intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động khơi nguồn cảm hứng học tập cho học sinh qua bài giảng cân bằng hoá học ở lớp 11 THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động khơi nguồn cảm hứng học tập cho học sinh qua bài giảng cân bằng hoá học ở lớp 11 THPT" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hiểu rõ cách Bing AI có thể được tích hợp vào quá trình giảng dạy để tối ưu hóa trải nghiệm học tập của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động khơi nguồn cảm hứng học tập cho học sinh qua bài giảng cân bằng hoá học ở lớp 11 THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----- ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “SỬ DỤNG CÔNG CỤ BING AI ĐỂ TẠO RA HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA BÀI GIẢNG CÂN BẰNG HOÁ HỌC Ở LỚP 11 THPT” LĨNH VỰC: HÓA HỌC NĂM HỌC: 2023 – 2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ----- ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: “SỬ DỤNG CÔNG CỤ BING AI ĐỂ TẠO RA HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA BÀI GIẢNG CÂN BẰNG HOÁ HỌC Ở LỚP 11 THPT” LĨNH VỰC: HÓA HỌC Nhóm tác giả: 1. Trần Nghĩa Hưng 2. Vũ Văn Thành 3. Nguyễn Hữu Tân NĂM HỌC: 2023 – 2024
  3. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 7. Kế hoạch thực hiện đề tài ...................................................................................... 2 8. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................. 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 4 1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo ............ 4 1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục ............................................................................. 4 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số ............................................................................ 4 1.2.2. Mục đích chuyển đổi số................................................................................... 4 1.2.3. Điều kiện cần thiết để chuyển đổi số ............................................................... 4 1.2.4. Khung năng lực số của học sinh ...................................................................... 5 1.3. Bing AI là gì? ..................................................................................................... 6 1.3.1. Dịch vụ tìm kiếm ............................................................................................. 6 1.3.2. Ngôn ngữ tự nhiên và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) ................................... 6 1.3.3. Hình ảnh và nhận diện đối tượng .................................................................... 6 1.3.4. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ................................................................................... 6 1.3.5. Tính năng học máy và mô hình dự đoán ........................................................ 7 1.3.6. Dịch vụ trực tuyến và kết nối ..........................................................................7 1.3.7. Tương tác với người dùng ...............................................................................7 1.3.8. Phát triển ứng dụng .........................................................................................7 1.4. Thực trạng sử dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng Bing Ai vào quá trình dạy học ở trường THPT .................................................................................. 7 2. SỬ DỤNG CÔNG CỤ BING AI ĐỂ TẠO RA HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG
  4. KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA BÀI GIẢNG CÂN BẰNG HOÁ HỌC Ở LỚP 11 THPT....................................................... 11 2.1. Hướng dẫn sử dụng Bing AI .................................................................................11 2.2. Hướng dẫn đăng ký tài khoản Microsoft ........................................................ 13 2.3. Cách ra yêu cầu để có hình ảnh như mong muốn ............................................ 14 2.3.1. Mẫu câu lệnh ................................................................................................. 14 2.3.2. Cách tải ảnh về sau khi tạo ……………………………………………… 16 2.4. Ví dụ minh hoạ dạy học bài giảng cân bằng hoá học môn Hoá học 11 …… 17 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................. 21 3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 21 3.2. Đối tượng thực nghiệm..................................................................................... 21 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 21 3.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 21 3.3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp ......................................21 3.3.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và khả thi .................................................. 22 3.3.3. Kết quả khảo sát về chất lượng tiết học ......................................................... 25 3.3.4. Kết quả khảo sát về hiệu quả mà sáng kiến mang lại .................................... 27 3.3.5. Đánh giá hiệu quả mà sáng kiến mang lại…………………………………….29 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 33 1. Kết luận................................................................................................................ 33 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 35 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN..................................36 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HỌC SINH ………………….......37 PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHU CẦU, KHẢ NĂNG HS… 39 PHỤ LỤC 4: KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA HS …… 41 PHỤ LỤC 4: KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA GV ……42
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DHTH Dạy học tích hợp THPT Trung học phổ thông CNTT Công nghệ thông tin PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học GQVĐ Giải quyết vấn đề PTHH Phương trình hóa học GDĐT Giáo dục Đào tạo SGK Sách giáo khoa PP Phương pháp TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên cần thiết kế ra những bài giảng phong phú và đa dạng phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Môn Hóa học lớp 11 năm học 2023 – 2024 là một chương trình hoàn toàn mới, trong quá trình thiết kế các slide bài giảng, giáo viên cần có các hình ảnh minh họa. Trong thực trạng hiện nay, giáo viên thường tìm hình ảnh minh họa cho bài giảng trên google. Phương pháp này thường mất nhiều thời gian để tìm kiếm, nhưng đôi khi lại không ra hình ảnh như mong muốn, không có hình ảnh chất lượng và đôi khi còn vi phạm các vấn đề về bản quyền. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc tạo ra các slide bài giảng đẹp, thu hút được sự chú ý của học sinh. Để thành công trong việc thiết kế slide bài giảng các môn khoa học tự nhiên cần rất nhiều yếu tố quyết định như: bố cục, màu sắc, cách trình bài kiến thức, hình ảnh minh hoạ... Trong đó, đóng vai trò then chốt là chọn được những hình ảnh minh hoạ hấp dẫp. Chúng tôi luôn mong muốn làm thế nào để tiết kiệm được thời gian, công sức và chọn được hình ảnh đẹp, để rồi mỗi lần thiết kế slide bài giảng thì việc tìm kiếm, chọn lựa hình ảnh minh hoạ không còn là vấn đề khó khăn và mất quá nhiều thời gian nữa. Thông qua thực tế thiết kế slide giảng dạy cũng như tìm kiếm hình ảnh trong các năm dạy học, chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo Bing AI để việc chọn những hình ảnh minh hoạ vừa đẹp vừa nhanh chóng. Xuất phát từ những lí do trên, với yêu cầu và thực tế trong dạy học, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng công cụ BING AI để tạo ra hình ảnh sinh động khơi nguồn cảm hứng học tập cho học sinh qua bài giảng cân bằng hoá học ở lớp 11 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu nhằm hiểu rõ cách Bing AI có thể được tích hợp vào quá trình giảng dạy để tối ưu hóa trải nghiệm học tập của học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: + Bài học “Cân bằng hoá học” ở lớp 11. + Việc sử dụng công cụ BING AI vào thiết kế bài giảng của giáo viên THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên bộ môn Hoá Học THPT và học sinh lớp 11. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cách sử dụng Bing AI để tạo ra nội dung giảng dạy cá nhân hóa và tùy chỉnh, phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của từng học sinh. 1
  7. - Điều tra cách công nghệ Bing AI có thể hỗ trợ giáo viên trong việc lên kế hoạch giảng dạy, cung cấp tài liệu học tập, và theo dõi tiến trình học tập của học sinh. - Tạo ra nền tảng học tập linh hoạt: xem xét cách Bing AI có thể được tích hợp để tạo ra nền tảng học tập linh hoạt, cho phép học sinh tiếp cận nội dung học tập ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chương 1 – Cân bằng hoá học lớp 11 THPT. - Về địa bàn: các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp điều tra thực tiễn. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 7. Kế hoạch thực hiện đề tài TT Hoạt động Sản phẩm Thời gian 1 Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 08/2023 đến 09/2023 2 Điều tra thực trạng việc dạy Cơ sở thực 09/2023 học bài “Cân bằng hoá học” ở tiễn lớp 11 trong các trường THPT 3 Sử dụng công cụ Bing AI tạo Bài học “Cân 09/2023 ra hình ảnh và thiết kế bài bằng hoá học” giảng ở lớp 11 THPT 4 Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực 09/2023 nghiệm 5 Viết đề tài và tham vấn đồng Đề tài SKKN 10/2023 nghiệp, chuyên gia đến 04/2024 8. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Nghiên cứu cách sử dụng công nghệ AI để tạo ra trải nghiệm học tập tương tác và thú vị, khuyến khích sự tương tác giữa học sinh và nội dung giảng dạy. - Đánh giá hiệu quả của Bing AI có thể hỗ trợ trong quá trình đánh giá sự hiệu quả học tập và theo dõi tiến triển cá nhân của học sinh. - Nghiên cứu cách tối ưu hóa giao tiếp và tương tác giữa học sinh và hệ thống 2
  8. Bing AI, để tạo ra một môi trường học tập trực tuyến hiệu quả. - Nghiên cứu phương pháp học hiện đại: khám phá cách Bing AI có thể hỗ trợ việc áp dụng các phương pháp học hiện đại như học theo dự án, học tư duy phê phán, và học cộng tác. - Phát triển công cụ hỗ trợ học tập cá nhân: phát triển và nghiên cứu cách sử dụng công nghệ AI để tạo ra các công cụ hỗ trợ học tập cá nhân, giúp học sinh phát triển kỹ năng theo đuổi sự tự chủ trong học tập. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyển đổi số Năm 2020, Bộ GDĐT cũng đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo”. Với mục đích chú trọng đào tạo những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số để trở thành công dân toàn cầu. Chuyển đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây. Thực hiện chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế. Như vậy, Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lộ trình đổi mới toàn diện, liên tục, đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực của người học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, gắn kết với vấn đề thực tiễn học đi đôi với hành. Qua đó góp phần phát triển phẩm chất năng lực của HS và bước đầu thực hiện được định hướng nghề nghiệp. 1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi hoạt động xã hội từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc. 1.2.2. Mục đích chuyển đổi số Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đáp ứng đòi hỏi của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong thời đại ngày nay việc chuyển đổi số trong giáo dục càng trở nên cấp thiết với việc đa dạng các hình thức dạy học trên cơ sở tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục sẽ làm thay đổi diện mạo giáo dục hoàn toàn mới phương thức, cách thức, phương pháp, kĩ thuật, công cụ và phương tiện mới nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cơ hội để hội nhấp quốc tế. 1.2.3. Điều kiện cần thiết để chuyển đổi số Để thực hiện chuyển đổi số cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó: - Sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục. 4
  10. - Sự chuẩn bị đầy đủ đồng bộ về cơ sở hạ tầng ICT: Internet tốc độ cao, thiết bị kĩ thuật số. - Sự phát triển công nghệ công nghệ: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI).... - Con người với kĩ năng chuyển đổi và Năng lực số sẽ là yếu tố cốt lõi để thực sự thay đổi và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục một cách thực chất và hiệu quả. 1.2.4. Khung năng lực số của học sinh Chuyển đổi số trong giáo dục học sinh cần đạt được các năng lực sau đây: 1. Sử dụng các thiết Xác định, quản lý và sử dụng được công cụ phần bị kĩ thuật số mền và công nghệ một cách hợp lí trong môi trường số 2. Xử lý thông tin và - Xác định rõ những, thuộc tính (từ khóa, định dữ kiện dạng, hình ảnh, video…) thông tin cần thiết, địa chỉ nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số, sử dụng chúng hiệu quả Tìm kiếm và đánh giá sự phù hợp của nguồn thông tin và nội dung của nó. Sử dụng hiệu quả công cụ và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt. - Lưu trữ, quản lý và tổ chức được dữ liệu thông tin và nội dung số. - Tương tác, giao tiếp và hợp tác thông qua công 3. Giao tiếp và hợp tác nghệ số trong khi chú ý đến sựu đa dạng về văn hóa và sự khác biệt thế hệ. - Tham gia vào xã hội thông qua các dịch vụ số và quyền công dân được tham gia. - - Quản lí thông tin cá nhân - Tạo ra và biên tập nội dung số. 4. Tạo nội dung kĩ - Cải tiến và tích hợp nội dung số vào nội dung thuật số đã có sẵn khi ý thức được bàn quyền. - - Biết cách đưa ra hướng dẫn có thể hiểu được. - Bảo vệ được thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân 5. An toàn kĩ thuật số và quyền riêng tư trong môi trường số, bảo vệ thể chất và sức khỏe tâm lý và nhận thức về các công nghệ kỹ thuật số cho hạnh phúc xã hội và hòa 5
  11. nhập xã hội. - - Nhận thức được về tác động môi trường của công nghệ kỹ thuật số và việc sử dụng chúng. 6. Giải quyết vấn đề - Xác định được các nhu cầu và vấn đề trong môi trường số. - Giải quyết các tình huống có vấn đề trong môi trường số. - Sử dụng được các công cụ số cải tiến quy trình và sản phẩm, cập nhập được sự phát triển của công nghệ số mới. 7. Năng lực định -Vận hành được các công nghệ kỹ thuật số hướng nghề nghiệp chuyên biệt và hiểu, phân tích và đánh giá dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung số cho một lĩnh vực cụ thể. Tất cả năng lực số của học sinh trong chuyển đổi số trong giáo dục đều phù hợp và góp phần hình thành phẩm chất năng lực của người học theo chương trình giáo dục. 1.3. BING AI là gì? Bing AI là một hệ thống trí tuệ nhân tạo được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Bing AI sử dụng nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ để cung cấp nhiều dịch vụ và tính năng thông minh. Dưới đây là một số đặc điểm và khía cạnh quan trọng của Bing AI 1.3.1. Dịch vụ tìm kiếm Bing AI có liên quan chặt chẽ đến công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Hệ thống trí tuệ nhân tạo được tích hợp để cung cấp kết quả tìm kiếm thông minh và hiệu quả. 1.3.2. Ngôn ngữ tự nhiên và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) Có khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Bing AI có thể đáp ứng các câu hỏi, hiểu ý định của người dùng, và thực hiện nhiều tác vụ ngôn ngữ. 1.3.3. Hình ảnh và nhận diện đối tượng Bing AI cung cấp khả năng nhận diện đối tượng trong hình ảnh, giúp hệ thống hiểu rõ nội dung hình ảnh và cung cấp thông tin liên quan. 1.3.4. Dịch ngôn ngữ tự nhiên Dịch ngôn ngữ tự nhiên là một khía cạnh quan trọng của Bing AI, cho phép người dùng dịch văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. 6
  12. 1.3.5. Tính năng học máy và mô hình dự đoán Bing AI tích hợp tính năng học máy, cho phép hệ thống học từ dữ liệu và cải thiện khả năng dự đoán và đưa ra quyết định. 1.3.6. Dịch vụ trực tuyến và kết nối Bing AI cung cấp các dịch vụ trực tuyến thông qua nền tảng đám mây của Microsoft, kết nối với nhiều ứng dụng và dịch vụ khác của hệ sinh thái Microsoft. 1.3.7. Tương tác với người dùng Bing AI được thiết kế để tương tác một cách tự nhiên với người dùng thông qua các giao diện người dùng, giúp họ tìm kiếm thông tin, giải đáp câu hỏi, và thực hiện các tác vụ khác một cách thuận tiện. 1.3.8. Phát triển ứng dụng Bing AI cung cấp các công cụ và tài nguyên để phát triển ứng dụng và dịch vụ sử dụng trí tuệ nhân tạo, mở cửa sổ cho sự sáng tạo trong cộng đồng phát triển. Bing AI không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm tìm kiếm trực tuyến mà còn mang lại nhiều giải pháp thông minh trong nhiều lĩnh vực, từ xử lý ngôn ngữ tự nhiên đến nhận diện hình ảnh và dự đoán học máy. Bing AI là công cụ tích hợp AI với trình duyệt Bing vào để trả lời những câu hỏi từ người dùng tương tự như BING AI. Điều đặc biệt của Bing AI chatbot online là hỗ trợ dữ liệu mới nhất trong khi BING AI bị giới hạn đến năm 2021. Công cụ giúp mọi người trả lời những câu hỏi, một số người còn áp dụng để tạo ra những nội dung mới mẻ, sáng tạo. Bing AI sau khi được nâng cấp lên phiên bản GPT-4 đi kèm với nhiều tính năng hay và thao tác xử lý thông tin chính xác, nhanh hơn. Và một trong những tính năng cực kỳ tuyệt vời đó là tạo hình ảnh. Bing AI có thể tự tạo những hình ảnh sống động theo từ khoá mà bạn nhập vào. Những hình ảnh có thể tải về máy để sử dụng một cách dễ dàng. 1.4. Thực trạng sử dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI vào quá trình dạy học ở trường THPT Thực tế là việc tìm kiếm tài liệu học qua các nguồn internet không còn quá xa lạ với các bạn học sinh, hầu như ai cũng có smartphone hoặc laptop cá nhân cho bản thân mình nên việc tiếp cận với internet là điều quá dễ dàng ở thời đại công nghệ số như bây giờ. Nhưng còn về khái niệm làm việc với AI, sự tương tác giữa người – máy là một điều rất mới mẻ. Khi học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên để được giải đáp các thắc mắc, nhưng không phải lúc nào giáo viên cũng rảnh rỗi để có thể hướng dẫn cho các bạn, hoặc các bạn có thể tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách 7
  13. lên google và tìm kiếm, rất tiện lợi nhưng khi tìm kiếm với google thì kiến thức lại quá lan man, đôi khi làm cho các bạn không biết mình đang tìm kiếm cái gì. Chính vì thế các bạn cần có một gia sư thực sự luôn đi theo các bạn và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn ngay lập tức đó là BING AI. BING AI có thể giải quyết mọi vấn đề, mọi khiến cạnh về Liên Kết Hóa học cho các bạn một cách dễ hiểu, khi tương tác với BING AI thì y như là các bạn được trò chuyện với một gia sư, một người thật, không chỉ giải quyết được vấn đề học tập, nó còn có thể trả lời được hầu như tất cả các câu hỏi mà các bạn có thể nghĩ ra. Bảng 1.1: Hiểu biết của các đối tượng về BING AI Ý kiến GV Ý kiến HS Số lượng % Số lượng % Chưa từng nghe qua 0 0 23 12.43 Biết sơ qua về BING AI, chưa 21 23.6 96 51.89 tìm hiểu kỹ Hiểu biết về BING AI ở mức 41 46.1 53 28.65 khá Hiểu sâu sắc về BING AI 27 30.3 13 7.03 Biểu đồ 1.1: Hiểu biết của các đối tượng về BING AI Bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 cho thấy, số lượng giáo viên hiểu sâu sắc về BING AI chiếm 30,3%, số lượng giáo viên có hiểu biết về BING AI chiếm 46,1, nhưng số lượng giáo viên biết sơ qua, chưa tìm hiểu kỹ chiếm đến 23,6%. Điều 8
  14. này phản ánh rằng BING AI vẫn còn mới mẻ trong dạy học. Còn về phía học sinh, hiểu sâu sắc về BING AI chỉ chiếm 7,03%, số lượng học sinh có hiểu biết về BING AI chiếm 28,65%, số lượng học sinh biết sơ qua, chưa tìm hiểu kỹ chiếm 51,89%, số học sinh chưa từng nghe qua chiếm 12,43%. Qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy được mặc dù chuyển đổi số được đưa vào chương trình GDPT đã được hơn 3 năm, nhưng học sinh vẫn chưa thực sự quan tâm và sẵn sàng thực hiện. Biểu đồ 1.2: Khảo sát về vấn đề giáo viên tìm hiểu ứng dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI Biểu đồ 1.2 cho thấy giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số kết hợp giáo dục STEM trong quá trình dạy học và có nhu cầu tìm hiểu, áp dụng giáo dục STEM trong dạy học. Biểu đồ 1.3: Khảo sát về tần suất giáo viên đã sử dụng ứng dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI 9
  15. Bảng 1.2: Giáo viên đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của việc ứng dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI (PL3) Rất quan Quan Không Khó Các yếu tố trọng (%) trọng quan đánh (%) trọng giá (%) (%) 1. Chương trình, SGK 51.685 44.944 - 3.371 2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 56.977 39.535 - 3.488 3. Nguồn tư liệu cung cấp thông 60.920 37.931 1.149 - tin, kiến thức về BING AI 4. Trình độ nhận thức của giáo viên 67.442 32.558 - - 5. Trình độ nhận thức của học sinh 62.069 37.931 - - 6. Sự phối hợp giữa phụ huynh, 59.091 38.636 - 2.273 nhà trường cùng các tổ chức khác Biểu đồ 1.5: % ý kiến của GV đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của việc ứng dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI Qua phân tích các bảng số liệu và biểu đồ đã được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ứng dụng chuyển đổi số kết hợp dạy học sử dụng BING AI dnag ngày được quan tâm và sử dụng tuy nhiên, theo chúng tôi nền tảng cơ bản của việc ứng dụng chuyển đổi số này phải dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên chức, giáo viên, học sinh. 10
  16. Hiện nay, có một số lượng lớn học sinh THPT được cha mẹ trang bị cho điện thoại thông minh để liên lạc, giải trí, học tập. Tuy nhiên thời lượng học sinh sử dụng điện thoại cho việc học tập còn chưa thường xuyên và chưa nhiều. Đồng thời ý thức sử dụng điện thoại đúng mục đích của học sinh còn hạn chế. Đây là sự lãng phí lớn về tài nguyên (thiết bị, thời gian, con người). Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển các năng lực và phẩm chất của học sinh, thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình dạy và học bộ môn. Đồng thời để tiếp thu được môn Hóa lớp 11 và một chủ đề quan trọng như Cân bằng hóa học là điều vô cùng khó khăn, kiến thức quá mới mẻ và đa số các học sinh không thể tiếp thu được 100% những gì được giáo viên truyền đạt tại lớp. Chính vì vậy, với một chiếc điện thoại có internet và một tài khoản BING AI, sẽ hỗ trợ học sinh được mọi lúc mọi nơi, có thể học và lấy lại được kiến thức bất cứ lúc nào. 2. SỬ DỤNG CÔNG CỤ BING AI ĐỂ TẠO RA HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG KHƠI NGUỒN CẢM HỨNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH QUA BÀI GIẢNG CÂN BẰNG HOÁ HỌC Ở LỚP 11 THPT 2.1. Hướng dẫn sử dụng Bing AI Bước 1: Truy cập link: https://www.bing.com/create Bước 2: Click vào “Tham gia và sáng tạo” 11
  17. Bước 3: Đăng nhập với tài khoản Microsoft. (nếu chưa có tài khoản Microsoft bạn có thể tham khảo cách đăng ký phía dưới). Bước 4: Sau khi đăng nhập thành công, màn hính sẽ chuyển đến màn tìm kiếm hình ảnh. Nhập từ khoá của hình ảnh bạn muốn tạo vào thanh tìm kiếm > Nhấn tạo và chờ kết quả. Một số lưu ý: + Không giới hạn số lần tạo ảnh. + Tuy nhiên sau 100 lần tạo ảnh đầu tiên tốc độ có thể chậm hơn. 12
  18. 2.2 . Hướng dẫn đăng ký tài khoản Microsoft Bước 1: Bạn truy cập https://signup.live.com/?lic=1 Bước 2: Nhập vào email của bạn, ví dụ là testerforyou98@gmail.com > Chọn Tiếp theo. Tiến hành đặt mật khẩu cho tài khoản > Chọn Tiếp theo. Bước 3: Nhập vào mã xác minh được gửi về email của bạn. Chú ý: Bạn mở email dùng đăng ký ở bước 2 để lấy mã xác thực từ hộp thư của Microsoft nhé! 13
  19. Bước 4: Bạn nhấn Tiếp theo > Nhập các kí tự bạn nhìn thấy để xác thực bạn không phải người máy > Nhấn Tiếp theo. Như vậy là tạo thành công tài khoản Microsoft bằng email thành công rồi. 2.3. Cách ra yêu cầu để có hình ảnh như mong muốn 2.3.1. Mẫu câu lệnh Danh từ + Tính từ + Động từ + Phong cách Theo công thức trên, để tạo một câu bạn nên cân nhắc mô tả đủ 4 yếu tố: ● Tính từ: Tính từ, mô tả đặc trưng của bức ảnh ○ Ví dụ: nền màu đỏ, màu xám, máu trắng… ● Danh từ: Danh từ, mô tả chủ thể hoặc các yếu tố có trong bức ảnh. ○ Ví dụ: Quả cân, cái nồi, đoàn tàu hoả, ngọn nến, lưu huỳnh ● Động từ: Động từ, mô tả các hành động, diễn biến của chủ thể trong khoảnh khắc bức ảnh được ghi lại. ○ Ví dụ: đốt cháy, đang bay, đứng yên, nhảy lên cao, bơi ● Phong cách: Phong cách/kiểu ảnh, áp dụng với cả ảnh chụp lẫn tranh vẽ. ○ Ví dụ: ảnh, điện ảnh, hiện thực, vẽ chì, sơn dầu, nghệ thuật khái niệm 14
  20. Ví dụ câu lệnh hoàn chỉnh: ● Quả cân màu xám, ảnh minh hoạ ● Ngọn nến màu hồng đang cháy, sơn dầu 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2