Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
lượt xem 8
download
Đề tài "Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4" đã đi sâu vào các hình thức sử dụng di tích lịch sử - văn hóa khi dạy lịch sử địa phương ở trên lớp và tại thực địa cho học sinh THPT. Qua đó nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy phần lịch sử địa phương ở lớp 12, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU – NGHỆ AN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Môn: Lịch Sử Tác giả: Lê Thị Thanh Huyền Tổ bộ môn: Sử Địa – GDCD TDQP Năm thực hiện: 2021 – 2022 Số điện thoại: 0942120486
- 2
- TT MỤC LỤC Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Tính mới của đề tài 2 1.3 Mục đích nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Cơ sở thực tiễn 6 Sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quỳnh Lưu – Nghệ 2.3 An để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa 8 phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 Các hình thức sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở 2.4 Quỳnh Lưu để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử 18 địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.5 Kết quả nghiên cứu 43 PHẦN III KẾT LUẬN 3.1 Kết luận 46 3.2 Bài học kinh nghiệm 46 3.2 Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trong giáo dục phổ thông hiện nay, các môn xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Do vậy, dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn. Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng ở trường học từ trước đến nay vẫn còn nặng nề về nội dung, lý thuyết, thường chỉ đề cập đến việc mô tả, thống kê các sự kiện; phương pháp truyền đạt chưa thực sự đổi mới, hấp dẫn, thiếu tính liên hệ, các tư liệu, hình ảnh minh họa chưa thực sự sống động, các hoạt động trải nghiệm thực tế còn ít. Vì thế, đa phần học sinh phổ thông không chú ý đến lịch sử, hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương nơi mình đang sinh sống còn rất hạn chế. Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Công văn liên ngành số 73/HD BGD&ĐT BVHTTDL để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”. Theo đó, vai trò của di tích lịch sử văn hóa trong dạy học đã được khẳng định và chú trọng. Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong tổ chức dạy học bộ môn lịch sử cần có những thay đổi. Đó là việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực. Việc dạy học lịch sử bằng hệ thống di tích lịch sử văn hóa là một nội dung của việc dạy học khám phá, dạy học bằng việc trao quyền chủ động cho học sinh. Các em sẽ là người tự tìm tòi, khám phá, làm sáng tỏ các sự kiện liên quan đến các sự kiện lịch sử dân tộc, địa phương trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần phát huy năng lực học sinh, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh. Quỳnh Lưu – Nghệ An từ xưa đến nay không chỉ được biết đến là mảnh đất trọng yếu, có vị trí chiến lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc, mà còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng. Di tích lịch sử văn hóa tại địa phương Quỳnh Lưu đóng vai trò là nguồn tư liệu, phương tiện trực quan vô giá trong dạy học 4
- lịch sử. Việc sử dụng các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương Quỳnh Lưu vào dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống... trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi quyết định chọn đề tài "Sử dụng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4" để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học lịch sử địa phương ở trường THPT, hướng tới mục đích giáo dục con người một cách toàn diện. 1.2. Tính mới của đề tài Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài chứng minh được tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra được các hình thức, biện pháp sử dụng hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa địa phương, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT. Nếu áp dụng việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở địa bàn Quỳnh Lưu vào dạy học lich sử địa phương một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường. 1.3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quỳnh Lưu trong dạy học lịch sử địa phương, đề tài đã đi sâu vào các hình thức sử dụng di tích lịch sử văn hóa khi dạy lịch sử địa phương ở trên lớp và tại thực địa cho học sinh THPT. Qua đó nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy phần lịch sử địa phương ở lớp 12, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 12 trường THPT Quỳnh Lưu 4, các h ình thức, biện pháp sử dụng các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
- Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu để nâng cao hiệu quả dạy học phần lịch sử địa phương. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Vai trò, ý nghĩa và thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT. Giới thiệu khái quát các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Quỳnh Lưu, các hình thức sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quỳnh Lưu, các biện pháp, hình thức giảng dạy tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu SGK, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng lịch sử lớp 12, tài liệu về lịch sử Quỳnh Lưu, lịch sử Đảng bộ Quỳnh Lưu, tài liệu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng để rút ra những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm. Phương pháp khảo sát: Thăm dò ý kiến đổi mới phương pháp dạy của giáo viên, ý kiến tiếp thu bài của học sinh, khảo sát những mong muốn của học sinh. Từ đó tổng kết, đánh giá để đưa ra các hình thức dạy học phù hợp. 6
- 7
- PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm * Di tích: Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Tiêu chí đầu tiên để xác định một di tích lịch sử là nó phải có thực từ trước và lưu giữ đến ngày nay, bao giờ cũng gắn liền, phản ánh, ghi nhận, minh chứng một sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc biệt là những sự kiện lịch sử lớn, quan trọng. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. * Di tích lịch sử: Di tích lịch sử (hay di tích cách mạng kháng chiến) là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. * Di tích lịch sử văn hóa: Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương. Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. * Lịch sử địa phương: Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định. Dạy và học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền 8
- thống...trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng, phong phú, sinh động, là cơ sở cho học sinh hiểu được những biểu tượng lịch sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài. 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong giảng dạy Lịch sử địa phương ở trường THPT Công văn liên ngành số 73/HD BGD&ĐTBVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành về việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX” đã chỉ rõ vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX: Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện; Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh". Như vậy, việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc sử dụng di tích lích sử văn hóa trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng kính yêu, khâm phục, biết ơn, tự hào về các anh hùng dân tộc. Giáo dục cho học sinh tính chân, thiện, mĩ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh phát huy năng lực hoạt động tư duy độc lập cho học sinh, rèn luyện kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích và rút ra kết luận, tạo ra được hứng thú học tập cho các em Giáo dục cho học sinh biết tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nội dung lịch sử, văn hóa hàm chứa trong mỗi di tích lịch sử văn hóa sẽ giúp các em biết quý trọng và ý thức bảo vệ di tích lịch sử văn hóa từ những việc nhỏ, như giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và trồng cây xanh… đến việc sưu tầm di vật, tài liệu về di tích lịch sử văn hóa… Qua đó, góp phần bảo vệ, tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử văn hóa ngày càng sạch đẹp, nghiêm trang. Giúp học sinh có phương tiện để nhận thức các sự kiện trong quá khứ, tạo được biểu tượng cụ thể, chính xác, sinh động về các sự kiện, nhân vật lịch sử, góp phần khắc phục tình trạng "hiện đại hóa lịch sử". Góp phần bổ sung những tri thức mà học sinh đã tiếp thu ở phần lịch sử dân tộc (lịch sử Việt Nam), rút ra được những kết luận khái quát, phát hiện quy luật vận động, phát triển của lịch sử. 9
- 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT Dạy học lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển, những truyền thống tốt đẹp, ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mình để góp sức xây dựng quê hương. Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy học chương trình lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất: Nội dung kiến thức lịch sử địa phương kéo dài từ cội nguồn cho đến nay, trong khi đó chương trình học lịch sử địa phương từ lớp 10 đến lớp 12 chỉ có 4 tiết, dẫn đến tình trạng kiến thức còn nặng và sự lệch nhau giữa nội dung lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, làm cho việc chuyển tải kiến thức đến các học sinh gặp nhiều khó khăn. Thứ hai: Mặc dù trong phân phối chương trình bắt buộc tiến hành biên soạn và giảng dạy nhiều giáo viên chưa đánh giá đúng được vai trò của các tiết học lịch sử địa phương, thường hướng dẫn học sinh tự học, hoặc sử dụng làm tiết ôn tập, kiểm tra. Thứ ba: Nguồn tư liệu ở các địa phương rất hiếm, khó khai thác, chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu truyền miệng, chương trình lịch sử địa phương không có một bài dạy cụ thể nào, chính vì thế, thầy cô giáo muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức tìm tòi, sưu tầm tài liệu, soạn bài giảng. Điều này làm cho giáo viên ngại giảng dạy, nếu có thực hiện thì chỉ mang tính hình thức. Thứ tư: Môn lịch sử từ lâu theo quan điểm là môn học phụ, có rất ít tiết dạy, (thường mỗi khối lớp chỉ có 1 2 tiết/tuần), nếu vì lý do gì đó mà phải nghỉ học tất nhiên sẽ chậm chương trình, và 2 tiết dạy sử địa phương được thầy cô chủ yếu dùng để dạy bù chương trình chậm. Tiết dạy sử địa phương lại không có nội dung cụ thể trong chương trình nên rất khó để kiểm tra đánh giá. Vì vậy giáo viên có thể “mạnh ai nấy làm”. Thứ năm: Chương trình giáo dục trong nhà trường hiện nay quá thiên về truyền thụ kiến thức để phục vụ cho các kỳ thi cử, kiến thức lịch sử địa phương lại không có trong khung đề thi của kỳ thi THPTQG của Bộ giáo dục, nên đôi khi các trường ít chú trọng đến các kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc, do đó, dạy học lịch sử địa phương nói chung và việc phối hợp đưa di sản văn hóa vào nhà trường nói riêng càng bị coi là một hình thức mới mẻ, ít được quan tâm. Trên thực tế, nếu tổ chức được tiết dạy lịch sử địa phương chu đáo, bài bản, học sinh sẽ rất hào hứng với 2 tiết dạy ít ỏi này. Bởi qua đó, các em được biết thêm về những danh nhân văn hóa của quê hương mình. Các em cũng được đi tham quan những di tích lịch sử văn hoá của nơi mình sinh sống, để hiểu thêm 10
- về quê hương với những truyền thống tốt đẹp và công trạng của các bậc tiền nhân. 2.2.2. Thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay Những năm gần đây, trên cơ sở công văn chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ giáo dục, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã có những chỉ đạo sát sao về vấn đề sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương được biên soạn, nhiều buổi học chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về hình thức, phương pháp dạy học lịch sử thông qua di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh nhân… đã được tiến hành. Việc giảng dạy lịch sử, đặc biệt là tiết lịch sử địa phương ở các trường trung học phổ thông đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, việc dạy và học lịch sử địa phương chỉ mới dừng ở mức như một môn học ngoại khóa, mang tính chất giới thiệu, khái quát chứ chưa được chú trọng.Việc xếp thời gian để học các nội dung liên quan đến đưa di tích lịch sử văn hóa vào nhà trường là cực kỳ khó khăn về mặt thời gian. Do đó, đối với các trường thật sự có tâm huyết, các giáo viên sẽ phải linh hoạt về thời khóa biểu, bố trí dạy bù... Thứ hai, nội dung giáo dục di tích lịch sử văn hóa mà giáo viên giảng dạy cho học sinh chưa có tính liên hệ thực tiễn, thường chỉ dừng lại ở vai trò, ý nghĩa và giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Nhưng trên thực tế, các di tích lịch sử văn hóa hiện nay hầu như đã xuống cấp trầm trọng, cần được bảo vệ, thì việc giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo tồn vẫn chưa được giáo viên quan tâm thỏa đáng và truyền thụ sâu sắc cho học sinh. Thứ ba, phương pháp giáo viên sử dụng trong giáo dục di tích lịch sử văn hóa chủ yếu là phương pháp truyền thống, các phương pháp có tác động đến nhận thức của học sinh còn ít được sử dụng thậm chí ít được áp dụng vì cho rằng không có kinh phí và thiếu thời gian. Thứ tư, hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương chưa đa dạng. Theo thống kê sơ bộ thì chủ yếu được tổ chức trên lớp, việc dạy học tại di tích lịch sử văn hóa, hoặc tổ chức ngoại khóa lịch sử địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin chưa được quan tâm thỏa đáng. Thứ năm, kinh phí để sử dụng cho hoạt động tham quan trải nghiệm cũng hạn chế, nhiều phụ huynh ngại yếu tố an toàn cho con em nên mỗi lần tổ chức gặp phải khá nhiều khó khăn trong công tác vận động. Chính vì vậy, hoạt động tham quan, trải nghiệm tại các di tích lịch sử chủ yếu chỉ diễn ra ở những trường nằm ở trung tâm, hoặc là gần các di tích. Còn những trường ở xa, vùng khó khăn hầu như không được tiến hành, hoặc tiến hành nhỏ giọt, không đồng bộ. 11
- Thứ sáu, trong giờ học lịch sử địa phương, giáo viên chủ yếu sử dụng tài liệu thành văn, các loại tài liệu khác như tài liệu đồ dùng trực quan, tài liệu truyền miệng dân gian, tài liệu điền dã ít được khai thác, sử dụng nên bài học thường khô khan, nhàm chán, thiếu hấp dẫn. Thứ bảy, tâm lí e ngại học lịch sử đã ảnh hưởng đến thái độ học tập, khiến cho các em chưa thật sự hào hứng với bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng, điều này dẫn đến tình trạng một số tiết học chưa đảm bảo được nội dung và yêu cầu của chương trình. 2.3. Sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quỳnh Lưu – Nghệ An để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 2.3.1. Những nguyên tắc sử dụng di tích lịch sử văn hóa trong giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Thứ nhất, cần đảm bảo khai thác tính trực quan sinh động của di tích lịch sử văn hóa. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của hiện thực lịch sử, đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử và đặc điểm tâm lý học của học sinh THPT. Di tích lịch sử văn hóa là một loại phương tiện trực quan nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, cần lưu ý những đặc điểm của di tích lịch sử văn hóa như: Không thể mang di tích vào lớp học, hiện đại hóa hay thần thoại hóa di tích… Để khai thác tối ưu tính trực quan sinh động của di tích lịch sử văn hóa, tốt nhất là tổ chức các bài học trải nghiệm thực tế tại các di tích. Thứ hai, cần đảm bảo tính khoa học, sư phạm. Chọn các di tích lịch sử văn hóa để dạy học cần đảm bảo các di tích lịch sử văn hóa đó được các nhà khoa học xác định, lập hồ sơ, các di tích gần trường, quan trọng nhất là các di tích phản ánh những sự kiện lịch sử tiêu biểu của chương trình THPT, các di tích còn nguyên vẹn, thường xuyên được tôn tạo, có cảnh quan đẹp, các di tích hàng năm tổ chức lễ hội... + Thời gian dạy học tại di tích lịch sử văn hóa nằm trong khuôn khổ quy định của chương trình và kế hoạch dạy học (tuy có phần linh hoạt hơn). + Tập trung khai thác các kiến thức chứa đựng trong các di tích lịch sử văn hóa, phù hợp với yêu cầu bài học và trình độ của học sinh ở từng khối, lớp. Trong quá trình thực hiện, cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại theo tinh thần đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ môn. 12
- + Giáo viên cần trau dồi kiến thức trên nhiều lĩnh vực liên quan như văn học, khảo cổ học, địa lý, văn hóa...những kỹ năng chụp ảnh, vẽ bản đồ, tổ chức, giới thiệu... Phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức của học sinh. + Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu, hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn sử liệu, rèn luyện các thao tác nhận thức lịch sử, phát triển tư duy quan sát, tưởng tượng, miêu tả… + Khai thác triệt để tính trực quan sinh động của các hiện vật, tranh ảnh duy trì hứng thú học tập của học sinh để bài học đạt hiệu quả cao nhất. + Sử dụng di tích lịch sử văn hóa ngoài việc minh họa kiến thức sách giáo khoa, cần tạo ra các dữ liệu, tổ chức cho học sinh các hoạt động tìm kiếm, phát hiện tri thức lịch sử mới cho học sinh. + Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm tốt các bài tập thực hành bộ môn từ đơn giản đến phức tạp. Những học sinh khá giỏi tập dượt các công việc của nhà nghien cứu như sưu tầm, chỉnh lý tài liệu, hiện vật, lập hồ sơ di tích. 2.3.2. Di tích lịch sử văn hóa ở huyện Quỳnh Lưu được sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 Huyện Quỳnh Lưu hiện có 26 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Để giảng dạy phần lịch sử địa phương lớp 12, các di tích lịch sử văn hóa có thể sử dụng là: Di tích đền thờ nguyên tổ họ Hồ Trang Bào Đột là tên gọi cổ xưa của vùng đất thuộc xã Quỳnh Lâm và Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu) bây giờ, nơi ông tổ họ Hồ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến khai cơ lập ấp. Đền thờ nguyên Tổ họ Hồ hiện nay nằm trên địa phận xã Ngọc Sơn, khởi công tôn tạo khoảng 10 năm nhưng đã có tới hàng trăm năm lịch sử. Theo sử sách ghi lại, Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam là Trạng nguyên Hồ Hưng Dật, thời vua Hậu Hán Ẩn Đế (948 951). Hồ Hưng Dật sang làm thái thú Châu Diễn mấy năm thì xảy ra loạn 12 sứ quân, ông đến hương Bào Đột (nay thuộc địa phận 2 xã Ngọc Sơn và Quỳnh Lâm) lập nghiệp. Sau khi thôi quan, ông lui về chiêu dân lập ấp, làm trại chủ tại hương Bào Đột, được nhân dân tôn làm Thần Thành Hoàng, và cũng là nguyên tổ họ Hồ duy nhất ở nước ta. Đến thời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly sau khi lên làm vua được một năm thì nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, rồi làm Thái thượng hoàng cùng coi việc nước. Năm Quý Mùi (1403), niên hiệu khai đại thứ nhất, vua Hồ Hán 13
- Thương theo lệnh vua cha Hồ Quý Ly về Ngũ Bàu “Dựng miếu thờ ở làng Bàu Đột phủ Linh Nguyên, để thờ cúng tổ tiên”. Đền thờ nằm trên đồi Thượng Đọt, tựa lưng vào hòn Rồng, bên trái là núi Ngọc, bên phải là hòn Rết. Cả 3 hòn này đều nằm trên dãy núi Y Sảo, gọi là thế “long ngai”. Đền làm theo kiểu nội công ngoại quốc, có cửa tam quan, một sân rộng là đến tòa chính điện 5 gian. Sau tòa chính diện là 1 sân nhỏ, 2 bên có tả vu, hữu vu, tòa trung điện 3 gian 2 hồi, hậu cung, sân ngoài góc bên phải có miếu thờ Thái Dương công chúa… Cả một khu đền họ Hồ với quy mô hoành tráng trên vùng địa linh nhân kiệt đã được xây dựng và tồn tại suốt hàng trăm năm. Về sau, nhân dân trong vùng phối tế 2 vua (vua Hồ Quý Ly và vua Quang Trung), nên thường quen gọi là Đền vua Hồ, nhưng tên gọi chính xác là đền thờ nguyên Tổ họ Hồ. Trang Bào Đột năm xưa, còn có tên Bào Trạch, dần dần đổi thành Bào Giang, rồi làng Ngũ Bàu (vì được chia làm 5 thôn: Ngọc Viên, Bào An, Bào Trung, Bào Ngọc và Bào Hậu). Hằng năm, tại nơi đây tổ chức lễ hội vào ngày 12/3 âm lịch, rất trang nghiêm, linh đình, mang đậm màu sắc văn hóa dân gian. Riêng Đại tế thì 3 năm một lần, từ 3 đến 5 ngày. Còn có 300 mẫu đất công điền chia cho 5 thôn Ngũ Bàu, lấy hoa lợi rồi luân phiên tổ chức tế lễ. Các thôn đến đền vua Hồ làm lễ tế, rước thần qua 5 thôn, giếng nền ở giữa đồng, rồi quay trở về đền. Ngoài lễ, còn có hội như rước kiệu, cờ người, bài điếm, đánh đu, đấu vật, chọi gà, diễn tuồng chèo, đêm đại tế bắn pháo hoa… Trải qua bao thăng trầm thời gian, cả một công trình kiến trúc tâm linh lớn cũng theo đó mà chẳng còn lại vết tích. Những người dân trong vùng kể lại, cho đến trước năm 1971, vẫn còn nền cũ của Đền vua Hồ năm xưa, với những gạch đá vỡ và 2 cột nanh phía trước. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, tất cả đã bị san phẳng. Luyến tiếc một công trình linh thiêng xưa, và cũng từ cái đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, bà con họ Hồ cả nước quyết tâm phục dựng lại đền thờ nguyên Tổ họ Hồ, làm linh từ của dòng họ Hồ Việt Nam trên nền đất cũ. Dù có thể không hoàn thành ngay được cả công trình, cũng là nơi để con cháu hằng năm đi về. Bắt đầu khởi công từ năm 2006, đến nay, đền vua Hồ đã xây dựng được cổng, tường bao xung quanh, mái nhà bia, hoàn thành điện chính. Từ đó đến nay, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, vào ngày 10, 11 tháng Giêng âm lịch, nơi đây lại tổ chức ngày tế Tổ họ Hồ Việt Nam, đón con cháu khắp nơi hướng tâm về cội. Và không chỉ riêng con cháu họ Hồ, cứ đến ngày rằm và mùng một, ngày càng đông người dân lại về đây, thắp hương cúng bái, tỏ lòng thành kính đối với các vị thần được thờ trong đền. Ngày 12/12/2014, Bộ văn hóa thể thao và du lịch có quyết định số 4106/QĐ BVHTT&DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Nguyên tổ Họ Hồ Việt Nam, Trạng nguyên Hồ Hưng Dật thần thành hoàng; thờ các vua Hồ và 14
- các bậc tiên liệt họ Hồ Việt Nam. Đây là sự ghi nhận của nhà nước và xã hội đối với những người có công với dân, với nước; với một công trình có giá trị lớn về đời sống văn hóa tâm linh, lịch sử và nghệ thuật kiến trúc. Mộ và nhà thờ họ Hồ Tùng Mậu Mộ và nhà thờ họ Hồ Tùng Mậu, tọa lạc tại thôn 5, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích khuôn viên: 1.500 m2, nơi tôn thờ và tưởng niệm cụ Hồ Tùng Mậu và các bậc hậu duệ trong dòng họ đã có công bảo quốc, hộ dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cụ Hồ Tùng Mậu, tên khai sinh là Hồ Bá Cự, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1896, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cụ ra đời trong một gia đình khoa bảng có truyền thống yêu nước. Năm 1920 Hồ Tùng Mậu ra nước ngoài, với hoài bão tìm con đường giải phóng nước nhà khỏi ách thực dân. Năm 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông cùng Lê Hồng Sơn thành lập Tâm Tâm xã (Tân Việt Thanh niên đoàn). Tháng 6 năm 1925, được sự chỉ dẫn của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu đã cùng Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong tập hợp những thanh niên tích cực nhất, chuyển Tâm tâm xã thành tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản đoàn (trong lớp 9 người đầu tiên) là tổ chức nòng cốt trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Những năm 1925 – 1927, Hồ Tùng Mậu làm phụ giảng và phụ trách công tác tổ chức các khóa học. Tháng 3 năm 1926, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong những năm hoạt động tham gia chống thực dân pháp Hồ Tùng Mậu bị bắt và bị tù đày nhiều lần. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Hồ Tùng Mậu cùng anh em tù vượt ngục, trở về quê hương sau 14 năm bị giam cầm, đồng chí tiếp tục vào Thừa Thiên Huế tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng chí Hồ Tùng Mậu được cử làm Chủ tịch uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu IV. Tháng 8/1948, đồng chí được Chính phủ điều động lên Việt Bắc giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ. Tháng 2 năm 1951, tại Đại hội lần thứ hai của Đảng, đồng chí Hồ Tùng Mậu được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, giữ chức Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng. Đồng chí vẫn kiêm giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ và Hội trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Đang lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, đồng chí được cử đi công tác Liên khu V. Khoảng 5 giờ chiều ngày 23/7/1951, trên đường quốc lộ 1A, đồng chí vừa ra khỏi chợ Cồng (nay là thị trấn Tĩnh Gia, Thanh Hóa) liền bị máy bay giặc Pháp bắn. Thi hài đồng chí được Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đưa về mai táng tại xã Quỳnh Đôi, Đồng chí Hồ Tùng Mậu thọ 55 tuổi. 15
- Nhà thờ và Mộ cụ Hồ Tùng Mậu ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia vào tháng 2/2000 theo Quyết định số 03/QĐ BVHTT. Hiện nay, di tích nhà thờ và mộ đồng chí Hồ Tùng Mậu đang được tu bổ, tôn tạo với tổng dự toán công trình trên 17,5 tỷ đồng với các hạng mục công trình: Nhà tưởng niệm nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu được xây dựng với tổng diện tích 1.208,66m2, gồm các hạng mục chính là: Nhà thờ và nhà bái đường Nhà lưu niệm, sân, cổng, tường rào, bồn cây, ao cá, bể hoá vàng…; Tu bổ lăng mộ cụ Hồ Tùng Mậu với diện tích 104m2. Đây sẽ là khu di tích lịch sử quan trọng của xã Quỳnh Đôi và huyện Quỳnh Lưu, là nơi tham quan học tập, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hồ Tùng Mậu và là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đình làng Quỳnh Đôi Đình làng Quỳnh Đôi thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, đa số sĩ phu, nhân dân Quỳnh Đôi đứng về phe chủ chiến. Tiêu biểu nhất là các cụ Văn Đức Giai, Dương Doãn Hài, Hồ Bá Ôn. Thời Cần Vương, sĩ phu Quỳnh Đôi như các ông Phan Duy Phổ, Hồ Trọng Miên... đều nhiệt liệt hưởng ứng. Tham gia khởi nghĩa chống Pháp có các cụ giải nguyên Nguyễn Quý Yêm bỏ quan theo Tống Duy Tân rồi bị Pháp bắt và xử tử năm 1891 hay như cụ giải nguyên Dương Quế Phổ chống Pháp ở Quỳ Châu bị bắt giải về Vinh đã uống thuốc độc tự tử để giữ tròn danh tiết (1887). Cũng trong phong trào chống Pháp sau đó ít lâu nổi bật lên những gương mặt khí tiết của người Quỳnh Đôi như bà Lụa (Trần Thị Trâm), vợ ông Hồ Bá Trị, em ruột ám sát Hồ Bá Ôn. Bà Lụa đã bôn ba từ Việt Nam sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn... và làm liên lạc cho các chí sĩ cách mạng. Bà bị giặc bắt, dụ dỗ, tra tấn song không hé răng một lời. Đình làng Quỳnh Đôi đã trở thành nơi gặp gỡ của các sỹ phu yêu nước trong phong trào Văn Thân Cần Vương. Trong phong trào xuất dương cứu nước nhiều thanh niên Quỳnh Đôi đã hăng hái ra đi như Hồ Học Lãm, Nguyễn Nhu, Hồ Ngọc Chương, tiêu biểu là đồng chí Hồ Tùng Mậu, một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên của Quỳnh Lưu được chủ tịch Hồ Chí Minh đào tạo ở Quảng Châu, Trung Quốc năm 1924. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1925 trở về sau, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh lên cao, đình Quỳnh Đôi trở thành nơi tập trung các cuộc đấu tranh, hội họp bí mật của các tổ chức cách mạng như: Tân Việt và Thanh Niên. Những thanh niên yêu nước làng Quỳnh thường tổ chức các hoạt động văn hoá tại đình làng, diễn kịch, tuồng, trò Trưng Trắc, Trưng Nhị, bình thơ để tuyên truyền, cổ động trong quần chúng nhân dân. 16
- Trên cơ sở sự phát triển của các tổ chức Tân Việt và Thanh Niên, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 31930 chi bộ Đảng làng Quỳnh được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều cuộc diễn thuyết, mít tinh biểu tình đã được tổ chức tại đình làng đã lôi kéo nhân dân các làng đến tham dự. Tại đình làng đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng tiêu biểu trong thời kì 19301931. Ngày 2061930 nhân dân Quỳnh Đôi cũng tham gia tích cực trong cuộc biểu tình tại xã Quỳnh Thuận. Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình tối hôm trước đó, chi bộ Quỳnh Đôi đã tổ chức treo cờ và diễn thuyết tại đình làng để biểu dương lực lượng và cổ vũ cho khí thế cách mạng. Ngày 181930 nhân kỷ niệm ngày thế giới đứng lên đấu tranh chống đế quốc thì chi bộ Đảng Quỳnh Đôi đã tổ chức treo cờ, rải truyền đơn tại đình làng và các địa điểm trọng yếu. Đầu tháng 101930 chi bộ Quỳnh Đôi đã tổ chức cho nhân dân tham gia vào phong trào đấu tranh ở Quỳnh Yên. Tự vệ đỏ đã tổ chức treo cờ tại đình làng để cổ vũ tinh thần cho nhân dân. Đội tự vệ đỏ làng Quỳnh hàng đêm tập trung diễn tập tại đình làng để chuẩn bị tinh thần cho các cuộc đấu tranh. Trong các cuộc biểu tình, tiếng trống lệnh được phát ra từ đình làng đã kêu gọi, thúc dục quần chúng nhân dân tập trung tập hợp lực lượng tại đình rồi kéo lên phủ huyện đấu tranh, đưa yêu sách đòi quyền lợi. Khi chính quyền Xô Viết ra đời ở các thôn xã thì đình trở thành nơi làm việc của các chính quyền xã Bộ Nông. Mọi hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, quân sự, kinh tế và văn hoá đều được quy tụ tại đình làng. Chính quyền Xô Viết ra đời đã đem lại một cuộc sống mới no ấm, tươi vui cho nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử, tại ngôi đình làng Quỳnh Đôi, chính quyền Xô viết đứng ra gánh vác công việc như một chính quyền cách mạng theo gương cách mạng tháng Mười Nga. Tại đây chính quyền đã đứng ra tuyên bố xoá bỏ địa tô, bãi miễn vụ mùa cho nhân dân. Các lớp học chữ quốc ngữ, lớp học văn hoá được tổ chức ngay tại đình làng. Không chỉ vậy đình làng Quỳnh Đôi còn là chứng tích tố cáo tội ác dã man của kẻ thù. Tại nơi đây đã diễn ra nhiều hành động trắng trợn tàn bạo của bọn thực dân phong kiến. Sau các sự kiện đấu tranh và sự ra đời của chính quyền Xô Viết. Bọn đế quốc tay sai vô cùng căm tức, chúng mở nhiều cuộc khủng bố trắng để đàn áp cách mạng. Từ tháng 11931 tại Quỳnh Đôi thực dân Pháp kéo về đóng đồn tại đình làng Quỳnh và đặt 9 điếm canh ở những nơi có phong trào mạnh. Suốt ngày bọn lính lùng sục bắt bớ những người hoạt động cách mạng đem về tra khảo, giam giữ. Để uy hiếp tinh thần cách mạng của quần chúng, thực dân Pháp và lũ tay sai đã tra tấn dã man các chiến sỹ ngày tại đình làng. Chúng dùng vũ lực, dụ dỗ, mua chuộc cũng không làm lay chuyển được ý chí cách mạng của những người con làng Quỳnh gang thép, kiên cường, thuỷ chung. Giữa tháng 2 năm 1931, chúng đã đem bắn 9 chiến sỹ cách mạng trước cửa đình 17
- làng, đó là các đồng chí: Dương Ngọc Liễn, Hoàng Văn Hợp, Hồ Sỹ Nam, Hồ Phi Phồn, Hồ Sỹ Hoan, Phan Minh Khang… Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, đình làng Quỳnh Đôi cũng là nơi hội họp làm việc của Mặt trận Việt Minh. Đình được xây dựng từ năm 1850, nhưng bị chiến tranh và thiên tai tàn phá làm hư hỏng nhiều. Năm Tự Đức thứ 17 (1854) đình được thiết kế sửa chữa lại. Ông Phạm Đại Phu giúp làng đá, một số người cùng lo việc xây dựng đình như ông Hồ Văn Viễn cựu lý trưởng, Dương Đức Quán, Phạm Đình Uyển, Phạm Đình Toái (cụ Hường Phạm) làm quan trong triều đình Huế. Toàn bộ số gỗ lim làm đình và ngói lợp đều do cụ Phạm Đình Toái bỏ tiền ra để lo liệu. Đến năm Tân Hợi 1861 toàn bộ công trình ngôi đình được hoàn thành. Cột đình 3 người ôm, đình cao hơn cả điện Thái Hòa triều Nguyễn ở Huế. Đình làng cao ráo thoáng mát, xung quanh có nhiều cây cối làm cho đình càng thêm vẻ uy nghiêm. Đình làng Quỳnh Đôi khá đồ sộ, mặt ngoảnh hướng Đông Nam, gồm có 5 gian, 2 hồi có 6 vì kèo, 24 cột, cột cao 5,3m có đường kính một người ôm không xuể. Đình xây theo kiểu tứ trụ, mái chuông, lợp ngói nam ta, vì kèo được chạm trổ hoa văn hoa lá. Trước sân đình dựng 2 bia đá nói về lịch sử xây dựng và trùng tu đình. Đình làng là trung tâm hành chính, văn hoá của làng. Đây là nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cả làng, hàng năm nhân dân thường tổ chức các kỳ tế lễ, vui chơi sinh hoạt trong các lễ hội như lễ kỳ yên, lễ kỳ phúc.... Các lễ hội tổ chức tại đình khá long trọng, nhất là Lễ rước Thần từ Đền về đình . Sau các nghi thức tế lễ dân làng tổ chức các trò vui chơi, ca hát. Đình làng Quỳnh Đôi còn là một di tích cách mạng trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1978 đình làng đã được chính quyền địa phương dùng làm nhà truyền thống của xã để phục vụ công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho con em địa phương. Trong đó có trưng bày một số tài liệu hiện vật liên quan đến phong trào cách mạng Quỳnh Đôi như báo Lao Động, mâm chè, mác, gậy mun, va ly, sắc lệnh của Hồ Chủ Tịch….. Đình làng Quỳnh Đôi được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 30/8/1991. Nhà thờ họ Hồ Nhà thờ họ Hồ Đại tộc, tọa lạc tại thôn 4, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích khuôn viên: 6.200 m2, nơi tôn thờ và tưởng niệm cụ Hồ Kha và các bậc hậu duệ trong dòng họ đã có công giúp nước, an dân trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Cụ Hồ Kha sinh vào khoảng đầu thế kỷ 14 và lập nghiệp tại thôn Quỳ Trạch (nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ), ông là cháu đời 18
- thứ mười ba của Trạng nguyên, thứ sử châu diễn Hồ Hưng Dật, sau đó ông dời sang trang Tiên sinh xã Nghĩa Liệt, tổng đường Khê (thuộc địa phận 3 xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Trung, huyện Nam Đàn nay là thị xã Thái Hòa ). Vào năm 1314 (Giáp Dần, năm đầu đời Trần Minh Tông niên hiệu Đại Khánh) ông từ Tiên sinh qua Bào Đột đến xem xét vùng đất sa bồi ở Đông bắc xã Hoàn Hậu. Từ đường thiên Lý vượt qua Đồi Thần, ông thấy phong thủy, hữu tình, với nhận thức và tâm linh thửa ấy, cụ cho đất này là “Đinh long dẫn mạch, đinh thủy dáo đường” con cháu đời sau sẽ khai thác những cảnh vật thiên tạo ấy như là điểm trợ lực về tinh thần để gây sự phấn chấn trong học tập, trong sự nghiệp. Sau một thời gian khai phá ông đã giao khu đất này lại cho con trai là Hồ Hồng kế tục sự nghiệp khai hoang lập ấp. Ông Hồ Kha được phong làm phúc thần của làng Quỳnh, “Hồ khai cơ ”. Nhà thờ họ Hồ được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 22/01/1992. Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ, tọa lạc ở thôn 4 xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tổng diện tích khuôn viên: 1.587 m2, nơi tôn thờ, tưởng nhớ công đức cụ Nguyễn Thạc và các bậc tiền nhân đã có công giúp nước, giúp dân trong cuộc sống đời thường. Cụ Nguyễn Thạc húy là Ma Lạnh công, hiệu là An tâm cư sĩ, ông là hậu duệ của Đinh Quận Công Nguyễn Bặc. Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Hà Giang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nay là thôn Bình Hàn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cuối thời Trần chế độ phong kiến trung ương tập quyền thối nát, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra trong cả nước. Năm 1344, Ngô Bệ ở Trà Hưng, Hải Dương dựng cờ khởi nghĩa. Ông đã tham gia chiến đấu tích cực trong hàng ngũ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 16 năm gây tiếng vang rất lớn, tháng 3 năm 1960 cuộc khởi nghĩa bị quân đội triều Trần dật tắt, Nguyễn Thạc đã lẩn trốn vào vùng Hoan Diễn. Trong một thời gian khảo sát tìm hiểu địa lý trong vùng và liên hệ cộng tác được với Hồ Hồng; Hành Khiển, Châu Diễn, Hoàng Khánh, ba người quyết định về định cư ở thổ đôi chiêu dân lập ấp, khai hoang quyết tâm biến mảnh đất hoang vu này thành nơi sinh sống lâu dài và con cháu đời sau. Sau khi Hồ Hồng hy sinh, Hoàng Khánh bận việc quan, tất cả việc xây dựng cơ sở tổ chức thôn trang giao cho Nguyễn Thạc trông coi. Hai công trình thủy lợi: đập Hói, đật Bờ Re hoàn thành dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thạc, diện tích canh tác của Thổ Đôi được mở rộng. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) cụ được phong làm phúc thần của làng Quỳnh cùng với các ông Hồ Kha, Hồ Hồng và Hoàng Khánh. Hiện nay, tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu có giá trị, tiêu biểu Sắc phong của vua trao cho cả bốn Cụ. 19
- Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ được công nhận di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia ngày 19/02/1998. Nhà thờ họ Hoàng Khánh Nhà thờ họ Hoàng Khánh, tọa lạc tại thôn 4, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích khuôn viên: 2.660 m2, nơi tôn thờ và tưởng niệm cụ Hoàng Khánh và các bậc hậu duệ trong dòng họ đã có công bảo quốc, hộ dân trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Nhà thờ họ Hoàng Khánh Cụ Hoàng Khánh sinh năm 1358 ở Diễn Vạn huyện Diễn Châu, là cháu nội của Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 2 (1258). Tuổi trưởng thành ông theo cha đi tiểu phạt thổ phỉ ở vùng núi phía tây Thanh Hóa và một số cuộc chinh phạt giặc Chiêm ở Phương Nam; Ông thi đậu Hương cống và lập được nhiều công lao nên dần dần được cân nhắc, ông được nhà Trần (Trần Duệ Tông 1375 1377) phong hàm hành Khiển và được giao Quản thủ Lộ Diễn Châu. Trong thời gian đó ông vừa tiếp tục củng cố cơ sở kinh tế, quân sự, vừa tổ chức xây dựng những cơ sở phòng thủ và mở mang kinh tế, văn hóa trong vùng. Người chăm lo kinh tế xã hội của Lộ Diễn Châu, Hoàng Khánh đã tổ chức chiêu dân lập ấp, tạo nên một xã ở huyện Quỳnh lưu trong đó có Thổ Đôi xưa (nay là xã Quỳnh Đôi ). Đền thờ Hoàng Khánh được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia ngày 12/02/1999. 2.4. Các hình thức sử dụng di tích lịch sử văn hóa ở Quỳnh Lưu để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 Trên cở sở các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục để tài liệu chương trình bám sát hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, nhiều năm gần đây, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường xây dựng phân phối chương trình, nội dung dạy học lịch sử địa phương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn