intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp nhằm nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phương pháp nhằm nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình GDTC 2018, sách giáo khoa mới và thực tiễn dạy học môn cầu lông ở THPT (chương trình thay sách giáo khoa); Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp nhằm nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho học sinh lớp 10 THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG CHO HS LỚP 10 THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG CHO HS LỚP 10 THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh : Nguyễn Mạnh Hồng : Trịnh Quốc Huyên Tổ : Xã Hội Địa chỉ gmail : nguyenvanthanh.dc2@gmail.com Số điện thoại : 0965418815 – 0981000110 – 0978819908 NĂM HỌC 2023-2024
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1 2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 2 4. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu. ................................................................... 2 5. Mục đích của đề tài. .......................................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài: .......................................................................................... 3 2.1. Về lí luận: ................................................................................................... 3 2.2. Về thực tiễn: ............................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ....................................................................... 4 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 5 1.2.1. Thực trạng dạy học môn cầu lông hiện nay. ........................................... 5 1.2.2. Chọn đối tượng khảo sát tính cấp thiết của đề tài và dự kiến áp dụng. .. 6 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG CHO HS LỚP 10 THPT .............. 11 2.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh. ........................................................ 11 2.2. Các bài tập phát triển sức nhanh. ................................................................. 15 2.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền. ........................................................... 19 2.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động). ......... 21 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 24 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ................................................................... 24 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 24 3.1.1. Yêu cầu thực nghiệm: ........................................................................... 24 3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian và quy trình thực nghiệm .............................. 24 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm: ........................................................................ 24 3.2.2. Địa bàn thực nghiệm: ............................................................................ 24 3.2.3. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 25
  4. 3.3. Quy trình thực nghiệm ................................................................................. 25 3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm ....................................................................... 25 3.5. Đánh giá kiểm tra thực nghiệm: ................................................................... 31 3.5.1. Nội dung kiểm tra: ................................................................................ 31 3.5.2. Cách tiến hành kiểm tra và yêu cầu cần đạt. ......................................... 31 3.6. Kết luận sau thực nghiệm ............................................................................. 33 3.6.1. Kết quả định tính ................................................................................... 33 3.6.1. Kết quả định lượng ................................................................................ 34 3.7. Khảo sát tính khả thi của biện pháp ............................................................. 36 PHẦN III. KẾT LUẬN. .......................................................................................... 40 3.1. Đánh giá chung và đánh giá hiệu quả của đề tài mang lại trong thực tế giảng dạy. ...................................................................................................................... 40 3.2. Đề xuất nội dung và phạm vi ứng dụng ....................................................... 40 3.3. Kiến nghị với các đối tượng liên quan ......................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 42
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung 1. CT Chỉ thị 2. TW Trung ương 3. THPT Trung học phổ thông 4. SGK Sách giáo khoa 5. SGV Sách GV 6. HS HS 7. HLV Huấn luện viên 8. GV GV 9. GDTC Giáo dục thể chất 10. TDTT Thể dục thể thao 11. GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 12. PC Phẩm chất 13. NL Năng lực
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm. Vì thế mà nền giáo dục của chúng ta đã đem môn học Giáo dục thể chất vào ở tất cả các cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc “Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Ngay sau khi thành lập nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập một nha thanh niên và thể dục. Người dạy..." Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công...". Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết TW IV ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu .. “con người phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa”. Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII “về công tác thể dục thể thao trong tình hình mới” ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ GV, huấn luyên viên, vận động viên trẻ..” điều đó cũng nói lên yêu cầu của người GV giảng dạy môn thể dục trong trường học phải luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho HS đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của các môn thể thao. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn cầu lông khắp trên toàn quốc, vì vậy môn cầu lông đã được đem vào chương trình học cho HS THPT là môn tự chọn, nhưng theo chương trình GDPT 2018 thì HS được học chuyên sâu trong cả năm học mà không phải học xen kẽ với các nội dung khác. Xét về thực tế môn cầu lông ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An chúng ta nói riêng, mặc dù phong trào rộng khắp từ nông thôn cho đến thành thị, từ miền ngược cho đến miền xuôi. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở phong trào, còn thành tích cao thì đang còn bị hạn chế, chưa đạt được thứ hạng cao. Quan sát các trận đấu cầu lông trong tỉnh, các giải Hội khoẻ phù đổng cấp huyện, qua phỏng vấn các HLV, các nhà chuyên môn tất cả đều nhận thấy rằng “các vận động viên, HS, sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu ở các trận đấu kéo dài căng thẳng”. Chính vì vậy mà trong dạy học cho HS ở trường phổ thông việc đưa các bài tập bổ trợ thể lực là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên 1
  7. môn cho từng môn học từ đó các em mới có thể thực hiện đúng được các yêu cầu của kỹ thuật và chiến thuật mà chương trình bắt buộc, từ đó nâng cao trình độ của người tập luyện. Nếu GV giảng dạy mà không áp dụng các bài tập bổ trợ thì sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt là môn cầu lông, vì thể lực của các em chưa đủ đáp ứng cho thi đấu. Vì vậy chúng tôi đề xuất biện pháp “Phương pháp nhằm nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho HS lớp 10 THPT” làm đề tài sáng kiến cho mình.Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDTC theo chương trình GDPT 2018. 2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu * Phạm vi: - Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình GDTC 2018, sách giáo khoa mới và thực tiễn dạy học môn cầu lông ở THPT (chương trình thay sách giáo khoa). - Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông. * Đối tượng: - HS khối 10 năm học 2023-2024 trường THPT Diễn Châu 2, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp khảo sát GV, HS - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật 4. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu. TT Thời gian Nội dung công việc Dự kiến Sản phẩm 05/ 2023 đến 1 Nghiên cứu cơ sở lí luận Cơ sở lý luận 8/2023 Điều tra thực trạng việc tư vấn 08/2023 đến Cơ sở thực tiễn 2 lựa chọn nghề ở trường trung 9/2023 Kết quả điều tra học phổ thông. Xây dựng các chủ các hoạt Hoàn thiện các chủ đề 09/2023 đến 3 động dạy học trong môn cầu và hoạt động tương 11/2023 lông ứng 2
  8. 11/2023 đến 4 Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 2/2024 03/2024 đến Viết đề tài và tham vấn đồng Đề tài sáng kiến kinh 5 04/2024 nghiệp. nghiệm hoàn thiện. 5. Mục đích của đề tài. - Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về thể lực của HS nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng . - Mục tiêu của chúng tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của HS khi học tập môn cầu lông. 6. Tính mới của đề tài: 2.1. Về lí luận: Đề tài đã đề xuất và tiếp cận một số một số giải pháp mới về nội dụng dạy học rèn luyện PC-NL của HS theo CT GDPT 2018. Phương pháp nhằm nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho HS lớp 10 THPT” phù hợp với năng lực sở trường, hoàn cảnh điều kiện của HS. 2.2. Về thực tiễn: Thực hiện được yêu cầu đổi mới phương dạy học cho HS. Hình thành và phát triển cho HS phẩm chất và kỹ năng thi đấu trong môn cầu lông. Tạo tinh thần phấn khích phấn khởi cho HS trong các tiết GDTC . 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận Cầu lông là môn thể thao đối kháng, kĩ thuật động tác luôn thay đổi theo mọi tình huống. Đặc trưng cơ bản của cầu lông là cường độ hoạt động và di chuyển luôn thay đổi, tốc độ động tác riêng lẻ không có tính chu kỳ. Khi đập cầu là động tác vung tay chưa kể trước đó cần phải có tốc độ tới vị trí đánh cầu (nó khác biệt so với chạy ngắn) tốc độ cầu đến và điểm rơi của cầu, các yếu tố này thường xuyên thay đổi. Nâng cao sức mạnh trong đánh cầu có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho việc nâng cao cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh, đồng thời nâng cao được tốc độ khi thực hiện động tác kĩ thuật. Di chuyển trong Cầu lông là loại hình di chuyển rất phức tạp, không mang tính chu kỳ và biên độ không ổn định, Tốc độ luôn thay đổi và chuyển hướng bất ngờ. Khi đối phương đánh các đường cầu gần thì vận động viên sử dụng kĩ thuật di chuyển đơn bước đánh cầu. Nhưng khi đối phương đánh các đường cầu xa người thì buộc vận động viên phải sử dụng kĩ thuật di chuyển đa bước hoặc kĩ thuật bước nhảy để đánh cầu. Một yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kĩ thuật của Cầu lông là cần thiết phát huy được tốc độ tối đa để tăng cường hiệu quả của kĩ thuật đó và gây cho đối phương những tình huống bất ngờ và bị động trong quá trình thi đấu. Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó trong suốt thời gian dài của quá trình thi đấu, không phải chỉ trong từng trận đấu mà trong suốt thời gian diễn ra giải. Theo CT GDPT 2018 môn GDTC đặt ra những mục tiêu chung như: Phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực của HS; giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. HS có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, văn hóa, cần cù, sáng tạo…thời lượng dành cho môn GDTC ở mỗi lớp là 70 tiết trong năm học, được phân bổ cho các nội dung phù hợp với từng cấp học. Ví dụ ở bậc tiểu học, nội dung vận động cơ bản với các bài tập đội hình đội ngũ, bài tập thể dục, tư thế và kỹ năng vận động chiếm 65% thời lượng. Ở bậc THPT, nội dung trên không còn. Thay vào đó, các môn thể thao tự chọn chiếm 90% thời lượng; thời gian còn lại dành cho đánh giá cuối kỳ, cuối năm học... Với bậc THPT mục tiêu đặt ra là giúp HS biết lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện sức khoẻ; phát triển hoàn thiện thể chất; biết điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện… Đặc biệt, thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, HS có ý thức tự giác, sống có trách nhiệm, tự tin, trung thực, 4
  10. dũng cảm… từ đó có những định hướng cho tương lai, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu. Và HS khối 10 thường tự chọn môn cầu lông để rèn luyện sức khoẻ trong chương trình học môn GDTC của mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng dạy học môn cầu lông hiện nay. * Thực trạng cơ cở vật chất phục vụ học tập môn cầu lông: TT Sân tập, dụng cụ Số lượng Mức độ đáp ứng 1 Sân cầu lông 3 sân Đáp ứng ở mức độ bình thường 2 Vợt cầu lông 100 bộ Đáp ứng ở mức độ bình thường Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn cầu lông Qua bảng 1 cho thấy: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện cầu lông của nhà trường chưa đảm bảo về số lượng còn chất lượng thì chỉ đáp ứng được ở mức bình thường, ba sân cầu lông không đáp ứng đủ cho việc học tập và tự tập luyện môn cầu lông vì số lượng HS học quá đông. Với số lượng HS ngày càng tăng như hiện nay thì cơ sở vật chất trên chưa đáp ứng được yêu cầu môn học cầu lông và huấn luyện nâng cao cho các em đội tuyển dự các kì thi như HKPĐ... * Đối với đội ngũ GV: Đội ngũ GV GDTC của nhà trường đều đã tốt nghiệp Đại học và Sau Đại học, số giảng viên dưới 35 tuổi 1/7 chiếm 14.29%, trên 35 tuổi 1/7 chiếm 14.29%, từ 40 tuổi trở lên 5/7 chiếm 71.43%. Người có thâm niên công tác cao nhất là 20 năm, người ít nhất là 05 năm. Đây là tiềm năng lớn nếu khai thác hết khả năng thì có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ huấn luyện môn cầu lông. Tuy nhiên số lượng GV đa số được học từ các trường Đại học sư phạm Giáo dục thể chất, chưa có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện đội tuyển cho các môn thể thao trong đó có môn cầu lông, điều đó đã dẫn tới hạn chế trong công tác huấn luyện đặc biệt là môn cầu lông. * Đối với HS: Trong chương trình giảng dạy môn cầu lông ở các trường THPT. Các em chỉ được học các kỹ thuật của môn cầu lông chứ các em không được trang bị về thể lực. Nếu người GV không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực 5
  11. hiện các bài tập trong yêu cầu của kế hoạch dạy học và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì: - Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm. Lực không đủ để đánh đường cầu đi như mong muốn. - Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa, chủ yếu các em phát triển về tố chất vận động và thực hiện cơ bản đúng về kỹ thuật môn học là chính . - Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em, nội dung học lặp lại nhiều lần, thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. 1.2.2. Chọn đối tượng khảo sát tính cấp thiết của đề tài và dự kiến áp dụng. Đối tượng tôi chọn là HS của 6 lớp 10 (năm học 2023-2024) với 247 em. Tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. Nhóm thứ nhất (ĐC): Tập luyện bình thường (ĐC) theo hướng dẫn của sách GV bao gồm các lớp: Lớp 10A1 có 42 HS Lớp 10C3 có 38 HS Lớp 10C5 có 42 HS. Tổng số HS của nhóm thứ nhất là 122 HS. Nhóm thứ hai (TN): Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm (TN) áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy: Lớp 10A5 có 40 HS Lớp 10C1 có 45 HS Lớp 10C7 có 40 HS Tổng số HS nhóm thứ hai là: 125 HS. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 14 người ở 02 môi trường khác nhau là 10 GV dạy GDTC tại trường THPT là THPT Diễn Châu II và 4 GV dạy GDTC THPT Diễn Châu 4 vào tháng 09/2023, để xác minh tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, cả 14 người được khảo sát đều thường xuyên luyện tập môn cầu lông. 6
  12. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số lượng GV làm hướng nghiệp tham gia KS Xây dựng câu hỏi KS với tên biện pháp ban đầu và kết quả khảo sát thu được như sau: GV STT Câu hỏi khảo sát Nội dung trả lời Số lượng Tỷ lệ % Rất cấp thiết 10 71.4 Theo thầy (cô) cho biết “Phương pháp nhằm Cấp thiết 4 28.6 nâng cao hiểu quả dạy 1 học môn cầu lông cho HS lớp 10 THPT” có cấp Ít cấp thiết 0 0 thiết không? Không cấp thiết 0 0 Bảng 1: Kết quả khảo sát GV THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu: Biểu đồ 1: Mô tả KS GV về tính cấp thiết của đề tài 7
  13. Để chắc chắn có cơ sở khoa học tin cậy hơn chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi với thang đo 4 mức (từ 1 đến 4) để xác minh tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất tất cả số liệu được xử lí qua phần mềm R. R là một phần mềm chuyên dùng để phân tích và xử lí số liệu dùng để thống kê có độ tin tưởng khoa học rất cao. Hình 1 : Giao diện phần mềm xử lí số liệu thống kê R Thu thập số câu trả lời từ khảo sát GV trên phần mềm R mô tả như sau: Hình 2: Kết quả xử lí số liệu khả thi của Gv trên PM thống kê R Các thông số TT Câu hỏi khảo sát tính khả thi Mức Theo thầy (cô) cho biết “Phương pháp nhằm Trong khoảng cấp 1 nâng cao hiểu quả dạy học môn cầu lông cho HS 3.96 thiết và rất cấp lớp 10 THPT” có cấp thiết không? thiết Bảng 2: Kết quả khảo sát tính cấp thiết đối với GV: 8
  14. Sau khi biện pháp được đón nhận, chúng tôi tự tin tiến hành xây dựng 5 giải pháp cụ thể để phát triển tương ứng 5 tố chất nâng cao hiệu quả thi đấu môn cầu lông sau đó tiếp tục gửi câu hỏi KS đến các GV. Số liệu thu được tiếp tục xử lí qua phần mềm R được mô tả theo bảng sau: Các thông số TT Các giải pháp Mức Việc sử dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao các tố chất thể lực là giải Trong khoảng cấp 1 pháp để nâng cao hiệu quả tập luyện 3,81 thiết và rất cấp và thi đấu môn cầu lông cho HS lớp thiết 10 THPT có cấp thiết hay không? Phát triển tố chất sức mạnh nhằm Trong khoảng cấp 2 nâng cao hiệu quả tập luyện môn cầu 3,93 thiết và rất cấp lông có cấp thiết hay không? thiết Phát triển tố chất sức nhanh nhằm Trong khoảng cấp 3 nâng cao hiệu quả tập luyện môn cầu 3.90 thiết và rất cấp lông có cấp thiết hay không? thiết Phát triển tố chất sức bền nhằm nâng Trong khoảng cấp 4 cao hiệu quả tập luyện môn cầu lông 3,91 thiết và rất cấp có cấp thiết hay không? thiết Phát triển tố chất khéo léo nhằm nâng Trong khoảng cấp 5 cao hiệu quả tập luyện môn cầu lông 3,94 thiết và rất cấp có cấp thiết hay không? thiết Một biện pháp muốn biết có tính cấp thiết không cũng nên tìm hiểu qua thực thể được tác động đó chính là HS. Nên chúng tôi tiếp tục khảo sát 247 HS ở 6 lớp là 10A1, 10A3, 10C5, 10A5, 10C1, 10C7 về tính cấp thiết của biện pháp, số liệu thu được mô tả như biểu đồ dưới đây: Biểu đồ: Thể hiện mức độ cấp thiết khi khảo sát HS 9
  15. Theo biểu đồ ta thấy có đến 240/247 chiếm 97% HS chọn rất cấp thiết; 7/247 chiếm 3% chọn cấp thi; 0 có HS nào chọn ít cấp thiết và không cấp thiết. Chứng tỏ biện pháp để xuất có tính cấp thiết cao, đang được mong chờ đón nhận. Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét: - Việc nâng cao các tố chất thể lực trong tập luyện môn cầu lông là một giải pháp hết sức cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện và thành tích thi đấu môn cầu lông nói chung và cho HS lớp 10 trong trường THPT nói riêng. - Tính tất yếu phải nâng cao các tố chất thể lực mới đem lại hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu đối với môn cầu lông. - Trong xã hội hiện nay. Khi mà môn cầu lông đang được rất nhiều người tập luyện và thi đấu thì việc hiệu quả cao mang lại cũng rất được quan tâm. Nên đề tài nghiên cứu cũng rất thiết thực và cấp thiết cho những người tập luyện hiện nay, nhằm mang lại hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu. Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy môn cầu lông ở trường THPT hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Đội ngũ cán bộ huấn luyện viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong huấn luyện, sử dụng các bài tập còn đơn điệu, số lượng bài tập còn ít, không được tập thường xuyên, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện môn cầu lông còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Từ thực trạng trên đòi hỏi phải có những biện pháp hiệu quả đáp ứng được để nâng cao chất lượng GD môn cầu lông. Với phong trào cầu lông rộng khắp như bây giờ, việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác cầu lông hay kỹ thuật di chuyển đối với các em HS lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người GV phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của GV mới có chất lượng cao, HS tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho HS, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích và đạt thành tích cao hơn. 10
  16. CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG CHO HS LỚP 10 THPT Thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học cầu lông để phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông cho HS. Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 - 6 phút/tiết. Liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.` 2.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh. Đặc điểm thi đấu và tập luyện cầu lông là người chơi luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, bước trượt. Cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật..., Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu..., Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện. Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho HS tập luyện các bài tập sau. Bài tập 1: Ném cầu xa. - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. - Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu Thành Công đứng đối diện nhau cách 5 m. - Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang, mội bên thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau cách nhau 5m, giãn cách 1 sải tay. GV ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu sang phía hàng đối diện. - Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự. Đội hình tập luyện: 11
  17. x x x x x x 5m x x x x x x x GV x x x x x x 5m x x x x x x Hình 1a: GV đang dạy tiết cầu lông có bài tập ném cầu xa Hình 1b: GV đang dạy tiết cầu lông có bài tập ném cầu xa 12
  18. Bài tập 2: Lắc cổ tay. - Mục đích: Phát triển sức mạnh của tay và độ dẻo của tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu . - Chuẩn bị: Mỗi HS một quả cầu. - Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m Động tác 1: đưa tay về trước lắc cổ tay theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ liên tục trong thời gian 1 phút . Đội hình tập luyện . x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Hình 2a. GV đang dạy tiết cầu lông có bài tập lắc cổ Tay Hình 2b. GV đang dạy tiết cầu lông có bài tập lắc cổ Tay 13
  19. Bài tập 3: Bật cóc 4 bước. - Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân. - Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiễng gót khi có hiệu lệnh của GV người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa. Nam tập 5 lượt; nữ tập 3 lượt, thời gian nghỉ giữa các lượt là 30 giây. - Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 4 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại. Đội hình. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x . GV Hình 3a. GV đang mô tả chi tiết động tác của bài tập bật cóc Hình 3b. GV đang dạy tiết cầu lông có bài tập bật cóc 14
  20. 2.2. Các bài tập phát triển sức nhanh. Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho HS được chúng tôi chọn đưa vào đó là: Bài tập 1: Nhảy dây. - Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu. - Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn (HS tự mang đi). - Cách tập: + Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng bụng thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của GV, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm. - Thời gian: Mỗi lượt 1 phút: nam thực hiện 3 lượt, nữ thực hiện 2 lượt. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện. Đội hình tập luyện: x x x x x x x x x x x x x x x x x GV x x x x x x x x Hàng tập luyện → x x x x x x x x Hình 4a. GV đang dạy tiết cầu lông có nhảy dây 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2