Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp học sinh hiểu được một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn một cách dễ dàng nhất. Từ trực quan sinh động đến thực hiện động tác; Thực hiện thành thạo động tác và lấy được đường ngắm nhanh, chính xác, đáp ứng được yêu cầu của bài bắn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 ********* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH VÀO NỘI DUNG BẮN SÚNG ĐỂ GÂY HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng - An ninh Cấp học: Trung học phổ thông Nhóm tác giả: PHẠM VIẾT HẠNH SĐT: 0982430101 TỔ: XÃ HỘI PHẠM XUÂN PHÚ SĐT: 0965604330 TỔ: TỰ NHIÊN Năm học: 2022 – 2023
- MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 3 PHẦN 2. NỘI DUNG .............................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận. ..................................................................................................... 4 2.1.1. Các quan điểm chỉ đạo về công tác GDQP-AN trong trường học................. 4 2.1.2. Mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà Nước ta về GDQP-AN trong trường học. . 4 2.1.3. Nội dung nhiệm vụ của công tác GDQP-AN trong trường học...................... 5 2.2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................. 5 2.2.1. Thực trạng công tác GDQP-AN của trường THPT nơi chúng tôi đang công tác. ............................................................................................................................. 5 2.2.2. Thực trạng GV và HS trong môn học GDQP-AN trường THPT nơi chúng tôi đang công tác. ............................................................................................................ 6 2.2.3. Thực trạng của vấn đề ..................................................................................... 7 2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác GDQP-AN tại trường năm 2021 - 2022. ............. 9 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. ............................................... 10 2.3.1. Sử dụng máy tính và máy chiếu đồng bộ, kết hợp với thiết bị điện tử thông minh hiện có, để giảng dạy phần lí thuyết bắn........................................................ 10 2.3.2. Sử dụng kết hợp thiết bị thông minh (dùng đèn Lasez, máy điện thoại thông minh kết hợp với ống Zoom để chụp ảnh từ xa của vệt sáng do ánh sáng đèn Laser chiếu dọi trên bia) thay thế cho thiết bị MBT–3 trong việc huấn luyện, kiểm tra đánh giá kỷ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng CKC. ............................................. 10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề. .......... 16 2.5. Bài học kinh nghiệm. ....................................................................................... 17 KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................................................................... 18 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 18 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 18 2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 18 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ......................................................... 19 3. Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 19 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ... 20 1
- 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ........................................................ 20 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................................. 21 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 24 3.1. Kết luận. ........................................................................................................... 24 3.2. Kiến nghị. ......................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26 2
- DANH MỤC VIẾT TẮT GDQP-AN : Giáo dục quốc phòng - an ninh GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh Đ/C : Đồng chí THPT : Trung học phổ thông QPTD : Quốc phòng toàn dân BGH : Ban giám hiệu HS – SV : Học sinh và sinh viên XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước, các cấp các ngành qua từng giai đoạn, công tác GDQP-AN được xem là nội dung vô cùng quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trải qua hơn 61 năm (từ 1961 tới nay) sự hình thành và phát triển giáo dục QP-AN đã khẳng định vị thế của mình trong việc chung sức xây dựng hậu phương vững chắc, xây dựng con người XHCN sãn sàng hy sinh, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới cùng với sự phát triển của thế giới. Giáo dục QP-AN cho HS-SV là một môn học và cũng là một nhiệm vụ trọng yếu góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Chính vì vậy, việc truyền thụ kiến thức môn học giáo dục QP-AN trong các trường học cần phải vận dụng một cách đổi mới, hiệu quả để HS hứng thú và tự giác tích cực học tập phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Nhưng giảng dạy như thế nào? học thế nào? để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo. Muốn vậy, người giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy học một cách linh hoạt từ phổ biến bài giảng cho đến kết thúc bài học, kết hợp và phát huy được các phương tiện hỗ trợ giảng dạy... Những hoạt động đó sẽ giúp HS lĩnh hội các kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực sáng tạo và ngày càng yêu thích môn học hơn. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của HS trong dạy học môn giáo dục QP-AN? Đó là câu hỏi đặt ra với mỗi giáo viên giảng dạy QP-AN. Thực tế cũng có nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp phân tích tổng hợp qua ba bước, phương pháp giảng giải, làm mẫu động tác. Tuy nhiên, qua mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng khi vận dụng vào bài học và việc vận dụng các phương pháp có hay tới đâu, giáo viên dạy tốt bao nhiêu nhưng dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lại ít và thời gian để cho học sinh luyện tập các động tác kỹ thuật các bài thực hành lại quá ngắn và chỉ mang tính chất giới thiệu thì việc học sinh lĩnh hội, thành thục các nội dung động tác theo yêu cầu của giáo viên chắc chắn sẽ bị hạn chế, hiệu quả thấp. Nhận thấy trong chiến tranh cũng như trong thời bình, việc huấn luyện cho các cán bộ, chiến sỹ kỹ năng chiến đấu và sử dụng vũ khí là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, nội dung huấn luyện kỹ thuật bắn Súng Tiểu Liên AK, Súng CKC và đối giáo viên và học sinh ở các trường THPT, Trung cấp - Cao đẳng, Đại học cũng vậy. Nên việc xác định Bài: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, Súng CKC là nội dung thực hành then chốt để vận dụng trong chiến đấu, tiêu diệt mục tiêu, hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao. 1
- Để huấn luyện và đánh giá khách quan kết quả bắn súng của các chiến sỹ, HS- SV thì các đơn vị và một số trường có "Thiết bị máy bắn tập MBT-03 kết nối với máy tính" .Tuy nhiên, nhiều trường THPT và một số trường Trung cấp- Cao đẳng, đại học trên cả nước chưa được trang bị, trong đó có trường chúng tôi đang công tác. Vì vậy, việc huấn luyện và đánh giá ở nội dung: "Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng CKC cho HS-SV nhiều trường còn chưa khách quan (vì nếu mua Thiết bị máy bắn tập MBT-03 kết nối với máy tính thì kinh phí lớn, quản lý thiết bị phải liên tục và gặp nhiều khó khăn. Hoặc thông thường các giáo viên chỉ dựa vào dụng cụ "kính ngắm thông thường" được gắn vào thân súng, giáo viên nằm tạo một góc từ 30 độ đến 45 độ với HS-SV để huấn luyện và kiểm tra đánh giá). Vì vậy, với tâm huyết của bản thân, qua quá trình giảng dạy tại trường, năm học 2022-2023 chúng tôi đã vận dụng sáng kiến “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh”. Được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ nhóm chuyên môn và các thầy cô giáo cùng các em học sinh nơi chúng tôi đang công tác nên việc “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh” đã mang lại tác dụng và hiệu quả như sau: Kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả luyện tập của học sinh. Kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Quá trình tổ chức hội thao diễn ra nhanh chóng. Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho các đơn vị huấn luyện. Với hiệu quả như vậy và tâm huyết của bản thân khi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi mong muốn sẽ được chia sẻ với các giáo viên GDQP-AN. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp học sinh hiểu được một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn một cách dễ dàng nhất. Từ trực quan sinh động đến thực hiện động tác. - Thực hiện thành thạo động tác và lấy được đường ngắm nhanh, chính xác, đáp ứng được yêu cầu của bài bắn. - Rèn luyện tâm lí vững vàng, tự tin khi thực hành bắn. - Đối với bản thân và đồng nghiệp, giúp hình thành nội dung và trình tự giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nội dung học tập dễ hiểu, dễ thực hiện, gây được hứng thú và kết quả học tập cao. 2
- 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 11 năm học 2021-2022, 2022-2023 của trường THPT Nam Đàn 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 3
- PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Các quan điểm chỉ đạo về công tác GDQP-AN trong trường học. Giáo dục quốc phòng toàn dân cho HS-SV là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, là một bộ phận của nền giáo dục quốc phòng toàn dân. Nghị định 15/NĐ-CP ngày 01/05/2001 của chính phủ về GD QP- AN nêu rõ: GDQP thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền QPTD, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, giáo dục quốc phòng an ninh là môn học chính khóa trong các trường học, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, THPT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trường hành chính và đoàn thể. Nhận rõ được tầm quan trọng của vị trí giáo dục QP-AN quốc gia. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN Việt Nam là hai nhiệm vụ không thể tách rời. Vậy nên việc dạy học môn giáo dục QP-AN cho HS - SV được xác định là một bộ phận quan trọng của quá trình dạy học trong các trường học, các cấp bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân. 2.1.2. Mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà Nước ta về GDQP-AN trong trường học. Cùng vời chiến lược tăng trưởng kinh tế, chiến lược phát triển con người thì chiến lược phát triển nền QP-AN toàn dân cũng được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm đầu tư một cách thích đáng. Đó là chiến lược phấn đấu để đất nước có một thế hệ trẻ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ XHCN, bảo vệ tài sản, con người. Đảng và Nhà Nước đã có nhiều chế độ ưu tiên đặc biệt đối với mọi quốc sách có liên quan đến giáo dục trường học trong đó có giáo dục QP-AN. Các đoàn thể cũng như mọi nghành, mọi gia đình và toàn xã hội đều hướng tới sự quan tâm vào giáo dục trường học. Nhờ được giáo dục tốt về các mặt tư tưởng văn hóa và sức khỏe nên hàng triệu con em chúng ta có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - an ninh xã hội. Do đó, không nên nghĩ một cách lệch lạc, đơn thuần trong giáo dục mà không quan tâm tới công tác GDQP-AN trong trường học, trái lại cần nhận thức rõ ràng rằng: GDQP-AN trong trường học có một vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục phát triển con người toàn diện để hoàn thiện nhân cách, là một nhân tố hết sức quan trọng trong XHCN hiện nay cũng như trong tương lai. Công tác GDQP-AN trong các trường học sẽ giúp các em HS định hướng đúng đắn hơn, có lý tưởng và lập trường, ý thức tổ chức kỷ luật tốt đồng thời năng động hơn trong cuộc sống và sãn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, để phát triển GDQP-AN trong trường học trước tình hình mới cần được phát triển đúng hướng theo những quan điểm sau: 4
- Giáo dục QP-AN góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất và năng lực, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần. Nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, sẵn sàng chiến đấu hi sinh và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng GDQP-AN có tính thống nhất, khoa học giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học hiện đại. Phát triển rộng rãi nền QP toàn dân với khẩu hiệu “quyết chiến, quyết thắng” từng bước xây dựng nền QP-AN vững mạnh. Thực hiện GDQP-AN và đẩy mạnh phong trào hội thao quốc phòng trong trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có đủ GVQP-AN đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao GDQP-AN. Tổ chức hội thao về QP-AN cấp trường, cấp tỉnh. 2.1.3. Nội dung nhiệm vụ của công tác GDQP-AN trong trường học. Hình thành cho HS những thói quen giữ gìn vệ sinh, luyện tập thân thể thường xuyên, giáo dục đạo đức, phẩm chất, ý trí cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới lãnh thổ hải đảo quốc gia Việt Nam. Giờ học nội khóa theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo: 1 tiết/tuần và có giáo viên chuẩn về chuyên môn đứng lớp, dạy theo chương trình quy định và có đủ điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập. Giáo dục QP-AN cho HS ở gia đình gồm: Học sinh tự rèn bản thân về nếp sống, nhân cách, tham gia các hoạt động hội thao QP-AN do Huyện, Xã tổ chức. Kết hợp với QP-AN hiện nay trong các nhà trường THPT với thời gian 01 tiết/tuần và chỉ với 35 tiết/năm nhiều nhà chuyên môn cho rằng, đó là thời gian quá ít để tiến hành công tác GDQP-AN có hiệu quả và nếu như không tổ chức tốt các hoạt động chính khóa, ngoại khóa. Cùng với việc tận dụng cơ sở vật chất và thời gian thực hiện ở mỗi trường để đẩy mạnh các hoạt động GDQP-AN chính khóa thì việc duy trì và nâng cao chất lượng GDQP-AN giữa các giờ học là vô cùng cần thiết và quan trọng. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Thực trạng công tác GDQP-AN của trường THPT nơi chúng tôi đang công tác. Trường THPT nơi chúng tôi đang công tác được thành lập năm 1961 đến nay đã 62 năm xây dựng và trưởng thành. Đến nay trường đã gặt hái được nhiều thành tích, có nhiều sự đổi mới, phát triển về chất lượng của đội ngũ GV trẻ hóa, chuẩn về chuyên môn, chất lượng HS ngày càng cao, trường phấn đấu trong năm 2025 là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 và cũng kỉ niệm 65 năm thành lập trường nên 5
- mỗi thầy giáo là tấm gương mẫu mực, HS thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch... Tuy nhiên, một số HS còn chưa quan tâm và say mê, hiểu hết về tầm quan trọng môn học QP-AN, các em còn ngại khi tập luyện, thực hành và chưa có sự tự giác dẫn tới việc các em chưa yêu mến bộ môn này. Từ đó, quá trình giáo dục nhân cách cho HS thêm phần khó khăn. Nhận thấy tầm quan trọng của nền QP-AN trong mỗi trường học trong việc hình thành nhân cách cho học sinh và những khó khăn của mỗi giáo viên giảng dạy môn QP-AN, đồng thời học sinh THPT cũng là thế hệ trẻ là tương lai của đất nước nên việc kích thích hứng thú học tập cho HS nhằm giúp các em học tập, rèn luyện một cách tự giác, tích cực trong các môn học nói chung và trong môn GD QP –AN nói riêng để xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hình thành nhân cách tốt cho HS là rất cấp thiết. Qua sử dụng sáng kiến “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh” đã giúp chúng tôi thực hiện được những tâm huyết của mình và giúp HS đạt kết quả cao nhất đồng thời giúp cho chúng tôi đảm bảo được khách quan kết quả khi huấn luyện, kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. Đồng thời, giúp nhà trường tiết kiệm kinh phí mua trang thiết bị và mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 2.2.2. Thực trạng GV và HS trong môn học GDQP-AN trường THPT nơi chúng tôi đang công tác. Ưu điểm: Về phía giáo viên: Trong hoạt động dạy học môn GDQP-AN của nhà trường gồm: 02 giáo viên QP-AN có chuyên môn nghiệp vụ, trẻ tuổi và có sự năng động, sáng tạo, tích cực trong giảng dạy. Luôn cố gắng thay đổi phương pháp theo hướng tích cực. Đội ngũ giáo viên QP-AN là lực lượng chủ chốt trực tiếp tham gia công tác đoàn, duy trì nề nếp của nhà trường, là lực lượng quan trọng quyết định tới sự ham thích học tập, rèn luyện của môn học QP- AN với các em HS. Năm học 2022 - 2023 trường THPT nơi chúng tôi đang công tác có 30 lớp. Nhóm giáo dục TC- QPAN gồm 05 đồng chí. GV trong nhóm thường xuyên họp nhóm, trao đổi kiến thức chuyên môn. Về phía HS: Đa số các em đều tự giác luyện tập tích cực tự giác theo nhóm, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể nên hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức kỹ năng, kỹ xảo. Về cơ sở vật chất: Qua điều tra và tìm hiểu chung chúng tôi thu được kết quả như sau: Về tài liệu phục vụ cho giảng dạy của GV: Được trang bị đầy đủ. Về hệ thống sân bãi giành cho việc luyện tập GDQP-AN cũng như dụng cụ luyện tập đang được dần hoàn chỉnh phục vụ tốt cho hoạt động luyện tập của các 6
- em. Mỗi năm trường đều tổ chức hội thao giữa các khối môn quốc phòng và tham gia hội thao quốc phòng do tỉnh tổ chức (được 02 giải 3 và 04 giải khuyến khích), thông qua đó đã kích thích hứng thú học tập của học sinh với môn học QP-AN. Hạn chế: Về phía GV: Số lượng giáo viên biên chế môn GDQP-AN có: 01 chính quy, 01 đồng chí bổ túc ngắn hạn nên việc trao đổi, sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều khó khăn, đôi lúc phải trao đổi thêm với những đồng nghiệp khác môn có kinh nghiệm, kiến thức liên quan như các kiến thức Vật lí để cùng nhau đưa ra nhũng giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình giảng dạy, cũng như biết cách khai thác các tính năng của các thiết bị điện tử thông minh. Việc tổ chức tập luyện các bài học thực hành cho HS còn lập khuôn, chưa linh hoạt và sáng tạo, còn khô khan, dẫn tới không kích thích được hứng thú học tập cho các em. Về phía HS: Một số HS chưa tự giác luyện tập. Một số HS chưa chủ động luyện tập, chưa có sự độc lập về tư duy. Một số HS còn chưa say mê môn học, trên lớp còn thiếu sự tập trung suy nghĩ, về nhà không luyện tập nên quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo còn chậm. Một số HS chỉ tập trung các môn thi đại học Về cơ sở vật chất: Trường chưa có máy MBT - 3 2.2.3. Thực trạng của vấn đề Quan tâm tới vấn đề trên, Ban Lãnh Đạo nhà trường cũng đã đặt ra vấn đề công tác GDQP-AN tại trường “Làm như thế nào để vận dụng môn học GD QP- AN vào nề nếp của nhà trường, vào tác phong và lối sống của HS trong thời buổi hiện nay". Ngoài ra còn có một số GV trong tổ, nhóm chuyên môn cũng đã có các sáng kiến áp dụng vào môn học nhà trường rất hiệu quả. Những quan tâm của Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo và các công trình nghiên cứu, sáng kiến góp phần đem lại hiệu quả thiết thực trong thực tiễn đào tạo, giáo dục của nhà trường và đã gợi mở tạo tiền đề cho việc nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh” nơi chúng tôi đang công tác. Như vậy, từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà Nước về mục tiêu định hướng và nhiệm vụ của công tác GDQP-AN trong trường học và các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, cũng như công tác GDQP-AN của trường THPT nơi chúng tôi đang công tác là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng tạo điều kiện để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi có điều kiện thực hiện thuận lợi. 7
- Tuy nhiện hiện nay trường chưa được cấp máy MBT-3, do đó rất khó khăn trong việc giúp thầy và học sinh kiểm tra được kết quả ngắm bắn. Một số hình ảnh huấn luyện còn thô sơ Hình ảnh: Huấn luyện, kiểm tra, đánh giá kỹ thuật bắn súng CKC, TLAK. 8
- Hình ảnh: Huấn luyện, kiểm tra, đánh giá kỹ thuật bắn súng CKC, TLAK. 2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác GDQP-AN tại trường năm 2021 - 2022. Công tác GDQP-AN tại trường luôn nhận được sự động viên kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường. Trong nhóm chuyên môn luôn phấn đấu giảng dạy đạt kết quả cao nhất...Tuy nhiên trong quá trình huấn luyện, giảng dạy còn tồn tại một số vấn đề khiến việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức còn hạn chế. Với phương pháp truyền thống như phân tích, làm mẫu nhưng kết quả của HS vẫn còn ở mức độ khiêm tốn thể hiện qua kết quả như sau: GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU LỚP SLHS KÉM (9->10đ) (8đ) (5->7đ) (4->5đ) 11C1 44 30 68% 13 30% 1 2% 0 0% 0 0% 11C2 42 18 43% 19 45% 5 12% 0 0% 0 0% 11C3 43 15 35% 7 16% 21 49% 0 0% 0 0% 11C4 39 2 5% 10 26% 23 59% 04 10% 0 0% 11C5 43 12 28% 12 28% 18 42% 0 0% 01 2% 11C6 41 25 61% 14 34% 2 5% 0 0% 0 0% 11C7 43 10 23% 10 23% 22 51% 01 3% 0 0% 11C8 41 5 13% 1 2% 34 83% 01 2% 0 0% 11C9 41 13 32% 15 37% 12 29% 01 2% 0 0% 11C10 38 16 42% 12 32% 10 26% 0 0% 0 0% Tổng 415 146 35% 113 27% 148 36% 07 1.7% 01 0.3% Bảng: Đánh giá kết quả học tập, kiểm tra bài bắn sung của học sinh khối 11 năm học 2021 – 2022. 9
- Năm học 2021 -2022, dù chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn theo đúng kế hoạch của nhà trường nhưng bản thân tự cảm thấy trong quá trình giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp để kích thích hứng thú học tập cho các em HS yêu mến môn học QP-AN hơn. Thực tiễn, dù đã cố gắng hết sức nhưng tỉ lệ HS đạt loại giỏi còn ít, tỉ lệ HS trung bình còn nhiều thông qua bảng đánh giá kết quả học tập, kiểm tra bài bắn sung của HS khối 11, năm học 2021 – 2022 ở trên. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Sử dụng máy tính và máy chiếu đồng bộ, kết hợp với thiết bị điện tử thông minh hiện có, để giảng dạy phần lí thuyết bắn. - Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu, súng AK, bia 4A, bộ phận ngắm. - Phương pháp: Giáo viên sử dụng bài giảng điện tử kết hợp với các thiết bị hiện có để thuyết trình, phân tích nội dung cần truyền đạt tới học sinh, giáo viên vừa nói, vừa sử dụng hình ảnh trên bảng, vừa hướng dẫn trực tiếp trên súng và các thiết bị khác. Học sinh quan sát và thảo luận. - Theo chúng tôi tác dụng và hiệu quả của biện pháp này là rất lớn, sẽ giúp học sinh nắm nội dung dễ hơn, gây được hứng thú cho học sinh và quan trọng là học sinh nắm chắc được nội dung để có thể vận dụng vào thực hành những tiết tiếp theo sau đó. - Kinh nghiệm với phần lý thuyết bắn chúng ta nên sử dụng bài giảng điện tử, kết hợp với các thiết bị khác để giảng dạy, điều này sẽ khiến tiết học sinh động, và học sinh dễ nắm bài hơn. - Cũng cố thêm kiến thức phần chuyển động ném xiên, ném ngang để học sinh hiểu sâu hơn về chuyển động của đạn sau khi rời khỏi nòng súng, để các em phát triển năng lực và chủ động trong thực hành khi ngắm bắn, thực chiến với mục tiêu có khoảng cách tuỳ ý, thậm chí bắn theo hướng dưới lên, trên xuống, theo hướng sườn đồi. 2.3.2. Sử dụng kết hợp thiết bị thông minh (dùng đèn Lasez, máy điện thoại thông minh kết hợp với ống Zoom để chụp ảnh từ xa của vệt sáng do ánh sáng đèn Laser chiếu dọi trên bia) thay thế cho thiết bị MBT–3 trong việc huấn luyện, kiểm tra đánh giá kỷ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng CKC. Dụng cụ: - 01 gậy chụp ảnh thông minh sau đó cắt mổ ra lấy bộ phận dây, công tắc . - 1/3 cây đũa để gắn tia Laser vào đầu đũa. - 01 giá đỡ điện thoại. 10
- Hình ảnh: cắt mổ gậy chụp ảnh điện thoại thông minh 11
- Hình ảnh: Nối dây và lắp công tắc chụp ảnh và laser Hình ảnh: Kết hợp các dụng cụ làm giá đỡ điện thoại. 12
- Để lấy độ phân giải cao, hình ảnh nét cần thêm Camera hỗ trợ chụp ảnh có thể chụp nét ở cự ly 50 -70 m. Hình ảnh: Lắp Camera hỗ trợ chụp ảnh cự ly xa. Sau đó, lắp đèn pin (tia Laser ánh sáng đỏ tập trung 01 điểm) vào đầu nòng Súng CKC hoặc TLAK luyện tập sao cho thẳng với nòng súng, lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng khi lắp đèn Laser sau đó giáo viên phải thực nghiệm để điều chỉnh hợp lý. 13
- Hình ảnh: Lắp tia Laser ở đầu súng và lắp công tắc chụp ảnh vào bộ phận cò của súng Tiếp theo lắp công tắc của gậy thông minh và công tắc tía laser vào phía sau của bộ phận cò (sau bộ phận Cò và gắn liền vành Cò ở trong: Xem hình ảnh) và đầu dây còn lại kết nối với điện thoại thông minh, để ở chế độ Camera hoặc video tùy mục đích của giáo viên. Nguyên lý hoạt động của thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng tiểu liên AK, súng CKC. Nguyên lý hoạt động: Khi bóp cò về sau cũng là lúc bật công tắc chiếu tia laser và công tắc chụp ảnh điện thoại thông minh, trong thời gian (1/3 giây) điện thoại thông minh sẽ lưu lại hình ảnh Laser rõ nét của người bắn trên mục tiêu. Với tốc độ tương đương với khoảng thời gian đạn bay ra ngoài thực tế và để lưu lại hình ảnh thể hiện kết quả như các thiết bị máy bắn tập MBT -03. Để lấy độ phân giải cao, hình ảnh nét thì như ở trên chúng tôi đã lắp thêm Camera phía sau điện thoại để hỗ trợ chụp ảnh có thể chụp nét ở cự ly xa 50 -70 m. Lưu ý: Để vận dụng được hiệu quả thiết bị thì nên sử dụng trong nhà đa năng hoặc để mục tiêu bia số 04 chỗ râm. Nếu một số đơn vị có sân bãi hẹp thì thiết kế thêm bia số 04 phù hợp với cự ly. Ví dụ như: Nếu để ở cự ly cách mục tiêu 100m 14
- thì dùng luôn bia số 04 của nhà trường và nếu để cư ly cách mục tiêu 50m thì thiết kế bia 04 nhỏ bằng 1/2 bia số 04 ban đầu (cự ly tỉ lệ thuận với mục tiêu) Hình ảnh: Giáo viên kiểm tra đường ngắm, hoạt động của các thiết bị và kết quả hình ảnh trên bia số 04 (bên phải). 15
- Hình ảnh: Giáo viên “Sử dụng thiết bị điện tử thông minh vào nội dung bắn súng để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh” Quá trình huấn luyện: - GV hướng dẫn HS sử dụng và chứng minh tính khách quan đánh giá kết quả. - GV có thể làm thêm 02 sản phẩm để tăng thời gian luyện tập, hội thao, kiểm tra, đánh giá đối với HS. - HS hứng thú luyện tập. Quá trình kiểm tra: - GV đánh giá được khách quan năng lực của HS. - GV có thể để điện thoại thông minh ở chế độ video để ghi lại quá trình lấy đường ngắm đúng của HS từ đó có những cơ sở rút kinh nghiệm. - Thời gian tổ chức hội thao được diễn ra nhanh chóng... 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề. - Từ khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy nội dung bài kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, chúng tôi thấy chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 54 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn