Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để dạy một số bài Sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong các tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo được mục tiêu của chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời giúp các em học sinh có thể lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để dạy một số bài Sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Theo luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐTTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”; “Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Trước thực trạng trên tôi đã mạnh dạn thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong các tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo được mục tiêu của chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời giúp các em học sinh có thể lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Vì vậy tôi quyết định làm sáng kiến về đề tài “Phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để dạy một số bài sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 2. Tên sáng kiến: “Phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để dạy một số bài sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Thị Thu Phương Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học Số điện thoại: 0982030181. E_mail: phuongsinhnth@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thu Phương 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Sinh học 12 chương trình THPT nhằm phát triển năng lực học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2018 7. Mô tả bản chất sáng kiến: PHẦN A: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. MỤC TIÊU. Thiết kế phiếu học tập làm một trong những phương tiện để dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chọn những tiết học có nội dung kiến thức lí thuyết nhiều trong chương trình Sinh học 12 để mỗi giáo viên đang và sẽ giảng dạy chương trình Sinh học 12 có thể tham khảo rồi áp dụng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC II. GIẢI PHÁP. 1. Điểm mới của phương pháp. Thông thường một phiếu học tập chỉ chứa đựng nội dung của một phần nhỏ trong bài học nhưng với một phiếu học tập được đưa ra trong đề tài bao gồm toàn bộ nội dung một tiết học do vậy giáo viên có thể sử dụng để định hướng và giao nhiệm vụ chuẩn bị cho từng học sinh cũng như cho các nhóm học sinh. Đồng thời tránh được hạn chế của việc trong một tiết dạy phải sự dụng nhiều phiếu học t ập gây nhàm chán cho học sinh. Hơn nữa nội dung của bài học được định hướng trong phiếu học tập nên học sinh không còn áp lực khi nghĩ đến bài học lí thuyết với lượng kiến thức lớn. Tôi đã thiết kế phiếu học tập chủ yếu theo hình thức sử dụng câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết cùng với việc yêu cầu học sinh tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học. Qua việc chuẩn bị ở nhà mỗi học sinh không chỉ tự mình lĩnh hội được kiến thức của bài mà còn tự rèn luyện và phát triển các kĩ năng và năng lực như năng lực tự học, năng lực sáng tạo, n ăng lực sử dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là năng lực nghiên cứu và tìm hiểu tri thức về sinh học. Ngoài nhiệm vụ mà mỗi học sinh cần phải hoàn thành trên phiếu học tập thì việc phân nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà cũng như thể hiện trên lớp giúp các em rèn luyện và phát triển các năng lực khác như năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. Qua đó học sinh sẽ phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho các em năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Về mặt kiến thức, qua việc hoàn thành các câu hỏi điền khuyết trong phiếu học tập học sinh được định hướng nội dung cần nghiên cứu mà không bị lệch hướng khi đọc một lượng kiến thức quá nhiều được viết trong sách giáo khoa. Thông qua việc mỗi nhóm trình bày trên lớp cùng với những bổ sung của nhóm khác cũng như những gợi ý của giáo viên giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề đồng thời được giáo viên nhấn mạnh những từ hoặc cụm từ thường dễ bị đánh lừa trong các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi Đại học – Cao đẳng. 3
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC 2. Giải pháp cụ thể. Dưới đây tôi xin đưa ra phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu học tập để giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở 3 tiết học trong chương trình sinh học 12 mà tôi thấy có hiệu quả nhất. Với mỗi tiết học trinh bày dưới đây tôi chia thành 4 phần như sau: A Mục tiêu của bài học. B Thiết kế phiếu học tập. C Phương pháp sử dụng phiếu học tập. D Đáp án phiếu học tập và câu hỏi kiểm tra khắc sâu kiến thức. E Một số minh chứng bằng sản phẩm của học sinh. Tiết 6 – Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC. Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Về kiến thức. Mô tả được cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi ở sinh vật nhân thực Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST Trình bày cơ chế, hậu quả và ý nghĩa của từng dạng đột biến cấu trúc NST 2. Về kĩ năng. . Rèn một số kĩ năng: Kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức đã học. Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Kĩ năng tin học. 3. Về thái độ. Học sinh hứng thú với việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp, say mê khám phá khoa học ... 4. Phát triển các năng lực. Học sinh phát triển được năng lực chung gồm: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Học sinh phát triển được các năng lực chuyên biệt của môn Sinh học gồm : Năng lực kiến thức Sinh học, năng lực nghiên cứu. B. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU HỌC TẬP – BÀI 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Họ và tên:……………………… Lớp:…………………………… Yêu cầu của giáo viên: Hãy nghiên cứu SGK và tìm hiểu các sách tham khảo hay tìm thông tin trên mạng để hoàn thành các nội dung phần I và phần II dưới đây: I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ. 1. Hình thái và cấu trúc hiển vi. Hình thái NST quan sát rõ nhất vào kì………. của nguyên phân. 1 NST kép gồm 2 …………………….. dính nhau ở tâm động. Tùy ……….. tâm động mà NST có hình thái khác nhau như hình hạt, chữ V, que… Chức năng của tâm động là: +……………………………………………………………………………… +………………………………………………………………………………… Chức năng của vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là: +………………………………………………………………………………… +………………………………………………………………………………… Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về: …………………………………………………………………………….. 2. Cấu trúc siêu hiển vi. Thành phần hóa học của 1NST: 1 phân tử ………và các phân tử …………………... Đơn phân cấu tạo NST là 1 …………………….: gồm …..phân tử protein histon được quấn quanh bởi ……. vòng xoắn AND. 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC Các mức cấu trúc xoắn của NST: Các nucleoxom > Sợi ……………………….. (đường kính 11 nm) >Sợi ……………. (đường kính 30 nm) > ống …………. (đường kính 300 nm) > Sợi…………….. (đường kính 700 nm) Ý nghĩa của sự co xoắn NST: + NST có thể ………………. trong nhân tế bào. + NST …………………………….. trong quá trình phân bào. Chó ý: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ. ở sinh vật nhân sơ NST chỉ là 1 phân tử ……………………………….., không liên kết với …………………. II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. 1. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Dạng đột Định nghĩa Hậu quả ứng dụng biến 1. Mất Là đột biến làm Làm …….... số lượng gen trên NST. đoạn. ………. một đoạn nào Thường ………………. hoặc ………. đó của NST. sức sống . VD: ở người mất đoạn NST số 21 hoặc 22 gây bệnh ………………………. Ứng dụng mất đoạn nhỏ để ………………….. các gen không mong muốn ở thực vât. 2. Lặp Là đột biến làm một Làm …………số lượng gen trên NST đoạn. đoạn nào đó của NST Làm ……… hoặc ……… sự biểu hiện …………một hay của tính trạng. nhiều lần. VD: lặp đoạn ở ruồi giấm làm mắt …..…………………… Lúa đại mạch lặp đoạn làm………. hoạt tính enzim amilaza ứng dụng trong sản suất rượu, bia. 6
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC 3. Đảo Là đột biến làm một Làm thay đổi …………… của gen đoạn. đoạn nào đó của NST trên NST đứt ra,đảo ngược ……….. ảnh hưởng đến sức sống do ………. rồi nối lại. vật chất di truyền không mất mát. 4. Chuyển Là đột biến làm một Chuyển đoạn trên 1 NST làm thay đổi đoạn. đoạn NST …………… ………… gen trên NST. đến vị trí khác trên Chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi cùng một NST, hoặc …………. gen liên kết. giữa các NST Thường ……………….. hoặc giảm …………………. khả năng ……………… .. Ứng dụng chuyển đoạn nhỏ để …………….. các gen mong muốn từ loài này sang loài khác. Ứng dụng làm giảm khả năng ….. …………. của một số loài động vật gây hại 2. Nhận xét chung. Cơ chế: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng tới quá trình ………………… hoặc trực tiếp làm …………. NST. Hậu quả : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể phần lớn ……………. Vai trò: Cung cấp ……………………… cho tiến hoá và chọn giống III. TÌM HI ỂU VỀ BỆNH UNG THƯ MÁU. Sưu tầm tranh ảnh về bệnh ung thư máu. Nêu được nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng tránh bệnh ung thư máu. C. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP 1. Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tiết học : Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu tất cả học sinh hoàn thành phiếu học tập phần điền khuyết ở nhà bằng bút chì. Chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho từng nhóm : 7
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC + Nhóm 1 : Soạn và trình chiếu trên máy tính nội dung phần I trong phiếu học tập. Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến phần nội dung của mình để đưa ra thảo luận trên lớp. + Nhóm 2 : Soạn và trình chiếu trên máy tính nội dung phần II trong phiếu học tập. Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến phần nội dung của mình để đưa ra thảo luận trên lớp. + Nhóm 3 : Trình bày phần III trong phiếu học tập trên giấy A0. 2. Sử dụng phiếu học tập trên lớp : Kiểm tra sự chuẩn bị của tất cả học sinh trong lớp và yêu cầu các em theo dõi các nhóm trình bày và kết luận của giáo viên để hoàn thiện phiếu học tập của mình ở những phần các em làm chưa chính xác hoặc còn thiếu. Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày phần nội dung của mình và đưa ra các câu hỏi cho nhóm khác để thảo luận. Gọi các học sinh khác bổ sung rồi đặt ra các câu hỏi gợi ý cho những ý mà học sinh chưa hiểu và chỉnh sửa theo đáp án phiếu học tập. Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm trong các đề thi đại học – cao đẳng có liên quan đến nội dung bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời cho các em thấy được hiệu quả của phương pháp dạy – học mới này. D. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP (Chữ in đậm và in nghiêng là những từ cần điền) I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ. 1. Hình thái và cấu trúc hiển vi. Hình thái NST quan sát rõ nhất vào kỳ giữa của nguyên phân. 1 NST kép gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động. Tùy vị trí tâm động mà NST có hình thái khác nhau như hình hạt, chữ V, que… Chức năng của tâm động là: + Là vị trí liên kết với thoi phân bào. + Giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực tế bào. Chức năng của vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là: 8
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC + Bảo vệ nhiễm sắc thể. + Giúp cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về: số lượng, hình thái, cấu trúc. 2. Cấu trúc siêu hiển vi. Thành phần hóa học của 1NST: 1 phân tử ADN và các phân tử protein histon. Đơn phân cấu tạo NST là 1 nucleoxom: gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn AND. Các mức cấu trúc xoắn của NST: Các nucleoxom > Sợi cơ bản (đường kính 11 nm) >Sợi nhiễm sắc (đường kính 30 nm) > ống siêu xoắn (đường kính 300 nm) > Sợi Cromatit (đường kính 700 nm) Ý nghĩa của sự co xoắn NST: + NST có thể nằm gọn trong nhân tế bào. + NST dễ dàng phân li trong quá trình phân bào. Chú ý: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ. ở sinh vật nhân sơ NST chỉ là 1 phân tử AND dạng vòng kép, không liên kết với protein histon II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. 1. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Dạng đột Định nghĩa Hậu quả ứng dụng biến 1. Mất Là đột biến làm mất Làm giảm số lượng gen trên NST. đoạn. một đoạn nào đó của Thường gây chết hoặc giảm sức sống . NST. VD: ở người mất đoạn NST số 21 hoặc 22 gây bệnh ung thư máu Ứng dụng mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen không mong muốn ở thực vật. 2. Lặp Là đột biến làm một Làm tăng số lượng gen trên NST đoạn. đoạn nào đó của NST Làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của 9
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC lặp lại một hay nhiều tính trạng. lần. VD: Lặp đoạn ở ruồi giấm làm mắt lồi trở thành mắt dẹt 3. Đảo Là đột biến làm một Làm thay đổi vị trí của gen trên NST đoạn. đoạn nào đó của NST Ít ảnh hưởng đến sức sống do vật đứt ra,đảo ngược 1800 chất di truyền không mất mát. rồi nối lại. 4. Chuyển Là đột biến làm một Chuyển đoạn trên 1 NST làm thay đổi đoạn. đoạn NST chuyển đến vị trí gen trên NST. vị trí khác trên cùng một Chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi NST, hoặc giữa các nhóm gen liên kết. NST Thường gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản Ứng dụng chuyển đoạn nhỏ để chuyển các gen mong muốn từ loài này sang loài khác. Ứng dụng làm giảm khả năng sinh sản của một số loài động vật gây hại 2. Nhận xét chung. Cơ chế: Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chéo hoặc trực tiếp làm đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường NST. Hậu quả : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể phần lớn có hại. Vai trò: cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống III. TÌM HI ỂU VỀ BỆNH UNG THƯ MÁU. 1. Sau khi học sinh nhóm 3 trình bày về bệnh ung thư máu giáo viên có thể bổ sung thêm. Ung thư máu (còn có các tên gọi khác là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng bệnh ung thư ác tính. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến.Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại 10
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu (còn gọi là u). Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn, tuy nhiên, điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ…gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể số 21 hoặc 22. Khi bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu) phát triển nhanh trong tủy, nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đồng thời còn chiếm chỗ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các tế bào máu bình thường khác.Khi đó, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau: + Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp… là những biểu hiện của sự ảnh hưởng từ sức “công phá” trong tủy. + Thiếu hồng cầu sẽ khiến cho bệnh nhân bị mệt mỏi, yếu sức, da trở nên trắng nhạt, thiếu sức sống. + Bạch cầu không hoạt động bình thường nên người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng. Có sự xuất hiện các hạch bất thường trên cơ thể Các biểu hiện của bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của mệt mỏi, cảm cúm thông thường. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan khi cơ thể có các dấu hiệu trên nhé! 2. Giới thiệu thêm hình ảnh các thể đột biến khác liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 11
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1. Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. 12
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. Câu 2. Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò gì? A. Tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào. B. Tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào. C. Tạo thuận lợi cho sự phân li, hỗ trợ các NST trong quá trình phân bào. D. Tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân. Câu 3. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. Câu 4: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này: A. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. C. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. D. Thường làm tăng hoặc giảm sự biểu hiện của tính trạng. Câu 5. Cơ chế chung gây ra đột biến cấu trúc NST là: A. Do NST phân li không đều về hai cực tế bào. B. Do NST bị đứt gãy hoặc xảy ra trao đổi chéo không cân giữa các NST kép tương đồng. C. Do thoi phân bào không hình thành. D. Do sự kết hợp giữa các giao tử bất thường. ĐÁP ÁN: 1 B; 2 C; 3 A; 4 D; 5 – B. 13
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC Khi học sinh đưa ra đáp án dù đúng hay sai giáo viên sẽ phân tích cho học sinh hiểu tại sao lại chọn đáp án đó và hướng dẫn các em vận dụng phần kiến thức nào của bài để chọn đáp án đúng. Tiết 24 – Bài 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN. A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC. Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Về kiến thức. Giải thích được các khái niệm cơ bản như : Công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit. Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen. Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen. 2. Về kĩ năng. Rèn một số kĩ năng: Kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức đã học. Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Kĩ năng tin học. 3. Về thái độ. Học sinh hứng thú với việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp, say mê khám phá khoa học ... 4. Phát triển các năng lực. Học sinh phát triển được năng lực chung gồm: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Học sinh phát triển được các năng lực chuyên biệt của môn Sinh học gồm : Năng lực kiến thức Sinh học, năng lực nghiên cứu. B. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP 14
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC PHIẾU HỌC TẬP Bài 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN Họ và tên:……………………… Lớp:…………………………… Yêu cầu của giáo viên: Hãy nghiên cứu SGK và tìm hiểu các sách tham khảo hay tìm thông tin trên mạng để hoàn thành các nội dung phần I và phần II dưới đây: I. CÔNG NGHỆ GEN. 1. Khái niệm công nghệ gen. Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có...................... trong đó kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong công nghệ gen là kĩ thuật........................................ 2. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen. a. Tạo ADN tái tổ hợp. Các yếu tố tham gia : + Tế bào cho là tế bào chứa ....................................... + Thể truyền gồm hai loại chủ yếu là.................................................... Thể truyền có đặc điểm là............................................................................................................. + Hai loại enzim là........................................................................................ Quy trình tạo ADN tổ hợp bằng cách sử dụng thể truyền là plasmit : (1) ..........ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. (2) ............gen cần chuyển từ ADN của tế bào cho và plasmit bằng một loại enzim .......... giới hạn ( enzim.............................). (3) ............. gen cần chuyển vào ADN của plasmit bằng enzim............... b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. Để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi vào trong tế bào nhận người ta dùng dung dịch..........hoặc...........................để làm dãn màng sinh chất của tế bào nhận. c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. 15
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC Để nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp cần chọn thể truyền có....................... II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN. 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen. Tạo các SV biến đổi gen( có đặc điểm mới) = 3 cách: + ......................một gen lạ vào hệ gen. + ……………………...một gen có sẵn trong hệ gen. + ………………..............................một gen có sẵn trong hệ gen. 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen. a. Tạo động vật chuyển gen. Phương pháp thường dùng : (1) Lấy ………..của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm. (2) Tiêm ……………………….. vào hợp tử (ở giai đoạn nhân ………), cho hợp tử phát triển thành phôi. (3)…………… đã chuyển gen vào tử cung của con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường sinh ra con vật chuyển gen. Một số thành tựu : + Tạo giống cừu mang gen sản xuất …………của người làm thuốc chữa bệnh. + Tạo giống chuột nhắt mang gen sản suất hoocmon ………………… của chuột cống. b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. + Tạo giống bông có khả năng …………….. + Tạo giống lúa gạo ………. có khả năng tổng hợp tiÒn chất tạo vitamin A. c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen. + Tạo dòng vi sinh vật mang gen sản xuất ……của người làm thuốc chữa bệnh. 16
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC + Tạo dòng vi sinh vật mang gen sản xuất …………để làm sạch môi trường như phân hủy rác, dầu loang... III. TÌM HI ỂU VỀ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ GEN. Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật biến đổi gen vai trò của nó trong thực tiễn. C. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP 1. Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tiết học : Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu tất cả học sinh hoàn thành phiếu học tập phần điền khuyết ở nhà bằng bút chì. Chia lớp thành 3 nhóm, bầu nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho từng nhóm : + Nhóm 1 : Soạn và trình chiếu trên máy tính nội dung phần I trong phiếu học tập. Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến phần nội dung của mình để đưa ra thảo luận trên lớp. + Nhóm 2 : Soạn và trình chiếu trên máy tính nội dung phần II trong phiếu học tập. Chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến phần nội dung của mình để đưa ra thảo luận trên lớp. + Nhóm 3 : Trình bày phần III trên máy tính. 2. Sử dụng phiếu học tập trên lớp : Kiểm tra sự chuẩn bị của tất cả học sinh trong lớp và yêu cầu các em theo dõi các nhóm trình bày và kết luận của giáo viên để hoàn thiện phiếu học tập của mình ở những phần các em làm chưa chính xác hoặc còn thiếu. Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày phần nội dung của mình và đưa ra các câu hỏi cho nhóm khác để thảo luận. Gọi các học sinh khác bổ sung rồi đặt ra các câu hỏi gợi ý cho những ý mà học sinh chưa hiểu và chỉnh sửa theo đáp án phiếu học tập. Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm trong các đề thi đại học – cao đẳng có liên quan đến nội dung bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời cho các em thấy được hiệu quả của phương pháp dạy – học mới này. D. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP (Ch ữ in đậm và in nghiêng là những từ cần điền) I. CÔNG NGHỆ GEN. 17
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC 1. Khái niệm công nghệ gen. Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, trong đó kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong công nghệ gen là kĩ thuật chuyển gen. 2. Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen. a. Tạo ADN tái tổ hợp. Các yếu tố tham gia : + Tế bào cho là tế bào chứa gen cần chuyển. + Thể truyền gồm hai loại chủ yếu là plasmit và virut. Thể truyền có đặc điểm là có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. + Hai loại enzim là enzim cắt restrictara và enzim nối ligaza. Quy trình tạo ADN tổ hợp bằng cách sử dụng thể truyền là plasmit : (1) Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. (2) Cắt gen cần chuyển từ ADN của tế bào cho và plasmit bằng một loại enzim cắt giới hạn ( enzim restrictara). (3) Nối gen cần chuyển vào ADN của plasmit bằng enzim ligaza. b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. Để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi vào trong tế bào nhận người ta dùng dung dịch CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào nhận. c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Để nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp cần chọn thể truyền có gen đánh dấu II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN TRONG TẠO GIỐNG BIẾN ĐỔI GEN. 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen. Tạo các SV biến đổi gen( có đặc điểm mới) = 3 cách: 18
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC + Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. + Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen. + Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen có sẵn trong hệ gen. 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen. a. Tạo động vật chuyển gen. Phương pháp thường dùng : (1) Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm. (2) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi. (3) Cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung của con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường sinh ra con vật chuyển gen. Một số thành tựu : + Tạo giống cừu mang gen sản xuất protein của người làm thuốc chữa bệnh. + Tạo giống chuột nhắt mang gen s ản suất hoocmon sinh trưởng của chuột cống. b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. + Tạo giống bông có khả năng kháng sâu hại. + Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp tiÒn chất tạo vitamin A. c. Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen. + Tạo dòng vi sinh vật mang gen sản xuất protein của người làm thuốc chữa bệnh. + Tạo dòng vi sinh vật mang gen sản xuất enzim để làm sạch môi trường như phân hủy rác, dầu loang... III. TÌM HI ỂU VỀ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ GEN. 19
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN SINH HỌC Học sinh nhóm 3 trình bày xong giáo viên có thể bổ sung về vai trò của các sinh vật biến đổi gen và nhấn mạnh : « Chỉ sử dụng sản phẩm biến đổi gen đã có kiểm định an toàn » CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1. Thể truyền dùng trong kĩ thuật chuyển gen có đặc điểm: A. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào chủ cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào chủ. B. Có khả năng tự xâm nhập vào bất kì loại tế bào nào. C. Thường là phân tử AND ở vùng nhân của vi khuẩn. D. Thường là phân tử AND ở nhân của tế bào nhân thực bất kì. Câu 2. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật chuyển gen? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit. II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit. V. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Tổ hợp trả lời đúng là: A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, II. C. II,I, V, IV, III. D. II,I, IV, III,V. Câu 3: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành A. Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện. B. Đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện. C. Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái. D. Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện. Câu 4: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm giải phương trình vô tỷ
61 p | 602 | 150
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 260 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 157 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 29 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 39 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 117 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập về di truyền liên kết với giới tính
27 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy chương Este và Lipit thuộc chương trình Hóa học 12 cơ bản
20 p | 35 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền phần quy luật hoán vị gen - Sinh học 12 cơ bản
24 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
24 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy câu so sánh trong tiếng Hán hiện đại
29 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh giải tốt các bài toán phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit có chứa tham số
37 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn