Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay
- BÁO CÁO KẾT QUẢ 1
- 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, các phương pháp công tác của GVCN lớp như Hà Nhật Thăng [51], Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ, Lê Thanh Sử [41] . Nguyễn Thanh Bình, Vũ Thị Sơn, Lục Thị Nga, Nguyễn Thị Hằng [3], [4] đã nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay từ góc nhìn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vấn đề xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đề cập đến như Lê Khanh [29], Phạm Minh Hạc [14], [16], Vũ Ngọc Hải [17], Lương Thị Việt Hà [18], [19], [20], [21], [22], Phạm Thị Thu Hương [27], [28], Lê Văn Ngọ [37], Trần Hữu Trù [58], Đàm Thị Thanh Thủy [55], Phạm Văn Thanh [49], Võ Tấn Quang [43], Võ Thế Quân [44]. Các nhà giáo dục đã xem xét cơ sở lí luận và thực tiễn của xã hội hóa giáo dục, đề cập 2 mặt tác động của xã hội hóa giáo dục như tác động của nhà trường đến xã hội và tác động của xã hội đến nhà trường. Họ cũng nhấn mạnh xã hội hóa giáo dục không phải là thương mại hóa giáo dục. Các nhà giáo dục đã trình bày cách thức xã hội hóa giáo dục ở các bậc học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, ở quốc tế (Phạm Thị Thu Hương [27]) và ở Việt Nam (Phạm Thị Thu Hương [28]). Một số công trình nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò của cán bộ quản lí trong xã hội hóa giáo dục (Nguyễn Xuân Thanh [48]). Nhiều công trình nghiên cứu như luận án, luận văn thạc sĩ đã xem xét các vấn đề quản lí xã hội hóa giáo dục ở các bậc học như quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông (Nguyễn Duy Bảo [1], Vũ Thị Loan [33], Phạm Thị Lệ Nhân [38], Lương Thị Việt Hà [21], Trần Châu Hoàn [24], Phạm Minh Hùng [26], Dương Hồng Sơn [45], Đỗ Trọng 3
- Thế [53], Lưu Thị Phong Thu [54], Trần Thanh Tùng [59]), ở trường THCS (Nguyễn Thị Thái [46], Phạm Bích Thủy [56]), ở trường tiểu học (Hoàng Thị Phương Lan [32]), ở bậc mầm non (Nguyễn Thị Thu Hằng [23]). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông. Vì vậy tôi thấy việc nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là việc làm cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. 2. Tên sáng kiến: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lương Ngọc Việt Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0915166640 E_mail: vietngoc.toan@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lương Ngọc Việt 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 08/2019 đến tháng 01/2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: DANH MỤC VIẾT TẮT CBGVHS : Cán bộ, giáo viên và học sinh. CNH, HĐH CBQL : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSVC : Cơ sở vật chất CMHS : Cha mẹ học sinh GDĐĐ : Giáo dục đạo đức GDĐT : Giáo dục và Đào tạo gggggg 4
- GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGD : Hoạt động giáo dục LLGD : Lực lượng giáo dục LLXH : Lực lượng xã hội NTGĐXH : Nhà trường, gia đình và xã hội PHHS : Phụ huynh học sinh QLGD : Quản lý giáo dục THCS ; Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TĐKT : Thi đua khen thưởng XHH : Xã hội hóa XHHGD : Xã hội hóa giáo dục O PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT), coi GDĐT là quốc sách hàng đầu; là một trong những giải pháp chiến lược chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay đó là xã hội hóa giáo dục (XHHGD). Nghị quyết số 05/2005/NQCP của Chính phủ nêu rõ: “Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để phát triển GDĐT. Tăng cường quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội (NTGĐXH); huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện. Ban hành cơ chế chính sách cụ thể, khuyến khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nhân 5
- lực đã được đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục (HĐGD)”[35]. Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XI có ghi: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”; đồng thời “Hoàn thiện cơ chế chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập,…” [34] cho thấy: để thực hiện tốt chủ trương XHHGD, cán bộ quản lý (CBQL) nói riêng và nhà trường nói chung cần phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý và huy động, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội không chỉ tham gia đầu tư về tài chính mà còn tham gia về nhiều mặt để xây dựng và phát triển sự nghiệp GDĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt, Nghị quyết số 29NQ/TW, ngày 4112013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh chức năng dạy học, người giáo viên còn đảm nhận chức năng giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. GVCN thay mặt Hiệu trưởng quản lý một lớp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của một lớp. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, cần có sự quản lý công tác chủ nhiệm của CBQL mà trực tiếp là của Hiệu trưởng và hướng tới có sự tham gia tích cực của các lực 6
- lượng xã hội (LLXH). Từ đó có thể thấy, khi công tác chủ nhiệm được thực hiện theo hướng XHH thì công tác quản lý cũng cần có những giải pháp phù hợp, theo kịp yêu cầu của sự thay đổi theo hướng XHH. Trong thời gian qua, công tác chủ nhiệm tại các trường THPT nói chung và của trường THPT Nguyễn Viết Xuân Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng đã được quan tâm; song việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp còn mang tính hình thức, chưa có sự đổi mới. Do ảnh hưởng của tâm lý “ưu tiên” công tác chuyên môn nên vẫn còn một số trường THPT chưa chú trọng nhiều đến việc quản lý công tác chủ nhiệm; hoặc nếu có, việc quản lý nhà trường vẫn còn thiên về tư duy “hành chính”. Nhiều CBQL nhà trường chưa thấy hết vai trò của mình trong huy động, phối hợp các LLXH cùng tham gia thực hiện đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Hơn nữa, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay” là cần thiết và thực sự có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT. 3.2 Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc. 7
- 3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Các quan hệ quản lý trong công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa tại ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về QLGD, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn. Phân tích và tổng hợp các quan niệm về QLGD, quản lý công tác chủ nhiệm lớp; công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT; công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. 5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên. 8
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các nhà QLGD, giáo viên, học sinh, CMHS và các LLXH khác có liên quan về nội dung khảo sát, đối chứng và thực nghiệm. Nghiên cứu sản phẩm: Phân tích những sáng kiến về công tác chủ nhiệm và kế hoạch công tác chủ nhiệm của một số giáo viên. 6. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lí có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm về vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động phù hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, đến sự trao đổi thông tin giữa các bên thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp, các phương pháp công tác của GVCN lớp, biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp, công tác XHH giáo dục, quản lý HĐNGLL theo hướng XHH. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông. 9
- 1.2. Các khái niệm công cụ 1.2.1. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 1.2.1.1 Quản lý: Trong mọi công việc, để thực hiện nhiệm vụ, triển khai công việc theo kế hoạch đề ra thì không thể không nói tới vai trò của Quản lý. Quản lý được thể hiện ở các quan điểm khác nhau : Theo Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất” [30]. Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt coi “QL là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”[37]. Chúng tôi tán thành quan niệm của Đặng Thành Hưng: Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia [25]. Theo cách hiểu này, bản chất của quản lý là gây ảnh hưởng chứ không trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cái chung chứ không nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tính hệ thống chứ không phải quá trình hay hành động đơn lẻ. Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là: + Chức năng kế hoạch: Là quá trình xác định mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Đây là chức năng đầu tiên trong một chu trình quản lý. 10
- + Chức năng tổ chức: Là quá trình hình thành bộ máy cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. + Chức năng chỉ đạo: Chức năng chỉ đạo bao hàm việc liên kết, tác động ảnh hưởng, liên hệ tới hành vi, thái độ của người khác và động viên họ hoàn thành mọi nhiệm vụ để đạt mục tiêu của tổ chức với chất lượng cao nhất. + Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là một chức năng quản lý thông qua đó các thành viên, tổ chức theo dõi giám sát, đánh giá các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn điều chỉnh cần thiết; đồng thời tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả trong phạm vi hoạt động của mình nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu. Các chức năng quản lý đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chức năng này là tiền đề của chức năng kia, chúng đan xen và hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình thực hiện. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Nói đến sự tiến bộ và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào người ta không thể không nhắc tới nền giáo dục của quốc gia đó. Một nền giáo dục tốt chắc chắn việc QLGD phải tốt, phải khoa học. Do đó Giáo dục là một bộ phận quan trọng và cũng vì vậy mà QLGD là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống quản lý. Theo Trần Kiểm, QLGD có thể chia hai cấp độ là vĩ mô và vi mô. QLGD ở cấp vĩ mô là quản lý nền giáo dục hoặc hệ thống giáo dục; ở cấp vi mô – là QLGD tại các cơ sở giáo dục, các trường học [30]. Khi xem xét bản chất của QLGD, chúng tôi đồng ý với quan niệm của Đặng Thành Hưng: Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong 11
- lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục [25]. 1.2.1.3 Quản lý nhà trường Theo Phạm Minh Hạc:”Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [13]. Theo Trần Kiểm thì quản lý nhà trường là QLGD ở tầm vi mô trong phạm vi một nhà trường; “là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực có được, nhằm đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường tiến triển tốt, đạt được mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là hoạt động dạy học và HĐGD” [30]. Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Đặng Thành Hưng cho rằng quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở, trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên mônnghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa họccông nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có"[25]. Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GDĐT, nơi quản lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô; hai cấp trung gian là Sở GD 12
- ĐT ở tỉnh/thành phố và các Phòng Giáo dục ở các quận/ huyện; cấp quản lý quan trọng trực tiếp của HĐGD trong các trường học là Ban Giám hiệu nhà trường [6]. 1.2.2 Quản lý công tác chủ nhiệm lớp 1.2.2.1 Giáo viên chủ nhiệm: Theo Hà Nhật Thăng [51], Nguyễn Thanh Bình [3], GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lí, giáo dục học sinh, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của lớp, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. GVCN có hai chức năng chủ yếu: vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục. Trong SKKN, khái niệm GVCN được hiểu như sau: GVCN lớp là giáo viên chịu trách nhiệm chính, thay mặt hiệu trưởng tổ chức và giám sát, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục liên quan đến học sinh của lớp được phân công chủ nhiệm. 1.2.2.2. Khái niệm Quản lý Công tác chủ nhiệm lớp Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là sự tác động của BGH lên đội ngũ các GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện. 1.3. Công tác chủ nhiệm lớp 1.3.1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp Theo Điều lệ trường phổ thông, ngoài những nội dung phải thực hiện như một giáo viên, GVCN lớp còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; 13
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thườ ng kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưở ng [6]. 1.3.2. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp Với những nhiệm vụ của GVCN đã nêu ở mục trên theo quy định tại Điều lệ trường học, nội dung công tác chủ nhiệm như sau: Lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm Nhằm làm tốt việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm thì người GVCN cần nắm được các nguyên tắc, yêu cầu khi lập kế hoạch, các căn cứ dựa trên thực tế, từ đó xác định rõ mục tiêu thực hiện và biện pháp thực hiện một cách hợp lý và khả thi nhất để có thể đưa vào thực hiện. Nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh lớp chủ nhiệm + Đây là việc làm mà GVCN nào cũng cần phải làm mỗi khi nhận lớp chủ nhiệm. Nếu người GVCN nắm vững hoàn cảnh, tính cách, đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh thì sẽ thuận lợi trong công tác giáo dục, sẽ xác định rõ những đối tượng nào cần phải quan tâm và đối tượng nào cần phải quan tâm đặc biệt để có những giải pháp trong công tác. + Từ việc làm này sẽ giúp cho GVCN biết được những học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có cách hỗ trợ kịp thời qua sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, của chính GVCN và học sinh khác trong lớp. 14
- Lựa chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ lớp + Việc chọn ra đội ngũ học sinh làm cán bộ lớp là rất quan trọng nên việc lựa chọn đòi hỏi GVCN phải nắm rõ khả năng, tính cách, sở trường của học sinh qua nhiều kênh thông tin và lựa chọn một cách khách quan. + Khi việc lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp tốt thì chính đội ngũ này sẽ giúp GVCN tổ chức và giám sát các hoạt động của các học sinh trong lớp một cách độc lập. GVCN cũng cần hướng dẫn, huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp cách quản lí và điều hành tập thể HS. Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện: Dựa vào kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch công tác chủ nhiệm của bản thân và đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm, GVCN sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục như: + Học tập các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD và ĐT. + Giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho học sinh. + Các hoạt động nhằm phát triển tư duy, trí tuệ, nhằm hình thành nhân cách cho học sinh một cách đúng hướng. + Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. + Hoạt động lao động giúp học sinh coi trọng giá trị lao động và kỹ năng lao động. + Hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh có hiểu biết về nghề nghiệp và có sự lựa chọn hợp lý cho tương lai. + Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh 15
- + GVCN là cầu nối quan trọng giữa GĐNTXH, là người chủ động phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để cùng tham gia quá trình giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong giáo dục học sinh, tăng cường sức mạnh đồng bộ nhằm đem lại hiệu quả trong công tác. + Các lực lượng trong nhà trường bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên (bao gồm GV và HS), Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, đội ngũ giáo viên bộ môn, các cán bộ phụ trách thư viện, y tế học đường, bảo vệ,… + Các lực lượng ngoài trường bao gồm: Gia đình học sinh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện Cha mẹ học sinh trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội, … Đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp chủ nhiệm + Để đánh giá đúng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đòi hỏi người GVCN không chỉ nắm vững các thông tư, quy định của ngành giáo dục mà còn phải có sự theo dõi bao quát tình hình học sinh của lớp một cách kỹ càng, từ việc nắm bắt về học lực, hạnh kiểm cho đến việc tham gia các hoạt động xã hội, thái độ ứng xử của học sinh đối với những người xung quanh và gia đình. + Đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh chính xác, công bằng sẽ tạo động lực cho tất cả các học sinh đều phải cố gắng phấn đấu, từ đó khích lệ sự tiến bộ của cá nhân HS cũng như của tập thể học sinh lớp. Thực hiện việc làm hồ sơ chủ nhiệm theo quy định GVCN phải có đầy đủ các hồ sơ theo quy định, ghi sổ học bạ cho học sinh, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình công tác chủ nhiệm theo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của nhà trường. 1.4. Xã hội hóa và Xã hội hóa giáo dục 1.4.1 Khái niệm 16
- 1.4.1.1. Xã hội hóa Thuật ngữ "xã hội hóa" trong Kinh tế Chính trị học: XHH được hiểu là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hóa cao trên phạm vi toàn xã hội. Thuật ngữ "xã hội hóa" trong Triết học, Tâm lý học, Nhân loại học và Xã hội học: Việc nghiên cứu XHH các cơ cấu và quá trình xã hội, văn hóa, kinh tế và sinh thái tác động theo phương thức và ở mức độ nào là những điều kiện và các yếu tố tạo nên sự phát triển nhân cách con người; do đó, J.A.Keller/F.Novak cho rằng: "XHH là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó, một thành viên xã hội tiếp nhận và/hoặc duy trì được năng lực hành động xã hội.” [58]. Theo Nghị quyết 90CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997, xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này [9]. 1.4.1.2 Xã hội hóa giáo dục Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII: Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD dân chủ dưới sự quản lí của 17
- nhà nước, để mọi người đều có cơ hội được học hành và phát huy khả năng sáng tạo của mình, không phân biệt tuổi tác, trình độ và giới tính. Nghị quyết 90CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997 đã xác định rõ nội hàm của XHHGD bao gồm: + Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp phát triển GD. + Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, HĐND, UBND, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động GD. + Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này phục vụ cho phát triển GD [9]. Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa được hiểu là: a) Huy động các lực lượng xã hội đóng góp nguồn lực, tự nguyện tham gia vào sự nghiệp phát triển GD bằng nhiều hình thức khác nhau: xây dựng lớp học, tham gia chăm sóc và GD cho HS tùy theo khả năng của mỗi người, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho GD như đóng góp tiền cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho quỹ khen thưởng học tập, hỗ trợ HS khó khăn, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất lớp học và trường học, tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS …; b) Huy động các LLXH và cộng đồng địa phương cùng tham gia quản lí nhà trường và quá trình GD của nhà trường với mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách HS. XHHGD là để tăng cơ hội giáo dục cho mọi người, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và tiến tới một xã hội học tập. 18
- XHHGD là một xu hướng phát triển ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. XHHGD chính là tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam, để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác GD và coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện, có hiệu quả sự nghiệp GD thế hệ trẻ nói riêng và nền GD quốc dân nói chung. 1.4.2. Nguyên tắc huy động LLXH tham gia hoạt động giáo dục Nhà trường và GVCN giữ vai trò chủ đạo và chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo và quản lí hoạt động XHHGD. Nhà trường và GVCN không thể thụ động ngồi đợi những thành viên khác tổ chức xã hội hóa giáo dục cho mình, bởi vì họ là người biết rõ nhất mục tiêu và chương trình hoạt động chủ nhiệm lớp, nhu cầu và khả năng của lớp. Nhà trường và GVCN quản lí các hoạt động giáo dục và các hoạt động XHHGD thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và được cụ thể hóa thành các quy định của Nhà trường và GVCN, tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục của lớp. Luôn đảm bảo lợi ích đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện XHHGD, hay nói cách khác mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể đối với CMHS, hoặc các tổ chức xã hội, những cá nhân tham gia XHHGD. Lợi ích của cả hai bên: trường lớp và bên kia gồm CMHS, tổ chức xã hội và cá nhân đều được đảm bảo. Nếu như chỉ đảm bảo lợi ích của một bên, dù từ bất kì phía nào, thì liên minh trong giáo dục này sẽ nhanh chóng tan rã, việc XHHGD sẽ kết thúc tại chỗ. Đó chính là động lực để huy động, thu hút các lực lượng xã hội, các tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân tham gia phối hợp tổ chức thực hiện với các hình thức và mức độ XHHGD khác nhau. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình XHHGD trong lớp, trường. Trường, lớp, các tổ chức chính trị xã 19
- hội, các tổ chức quần chúng, doanh nghiệp, các cá nhân đều có chức năng nhiệm vụ đối với sự phát triển xã hội. Vì vậy, để khai thác phát huy, khyến khích các LLXH tham gia vào hoạt động XHHGD thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, nhiệm vụ của từng đối tác, để mỗi tổ chức xã hội và từng cá nhân tùy theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của mình phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ công tác chủ nhiệm. Khi sự phối hợp phù hợp với khả năng của đối tác thì cả hai bên đều vui vẻ và tự nguyện tham gia. Đảm bảo phát huy tính dân chủ, tự nguyện và đồng thuận của các thành viên trong việc tham gia hoạt động giáo dục. Sự dân chủ, tự nguyện và đồng thuận thể hiện qua sự bình đằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với giáo dục. Dân chủ hóa giáo dục được thể hiện ở chỗ mọi HS đều được hưởng giáo dục, không bị phân biệt bởi bất kì điều gì (như giàu nghèo, do giới tính, do dân tộc…). Dân chủ hóa còn thể hiện ở chỗ công khai hóa, minh bạch sự đóng góp tự nguyện, sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; tạo mọi điều kiện để mỗi người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp phát triển, đóng góp công sức tiền của xây dựng giáo dục, đồng thời có cơ hội được hưởng quyền được giáo dục. Nếu mọi sự đóng góp dù to hay nhỏ về giá trị vật chất từ CMHS, từ các LLXH, các cá nhân đều được công khai và trân trọng thì sẽ động viên, khuyến khích mọi cơ hội XHHGD. Tuân thủ theo pháp luật: XHHGD phải tuân thủ theo qui định pháp luật Nhà nước và các qui định cụ thể của trường, lớp, có nghĩa là các LLXH khi tham gia vào hoạt động giáo dục cần dựa trên cơ sở pháp lí để từ đó có thể triển khai và huy động nguồn lực. Sự tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp lý sẽ làm cho nền GD thực sự dân chủ và bình đẳng, đồng thời làm cho các hoạt động GD cũng như các LLXH tham gia GD có kỉ cương, trật tự, chống các 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 17 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia chuyên đề Sinh thái học
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức, quản lí dạy học và kiểm tra đánh giá trực tuyến đạt kết quả cao cấp THPT
85 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn