intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất cho học sinh THPT thông qua một số hoạt động giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Phát triển phẩm chất cho học sinh THPT thông qua một số hoạt động giáo dục" nhằm đưa ra các quy định học sinh không được làm hoặc hạn chế làm, thông báo với học sinh qua GVCN. BGH nắm bắt tình hình học sinh từ xa, qua GVCN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất cho học sinh THPT thông qua một số hoạt động giáo dục

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng thẩm định Sáng kiến cấp trường, năm học 2021- 2022 - Hội đồng thẩm định Sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình. Chúng tôi gồm: Trình Tỷ lệ (%) Ngày độ đóng góp TT Họ và tên tháng năm Nơi công tác Chức vụ chuyên vào việc tạo sinh môn ra sáng kiến Trường THPT 1 Vũ Xuân Sinh 22/7/1979 HT Thạc sỹ 10% Yên Khánh A Mai Văn Trường THPT 2 23/11/1969 PHT Thạc sỹ 10% Trường Yên Khánh A Nguyễn Thị Trường THPT 3 01/02/1979 Tổ phó Thạc sỹ 60% Hường Yên Khánh A Trường THPT Giáo 4 Mai Cẩm Tú 07/11/1983 Thạc sỹ 10% Yên Khánh A viên Nguyễn Hương Trường THPT Giáo 5 25/10/1979 Đại học 10% Thơm Yên Khánh A viên I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: “Phát triển phẩm chất cho học sinh THPT thông qua một số hoạt động giáo dục”. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục II. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm Phát triển phẩm chất cho học sinh THPT thường thông qua: - Môn giáo dục công dân đã được thiết kế theo từng bài sách giáo khoa. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc chung trước lớp trong các đầu giờ chủ nhiệm, sinh hoạt cuối tuần. - Ban Giám hiệu (BGH) triển khai chung trong các cuộc họp của GVCN (Giáo viên chủ nhiệm), mọi hoạt động giáo dục học sinh thường thông qua GVCN. 1
  2. 1.1. Nội dung giải pháp cũ: - BGH đưa ra các quy định học sinh không được làm hoặc hạn chế làm, thông báo với học sinh qua GVCN. BGH nắm bắt tình hình học sinh từ xa, qua GVCN. - GVCN chỉ thông báo nhắc nhở học sinh, yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội quy quy định của nhà trường, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt theo quy định. - Học sinh tiếp nhận thông tin và thực hiện tốt nội quy vì sợ bị hạ hạnh kiểm. 1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ: - Học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp đề ra. - Cả bộ máy nhà trường hoạt động theo một quy trình đã định sẵn. 1.3. Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: - Học sinh phát triển nhân cách rất thụ động. - Học sinh thực hiện tốt nội quy vì sợ bị hạ hạnh kiểm. - Học sinh thực hiện tốt nội quy, thể hiện phẩm chất tốt vì sợ thầy cô. Thầy cô chưa nắm rõ tâm lí học sinh để có cách giáo dục kịp thời khi có tình huống không mong muốn xảy ra. - Mỗi ngày học sinh đến trường chưa hẳn đã là ngày vui, học sinh bị ức chế không dám chia sẻ khó khăn với thầy cô do đó tình trạng học sinh bị trầm cảm hoặc tăng động ở tuổi mới lớn rất nhiều. Do đó vấn đề tồn tại lớn nhất của phương pháp cũ cứng nhắc, từ xa đó là kết quả của nền giáo dục chưa phát triển thật sự được phẩm chất của người học: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Học sinh chưa học được cách chung sống, chưa tìm ra cách giải quyết khi gặp khó khăn, vd như hiện tượng HS nhảy lầu tự tử của trường Amsterdam v.v. 2. Giải pháp mới cải tiến: Hiện nay học sinh nhìn chung được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, tuy nhiên không đồng đều giữa các gia đình kèm theo xã hội phát triển đa chiều bùng nổ công nghệ mới như vũ bão. Do đó tác động nhiều đến sự phát triển phẩm chất của học sinh THPT. Để đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Mỗi nhà trường nói chung, trường THPT Yên Khánh A nói riêng cần phát triển phẩm chất toàn diện cho học sinh đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2.1. Những nguyên tắc cần đảm bảo quá trình phát triển phẩm chất của học sinh. - Đảm bảo tính pháp lí: Các hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất học sinh cần được đảm bảo các căn cứ pháp lí trong và ngoài nhà trường - Đảm bảo tính mục tiêu: Các hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất học sinh được thiết lập cần đảm bảo cung ứng những điều kiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Đảm bảo tính thiết thực: Các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển phẩm chất học sinh được thiết lập cần đáp ứng ở mức tối đa yêu cầu về nội dung và phương pháp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, cá thể học sinh. - Đảm bảo tính hệ thống: Các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức thiết lập cần đảm bảo cùng thực hiện được chức năng đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất học sinh. 2
  3. - Đảm bảo tính thống nhất, hợp tác : Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh chính là quá trình hoạt động có tính thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh được thiết lập, duy trì, phát triển cần có sự thống nhất, hợp tác giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường - Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả: Mọi hoạt động giáo dục cần bảo đảm được thực thi một cách thuận lợi, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đạt kết quả tốt. Ngoài ra, Nội dung và hình thức phát triển phẩm chất học sinh thông qua các hoạt động giáo dục còn đảm bảo thêm các nguyên tắc sau: - Tính giáo dục: Bao gồm giáo dục tư tưởng, hạnh kiểm, bồi dưỡng kiến thức, giáo dục kỹ năng sống, tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoài bão, ước mơ trên cơ sở tôn trọng học sinh... Như vậy các hoạt động giáo dục phải có nội dung phong phú, bám sát tâm sinh lí lứa tuổi, thông qua nhiều hoạt động giáo dục về các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống xã hội. - Tính khoa học: Nội dung rõ ràng, có mục tiêu, có người thực hiện cụ thể. Hình thức tổ chức phải nhịp nhàng, gần gũi học sinh, thầy cô vừa là bạn là người đồng hành coi học sinh như con em mình, tiết kiệm thời gian mà hiệu quả. - Tính thời sự: Những vấn đề thời sự lớn trong nước, trong địa phương cần được trở thành một trong những nội dung của các hoạt động giáo dục như các sự kiện chính trị lớn của đất nước: Đại hội Đảng, các thông tin về thiên tai, bão lũ...từ đó hình thành phát triển tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đồng thời phát triển lòng nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Xây dựng trường học hạnh phúc. - Tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, lôi cuốn: Hoạt động phải thu hút sự chú ý của học sinh. Muốn thế hoạt động ấy phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi như thông qua các buổi tọa đàm nói chuyện của GVCN với học sinh, của BGH với học sinh, của giáo viên bộ môn với học sinh thông qua các bài giảng, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, qua các 3
  4. buổi lao động tập thể, qua các buổi tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ, liên hoan tập thể, tâm sự chia sẻ trực tiếp với thầy cô, với phụ huynh. 2.2. Giải pháp Dựa trên những nhược điểm của phương pháp cũ và nguyên tắc của việc phát triển phẩm chất học sinh thông qua một số hoạt động giáo dục trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp cụ thể như sau: Giải pháp 1:Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí từng học sinh để từ đó có phương pháp giáo dục giúp các em phát triển tốt nhất phẩm chất của mình đó là lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Mục tiêu: - Tìm hiểu thân thế hoàn cảnh, tâm sinh lí, sức khỏe tâm thần của học sinh. - Có phương pháp phù hợp giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. - Phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình để nắm bắt kịp thời tâm sinh lý của học sinh, tư vấn cho phụ huynh cách giáo dục nhằm phát triển tốt phẩm chất. Cách thức (Nhiệm vụ): - Tìm hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh của HS qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: qua hồ sơ, qua phụ huynh, qua bạn bè, qua chính học sinh đó. - Khi phát hiện học sinh gặp khó khăn thì giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ kịp thời trên cơ sở tôn trọng học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm gần gũi quan tâm học sinh như con em mình, tổ chức các buổi tọa đàm tại lớp về tuổi mới lớn, về thiên nhiên đất nước con người Việt Nam, giúp đỡ học sinh tổ chức trò chơi, tổ chức các hoạt động thăm hỏi tương thân tương ái tại địa phương và bạn bè trong lớp. Sản phẩm: - Phát triển và hoàn thiện phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Xây dựng lớp học hạnh phúc, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui. Giải pháp 2: Ban Giám hiệu nắm bắt tâm lí học sinh từng lứa tuổi qua nhiều kênh thông tin để từ đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có những định hướng nhằm phát triển phẩm chất của học sinh thích ứng được với xu thế phát triển của xã hội. Mục tiêu: - Tìm ra các định hướng nhằm phát triển tối ưu nhất phẩm chất học sinh phù hợp với tâm lí lứa tuổi, hoàn cảnh học sinh. - Hỗ trợ giáo viên kịp thời khi giáo viên gặp khó khăn trong các hoạt động phát triển phẩm chất học sinh. - Xây dựng các kế hoạch truyền lửa cho học sinh, tư vấn tâm lí trong những trường hợp đặc biệt bất thường của HS, tư vấn hướng nghiệp phù hợp với năng lực học sinh. 4
  5. - Hỗ trợ học sinh nhìn nhận đúng về bản thân mình, giáo dục tư tưởng tình cảm giúp học sinh có định hướng rõ ràng về tương lai. Cách thức (Nhiệm vụ): - Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi chung trên cơ sở khoa học, phối kết hợp với tình hình thực tế từng tình huống tâm lí của học sinh từ đó xây dựng và chỉ đạo giáo viên có các hoạt động giáo dục phù hợp đạt mục tiêu. - Thường xuyên gặp gỡ học sinh, trao đổi tọa đàm trực tiếp với học sinh về nhiều lĩnh vực, truyền cảm hứng yêu nước, chăm chỉ, giúp học sinh thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội. - Thường xuyên cập nhật các thông tin, nắm bắt xu thế của xã hội, kết hợp giúp học sinh hiểu rõ năng lực bản thân để từ đó tư vấn hướng nghiệp. Sản phẩm: Hoàn thiện và phát triển phẩm chất cho học sinh trước khi rời ghế nhà trường Giải pháp 3: Giáo viên bộ môn giảng dạy và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất của học sinh thông qua môn học. Mục tiêu: - Bồi dưỡng kiến thức môn học, phát triển tư duy óc sáng tạo -Biết vận dụng kiến thức môn học giải quyết các vấn đề thực tế. - Bồi dưỡng phẩm chất yêu quê hương đất nước, đoàn kết tương thân tương ái, chăm chỉ học tập, tinh thần trách nhiệm cao. Cách thức (Nhiệm vụ): - Tìm hiểu tâm sinh lí học sinh qua nhiều kênh thông tin khác nhau kết hợp với thực tế để xây dựng kế hoạch bài giảng mang tính vừa sức, khoa học và tạo hứng thú cho người học từ đó phát triển phẩm chất cho học sinh. - Lồng ghép bài giảng với các nội dung phát triển phẩm chất cho học sinh. - Đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển và hoàn thiện phẩm chất cho học sinh. Sản phẩm: Hoàn thiện và phát triển phẩm chất cho học sinh trước khi rời ghế nhà trường, đó là những con người lao động mới biết sáng tạo, thích ứng tốt mọi hoàn cảnh ngoài xã hội sống có hoài bão lí tưởng và trách nhiệm. 3. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn 3.1. Hiệu quả về kinh tế Sáng kiến của chúng tôi không trực tiếp làm ra của cải vật chất nhưng đã tạo ra những con người lao động mới chăm chỉ nhiệt tình trung thực trách nhiệm biết yêu thương, biết sẻ chia sẽ tạo ra nguồn của cải vô cùng lớn, một thế giới giàu mạnh xã hội văn minh vì sự tiến bộ. Thực tế hiện nay, nhiều nhà trường, nhiều gia đình có con bị trầm cảm hoặc tăng động phải gửi đi các trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc mời gia sư về nhà cũng rất tốn kém. Mỗi giờ học của chương trình giáo dục đặc biệt về tâm lí có giá 200.000 đồng/1 học sinh. Như vậy tính mỗi lớp học có 40 học sinh được các thầy cô lồng ghép phát triển phẩm chất 5
  6. cho học sinh đã góp phần làm giảm chi phí là tám triệu đồng. Trường THPT Yên Khánh A có 33 lớp, tính 1 tiết học cho toàn trường đã góp phần giảm chi phí là 264 triệu. Nếu tính trong một năm học thì số tiền làm lợi cho nhân dân lên đến hơn 1 tỷ đồng. 3.2. Hiệu quả xã hội - Tạo ra những con người mới, năng động, sáng tạo, biết yêu thương, yêu tổ Quốc, yêu đồng bào,biết chia sẻ, biết chung sống hòa nhập, chăm chỉ, trung thực, nhân ái, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. - Thầy cô và trò mỗi ngày đến trường là một ngày vui. - Xây dựng thành công nhà trường hạnh phúc. - Không còn tình trạng học sinh bị trầm cảm hoặc tăng động. - Học sinh chăm ngoan học giỏi luôn cố gắng phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng Sau thời gian thực nghiệm đã thấy được hiệu quả của các giải pháp mà chúng tôi đưa ra, chứng tỏ các giải pháp có cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn. Sáng kiến này lần đầu tiên được công bố, chưa được áp dụng tại các cơ sở giáo dục khác. Sáng kiến đang được áp dụng tại trường THPT Yên Khánh A. Đây là tài liệu để các nhà trường THPT trong và ngoài tỉnh tham khảo, áp dụng vì một tương lai tốt đẹp. Điều kiện áp dụng sáng kiến: Học sinh THPT Khả năng áp dụng: Các trường THPT trong và ngoài tỉnh Danh sách những người đã tham gia đóng góp, áp dụng sáng kiến: Trình Nội dung Ngày tháng độ TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ công việc hỗ năm sinh chuyên trợ môn Chỉ đạo thực hiện chương Trường THPT trình, tham gia 1 Vũ Xuân Sinh 22/7/1979 HT Thạc sỹ Yên Khánh A tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp. Chỉ đạo thực hiện chương trình, tham gia Mai Văn Trường THPT 2 23/11/1969 PHT Thạc sỹ tọa đàm tư vấn Trường Yên Khánh A tâm lí học sinh, lao động, hướng nghiệp. 6
  7. - Nêu ý tưởng sáng kiến, lập kế hoạch, trực tiếp thử nghiệm phát Nguyễn Thị triển phẩm 3 01/02/1979 Tổ Lý- Hóa Tổ phó Thạc sỹ Hường chất học sinh thông qua các hoạt động giáo dục, giảng dạy môn Hóa học. Trực tiếp thử nghiệm phát triển phẩm chất học sinh Giáo 4 Mai Cẩm Tú 07/11/1983 Tổ Lý -Hóa Thạc sỹ thông qua các viên hoạt động giáo dục, giảng dạy môn toán. Trực tiếp thử nghiệm phát triển phẩm chất học sinh Nguyễn Hương Giáo 5 25/10/1979 Tổ Toán - Tin Đại học thông qua các Thơm viên hoạt động giáo dục, giảng dạy môn Vật Lí Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 7
  8. Yên Khánh, ngày 10 tháng 05 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người làm đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Vũ Xuân Sinh Mai Văn Trường Nguyễn Thị Hường Nguyễn Hương Thơm Mai Cẩm Tú 8
  9. PHỤ LỤC A. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ CÁC PHẨM CHẤT HỌC SINH THPT Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày và phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày. Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng. Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này. Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ. Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội. B. Một số kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất của học sinh THPT 1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỰ TRẢI NGHIỆM Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Hường, giáo viên dạy môn Hóa học. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỰ TRẢI NGHIỆM TÌM HIỂU VỀ CÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, THOÁT NẠN. GV: Nguyễn Thị Hường 9
  10. I. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết kế Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) cụ thể. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động. Việc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục: Phòng cháy và chữa cháy và cách thoát nạn khi có đám cháy xảy ra. Xác định rõ đối tượng thực hiện: - Học sinh của khối lớp 10 năm học 2021 - 2022 Bước 2: Đặt tên cho hoạt động: Tìm hiểu về cách phòng cháy chữa cháy và cách thoát nạn. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động 3.1. Kiến thức kĩ năng cần đạt được Học sinh biết và hiểu về một số biện pháp phòng cháy; biết về cách chữa cháy, biết quy trình xử lí khi xảy ra đám cháy; biết sử dụng các bình chữa cháy mini; biết và hiểu giải pháp kĩ năng thoát nạn khi có đám cháy xảy ra. 3.2. Phát triển phẩm chất năng lực của học sinh Phát triển năng lực hợp tác, sáng tạo, phân tích, đánh giá, thực hành, tin học. Phát triển phẩm chất yêu thương con người, yêu nước, có ý thức bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Phát triển phẩm chất nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người khi có hỏa hoạn xảy ra, tích cực tuyên truyền cách phòng cháy, chữa cháy. Phát triển phẩm chất chăm chỉ học hỏi, nhiệt tình trách nhiệm trong công việc được giao, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng việc phòng chống cháy nổ tại địa phương và trên thế giới, học sinh báo cáo lại một cách trung thực, mạnh dạn nêu ý kiến trong thảo luận. Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Nội dung hoạt động phải thực hiện: - Tất cả các nhóm đều tìm hiểu về cách phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn khi có đám cháy xảy ra. 10
  11. - HS sau khi được chia theo các nhóm nhỏ tìm hiểu trên các trang mạng xã hội và các lực lượng chức năng tại địa phương. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí tổng hợp, hướng dẫn nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thời gian hoàn thành trong vòng một tuần. Các nhóm sau khi hoàn thành gửi báo cáo cho GV bộ môn. Nhóm 1,2: Báo cáo về cách phòng cháy, giải pháp kĩ năng thoát nạn khi có đám cháy xảy ra. Nhóm 3,4: Báo cáo về quy trình xử lí khi có đám cháy xảy ra, cách chữa cháy. - Những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động: Máy tính nối mạng internet, máy quay, điện thoại, máy ảnh, giấy bút để ghi chép các thông tin, thiết kế powerpoint, video… - Chuẩn bị tư liệu để báo cáo kết quả và thảo luận. (hình thức do học sinh chọn, báo cáo dự kiến trong 15 phút/1 nhóm, thảo luận trao đổi 20 phút). Bước 5: Lập kế hoạch - Nhiệm vụ: Mỗi lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm cùng nhau đi tìm hiểu tại khu vực xã mình đang sinh sống và trên các trang mạng xã hội về cách phòng cháy chữa cháy ở các thành phố lớn, các khu chung cư, cử đại diện nhóm chuẩn bị bài thuyết trình trong vòng 15 phút trên lớp về các sản phẩm trải nghiệm mà nhóm mình thu thập được. - Đối tượng: Thực hiện ở các lớp khối 10 năm học 2021-2022 - Thời gian: Tùy tình hình cụ thể của các lớp, theo phân phối chương trình trên lớp (tổng thời gian chuẩn bị có thể từ 3 ngày đến 1 tuần), nộp lại sản phẩm HĐTNST cho giáo viên trước khi báo cáo sản phẩm trên lớp. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy TT Nội dung, Thời Lực Người Phương Địa Yêu cầu cần Ghi tiến trình gian, lượng chịu tiện thực điểm, đạt (hoặc chú thời tham trách hiện, hình sản phẩm) hạn gia nhiệm thức chi phí chính 1 Phân công 15 phút Mỗi 2 Đi xe đạp Tại địa Thu thập , giao lớp Nhóm điện , xe phương, được thông Hoàn nhiệm vụ chia 2 trưởng máy điện, trên các tin, hình thành nhóm tự túc chi trang ảnh, quay trước 1 phí mạng video , làm tuần xã hội bài thuyết trình trên video hoặc powerpoint 11
  12. 2 Đi thực tế 1 buổi Các Nhóm Đi xe đạp Tại địa Thu thập chiều thành trưởng điện , xe phương, được thông được viên máy điện, trên các tin, hình nghỉ của tự túc chi trang ảnh, quay nhóm phí mạng video , xã hội 3 Xử lý Tự bố Các Nhóm Trực Hoạt Làm bài thông tin trí thời thành trưởng tuyến động thuyết trình gian viên nhóm trên video trong của hoặc tuần nhóm powerpoint 4 Báo cáo Trong Đại Nhóm Hoạt Thuyết kết quả vòng diện trưởng động trình trước 25 phút nhóm nhóm, lớp và trả báo lời các câu Thảo cáo, hỏi thảo luận 20 thuyết luận giữa phút trình, các nhóm thảo luận Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Giáo viên rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. - Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. II. Phân phối nội dung và thời gian dự kiến Tiết 1: HĐ trên lớp Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho HS Tiết 2: Nhóm 1,2 báo cáo sản phẩm. Nhóm 3,4 đặt câu hỏi phản biện. GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Nhóm 3,4 chấm điểm cho nhóm 1,2 theo tiêu chí đánh giá (đã có) Tiết 3: Nhóm 3,4 báo cáo sản phẩm. Nhóm 1,2 đặt câu hỏi phản biện. GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Nhóm 1,2 chấm điểm cho nhóm 3,4 theo tiêu chí đánh giá (đã có) Tiết 4: Tổng kết hoạt động trải nghiệm 12
  13. Chú ý: Tùy đối tượng HS, GV có thể phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm bằng văn bản, dành cả 4 tiết trên lớp để báo cáo và tranh luận, góp ý thống nhất kết quả. III. Tiêu chí đánh giá sản phẩm STT Tiêu chí- yêu cầu Điểm Ghi chú 1 Thời gian: nộp đúng hạn 5 2 Nội dung kiến thức: Đầy đủ, phong phú, chính 30 xác, khoa học 3 Trình bày: hấp dẫn , lôi cuốn, hình ảnh đẹp, 10 phong phú 4 Phản biện: đặt câu hỏi và trả lời hợp lí 5 Tổng 50 IV. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng. GV yêu cầu HS ( nhất là HS khá giỏi, HS yêu thích môn hóa) dựa vào các nguồn tư liệu trên thư viện, internet...tìm hiểu để trả lời câu hỏi sau: ( GV giao cho học sinh về nhà tìm hiểu và báo cáo kết quả ở đầu giờ học tiếp theo) Tại sao lại dùng nước, bình bọt khí CO2, cát, chăn ướt để dập tắt đám cháy? V. RÚT KINH NGHIỆM: Kí duyệt của BGH Ngày 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP, TƯ VẤN TUYỂN SINH Ngày soạn: 20/9/2022 Ngày dạy: 27/9/2022 Chủ đề 1 EM THÍCH NGHỀ GÌ ? A. Mục tiêu: 1- Kiến thức, kĩ năng 13
  14. Học sinh biết được + Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề + Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động + Xác lập mục tiêu và định hướng thực hiện mục tiêu của bản thân. 2. Phát triển năng lực và phẩm chất - Năng lực khám phá bản thân, giao tiếp, thuyết trình, bộc lộ hứng thú nghề nghiệp định hướng cho tương lai. - Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, yêu thương, nhân ái, chăm chỉ. B. Trọng tâm của chủ đề. Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn nghề từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được 4 câu hỏi sau: • Em thích nghề gì ? • Em có thể làm được nghề gì ? • Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào? • Em cần làm gì để có thể thực hiện mục tiêu tham gia nghề đó? C. Chuẩn bị 1- Giáo viên: Chuẩn bị tại tiết sinh hoạt hướng nghiệp - Phát trước các câu hỏi, phiếu điều tra cho học sinh - Hướng dẫn các em cách tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề. - Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ là một nhóm để thảo luận. 2- Học sinh - Chuẩn bị trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra - Sưu tầm các mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề C. Tiến trình tổ chức hoạt động Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 14
  15. Bước 2 : Giáo viên giới thiệu môn học và chủ đề Bước 3 : Tiến trình Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm, cử người Hoạt động1: Tìm hiểu chọn nghề là gì? dẫn chương trình (NDCT) của nhóm trong 1- Vì sao chúng ta đã phải chọn nghề ? buổi thảo luận. Gợi ý: I- Lựa chọn nghề Người dẫn chương trình mời đại diện các - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh dẫn nhóm lên phát biểu ý kiến đồng thời chuyển tờ chương trình thảo luận. (NDCT) giấy ghi lên để GV phân tích. 1- Vì sao phải chọn nghề? Giáo viên gợi ý: - Chọn nghề phù hợp với năng lực, sở 2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho thích, nhu cầu xã hội. mình một nghề? 2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn HS phát biểu cho mình một nghề ? - Con người chỉ thành công trên cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất - Nghề nghiệp và phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thoả mãn nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng… NDCT giới thiệu câu hỏi. GV gợi ý: 3- Chọn nghề như thế nào? 3- Chọn nghề như thế nào? 15
  16. Để chọn được nghề tối ưu với học sinh cần NDCT sẽ lần lượt chỉ định các nhóm tham gia trả lời được các câu hỏi sau. và cử người ghi tóm tắt nội dung của mỗi người phát biểu. a- Em thích nghề gì? - Trả lời được câu hỏi này là đã bộc lộ được hứng thú của mình với nghề đó. Mỗi người chỉ có thể nỗ lực hết mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực sự hứng thú với mình. b- Em có thể làm đựơc nghề gì? - Trả lời được câu hỏi này là đã phần nào tự nhận thức được năng lực của mình. Khi xác định đúng năng lực và sở trường thi người đó sẽ thành công trong nghề nghiệp 4- Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao ? Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã biết tìm hiểu thực tế tương lai của nghề. GV tổng hợp các ý kiến nêu nhận xét vầ đưa Vì trong xã hội nào đi nữa thì vấn đề việc ra câu trả lời. làm luôn là vấn đề rất quan trọng khi ra trường. NDCT có thể lấy ví dụ về sự đam mê nghề nghiệp của một cá nhân nào đó từ sách, báo Trong thực tế: - SV thất nghiệp, nguyên ,… để cả lớp cùng nghe. nhân? HS lắng nghe. - Cung cầu không cân bằng. - Đi nhầm nghề (không đúng năng lực). II- Sự phù hợp nghề 1- Thế nào là sự phù hợp nghề 16
  17. Phù hợp nghề là người có những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động. 2- Các mức độ phù hợp. - Không phù hợp: Là không có các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề. - Phù hợp một phần: Tuy không có những chỉ định cơ bản nhưng học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề, Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì? VD: NDCT đưa ra một số tình huống: - Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội TH1: Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường " năng khiếu " với các đòi hỏi của nghề nào thì sẽ thi vào trường đó. Hãy cho ý kiến hoặc một nhóm nghề nhất định. về quan niệm đó? VD: - HS phát biểu GV mời cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú của mình về nghề tương lai Chọn nghề không phù hợp với năng lực của mình thì sẽ khó có thể trở thành một chuyên gia giỏi. Hoạt động 3: Học sinh tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình 17
  18. NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình III- Em thích nghề gì? thích.( Lưu ý đây chưa phải là nghề đã chọn). GV lắng nghe phát biểu của các em HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của GV yêu cầu HS mô tả nghề mình thích mình về những nghề mà mình thích, phát biểu nhất theo cấu trúc bản mô tả nghề. trước nhóm hoặc trước cả lớp. GV hướng dẫn học sinh ghi nội dung bản NDCT: Phát mẫu Bản xu hướng nghề mô tả nghề theo mẫu dưới đây. nghiệp cho các nhóm. HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp lại cho NDCT NDCT nộp lại cho GV để tổng hợp IV- Bản xu hướng nghề nghiệp. Cấu trúc bản xu hướng nghề 1- Dự định chọn nghề cho tương lai: (kể tên nghề theo thứ tự ưu tiên) a………………………………… b………………………………… c………………………………… 2- Kể tên 5 nghề mà em quan tâm và thể hiện hứng thú - HS phát biểu GV nhận xét các ý kiến phát biểu. Tổng kết đánh giá 1- Qua chủ đề em thu hoạch được gì? GV yêu cầu học sinh về nhà viết bài thu 2- Hướng chọn nghề của em trong tương lai hoạch như thế nào? 18
  19. Tổng kết rút kinh nghiệm 3. KẾ HOẠCH TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC SINH BÁO CÁO KẾ HOẠCH TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC SINH Họ và tên học sinh: Phạm Ngọc Tuấn , lớp 10A Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Thị Hường Lý do tư vấn, hỗ trợ: Trầm cảm nhẹ do áp lực gia đình về kết quả học tập 1. Thu thập thông tin của học sinh về: - Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Buồn vui thất thường, hay cáu, dễ xúc động, tự ti - Khả năng học tập: Kết quả chưa tương xứng với năng lực - Sức khỏe thể chất: Ít vận động nên cơ thể gầy còm - Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Ít giao tiếp - Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Không có sự chia sẻ, bố mẹ quá cầu toàn. - Điểm mạnh?Hạn chế: Thông minh / lười học, cầu toàn, tự ti - Sở thích: Xem phim, nghe nhạc - Đặc điểm tính cách: Hiền, nóng tính - Mong đợi: Hòa đồng hơn cùng bạn bè, mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm hơn với bản thân, chăm chỉ cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. 2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh - Sức khỏe yếu. - Giao tiếp kém - Tự ti do bị giảm vị trí khi lên môi trường THPT gặp nhiều bạn giỏi hơn mình, chán học, chơi game. 3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguyên nhân, điều kiện duy trì vấn đề đó). 19
  20. - Do áp lực từ phía gia đình muốn con luôn đứng thứ nhất lớp như học cấp hai, học sinh không đáp ứng được sinh ra chán nản, tự ti, ngại giao tiếp. 4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ - Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: Tâm sự, giúp học sinh chia sẻ khó khăn vướng mắc, tìm giải pháp khắc phục. - Hướng tư vấn, hỗ trợ: Trực tiếp, gián tiếp qua gia đình và bạn bè dựa trên sự tôn trọng học sinh - Nguồn lực : Giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám Hiệu, cha mẹ, bạn bè. - Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh: Gia đình, nhà trường và xã hội. 5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh. Trực tiếp và gián tiếp 6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh 4. KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỒNG GHÉP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT HỌC SINH MÔN HÓA Ngày soạn: 20/10/2021 Ngày dạy: Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 12: LIÊN KẾT ION A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức HS nêu được: - Khái niệm về liên kết hóa học. Nội dung quy tắc bát tử - Sự hình thành các ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử - Sự hình thành liên kết ion. Định nghĩa liên kết ion. 2. Kĩ năng - Viết được cấu hình e của các ion đơn nguyên tử - Xác định ion đơn nguyên tử , ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. - Tính được só e trong các ion đơn và đa nguyên tử - Xác định được các hợp chất có liên kết ion (chỉ rõ liên kết đó là giữa các ion nào với nhau) 3. Định hướng các năng lực phẩm chất có thể hình thành và phát triển 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2