Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 7
download
Nghiên cứu đề tài "Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc", nhằm vận dụng những kiến thức đã được tập huấn vào thực tế quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc
- MỤC LỤC STT Nội dung Trang Mục lục 1. 1 Giải thích các từ ngữ viết tắt 2. 2 Lời giới thiệu 3. 3 Tên sáng kiến 4. 4 Tác giả sáng kiến 5. 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 6. 4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 7. 4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 8. 4 Mô tả bản chất sáng kiến 9. 4 Những thông tin cần được bảo mật 10. 16 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 11. 16 Đánh giá lợi ích thu được 12. 16 Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia nghiên cứu 13. 18 Tài liệu tham khảo 14. 19 1
- GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Cao đẳng CĐ 2 Cao đẳng dạy nghề CĐDN 3 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH HĐH 4 Đại học ĐH 5 Đội ngũ giáo viên ĐNGV 6 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 7 Giáo dục quốc phòng GDQP 8 Giáo viên GV 9 Học sinh giỏi HSG 10 Kinh tế Xã hội KT XH 11 Trung học phổ thông THPT 12 Trung học phổ thông quốc gia THPT QG 13 Ủy ban nhân dân UBND 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Quản lý hoạt động dạy – học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông hiện nay phải đổi mới theo định hướng của Nghị quyết số 88/NQQH13, trong đó nhấn mạnh: Dân chủ hóa, phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế của nhà trường, địa phương . Theo Điều lệ trường học, một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn là quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình thì động lực quan trọng để phát triển chính là nhờ chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn quyết định. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy hoạt động của tổ chuyên môn không thực sự phát huy hết sức mạnh, hoạt động có chất lượng. Việc sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động bắt buộc đối với mỗi giáo viên và mỗi nhà trường theo điều lệ trường THPT (điều 19). Theo đó, mỗi tháng giáo viên vẫn có ít nhất hai buổi sinh hoạt chuyên môn; nếu tổ chức tốt buổi sinh hoạt chuyên môn thì đây sẽ là cơ hội để giáo viên được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn như thế nào có hiệu quả là vấn đề đang cần phải giải quyết, tháo gỡ. Thực hiện văn bản số 5555/BGDĐTGDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn SHCM về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá... Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã chỉ đạo sát sao về đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Trung học phổ thông. 3
- Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo, định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; để đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì người Hiệu trưởng nhà trường phải coi hoạt động của tổ chuyên môn là trụ cột, quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của nhà trường, tôi lựa chọn chủ đề "Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc", nhằm vận dụng những kiến thức đã được tập huấn vào thực tế quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài (sáng kiến) và thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả tập trung vào một trong những nhiệm vụ, hoạt động của tổ chuyên môn đó là việc sinh hoạt tổ chuyên môn. 2. Tên sáng kiến "Quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc". 3. Tác giả sáng kiến Họ tên: Nguyễn Thị Châu Yên Địa chỉ: Trường THPT Xuân Hòa Số điện thoại: 0983406202 Email: nguyenchauyen@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Châu Yên 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng vào công tác quản lý việc sinh hoạt tổ chuyên môn trường THPT Xuân Hòa. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 07/09/2018 (Năm học 2018 – 2019) 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4
- 7.1 Thực trạng của vấn đề 7.1.1. Khái quát về trường THPT Xuân Hòa. Năm 1987, trường THPT Xuân Hòa được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục và nhu cầu học của con em và nhân dân các xã Đồng Xuân, Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh và Xuân Hòa. Ra đời trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, với nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành. Trong suốt hơn 30 xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất của nhà trường được các cấp ban ngành quan tâm đầu tư 22 phòng học thông minh, 8 phòng học bộ môn với thiết bị hiện đại, 1 nhà STEM, 01 nhà thể chất cùng nhiều công trình hạng mục được đầu tư mới và sử chữa để đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao qua từng năm học. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học và cao đẳng trên 70% (trong đó có nhiều trường top cao), tỉ lệ HSG các khối luôn đứng trong top 10 của tỉnh (có nhiều giải cao), cuộc thi trải nghiệm sáng tạo như cuộc thi KHKT 01 giải ba quốc tế, nuôi tinh thể 02 giải ba quốc tế. Với 59 CBGVNV đạt chuẩn trở lên (100%); nhiều giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết; nhiều GV đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng bộ giáo dục, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ cấp cơ sở. Nhà trường đã nhận được bằng công nhận trường chuẩn quốc gia ở hai giai đoạn: 2001 – 2010, 2014 – 2019. Hai năm liền là một trong sáu trường tiên tiến tiêu biểu của ngành GD tỉnh Vĩnh Phúc. 5
- Hình ảnh Trường THPT Xuân Hòa trong Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập trường. Năm học 2018 – 2019, nhà trường có 21 lớp với 815 học sinh của ba khối. Khối 10 có 318 HS, khối 11 có 247 HS, khối 12 có 250 HS. Địa bàn phân bố chủ yếu ở khu vực Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh, Nam Viêm. 7.1.2. Thực trạng công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa. 7.1.2.1. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn Thực hiện sự chỉ đạo đổi mới về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường đã chủ động tuyên truyền, tổ chức các cuộc hội thảo bàn về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo đúng tinh thần văn bản số 5555 của Bộ GD&ĐT với thành phần tham gia có lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán. 6
- Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường THPT Xuân Hòa Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đúng bài bản, phát huy năng lực của từng giáo viên trong tổ, được trao đổi, thảo luận, thống nhất đi đến nghị quyết chung nhất của tổ. Từ đó kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn được duy trì và nâng cao chất lượng. Đã có nhiều nhà giáo của tổ đạt kết quả cao trong các cuộc thi, hội thi, có nhiều học sinh đạt kết quả cao trong học tập và được báo cáo chuyên đề thi ôn thi THPT QG. Mỗi tháng, các tổ sinh hoạt chuyên môn 2 lần, mỗi lần đều có chủ điểm, có kế hoạch chi tiết, đều có biên bản ghi lại để đánh giá. Các cá nhân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận nhiệm vụ và hoàn thành các công việc được giao. Kết quả đánh giá cuối năm học đã thể hiện việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn đã có hiệu quả được thể hiện qua kết quả hai mặt của HS, dưới sự kiểm tra, giám sát và đánh giá của Ban giám hiệu. 7.1.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn Trong công tác lãnh đạo, quản lý của nhà trường đối với các tổ chuyên môn có lúc, có nội dung chưa toàn diện, sát với thực tế của từng tổ chuyên môn. 7
- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và hướng dẫn, chỉ đạo sau kiểm tra chưa nhiều. Còn có tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn chưa chỉ đạo, điều hành tổ sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học theo quy trình quy định. Theo đó, việc chấp hành của một bộ phận giáo viên trong tổ chưa tốt. Việc phối hợp với các lực lượng khác (tổ văn phòng, các tổ chức đoàn thể...) trong nhà trường có tổ, có lúc và có nội dung chưa hiệu quả và thiếu gắn kết. Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở một số tổ chưa cao, còn biểu hiện hình thức ở một số nhiệm vụ cụ thể; dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, kết quả học tập của học sinh chuyển biến chậm, giáo viên chưa có nhiều tiến bộ. 7.1.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và tồn tại * Nguyên nhân của những kết quả đạt được. Các tổ chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể của lãnh đạo nhà trường. Đồng thời, luôn có được sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ văn phòng trong quá trình hoạt động. Hầu hết các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó chuyên môn có chuyên môn vững vàng, luôn tâm huyết, trách nhiệm và có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ. Lãnh đạo nhà trường đều là nòng cốt chuyên môn, luôn đi đầu trong hoạt động chuyên môn, luôn lắng nghe và cùng đội ngũ, kịp thời tiếp thu các nội dung chỉ đạo của cấp trên trong quản lý, thực hiện sinh hoạt chuyên môn. Đa số giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết nghề, có chuyên môn vững vàng; luôn có ý thức học hỏi trong sinh hoạt chuyên môn và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng và dạy học. * Nguyên nhân của những tồn tại 8
- Các điều kiện đáp ứng nhu cầu hoạt động của tổ trong quá trình hoạt động còn bất cập như chưa có phòng tổ chuyên môn riêng, TBDH đã có một số xuống cấp, chưa có đủ máy chiếu, máy tính, máy in... riêng cho các tổ. Một số giáo viên, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn còn ngại đổi mới; tổ chức sinh hoạt chuyên môn cơ bản vẫn còn hành chính hóa, tập trung vào nhận xét, đánh giá, xếp loại cách dạy của giáo viên là chủ yếu. 7.1.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên 7.1.3.1. Những điểm mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ chuyên môn trên chuẩn (2/2 thạc sỹ), có bản lĩnh chính trị vững vàng. Hầu hết đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng dạy học nên có thể giúp hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn nhận xét, đánh giá, góp ý được nhiều nội dung chỉ đạo mới và khó. Các tổ chức đoàn thể, tổ văn phòng (nhân viên kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện, y tế...) đều được đào tạo đúng chuyên môn, có khả năng phối hợp tốt với các tổ chuyên môn nên thuận lợi cho hoạt động của tổ chuyên môn. 7.1.3.2. Những điểm yếu Cán bộ quản lý của tổ chuyên môn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ về công tác quản lý tổ chuyên môn; theo đó, chưa chủ động tự bồi dưỡng, còn chờ đợi sự hướng dẫn của lãnh đạo trường. Một số giáo viên trong trường chưa hiểu rõ tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn; chưa biết chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Một số giáo viên còn ngại đổi mới trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục liên quan. 7.1.3.3. Những thuận lợi. 9
- Trường luôn nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT về công tác chuyên môn; sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Thành ủy, UBND thành phố Phúc Yên và các đoàn thể trong khu vực cũng như sự phối hợp tốt trong mọi hoạt động nhà trường. Với bề dày thành tích của nhà trường gắn với đó là kết quả trong công tác quản lý điều hành của lãnh đạo nhà trường, của các tổ trưởng chuyên môn nên đã giúp cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nắm được những điểm mạnh, điểm yếu để quản lý, điều hành tổ có chất lượng. Nhà trường được Sở GD&ĐT giao chủ trì tham mưu, tổ chức một số hoạt động của cụm các trường THPT trên địa bàn (4 trường THPT), trong đó có giao làm cụm trưởng về sinh hoạt chuyên môn cụm; nên đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác trao đổi, giao lưu học tập lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. 7.1.3.4. Những khó khăn, thách thức. Lực lượng nòng cốt chuyên môn mỏng so với quy mô, yêu cầu thực tế của nhà trường; theo đó, đội ngũ kế cận làm quản lý tổ, nhà trường gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng hiệu quả của một số bộ môn thấp so với yêu cầu thực tế và mặt bằng chung của tỉnh. Cơ sở vật chất thiếu sân chơi bãi tập, phòng học sinh hoạt của tổ bộ môn chưa có; thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động của tổ chuyên môn. 7.2. Kinh nghiệm thực tế và những công việc đã thực hiện liên quan đến công tác quản lý đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn Xuất phát từ thực trạng hoạt động liên quan đến công tác quản lý tổ chuyên môn ở trường THPT Xuân Hòa, tôi đã mạnh dạn triển khai mô hình sinh hoạt chuyên môn mới tại nhà trường. 7.2.1. Bồi dưỡng giáo viên theo sinh hoạt chuyên môn mới (sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học). 10
- Tổ chức tập huấn, cung cấp cho giáo viên của trường các nội dung cơ bản của đổi mới sinh hoạt chuyên môn để giáo viên nắm được ưu điểm của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn mới; đồng thời, nhận thức rõ đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) là điều kiện quan trọng nhằm thay đổi trường học, tạo ra sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn chất lượng giáo dục toàn diện. Giới thiệu cụ thể về nội dung sinh hoạt chuyên môn mới; phân tích, so sánh điểm khác biệt giữa việc sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn mới: + Nếu SHCM truyền thống là tập trung vào cách dạy của giáo viên thì SHCM mới chủ yếu tập trung vào việc học của học sinh. + SHCM truyền thống chủ yếu quan tâm đến những học sinh nổi bật (khá, giỏi) còn SHCM mới quan tâm đến tất cả học sinh (HS khó khăn, yếu kém càng được quan tâm nhiều hơn). + SHCM truyền thống đưa ra cách dạy chủ quan, ít có căn cứ; còn SHCM mới coi trọng việc suy ngẫm thực tế trên minh chứng cụ thể. + SHCM truyền thống chủ yếu là để đánh giá, xếp loại giáo viên còn SHCM mới lại quan tâm nhiều hơn đến việc giáo viên nghiên cứu để phát triển. + SHCM truyền thống nặng về khen, chê còn SHCM mới tập trung vào việc cùng nghiên cứu trên minh chứng cụ thể, hỗ trợ để phát triển chuyên môn; lắng nghe lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn để cùng tiến bộ. Các bước tổ chức một buổi SHCM: + Quy trình tổ chức SHCM mới gồm 4 bước: (1) Chuẩn bị bài học; (2) Dự giờ; (3) Suy ngẫm và chia sẻ và (4) Thực hành trong bài học hằng ngày. Bước 1. Chuẩn bị bài học: Giáo viên tự soạn/ khuyến khích giáo viên tự nguyện hoặc tổ chuyên môn, nhóm giáo viên soạn (nhưng người dạy vẫn là người quyết định). Bước 2. Dự giờ: Vị trí người dự giờ là đứng ở 2 bên và bên trên lớp học, với số người dự giờ trong và ngoài tổ chuyên môn; Quan sát học sinh 11
- học; Ghi chép tình huống học tập của học sinh; Suy ngẫm và chia sẻ. Lưu ý cụ thể: Theo SHCM truyền thống vấn đề quan tâm chủ yếu của người dự là kiến thức bài dạy, ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ của giáo viên, kĩ thuật dạy học, nền nếp học tập của học sinh; quy trình, khâu bước có thừa thiếu kiến thức không? Cách trình bày bảng như thế nào? còn SHCM mới thì vấn đề quan tâm chủ yếu của người dự là học sinh học tập như thế nào, khi nào học sinh học thực sự, khi nào học sinh không tập trung vào việc học, tất cả học sinh có hứng thú học tập hay không, hay chỉ có một số em khá giỏi hứng thú còn các em khác làm theo một cách máy móc? giáo viên giúp học sinh vượt qua khó khăn ra sao? Trường THPT Xuân Hòa tổ chức hội thảo SHCM qua nghiên cứu bài học SHCM truyền thống vị trí quan sát của người dự ở cuối lớp nhìn lên giáo viên dạy; còn SHCM mới vị trí quan sát của người dự chủ yếu ở hai bên lớp hoặc bên trên nhìn vào học sinh. 12
- SHCM truyền thống việc ghi chép của người dự chủ yếu tập trung vào nội dung, tiến trình giờ dạy còn SHCM mới người dự chủ yếu ghi chép tình huống học tập của học sinh diễn ra trong giờ học như thế nào, kết quả? Còn về việc suy ngẫm và chia sẻ thì người dạy nêu mục tiêu bài học, ý định thực hiện, thành công và khó khăn... Người dự chia sẻ ý kiến đó là việc học của học sinh nguyên nhân, khó khăn của học sinh nguyên nhân; quan hệ và sự linh hoạt của giáo viên khi điều chỉnh nội dung dạy học; sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh; tình huống nổi trội của giờ học và các biện pháp khắc phục nhằm giúp giáo viên cũng như việc rút ra được bài học kinh nghiệm, về cách thức giảng dạy một bài, chuyên đề... sao có chất lượng. Căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (công văn 5555), của Sở GD&ĐT và của nhà trường; chú ý từng bước trong quy trình thực hiện, giám sát việc phân công nhiệm vụ của tổ chuyên môn, việc thực hiện của nhóm chuyên môn (từ khâu lực chọn bài dạy, thống nhất cách dạy, phân công giáo viên đứng lớp). 13
- Hình ảnh một tiết dạy đổi mới phương pháp của giáo viên Với vai trò là người Hiệu trưởng, đặc biệt là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải chủ động, tập trung nghiên cứu kỹ văn bản để từ đó tư vấn cho tổ trưởng chuyên môn giải quyết có hiệu quả các tình huống. SHCM mới ở đây không được máy móc trong khâu thảo luận rút kinh nghiệm giờ dạy sau buổi sinh hoạt chuyên môn. Vì nếu, máy móc lại là hình thức, theo SHCM truyền thống, dự chỉ để đánh giá, xếp loại là chính. Trong SHCM mới chú ý động viên khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7.2.2. Thành công và nguyên nhân. 7.2.2.1. Thành công. Đối với giáo viên: Đối với giáo viên dạy minh họa sẽ thoải mái, tự tin hơn vì họ không bị bị áp lực bởi quy trình, tiến trình, khâu bước,... như SHCM truyền thống. Đối với giáo viên đi dự giờ, do vị trí ngồi dự thay đổi đã giúp giáo viên có điều kiện để quan sát học sinh kỹ hơn cả về tâm lý, hành vi, thái 14
- độ,... của học sinh trong các tình huống học tập cụ thể của giờ học. Nhận thức của giáo viên tự tin, chủ động, linh hoạt trong việc thiết kế bài dạy và tổ chức tiết học; mối quan hệ giữa giáo viên và giáo viên có sự tôn trọng, tin tưởng, lắng nghe, học hỏi và chia sẻ; giáo viên tích cực, chủ động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Với các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn thì xác định được mục đích của mô hình SHCM mới, giáo viên được thảo luận kĩ về một vấn đề, được thống nhất về cách thức thực hiện, phát huy được tính tích cực của học sinh, giữa thầy và trò được tương tác nhiều hơn, giáo viên có cơ hội đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng nhiều kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh được phát huy các năng lực cá nhân, tự tin hơn. Kết quả qua một năm tổ chức việc SHCM mới, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Giáo viên được nâng cao nhận thức, được tạo cơ hội để phát triển chuyên môn tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo viên và học sinh. 7.2.2.2. Nguyên nhân của sự thành công Lãnh đạo nhà trường kịp thời có hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo SHCM mới trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Hầu hết các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có khả năng tiếp cận những nội dung, hoạt động đổi mới tốt; cùng với nó là nhiều giáo viên đã mạnh dạn, tự tin và tích cực trong việc thực hiện đổi mới. Các giáo viên trong trường đề tích cực tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu những phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học từ đó trao đổi với đồng nghiệp tìm ra những cách thức thực hiện phù hợp với từng chuyên đề, từng kiểu bài, phù hợp với các đối tượng học sinh. Đặc biệt, đối với các giáo viên dạy minh họa. 7.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15
- Qua quá trình thực hiện quản lý đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, chất lượng giáo dục đã có sự tiến bộ rõ, nhất là chất lượng mũi nhọn và thi THPT quốc gia 2019. 7.3.1.Thành tích của giáo viên 100% CBGVNV đạt danh hiệu LĐTT (chưa xét thành tích cao) Thi GVG cấp trường: 8 đ/c. 01 GVG cấp tỉnh. Báo cáo chuyên đề cấp Tỉnh: 05 đ/c 7.3.2. Thành tích của học sinh (cấp Tỉnh) a. Thi KHKT dành cho HSTHPT: 02 giải KK. b. HSG văn hóa HSG văn hóa cấp tỉnh lớp 12: 39 giải (14 HS lớp 11 thi vượt cấp đạt giải) + 9 giải Nhì (Lý: 01; Sinh: 04; Văn: 01; Sử: 01; Anh: 02 ) + 16 giải Ba (Toán: 01; Lý: 01; Sinh: 04; Văn: 01; Sử: 03; Địa 03; Anh: 03). + 14 giải KK (Toán: 03; Lý: 02; Hóa: 04; Sinh: 01; Văn: 01; Địa: 01 Anh: 02). HSG VH cấp tỉnh khối 10: 41 giải – 59,4% + 13 giải nhì (Toán 02; Lý 05; Hóa 02; Sinh 01) + 15 giải 3 (Hóa 02; Sinh 05; Sử 02; Anh 02) + 13 giải KK (toán 01; Lý 02; Hóa 01; Sinh 06) HSG VH cấp tỉnh khối 11: 34 giải – 57,6% + 01 giải nhất (Sử) + 11 giải nhì (Hóa 02; Sinh 05; Sử 02; Anh 02) + 12 giải 3 (Lý 02; Hóa 01; Sinh 02; Văn 03; Địa 01; Anh 03) + 10 giải KK (toán 01; Lý 02; Hóa 02;Văn 01; Địa 03; Anh 01) 7.3.3. Giải TDTT HKPĐ (tính đến thời điểm hiện tại) 05 giải: 01 HCV; 03 HCB; 01 HCĐ 16
- 7.3.4. Thi Đánh thức tài năng (Tiếng Anh: Hùng biện, nhảy múa, hát) 01 HS vào vòng chung kết với 02 nội dung: Phan Thị Hà Anh 11A3 7.3.5. Thi THPT Quốc gia: đỗ 99,6% 7.3.6. Đỗ ĐH, CĐ: trên 70% 7.3.7. Kết quả HK và HL của HS toàn trường XẾP LOẠI HỌC LỰC XẾP LOẠI HẠNH KIỂM SỐ HỌC SINH Lớp Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Sĩ Tổng Lên lớp SL % SL % SL % SL % số SL % SL % SL % số SL % Tổng 318 315 99.06 43 13.52 198 62.26 74 23.27 3 0.94 318 281 88.36 32 10.06 5 1.57 10 Tổng 247 237 95.95 36 14.57 141 57.09 60 24.29 10 4.05 247 229 92.71 13 5.26 5 2.02 11 Tổng 250 250 100 62 24.8 172 68.8 16 6.4 250 238 95.2 12 4.8 12 Toàn 815 802 98.4 141 17.3 511 62.7 150 18.4 13 1.6 815 748 91.78 57 6.99 10 1.23 trường 7.4. So sánh kết quả * Trước khi áp dụng sáng kiến (năm học 2017 – 2018) và sau khi áp dụng sáng kiến) năm học 2018 – 2019. Về kết quả mũi nhọn và các cuộc thi khác Năm học HSG cấp tỉnh Nuôi tinh Đánh thức TDTT thể tài năng 2017 2018 88 giải 2 giải ba QG không 4 huy chương 2018 2019 114 giải 01 giải 3 01 HS vào 5 huy chương quốc tế vòng chung kết 17
- Về kết quả giáo dục hai mặt Năm học Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 2017 2018 88,4 8,5 3,1 0,0 17 62 19 2,0 91,78 6,99 1,23 0,0 17,3 62,7 18,4 1,6 2018 2019 Nhận xét: Qua một năm áp dụng sáng kiến, số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 26 giải. Cuộc thi nuôi tinh thể có 01 giải ba quốc tế. Có HS lọt vào 2 nội dung của vòng chung kết Đánh thức tài năng khối trung học. Về kết quả giáo dục hai mặt: số lượng HSG toàn diện tăng, số lượng HS yếu giảm; ý thức tổ chức kỷ luật của HS tăng lên rõ rệt thông qua kết quả xếp loại hạnh kiểm. 7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tế đối với bốn tổ chuyên môn (Toán – Tin – CN; Văn – NN; Lý – Hóa – Sinh; Sử Địa – GDCD – TD) trường THPT Xuân Hòa. Sáng kiến có thể áp dụng đối với tất cả các nhà trường, nhất là các trường trong khu vực. 8. Thông tin cần bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Xác định rõ tình hình của nhà trường, phân tích thực trạng Xây dựng kế hoạch chi tiết ngay từ đầu năm học, có triển khai cụ thể phù hợp với từng đặc thù tổ chuyên môn, có kiểm tra, giám sát và đánh giá, rút kinh nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn thông qua việc quản lý việc sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông giúp cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, 18
- liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra; Khi sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học phải được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học phải xây dựng được các chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành. Qua quá trình được học tập, bồi dưỡng kiến thức cho CBQL giáo dục, tôi nhận thấy để hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn đạt hiieuj quả cao CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải nhận thức đúng và xem đổi mới sinh hoạt chuyên môn là hoạt động của CBQL, giáo viên theo đó phải thực hiện thường xuyên, liên tục; điểm xuất phát đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phải bắt đầu từ công tác kế hoạch của Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt một số biện pháp, đó là tăng cường quản lí hoạt động chuyên môn, đặc biệt hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn; tăng cường quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, quản lí hoạt động dạy học và bồi dưỡng kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lí hoạt động học tập của học sinh; đảm bảo điều kiện thiết yếu về kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động của tổ chuyên môn, tạo động lực cho hoạt động dạy và học 19
- Với kiến thức đã tiếp thu được cùng với quá trình trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà trường, trong vai trò là Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi đã rút ra được một số giải pháp và một số kinh nghiệm như đã nêu ở trên. Theo đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhằm nang cao hiệu quả quản lý giáo dục, đặc biệt trong công tác quản lý chuyên môn, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, tôi thấy bản thân cần tiếp tục nghiên cứu chuyên đề này nhiều hơn nữa, đó cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi trong quá trình quản lý của mình tại cơ sở. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia nghiên cứu stt Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi áp dụng 1 Nguyễn Thị Châu Yên Trường THPT Tổ chuyên môn Xuân Hòa Xuân Hòa, ngày …/03/ 2020 Xuân Hòa, ngày …/03/ 2020 Xuân Hòa, ngày 25/02/ 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Thị Châu Yên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 286 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 413 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4
37 p | 27 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý thư viện ở trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo hướng trực tuyến
10 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh
51 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 63 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống trực tuyến quản lý và giải quyết nghỉ phép cho học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình
35 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn