intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý - Địa lí lớp 10

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa các nội dung thực tiễn của chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”- Địa lí lớp 10” gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tiễn nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở chương trình Địa lý THPT. Rèn luyện cho học sinh phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý - Địa lí lớp 10

  1. SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:”MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ” MÔN: ĐỊA LÍ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA 1
  2. SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:”MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ” Môn: Địa lí Tác giả: Đặng Thị Thắm Tổ: Xã hội Năm thực hiện 2020 – 2021 Điện thoại 0987312669 2
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT HS Học sinh GV Giáo viên PPDH Phƣơng pháp dạy học THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa HSG Học sinh giỏi GDPT Giáo dục phổ thông PPDHDA Phƣơng pháp dạy học dự án 3
  4. MỤC LỤC Trang A.ĐẶT VẤN ĐỀ A.I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….. 3 A.II. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………… 3 A.III. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………… 4 A.IV. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………. 4 A.V. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………….. 4 A.VI. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………... 4 A.VII. Cấu trúc đề tài………………………………………………………... 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ B.I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ………………………………………... 5 B.I.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………….. 5 B.I.1.1. Quan điểm chung…………………………………………………… 5 B.I.1.2. Khái niệm dạy học dự án…………………………………………… 5 B.I.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án…………………………………… 6 B.I.1.4. Các dạng của dạy học theo dự án…………………………………… 7 B.I.1.1.5. Tiến trình thực hiện dạy học dự án………………………………... 8 B.I.1.1.6. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của dạy học theo dự án………………….. 9 B.I.1.1.7. Mục tiêu của dạy học theo dự án………………………………….. 10 B.I.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………….. 10 B.I.2.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan……………………………………….. 10 B.I.2.2. Nhóm nguyên nhân khách quan…………………………………….. 10 B.II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………….... 11 B.II.1. Nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy học 11 theo dự án trong các chủ đề Địa lí nói chung và trong chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ” nói riêng. ……………………………………. B.II.1.1. Nguyên tắc thiết kế ……………………………………………… 11 B.II.1.2. Phƣơng pháp thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án trong các 11 chủ đề Địa lí 10 nói chung và chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý”…………………………………………………………………………. B.II.1.3. Hình thức thiết kế chủ đề Địa lí nói chung cũng nhƣ chủ đề 11 “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý” có sử dụng phƣơng pháp DHDA….. B.II.2. Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức 11 dạy học chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”…………………….. B.III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……………….. 30 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………. 33 D. PHỤ LỤC ………………………………………….…………………… D.I. PHỤ LỤC 1 ……………………………………….………………… 35 D.II. PHỤ LỤC 2 …………………………………….…………………… 38 4
  5. A. ĐẶT VẤN ĐỀ A.I. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, chƣơng trình giáo dục phổ thông có nhiều thay đổi, đặc biệt là việc tăng cƣờng dạy học theo chủ đề. Công văn Số: 5555/BGDĐT- GDTrH ra ngày 08/10/2014 đã nêu rõ: “Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học....”. Các chủ đề dạy học đƣợc xây dựng trên cơ sở lựa chọn các bài học có mối quan hệ chặt ch với nhau. Điều này s giúp cho nội dung môn học trở nên phong phú hơn, khả năng liên hệ thực tiễn đời sống dễ dàng hơn....rất phù hợp với bộ môn Địa lí - Một môn khoa học xã hội có tính logic cao và khả năng liên hệ thực tiễn lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn các phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng nội dung chủ đề, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng đặc biệt là phù hợp với đối tƣợng học sinh.... là trăn trở của nhiều giáo viên. Năm học 2019 - 2020, tôi đƣợc giao nhiệm vụ giảng dạy Địa lí lớp 10. Khối lớp này có 2 chủ đề, đƣợc nhóm giáo viên Địa lí trƣờng trung học phổ thông Đặng Thúc Hứa xây dựng bao gồm: chủ đề Thủy quyển đƣợc giảng dạy ở học kì I và chủ đề Một số quy luật Địa lý đƣợc giảng dạy ở học kì II. Để thực hiện các chủ đề trên, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nhƣng phƣơng pháp chủ yếu nhất là phƣơng pháp dạy học theo dự án. Dạy học theo dự án là phƣơng pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phƣơng pháp dạy học theo dự án rất phù hợp với việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề. Tuy nhiên, việc sử dụng phƣơng pháp DHDA hiện nay trong dạy học các môn nói chung và dạy học Địa lí nói riêng vẫn còn rất nhiều hạn chế nhƣ: số giáo viên áp dụng phƣơng pháp này còn ít, việc áp dụng chƣa thật chủ động và triệt để, đối tƣợng và nội dung áp dụng đôi khi chƣa phù hợp. Ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phƣơng pháp DHDA nhƣng chủ yếu là trên cơ sở lí luận khoa học, có một số ít đề tài nghiên cứu về việc vận dụng phƣơng pháp DHDA vào một số tiết học và chủ đề dạy học nhƣng tập trung chủ yếu ở chƣơng trình Địa lí lớp 11 và 12. Trong khi chƣơng trình Địa lí 10 lại có các chủ đề có thể sử dụng phƣơng pháp này hiệu quả. Một trong những chủ đề hay, phù hợp với việc thiết kế và tổ chức dạy học theo phƣơng pháp DHDA đó là chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”. uất phát từ thực tiễn trên và qua thực tế giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT Đặng Thúc Hứa đã mang lại hiệu quả nhất định nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học 5
  6. theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”- Địa lí lớp 10”. A.II. Mục tiêu nghiên cứu: - Nhằm đƣa các nội dung thực tiễn của chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”- Địa lí lớp 10” gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tiễn nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở chƣơng trình Địa lý THPT. - Rèn luyện cho học sinh phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống. - Rèn luyện nhiều kĩ năng: tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc theo nhóm. - Giúp nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. A.III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 10 trƣờng THPT Đặng Thúc Hứa. A.IV. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2018- tháng 12/2020 A.V. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu, phân tích thực trạng của việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay của môn Địa lý ở trƣờng THPT. - Trên cơ sở lý luận về phƣơng pháp dạy học theo dự án góp phần nâng cao và phát huy năng lực của học sinh hiện nay. Từ đó vận dụng xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”- Địa lí lớp 10” theo dạy học dự án. A.VI. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu. Đây là phƣơng pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng hầu nhƣ trong suốt đề tài với nguồn tài liệu đƣợc sử dụng gồm các dạng: văn bản, nghị định, nghị quyết về vấn đề giáo dục. Ngoài ra còn có các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục & đào tạo, tài liệu giáo dục thƣờng xuyên, một số sách báo chuyên ngành của nhiều tác giả, một số trang web giáo dục… nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Tổng hợp, phân tích, so sánh: dựa trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập đƣợc thì phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,so sánh đƣợc sử dụng để xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới dạy học môn Địa lý ở trƣờng THPT để từ đó áp dụng hiệu quả vào việc xây dựng các chủ đề day học. Xử lý số liệu còn kết hợp với việc phân tích, tổng hợp và so sánh các đối tƣợng, các số liệu với nhau để tìm ra nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề nghiên cứu. Sản phẩm của việc xử lý này đƣợc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa bằng bảng số liệu, sơ đồ tƣ duy… 6
  7. - Quan sát: Quan sát khoa học là phƣơng pháp tri giác đối tƣợng một cách có hệ thống để thu thập thông tin. Trong quá trình thực hiện giáo viên là ngƣời trực tiếp quan sát học sinh tại lớp: thái độ, kỹ năng để rút ra những mặt mạnh và những mặt hạn chế cho phƣơng pháp mình đang áp dụng. Trên cơ sở đó mình tự biết và điều chỉnh để đạt đƣợc kết quả đề tài nhƣ mong muốn. - Thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc dùng khi có kết quả điều tra,quan sát các hiện tƣợng giáo dục. Để khẳng định kết quả của đề tài cúng tôi đã thực nghiệm sƣ phạm với lớp thực nghiệm và lớp không tực nghiệm.Ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án, còn những lớp còn lại chúng tôi vẫn dạy theo phƣơng pháp truyền thống. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra bài 15 phút cho hai lớp có hai phƣơng pháp khác nhau, và lấy đó là cơ sở để đánh giá thái độ, ý thức, kiến thức học tập của các em học sinh. Chính đó là kết quả đánh giá, khẳng định tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. - Điều tra, khảo sát: nhằm phục vụ cho nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bằng các cuộc nói chuyện dƣới dạng hỏi đáp trực tiếp và lấy phiếu thăm dò của giáo viên và học sinh lớp 10 về hiệu quả của việc áp dụng phƣơng pháp dạy học dự án để xây dựng dạy học chủ đề: “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”. A.VII. Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm có 4 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn đề Phần 3: Kết luận Phần 4: Phần phụ lục B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ B.I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ B.I.1. Cơ sở lý luận: B.I.1.1. Quan điểm chung: Đổi mới chƣơng trình giáo dục và cùng với đó là đổi mới phƣơng pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá đã thể hiện sự quyết tâm cải cách, đem lại những thay đổi về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều đƣợc biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi dƣỡng và phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học. Để có một giờ học tốt thì ngoài việc nắm vững những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học, ngƣời giáo viên 7
  8. phải biết lựa chọn và sử dụng những phƣơng pháp và hình thức dạy học thích hợp: Thích hợp với đặc thù môn học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng đặc biệt là phù hợp với nội dung bài học và đối tƣợng học sinh. Một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực, đem lại hiệu quả cao là phƣơng pháp dạy học dự án (DHDA). B.I.1.2. Khái niệm dạy học dự án: Có nhiều khái niệm khác nhau về phƣơng pháp dạy học dự án (DHDA): Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning - PBL) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó nhóm ngƣời học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thƣờng xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra đƣợc. Còn theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore thì: “Học theo dự án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống”. B.I.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án - Định hƣớng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng nhƣ thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của ngƣời học. - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trƣờng hợp lý tƣởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hƣớng hứng thú ngƣời học: HS đƣợc tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của ngƣời học cần đƣợc tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. - Định hƣớng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng nhƣ rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của ngƣời học. - Tính tự lực cao của ngƣời học : Trong DHDA, ngƣời học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của ngƣời học. GV chủ yếu đóng vai trò tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. 8
  9. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thƣờng đƣợc thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng nhƣ với các lực lƣợng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn đƣợc gọi là học tập mang tính xã hội. - Định hƣớng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trƣờng hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. B.I.1.4. Các dạng của dạy học theo dự án: - Phân loại theo chuyên môn + Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. + Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. + Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trƣờng. - Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trƣờng phổ thông còn có dự án toàn trƣờng, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học - Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dƣới sự hƣớng dẫn của một GV, dự án với sự cộng tác hƣớng dẫn của nhiều GV. - Phân loại theo quỹ thời gian: + Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học. + Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhƣng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học. + Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). - Phân loại theo nhiệm vụ: + Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tƣợng. + Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tƣợng, quá trình. + Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhƣ trang trí, trƣng bày, biểu diễn, sáng tác. 9
  10. + Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng. B.I.1.5. Tiến trình thực hiện DHDA Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phƣơng pháp, ngƣời ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn. - Quyết định chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của ngƣời học cũng nhƣ ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể giới thiệu một số hƣớng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trƣờng hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này đƣợc K.Frey mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sáng kiến. - ây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hƣớng dẫn của GV xây dựng đề cƣơng cũng nhƣ kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phƣơng pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. - Thực hiện dự án : các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen k và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phƣơng án giải quyết vấn đề đƣợc thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới đƣợc tạo ra. - Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể đƣợc viết dƣới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất đƣợc tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể đƣợc trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể đƣợc giới thiệu trong nhà trƣờng, hay ngoài xã hội. - Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng nhƣ kinh nghiệm đạt đƣợc. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể đƣợc mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. 10
  11. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tƣơng đối. Trong thực tế chúng có thể xen k và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần đƣợc thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thƣờng đƣợc mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án). B.I.1.6. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của dạy học theo dự án - Ƣu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ƣu điểm của PPDH này. Có thể tóm tắt những ƣu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: + Gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội; + Kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học; + Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; + Phát triển khả năng sáng tạo; + Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; + Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; + Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; + Phát triển năng lực đánh giá. - Nhƣợc điểm + DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tƣợng, hệ thống cũng nhƣ rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; + DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. + DHTDA đòi hỏi phƣơng tiện vật chất và tài chính phù hợp. B.I.1.7. Mục tiêu của dạy học dự án: Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHTDA) là một phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm, hƣớng ngƣời học đến việc lĩnh hội tri thức và kỹ năng thông qua các dự án có liên quan đến các vấn đề có thực trong cuộc sống gắn liền với nội dung dạy học. Dạy học theo dự án giúp học sinh gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy với hành động, nhà trƣờng với xã hội; kích thích động cơ, hứng thú học tập của ngƣời học; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; phát huy khả năng sáng tạo; rèn năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp; rèn tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn năng lực cộng tác làm việc; phát triển năng lực đánh giá.... B.I.2. Cơ sở thực tiễn: 11
  12. Với nhiều ƣu điểm lớn nhƣ vậy nên phƣơng pháp dạy học theo dự án (DHTDA) đã đƣợc áp dụng vào thực tế giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng. Tuy nhiên với nhiều giáo viên Địa lí, phƣơng pháp dạy học theo dự án vẫn còn khá mới mẻ, việc áp dụng phƣơng pháp này vào giảng dạy môn Địa lí đặc biệt là áp dụng phƣơng pháp này vào việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề Địa lí còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: B.I.2.1.Nhóm nguyên nhân chủ quan: Về phía giáo viên: Chất lƣợng đội ngũ giáo viên chƣa đồng đều, nhiều giáo viên chƣa thấy rõ lợi ích to lớn của việc sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án đặc biệt là chƣa nắm vững nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án nói chung và dạy học theo dự án trong các chủ đề Địa lí nói riêng nhất là với các chủ đề Địa lí lớp 10. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên chƣa thật sự tâm huyết với nghề dạy học, ngại đổi mới, cho rằng việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Địa lí theo phƣơng pháp dạy học dự án (DHDA) phải tốn nhiều thời gian, thậm chí là kinh phí. Về phía học sinh: Nhiều học sinh không thích học môn Địa lí hoặc coi môn Địa lí chỉ là môn phụ. Vì vậy mà tình trạng học chống đối hoặc không hợp tác với giáo viên trong quá trình học diễn ra khá phổ biến. B.I.2.2. Nhóm nguyên nhân khách quan: Do khó khăn về cơ sở vật chất nhƣ bàn ghế chƣa đồng bộ, không cơ động, lớp học chật chội, đặc biệt là đồ dùng, phƣơng tiện dạy học Địa lí ở các trƣờng THPT còn thiếu thốn gây trở ngại lớn cho việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực nhất là phƣơng pháp dạy học theo dự án (DHDA). B.II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ B.II.1. Nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án trong các chủ đề Địa lí nói chung và trong chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ” nói riêng. B.II.1.1. Nguyên tắc thiết kế: Việc thiết kế dạy học các chủ đề Địa lí nói chung và chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của học sinh và do học sinh thực hiện - Đảm bảo chuẩn tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, thái độ - Đảm bảo định hƣớng hình thành và phát triển năng lực ở học sinh - Đảm bảo tính thực tiễn - Đảm bảo tính tích hợp, liên môn 12
  13. B.II.1.2. Phƣơng pháp thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án trong các chủ đề Địa lí 10 nói chung và chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ”: - Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu của dự án. - Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án: câu hỏi định hƣớng, kế hoạch thực hiện, kế hoạch và công cụ đánh giá. - Giới thiệu sản phẩm. B.II.1.3. Hình thức thiết kế chủ đề Địa lí nói chung cũng nhƣ chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ” có sử dụng phƣơng pháp DHDA. Dựa trên cơ sở lí thuyết DHDA, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, từ thực tiễn giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT Đặng Thúc Hứa và những yêu cầu chung của Bộ GD và ĐT trong xây dựng chủ đề Địa lí, tôi đề xuất hình thức thiết kế dạy học chủ đề Địa lí khi áp dụng DHDA với cấu trúc đƣợc xây dựng cụ thể. B.II.2. Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Một số quy luật của lớp vỏ Địa lý ” CHỦ ĐỀ: M T SỐ QUY LUẬT CỦA L P VỎ ĐỊA LÝ (Thời lƣợng: 2 tiết - TPPCT 42 & 43) A. N I DUNG CHI TIẾT N I DUNG I I. Lớp vỏ địa lý: - Khái niệm - Giới hạn - Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất II. Một số quy luật: 1. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: - Khái niệm - Nguyên nhân - Biểu hiện của quy luật. - Ý nghĩa N I DUNG II 2. Quy luật địa đới - Khái niệm - Nguyên nhân - Biểu hiện của quy luật - Ý nghĩa 13
  14. 3. Quy luật phi địa đới: a. Quy luật đai cao: b. Quy luật đia ô:- Khái niệm- Nguyên nhân- Biểu hiện B. BẢNG MÔ TẢ MỨC Đ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI/BÀI TẬP. Chủ đề: M T SỐ QUY LUẬT CỦA L P VỎ ĐỊA LÍ (2 tiết) Nội Vận Vận dụng Nhận biết Thông hiểu dụng Dung thấp cao M T - Trình bày đƣợc - Giải thích đƣợc - Sử dụng hình - Liên SỐ khái niệm và đặc nguyên nhân hình thành v , sơ đồ, bản hệ địa QUY điểm của lớp vỏ địa các quy luật đồ để trình bày phƣơng, LUẬT lí - Phân tích đƣợc ý về lớp vỏ địa lí Việt CỦA - Trình bày đƣợc nghĩa của quy luật và các quy luật Nam. L P khái niệm của quy thống nhất và hoàn chủ yếu của lớp VỎ luật thống nhất và chỉnh của lớp vỏ địa lí. vỏ địa lí ĐỊA hoàn chỉnh, quy - ác định đƣợc mối - Phân tích LÍ luật địa đới và phi quan hệ giữa quy luật đƣợc tƣ liệu địa đới của lớp vỏ địa đới và phi địa đới. học tập địa lí. Định hƣớng năng lực đƣợc hình thành - Năng lực chung: - Năng lực chuyên biệt: + Tự giải quyết vấn đề. + Năng lực tƣ duy tổng hợp theo lãnh + Năng lực hợp tác. thổ. + Năng lực giao tiếp. + Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ + Năng lực tự học + Năng lực nghiên cứu và viết báo ccac0s Bộ câu hỏi và bài tập Câu 1.Thế nào là lớp vỏ địa lí ? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trình địa lý. bày Gợi ý trả lời đƣợc - Vỏ địa lí (còn gọi là vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó khái có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận (thuỷ Nhận niệm và 14
  15. Bộ câu hỏi và bài tập biết đặc điểm quyển, sinh quyển, thổ nhƣỡng quyển, khí quyển, thạch quyển). của lớp - Đặc điểm: vỏ địa lí + Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 35 - 40 km, tính từ giới hạn dƣới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dƣơng; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá. + Lớp vỏ địa lí đƣợc hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung. Câu 2. Trình bày khái niệm của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí. Gợi ý trả lời - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: là quy Trình luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bày bộ phận lãnh thổ của lớp địa lí. đƣợc khái - Quy luật địa đới: niệm của Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quy luật quan địa lí theo vĩ độ ( từ xích đạo về hai cực). thống - Quy luật phi địa đới nhất và hoàn Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo chỉnh, địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. quy luật Câu 3. Thế nào là quy luật địa ô và quy luật đai cao? địa đới Gợi ý trả lời và phi địa đới - Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự của lớp nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình. vỏ địa lí. - Quy luật địa ô: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ. Thông Giải Câu 1. Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật hiểu thích thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của đƣợc lớp vỏ địa lí. nguyên Gợi ý trả lời nhân hình - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý: do tất cả thành các thành phần của lớp vỏ địa lí đồng thời chịu tác động trực tiếp các quy hoặc gián tếp của nội lực và ngoại lực. Những thành phần này luôn luật xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lƣợng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất 15
  16. Bộ câu hỏi và bài tập và hoàn chỉnh. - Quy luật địa đới: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. - Quy luật phi địa đới: do nguồn năng lƣợng trong lòng Trái Đất. Nguồn năng lƣợng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái đất thành lục địa, đại dƣơng và địa hình núi cao. Câu 2. Em hãy giải thích nguyên nhân hình thành quy luật địa ô và quy luật đai cao. Gợi ý trả lời - Nguyên nhân hình thành quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền và biển, đại dƣơng làm cho KH ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây; ngoài ra còn do ảnh hƣởng của các dãy núi chạy theo hƣớng kinh tuyến - Nguyên nhân hình thành quy luật đai cao: do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lƣợng mƣa ở miền núi. Câu 3. Tại sao khi tiến hành các hoạt động kinh tế, cần thiết - Phân phải nghiên cứu kĩ và toàn diện điều kiện địa lí? tích đƣợc ý Gợi ý trả lời nghĩa - Do tự nhiên phát triển theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của của quy lớp vỏ địa lí: mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần luật và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. thống - Các thành phần TN này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật nhất và chất và năng lƣợng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để hoàn tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. chỉnh của lớp - Nếu một thành phần thay đổi s dẫn đến sự thay đổi của các vỏ địa thành phần khác. lý. Câu 4. Nêu mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới. - Xác Gợi ý trả lời: định - Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ đƣợc biến của lớp vỏ Địa lí. mối quan hệ - Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng r , giữa quy độc lập mà chúng tác động đồng thời, tƣơng hỗ. luật địa - Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật kia giữ đới và 16
  17. Bộ câu hỏi và bài tập phi địa vai trò chủ đạo, chi phối sự hình thành và chiều hƣớng phát triển đới. của các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể. Vận - Phân Câu 1. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái đất và kiến thức dụng biệt đã học, em hãy phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất. thấp đƣợc lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất, lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dƣơng Gợi ý trả lời Vỏ địa lí và vỏ Trái Đất đƣợc phân biệt nhau bởi độ dày và thành phần vật chất nhƣ sau: Lớp vỏ địa lí Lớp vỏ Trái Đất Dày khoảng 35 - 40 km, Trung bình từ 5 tính từ giới hạn dƣới của km (ở đại dƣơng) tầng ôdôn đến đáy vực đến 70 km (ở lục Chiều dày thẳm đại dƣơng; ở lục địa) địa xuống hết lớp vỏ phong hoá Là một hệ thống vật chất Đƣợc cấu tạo bởi gồm nhiều thành phần các tầng đá khác Thành cấu tạo: địa hình, khí nhau phần vật hậu, nƣớc, đất và sinh chất vật. Giữa các thành phần có mối quan hệ chặt ch với nhau. 17
  18. Bộ câu hỏi và bài tập Câu 2. Dựa vào Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái đất và kiến thức đã học, em hãy cho biết sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dƣơng Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất Gợi ý trả lời - Lớp vỏ lục địa: + Thành phần cấu tạo: Gồm đá trầm tích, granit, badan. + Độ dày trung bình: 35 - 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km). - Lớp vỏ đại dƣơng: + Thành phần cấu tạo: Đá trầm tích, badan (chủ yếu), không có lớp đá granit. + Độ dày trung bình: 5 - 10 km. Câu 3. Dựa vào các ví dụ 1,2,3 SGK/75, hãy phân tích các nguyên nhân và kết quả khi các thành phần tự nhiên bị biến đổi. - Ví dụ 1. Nguyên nhân: sự thay đổi lƣu lƣợng dòng chảy vào mùa mƣa Kết quả: làm tăng lƣợng nƣớc sông, lƣợng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở. - Phân - Ví dụ 2. Nguyên nhân: biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ƣớt tích đƣợc tƣ Kết quả: thay đổi chế độ dòng chảy, tăng quá trình xói mòn, thực 18
  19. Bộ câu hỏi và bài tập liệu học vật phát triển mạnh, phá hủy đá, hình thành đất diễn ra nhanh. tập - Ví dụ 3. Nguyên nhân: rừng bị phá hủy Kết quả: xói mòn, biến đổi đất; khí hậu biến đổi. Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 12.1;14.1;19.1;19.2, em hãy hoàn thành bảng kiến thức sau: Thành phần tự Biểu hiện của quy luật địa đới - Phân nhiên tích a. Nhiệt độ: Có 7 vòng đai nhiệt: đƣợc biểu (Kể tên các vòng - Vòng đai nóng nằm giữa hai đƣờng đẳng hiện của đai nhiệt trên Trái nhiệt năm +200C của hai bán cầu. các quy Đất). - Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm luật. giữa các đƣờng đẳng nhiệt năm +200C và đƣờng đẳng nhiệt +100C của tháng nóng nhất. - Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đƣờng đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng nóng nhất. - Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực,nhiệt độ quanh năm đều dƣới 00C. b. Khí áp và gió. - Ở bề mặt trái đất, khí áp đƣợc phân thành (Dựa vào hình 7 đai khác nhau 12.1, kể tên các - Trên trái đất có 6 đới gió chủ yếu: 2 đới đai khí áp và đới gió Đông Cực, 2 đới gió Tây Ôn Đới, 2 gió trên Trái Đất). đới gió Tín Phong c. Khí hậu. - Ở mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu (cực, cận (Dựa vào hình cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận 14.1, kể tên các xích đạo và xích đạo) đới khí hậu trên Trái Đất). d. Đât và thảm - Các thảm thực vật có sự thay đổi từ cực thực vật. về xích đạo: đài nguyên, rừng lá kim, rừng (Dựa vào hình lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, 19.1;19.2, kể tên rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng 19
  20. Bộ câu hỏi và bài tập từng kiểu thảm cận nhiêt, hoang mạc và bán hoang mạc, thực vật và từng xavan, rừng nhiệt đới ẩm, rừng xích đạo. nhóm đất từ cực - Từ cực về xích đạo lần lƣợt có các loại về ích đạo). đất : đất cực, đ i nguyên, potzon, thảo nguyên, hoang mạc đỏ vàng cận nhiệt và đỏ vàng Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, các hình 18;19.11;19.1, em hãy hoàn thành bảng kiến thức sau: Quy luật Biểu hiện a. Quy luật đai Ở sƣờn tây dãy Cap-ca: cao. - 0-500m: rừng lá rộng cận nhiệt, đất đỏ (Dựa vào hình cận nhiệt. 19.11, hãy nêu sự - 500-1200m: rừng hỗn hợp, đất nâu. phân bố các vành đai đất và thực vật - 1200-1600m: rừng lá kim, đất pốt dôn theo độ cao) núi. - 1600-2000m: đồng cỏ núi, đất đồng cỏ núi. -2000-2800m: địa y và cây bụi đất sơ đẳng xen lẫn đá. - >2800m: băng tuyết. b. Quy luật địa ô. - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; (Quan sát hình thảo nguyên cây bụi chịu hạn và đồng cỏ 19.1, hãy cho biết: núi cao; rừng lá kim; thảo nguyên cây bụi Ở lục địa Bắc Mĩ, chịu hạn và đồng cỏ núi cao; rừng lá kim. theo vĩ tuyên 400 - Giải thích: B từ đông sang tây + Càng vào sâu trong lục địa lƣợng mƣa có những kiểu càng giảm. thảm thực vật nào? Vì sao các + Ảnh hƣởng của địa hình núi cao, dòng kiểu thảm thực vật biển nóng. lại phân bố nhƣ vậy?) Vận - Liên hệ Câu 1. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam, cho biết chế độ nhiệt dụng địa của nước ta thay đổi theo quy luật địa đới như thế nào? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2