Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm ba đường conic nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 10
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm ba đường conic nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 10" nhằm tổ chức hoạt động hình thành kiến thức ba đường Conic trực quan sinh động hơn, dễ tiếp nhận hơn, tăng phần hấp dẫn, tạo hứng thú, thu hút học sinh học tập bộ môn Toán. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh, phát triển năng lực toán học và phẩm chất của học sinh, giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm ba đường conic nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 10
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3 SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA ĐỂ HỖ TRỢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM BA ĐƯỜNG CONIC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 10 Người thực hiện: 1. Văn Bá Din 2. Hoàng Đình Bằng 3. Phùng Thị Thu Liễu Tổ bộ môn: Toán Tin Đơn vị: Trường THPT Đô Lương 3 ====== Đô Lương, tháng 4 năm 2024 ======
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 3 I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 3 II. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 3 III. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................................... 3 IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3 VI. Đóng góp của đề tài ............................................................................................................. 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 5 I. Cơ sở lý luận ........................................................................................................................... 5 1. Hứng thú .............................................................................................................................. 5 1.1 Khái niệm hứng thú ..................................................................................................... 5 1.2 Cấu trúc của hứng thú ................................................................................................ 6 1.3 Sự hình thành hứng thú .............................................................................................. 6 2. Vai trò của hứng thú học tập ............................................................................................... 6 2.1 Hứng thú học tập ......................................................................................................... 6 2.2. Tại sao học sinh hiện nay không có hứng thú học tập? .......................................... 7 2.3. Làm thế nào để kích thích hứng thú học tập cho học sinh? ................................... 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................................ 8 1. Thực trạng vấn đề ................................................................................................................ 8 2. Kết quả điều tra ................................................................................................................... 8 III. Tìm hiểu về phần mềm GeoGebra .................................................................................... 9 1. Giới thiệu phần mềm GeoGebra ......................................................................................... 9 2. Hướng dẫn cài đặt trên máy tính ......................................................................................... 9 3. Giao diện và các tính năng chính của GeoGebra ............................................................. 10 IV. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành các khái niệm ba đường conic ......................................................................................................................... 15 1. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm đường elip ......................................................................................................................................... 15 2. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm Hypebol ............................................................................................................................................... 18 3. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm Parabol ............................................................................................................................................... 22 IV. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................................... 25 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 25 2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................................................... 25 3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................................................... 26 Trang 1
- C. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 28 I. Kết quả đạt được .................................................................................................................. 28 II. Mức độ phù hợp.................................................................................................................. 28 1. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường ..................................... 28 2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. ......................................................................... 28 III. Hướng nghiên cứu và mở rộng ........................................................................................ 28 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 29 PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 30 Trang 2
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Từ năm học 2022 – 2023 chương trình giáo dục phổ thông đổi mới được áp dụng đối với tất cả học sinh THPT ở khối lớp 10. Để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, đòi hỏi người giáo viên cần phải thay đổi và cần có nhiều phương pháp dạy học phù hợp hơn nhằm đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong thời kì hiện nay không thể thiếu các thiết bị hỗ trợ dạy học như: phần mềm dạy học, máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác, điện thoại di động smartphone,... Các công cụ này giúp quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao trong khoảng thời gian ngắn nhất. Một trong những phần mềm toán học được ứng dụng phổ biến và hiệu quả trong giảng dạy là GeoGebra. Phần mềm này có thể cài đặt được trên các thiết bị: máy vi tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Quá trình giảng dạy nội dung ba đường Conic, chúng tôi nhận thấy học sinh thường gặp khó khăn khi tiếp nhận những kiến thức này do khả năng tư duy hình tượng của học sinh và thiếu những hình ảnh trực quan sinh động. Do đó, chúng tôi đã sử dụng phần mềm GeoGebra để tạo những hình ảnh trực quan sinh động nhằm hỗ trợ việc tổ chức hoạt động hình thành kiến thức giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới và hứng thú học tập môn Toán hơn . Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm ba đường conic nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 10”. II. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được chúng tôi tiến hành đối với học sinh lớp 10 của trường THPT Đô Lương 3. III. Thời gian nghiên cứu Sáng kiến được thực hiện từ năm học 2022 – 2023. IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức ba đường Conic trực quan sinh động hơn, dễ tiếp nhận hơn, tăng phần hấp dẫn, tạo hứng thú, thu hút học sinh học tập bộ môn Toán. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh, phát triển năng lực toán học và phẩm chất của học sinh, giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức cần thiết. V. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các loại tài liệu có liên quan đến đề tài. Phương pháp quan sát Phương pháp thực nghiệm. Trang 3
- Phương pháp hoạt động nhóm (thường xuyên trao đổi với các thầy cô trong tổ bộ môn). VI. Đóng góp của đề tài Việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực HS để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết, phù hợp với tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phần mềm GeoGebra dù không mới mẻ nhưng nếu được thiết kế và lựa chọn cách thức tổ chức phù hợp không chỉ tạo hứng thú học tập toán học mà còn góp phần phát triển các năng lực toán học khác cho HS. Trang 4
- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận 1. Hứng thú 1.1 Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M. Gorki từng nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc ”. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực của nhận thức, giúp học sinh đạt kết quả cao, có khả năng khơi đậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau. a. Trên thế giới. Theo I.PH. Shecbac, nhà tâm lý học phương tây cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được thể hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan. Theo Annoi, nhà tâm lý học người Mỹ cho rằng, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào. Theo W.James một nhà tâm lý học và triết học tiên phong người Mỹ thì cho rằng, hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét của tính cách. Còn A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất định. Khái niệm sau đây được chúng tôi xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú: “ Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó ”. b. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, có nhiều nhà khoa học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về hứng thú, hiện nay quan niệm của GS.TS Nguyễn Quang Uẩn có thể coi là đầy đủ nhất: “ Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động cá nhân. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, sự thích thú được thoả mãn với đối tượng. Trang 5
- 1.2 Cấu trúc của hứng thú Theo tiến sĩ tâm lý học N.G.Marôzôva thì cấu trúc của hứng thú có 3 biểu hiện: + Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú. + Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú. + Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó. Như vậy hứng thú liên quan đến việc người đó có xúc cảm, tình cảm thực sự với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết giữa sự hiểu biết về đối tượng với sụ thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng. Ba yếu tố này liên hệ chặt chẽ và quan hệ tương tác lẫn nhau trong cấu trúc của hứng thú. Tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú mà vai trò của từng yếu tố có sự biến đổi. 1.3 Sự hình thành hứng thú Sự hình thành của hứng thú có thể diễn ra theo 2 con đường: Tự phát và tự giác. Tự phát: Sự hấp dẫn của đối tượng làm chủ thể nảy sinh thái độ cảm xúc tích cực. Từ đó chủ thể muốn đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ đối tượng mà hình thành hứng thú. Tự giác: Từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của dối tượng mà chủ thể đi sâu nhận thức đối tượng đó và càng hiểu rõ đối tượng càng cảm thấy hứng thú. Trong hứng thú luôn có sự kết hợp giữa nhận thức, xúc cảm để dẫn đến tính tích cực của hành vi là quá trình vận động và phát triển của hứng thú. 2. Vai trò của hứng thú học tập 2.1 Hứng thú học tập Hứng thú học tâp bao gồm hai yếu tố sau: - Yếu tố nhận thức: Là thái độ nhận thức của cá nhân đối với nội dung môn học ở một mức độ nào đó. Cá nhân ý thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của kiến thức học tập, trong cuộc sống và đối với bản thân cá nhân, muốn hiểu biết về nó kỹ hơn, sâu sắc hơn. - Yếu tố cảm xúc: Là thái độ cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với nội dung, trí thức môn học. Như vậy, hứng thú học tập là sự kết hợp giữa nhận thức và cảm xúc tích cực và hành động nhằm chiếm lĩnh nội dung môn học. Có nhiều công trình nghiên cứu đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thú nhận thức. Theo chúng tôi thì hứng thú học tập chỉ là một bộ phận của hứng thú nhận thức. Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cá nhân. Khi có hứng thú học Trang 6
- sinh sẽ tích cực học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích cực được thể hiện ở việc tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học tập một cách không mệt mỏi. 2.2. Tại sao học sinh hiện nay không có hứng thú học tập? Có thể nói, so với các thế hệ trước đây thì ý thức học tập của học sinh ngày nay đang giảm sút rõ rệt. Rất nhiều học sinh có thái độ thờ ơ, xem thường và không có động lực để phấn đấu. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành rất quen thuộc trong các môn học. Nhiều học sinh không còn hứng thú với việc học tập của mình. Học sinh thấy việc học rất nhàm chán và có suy nghĩ việc đến lớp do miễn cưỡng, không còn niềm vui. Nguyên nhân đến từ nhiều phía, một phần do tâm lý lứa tuổi dễ xao động, kém tập trung; một phần đến từ cách học tập còn thụ động, học sinh vẫn còn tâm lý đọc – chép, học vẹt. Bên cạnh đó việc chạy theo điểm số hay tham gia nhiều kỳ thi dẫn đến sức ép học tập ngày càng trở nên nặng nề. Cũng có thể do chương trình học quá nặng hoặc cách giảng dạy của giáo viên mà bài học chưa lôi cuốn, không tạo được hấp dẫn cho học sinh… 2.3. Làm thế nào để kích thích hứng thú học tập cho học sinh? Để kích thích hứng thú học tập cần chú ý những vấn đề gì? Hứng thú là sự phản ánh thái độ (mối quan hệ) của chủ thể đối với thế giới khách quan. Như vậy hứng thú không phải là quá trình khép kín mà phải có nguồn gốc từ cuộc sống tự nhiên và xã hội xung quanh. Nếu điều kiện thay đổi thì hứng thú có thể thay đổi. Điều đó có nghĩa là có thể điều khiển được hứng thú, khác với quan niệm cho rằng hứng thú là một cái gì bẩm sinh, bất biến. Điều mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên là kích thích hứng thú trong quá trình dạy học thông qua: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức… Hiện nay việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh chủ yếu tập trung vào hướng này. Biện pháp tạo hứng thú xuất phát từ ba luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học, tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng. Hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của giáo viên là làm sao cho học sinh thích học. Ba là: Dạy học phải làm cho học sinh cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống. Với ba luận điểm này , thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho học sinh, cưa làm cho người người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú. Hứng thú không có tính tự thân, không Trang 7
- phải thiên bẩm. Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Với các thành tố đó, có nhiều nhóm biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh và chúng thuộc những bình diện khác nhau của quá trình dạy học. Có biện pháp tác động vào việc trình bày mục tiêu bài học, có biện pháp tác động vào nội dung dạy học, có biện pháp tác động vào phương phá, hình thức tổ chức dạy học, có biện pháp tác động vào kiểm tra đánh giá, tác động vào quan hệ tương tác thân thiện giữa thầy – trò, trò – trò…. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung tác động vào phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Thông qua việc vận dụng tối đa các ưu điểm của phần mềm Geogebra mang lại. Tổ chức các tiết học hiệu quả để học sinh nắm bài, đơn giản hoá kiến thức giáo khoa, tổ chức các hoạt động để học sinh được tham gia vào quá trình chiếm lĩnh tri thức, tự sáng tạo trong hình thức ôn tập từ đó giúp các em hứng thú học tập hơn II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng vấn đề Việc dạy học môn Toán đối với những lớp học sinh có năng lực trung bình trở xuống thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với nội dung Hình học đòi hỏi phải có tư duy hình tượng. Trải qua những lần dạy học nội dung ba đường Conic, chúng tôi nhận thấy việc dạy học nếu sử dụng công cụ phù hợp hoặc hình ảnh trực quan sinh động để hình thành khái niệm thì sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật; cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện đã góp phần ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực; có nhiều công cụ hỗ trợ việc dạy học tốt hơn. 2. Kết quả điều tra Trong một kết quả điều tra của chúng tôi về sự nắm bắt kiến thức của học sinh về kiến thức Hình học . Kết quả thu được là đa phần các em rất khó hình dung và mơ hồ về khái niệm, các đối tượng hình học. Cụ thể chúng tôi đã làm cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra về hứng thú của học sinh khi học nội dung Hình học: Không Hiểu Rất Không Có Rất hiểu bài vừa phải hiểu bài có hứng hứng thú hứng thú thú Số lượng 122/271 113/271 36/271 101/271 146/271 24/271 Tỷ lệ(%) 45% 41,7% 13,3% 37,3% 53,9% 8,8% Trang 8
- III. Tìm hiểu về phần mềm GeoGebra 1. Giới thiệu phần mềm GeoGebra GeoGebra là phần mềm toán học năng động sử dụng cho mọi trình độ giáo dục, bao gồm các bộ môn: hình học, đại số, bảng tính, đồ thị, thống kê và các phương pháp tính. Sử dụng GeoGebra chúng ta có thể tương tác, dạy và đánh giá cũng như chia sẻ tài nguyên cho mọi người cùng sử dụng. Đây là phần mềm vẽ đồ thị, hình học được yêu thích trên toàn thế giới, từng được nhận rất nhiều giải thưởng về phần mềm giáo dục, hỗ trợ giáo dục STEM và cải tiến phương pháp dạy và học trên toàn cầu. 2. Hướng dẫn cài đặt trên máy tính Sau đây là cách tải và cài đặt trên máy tính hệ điều hành Windows, ngoài ra cũng có thể thực hiện trên máy tính hệ điều hành MacOS với thao tác tương tự . Bước 1: Mở trình duyệt, gõ vào ô tìm kiếm từ “ Phần mềm Geogebra”. Đi đến trang Web chứa phần mềm. Sau đó nhấn vào Tải về để tải phần mềm GeGebra về máy. Bước 2: Nhấn đúp chuột vào bộ cài GeoGebra ở hộp thoại Download. Bước 3: Chọn Run ở hộp thoại hiện lên và đợi giây lát để GeoGebra được cài đặt trên máy tính của bạn. Trang 9
- Bước 4: Cuối cùng bạn nhấn vào icon GeoGebra ở Desktop > Giao diện GeoGebra trên máy tính hiện ra như hình bên dưới. Giao diện GeoGebra trên máy tính 3. Giao diện và các tính năng chính của GeoGebra 3.1 Tích hợp nhiều cách vẽ khác nhau từ 2-D đến 3-D Với GeoGebra, bạn có thể tùy chỉnh và chọn nhiều cách vẽ khác nhau từ môi trường 2D đến cả môi trường 3D dành cho hình học không gian. Tích hợp nhiều cách vẽ khác nhau từ 2-D đến 3-D Trang 10
- 3.2. Có nhiều lựa chọn nét vẽ khác nhau, giúp bạn dễ dàng thiết kế 1 hình học hoặc đồ thị Ngoài ra, GeoGebra còn cung cấp cho bạn nhiều công cụ để thực hiện vẽ ra nhiều kiểu đồ thị, hình học khác nhau như bạn vẽ tay ở bên ngoài. Có nhiều lựa chọn, công cụ để vẽ đồ thị, hình học 3.3 Dễ dàng thao tác nhờ tính năng lưu lại các đường thẳng và tọa độ đã vẽ. Bên cạnh đó, GeoGebra còn có tính năng lưu lại tất cả tọa độ mà bạn đã vẽ 1 cách chi tiết nhất, nên nếu bạn muốn chỉnh sửa gì thì chỉ cần xác định đúng tọa độ của đường thẳng cần sửa và tiến hành vẽ, chỉnh lại là được. Dễ dàng thao tác nhờ tính năng lưu lại các đường thẳng và tọa độ đã vẽ Trang 11
- 3.4. Hỗ trợ chuyển đổi đồ thị sang nhiều định dạng khác nhau. GeoGebra còn giúp bạn đưa các đồ thị đã vẽ trong phần mềm ra các định dạng hoặc các file khác như Word, Photoshop, PowerPoint,.. Hỗ trợ chuyển đổi đồ thị sang nhiều định dạng khác nhau 3.5 Cách xuất hình ảnh từ GeoGebra sang Word Bước 1: Mở phần mềm GeoGebra > Vẽ 1 hình ảnh bất kỳ. Mở phần mềm GeoGebra > Vẽ 1 hình ảnh bất kỳ Trang 12
- Bước 2: Click vào hình mũi tên 4 góc > Chọn Sao chép kiểu hiển thị. Bước 3: Quét chọn hình vừa vẽ > Chọn 3 dấu gạch góc trên bên phải. Bước 4: Chọn Xuất bản > Chọn kiểu hình PNG. Trang 13
- Bước 5: Ở hộp thoại hiện lên > Nhấn Xuất bản. Bước 6: Lưu file vừa xuất bản. Bước 7: Sang file Word > Tab Insert > Pictures. Sang file Word > Tab Insert > Pictures Trang 14
- Bước 8: Tìm hình ảnh vừa xuất bản khi nãy > Nhấn Insert để chèn hình vào Word. Tìm hình ảnh vừa xuất bản khi nãy > Nhấn Insert để chèn hình vào Word Hình ảnh sau khi được chèn thành công. Hình ảnh sau khi được chèn thành công IV. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành các khái niệm ba đường conic 1. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm đường elip Để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm đường elip, chúng tôi đã sử dụng phần mềm GeoGebra để mô tả chuyển động của điểm M trên mặt phẳng sao cho tổng khoảng cách từ điểm M đến hai điểm cố định cho trước F1 và F2 là không đổi. Từ đó giúp học sinh quan sát được quỹ tích điểm M đó một cách trực quan sinh động. - Đầu tiên, thực hiện vẽ các điểm F1, F2 cố định và điểm M bất kỳ trên mặt phẳng Trang 15
- - Vẽ các đoạn thẳng MF1 , MF2 và tính độ dài của chúng Trang 16
- - Cho điểm M chuyển động. Quan sát sự thay đổi độ dài của hai đoạn thẳng đó. Ghi lại giá trị của chúng và tính tổng khoảng cách đó. Trang 17
- - HS nhận xét về các kết quả tổng khoảng cách hai đoạn thẳng MF1 và MF2 . Từ đó GV dẫn vào khái niệm đường elip. 2. Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm Hypebol Để hỗ trợ tổ chức hoạt động hình thành khái niệm đường hyperbol, chúng tôi đã sử dụng phần mềm GeoGebra để mô tả chuyển động của điểm M trên mặt phẳng sao cho giá trị tuyệt đối của hiệu hai khoảng cách từ điểm M đến hai điểm cố định cho trước F1 và F2 là không đổi. Từ đó giúp học sinh quan sát được quỹ tích điểm M đó một cách trực quan sinh động. - Đầu tiên, thực hiện vẽ các điểm F1, F2 cố định và điểm M bất kỳ trên mặt phẳng Trang 18
- - Vẽ các đoạn thẳng MF1 , MF2 và tính độ dài của chúng - Cho điểm M chuyển động. Quan sát sự thay đổi độ dài của hai đoạn thẳng đó. Ghi lại giá trị của chúng và tính hiệu hai khoảng cách đó. Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 40 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn