intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 10 vào thực tiễn, thông qua làm một số sản phẩm từ ứng dụng quá trình phân giải của VSV theo định hướng giáo dục STEM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 10 vào thực tiễn, thông qua làm một số sản phẩm từ ứng dụng quá trình phân giải của VSV theo định hướng giáo dục STEM" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng và áp dụng dạy học dự án bằng các bài tập thực nghiệm ở bài 22 và bài 23 sinh học 10- KNTT theo hướng tiếp cận STEM, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 10 vào thực tiễn, thông qua làm một số sản phẩm từ ứng dụng quá trình phân giải của VSV theo định hướng giáo dục STEM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 2 TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC 10 VÀO THỰC TIỄN, THÔNG QUA LÀM MỘT SỐ SẢN PHẨM TỪ ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CỦA VI SINH VẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM. Thuộc môn: Sinh học Nhóm tác giả: Phạm Thị Kim Nhâm Nguyễn Thị Hòa Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2024 Số điện thoại: 0326404842 Anh Sơn, tháng 5 năm 2024
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết Nội dung tắt 1. BTTN : Bài tập thực nghiệm 2. VSV : Vi sinh vật 3. GD- : Giáo dục và đào tạo ĐT 4. KNTT : Kết nối tri thức 5. CNTT : Công nghệ thông tin 6. KHKT : Khoa học kỷ thuật 7. GDPT : Giáo dục phổ thông 8. GDHN : Giáo dục hướng nghiệp 9. SGK : Sách giáo khoa 10. KHDH : Kế hoạch dạy học 11. PPDH : Phương pháp dạy học 12. THPT : Trung học phổ thông 13. GV : Giáo viên 14. HS : Học sinh
  3. MỤC LỤC Nội dung Tra ng PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Thực trạng và nguyên nhân 1 2. Lý do chọn đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 2 6. Đóng góp của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 1.1. Năng lực, phẩm chất và năng lực vận dụng kiến thức vào thực 4 tiễn. 1.2. Giáo dục STEM 6 1.3. Bài tập thực nghiệm (BTTN) 8 1.4. Năng lực định hướng nghề nghiệp 9 2. Cơ sở thực tiễn. 10 2.1. Lịch sử nghiên cứu. 10 2.2. Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực vận dụng theo 11 hướng tiếp cận STEM tại một số trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi - Nghệ An. 2.3. Cơ sở của việc vận dụng PPDH theo hướng tiếp cận STEM trong 13 dạy học chủ đề ứng dụng vi sinh vật để phát triển năng lực vận dụng. 3. Giải pháp xây dựng và tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận STEM 13 trong bài 22 và 23 sinh học 10 – KNTT nhằm phát triển năng lực vận dụng cho HS. 3.1. Lựa chọn nội dung. 13
  4. 3.2. Mục tiêu bài 22 và 23 sinh học 10 theo phát triển phẩm chất, 13 năng lực. 3.3. Nội dung bài 22 và 23 sinh học 10 – KNTT theo dạy học STEM 14 3.3. 1. Quy trình thiết kế các bài học STEM: 14 3.3.2. Các ý tưởng sản phẩm chủ đề STEM trong dạy học chủ đề ứng 15 dụng VSV 3.3.3. Sắp xếp lại nội dung kiến thức nền trong các chủ đề ứng dụng 15 VSV theo định hướng giáo dục STEM. 3.3.4. Thiết kế nhiệm vụ học tập đa dạng. 16 3.4. Tổ chức thực hiện. 20 3.4.1. Mô tả chủ đề 20 3.4.2. Kế hoạch thực hiện (tại https://padlet.com/nhamptkas2/padlet) 21 3.4.3. Xây dựng KHDH ở bài 22 và bài 23 sinh học 10- KNTT theo 22 hướng tiếp cận STEM, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. 3.4.4. Xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án cho từng tiết học) 24 3.4.5. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả. 37 3.4.5.1. Thực nghiệm sư phạm theo PPDH STEM và trải nghiệm định 37 hướng nghề nghiệp bằng các BTTN. 3.4.5.2. Đánh giá kết quả của đề tài 43 3.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 45 3.5.1. Mục đích khảo sát. 45 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 45 3.5.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi. 46 PHẦN III. KẾT LUẬN 49 1. Quá trình nghiên cứu: 49 2. Hiệu quả, ý nghĩa của đề tài. 49 3. Hướng phát triển của đề tài: 50
  5. 4. Kiến nghị, đề xuất. 50 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHẦN V: PHỤ LỤC 52
  6. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng và nguyên nhân Mục tiêu và chương trình giáo dục cấp THPT 2018 được xây dựng trên quan điểm cần giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động; hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, quan niệm sống, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội, thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống cá nhân và xã hội là một vấn đề nghiên cứu cấp thiết trong lí luận dạy học các môn học, trong đó có môn sinh học, cũng như giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng HS sau THPT. Một trong những PPDH mới mà hiện nay được các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng đó là giáo dục theo định hướng STEM. Đó là một phương thức giáo dục có bản chất là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học; các kiến thức và kĩ năng đó được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành, tạo ra được những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (Bộ GD-ĐT, 2020). Giáo dục STEM còn cung cấp cho HS những kĩ năng cần thiết trong thế kỉ XXI như: kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, qua đó góp phần phát triển năng lực HS, trong đó có năng lực dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn, giúp HS có khả năng đáp ứng được sự phát triển xã hội ngày nay và bắt kịp xu hướng giáo dục của thế giới. Giáo dục STEM nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc trong môi trường đòi hỏi tính sáng tạo cao. Khi nhắc đến vi khuẩn, vi nấm chúng ta thường nghĩ đến những vi sinh vật (VSV) gây hại, là do khả năng gây bệnh và lan truyền bệnh của chúng. Tuy nhiên, nhiều VSV đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người. Phần sinh học VSV lớp 10 bao gồm các nội dung kiến thức mang tính thực tiễn, có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Trong giảng dạy phần này, nếu GV chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức và HS thụ động tiếp nhận kiến thức hàn lâm sẽ hình thành nên những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng vận dụng sáng tạo, làm giảm sự khám phá và niềm yêu thích thiên nhiên. Vì vậy, tổ chức dạy học chủ đề này theo định hướng giáo dục STEM bằng các bài tập thực nghiệm sẽ giúp GV tiếp cận chương trình và PPDH tích cực; đồng thời giúp HS khắc sâu được kiến thức, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, đồng nghĩa với việc phát triển năng lực bản thân để bước vào đời sống. Qua đó sẽ phát triển năng lực vận dụng và định hướng nghề nghiệp cho các em HS. Tuy nhiên, ở các trường phổ thông hiện nay đa số HS ít mặn mà, thiết tha với môn Sinh học. 1
  7. 2. Lý do chọn đề tài Dạy học các chủ đề môn sinh học, theo định hướng giáo dục STEM có rất nhiều PPDH tích cực. Trong đó, dạy học bằng các bài tập thực nghiệm và dạy học theo dự án là những phương pháp mà các hoạt động dạy học có thể tiến hành linh hoạt ngoài giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mục tiêu học tập, nên được lựa chọn để triển khai cho HS. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới PPDH nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, giúp HS hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chung, rèn luyện kỹ năng sống, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hiện tại và tương lai. Đồng thời giúp HS hứng thú trong vấn đề nghiên cứu khoa hoc và định hướng nghề nghiệp. Chúng tôi đã chọn đề tài là: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 10 vào thực tiễn, thông qua làm một số sản phẩm từ ứng dụng quá trình phân giải của VSV theo định hướng giáo dục STEM” 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và áp dụng dạy học dự án bằng các bài tập thực nghiệm ở bài 22 và bài 23 sinh học 10- KNTT theo hướng tiếp cận STEM, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. Phần Sinh học VSV trong Sinh học 10 bao gồm những kiến thức mang tính thực tiễn, ứng dụng cao. tổ chức dạy học chủ đề này theo định hướng giáo dục STEM sẽ giúp GV tiếp cận chương trình và phương pháp tổ chức dạy học tích cực; đồng thời giúp HS khắc sâu được kiến thức, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, đồng nghĩa với việc phát triển năng lực bản thân để bước vào đời sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu và áp dụng PPDH theo hướng tiếp cận STEM trong chủ đề “ứng dụng VSV”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học bài 22 và 23 sinh học 10 - KNTT. - Xây dựng kế hoạch dạy học bài 22 và 23 sinh học 10 - KNTT theo hướng tiếp cận STEM, nhằm phát triển năng lực HS. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm áp dụng cho HS khối 10 tại đơn vị công tác trong 2 năm học 2022 - 2023 và 2023 – 2024. 5. Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục và đổi mới PPDH của Bộ GD – ĐT. 2
  8. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục STEM và BTTN; áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT của huyện miền núi Nghệ An. - Nghiên cứu và phân tích cấu trúc nội dung chủ đề ứng dụng VSV và các tài liệu về sinh học liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dạy học hiệu quả. 5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát. - Điều tra về thực trạng dạy học STEM trong dạy học môn Sinh học. Bằng sử dụng phiếu điều tra, dự giờ, tham khảo giáo án, sổ điểm của GV... - Nghiên cứu điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương; Điều tra về chất lượng HS ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm. - Tìm hiểu hứng thú học tập của HS và việc đổi mới PPDH của GV, đối với việc dạy học một số nội dung môn Sinh học theo hướng tiếp cận giáo dục STEM, để phát triển năng lực vận dụng của HS tại trường THPT huyện miền núi Nghệ An. 5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến các GV có nhiều kinh nghiệm về PPDH theo định hướng giáo dục STEM 5.4. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. 5.5. Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dung CNTT để phân tích định lượng và định tính kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm bằng các phần mềm tin học và đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, rút ra kết luận. 6. Đóng góp của đề tài Phân tích được những tiềm năng của HS và GV trong dạy học STEM để phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học. Nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp tổ chức dạy học bài học STEM nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, góp phần vào việc đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học. Trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học; các kiến thức và kĩ năng đó được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp HS không chỉ hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành, tạo ra được những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. HS tự biết làm các sản phẩm từ sự phân giải của VSV như: Làm mắm tôm, sữa chua, muối chua rau củ quả, làm bánh mỳ, làm mẻ, làm giấm táo…; biết vận dụng vai trò của VSV để ủ rác thải hữu cơ thiên nhiên thành phân bón và chăm sóc cho cây trồng; Biết quy trình tạo khí gas từ rác thải hữu cơ nhà bếp… Dạy học thông qua các BTTN tạo sản phẩm cụ thể, cùng với lồng ghép giáo dục định hướng nghề nghiệp đã giúp bộ môn Sinh học trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi và thiết thực hơn. Từ đó dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ lâu kiến thức tốt hơn. Đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập của HS. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Năng lực, phẩm chất và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1.1.1. Khái niệm. Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,...Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. Năng lực cùng với phẩm chất tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn bao gồm việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học, nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Năng lực vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành". Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu thập thêm kiến thức mới. Tóm lại, theo tôi năng lực vận dụng kiến thức liên tiễn là năng lực của chủ thể vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn. Qua đó tạo niềm vui, hứng thú yêu thích bộ môn sinh học cho HS. 1.1.2. Đặc điểm dạy học định hướng phát triển năng lực. - Lấy người học làm trung tâm. - Mục tiêu dạy học tập trung vào vận dụng kiến thức, kỹ năng có thể quan sát và đánh giá được. - Nội dung học tập thiết thực, bổ ích gắn với các tình huống trong thực tiễn. - PPDH định hướng hoạt động, thực hành, sản phẩm, hình thức học tập đa dạng, chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. - Tăng cường dạy học giải quyết vấn đề thực tiễn. - Đánh giá và tự đánh giá được tiến hành ngay trong dạy học 4
  10. 1.1.3. Các loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong dạy học. *Nhóm năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực + Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy; Năng lực tự quản lý + Nhóm năng lực quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác + Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả: Năng lực sử dụng CNTT và Truyền thông; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán * Nhóm năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học: Năng lực nhận thức Sinh học; Năng lực tìm hiểu thế giới sống; Năng lực vận dụng. 1.1.4. Một số PPDH tích cực phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học. Sử dụng câu hỏi bài tập: Là biện pháp có tác dụng định hướng HS phát hiện kiến thức mới, là cầu nối giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc điểm bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn là chứa đựng những mâu thuẫn về vẫn đề cần giải quyết, HS phải đắm mình trong thực tiễn để xây dựng được các giải pháp. Sử dụng bài tập thực hành là một PPDH phù hợp môn Sinh học. HS làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trên đối tượng thực hành dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra tri thức mới hoặc ôn tập, qua đó giúp sáng tỏ lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, thói quen giải quyết vấn đề bằng khoa học; rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nên người học được đặt vào vị trí người nghiên cứu…. Dạy học bằng các BTTN Sinh học là phương pháp để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, rèn luyện những kĩ năng thực nghiệm, phát triển tư duy thực nghiệm khoa học, hình thành ở HS ý thức, kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú học tập và thái độ nghiêm túc trong học tập Dạy học giải quyết vấn đề nhằm tạo ra sự kích thích, chủ động, sáng tạo và tự giải quyết vấn đề của HS. Hướng đến mục tiêu giúp HS đưa ra giải pháp nhanh. Bản chất của PPDH giải quyết vấn đề là GV đưa ra những tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS phát hiện vấn đề và khuyến khích HS chủ động nghiên cứu, sáng tạo để đưa ra giải pháp. Từ đó, HS tự tin chiếm lĩnh tri thức. Dạy học dự án/ Trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế sẽ giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, rung cảm trước cái đẹp, có quan niệm và ứng xử đúng đắn. Góp phần bồi dưỡng cho HS tình yêu với quê hương, đất nước, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Dạy học STEM giúp HS ứng dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, từ đó HS hiểu được rằng các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ, bổ trợ nhau chứ không tách rời. Với định hướng giáo dục hiện nay, việc vận dụng STEM trong giảng dạy bộ môn Sinh học đã trở thành xu hướng tất yếu. Phần sinh học VSV có rất nhiều ứng dụng thực tiễn, áp dụng dạy học STEM là phù hợp. 5
  11. 1.2. Giáo dục STEM 1.2.1. Khái niệm: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu năm 2001. Theo Hiệp hội các GV dạy khoa học NSTA quốc gia Mỹ, định nghĩa: Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép các bài học trong thế giới thực ở đó các HS áp dụng các kiến thức về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, từ đó phát triển các năng lực theo lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, trường học thường kết nối với các cơ sở tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người và nguồn cơ sở vật chất. Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ GV, chương trình, cơ sở vật chất. Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM, HS sẽ được trải nghiệm được đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp. Đồng thời cũng là cách thức thu hút HS lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS: Các dự án học tập STEM, HS hợp tác với nhau thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của HS. Như vậy, việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông. 1.2.3. Một số hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM a. Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, các hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong 6
  12. quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập. b. Hoạt động trải nghiệm STEM Trong hoạt động trải nghiệm STEM, HS được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM. Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Các trường phổ thông có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ STEM, HS được triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. c. Hoạt động nghiên cứu khoa học Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo KHKT với nhiều chủ đề khác nhau. Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những HS có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tổ chức hoạt động sáng tạo KHKT là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi dành cho HS trung học được tổ chức thường niên. 1.2.4. Thiết kế bài học STEM a. Tiêu chí xây dựng bài học STEM: Được xây dựng theo 6 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật Tiêu chí 3: PPDH STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động. Hoạt động học của HS là được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính HS. Tiêu chí 4: Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà HS đã và đang học Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. b. Quy trình xây dựng bài học STEM Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học. Nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tuợng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong thực tiễn...để lựa chọn chủ đề bài học Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết. Khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện, sau khi giải quyết vấn đề đó, HS phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy trong chương trình môn 7
  13. học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề. Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. 1.2.5. Tiến trình tổ chức dạy học bài học STEM Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề. Chuyển giao nhiệm vụ. HS hoạt động tìm tòi, nghiên cứu Báo cáo và thảo luận Nhận xét, đánh giá Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền: tổ chức dạy học các kiến thức có liên quan đến chương trình GDPT; nội dung tương ứng phân phối của chương trình Kiến thức mới Giải thích các quy trình/ thiết bị đã tìm hiểu Báo cáo và thảo luận Nhận xét và đánh giá Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề Đề xuất giả thuyết/giải pháp giải quyết vấn đề Thử nghiệm giải pháp Báo cáo và thảo luận Nhận xét và đánh giá 1.3. Bài tập thực nghiệm (BTTN) 1.3.1. Khái niện bài tập thực nghiệm BTTN là các bài tập chứa đựng các thông tin xuất phát từ các hiện tượng, tình huống diễn ra trong thực tiễn. BTTN là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực nghiệm, qua đó phát triển năng lực vận dụng cho người học, kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê yêu thích môn Sinh học. 1.3.2. Phương pháp sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học. *Sử dụng BTTN trong khâu nghiên cứu bài học mới: Bài tập tình huống thường đưa ra khi nghiên cứu một nội dung mới, vấn đề mới. *Sử dụng BTTN trong khâu củng cố - hoàn thiện kiến thức: giờ thực hành, ngoại khóa, ôn tập cuối chương, cuối học kỳ hoặc ôn tập cuối năm,… *Sử dụng BTTN trong khâu kiểm tra đánh giá vừa có tác dụng kiểm tra được kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng, vừa sinh động hấp dẫn. 8
  14. 1.3.2. Quy trình tổ chức dạy học bằng BTTN phát triển năng lực vận dụng cho học sinh ở trường THPT. Bước 1: Xác định mục tiêu, những yêu cầu cần đạt chung của bộ GD-ĐT. Bước 2: Thiết kế xây dựng các BTTN bằng ứng dụng thang đo nhận thức BLOM để xây dựng bài tập định hướng sản phẩm và sắp xếp theo ligic sử dụng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Bước 3: Sử dụng BTTN: Giao BTTN để HS thực hiện: GV cần xác định thời gian, định hướng sản phẩm, gợi ý động viên HS thực hiện. Tổ chức HS thực hiện: trên lớp, ở nhà, GV giám sát cách tổ chức nhóm HS. Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận Bước 4: Thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS khi sử dụng BTTN. Bước 5: Đánh giá hiệu quả sử dụng BTTN về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực. 1.4. Năng lực định hướng nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp là sự cung cấp thông tin về nhận thức nghề nghiệp và lập kế hoạch liên quan đến tương lai nghề nghiệp và học tập của một cá nhân, góp phần hướng dẫn và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính và lựa chọn sau trung học Năng lực định hướng nghề nghiệp là khả năng tự nhận thức về sở thích và thế mạnh của bản thân, khả năng nhận thức về nghề nghiệp và lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu hướng nghiệp của cá nhân. Cấu trúc năng lực định hướng nghề nghiệp được xác định gồm ba năng lực thành phần với sáu kĩ năng tương ứng, thể hiện qua sơ đồ sau: 9
  15. Quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS Áp dụng quy trình này, tôi đã giúp HS khám phá được kiến thức bài học thông qua các bài tập định hướng và bài tập thực nghiệm; hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của VSV trong thực tiễn cũng như giúp HS biết các ngành nghề liên quan đến VSV và những triển vọng của các ngành đó. HS có thể vừa là nhà sản xuất, vừa có thể kinh doanh các mặt hàng ứng dụng VSV trong chế biến thực phẩm 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Lịch sử nghiên cứu. 2.1.1. Nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai giáo dục STEM trên thế giới. Trong một thập k trở lại đây nghiên cứu về giáo dục STEM đang được rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm. xu hướng nghiên cứu về tầm quan trọng của giáo dục STEM; Vai trò và việc kết hợp Công nghệ và Kĩ thuật trong STEM; Tích hợp giáo dục STEM; Mô hình và cải tiến mô hình giáo dục STEM, nghề nghiệp STEM, các chương trình trải nghiệm STEM, phát triển đội ngũ GV, phương pháp giảng dạy STEM… Ở Mỹ hướng tới STEM là nâng cao yêu cầu về Toán học và Khoa học đối với HS tốt nghiệp. Tại Pháp giáo dục STEM được bao phủ ở mọi cấp, là một chương trình quốc gia. Chương trình hành động của Anh nhằm thúc đẩy giáo dục STEM bao gồm 4 nội dung chính là: tuyển dụng GV, bồi dưỡng nâng cao trình độ của GV, cải tiến và làm phong phú chương trình, phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc dạy học. Giáo dục Malaysia đã xây dựng chương trình giảng dạy mang tính tìm hiểu dựa trên các bối cảnh, bên cạnh đó Malaysia cũng xây dựng các nguồn lực dạy và học về STEM một cách toàn diện. 10
  16. 2.1.2. Giáo dục STEM ở Việt Nam. Giáo dục STEM xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học”, cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” và cuộc thi “Sáng tạo khoa học kĩ thuật”. Các cuộc thi phù hợp với mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với Hội Đồng Anh triển khai chương trình thí điểm về giáo dục STEM tại một số trường THCS và THPT. Ngày 14/8/2020. Bộ GD&ĐT có công văn 3089/BGDDT_GDTRH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học, nhằm mục đích thực hiện mục tiêu chương trình GDPT 2018 2.2. Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực vận dụng theo hướng tiếp cận STEM tại một số trường THPT trên địa bàn huyện miền núi - Nghệ An. Tiến hành khảo sát trên Google Biểu mẫu https://docs.google.com/forms/d/11Mx2Qf8esS7Yh0axPORW1l3bs0XGhSGniBkQ Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học phát triển năng lực vận dụng của HS theo hướng tiếp cận STEM trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Nhệ An, thông qua các hoạt động: Quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số GV, nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học. Số lượng lựa chọn đề xuất TT PPDH sử dụng Thường Thỉnh Hiếm Chưa xuyên thoảng khi làm Giao BTTN để tăng cường vận dụng lý 1 thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực 7 9 1 1 vận dụng của HS. 2 Cho HS hợp tác nhóm tạo ra sản phẩm 9 9 0 0 Vận dụng kiến thức Toán, Vật lý, Hoá 3 học, Công nghệ, tin học… vào dạy học 1 11 6 0 sinh học. 4 Tham gia hướng dẫn HS thi KHKT 1 3 7 7 Dạy học định hướng nghề nghiệp cho HS 5 5 11 2 0 trong môn sinh học. Ứng dụng thang đo nhận thức BLOM xây 6 0 3 9 6 dựng bài tập định hướng sản phẩm của HS 11
  17. 12 10 8 6 Thường xuyên 4 Thỉnh thoảng Hiếm khi 2 Chưa làm 0 Giao Cho HS hợp Vận dụng Tham gia Dạy học Ứng dụng BTTN để tác tạo ra kiến thức hướng định thang đo phát huy sản phẩm Toán, Lý, dẫn HS thi hướng nhận thức năng lực Hoá, Công KHKT nghề BLOM xây vận dụng nghệ, Tin… nghiệp dựng bài của HS. vào dạy học trong môn tập định sinh học. sinh học. hướng. Kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: Việc sử dụng các BTTN là điều cần thiết để phát triển năng lực vận dụng. Đa số GV không thường xuyên áp dụng giáo dục định hướng STEM. Rất ít GV lồng ghép GDHN trong dạy học bộ môn. Có nhiều GV chưa tổ chức dạy học liên môn vào việc lĩnh hội tri thức của môn Sinh học, chưa tham gia hướng dẫn HS thi KHKT, GV có ứng dụng thang đo 6 bậc BLOM để xây dựng các bài tập cho HS, nhưng lại không sử dụng trong quá trình học mà sau sử dụng sau khi học xong (trong biên soạn ma trận đề kiểm tra một tiết, học kì...). Nguyên nhân là do GV chưa thực sự đầu tư cho chất lượng giáo án, ngại phải, tìm tòi kiến thức của các môn không thuộc chuyên môn của mình. Chưa hướng dẫn HS tìm hiểu trước ở nhà hoặc chưa hiểu được mối quan hệ logic giữa các môn học, nhiều gia đình chưa có máy vi tính nối mạng Internet nên việc tìm tiếm thông tin, thiết kế sản phẩm còn khó khăn. Còn nhiều GV dạy theo PPDH truyền thống, PPDH tích cực chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng dự giờ. Sử dụng câu hỏi đánh giá cấp độ BLOM trong nghiên cứu bài học mới chưa được phổ biến. Qua quá trình giảng dạy và tham khảo ý kiến cũng như tiến hành dự giờ một số GV cho thấy còn nhiều GV dạy học theo phương pháp vấn đáp, giải thích minh họa, số GV sử dụng các PPDH tích cực hóa hoạt động học tập của HS còn chưa nhiều, chưa thường xuyên, đặc biệt là PPDH có sử dụng các BTTN, trải nghiệm sáng tạo…Trong quá trình giảng dạy hầu hết các thầy cô thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học liên hệ vào thực tiễn cho HS. 12
  18. 2.3. Cơ sở của việc vận dụng PPDH theo hướng tiếp cận STEM trong dạy học chủ đề ứng dụng vi sinh vật để phát triển năng lực vận dụng. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với đời sống hằng ngày của HS. Bản thân sinh học là khoa học thực nghiệm. Sự phát triển của sinh học đang ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức lí thuyết cơ bản với công nghệ ứng dụng. Vì vậy thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học, đồng thời cũng là PPDH đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực nghiệm, thực hành trong môn Sinh học, giúp HS khám phá thế giới tự nhiên, phát triển năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng định hướng nghề nghiệp sau giáo dục phổ thông. VSV được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời song con người. Trong phần sinh học VSV - sinh học 10, PPDH truyền thống vẫn là GV hỏi HS theo hệ thống của SGK, HS có thể trả lời hoặc không trả lời, vì GV sẽ cung cấp kiến thức đó cho HS, tức là Thầy cung cấp - Trò thụ động lĩnh hội kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn còn ít. Vì vậy hiệu quả tiết học chưa cao, đặc biệt là không phát triển được các năng lực vận dụng thực tiễn cho HS. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn cho thấy nghiên cứu và xây dựng các hệ thống BTTN có chất lượng để phát triển năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn cho HS, để tạo sự chú ý và ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo của HS và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là rất cần thết. 3. Giải pháp xây dựng và tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận STEM trong bài 22 và 23 sinh học 10 – KNTT nhằm phát triển năng lực vận dụng cho HS. 3.1. Lựa chọn nội dung. Hệ VSV có khả năng tiết enzim phân giải chất hữu cơ cũng như có khả năng tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản như vitamin, kháng sinh, axit amin… có vai trò với đời sống con người, vì vậy VSV được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: Chế biến thực phẩm, nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường… với vai trò to lớn ấy, VSV ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống. Công nghệ vi sinh là lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học, sử dụng VSV hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Công nghệ vi sinh vật mở ra nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. 3.2. Mục tiêu bài 22 và 23 sinh học 10 theo phát triển phẩm chất, năng lực. 3.2. 1. Năng lực: a. Nhận thức sinh học: - Phân tích được vai trò của VSV trong đời sống của con người và trong tự nhiên. - Trình bày được một số ứng dụng của VSV trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...); 13
  19. - Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng VSV trong thực tiễn. - Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ VSV và phân tích triển vọng công nghệ VSV trong tương lai. - Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh và phát triển của ngành nghề đó. Qua đó có những đinh hướng tương lai về nghề nghiệp. b. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ từ vi sinh vật. + Tự xây dựng kế hoạch, quy trình tạo sản phẩm và tự tạo được các sản phẩm theo yêu cầu - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Năng lực tổ chức, sắp xếp, thảo luận nhóm thực hiện đúng các bước làm các BTTN, bài tập thực hành, thuyết trình sản phẩm ở nhóm, trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Thực hiện được các bước làm dự án tìm hiểu về các sản phẩm của công nghệ VSV, làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ VSV; + Thực hiện được một số phương pháp nghiên cứu VSV thông dụng. - Năng lực vận dụng: Dựa vào đặc điểm của VSV có lợi, HS tư tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao của GV và của nhóm. - Trách nhiệm: Nâng cao ý thức trong việc khai thác, sử dụng những VSV hữu ích để phục vụ đời sống con người. - Trung thực: Báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm; đánh giá khách quan sản phẩn của nhóm khác. 3.3. Nội dung bài 22 và 23 sinh học 10 – KNTT theo dạy học STEM 3.3. 1. Quy trình thiết kế các bài học STEM: Vấn đề Ý tưởng Xác định Xác Xây dựng thực chủ đề kiến thức định bộ câu hỏi tiễn STEM STEM mục tiêu định cần giải chủ đề hướng chủ quyết STEM đề STEM M 14
  20. 3.3.2. Các ý tưởng sản phẩm chủ đề STEM trong dạy học chủ đề ứng dụng VSV Nghiên cứu nội dung bài học Phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, giải quyết hiệu quả. Muối chua rau, củ, quả Phân bón vi sinh Sản Làm bánh phẩm Giấm Cây trồng đươc STEM được bón từ rác Sữa chua hữu cơ thiên Bình biogas thử Mắm tôm chua cay nghiệm Cơm mẻ - Có ý nghĩa kinh tế, xã hội. - Có tiềm năng kinh doanh - Giải quyết vấn đề thực tiễn - Phát triển năng lực vận dụng Sản phẩm STEM trong đề tài nghiên cứu gắn liền với kiến thức của đời sống rất gần gũi với con người; dễ làm và thiết thực; Sản phẩm hướng đến giải quyết vấn đề trong thực tiễn, có giá trị kinh tế, có tiềm năng kinh doanh thu lợi nhuận. Thông qua hoạt động thiết kế, chế tạo sản phẩm, chia sẻ quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội để tìm khách hàng, tìm thị trường để bán sản phẩm. Từ đó HS thấy việc học môn sinh học có ý nghĩa hơn, đồng thời phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp và năng lực vận dụng cho học sinh. 3.3.3. Sắp xếp lại nội dung kiến thức nền trong các chủ đề ứng dụng VSV theo định hướng giáo dục STEM. Chủ đề Sản phẩm STEM Kiến thức nền NL vận dụng Sản phẩm - Muối chua rau, củ, Sử dụng trong Lợi dụng những ứng dụng quả chế biến thực biến đổi có lợi của VSV công nghệ - Sữa chua phẩm, sản xuất để tạo ra những sản vi sinh thuốc kháng sinh, phẩm thực phẩm có chất quy mô hộ - Mắm tôm chua cay, vitamin,… trên lượng và phù hợp hơn gia đình mắm cá quy mô công cho nhu cầu dinh dưỡng nghiệp. ngày càng cao của con - Cơm mẻ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2