Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
lượt xem 5
download
Đề tài "Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10" tập trung nghiên cứu qui trình, biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10” Thuộc bộ môn: Sinh học Tháng 4/2022
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10” Thuộc bộ môn: Sinh học Tác giả: Th.s ĐẶNG THỊ HIỀN - THPT Nghi Lộc 4 Th.s NGUYỄN PHÚ HÒA - THPT Nghi Lộc 2 Th.s HOÀNG THỊ PHƯƠNG - THPT Nghi Lộc 5 Tổ: Khoa học tự nhiên Tháng 4 năm 2022 Số điện thoại liên lạc: 0988269279 - 0975956780 - 0986622162
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2 5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 2 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 8. Dự kiến đóng góp của đề tài......................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 4 1. Một số khái niệm............................................................................................... 4 1.1. Khái niệm “Tự đánh giá” ............................................................................ 4 1.2. Khái niệm “Kĩ năng tự đánh giá”............................................................... 4 1.3. Khái niệm “Đánh giá đồng đẳng” ............................................................. 5 1.4. Khái niệm “Kĩ năng đánh giá đồng đẳng”.................................................. 5 2. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ............................................................................................................................ 6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 7 1. Các văn bản chỉ đạo ....................................................................................... 7 2. Thực trạng sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học 10 ở trường THPT .................................................................... 8 2.1. Muc đ ̣ích nghiên cứu thực trạng................................................................. 8 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng.................................................................... 8 2.2.1. Đối với giáo viên ........................................................................................ 8
- 2.2.2 Đối với học sinh ........................................................................................... 10 2.3. Kết luận về nghiên cứu thực trạng ............................................................. 10 Chương 2: XÂY DỰNG QUI TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO 12 I. XÂY DỰNG QUI TRÌNH SỬ DỤNG TĐG VÀ ĐGĐĐ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10............................ 12 1. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT ....................................................................................................................... 12 2. Qui trình tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT.............................................................. 12 3. Mô tả qui trình tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT..................................................... 13 II. QUI TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TĐG VÀ ĐGĐĐ CHO HỌC SINH ......................................................................................................................... 15 1. Xây dựng và mô tả qui trình ....................................................................... 15 2. Ví dụ minh họa về rèn luyện kĩ năng TĐG và ĐGĐĐ cho HS ........ 16 2.1. Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh 16 trong dạy học phần Sinh học tế bào về kiến thức .......................................... 2.2. Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào về khả năng vận dụng vào thực tiễn 21 2.3. Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào về thái độ ............................................... 29 2.4. Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào về kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng tư 33 duy ........................................................................................................... Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 40 1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 40 2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 40 3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm....................................................... 40
- 4. Phân tích kết quả thực nghiệm .................................................................. 40 4.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ............................................. 40 4.1.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm .................................................... 40 4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm ........................................................ 42 4.1.3. So sánh kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN...... 43 4.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm .................................................... 45 4.3. Kết luận chung về thực nghiệm.................................................................. 45 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 1. Kết luận .............................................................................................................. 46 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 46 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS Học Sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo TĐG Tự đánh giá ĐGĐĐ Đánh giá đồng đẳng KNTĐG Kỹ năng tự đánh giá KNĐGĐĐ Kỹ năng đánh giá đồng đẳng
- Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá: Chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, phẩm chất người học. Theo Nghị quyết 29 TW8, đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐT là “đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở Giáo dục - Đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Thực hiện đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới giáo dục THPT hiện nay là vấn đề nổi lên hàng đầu nhằm từng bước củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, Bộ GD & ĐT đã và đang có những chuẩn bị kỹ lưỡng về thay đổi chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá… Trong đó, theo chúng tôi việc thay đổi về khâu đánh giá là cực kỳ quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công của công cuộc đổi mới này. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu căn bản và then chốt của quá trình dạy học. Vì thế, có thể xem đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là bánh lái điều khiển quá trình dạy học, đóng vai trò kiểm chứng kết quả đổi mới nội dung, phương pháp theo mục tiêu môn học đã đề ra trong những thời điểm nhất định; giúp cho việc định hướng, điều chỉnh kế hoạch dạy học tiếp theo tiến hành phù hợp và có hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tiễn dạy học: Hiện nay, sĩ số của mỗi lớp học đông (>= 40 em), GV gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đánh giá từng HS sau mỗi hoạt động học trong quá trình dạy học. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho phép học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá, chia sẻ với GV gánh nặng trong đánh giá, để làm được việc này GV cần hướng dẫn, rèn luyện cho HS kĩ năng TĐG và ĐGĐĐ; và khi có kết quả TĐG và ĐGĐĐ GV sẽ đánh giá HS một cách chính xác hơn. Khi HS tham gia TĐG và ĐGĐĐ, HS không chỉ cung cấp những thông tin về kết quả học tập của bản thân sau khi tự đánh giá và được đánh giá, mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực và sáng tạo, sự linh hoạt và đồng cảm…tạo thêm động lực cho HS trong quá trình học tập, khích lệ lòng ham học và nhu cầu khẳng định của HS. Trong dạy học, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng là một trong những hình thức đánh giá tích cực và phát huy nhiều ưu điểm. Tự đánh giá (TĐG) và đánh giá đồng đẳng (ĐGĐĐ) giúp cho học sinh (HS) xác nhận kết quả học tập của bản thân và bạn học đạt được mục tiêu học tập về kiến thức, kĩ năng, thái độ thuộc lĩnh vực nào đó hay không, từ đó phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu; xem xét năng lực của bản thân HS, năng lực của bạn học; đưa ra thông tin phản hồi phù hợp, kịp thời và rút kinh nghiệm cho bản thân người đánh giá; điều chỉnh và nâng cao chất lượng học tập. Do vậy, giáo viên (GV) cần tổ chức rèn luyện kĩ năng tự đánh giá (KNTĐG) 1
- và ĐGĐĐ cho HS. Nếu được rèn luyện, HS sẽ phát triển năng lực tự điều chỉnh, năng lực thích ứng, năng lực tự học, tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực phản biện. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng qui trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng thông qua dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Qui trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. - Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 THPT 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu qui trình, biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được qui trình, đề xuất được biện pháp tổ chức dạy học phù hợp sẽ rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong đánh giá quá trình dạy học. - Điều tra thực trạng sử dụng hình thức tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của GV và của HS ở một số trường THPT trên địa bàn Huyện Nghi Lộc. - Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 làm cơ sở xác định các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng cho HS. - Đề xuất qui trình, biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS. - Triển khai thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã đặt ra. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp quan sát và điều tra 2
- - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Dự kiến đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong đánh giá quá trình dạy học. - Xây dựng qui trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng cho HS. - Thiết kế và sử dụng bộ tiêu chí tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10. 3
- Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Một số khái niệm 1.1. Khái niệm “Tự đánh giá” TĐG là một quá trình đưa ra những qui định, tiêu chuẩn về hiệu suất công việc đạt được, sau đó đưa ra các phán đoán, nhận xét về kết quả và chất lượng công việc dựa vào các tiêu chuẩn đưa ra. TĐG là một phương pháp đánh giá quá trình, trong đó HS phản ánh và đánh giá chất lượng công việc và học tập của họ, đánh giá mức độ mà họ hoàn thành các mục tiêu hoặc các tiêu chí một cách rõ ràng, phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu và sửa đổi cho phù hợp . Tác giả Nguyễn Thị Dung cho rằng: “TĐG là một quá trình, trong đó HS phản ánh và đánh giá chất lượng việc học tập của mình, đánh giá mức độ mà họ thể hiện các mục tiêu và các tiêu chí học tập được qui định rõ ràng, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó điều chỉnh việc học cho phù hợp”. “TĐG trong học tập là quá trình HS tự nhận xét về sự tiến bộ của bản thân bao gồm cả kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ học tập hoặc xác định mức độ đạt được mục tiêu đặt ra của bản thân dựa vào một số tiêu chí cụ thể”. 1.2. Khái niệm “Kĩ năng tự đánh giá” Theo tác giả Đinh Quang Báo, KNTĐG kết quả học tập được hiểu “là khả năng thực hiện một hành động hay một chuỗi hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác định mức độ đạt được của kiến thức, kĩ năng của bản thân so với mục tiêu đề ra”. Như vậy, KNTĐG là “khả năng thực hiện” các hành động để có thể đưa ra được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu đề ra. Thêm vào đó, khi người học nhận xét sự tiến bộ của bản thân thì sẽ có những biện pháp cải thiện hiệu quả. Do vậy, theo chúng tôi: “KNTĐG trong học tập là khả năng người học tự nhận xét về sự tiến bộ của bản thân bao gồm cả kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ học tập hoặc xác định mức độ đạt được mục tiêu đặt ra của bản thân dựa vào một số tiêu chí cụ thể. Từ đó, đưa ra quiết định điều chỉnh nhằm đạt được kết quả học tập tốt hơn”. Theo chúng tôi, ở mức độ HS THPT, KNTĐG của HS có cấu trúc như sau: Tiêu chí Biểu hiện Thực hiện tự HS nhận nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ (có thể là câu kiểm tra hỏi, bài tập, bảng hỏi...) để kiểm tra về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình học tập: trong hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm, thuyết trình, tự học trên lớp hay ở nhà để làm cơ sở cho việc TĐG. 4
- Tự nhận xét Dựa vào các tiêu chí đánh giá HS đưa ra nhận định chính xác, khách quan về quá trình học tập của bản thân;sự tiến bộ, những điểm mạnh và điểm yếu; mức độ đạt được mục tiêu đề ra. Ra quiết định Để xuất các biện pháp cụ thể điều chỉnh hoạt động học tập của và điều chỉnh bản thân, bao gồm xác định: việc học - Cách khắc phục điểm yếu, những khó khăn bản thân mắc phải. - Cách phát huy điểm mạnh. - Kế hoạch để nâng cao chất lượng học tập trong tương lai. Bảng 1. Cấu trúc KNTĐG trong quá trình học tập 1.3. Khái niệm “Đánh giá đồng đẳng” ĐGĐĐ là một hình thức đánh giá có sự tham gia của HS trong một lớp, HS sẽ cung cấp các phản hồi về công việc của bạn bè. ĐGĐĐ trong học tập là quá trình HS thu nhận thông tin thông qua các sản phẩm học tập của bạn học, dựa vào các tiêu chí cụ thể, đưa ra những nhận xét về sự tiến bộ hoặc mức độ đạt được mục tiêu của bạn học. Từ đó, giúp cho bạn học có thể đưa ra những quiết định nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh và điều chỉnh nhằm tiến bộ hơn trong học tập. 1.4. Khái niệm “Kĩ năng đánh giá đồng đẳng” Năng lực ĐGĐĐ ở HS là khả năng, thao tác hành động đáp ứng yêu cầu/nhiệm vụ khi tiến hành theo dõi, nhận định về hiệu quả quá trình học tập của bạn cùng học so với các tiêu chuẩn đã xác định, trong điều kiện cụ thể trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho bản thân, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong tương lai”. Như vậy, kĩ năng ĐGĐĐ là kĩ năng có được sau khi HS thực hiện các hành động quan sát, theo dõi quá trình học tập của bạn học để thu thập thông tin làm cơ sở cho quá trình đánh giá và hành động này được lặp lại nhiều lần khác nhau. Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi KNĐGĐĐ của HS có thể hiểu là: khả năng thu nhận thông tin thông qua các sản phẩm học tập của bạn học, dựa vào các tiêu chí cụ thể, đưa ra những nhận xét về sự tiến bộ hoặc mức độ đạt được mục tiêu của bạn học. Từ đó, giúp bạn đưa ra những quiết định phù hợp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh và điều chỉnh nhằm tiến bộ hơn trong học tập cho bản thân và bạn cùng học. Cấu trúc của kĩ năng ĐGĐĐ bao gồm các tiêu chí sau: Tiêu chí Biểu hiện Thu thập - HS tiến hành quan sát bạn học để thu thập các thông tin về kiến thông tin thức, kĩ năng, thái độ khi tham gia hoạt động nhóm, làm thí nghiệm, thuyết trình, quá trình tự học trên lớp hoặc ở nhà. - Hoặc HS kiểm tra bài tập về nhà, bài kiểm tra trên lớp của các bạn và ghi chép lại thông tin thu được. 5
- Rút ra nhận - Đối chiếu các thông tin thu được với các tiêu chí đánh giá. xét dựa vào - Đưa ra thông tin phản hồi chính xác, cụ thể, chi tiết về mức độ các tiêu chí đạt được các tiêu chí; các điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ của bạn học; ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, thân thiện, có tính xây dựng tạo với người được đánh một không khí tin tưởng, an toàn (không đe dọa, không gây áp lực và không làm tổn thương bạn học). Định hướng - Xác định những nguyên nhân chính gây ra hiện trạng về thành thực hiện cách tích học tập của bạn học, từ đó gợi ý: thức điều + Các biện pháp khắc phục điểm yếu, khó khăn mà bạn cùng học chỉnh hoạt mắc phải để thay đổi thực trạng theo hướng mục tiêu học tập đã động đề ra. + Cách phát huy những điểm mạnh. + Các biện pháp cải tiến chất lượng việc học của bạn cùng học. - Điều chỉnh việc học của bản thân: + Học hỏi những điểm mạnh của bạn cùng học và rútra bài học từ những sai lầm mà bạn mắc phải. + Đưa ra quiết định phù hợp điều chỉnh việc học của bản thân Bảng 2. Cấu trúc kĩ năng ĐGĐĐ trong quá trình học tập 2. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau: - Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quiết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; - Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau: - Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. - Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quiết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là: 6
- - Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kĩ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,...); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học. - Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng qui chế đánh giá, xếp loại ban hành. - Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Các văn bản chỉ đạo Thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông: - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. - Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. 7
- Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT: - Đa dạng hình thức và tăng số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên để đánh giá được quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ người học. Tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên như: thông qua thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập của học sinh. Công văn số 1864/SGD&ĐT-GDTrH ngày 16/9/2020 của Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá theo Thông tư số 26/2020/TT- BGDĐT. 2. Thực trạng sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học 10 ở trường THPT 2.1. Muc đ ̣ích nghiên cứu thực trạng Nghiên cứu thực trạng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng môn Sinh học 10 ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc nhằm tìm ra những điểm hạn chế trong tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, cách khắc phục những hạn chế. Qua đó sẽ cho phép trả lời một số câu hỏi như: tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng môn Sinh học 10 ở trường THPT đang được thực hiện như thế nào trong các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc hiện nay? Thực trạng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng môn Sinh học 10 ở trường THPT so với yêu cầu về KTĐG theo định hướng phát triển năng lực được trình bày trong khung lý luận có những hạn chế gì và cần phải thay đổi như thế nào? tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng hiện nay có đo được mức độ tiếp nhận và tiến bộ của HS cũng như giúp họ phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng?... 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Đối với giáo viên Quá trình điều tra, chúng tôi đã thu nhận được tổng số 27 ý kiến của GV từ các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Cụ thể, trong tổng số 27 GV được điều tra, về kinh nghiệm giảng dạy. Số năm công tác dưới 5 năm 5 - 9 năm 9 – 15 năm trên 15 năm Tỉ lệ % 7.4% 22.6% 23.3% 46.7% Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: a) Nhận thức về vai trò của TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học môn Sinh học 10 THPT. Có 44,4% GV được điều tra cho rằng, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng có vai trò quan trọng, 51,8% cho rằng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng có vai trò rất quan trọng trong dạy học. Như vậy, hầu hết các GV đều nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học. Chỉ có 3,8% 8
- GV cho rằng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học không có vai trò quan trọng. Phần lớn GV nhận thức đúng về mục đích quan trọng nhất của tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng là xác nhận kết quả học tập của mình và bạn học; phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bạn học; đưa ra thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Biểu đồ khảo sát về vai trò của TĐG và ĐGĐĐ 3.80% 44.40% 51.80% Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Biểu đồ 1. Khảo sát về vai trò của TĐG và ĐGĐĐ b) Thực trạng sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học Sinh học 10. - Việc sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học 10: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 48,2% GV thỉnh thoảng sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học, một tỷ lệ lớn GV (22,2%) hiếm khi sử dụng hình thức này, chỉ có 29,6% GV thường xuyên áp dụng đánh giá đồng đẳng vào trong bài dạy. Điều đó chứng tỏ, mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng đánh giá đồng đẳng, GV chưa thực sự chú trọng vận dụng hình thức đánh giá đồng đẳng vào quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả học tập của HS. Biểu đồ khảo sát về mức độ sử dụng TĐG và ĐGĐĐ 22.20% 29.60% 48.20% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Biểu đồ 2: Thực trạng sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học Sinh học 10 9
- 2.2.2 Đối với học sinh Chúng tôi đã thu thập được tổng cộng 120 ý kiến của HS học lớp 10 tại trường THPT Nghi Lộc 2, Nghi Lộc 4, Nghi Lộc 5 trên địa bàn huyện Nghi Lộc về thực trạng sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học môn Sinh học 10. Kết quả điều tra cụ thể như sau: Có 58,3% HS rất hứng thú và 16,7% hứng thú với việc sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học môn Sinh học. Còn lại, 13,3% các em cảm thấy bình thường và 11,7% không hứng thú. Biểu đồ khảo sát mức độ hứng thú của HS về sử dụng TĐG và ĐGĐĐ 11.70% 13.30% 16.70% 58.30% Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Biểu đồ 3: Mức độ hứng thú của HS khi sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học Sinh học 10 Qua đây, chúng ta thấy đa số HS đều có hứng thú với việc sử dụng TĐG và ĐGĐĐ trong dạy học. 2.3. Kết luận về nghiên cứu thực trạng Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học 10 THPT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc cho phép rút ra một số kết luận: Có thể nói, nhận thức của GV về sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học đang ngày càng được nâng cao. Bên cạnh mục đích cho điểm và xếp loại HS, GV cũng đã bắt đầu nhận thức được mục đích quan trọng nhất của KTĐG là để HS xác nhận kết quả học tập của chính bản thân và bạn học về các mục tiêu học tập: kiến thức, kỹ năng, thái độ; phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và xem xét năng lực của bản thân và bạn học; đưa ra thông tin phản hồi phù hợp, kịp thời; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho bạn, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, có một khoảng cách khá xa giữa nhận thức và việc triển khai thực hiện. Trên thực tế GV chưa chú trọng lên kế hoạch đánh giá đồng đẳng ngay từ khâu soạn giáo án, chưa chú trọng xây dựng công cụ đánh giá, qui trình sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng vẫn chưa được thực hiện 10
- thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, việc phản hồi sau khi tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng chưa được GV quan tâm đúng mức. Do đó, sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng nhìn chung mang nặng tính hình thức, GV chưa thực sự đi sâu để phát huy năng lực cho HS. Dựa vào kết quả điều tra trên, chúng tôi cho rằng việc sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và đánh giá KQHT môn Sinh học 10. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải củng cố thêm nền tảng lí luận, xây dựng công cụ tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cụ thể và thống nhất để có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế dạy học. 11
- Chương 2: XÂY DỰNG QUI TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO I. XÂY DỰNG QUI TRÌNH SỬ DỤNG TĐG VÀ ĐGĐĐ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10. 1. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 bao gồm nội dung 4 chương|: Chương I: Các thành phần hóa học của tế bào được xếp đầu tiên, bởi đó là kiến thức cơ sở để học lên các phần kiến thức sâu hơn. Chương II: Cấu trúc của tế bào gồm tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản hơn nên học sinh được học trước, tế bào nhân thực có nhiều bào quan phức tạp như lưới nội chất, ti thể, lục lạp… được học sau. Học sinh được cung cấp kiến thức về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất sau khi đã được trang bị kiến thức về cấu tạo, chức năng của màng sinh chất. Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào được học ngay sau đó, sau khi học sinh có được kiến thức về cấu trúc tế bào, chức năng của các bào quan để có mối liên hệ với chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Đây tiền đề cho các quá trình sinh lý khác như sinh trưởng, phát triển, sinh sản. Trong chương này học sinh được tìm hiểu về chuyển hóa năng lượng của tế bào nhờ ATP, sự chuyển hóa vật chất của enzim, quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng. Bên cạnh đó, học sinh được tìm hiểu về quá trình hô hấp và quang hợp - 2 quá trình có sự sinh năng lượng ATP. Sau khi có đầy đủ kiến thức về một tế bào như thành phần hóa học, cấu trúc của một tế bào, các dạng chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào thì học sinh được học về cách tế bào sinh ra theo cơ chế phân bào. Chương IV. Đầu tiên là khát quát về chu kì của tế bào rồi đến các hình thức phân chia tế bào. Các em sẽ được học từ đơn giản đến phức tạp, từ quá trình nguyên phân dễ hiểu đến quá trình giảm phân phức tạp hơn. Ở mỗi hình thức phân chia tế bào học sinh được học về các giai đoạn cụ thể và ý nghĩa của nó là quá trình nguyên phân sẽ giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển, giảm phân đảm bảo việc duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng và ổn định của loài. 2. Qui trình tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT, chúng tôi xác định qui trình thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học như sau: 12
- Xác định mục Xác định tiêu Xây dựng các Tổ chức thực đích TĐG, chí TĐG, công cụ TĐG, hiện TĐG, ĐGĐĐ ĐGĐĐ ĐGĐĐ phù hợp ĐGĐĐ Hình 1: Qui trình sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học 3. Mô tả qui trình tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT Công việc cụ thể ở các bước sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học như sau: - Bước 1: Xác định mục đích đánh giá đồng đẳng Trước khi thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, GV cần xác định mục đích của tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng là: tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng giúp HS xác nhận kết quả học tập của bản thân và của bạn học về các mục tiêu học tập: kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực nào đó; phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và xem xét năng lực của mình và bạn học; đưa ra thông tin phản hồi phù hợp, kịp thời; rút kinh nghiệm cho bản thân, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả học tập. - Bước 2: Xác định tiêu chí tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng Trước khi phát triển đánh giá của HS, GV giao nhiệm vụ cho HS và phổ biến các tiêu chí đánh giá đến HS để các em thực hiện nhiệm vụ. Việc giao nhiệm vụ đánh giá cho HS theo kế hoạch đánh giá đã xây dựng trước đó. Sau khi nhiệm vụ được phổ biến đến HS, GV đồng thời cung cấp cho các em tiêu chí đánh giá cũng như các yêu cầu kèm theo nhiệm vụ. Trong một số trường hợp, các tiêu chí đánh giá có thể tiếp tục được GV đưa ra để HS thảo luận và xây dựng ở trên lớp học. Quá trình này (nếu có) sẽ được tiến hành theo các bước sau: + GV giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu theo cá nhân/ nhóm và yêu cầu HS đề xuất các tiêu chí đánh giá. + Tiến hành cùng với cả lớp phân tích những tiêu chí HS đã đề xuất nhằm lựa chọn các tiêu chí đúng, phù hợp để sử dụng. + Trong trường hợp các tiêu chí được đề xuất chưa đầy đủ, GV gợi ý thêm để HS đưa ra tiêu chí mới hoặc cung cấp những tiêu chí mình đã xây dựng và thống nhất với HS về các tiêu chí đánh giá đó. + GV hoàn thiện các tiêu chí đánh giá và cung cấp chúng đến HS để các em dựa trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ. + GV dựa trên các tiêu chí đã hoàn thiện sau thảo luận tiến hành xây dựng các công cụ chấm điểm phù hợp để thu thập kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. - Bước 3: Xây dựng các công cụ tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng phù hợp. 13
- Mỗi tiêu chí được mô tả chi tiết, về yêu cầu, mức độ, cách thức đạt được... khi đó ta có bản mô tả dựa trên các tiêu chí chúng ta biên soạn bộ công cụ đánh giá. Có rất nhiều công cụ có thể dùng để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, bao gồm công cụ ra lệnh và công cụ chấm điểm. Công cụ ra lệnh bao gồm câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra… Công cụ chấm điểm gồm đáp án và thang điểm, rubric…Mỗi công cụ đều có các ưu, nhược điểm riêng. Để có thể đánh giá chính xác, cần lựa chọn công cụ phù hợp cho phép thể hiện được tối đa các mức độ của kỹ năng. Sau khi đã lựa chọn được một hoặc một vài công cụ phù hợp, cần thiết kế sao cho có thể áp dụng vào tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng một cách tốt nhất. Đến nay qui trình xây dựng bộ công cụ đánh giá nói chung, qui trình xây dựng đề kiểm tra nói riêng thường gồm các bước chủ yếu như sau. • Làm rõ mục đích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng • Xác định đối tượng cần đánh giá • Xây dựng tiêu chí tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng • Xây dựng công cụ ra lệnh (đề kiểm tra, câu hỏi, bài tập…). Thẩm định câu hỏi và chỉnh sửa • Xây dựng công cụ chấm điểm: bản mô tả (mức độ cần đạt; đơn vị kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra...) Trong tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, công cụ chấm điểm thương được sử dụng nhất là Rubric. Rubric là công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn giáo dục và dạy học hiện nay trên thế giới. Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Các Rubric dùng trong dạy học được thiết kế cho các mục đích đánh giá khác nhau, song đều dựa trên cùng một nguyên tắc chung: so sánh, đối chiếu và kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động. Có thể coi mỗi Rubric là một ma trận 2 chiều giúp xác định (đo) giá trị kết quả mà người học đạt được tại một “toạ độ” bất kỳ của kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ. “Toạ độ giá trị” bất kỳ này của người học được xác định và mô tả chi tiết theo chuẩn, tiêu chí (chỉ số) và mức chất lượng. Sau khi xây dựng xong công cụ đánh giá, GV cần kiểm định công cụ bằng cách cho HS thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trên lớp để phát hiện xem công cụ đã dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của HS chưa, có thể điều chỉnh hoặc thay đổi công cụ nếu cần thiết. - Bước 4: Tổ chức thực hiện đánh giá đồng đẳng Sau khi đã thống nhất các tiêu chí và giao nhiệm vụ cho HS, GV tổ chức cho các em thực hiện chúng theo yêu cầu. Việc tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng thường được tiến hành sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
26 p | 159 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung Hàng hóa - Giáo dục công dân 11
31 p | 43 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT
60 p | 43 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng làm bài một số loại câu giao tiếp trong đề thi THPT Quốc gia được lồng vào tiết dạy phụ đạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Lý Tự Trọng
24 p | 56 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập Nhị thức Newtơn
40 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương
12 p | 65 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực độc lập của học sinh qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương nhóm Halogen lớp 10 trung học phổ thông
39 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn