừa. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế mục “Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật, khi dạy bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 19
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** Câu 2: Tại sao nói quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật. Giải thích: Nói tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên tục vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung thức ăn từ bên ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm tiêu hóa ra ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài 25 “Sinh trưởng của vi sinh vật” nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống. Câu 3: Tại sao trong đường ruột của cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các vi khuẩn không thể sinh sản với tốc độ cực đại? Giải thích: Trong đường ruột người có nhiều loại vi sinh vật khác nhau, chúng cạnh tranh chất dinh dưỡng đồng thời tiết ra các chất kìm hãm nhau. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài 25 “Sinh sản của vi sinh vật”. Câu 4: Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao? Giải thích Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 – 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 – 1200C trong ít nhất 10 phút. Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng. Áp dụng: Ngày nay vấn đề “An toàn thực phẩm” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy tích hợp trong bài “Sinh sản của vi sinh vật”. ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 74 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn