intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy hứng thú cho học sinh trong dạy học phần Giáo dục pháp luật: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy hứng thú cho học sinh trong dạy học phần Giáo dục pháp luật: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực tế dạy và học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, đặc biệt là nội dung kiến thức Giáo dục kinh tế và pháp luật 10; Soạn thảo tiến trình dạy học theo phương pháp kết hợp trò chơi đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, tạo niềm say mê hứng thú cho HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy hứng thú cho học sinh trong dạy học phần Giáo dục pháp luật: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT - MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT 10. LĨNH VỰC: KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Nghệ An tháng 4/2024
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT - MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT 10. Họ và tên GV: Vũ Khánh Trường Trường THPT Đông Hiếu Nghệ An tháng 4/2024 2
  3. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2 4. Giới hạn của đề tài .....................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 II. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................3 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................................4 1.1. Phương pháp dạy học tích cực................................................................................4 1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học ............................4 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................6 2.1. Tìm hiểu thực tế bước đầu dạy học nội dung kiến thức chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chương trình giáo dục mới ...................................................................7 2.1.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên 2.1.2. Về tình hình học tập của học sinh 3: CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................................................8 3.1. Trò chơi “Đi tìm thủ lĩnh Kahoot”.........................................................................8 3.2. Trò chơi “ Truy tìm kim cương” ..........................................................................15 3.3. Trò chơi Đấu trường 40 .......................................................................................21 3.4. Trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo” ..............................................................................26 3.5. Trò chơi được thiết kế trên powepoint .................................................................27 3. 6. Thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng trò chơi ...................................................29 4. KẾT QUẢ ...............................................................................................................46 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ...........................................................................46 4.2. Đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................47 4.3. Diễn biến và kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................47 4.3.1. Chuẩn bị trước buổi thực nghiệm 4.3.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm 4.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm III. PHẦN KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ .....................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam NNCHXHCNVN Việt Nam VN Hiến Pháp HP Pháp Luật PL Giáo dục kinh tế & Pháp luật GDKT&PL Giáo dục Pháp luật GDPL Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Giáo Viên GV Học Sinh HS
  5. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm học 2023 - 2024 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, trong đó dạy theo chương trình mới đối với lớp 11. Đây cũng là năm thứ hai triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Chương trình giáo dục phổ thông mới được kế thừa các nguyên lý giáo dục nền tảng của chương trình giáo dục hiện hành bao gồm "học đi đôi với hành", "lý luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội". Bên cạnh đó, chương trình còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ triết lý giáo dục "học để biết – học để làm – học để chung sống – học để tự khẳng định mình" do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng, nhưng có sự phát triển hơn. Theo đó, "học để biết" không chỉ có nghĩa là tiếp thu kiến thức mà còn là "biết cách học để tự học suốt đời"; trong khi đó, "học để làm" gắn liền với tư tưởng "thực học, thực nghiệp" của nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013. Đối với triết lý "học để tự khẳng định mình", ở chương trình mới chủ trương tạo môi trường học tập thân thiện giúp người học tự phát hiện năng lực của mình, để có thể tự rèn luyện và trưởng thành. Ngoài việc chú trọng tới đặc điểm văn hóa, con người Việt Nam cùng các giá trị truyền thống của dân tộc, cũng như định hướng giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, chương trình giáo dục phổ thông mới còn tạo cơ hội cho người học bình đẳng với nhau về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và tham gia; Từ đó đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, bền vững và phồn vinh. Để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 thành công, điều đầu tiên là mỗi GV phải đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các hình thức dạy học, luôn lấy học sinh (HS) là trung tâm trong trong việc tiếp nhận kiến thức. Tuy nhiên, sau một thời gian dạy chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi nhận thấy HS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10 – so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này làm cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực của HS càng trở nên khó khăn. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng thái độ của HS đối với môn học là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của người học. Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của HS và đặc biệt giúp các em có cái nhìn mới, thú vị hơn về môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, tạo niềm hứng thú vui, thích với môn học như ban đầu các em đã lựa chọn môn học, từ đó tôi đã mạnh dạn lên ý tưởng và đi vào thực hiện đề tài: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT: MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT 10. 1
  6. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành, sách giáo viên (GV) và các tài liệu tham khảo có liên quan đến chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật10. - Tìm hiểu thực tế dạy và học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, đặc biệt là nội dung kiến thức Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Soạn thảo tiến trình dạy học theo phương pháp kết hợp trò chơi đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS, tạo niềm say mê hứng thú cho HS. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo để đánh giá hiệu quả của nó đối với việc lĩnh hội kiến thức mới và việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập, có niềm hứng thú vui thích với môn học, từ đó bổ sung sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo cho phù hợp cũng như vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn dạy học một số bài, chủ đề, ôn tập giữa kỳ, cuối kỳ thuộc chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật chương trình phổ thông. Sách kết nối tri thức. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nội dung chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật10. - Hoạt động dạy và học chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 ở trường THPT Đông Hiếu – TX Thái Hòa Nghệ An. 4. Giới hạn của đề tài - Nội dung chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách Kết Nối Tri Thức. - Hoạt động dạy và học chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 ở lớp: 10C1, 10C2 năm học: 2022 – 2023 và nay tiếp tục áp dụng cho năm học: 2023 – 2024 ở các lớp 10c7, 10c8, và 10c4 (lớp đối chứng) để từ đó đi đến kết luận tại trường THPT Đông Hiếu. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, các quan điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới phương pháp, hình thức, SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án, dự giờ, trao đổi với GV bộ môn) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra) từ đó sơ bộ đánh giá tình hình dạy học nội dung tiếp cận chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật10. - Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành thực nghiệm sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học. 2
  7. II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN 1.1. Phương pháp dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực là đề cao chủ thể nhận thức, chính là phát huy tính tự giác, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm. Khai thác động lực của người học để phát triển chính họ, coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học, đặt HS làm trung tâm của học và tiếp nhận kiến thức, đảm bảo được thích ứng với đời sống xã hội. Dạy học tích cực tập trung vào giáo dục con người như một tổng thể trung tâm. Trong dạy học tích cực, GV giúp HS tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất giải quyết vấn đề. GV trở thành người thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực, khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS, thử thách và tạo động cơ cho HS, khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra vấn đề cần giải quyết. HS trở thành người khám phá, khai thác, tư duy, liên hệ, người thực hiện, chủ động trao đổi, xây dựng kiến thức và cao hơn nữa là “người nghiên cứu”. Thông qua dạy học, HS được tập duyệt giải quyết những tình huống vấn đề sẽ gặp trong đời sống xã hội. Từ đó, HS vừa lĩnh hội được kiến thức, và có những thái độ. hành vi ứng xử thích hợp cũng như HS đã tự lực hình thành và phát triển dần nhân cách của một con người hành động, con người thực tiễn “ tự chủ, năng động, sáng tạo, biết lựa chọn các vấn đề để đi đến quyết định đúng, có năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tự học, biết cộng tác làm việc, có năng lực tự điều chỉnh”, đáp ứng mục tiêu giáo dục thời kì đổi mới. 1.2. Phương pháp sử dụng trò chơi trong đổi mới phương pháp dạy học Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho HS chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho HS ngay từ khi bắt đầu bài học mới. a. Quy trình thực hiện Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, bút dạ, thẻ từ, cờ…) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: 3
  8. - GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. + Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số HS nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. b. Ưu điểm - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng các hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, học tập, hợp tác cho HS. c. Nhược điểm - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. - Sự chuẩn bị các trò chơi bước đầu khá tốn thời gian với giáo viên. - Không quản lí tốt dẫn đến lộn xộn…. d. Một số điều cần lưu ý Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học ở tất cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật10. Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau: - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. - Chọn trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. - Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 4
  9. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tìm hiểu thực tế bước đầu dạy học nội dung kiến thức chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chương trình giáo dục mới Thông qua trao đổi trực tiếp với GV, nghiên cứu giáo án, dự giờ, và sau một thời gian dạy chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật10 hiện hành, tôi nhận thấy: 2.1.1. Về nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên - Việc tổ chức, định hướng hoạt học tập của HS chưa được thể hiện trong giáo án. GV vẫn là người thông báo, giảng giải, nêu vấn đề, thậm chí có kiến thức đưa ra chỉ đơn thuần là thông báo. Vai trò tổ chức, định hướng của GV thể hiện trên giáo án chưa thực sự rõ ràng, ít có sự tương tác giữa GV và HS. Việc xác định mục tiêu dạy học của GV hầu hết chỉ dừng lại ở những kiến thức và kĩ năng tối thiểu mà HS cần đạt. - Mặc dù đã tiếp cận với việc đổi mới PPDH nhưng GV đều dạy các nội dung theo phương pháp thuyết trình, thông báo. Việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời nói của GV: Mô tả hiện tượng, đưa ra các khái niệm và nhấn mạnh các nội dung quan trọng để HS ghi nhớ. Vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ rệt, GV chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, xây dựng kiến thức. - Những câu hỏi mà GV đưa ra chỉ mang tính chất tái hiện các kiến thức đã học, các câu hỏi chưa kích thích được tính chủ động học tập của HS. - Những cố gắng của GV nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ các kiến thức trọng tâm mà SGK và sách GV đã nhấn mạnh. Sự tương tác giữa GV và HS còn rất hạn chế và chưa hiệu quả. GV chưa tổ chức được các hoạt động học tập giúp HS tự lực, tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới. Chưa tập trung rèn luyện năng lực cho HS. - Việc kiểm tra đánh giá vẫn hoàn toàn được thực hiện từ phía GV. GV thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì theo qui định của kế hoạch dạy học để lấy đủ số điểm theo qui định, chưa có hình thức đánh giá qua quá trình học tập của HS, chưa đánh giá theo nhóm và chưa cho HS tự đánh giá, do đó chưa phát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học. 2.1.2. Về tình hình học tập của học sinh - Nhiều HS rất thiếu tự tin khi trả lời, khi làm bài, không tự tin vào kiến thức mà mình đã có, không biết kiến thức đó là đúng hay sai, nhớ chính xác hay chưa. - Đa số HS rất thụ động, các em rất lười suy nghĩ, lười hoạt động, chỉ ngồi nghe giảng, chờ thầy cô đọc chép, hiếm khi đặt câu hỏi với GV về vấn đề đã học. Do đó kiến thức của các em lĩnh hội được không chắc chắn. Sau khi học xong một tuần hầu như các em không nhớ hết các kiến thức đã học trong bài. - HS ít có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, không liên hệ được kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế. 5
  10. HS gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mới, cấp học mới. Các em chưa quen được với lượng kiến thức phải xây dựng ở lớp 10, so với lượng kiến thức tiếp nhận được ở bậc THCS mà có phần nhẹ nhàng hơn, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình học, không còn hứng thú với môn học. Điều này làm cho việc dạy học theo hướng phát huy năng lực của HS càng trở nên khó khăn. Ở trên tôi đã phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy và học của GV và HS. Vậy thì, làm thế nào HS có hứng thú, yêu thích với môn học? Tổ chức được tiết học nhẹ nhàng, vui vẻ, học mà chơi – chơi mà học, giảm tính chất căng thẳng của giờ học, đồng thời tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác làm việc theo nhóm cho HS? Ở trong đề tài này, để đáp ứng yêu cầu đặt ra, tôi mạnh dạn nêu ra và áp dụng: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT HUY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT: MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ & PHÁP LUẬT 10. 3. CÁC GIẢI PHÁP: Thiết kế một số trò chơi khi dạy học chủ đề Pháp luật môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 3.1. Trò chơi: Đi tìm thủ lĩnh Kahoot (Sau khi học xong Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và bài 17 Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường) Kahoot! là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp dụng trong công nghệ giáo dục tại các trường học. Trò chơi được sử dụng ở đây là những câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người dùng có thể tích hợp thêm hình ảnh và video vào bài. Bản chất của Kahoot! là một website, vì thế, người học có thể trả lời những câu hỏi thông qua trình duyệt web trên mọi thiết bị có kết nối internet. Kahoot! được sử dụng trong hệ thống lớp học tương tác, và câu hỏi sẽ được chiếu trên một màn hình chung. Tất cả người chơi sẽ sử dụng thiết bị của họ (điện thoại thông minh, laptop, PC ...) để trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. Những câu hỏi này có thể được tính điểm và người chơi trả lời nhanh nhất sẽ được cộng điểm thưởng. Điểm sau đó sẽ hiển thị trên bảng thành tích sau mỗi câu hỏi. 6
  11. GV chia lớp 12 đội (3-4 thành viên/ đội) Các đội có điện thoại kết nối Internet đã cài đặt phần mềm Kahoot Vòng 1: 12 đội cùng chơi, trả lời bộ câu hỏi 10 câu hỏi. Chọn 3 đội điểm cao nhất vào vòng 2 Vòng 2: Các thành viên của 3 đội cao nhất chơi đối kháng, độc lập cùng trả lời bộ câu hỏi 10 câu Thành viên duy nhất chiến thắng là thủ lĩnh 3 đội được vào vòng 2 và thành viên thủ lĩnh được phần thưởng tương tương ứng (điểm cộng – quà) CÂU HỎI VÒNG 1 Câu 1: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. Các quyền con người, quyền công dân. C. Quyền cơ bản của công dân. D. Việc thực hiện quyền công dân. Đáp án: A Câu 2: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu? A. Chương I của Hiến pháp năm 2013. B. Chương II của Hiến pháp năm 2013. C. Chương III của Hiến pháp năm 2013. D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013. Đáp án: B Câu 3: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013? A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội. B. Các quyền về chính trị, dân sự C. Các quyền về kinh tế, văn hoá. D. Các quyền về kinh tế, dân sự. Đáp án: B 7
  12. Câu 4: Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế. Đáp án: A Câu 5: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do lao động. B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Đáp án: D Câu 6: Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 18 tuổi. D. Đủ 21 tuổi. Đáp án: C Câu 7: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây? A. Quyền của mọi công dân. B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên. C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên. D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên Đáp án C Câu 8: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013? A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội B. Mọi người đều có quyền sống C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân. D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Đáp án: C Câu 9: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013? A. Nghĩa vụ học tập. B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng. Đáp án: D 8
  13. Câu 10: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ: A. Điều 1 đến điều 13 B. Điều 14 đến điều 49 C. Điều 49 đến điều 62 D. Điều 63 đến điều 90 Đáp án: B 3.2. Trò chơi: TRUY TÌM KIM CƯƠNG (Sau khi học xong chủ đề 7 và chủ đề 8 – môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10) Cả lớp chia làm bốn đội. Mỗi đội được phát một bộ các mảnh kim cương do một viên kim cương đã bị vỡ vụn. Nhiệm vụ của các nhóm là sắp xếp các mảnh vỡ thành viên kim cương hoàn chỉnh, đúng với nguyên bản của nó. Biết: * Mảnh có hình là đỉnh của kim cương * Hai cạnh liền kề của mỗi mảnh ghép có sự liên kết bằng kiến thức Tin học đã học. * Rìa mỗi mảnh không có thông tin gì (trống) Các mảnh ghép Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng 9
  14. Kết quả: 10
  15. 3.3. Trò chơi Đấu trường 40 (Sau khi học xong bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước) Trò chơi Đấu trường 40 được thực hiện sau khi học Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách – Xử lí danh sách trong môi trường số. - Mục đích: + Học sinh được ôn tập lại toàn bộ kiến thức một cách sinh động. + Giúp HS phát triển kỹ năng xử lý nhanh tình huống, nhạy bén trong giải quyết vấn đề phát sinh. 11
  16. - Thể lệ trò chơi: HS tham gia cá nhân, lần lượt trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng (Hoặc giấy), giơ cao đáp án theo hiệu lệnh của giáo viên khi hết thời gian. Nếu trả lời đúng được tiếp tục tham gia trò chơi. Trò chơi kết thúc khi chọn được người chiến thắng cuối cùng hoặc hết bộ câu hỏi cần ôn tập. Lưu ý: + Để tăng tính hấp dẫn, giáo viên thiết kế một file trình chiếu điền tên tất cả học sinh, nếu em nào trả lời sai thì nhấn vào tên em đó, hiệu ứng trình chiếu làm tên HS biến mất. Cuối cùng, người chiến thắng là người có tên còn lại trên bảng trình chiếu. + Khi học sinh bị loại vẫn tham gia trả lời các câu hỏi để ôn tập kiến thức. Học sinh sẽ đánh dấu và đếm số lượng câu mình trả lời đúng, giáo viên có thể khuyến khích bằng cách trao phần thưởng cho những học sinh nào trả lời đúng nhiều câu nhất. - Vận dụng vào dạy học: Trò chơi này thường được áp dụng đầu tiết học nhằm nhắc lại kiến thức cũ hoặc ôn tập các bài toán đơn giản có nội dung liên quan đến toàn bộ tiết học. - Ví dụ minh họa: Trò chơi được áp dụng sau khi học xong bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước, cụ thể như sau: Bộ câu hỏi dùng trong trò chơi Đấu trường 40 Câu 1: Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Lờ đi và coi như không biết. C. Báo với chính quyền địa phương. D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân. Đáp án: C 12
  17. Câu 2: Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Chủ tịch nước. D. Tòa án nhân dân. Đáp án: A Câu 3: Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào? A. Quốc hội. B. Hội đồng nhân dân. C. Chính phủ. D. Chủ tịch nước. Đáp án: B Câu 4: Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao? A. Chủ tịch nước. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Hội đồng nhân dân. Đáp án: C Câu 5: Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp gọi là gì? A. Quốc hội. B. Tòa án nhân dân. C. Viện kiểm sát. D. Hội đồng nhân dân. Đáp án: C Câu 6: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào? A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử. C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử. D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đáp án: A Câu 7: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm: A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban. B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ. D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ. Đáp án: D Câu 8: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? A. Nhân dân địa phương bầu ra. B. Đại diện nhân dân bầu ra. C. Nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra. Đáp án: A 13
  18. Câu 9: Đâu không phải một cơ quan, thiết chế tạo thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Quốc hội. B. Cục Dự trữ và Nghiên cứu năng lượng xanh. C. Hội đồng nhân dân. D. Kiểm toán nhà nước. Đáp án: D Câu 10: Cơ quan lập pháp là: A. Cơ quan đại biểu của nhân dân B. Cơ quan hành chính nhà nước C. Cơ quan xét xử, kiểm sát D. Cơ quan điều hành, giám sát pháp luật Đáp án: D Câu 11: Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan nào? A. Quốc hội. B. Hội đồng nhân dân. C. Chính phủ. D. Chủ tịch nước Đáp án: B Câu 12: Chính phủ chịu trách nhiệm trước: A. Quốc hội B. Kiểm toán nhà nước C. Chủ tịch nước D. Toà án nhân dân tối cao Đáp án: A Câu 13: Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án nhân dân giữ vai trò là: A. Cơ quan kiểm soát tiền tệ và tham nhũng. B. Cơ quan kiểm soát an ninh quốc gia. C. Cơ quan quyết định các vấn đề luật pháp quốc gia. D. Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Đáp án: D Câu 14: Theo Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân là: A. Cơ quan điều tra, phá án B. Cơ quan điều tra, kiểm soát tham nhũng C. Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp D. Thực hiện quyền bắt, xử phạt, kết tội người phạm luật. Đáp án: C Câu 15: Theo Hiến pháp 2013, Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của A. Hội đồng nhân dân. B. Tòa án nhân dân. C. Viện kiểm sát nhân dân. D. Quốc hội. Đáp án: A 14
  19. 3.4. Trò chơi: “Cặp đôi hoàn hảo” ( Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị) Cả lớp chia làm 4 đội. Mỗi đội được phát 1 bộ gồm 40 nửa trái tim đã bị tách rời. Trong thời gian 5 phút, các đội ghép các nửa trái tim thành kiến thức Giáo dục kinh tế và pháp luật đúng. Đội đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng Các trái tim đã ghép: Mỗi nhóm có tối đa 3 phút để ghép các nửa trái tim thành kiến thức 15
  20. 3.5. Trò chơi được thiết kế trên powepoint Trò chơi powepoint đang được giáo viên sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay, với ưu điểm trò chơi đa dạng phong phú nhiều thể loại, có thể thiết kế cho hầu hết các bài học, sử dụng được trong các hoạt động khởi động, củng cố hoặc lồng ghép xây dựng kiến thức. Sau đây tôi xin ví dụ một trò chơi đã thiết kế: Trò chơi vòng quay may mắn (Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị) Luật chơi: HS chọn câu hỏi và trả lời, nếu đúng được quay chọn quà 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2