intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu về ý nghĩa của việc phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT, đặc biệt trong công tác hướng nghiệp cho các em. Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát triển cho các em những kỹ năng mềm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của các em ở hiện tại và trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHỐI HỢP CÁC KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU, LẬP KẾ HOẠCH VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Họ và tên: Hoàng Thị Minh Tuấn - Tổ Toán - Tin Trần Thanh Tâm - Tổ Toán - Tin Bùi Thị Vân Anh - Tổ Xã hội Số điện thoại: 0988 005 996 Năm học: 2022 - 2023
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 IV. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 3 1.1. Kĩ năng thiết lập mục tiêu và vai trò của nó trong cuộc sống ........................... 3 1.1.1. Khái niệm mục tiêu ...................................................................................... 3 1.1.2. Khái niệm kỹ năng thiết lập mục tiêu ........................................................... 3 1.1.3. Các nguyên tắc khi thiết lập mục tiêu ........................................................... 3 1.1.4. Ý nghĩa của việc thiết lập mục tiêu trong học tập và cuộc sống của các em học sinh .................................................................................................................. 5 1.2. Mối quan hệ giữa thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch và hợp tác ...................... 5 1.2.1. Khái niệm kỹ năng lập kế hoạch ................................................................... 5 1.2.2. Các bước lập kế hoạch .................................................................................. 6 1.2.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác ........................................................................... 6 1.2.4. Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch và hợp tác trong việc hiện thực hóa mục tiêu ......................................................................................................................... 6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................... 7 2.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường THPT hiện nay ................ 7 2.2. Những khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch của lứa tuổi học sinh THPT .............................................................................................................. 8 2.3. Thực trạng về cách thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác trong học sinh hiện nay.................................................................................................................. 9 III. PHỐI HỢP CÁC KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU, LẬP KẾ HOẠCH VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ........................... 10 3.1. Mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục các kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh.................................................................... 10 3.1.1. Mục đích .................................................................................................... 10 3.1.2. Nội dung..................................................................................................... 11 3.1.3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 11 3.2. Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề ........................................................... 11 3.2.1. Chủ đề 1: “Hiểu về thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch” .............................. 11 3.2.2. Chủ đề 2: “Mục tiêu hay mơ ước” .............................................................. 16
  3. 3.3. Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.......................................................... 18 3.3.1. Hoạt động trải nghiệm 1: Bánh xe sắc màu................................................. 18 3.3.2. Hoạt động trải nghiệm 2: Xây dựng tháp mục tiêu...................................... 19 3.4. Giải pháp 3: Phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu SMART cho học sinh ...... 21 3.5. Giải pháp 4: Phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh qua hoạt động hợp tác nhóm “CHINH PHỤC KÌ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC” ................................................................................................................... 24 3.6. Giải pháp 5: Phối hợp với Đoàn Thanh niên và nhà trường trong giáo dục phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác nhóm cho học sinh ....... 27 3.7. Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh ............................................................ 29 3.8. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài .............................................. 30 3.8.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 30 3.8.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ...................................................................... 30 3.8.3 Tổng hợp các đối tượng khảo sát........................................................................... 31 3.8.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ........ 31 3.8.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................ 31 3.8.4.2 Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất................................................. 32 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................. 33 4.1. VỀ KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU ...................................................... 33 4.2. Về kỹ năng lập kế hoạch và hợp tác .............................................................. 33 4.3. Thành tích của tập thể.................................................................................... 34 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 35 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 35 1.1. Tính mới của đề tài ........................................................................................ 35 1.2. Tính khoa học................................................................................................ 35 1.3. Tính khả thi ứng dụng thực tiễn ..................................................................... 35 II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 35 2.1. Với học sinh .................................................................................................. 35 2.2. Với giáo viên ................................................................................................. 35 2.3. Với các cấp quản lý giáo dục ......................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 37 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 38
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Thomas Carlyle “Người không có mục tiêu cũng giống như con tàu không có bánh lái”. Ý nghĩa của câu nói này đề cao tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu trong cuộc đời của con người. Dù là ai, làm nghề gì, thiết lập mục tiêu giúp bản thân mỗi người nghĩ về tương lai, thúc đẩy họ phải hành động để hiện thực hóa tầm nhìn và ước mơ của mình. Bên cạnh đó, hầu hết trong tất cả các môi trường làm việc hiện nay đều đòi hỏi mỗi thành viên phải có kỹ năng lập kế hoạch cũng như hợp tác, bởi các kỹ năng này không chỉ giúp một tập thể hoàn thành những mục tiêu chung mà còn giúp mỗi thành viên có cơ hội được học hỏi những kiến thức mới, hoàn thiện bản thân hơn. Bước vào cấp học THPT đặc biệt là những năm cuối cấp, tuổi trẻ học đường đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời với biết bao mơ ước, dự định cho tương lai, trong khi kinh nghiệm và kỹ năng sống của các em chưa đủ độ chín. Một số em đã biết thiết lập mục tiêu rõ ràng cho bản thân như: đậu vào trường đại học mơ ước, lấy được chứng chỉ IELTS, chơi được một loại nhạc cụ,…nhưng lại chưa biết lập kế hoạch hành động, tổ chức thời gian, hợp tác cùng cá nhân khác nên đã gặp không ít khó khăn trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Cũng có khi, các em thiết lập mục tiêu vượt quá khả năng của bản thân để rồi khi không đạt lại rơi vào bi quan chán nản. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích to lớn thì cũng không ít những hệ lụy đáng lo ngại. Một trong những hệ lụy đó là tình trạng học sinh nghiện mạng xã hội, chìm đắm trong thế giới ảo, lười phấn đấu, mọi mục tiêu tương lai phó mặc cho gia đình sắp đặt. Hậu quả là các em dễ gặp thất bại trong cuộc sống vì không vượt qua được sức ì, sự trì trệ và thói quen sống hưởng thụ của bản thân. Dù mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi người, nhưng kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác vẫn chưa được nhiều giáo viên chủ nhiệm quan tâm đúng mức. Việc tổ chức giáo dục các kỹ năng này phần lớn vẫn nặng tính lý thuyết, hiệu quả chưa cao. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, “tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Đứng trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục và xuất phát từ thực trạng nêu trên, qua nhiều năm tìm hiểu, chúng tôi đã nghiên cứu, quyết định áp dụng đề tài: “Phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm” với mong muốn hình thành, phát triển cho các 1
  5. em những kĩ năng cần thiết nhằm biết cách thiết lập mục tiêu, lập ra kế hoạch chi tiết các bước hành động cũng như hợp tác với cá nhân khác để thực hiện mục tiêu đó. Đồng thời, giúp các em học sinh biết được điều gì thực sự quan trọng và cần ưu tiên, cũng như biết cách sắp xếp thời gian, dễ dàng kiểm soát cuộc sống của chính mình. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh THPT. - Đề tài tập trung nghiên cứu về ý nghĩa của việc phối hợp các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh THPT, đặc biệt trong công tác hướng nghiệp cho các em. Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát triển cho các em những kỹ năng mềm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của các em ở hiện tại và trong tương lai. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng các phương pháp quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu, thống kê và phương pháp thực nghiệm. IV. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã xác định được các bước thiết lập mục tiêu, nguyên tắc lập kế hoạch và hợp tác để hiện thực hóa mục tiêu đề ra. - Đề tài đã phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, chỉ ra được thực trạng giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch cũng như hợp tác cho học sinh trong nhà trường hiện nay. - Hướng dẫn học sinh lập các kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Tổ chức các hoạt động hợp tác cho học sinh nhằm giáo dục, phát triển các kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. - Đề xuất các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Trình bày được phương pháp thực nghiệm, kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. - Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 2
  6. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Kĩ năng thiết lập mục tiêu và vai trò của nó trong cuộc sống 1.1.1. Khái niệm mục tiêu Mục tiêu là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc được đề ra thành một kế hoạch cụ thể nào đó của một cá nhân hay tập thể. Trong đó có thời hạn hoàn thành các việc cần làm trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, đặc biệt là xác định các nỗ lực cần có để đạt được mục tiêu đó. Thông thường có 3 loại mục tiêu: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu hoàn thành trong một thời gian ngắn, tính theo ngày, tuần hoặc tháng. Ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay. Mục tiêu trung hạn là mục tiêu hoàn thành trong một thời gian tính bằng quý hoặc một năm. Mục tiêu dài hạn là những dự định về một kế hoạch kéo dài từ 2 năm trở lên. Trong đó có thể có những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được và đặc biệt là những mục tiêu này khá rõ ràng thể hiện thành quả lao động của bản thân. 1.1.2. Khái niệm kỹ năng thiết lập mục tiêu Kỹ năng thiết lập mục tiêu là khả năng định hướng về những gì bạn muốn đạt được, vạch các bước rõ ràng trong từng giai đoạn, cũng như nhận thức được nguồn lực của bản thân, những rủi ro có thể gặp phải để đạt được mục tiêu cuối cùng. 1.1.3. Các nguyên tắc khi thiết lập mục tiêu a) Mục tiêu mang lại động lực Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ khi thiết lập mục tiêu là đảm bảo mục tiêu này khuyến khích bản thân thực hiện vì nó rất quan trọng và tạo ra giá trị khi hoàn thành. Điều đó mang lại nguồn lực, tiếp sức cho ý chí quyết tâm thực hiện những mục tiêu phía trước mà không bị sao nhãng. b) Mục tiêu đáp ứng được mô hình SMART 3
  7. SMART là viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh đầu tiên. Specific (Cụ thể) Mục tiêu phải rõ ràng, không mơ hồ, không chung chung. Mục tiêu càng cụ thể thì việc thực hiện càng trở nên dễ dàng. Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu “tôi sẽ đậu đại học”, học sinh phải đặt mục tiêu “tôi sẽ đậu ngành X của trường đại học Y”. Measurable (Đo lường được) Các mục tiêu khi thiết lập cần có các chỉ tiêu đo lường để bạn có thể đánh giá được mức độ thành công và tiến độ đạt được mục tiêu. Ví dụ: Một học sinh đặt ra mục tiêu “đậu vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân”, điều đó đồng nghĩa với việc điểm số ba môn xét tuyển phải đạt từ 26 điểm, hoặc kết quả bài thi đánh giá năng lực đạt từ 100 điểm trở lên. Việc đưa ra con số cụ thể trong đo lường sẽ thúc đẩy sự cố gắng đối với học sinh đó. Attainable (Khả năng thực hiện được) Mức độ khả thi trong thực hiện kế hoạch cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng khi đưa ra mục tiêu. Tức là phải nhìn nhận vào khả năng của bản thân trước khi đưa ra cho mình một kết quả cần đạt được. Việc đưa ra một kết quả quá cao sẽ khiến cá nhân chán nản và dẫn đến tình trạng bỏ cuộc giữa chừng. Nói như vậy không có nghĩa là lập cho mình một mục tiêu đơn giản, dễ dàng, vì khi mục tiêu quá dễ dàng đạt được sẽ không tạo cảm giác hứng thú. Relevant (Tính thực tế) Tính thực tế cũng đồng nghĩa với khả năng thực hiện. Vì thế, nên vạch định rõ ràng các yếu tố nhằm mục đích tăng tính thực tế cho mục tiêu của mình như: nhân lực, thời gian, tiền bạc,… Time bound (Đặt khung thời gian) Bất kỳ một mục tiêu nào dù lớn hay nhỏ cũng cần đặt ra khung giờ để hoàn thành nó. Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của bạn. Và nó cũng là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bản thân. Nếu thời gian đặt ra chưa phù hợp với mục tiêu, có thể điều chỉnh nó sao cho hợp lý nhất để có thể đạt được mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất. c) Xác định mối quan hệ có thể phối hợp, giúp đỡ bản thân hoàn thành mục tiêu Mối quan hệ có thể phối hợp, giúp đỡ bản thân hoàn thành mục tiêu là mối quan hệ hợp tác. Quan hệ hợp tác là một mối quan hệ xã hội đôi bên cùng có lợi giữa hai hoặc nhiều người hoặc tổ chức, trong đó các bên cùng chia sẻ mục tiêu chung và làm việc với nhau để đạt được mục tiêu đó. 4
  8. Khi có một mục tiêu cụ thể, việc tìm kiếm những người có cùng mục tiêu và cùng quyết tâm đạt được mục tiêu đó là rất quan trọng. Những người này có thể cùng hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tài nguyên và kỹ năng để đạt được mục tiêu chung. d) Lập kế hoạch hành động Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Với kế hoạch rõ ràng và chi tiết, sẽ có nhiều cơ hội để hoàn thành mục tiêu của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. 1.1.4. Ý nghĩa của việc thiết lập mục tiêu trong học tập và cuộc sống của các em học sinh Thiết lập mục tiêu giúp mỗi cá nhân kiểm soát hướng đi từ những vấn đề nhỏ nhất đến những thứ to lớn hơn, nó cũng là một quy chuẩn để khi nhìn lại chúng ta có thể đánh giá bản thân thực sự thành công hay không. Xét về khía cạnh học tập, thiết lập mục tiêu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng loại bỏ được những việc làm không quan trọng như chơi game, nghiện mạng xã hội, hay những vấn đề khác tiêu tốn thời gian nhưng không giúp ích gì cho mục tiêu bản thân đã đề ra. Dưới đây là một số ý nghĩa của việc thiết lập mục tiêu trong học tập và cuộc sống: +) Tạo động lực, tăng khả năng thành công: Khi có mục tiêu cụ thể và rõ ràng, học sinh sẽ dễ dàng tập trung và có động lực, tránh bị lạc lối hoặc phân tâm trong quá trình học tập và rèn luyện. Từ đó, tăng khả năng đạt được thành công trong cuộc sống +) Giúp lên kế hoạch chi tiết: Kế hoạch giúp các em biết những gì cần phải làm, bao gồm cả các bước cụ thể và thời gian để hoàn thành chúng. +) Đưa ra quyết định tốt hơn: Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các em học sinh đưa ra quyết định tốt hơn để đạt được mục tiêu của mình, tránh những quyết định mơ hồ hoặc không liên quan. Tóm lại, mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau ở từng giai đoạn cuộc đời. Thiết lập mục tiêu là cách chúng ta tạo động lực để phấn đấu vì những điều tốt đẹp hơn trong tương lai và giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. 1.2. Mối quan hệ giữa thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch và hợp tác 1.2.1. Khái niệm kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng lập kế hoạch là khả năng của một người trong việc căn cứ vào một mục tiêu đã được xác định trước, mà lập ra chiến lược, phương pháp, quy trình nhằm hiện thực hóa mục tiêu đó trong một thời gian nhất định. Kỹ năng này sẽ vạch ra một lộ trình cụ thể – có thể ngắn hạn hoặc dài hạn trước khi bắt đầu triển khai. 5
  9. 1.2.2. Các bước lập kế hoạch Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng  Đặt ra mục tiêu cụ thể và định rõ thời hạn để hoàn thành.  Hãy đảm bảo mục tiêu đặt ra là đoạn đường có thể đạt được và có thể đo lường được. Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại  Phân tích tình hình hiện tại và xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Đánh giá các tài nguyên có sẵn để hoàn thành mục tiêu, bao gồm thời gian,  tài chính, kỹ năng, nguồn lực,... Bước 3: Xác định các bước cụ thể để đạt được mục tiêu  Liệt kê các bước cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đánh số chúng theo thứ tự ưu tiên.  Đảm bảo mỗi bước là cụ thể, đo lường được và có thể đạt được. Bước 4: Lập lịch và phân bổ thời gian  Thiết lập lịch trình cụ thể cho từng bước để đạt được mục tiêu, xác định thời gian cần thiết cho mỗi bước.  Phân chia thời gian một cách hợp lý để có thể hoàn thành các bước theo lịch trình đã đề ra. Bước 5: Xác định các nguồn lực cần thiết  Xác định các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu, bao gồm tài chính, kỹ năng, nguồn lực,...  Tìm cách để có được các nguồn lực này, có thể là thông qua hợp tác với người khác, hoặc tìm kiếm các nguồn lực khác. Bước 6: Đặt ra các chỉ số đo lường để kiểm tra tiến độ  Thiết lập các chỉ số đo lường để đánh giá tiến độ của mục tiêu.  Đảm bảo các chỉ số đo lường là cụ thể và đo lường được. Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch  Theo dõi tiến độ và đánh giá kế hoạch thường xuyên.  Nếu cần thiết, điều chỉnh kế hoạch để đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu. 1.2.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa các cá nhân cùng đóng gớp công sức vào một công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. 1.2.4. Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch và hợp tác trong việc hiện thực hóa mục tiêu - Giúp cá nhân xác định thứ tự ưu tiên của các công việc, việc gì nên làm trước, việc gì làm sau. - Sắp xếp công việc theo trình tự khoa học, tránh chồng chéo. 6
  10. - Dễ dàng theo dõi và kiểm tra tiến độ công việc. - Tận dụng hiệu quả các nguồn lực. - Quản lý thời gian và các rủi ro hiệu quả. - Có động lực thực hiện mục tiêu đề ra. - Nâng cao sự tương tác và tính đoàn kết trong tập thể. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường THPT hiện nay Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để có thể phát huy những ưu thế của mình, thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Từ nhiều năm học trước, công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được quan tâm và triển khai, các đơn vị trường học đã quán triệt và có kế hoạch tổ chức thực hiện thông qua việc lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là tích hợp vào các tiết sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung khá đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bởi lực lượng giáo viên và người phụ trách các hoạt động giáo dục này chưa được đào tạo bài bản, một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư , tìm hiểu, đổi mới phương pháp truyền thụ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất ở một số trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay, từ đó dẫn đến hệ quả nội dung và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống còn khá sơ sài, đơn điệu, chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh. Để tìm hiểu thực trạng và các hình thức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THPT, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 100 học sinh qua bộ phiếu trưng cầu ý kiến. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Mức độ tổ chức Mức độ tham gia Tính hiệu quả TT Hình thức Thường Ít tổ Không Tích Ít Không Rất Ít Không tổ chức xuyên chức tổ cực tham tham hiệu hiệu hiệu chức gia gia quả quả quả Sinh hoạt 68 21 11 56 23 21 4 53 43 1 chủ đề Hoạt động 12 56 32 45 25 30 24 45 31 2 CLB Tổ chức diễn 0 23 77 12 11 78 2 68 30 3 đàn 7
  11. Giao lưu 58 24 18 55 25 20 63 21 16 4 giữa các lớp Hội thi/ cuộc 59 30 11 68 21 11 45 29 26 5 thi Tham quan 0 56 44 51 3 44 6 78 16 6 dã ngoại Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường THPT cho thấy hình thức tổ chức thông qua sinh hoạt chủ đề, giao lưu giữa các lớp, tổ chức hội thi/ cuộc thi là ở mức thường xuyên, tiếp đến là hoạt động câu lạc bộ, còn lại những hoạt động khác đều ở mức độ ít tổ chức và không tổ chức. Dù các hoạt động giáo dục kỹ năng sống diễn ra còn chưa thường xuyên, nhưng mức độ tham gia của các em luôn cao. Điều đó cho thấy, mặc dù giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được quan tâm ở các trường THPT, các em học sinh rất mong muốn được trải nghiệm nhiều ở các sân chơi bổ ích này, tuy nhiên hình thức tổ chức chưa thực sự đa dạng, có nơi còn mang tính qua loa, đại khái, nội dung chưa hấp dẫn, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao thể hiện ở mức độ đánh giá tính hiệu quả, chỉ số “ít hiệu quả” và “không hiệu quả” chiếm đại đa số trong bảng số liệu thống kê. 2.2. Những khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch của lứa tuổi học sinh THPT Qua khảo sát 180 học sinh (Xem phụ lục). Chúng tôi nhận thấy trong quá trình thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch, lứa tuổi học sinh THPT thường gặp một số khó khăn chung cũng như khó khăn của từng cá nhân. - Thiếu kỹ năng nhận diện bản thân: Nhiều học sinh THPT chưa có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm xã hội để đánh giá năng lực bản thân. - Áp lực từ gia đình và xã hội: Áp lực từ phía gia đình, xã hội có thể khiến học sinh thiết lập mục tiêu không phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự mất hứng thú, căng thẳng và không đạt được kết quả mong muốn. - Thiếu tư vấn hỗ trợ: Nếu không được tư vấn hỗ trợ đúng đắn từ giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia, học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu học tập và lập kế hoạch hiệu quả. - Sự đa dạng của lựa chọn học tập và nghề nghiệp: Với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại, có rất nhiều lựa chọn về học tập, nghề nghiệp. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các em học sinh, có thể gây ra sự bối rối và khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu phù hợp. 8
  12. - Thời gian và nguồn lực có hạn: Một học sinh THPT chỉ có giới hạn thời gian và nguồn lực để theo đuổi mục tiêu học tập và phát triển bản thân. Do đó, việc lập kế hoạch hợp lý và thiết lập mục tiêu ưu tiên là điều vô cùng quan trọng. Biểu đồ số liệu khảo sát Từ số liệu khảo sát cho thấy phần lớn học sinh gặp khó khăn trong quá trình thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch vì thiếu kỹ năng nhận diện, các em chưa mạnh dạn và tự tin trong việc nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó, các em còn thiếu sự tư vấn hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc cho lời khuyên. Hơn 50% học sinh(112/180) chưa hiểu hết tầm quan trọng của kỹ năng thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch mang tính chất quyết định đến thành công của các em trong tương lai gần hoặc xa, số học sinh này cũng xấp xỉ với số học sinh thiếu kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Điều đó cho thấy các em cần được trang bị kiến thức và kỹ năng về thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch cũng như hợp tác. 2.3. Thực trạng về cách thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác trong học sinh hiện nay Khảo sát 135 học sinh (xem phụ lục), kết quả cho thấy hiện nay, cách thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch để hoàn thành mục tiêu không được đặt ra rõ ràng, cụ thể. Điều này có thể dẫn đến sự mơ hồ và thiếu động lực để hoàn thành những gì cần làm. 95/135 học sinh (chiếm 70%) được hỏi cho biết các em chưa thành thạo những kỹ năng quan trọng này, thậm chí 25 học sinh (19%) khi được hỏi chưa biết đến hai khái niệm này. Chỉ có 15/135 (11%) học sinh biết cách thiết lập mục tiêu khá thành thạo và lập ra kế hoạch rõ ràng, đánh giá cân nhắc những khó khăn và 9
  13. rủi ro khi thực hiện kế hoạch đề ra. Số học sinh này thường là những em làm cán bộ, được GVCN hướng dẫn nhằm phục vụ cho công việc của tập thể lớp. Biểu đồ số liệu khảo sát Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm: - Thiếu sự hướng dẫn, đào tạo về cách thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch. Một số học sinh không được giáo viên hoặc phụ huynh hướng dẫn đặt mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả. - Áp lực và quá tải: Với lượng công việc quá nhiều và thời gian hạn chế, nhiều học sinh có thể cảm thấy áp lực và không biết bắt đầu từ đâu. - Thiếu động lực: Một số học sinh không biết cách thiết lập mục tiêu một cách cụ thể rõ ràng, vì thế các em thiếu động lực để hoàn thành nhiệm vụ cần thiết. - Thiếu kỹ năng quản lý thời gian: Điều này có thể dẫn đến việc không thể lập kế hoạch và phân chia công việc một cách hợp lý để đạt mục tiêu. III. PHỐI HỢP CÁC KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU, LẬP KẾ HOẠCH VÀ HỢP TÁC CHO HỌC SINH QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 3.1. Mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục các kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh 3.1.1. Mục đích: - Phát triển kỹ năng tự quản lý, tự giác trong học tập và cuộc sống. - Chuẩn bị cho học sinh hành trang bước vào đời sống xã hội, chọn ngành, chọn nghề phù hợp với bản thân và kỹ năng làm việc một cách chuyên nghiệp. - Tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của học sinh, giúp các em trở thành những công dân ưu tú, có trách nhiệm và hoài bão. 10
  14. 3.1.2. Nội dung - Giáo dục, phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu đúng đắn, phù hợp với khả năng, sở thích và môi trường xung quanh. - Hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch, phân chia công việc, ưu tiên và thực hiện các công việc đó một cách có hiệu quả. - Giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ lẫn nhau. 3.1.3. Ý nghĩa - Tăng cường sự tự tin, trách nhiệm và động lực học tập cho học sinh. - Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đối phó với các tình huống mới mẻ. - Phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giúp học sinh dễ dàng hòa nhập và thành công trong mọi môi trường. - Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp và hạnh phúc cá nhân trong tương lai. Tóm lại, bằng việc giáo dục, phát triển các kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác, học sinh sẽ có được những công cụ quan trọng để thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong giáo dục toàn diện, hướng tới mục tiêu đào tạo ra những thế hệ trẻ tự tin, sáng tạo, sống có ước mơ, hoài bão và đầy trách nhiệm. 3.2. Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác cho học sinh qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề 3.2.1. Chủ đề 1: “Hiểu về thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch” 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức - Học sinh hiểu khái niệm mục tiêu, lập kế hoạch và ý nghĩa của chúng trong cuộc sống. b) Về kỹ năng - Học sinh biết cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn và lập kế hoạch từ đơn giản đến chi tiết cho từng mục tiêu đã đề ra. c) Về phẩm chất, năng lực - Học sinh có trách nhiệm hơn với bản thân khi đã thiết lập một mục tiêu nào đó. - Phát triển năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác. 11
  15. 2. Chuẩn bị: - Máy chiếu, market. - Học sinh tìm hiểu trước các kiến thức về khái niệm mục tiêu, kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác ở nhà. - Bút dạ, bảng nhóm, giấy màu,… 3. Tiến trình thực hiện Phần 1: Cuộc đua kì thú Tìm hiểu các khái niệm mục tiêu, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác thông qua phần thi trắc nghiệm trên Quizz. - Học sinh chuẩn bị điện thoại có kết nối Internet. - Khi tất cả đã sẵn sàng, giáo viên gửi link trò chơi vào nhóm lớp. - Dựa vào số câu trả lời và số thời gian trả lời, phần mềm tự xếp hạng người chơi và diễn biến cuộc đua được cập nhật liên tục trên màn hình tivi, tạo nên không khí sôi nổi, tranh đua quyết liệt về thứ hạng. - Nội dung câu hỏi liên quan đến khái niệm mục tiêu, kỹ năng thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và hợp tác để hoàn thành mục tiêu. Kết thúc phần chơi, 2 người về đích sớm nhất được nhận phần thưởng lưu niệm là 1 cuốn sổ tay cảm xúc. Dưới đây là một số câu hỏi xuất hiện trong phần chơi “Cuộc đua kì thú” Câu 1: Câu 2: 12
  16. Câu 3: Câu 4: Phần 2: Lập kế hoạch cho mục tiêu Sau khi học sinh đã nắm được các kiến thức về mục tiêu, kỹ năng thiết lập mục tiêu, giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập, thực hành qua phần hoạt động “Lập kế hoạch cho mục tiêu”. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch chuẩn bị tham gia cuộc thi “Lời tri ân” nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Các hoạt động bao gồm: +) Xác định mục tiêu: Các thành viên của nhóm sẽ thảo luận bàn bạc và viết ra mục tiêu của nhóm. +) Phân tích: Thành viên các nhóm cùng nhau thảo luận, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu bao gồm những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện... +) Lập kế hoạch: Các thành viên nhóm bàn bạc, lập kế hoạch chi tiết gồm các bước cụ thể, thời gian, những thành viên chính chịu trách nhiệm… +) Thực hiện: Các thành viên sẽ thực hiện kế hoạch và giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. +) Đánh giá: Các thành viên sẽ đánh giá kết quả và rút ra bài học. Sau thời gian 10 phút, các nhóm nộp sản phẩm của nhóm mình lên bảng. Đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo bản kế hoạch của nhóm mình, ba nhóm còn lại lắng nghe và có thể tiến hành trao đổi, góp ý, chỉnh sửa nếu cần. 13
  17. Sau khi cả 4 nhóm kết thúc phần báo cáo, giáo viên nhận xét ý thức, thái độ thảo luận và nội dung kết quả của từng nhóm. Tổng hợp kết quả của 4 nhóm, cả lớp cùng nhau trao đổi, đưa ra 1 bản kế hoạch thống nhất cho lớp. Ảnh: Thảo luận lập kế hoạch cho cuộc thi viết: “Lời tri ân” 14
  18. Ảnh: Bản kế hoạch sau khi hoàn thiện Ảnh: Sản phẩm báo tường tham dự cuộc thi viết vẽ “ Lời tri ân” 4. Kết quả đạt được Qua tiết sinh hoạt theo chủ đề này, phần lớn học sinh đã biết cách hợp tác cùng nhau lập bản kế hoạch chi tiết nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Tiết sinh hoạt diễn ra vui vẻ, bổ ích từ phút đầu tiên đến khi kết thúc, không còn căng thẳng, đơn điệu như các tiết sinh hoạt truyền thống trước đây. Hiệu quả 15
  19. của tiết sinh hoạt được minh chứng rõ ràng ở kết quả hội thi “Lời tri ân” Chi đoàn 12C1 đã đạt giải Nhì. Các em chia sẻ, nhờ bàn bạc, thảo luận và cùng nhau lập kế hoạch chi tiết, giúp các em có cái nhìn tổng thể hơn về công việc cần làm, dễ dàng giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp được nâng cao hơn. 3.2.2. Chủ đề 2: “Mục tiêu hay mơ ước” a) Mục tiêu - Về kiến thức + Học sinh hiểu khái niệm mục tiêu, lập kế hoạch và ý nghĩa của chúng trong cuộc sống. + Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa mục tiêu và ước mơ, mối quan hệ mật thiết giữa thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch, cũng như vai trò của việc hợp tác nhóm trong quá trình hoàn thiện mục tiêu. - Về kỹ năng + Học sinh biết cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và lập kế hoạch từ đơn giản đến chi tiết cho từng mục tiêu đã đề ra. - Về phẩm chất, năng lực - Học sinh có trách nhiệm hơn với bản thân và tập thể. - Phát triển năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Chuẩn bị - Máy chiếu, market. - Học sinh chuẩn bị bài thuyết trình làm rõ sự khác nhau của mục tiêu và mơ ước. - Bút dạ, bảng nhóm, giấy màu… c) Tiến trình thực hiện Phần 1: Trò chơi khởi động: “Qua suối hái măng” Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên làm ban giám khảo, 4 đại diện lên tham gia trò chơi. Thể lệ trò chơi: - Có một dòng suối, có thể băng qua bằng cách đi trên những mỏm đá nổi trên mặt nước. Bên kia bờ suối có rất nhiều măng ngon. - Trong vòng 3 phút, bốn người chơi trong từng đội phải bước trên những hòn đá (dùng những viên gạch làm đá) liên tiếp nhau, chân người này rời đá thì chân người kia phải đặt lên ngay, khi sang đến bên kia bờ ngay lập tức hái măng chạy về bỏ vào giỏ của đội mình. 16
  20. - Mỗi cây măng sẽ được tính 5 điểm. - Nếu thành viên của đội nào chạm chân xuống suối đội đó bị trừ 3 điểm. - Kết thúc phần chơi, ban giám khảo công bố điểm của 4 đội chơi. Học sinh tham gia trò chơi: “Qua suối hái măng” Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp: Bài học rút ra được từ trò chơi này là gì? Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến của nhóm mình. Giáo viên nhận xét phần chơi của các đội và nêu bật ý nghĩa của trò chơi: - Những ngọn măng tượng trưng cho những mục tiêu trong cuộc đời chúng ta. Các viên gạch là những kế hoạch mà chúng ta vạch ra để đi đến mục tiêu đó. Dòng suối là những khó khăn, vất vả mà chúng ta sẽ phải đối mặt. Bài học rút ra ở đây là khi chúng ta có mục tiêu và biết cách lập kế hoạch và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện mục tiêu đó, chúng ta sẽ thành công. Phần 2: Thi thuyết trình giữa các nhóm với chủ đề “Mục tiêu - mơ ước” - Các nhóm chuẩn bị ở nhà bài viết khoảng 400 từ nói về sự khác nhau của mục tiêu và mơ ước, ý nghĩa của cả 2 khái niệm trên trong cuộc sống. - Đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình quan điểm của nhóm mình. - Sau mỗi phần thuyết trình, nhóm khác có thể đưa ra câu hỏi phản biện. - Kết thúc phần thuyết trình, ban giám khảo nhận xét phần thi của từng đội và cho điểm. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1