Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương tiện dạy học từ internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh
lượt xem 1
download
Sáng kiến thực hiện nhằm đưa ra một số phương tiện có thể sử dụng trong giảng dạy hóa học, giúp tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ, hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương tiện dạy học từ internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THCS VÀ THPT BÌNH LONG SÁNG KIẾN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TỪ INTERNET NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH
- GVTH: PHẠM THỊ MỸ HOA NĂM HỌC 2018 2019 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THCS VÀ THPT BÌNH LONG SÁNG KIẾN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TỪ INTERNET NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH
- NĂM HỌC 2018 2019
- MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................................... 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2 1.1. Tên đề tài......................................................................................................................... 2 1.2. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 2 1.3. Mục đích thực hiện đề tài.................................................................................................3 1.4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.........................................................................................3 1.5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ...............................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG....................................................................................................................5 2.1. Tiến trình thực hiện.......................................................................................................... 5 2.2. Thời gian thực hiện.......................................................................................................... 5 2.3. Biện pháp tổ chức............................................................................................................ 5 2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng internet để hỗ trợ bài giảng...................................................5 2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng internet thực hiện nhiệm vụ học tập và đánh giá kết quả học tập.................................................................................................................................... 12 2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng internet giúp học sinh tự học...............................................15 PHẦN 3: KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...............................................................................19 3.1. Hiệu quả đạt được.........................................................................................................19 3.1.1. Về mặt định tính.....................................................................................................19 3.1.2. Về mặt định lượng..................................................................................................20 3.2. Mức độ ảnh hưởng........................................................................................................21 PHẦN 4: KẾT LUẬN.................................................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 23 1
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tên đề tài Sử dụng các phương tiện dạy học từ internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh. 1.2. Lý do chọn đề tài Việc áp dụng các phương tiện dạy học vào giảng dạy môn Hóa học đã không còn xa lạ trong giai đoạn hiện nay. Với vai trò to lớn là tạo động cơ, hứng thú học tập, mô phỏng các sự vật, hiện tượng của hóa học, các phương tiện dạy học còn góp phần trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng... Bên cạnh các phương tiện dạy học truyền thống như các dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng, tài liệu,… thì hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và internet, việc tìm kiếm và sử dụng các phương tiện dạy học mới như dạy học qua trang web, dạy học qua các phần mềm, các đoạn phim, hình ảnh, tài liệu, bài tập,… có liên quan đến hóa học trở nên dễ dàng hơn. Bởi lẽ, internet chứa đựng một nguồn thông tin, tư liệu khổng lồ mà nếu như chúng ta biết cách khai thác và sử dụng hợp lí thì sẽ góp phần rất lớn vào việc làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu đặt ra của cuộc sống hiện đại đối với người người lao động thì kĩ năng tìm kiếm, sử dụng công nghệ thông tin và internet là không thể thiếu. Việc sử dụng các phương tiện dạy học này một phần giúp ích cho việc giảng dạy môn Hóa học, mặc khác có thể rèn luyện bước đầu cho học sinh, định hướng việc sử dụng internet một cách an toàn, hiệu quả vì đây cũng là một môi trường chứa đựng sự nguy hiểm nếu giới trẻ không biết cách sử dụng đúng mực. Chính vì những lí do trên và đúc kết từ những kinh nghiệm giảng dạy có sử dụng những phương tiện này, tôi thực hiện sáng kiến “Sử dụng các phương tiện dạy học từ internet nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh ”. Qua đó, có thể góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học của bản thân cũng như của tổ chuyên môn, của nhà trường nhằm xây dựng thế hệ học sinh vừng vàng về chuyên môn, có kiến thức phong phú và kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. 2
- 1.3. Mục đích thực hiện đề tài Sáng kiến thực hiện nhằm đưa ra một số phương tiện có thể sử dụng trong giảng dạy hóa học, giúp tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ, hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. 1.4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng các nguồn thông tin từ internet hiện nay đã được cải thiện, các trang chia sẻ tài liệu, các diễn đàn, bài giảng trực tuyến cũng xuất hiện khá nhiều. Kĩ năng sử dụng internet của cả giáo viên và học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên chất lượng vẫn chưa cao. Học sinh chủ yếu s ử dụng m ạng để vui chơi, giải trí, trao đổi thông tin cá nhân là chính, giáo viên mặc dù có khai thác nhưng chưa triệt để, chưa có sự chọn lọc tốt giữa một rừng thông tin, chủ yếu chỉ sử dụng hình ảnh, đoạn phim là chủ yếu. Áp lực thời gian khiến giáo viên chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, việc bồi dưỡng các kĩ năng mềm cho học sinh chưa thực hiện nhiều. Bài giảng với khối lượng kiến thức quá lớn, không sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ trở nên khô khan, khó hiểu, xa rời thực tế, không thu hút học sinh, dẫn đến học sinh chán học, không yêu thích môn Hóa học. Điều tra học sinh thông qua trò chuyện, trao đổi thu thập được một số ý kiến từ học sinh như: Học sinh thích được học những tiết có ứng dụng công nghệ thông tin, có liên hệ thực tế. Những tiết học đó đối với học sinh là hấp dẫn, hứng thú và ít nhàm chán. Học sinh chủ yếu sử dụng internet để nhắn tin, sử dụng mạng xã hội trò chuyện là chủ yếu, chơi game. Việc tìm kiếm tư liệu học tập, thực hiện nhiệm vụ qua internet là chưa nhiều. Học sinh mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện từ internet. 1.5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Internet chứa một nguồn thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và hiện đại đối với ai biết cách sử dụng nó. 3
- Bên cạnh là nơi trao đổi thông tin cá nhân, thông tin học tập, mạng internet còn hỗ trợ rất tốt cho các bài giảng trực tuyến, cung cấp các phương tiện như hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, trò chơi hóa học trực tuyến,… Việc học môn Hóa học sẽ trở nên hứng thú, hấp dẫn và đầy màu sắc nếu mỗi giáo viên biết cách khai thác, lựa chọn và sử dụng phù hợp với mỗi bài giảng của mình. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin nói chung và kĩ năng internet nói riêng là không thể thiếu đối với người lao động hiện đại. Học sinh trung học đang ở vào độ tuổi cần được hướng dẫn việc tiếp cận internet một cách đúng đắn vì ở lứa tuổi này, nếu học sinh chưa biết chọn lọc sẽ rất dễ lầm đường, lạc lối và tự hủy hoại mình bởi những mối nguy hại từ internet. Môi trường của internet rộng lớn, mang tính toàn cầu, có thể học tập, khai thác mọi lúc, mọi nơi nếu như có kết nối internet. 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Tiến trình thực hiện Trao đổi với học sinh về mục đích học tập. Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học tập. Bên cạnh đó, tìm hiểu xem học sinh có biết được vai trò của công nghệ thông tin cũng như internet trong việc học tập môn Hóa học hay không. Sau khi nắm được tình hình học sinh, tôi rút ra được học sinh còn chưa thấy được hết vai trò của các thông tin từ internet ứng dụng vào học tập môn học như thế nào, chủ yếu sử dụng internet để trao đổi thông tin, giải trí,…làm mất thời gian các nhân, thậm chí ảnh hưởng lớn đến kết qủa học tập. Kĩ năng sử dụng mạng để tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin còn chưa cao, cần có sự hướng dẫn, định hướng đúng từ giáo viên. Tiến hành thiết kế các bài giảng có sử dụng nhiều phương tiện từ internet phục vụ cho việc dạy học môn Hóa học. Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, điều tra để biết được việc vận dụng có mang lại hiệu quả hay không. Cuối cùng rút ra các kết quả đạt được sau khi thực hiện cũng như những khó khăn, hạn chế để làm kinh nghiệm cho bản thân. Tiếp tục tìm tòi, học hỏi áp dụng những biện pháp mới để công tác giảng dạy đạt kết quả cao nhất. 2.2. Thời gian thực hiện Đầu năm đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm. Khảo sát học sinh. Tháng 11/2018: Thực hiện phiếu đăng kí sáng kiến, viết đề cương, nội dung chính, tổng hợp kết quả thực hiện. Tháng 12/2018: Hoàn thành báo cáo sáng kiến và nộp về ban tổ chức. 2.3. Biện pháp tổ chức Tùy vào nội dung bài giảng, trình độ học sinh mà giáo viên lựa chọn các phương pháp, phương tiện phù hợp. Sau đây là một số biện pháp đề xuất cách sử dụng các phương tiện từ internet. 2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng internet để hỗ trợ bài giảng a. Nội dung biện pháp 5
- Bài giảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và đầy màu sắc nếu chúng ta biết sử dụng khéo léo, vừa phải nguồn tư liệu như hình ảnh, đoạn phim, flash, phần mềm minh họa thí nghiệm, trò chơi… Giáo viên thiết kế bài giảng nên kết hợp sử dụng các phương tiện này vừa cho học sinh sự hứng thú, hấp dẫn khi tiếp thu vừa rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và sử dụng công nghệ thông tin cũng như internet cho bản thân và cho học sinh. b. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm kiếm, chọn lọc những hình ảnh, đoạn phim, flash mô phỏng, trò chơi, … phù hợp với bài giảng. Bước 2: Thiết kế, đưa những tư liệu tìm được vào bài giảng một cách phù hợp. Bước 3: Giảng dạy bài đã thiết kế để thấy được hiệu quả. Bước 4: Rút kinh nghiệm, chỉnh sửa hoàn chỉnh. c. Một số ví dụ minh họa Hình ảnh, sơ đồ tư duy, đoạn phim, mô phỏng (flash) Hình ảnh về phân bón hóa học và ứng dụng Cách sử dụng + Dùng cho các bài dạy về phân bón hóa học ở lớp 9 và lớp 11. + Sử dụng ở cuối bài để tóm tắt nội dung bài học, có thể cho học sinh về tìm và trình bày trên lớp dạng sơ đồ tư duy. Đoạn phim về các vấn đề thực tế (nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường,… hoặc quy trình sản xuất của chất, ứng dụng trong thực tế,…). 6
- Cách sử dụng + Dùng trong giảng dạy các bài về khí cacbon đioxit ở các lớp 9 và lớp 11. + Liên hệ thực tế về vấn đề nóng lên toàn cầu do khí CO2 gây ra. Cho học sinh xem và rút ra những điều học từ đoạn phim, nêu biện pháp giúp hạn chế hiện tượng này. Flash mô phỏng được sưu tầm để minh họa dây chuyền sản xuất axit sunfuric Cách sử dụng + Sử dụng trong dạy học hóa học lớp 10 phần sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp. + Học sinh được tiếp cận với các quy trình sản xuất mà các em không tận mắt chứng kiến. Qua đoạn flash, giáo viên yêu cầu học sinh tự nêu quy trình gồm các giai đoạn nào và các phản ứng xảy ra. 7
- + Giáo viên có thể giao cho học sinh tìm hiểu và thuyết trình trước lớp. Trò chơi Ví dụ 1: Trò chơi “Thành lập phân tử” Địa chỉ trang web: http://www.kscience.co.uk/animations/make_a_molecule.swf Giao diện hiđro sunfua Tác dụng: Trò chơi thích hợp cho học sinh khi mới bắt đầu học hóa học, giúp học sinh thành lập các phân tử mà trò chơi yêu cầu, việc học hóa học trở nên hấp dẫn, bớt khô khan, học sinh hứng thú, tích cực hơn. Cách sử dụng + Khi được yêu cầu thành lập một phân tử nào đó, học sinh sẽ dùng chuột kéo các nguyên tử hợp thành phân tử đó với số lượng thích hợp. Ví dụ thành lập phân tử hiđrosunfua (H2S), học sinh phải kéo vào ô H, H, S thì kết quả là đúng. + Chia nhóm học sinh thay phiên thực hiện trò chơi, nhóm lập được nhiều phân tử đúng là nhóm chiến thắng. 8
- Ví dụ 2: Trò chơi “Nhóm nguyên tố” Địa chỉ trang web: http://www.kscience.co.uk/animations/groups.htm Giao diện Kim loại kiềm Khí hiếm Tác dụng: thích hợp cho học sinh khối lớp 10 khi học về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nhóm nguyên tố điển hình là kim loại kiềm, halogen, khí hiếm. Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh. Dùng chuột bắt lấy các nguyên tố và đưa vào cột thích hợp Cách sử dụng + Có 3 nhóm nguyên tố mà học sinh được giới thiệu là nhóm IA (kim loại kiềm), VIIA (halogen) và VIIIA (khí hiếm). Trò chơi sẽ giúp học sinh ghép nguyên tố với nhóm phù hợp. + Có các mức độ khó khác nhau, giáo viên chia nhóm học sinh, từng nhóm trong thời gian quy định kéo được số lượng nguyên tố đúng nhóm nhiều nhất sẽ thắng. Khi kéo sai nguyên tố vào nhóm sẽ bị trừ. Hệ thống trực tuyến tính điểm và có ngay kết quả trên màn hình. Ví dụ 3: Trò chơi “Kahoot” Địa chỉ trang web: https://create.kahoot.it/kahoots/mykahoots Giao diện Giao diện tạo trò chơi của giáo viên 9
- Giao diện màn hình máy tính giáo viên khi chơi trò chơi Giao diện trên điện thoại của học sinh tham gia 10
- Tác dụng: Giáo viên có thể tạo câu hỏi, bài tập dạng trò chơi cho học sinh tham gia. Trò chơi vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa làm không khí sôi động vì học sinh thực hiện qua liên kết bằng phần mềm trên điện thoại thông minh. Cách sử dụng + Dùng cho các khối lớp khởi động vào bài hoặc củng cố. Ngoài ra còn có thể sử dụng cho hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học,… + Giáo viên tạo một bộ câu hỏi theo bài, chương,… cho học sinh đăng nhập bằng mã pin và chơi. Phần mềm sẽ thống kê kết quả và cho biết người trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất. + Học sinh sẽ sử dụng điện thoại có kết nối mạng để trả lời các câu hỏi. Phòng thí nghiệm hóa học ảo (ChemLab, Crocodile Chemistry, Virtual Chemistry Lab) Ví dụ phần mềm Crocodile Chemistry Có thể tải về máy và cài đặt theo địa chỉ sau http://thpttranhuutrang.hcm.edu.vn/software/crocodilechemistry605 c64457130640.aspx Giao diện làm việc sau khi cài đặt 11
- Tác dụng: Giúp giáo viên sử dụng dạy một số thí nghiệm khó, hóa chất độc hại hoặc trường hạn chế dụng cụ, hóa chất. Học sinh có thể tự tiếp cận và học tập tại nhà để mở rộng kiến thức, tìm hiểu thực nghiệm. Cách sử dụng + Sử dụng đối với các bài có thí nghiệm khó, sinh ra chất độc hại, nguy hiểm hoặc trường không có đủ hóa chất, dụng cụ. + Phần mềm cho phép thao tác trực tiếp và cho thấy hiện tượng của phản ứng tương tự như giáo viên đang biểu diễn thí nghiệm thật trước lớp. Lắp đặt dụng cụ, chọn hóa chất thực hiện thí nghiệm. 2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng internet thực hiện nhiệm vụ học tập và đánh giá kết quả học tập a. Nội dung biện pháp Biện pháp nhằm đề xuất một cách thực hiện nhiệm vụ khác là qua internet thay cho việc giao nhiệm vụ thông thường qua bản giấy. Cách này hiện nay được sử dung khá nhiều. Giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ và yêu cầu học sinh (hoặc nhóm học sinh) thực hiện và nộp bài làm qua mạng. Giáo viên kiểm tra nội dung, chấm điểm. Một số trang web có thể cho học sinh thực hiện tại lớp và ra kết quả kiểm tra ngay. Trong xu hướng kiểm tra, đánh giá học sinh qua nhiều hình thức khác nhau thì biện pháp này có thể được sử dụng. b. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm kiếm trang web có bài tập phù hợp với nội dung giảng dạy. Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoặc nhóm học sinh), quy định thời gian nộp bài. Ngoài ra có thể cho làm bài tập tại lớp và giáo viên chấm điểm. Bước 3: Thu bài làm của học sinh (hoặc nhóm học sinh). Bước 4: Tổng kết, thông báo kết quả cho học sinh (hoặc nhóm học sinh). c. Một số ví dụ minh họa Bài tập trực tuyến 12
- Ví dụ 1: Bài tập “Lập phương trình hóa học” Địa chỉ trang web: http://www.physicschemistryinteractiveflash animation.com/chemistry_interactive/basic_chemical_reaction_balance_lea rning.htm Giao diện Tác dụng: giúp học sinh lập phương trình hóa học của các phản ứng, rất thích hợp với học sinh trung học cơ sở. Sau khi thực hiện mỗi câu, học sinh có thể tự kiểm tra xem là đúng hay sai và làm lại nhiều lần. Cách sử dụng + Sử dụng cho bài lập phương trình hóa học ở lớp 8. + Đây là trang web trực tuyến nhưng vẫn có thể sử dụng khi không kết nối mạng. Sau khi học phần lập phương trình hóa học, giáo viên cho bài tập, học sinh thực hiện, học sinh sẽ tự kiểm tra kết quả đúng hay sai bằng cách điền hệ số cân bằng lên trang web. Ngoài ra, trang web còn cung cấp phản ứng dạng mô hình phân tử cho học sinh dễ hình dung và hiểu bài hơn. + Giáo viên chấm điểm cho học sinh và học sinh có thể tự chấm điểm trên trang web đó. Ví dụ 2: Bài tập “Gọi tên Ankan” Địa chỉ trang web: http://www.chemical.sg/name_alkanes.html Giao diện 13
- Tác dụng: gọi tên các ankan, đưa ankan vào ô với tên thích hợp và sẽ xuất hiện kết quả đúng hay sai. Hỗ trợ trong phần hóa học hữu cơ với ankan làm nền tảng, nắm được tên gọi ankan sẽ giúp cho việc học các phần sau dễ dàng hơn. Cách sử dụng + Sử dụng trong phần danh pháp của hóa học hữu cơ lớp 11. + Học sinh sẽ lên dùng chuột kéo công thức vào vị trí ô có tên gọi thích hợp. Hệ thống sẽ thông báo kết quả đúng hay sai, từ đó giáo viên chấm điểm cho học sinh. Ví dụ 3: Bài tập trực tuyến Địa chỉ trang web: http://hochoahoc.com/chuong41baitapdangxac dinhdobatbaohoa.html Giao diện 14
- Tác dụng: giúp học sinh tự luyện tập nhiều dạng bài tập khác nhau tại nhà, khắc sâu và mở rộng kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng. Cách sử dụng + Sử dụng cho nhiều khối lớp. + Học sinh tự làm bài và chọn đáp án theo thời gian quy định. Hệ thống sẽ thống kê số câu hỏi đúng. Giáo viên có thể cho học sinh thực hiện tại lớp để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh. 2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng internet giúp học sinh tự học a. Nội dung biện pháp Khả năng tự học của học sinh hiện nay đang là một vấn đề đáng báo động. Việc học ở trường, học thêm làm hạn chế năng lực tự học của học sinh rất nhiều. Sách, vở trở nên nhàm chán, vì thế để khuyến khích học sinh tự học nên có biện pháp hứng thú hơn là sử dụng internet qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Có rất nhiều nguồn tư liệu hóa học trên internet mà học sinh có thể sử dụng thông qua máy tính, điện thoại. Thời gian tự học sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. b. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm kiếm, sử dụng thử một số trang web, phần mềm tự học. Chọn ra một số trang web, phần mềm hay, nội dung phong phú. Bước 2: Giới thiệu đến học sinh các trang web, phần mềm đó. Bước 3: Yêu cầu học sinh tự học một số nội dung thông qua trang web, phần mềm. Bước 4: Giáo viên kiểm tra, giám sát việc tự học của học sinh. Tổng kết, rút ra một số trang web, phần mềm hữu ích. c. Một số ví dụ minh họa Một số ứng dụng của môn Hóa học trên điện thoại thông minh Ví dụ 1: Ứng dụng “Bảng tuần hoàn 2018” 15
- Ứng dụng cung cấp các thông tin như: tên nguyên tố (tiếng La Tinh, tiếng Anh), năm tìm ra, người tìm ra, đặc điểm cấu tạo nguyên tử, bán kính nguyên tử, độ âm điện, số lớp electron, hóa trị,... Sau khi cài đặt, sử dụng với giao diện dưới đây Cách sử dụng + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm và cài đặt phần mềm. + Ứng dụng được tích hợp trên điện thoại thông minh, một vật dụng phổ biến hiện nay với học sinh. Giáo viên có thể giao cho nhóm học sinh báo cáo về nguyên tố hóa học nào đó bằng phần mềm trên. Học sinh tự tìm hiểu và trình bày trước lớp. + Phần mềm cung cấp rất nhiều thông tin về nguyên tố sẽ hấp dẫn học sinh tìm hiểu và học tập. Ví dụ 2: Ứng dụng “Lập phương trình hóa học” Ứng dụng lập phương trình hóa học, thích hợp sử dụng cho học sinh cấp trung học cơ sở. Giao diện sử dụng 16
- Cách sử dụng + Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm và cài đặt phần mềm. Làm ví dụ cho học sinh xem. + Học sinh sẽ tự học bằng cách nhập phương trình hóa học cần cân bằng vào và bấm nút cân bằng. Phần mềm chủ yếu giúp học sinh kiểm tra kết quả khi làm bài ở nhà, tránh việc lạm dụng có kết quả trước khi tự làm bài tập. Ví dụ 3: Ứng dụng thí nghiệm hóa học “Chemist Free – Virtual Chem Lab” Nếu học sinh không có điều kiện sử dụng máy tính thì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh học sinh có thể sử dụng ứng dụng này để tự nghiên cứu các thí nghiệm. Nếu phần mềm phòng thí nghiệm hóa học ảo ở trên là công cụ tốt cho giáo viên sử dụng giảng dạy trên lớp thì ứng dụng thí nghiệm ảo trên điện thoại sẽ là giải pháp tốt cho học sinh tự học ở nhà về các thí nghiệm mà các em chưa tự tay làm. Khi thực hiện thí nghiệm giao diện như sau 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 27 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 121 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 57 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 45 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn