Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường trung học phổ thông
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí là hợp lí có hiệu quả. Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát do giáo viên cung cấp và gợi mở. Tạo hứng thú và tính tích cực học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường trung học phổ thông
- PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhưng lại là môn khó thăng tiến trong xã hội; nếu như có quan tâm đến thì phần lớn liên quan đến vấn đề thi cử và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn hạn chế thì một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Việc sử dụng những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí ở trường THPT. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường trung học phổ thông.” để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy Địa lí ở trường THPT từ nhiều năm học nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí Tự nhiên ở bậc Trung học Phổ thông, ý nghĩa địa lí của thơ ca dao, tục 1
- ngữ, thơ ca, câu hát có đề cập trong đề tài nhằm: - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí là hợp lí có hiệu quả. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát do giáo viên cung cấp và gợi mở. - Tạo hứng thú và tính tích cực học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn Địa lí. - Rèn luyện kĩ năng tiếp cận, phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn, tư duy sáng tạo, tự học cho học sinh. - Xây dựng các ví dụ cụ thể có sử dụng thơ ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát vào từng phần, từng bài trong phần Địa lí Tự nhiên ở bậc Trung học Phổ thông. - Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát Việt Nam. - Khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất trong các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa trong việc đáp ừng với yêu cầu áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. 3. Đối tượng nghiên cứu Chương trình Địa lí Tự nhiên ở bậc THPT 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học những phần nội dung có liên quan trong chương trình Địa lí Tự nhiên ở bậc THPT mà tôi biết. Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát” . Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện học tập khác. 5. Thời gian nghiên cứu Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020 - 2021 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập, tổng hợp các kiến thức về cơ sở lí luận của đề tài; sưu tầm và xây dựng cách thức lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát vào từng tiết học cụ thể. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Ứng dụng sáng kiến vào từng tiết học cụ thể trên lớp. Từ đó, đánh giá hiệu quả thực hiện qua không khí học tập trên lớp và kết quả học tập của học sinh. - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu: Lấy ý kiến học sinh theo các mẫu phiếu đánh giá, tiến hành kiểm tra đánh giá định kì kết quả học tập của HS. Từ đó, xử lí số liệu đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp, khách quan nhất. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn học sinh qua phiếu điều tra, trao đổi 2
- với đồng nghiệp về việc áp dụng phương pháp này. -Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK Địa lí ở phần Địa lí Tự nhiên. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng các lí luận liên quan đến việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong việc tạo hứng thú học tập môn Địa lí ở phần Địa lí Tự nhiên cho học sinh . - Sưu tầm và giới thiệu các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có thể sử dụng để giảng dạy phần Địa lí Tự nhiên ở trường Phổ thông. - Thiết kế một giáo án mẫu có sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong quá trình giảng dạy. - Khảo sát tính khả thi của đề tài và từ đó có những kết luận, kiến nghị trong quá trình áp dụng đề tài PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí). Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả 3
- năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú thì sẽ không có kết quả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…) Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tập môn Địa lí là yêu cầu quan trọng của giáo viên Địa lí. Khi hỏi các em nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học thì đa số các em cho rằng do nhân tố người dạy. Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn. Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi địa lí,… tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng thơ ca, ca dao, tục ngữ sao cho phù hợp với bài học, nội dung học cũng tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh. Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, năm chữ. Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn của người xưa. Tục ngữ là các “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác”. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt trong cuộc sống. Thơ ca, câu hát là một khái niệm chỉ các sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn súc tích, nhiều ý cô đọng. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc. Những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát sử dụng trong bài học Địa lí không chỉ giúp HS ôn lại kiến thức văn học mà còn giúp em các giải thích được những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết qua nhiều thế hệ dựa trên cơ sở khoa học. Như vậy, bản thân của ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong 4
- quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm tính hấp dẫn cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tác giả sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan cho phù hợp. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong thực tế Địa lí đã có trong những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca và các câu hát - đó là sự kết tinh, lắng đọng vốn sống và những kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao, tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên... mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm. Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành thì việc khai thác ý nghĩa địa lí của những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT, các trường Đại học đã đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập môn Địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Và do đặc thù, điều kiện cở sở vật chất phục vụ cho việc dạy học ở các trường học khác nhau nên cách thức nghiên cứu và sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát vào dạy học Địa lí sẽ có sự khác nhau ở các trường cụ thể. Chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Phạm Hồng Thái (Hưng Nguyên- Nghệ An)- nơi tôi trực tiếp giảng dạy, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học địa lí được 5
- nâng lên rõ rệt. 2.2.Phân tích thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí ở trường THPT * Khảo sát thực tế: Tôi đã điều tra bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp 12 giáo viên dạy Địa lí ở 5 trường THPT trong huyện với nội dung: thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông. * Kết quả: - Có 3 giáo viên nêu được vai trò của ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học. - Có 3 giáo viên nêu được lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học. - Có 1 giáo viên đôi khi có sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học nhưng chỉ sử dụng những câu có trong sác giáo khoa và chỉ dạy trong phân tích nội dung kiến thức, chưa từng sử dụng trong các khâu mở bài, củng cố, kiểm tra kiến thức hay hướng dẫn học. Như vậy có thể thấy rằng đa số giáo viên chưa nắm rõ được vai trò, các lưu ý và cách sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học. Hầu hết giáo viên chưa sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong bài dạy. Khi dự giờ các đồng nghiệp cùng bộ môn, tôi ít thấy sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học. *Nguyên nhân - Dạy học Địa lí bằng ca dao, tục ngữ, thơ ca đòi hỏi người giáo viên phải phải đầu tư thời gian và trí tuệ để nghiên cứu, sưu tầm để lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát sát với nội dung từng bài học tránh sa đà làm mất tính đặc thù của bộ môn là một khâu rất khó. Điều này đòi hỏi giáo viên khi soạn bài phải cân nhắc thật kĩ những nội dung cần đưa vào, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ nội dung mà mình muốn học sinh đạt được. - Việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, vốn văn hóa sâu rộng và có hiểu biết các vấn đề thực tế liên quan tới môn học, phải thấu hiểu và yêu thương học sinh của mình. Tuy nhiên, còn một số giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa ý thức tích cực cải tiến phương pháp dạy học nên dẫn đến chất lượng giờ học chưa tốt, không kích thích được tính tích cực và hứng thú của học sinh đối với bộ môn Địa lí. 2.3. Tình hình nghiên cứu Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến: 6
- - Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ dự báo thời tiết, khí hậu địa phương để phục vụ dạy – học môn Địa lí phần địa lí địa phương.” - Sáng kiến kinh nghiệm: “Địa lí trong ca dao, tục ngữ” vv... Đề tài “Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường THPT .” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát liên quan đến địa lí, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát này góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đo lường bằng hai cách: kết quả kiểm tra đánh giá về điểm số và tìm hiểu nhận thức - thái độ - hành vi của học sinh đối với việc giáo viên sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca trong dạy học (từ đó đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh). CHƯƠNG II. SỬ CA DAO, TỤC NGỮ, THƠ CA, CÂU HÁT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THPT 1. Những lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát vào giảng dạy Địa lí. Việc lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát vào bài học Địa lí yêu cầu Giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học,đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Tùy vào từng bài, từng phần nội dung bài học, Giáo viên chọn những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có liên quan để tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tránh lạm dụng vì có thể dẫn tới sự lan man, không tập trung vào nội dung trọng tâm của bài. Ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có thể lồng ghép vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học một cách linh hoạt như giới thiệu vào bài, kiểm tra bài cũ, vào nội dung bài, củng cố, hướng dẫn học ở nhà. Trên thực tế có nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong thơ ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát. Vì vậy, việc lựa chọn điển hình phải dựa trên những tiêu chí cụ thể. Ngày nay, một số câu ca dao, tục ngữ không còn chính xác nữa. Do đó, khi giảng dạy cần phải đặt trong từng trường hợp mà lí giải và chỉ ra cho học sinh chỗ đúng và chỗ không phù hợp để học sinh vừa hiểu kiến thức và vừa mở rộng được vấn đề thực tế. 7
- 2. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong giảng dạy Địa lí Tự nhiên ở trường THPT Do sự phong phú về nội dung của ca dao, tục ngữ, thơ ca, bài hát như: thể hiện các quy luật tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên - tự nhiên, giữa tự nhiên - đời sống sản xuất của con người, dự báo về thời tiết khí hậu, mối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền… Nên khi dạy học Địa lí Tự nhiên có thể sử dụng được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát. Ở phần nội dung này tôi cũng xin liệt kê và đưa ra các câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ, câu hát được ứng dụng trong nhiều bài thuộc chương trình Địa lí Tự nhiên 10 và 12. Có nhiều cách để đưa ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát lồng ghép vào bài giảng Địa lí: 2.1.Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để phục vụ cho hoạt động khởi động Ví dụ: Khi dạy bài 2 - Địa lí 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. GV có thể khởi động bằng câu thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân trong tác phẩm “Trường ca Nguyễn Văn Trỗi”. “ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa” GV: Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là điểm cuối tận cùng về phía nam của lãnh thổ nước ta. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta. Ví dụ: Khi dạy bài 11 – Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. GV có thể khởi động bằng cho HS nghe một số câu trong bài hát “Gửi nắng cho em”. Thơ Bùi Văn Dung, nhạc Phạm Tuyên. GV: Các câu hát trên mô tả về hiện tượng thiên nhiên nào ?.... 2.2.Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong hoạt động hình thành kiến thức mới Trong quá trình hình thành kiến thức mới, để khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú học tập cho HS, GV có thể áp dụng các cách sau: - Dùng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để gợi mở giúp HS tìm ra kiến thức : Ví dụ : Khi dạy bài 9(tt) - Địa lí 10 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. GV sử dụng thành ngữ “Nước chảy đá mòn” và hỏi: Bằng kiến thức Địa lí đã học hãy giải thích câu ca dao trên? GV giải thích ý nghĩa: Nước là nhân tố ngoại lực, chính dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa có thể bào mòn làm thay đổi bề mặt địa hình, làm cắt 8
- xẻ, bào mòn hoặc hình thành các khe rãnh trên bề mặt địa hình… Như vậy chúng ta cho học sinh giải thích nguyên nhân tác động làm bề mặt địa hình thay đổi chính là do yếu tố ngoại lực trong đó có nước chảy trên mặt, nước mưa, nước sóng biển…. - Sau khi hình thành kiến thức mới, GV đọc câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, câu hát để HS khắc sâu kiến thức: Ví dụ: Khi dạy Bài 6 – Địa lí 12: “Đất nước nhiều đồi núi” Sau khi GV giảng xong kiến thức phần cấu trúc địa hình đa dạng thì đọc câu thành ngữ “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” để HS khắc sâu kiến thức về quan hệ tỉ lệ giữa núi và đồng bằng trong diện tích phần đất liền. 2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để xây dựng thành các bài tập cụ thể Bản thân thơ ca, ca dao, tục ngữ đã chứa đựng trong đó những kiến thức Địa lí. Khai thác điều này GV có thể xây dựng thành bài tập cụ thể,yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã có để giải thích nội dung câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát. Điều này không chỉ tạo sự mới lạ trong hình thức ra đề mà còn khiến đề bài gần gũi với cuộc sống hơn giúp HS thấy thích thú, háo hức hơn khi làm bài. Hơn nữa, hầu hết các bài Địa lí lớp 10 và 12 nói chung và phần Địa lí Tự nhiên nói riêng khối lượng kiến thức nhiều, thời gian trên lớp không đủ để GV giải thích cặn kẽ các câu ca dao, tục ngữ đưa ra. Việc xây dựng thành các bài tập cụ thể yêu cầu HS làm là giải pháp khắc phục nhược điểm trên. Các bài tập có thể được GV sử dụng để sử dụng trong phần luyện tập,ra bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì,... Có nhiều hình thức ra đề: - Đưa câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát sau đó yêu cầu HS giải thích: Ví dụ : Khi dạy bài 6-Địa lí 10: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. GV đặt câu hỏi: Ca dao Việt Nam có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” Bằng kiến thức địa lí đã học em hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam trên? - Đưa câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát yêu cầu HS suy luận nội dung liên quan dựa vào kiến thức địa lí đã học: Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 11-Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. GV đặt câu hỏi: Trên đường qua đèo Hải Vân nhà thơ Tản Đà viết: “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” Hãy xác định hướng đi và nơi nhà thơ đang đến? 9
- Bằng kiến thức địa lý hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên? Hoặc GV hỏi: Bằng kiến thức Địa lí hãy cho biết câu hát sau mô tả về hiện tượng Địa lí nào? Hiện tượng đó thường xảy ra ở đâu? “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây” (Sợi nhớ, sợi thương – Phan Huỳnh Điểu) - Đưa câu ca dao, tục ngữ, câu thơ, câu hát yêu cầu HS nhận định câu đó nói lên hiện tượng địa lí nào? Ví dụ: Bài 13-Địa lí 10: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.Mưa. GV hỏi: Câu tục ngữ : “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” nói đến hiện tượng địa lí nào? Bắng kiến thức địa lí giải thích hiện tượng đó? Hoặc GV hỏi: Bằng kiến thức Địa lí hãy cho biết câu thơ sau mô tả về hiện tượng Địa lí nào? Hiện tượng đó thường xảy ra ở đâu và vào thời gian nào? “Xe lao qua dốc qua đồi Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng Bụi bay, bụi đỏ lá rừng Mịt mù lối kín, cát bưng đường hầm Nóng nung vạt áo ướt đầm Thương con bướm trắng quạt ngầm suối khô” (Nước non ngàn dặm – Tố Hữu) 2.4.Yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có liên quan đến kiến thức Địa lí: Sử dụng trong hoạt động tìm tòi, mở rộng. Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành cho HS, GV có thể yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ, thơ ca hoặc các câu hát, bài hát có liên quan, ý nghĩa tương tự các câu GV cung cấp trong bài giảng hoặc HS chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát có liên quan đến bài mới. 3. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng cao dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để giảng dạy trong chương trình Địa lí trung học phổ thông. Do đặc điểm nội dung kiến thức từng bài và để đảm bảo công tác giảng dạy có sự đổi mới qua từng bài học nên không phải tất cả các bài trong chương trình GV đều lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát. GV nên lựa chọn những bài tiêu biểu với những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, do tính thống nhất, liên đới giữa các bài học mà có những câu ca dao, tục ngữ, thơ ca,câu hát có thể lồng ghép được trong nhiều bài khác nhau. Trong thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong các 10
- bài sau: 3.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong dạy học chương trình Địa lí Tự nhiên lớp 10. Để dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Ở phần II. Các mùa trong năm. Sử dụng câu ca dao: “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.”… Ở phần III: Ngày- đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Sử dụng câu cao dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”… Để dạy bài 9: Tác dụng của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất . Ở phần II.2. Quá trình phong hóa hóa học. Sử dụng câu thành ngữ: “Mưa dầm thấm lâu” Ở phần II.2. Quá trình bóc mòn do nước chảy. Sử dụng câu thành ngữ: “Nước chảy đá mòn” Để dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Ở phần I. Sự phân bố khí áp. Sử dụng câu: “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy.”… Ở phần II. Sự thay đổi khí áp. Sử dụng câu ca dao: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Ở phần II. Gió mùa. Sử dụng các câu ca dao: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” “Tháng giêng là tiết gió bay Tháng hai gió mát trăng bay vào đèn Tháng ba gió đưa nước lên Tháng tư gió đánh cho mềm ngon cây Tháng năm là tiết gió tây Tháng sáu gió mát cấy cày tính sao...” Ở phần II.4.b.Gió fơn. Sử dụng các câu ca dao, thơ ca, câu hát: "Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên" (Ca dao Việt Nam) “ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây.” (Sợi nhớ, sợi thương – Phan Huỳnh Điểu) Để dạy bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. 11
- Sử dụng một trong các câu sau: “Én bay thấp mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh.” “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” “Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to” “Cóc nghiến răng, trời đang nắng thì mưa.” “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.” “Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”… Để dạy bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển. Một số sông lớn trên Trái Đất. Ở phần I: Sóng biển. Sử dụng câu thơ trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh: “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu…” Ở phần II: Thủy triều. Sử dụng câu ca dao: “Trăng khi tròn khi khuyết Nước khi lớn khi ròng” 3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát để dạy phần Địa lí Tự nhiên lớp 12 Để dạy bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Ở phần mở bài: có thể sử dụng hai câu thơ trong tác phẩm “Trường ca Nguyễn Văn Trỗi” của nhà thơ Lê Anh Xuân : “ Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa” Hoặc GV đọc một đoạn thơ trong trường ca “Đất nước hình tia chớp”của nhà thơ Trần Mạnh Hảo: “Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng Trái Đất Để tìm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp Chọn vùng tâm bão để sinh con. Cái dải đất,sông hóa rồng chín khúc Hai đầu xòe những mũi, đất mũi lao Núi mang dáng ngựa phi, voi phục Bảo ngủ rừng sâu đợi giặc vào. Cái dải đất giống như nàng tiên múa 12
- Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong Lịch sử thành văn trên mình ngựa Con trẻ mà mang áo giáp đồng.’’ Ở phần đặc điểm vùng đất nước ta, cũng có thể sử dụng đoạn thơ này. Ở phần đặc điểm đường bờ biển có thể sử dụng câu thơ “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Chữ S bao đời hình một chiếc mỏ neo” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) Ở phần Ý nghĩa tự nhiên của Vị trí địa lí của Việt Nam, dụng có thể sử câu: “Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.” (Hồ Chí Minh) “Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng Trái Đất Để tìm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp Chọn vùng tâm bão để sinh con” (Đất nước hình tia chớp- Trần Mạnh Hảo) Để dạy bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Ở phần I.2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam. Ở phần ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu có thể sử dụng các câu: “Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.” (Hồ Chí Minh) “Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.” Ở phần ảnh hưởng của Biển Đông đến tài nguyên vùng biển có thể sử dụng các câu thơ “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Móng Cái – Cà Mau hình chiếc lưỡi câu Câu những túi vàng đen – mỏ dầu trong lòng đất Nhưng không thể dầu loang – nước biển tái màu” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) Ở phần ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên tai vùng biển có thể sử dụng câu: “Tổ quốc tôi ba nghìn ngày báo bão 13
- Bão sau lưng bão trước mặt rập rình” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) Để dạy bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở phần gió mùa mùa hạ. Sử dụng các câu ca dao: “Mưa tháng 7 gãy cành trám Nắng tháng 8 rám trái bưởi” “Tháng 5, tháng 6 mưa dài Bước sang tháng 7 tiết trời mưa ngâu.” Ở phần đặc điểm gió mùa mùa đông. Sử dụng các câu ca dao: “Tháng 10 mưa ít đi rồi. Nắng hanh, trời biếc cho tươi má hồng Một chạp là tiết mùa đông Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay Tháng giêng là tiết mưa xuân Đẹp người thục nữ thanh tân má hồng” Để dạy bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở phần: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp. Sử dụng câu: “Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau” Để dạy bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Ở phần 1: Thiên nhiên phân hóa Bắc, Nam. Sử dụng một số câu trong bài hát “Gửi nắng cho em”: “Thật diệu kì là mùa đông phương Nam Muốn gửi cho em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy Có tình thương tha thiết ở trong này” (Thơ Bùi Văn Dung, nhạc Phạm Tuyên) Hoặc câu thơ của nhà thơ Tản Đà “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” Ở phần 2: Thiên nhiên phân hóa Đông –Tây. Sử dụng câu: “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quây.” (Sợi nhớ, sợi thương – Phan Huỳnh Điểu) 14
- “Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền” (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Để dạy bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Ở phần : Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. Có thể sử dụng các câu trong bài hát: “ Sa Pa – thành phố trong sương” của nhạc sĩ Vĩnh Cát “Ơi Sa Pa ! Sa Pa thành phố trong sương Bốn mùa hoa trái ngat hương Mây mù mưa bay gió lạnh Đây là quê hương những hạt giống quý” Để dạy bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Ở phần : Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật. Có thể sử dụng câu: “Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.” (Hồ Chí Minh) Ở phần sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác có thể sử dụng các câu thơ: “Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển Móng Cái – Cà Mau hình chiếc lưỡi câu Câu những túi vàng đen – mỏ dầu trong lòng đất Nhưng không thể dầu loang – nước biển tái màu” (Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển - Nguyễn Ngọc Phú) 4. Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát được sử dụng trong các bài giảng Địa lí Tự nhiên ở bậc trung học phổ thông và ý nghĩa. *Ví dụ 1: Khi dạy bài 6-Địa lí 10: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Để dạy phần III: Ngày đêm, dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ” Sử dụng câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ? 15
- Hình 1: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. (Ví dụ trong ngày 22/6 và 22/12) Giải thích ý nghĩa: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BBC là mùa hè. Ngày 22/6 hàng năm tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài.Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài, đêm ngắn và ở BBC (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn, đêm dài . * Ví dụ 2: Khi dạy bài 13 - Địa lí 10: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Sau khi giúp HS tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, điều kiện hình thành mây, mưa.GV hỏi: Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện tượng thời tiết để giải thích câu ca dao của ông cha ta: “Chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chuồn chuồn (hay các loài côn trùng: các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường thì vào những ngày cuối hạ, quan sát nếu thấy chuồn chuồn bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa. Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, 16
- đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Ngoài ra, vì áp thấp, không khí ngột ngạt nên các loại côn trùng, sâu bọ cũng phải chui ra khỏi mặt đất. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chuồn chuồn bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa. Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm. *Ví dụ 3: Khi dạy bài 2 - Địa lí 12: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Sử dụng câu: “Nước ta xứ nóng, khí hậu tốt Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu.” (Hồ Chí Minh) Giải thích: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu nên có nền nhiệt đọ cao, chan hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên có 2 mùa rõ rệt. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt, ẩm làm cho thiên nhiên nước ta chịụ ảnh hưởng sâu sắc của biển vì vậy có thảm thực vật và nguồn lợi hải sản phong phú. *Ví dụ 4: Khi dạy bài 9 - Địa lí 12: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Để dạy phần gió mùa mùa hạ, sử dụng câu: “Tháng 5, tháng 6 mưa dài Bước sang tháng 7 tiết trời mưa ngâu.” Giải thích: Tháng 5, tháng 6 âm lịch tức tháng 6, tháng 7 dương lịch là thời kì đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt-Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển miền Trung và phần nam của khu vực Tây Bắc thì trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam). “Bước sang tháng 7” tức tháng 8 dương lịch, vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam (xuât phát từ áp cao chí tuyến Nam bán cầu) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng, ẩm hơn gây mưa lớn và 17
- kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp Bắc Bộ gây mưa cho cả 3 miền và gió mùa Đông Nam ở miền Bắc nước ta vào mùa hạ. - Để dạy phần gió mùa mùa đông, sử dụng câu: “Tháng 10 mưa ít đi rồi Nắng hanh, trời biếc cho tươi má hồng. Một,chạp là tiết mùa đông Mưa phùn đêm vắng trong lòng lạnh thay.” Giải thích: Tháng 10 âm tức tháng 11 dương lịch, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc với tính chất lạnh khô gây ra kiểu thời tiết ít mưa, trời hanh khô. “Một chạp” là thời điểm nửa cuối mùa đông, khối khí lạnh từ áp cao Xibia di chuyển lệch đông qua Biển Đông trước khi vào miền Bắc nước ta nên mang hơi ẩm và gây mưa (mưa phùn) ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tạo nên kiểu thời tiết lạnh ẩm. *Ví dụ 5: Khi dạy bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Để dạy phần Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam. Sử dụng câu: “Hải Vân đèo lớn vượt qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” (Tản Đà) Giải thích: Đèo Hải Vân là một địa danh nổi tiếng nằm trên dãy Bạch Mã – dãy núi có vị trí trên vùng tiếp giáp giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Dãy Bạch Mã chạy ngang từ phía tây ra biển. Từ hai câu thơ trên có thể khẳng định nhà thơ Tản Đà đi từ Bắc vào Nam qua đèo Hải Vân vào mùa xuân. Khi đó phía bắc Hải Vân đang chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cuối mùa, thổi từ biển vào mang theo khối khí cực bắc NPc biến tính, gây nên cảnh mưa phùn độc đáo. Trong khi phía nam đèo Hải Vân ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc rất yếu. Từ Đà Nẵng trở vào Nam hầu như quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới biển bao phủ, Mặt Trời tỏa ánh nắng chan hòa rực rỡ. *Ví dụ 6: Khi dạy bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Để dạy phần Thiên nhiên phân hóa theo chiều đông – tây. Sử dụng câu: “Một dãy núi mà hai màu mây 18
- Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền ” (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Giải thích: Dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới giữa Việt Nam và Lào, đông bắc Campuchia. Mùa đông gió mùa đông bắc tác động, còn mùa hè lại có gió mùa tây nam ảnh hưởng. Các loại gió khi vượt Trường Sơn đều chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn. Mùa hè khi gió mùa tây nam mang theo hơi ẩm từ phía Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan đi qua đây sẽ làm cho phía tây Trường Sơn có mưa nhiều trong khi phía đông do hiệu ứng phơn lại trở nên khô nóng. Còn mùa đông trong khi phía đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thổi qua biển vào gây mưa thì phía tây lại ấm và khô do hiệu ứng phơn tác động. Vì thế trong mỗi mùa ở mỗi sườn núi của Trường Sơn sẽ có một kiểu khí hậu đặc trưng riêng biệt với sườn đối diện. 5. Thực hành ứng dụng Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin giới thiệu một giáo án powerpoint có sử dụng thơ ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu hát trong quá trình giảng dạy mà tôi đã áp dụng: Bài 11 - Địa lí 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng Ngày soạn: 04/11/2020 Tiết PPCT: 11 Bài 11:THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : -Phân tích và giải thích được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ (nguyên nhân và hệ quả), phân hoá theo kinh độ (đông- tây) 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu các bản đồ địa hình, khí hậu, đất, sinh vật trong Átlát - Đọc được biểu đồ nhiệt ẩm SGK - Giải thích được sự phân hoá tự nhiên theo từng mùa, lãnh thổ 3. Thái độ - HS có thái độ tôn trọng quy luật tự nhiên và biết vận dung vào cuộc sống. - Thêm yêu quê hương đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ , tính toán, tư duy tổng hợp theo 19
- lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê , sử dụng ảnh, hình vẽ, mô hình... II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : - Bản đồ địa lý :tự nhiên VN. Átlát địa lý VN. - Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên theo vùng, độ cao khác nhau (MÁY CHIẾU) - Sơ đồ tư duy 2. Học sinh : Sgk,vở, một số bài hát, thơ ca... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động a. Ổn định tổ chức b. Kiểm tra bài cũ 1. Chứng minh địa hình và sông ngòi nước ta mang đậm nét nhiệt đới gió mùa? 2. Nêu đặc điểm cơ bản của đất feralit ở VN c. Khởi động Cho HS nghe một đoạn nhạc trong bài hát „Gửi nắng cho em” GV hỏi: Đoạn nhạc trên mô tả về hiện tượng thiên nhiên nào?. 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Dự kiến phương án trả lời HĐ1 : Nhóm 1/ Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – B1:GV treo bản đồ địa lý tự nhiên VN, Nam: chỉ cho HS ranh giới dãy Bạch Mã. Nguyên nhân : HS trả lời các câu hỏi : - Sự thay đổi góc nhập xạ từ B vào N - Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước - Ảnh huởng của gió mùa Đông Bắc ta phân hoá theo B-N ? a/ Phía Bắc : (Bắc dãy Bạch Mã) - Biểu hiện về thiên nhiên của từng phần - Có mùa đông lạnh lãnh thổ ? - Nhiệt độ TB năm 20-250C, có 2-3 B2: GV chia lớp thành 4 nhóm tháng nhiệt độ dưới 180C (rõ nét ở N1,3: Biểu hiện thiên nhiên miền bắc ĐBBB và TDMN Bắc Bộ) N2,4: biểu hiện thiên nhiên miền nam - Cảnh quan : (Cho HS làm việc với sơ đồ tư duy mà + Rừng nhiệt đới gió mùa giáo viên đã chuẩn bị sẵn) + Mùa Đông : thời tiết lạnh, ít mưa, B3: đại diện nhóm HS trình bày cây rụng lá B4: Các nhóm khác bổ sung và GV + Mùa Hạ : Thời tiết nắng nóng, mưa nhận xét, tổng kết. nhiều, cây cối xanh tốt. B5: Tổ chức trò chơi cho học sinh + Rừng có cả cây cận nhiệt đới, mùa Hình thức: Tiếp sức đông có thể trồng rau ôn đới, cận GV chuẩn bị 8 bức tranh về Thiên nhiên nhiệt. 2 miền nam – bắc. Yêu cầu 2 nhóm lần b/ Phía Nam :(Nam dãy Bạch Mã) lượt chọn các bức tranh phù hợp với đặc - Mang sắc thái cận xích đạo gió mùa điểm thiên nhiên của từng miền. - Nhiệt độ > 250C, biên độ nhiệt /năm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 121 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 44 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn